Câu 2: Tại sao nói siêu hình và biện chứng là hai mặt đối lập của phương pháp tư duy? Trả lời: Để biết được tại sao siêu hình và biện chứng lại là hai mặt đối lập của phương pháp tư duy, trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ được nguồn gốc, quá trình hình thành cũng như bản chất của của hai phương pháp này để đi đến tìm ra câu trả lời.
Trang 1– Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào
là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hìnhthành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:
Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ haihợp thành chủ nghĩa duy vật Vật chất là cái có trước và quyết định ýthức.Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thựctiễn, thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử
Nó là kết quả của quá trình đúc kết khái quát kinh nghiệm đề vừa phản ánhnhững thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừađịnh hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng củanhững thành tựu ấy Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữuluận với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vậtchất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiệntượng đều là kết quả của các tương tác vật chất Trong lịch sử tư tưởng triếthọc có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại: Quan niệm về thế giớimang tính trực quan, cảm tính, chất phác nhưng đã lấy bản thân giới tựnhiên để giải thích thế giới
Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII – XVIII: Quan niệmthế giới như một cỗ máy khổng lồ, các bộ phận biệt lập tĩnh tại Tuy cònhạn chế về phương pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lạiquan điểm duy tâm, tôn giáo giải thích về thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng : Do C.Mác & Ph.Ănghen sáng lập –V.I.Lênin phát triển Khắc phục hạn chế của CNDV trước đó => Đạt tớitrình độ: DV triệt để trong cả TN & XH; biện chứng trong nhận thức; làcông cụ để nhận thức và cải tạo thế giới
Trang 2 Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất làtính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm Ý thức có trước và quyết định vậtchất Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là
sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hóa một mặt, một đặc tínhnào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giaicấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động Chủ nghĩa duy tâm lại đượcthể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon,Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…):
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức conngười, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp nhữngcảm giác của cá nhân
Chủ nghĩa duy tâm khách quan - thừa nhận tính thứ nhất của tinhthần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thầnkhách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập vớigiới tự nhiên và con người Thực thể tinh thần, ý thức khách quannày thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệmtuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”
+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phảnánh được tồn tại hay không?) Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức:
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thếgiới Song, do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thếgiới vật chất vào óc con người
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhậnthức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy
Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năngnhận thức thế giới của con người Đây là những người theo “Bất khả tri luận”(Thuyết không thể biết) Khuynh hướng này không thừa nhận vai trò củanhận thức khoa học trong đời sống xã hội
– Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chủ được thểhiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong cácquan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc làkhông nhất quán
– Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sửphát triển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học
– Hai mặt vấn đề cơ bản của triết học này tác động qua lại lẫn nhau
Trang 3Câu 2: Tại sao nói siêu hình và biện chứng là hai mặt đối lập của phương pháp tư duy?
Trả lời:
Để biết được tại sao siêu hình và biện chứng lại là hai mặt đối lập của phươngpháp tư duy, trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ được nguồn gốc, quá trình hìnhthành cũng như bản chất của của hai phương pháp này để đi đến tìm ra câu trả lời
Thuật ngữ “siêu hình” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp metaphysica, với nghĩa là “những gì sau vật lý học” Vào thế kỉ XVI-XVII, phương pháp siêu hình giữ vai tròquan trọng trong việc tích lũy tri thức, đem lại cho con người nhiều tri thức mới, nhất
là về toán học và cơ học; nhưng chỉ từ khi Bêcơn (1561-1626) và về sau là Lốccơ(1632-1702) chuyển phương pháp nhận thức siêu hình từ khoa học tự nhiên sang triếthọc, thì siêu hình trở thành phương pháp chủ yếu của nhận thức Đến thế kỉ XVIII,phương pháp siêu hình không còn khả năng khái quát sự vận động, phát triển của thếgiới vào những qui luật chung nhất; không tạo khả năng nhận thức được thế giới trongchỉnh thể thống nhất nên bị phương pháp biện chứng duy tâm trong Triết học cổ điểnĐức phủ định Heghen (1770-1831) là nhà triết học phê phán phép siêu hình kịch liệtnhất thời bấy giờ và là người đầu tiên khái quát hệ thống quy luật của phép biệnchứng duy tâm, đem nó đối lập với phép siêu hình Trong triết học của chủ nghĩa duyvật biện chứng, siêu hình được hiểu theo nghĩa là phương pháp xem xét sự tồn tại của
sự vật, hiện tượng và sự phản ánh chúng vào tư duy con người trong trạng thái biệtlập, nằm ngoài mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và không biến đổi, đặc thùcủa siêu hình là tính một chiều, tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia, phủ nhận các khâutrung gian, chuyển hóa; do đó kết quả nghiên cứu chỉ đi tới kết luận “ hoặc là…, hoặclà…”, phiến diện; coi thế giới thống nhất là bức tranh không vận động, phát triển Cácnhà siêu hình chỉ dựa vào những phản đề tuyệt đối không thể dung hòa để khẳng định
có là có, không là không; hoặc tồn tại hoặc không tồn tại; sự vật hiện tượng không thểvừa là chính nó lại vừa là cái khác nó; cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừlẫn nhau Như vậy phương pháp siêu hình làm cho con người “ chỉ nhìn thấy những
sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sựtồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự diệt vong củanhững sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vậnđộng của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”
Đối lập với “ siêu hình ” chính là “ biện chứng ” Thuật ngữ “ biện chứng” cónguồn gốc từ tiếng Hy Lạp dialektica (với nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận).Theo nghĩa này, biện chứng chính là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lí bằngcách phát hiện ra các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệcác lập luận của mình Đến Heghen, thuật ngữ biện chứng được phát triển khá toàndiện và đã khái quát được một số phạm trù, quy luật cơ bản; nhưng chúng chưa phải
là những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà mới chỉ là một số quyluật riêng trong lĩnh vực tinh thần C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin đã kế thừa và pháttriển trên tinh thần phê phán và sáng tạo những giá trị trong lịch sử tư tưởng biệnchứng nhân loại làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật; thànhkhoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất về mối liên hệ và sự vận động, pháttriển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.Phương pháp biện chứng duy vật mềm dẻo, linh hoạt; thừa nhận trong những trường
Trang 4hợp cần thiết, bên cạnh cái “ hoặc là…, hoặc là…”, còn có cả cái “ vừa là… vừalà…” Do vậy, đó là phương pháp khoa học, vừa khắc phục được những hạn chế củaphép biện chứng cổ đại, đẩy lùi phương pháp siêu hình vừa cải tạo phép biện chứngduy tâm để trở thành phương pháp luận chung nhất của nhận thức và thực tiễn.
Tóm lại, từ những gì đã nêu trên, chúng ta đã thấy rõ tại sao biện chứng và siêuchính chính là hai mặt đối lập của phương pháp tư duy Phương pháp siêu hình chỉ cótác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng nhưphương pháp này quan niệm Còn phương pháp biện chứng phản ánh đúng hiện thựcnhư nó tồn tại
Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp conngười nhận thức và cải tạo thế giới Tư duy biện chứng duy vật có vai trò to lớn đốivới nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người ngày nay Cụ thể là, nó giúp conngười khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện… để có thể xem xét đối tượng mộtcách đúng đắn, toàn diện; khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ và thái độ định kiến vớicái mới; tránh sự phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào ảo tưởng; nhìnnhận đối tượng một cách khách quan và khoa học; giúp việc học tập và nghiên cứucác môn khoa học khác có hiệu quả hơn, đồng thời có khả năng gắn kết lý luận với
thực tiễn, gắn học với hành Tư duy biện chứng duy vật đòi hỏi chủ thể không chỉ
phản ánh đúng những mối liên hệ, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn những phương pháp, nguyên tắc của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn Nó có những đặc trưng cơ bản, như tính khách quan, tính toàn diện, tính
lịch sử - cụ thể, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; không chỉ phản ánh trạngthái hiện tồn, mà còn dự báo xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Tư duy biệnchứng duy vật có vai trò to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngườinói chung và sinh viên nói riêng
Trên thực tế ngày nay, vẫn có một số sinh viên chỉ chú ý tới việc học, không thamgia vào các hoạt động thực tiễn của đoàn thể, nhà trường Tình trạng này dẫn đếnchỗ kết quả giáo dục không toàn diện, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễnmang tính sách vở, giáo điều, chỉ giỏi về lý thuyết mà chưa biết vận dụng tri thứckhoa học vào thực tiễn cuộc sống Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn nhận thức sailệch về vai trò của các môn học, cộng thêm tư tưởng thực dụng; chỉ thấy cái lợi trướcmắt mà không có chiến lược phát triển cho tương lai, chỉ tập trung vào các môn họcchuyên ngành, không chú ý tới các môn hỗ trợ và các lĩnh vực khác nên xảy ra hiệntượng mù chữ chức năng (nhất là tin học và ngoại ngữ) - một hiện tượng khá phổ biếnhiện nay; không ít sinh viên thờ ơ với các vấn đề chính trị, thậm chí bị kẻ xấu lợidụng, hoặc mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù Nguyên nhân
cơ bản của những hạn chế trên là do sinh viên chưa nghiêm túc học tập, rèn luyệnphương pháp tư duy biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin Trong điều kiệnkinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá đang tác động đến các quốc gia, các mặt củađời sống xã hội, nhiều sinh viên không biết chọn lọc, tiếp thu những giá trị tích cực,đích thực từ các luồng văn hoá bên ngoài nên đã bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xãhội, sống buông thả, đua đòi, ăn mặc lai căng; quan niệm một cách đơn giản về nhiềuvấn đề hệ trọng, chẳng hạn như tình yêu, hôn nhân, việc làm, lối sống Mặt trái củanền kinh tế thị trường, của văn hoá ngoại lai đã làm cho một bộ phận sinh viên bị thahoá Họ không biết quý trọng những thành quả cách mạng mà cha ông ta phải trải quabao khó khăn, gian khổ mới giành được, không quan tâm tới lịch sử, truyền thống dântộc; thiếu ý thức giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc…
Trang 5Vì vậy, để giải quyết thực trạng hiện nay, quán triệt nguyên tắc toàn diện của tưduy biện chứng duy vật là giải pháp cơ bản nhất để khắc phục những hạn chế trong tưduy của sinh viên ở nước ta hiện nay Nguyên tắc này giúp cho sinh viên trong quátrình nhận thức, nghiên cứu biết đi thẳng vào vấn đề, xem xét và phân tích đối tượngmột cách chính xác, đầy đủ, toàn vẹn; khắc phục được cách đánh giá đơn giản, mộtchiều Nếu nắm vững phương pháp tư duy biện chứng duy vật, sinh viên sẽ có được
sự nhận thức một cách khoa học, cụ thể là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự tươngtác giữa các mặt, đặt chúng trong các mối liên hệ biện chứng, chi phối lẫn nhau trongmột thể thống nhất Thông qua nguyên tắc này, sinh viên biết sâu chuỗi vấn đề, pháthiện sự liên hệ giữa chúng chứ không đánh giá sự vật, hiện tượng một cách rời rạc, lẻ
tẻ và biệt lập khỏi các mối quan hệ đa dạng vốn có; từ đó, tìm ra được cốt lõi, bảnchất và những mối liên hệ cơ bản nhất để tập trung giải quyết một cách có hiệu quả Được học tập và trang bị phương pháp tư duy biện chứng duy vật, sinh viênkhông chỉ hình thành cho mình bản lĩnh khoa học, nguyên tắc, phương pháp nhậnthức khoa học, mà còn có khả năng vận dụng tri thức chuyên môn vào cuộc sống, biết
tu dưỡng và rèn luyện bản thân để phát triển toàn diện Đồng thời, tư duy biện chứngduy vật còn giúp cho sinh viên chống lại quan điểm duy tâm, siêu hình, mê tín dịđoan; có lăng kính khoa học đúng đắn để nhận thức và giải quyết các vấn đề mà thựctiễn cuộc sống đặt ra
Giai cấp công nhân xuất hiện trong lịch sử không những là một lực lượng sản xuất mà còn là một lực lượng chính trị với ý thức được sứ mệnh của mình đó chính là sứ mệnh chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của những người lao động Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nổ ra ở các thành phố lớn như Lion (1831, 1833), Paris (1832), Xilêdi (1844) ở Pháp, và phong trào Hiến chương Anh (1830 - 1840) … Vì sứ mệnh lịch sử này mà giai cấpcông nhân cần thiết phải có một chủ thuyết làm nền tảng tư tưởng cho giai cấp mình và cho nhân dân lao động Cac Mac là người ủng hộ và theo dõi cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhận thức được yêu cầu khách quan ấy nên Cac Mac trở thành nhà lý luận của giai cấp cách mạng
- Về chính trị:
Trang 6 Vào giữa thế kỷ 19 nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến với nền sản xuấtrất lạc hậu Giai cấp quý tộc phong kiến Phổ thời bấy giờ sử dụng nhiều biện pháp cai trị người rất khắc nghiệt làm cho nước Đức rơi vào tình trạng khủng hoảng Từhiện thực này mà triết học Mác ra đời với tư cách là học thuyết của giai cấp cách mạng là học thuyết triệt để chủ trương làm cuộc cách mạng về hiện thực, xoá bỏ trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Chính từ bối cảnh này mà triết học Mác xuất hiẹn trong lịch sử.
Câu 4: Khái lược về vai trò (chức năng) thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
- Vai trò thế giới quan của Triết học:
* Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không conngười cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình Những tri thức nàycùng với niềm tin vào nó dần dần hình thành nên thế giới quan
* Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của conngười Thế giới quan như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ýnghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó
* Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thànhcủa mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định
* Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thếgiới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thựctiễn và tri thức do các khoa học đưa lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học
+ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giớiquan cơ bản đối lập nhau Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giớiquan của các hệ tư tưởng đối lập
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiệnbằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xãhội đối lập nhau
+ Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan
- Vai trò phương pháp luận của triết học:
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống quan điểm có tínhnguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp;những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo chủ thể sử dụng các phương pháp tronghoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu
Trang 7Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất:
+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò conngười trong thế giới, nghiên cứu các qui luật chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội
Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nênnăng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung
- Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
+ Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
+ Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học vàcách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
+ Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam
Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác và giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác.Từ đó, rút ra ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong hoạt động dạy - học triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
I NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
1 Điều kiện kinh tế-xã hội:
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu Đó cũng làthời kỳ Chủ nghĩa Tư bản đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạngcông nghiệp Sự phát triển của CNTB làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có của nóbộc lộ ngày càng gay gắt CNTB phát triển có nghĩa là kinh tế TBCN phát triển - đây
là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện những lý tưởng cao đẹp của con người,trong đó có lý tưởng xã hội chủ nghĩa
Thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quanphải có lý luận mới, khoa học dẫn đường Trong khi ấy, có một loạt những lý luậnkhông khoa học đang tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân Chẳng hạn như “chủnghĩa xã hội tiểu tư sản” - chống CNTB, nhưng đòi thực hiện sở hữu nhỏ, tức là đi
Trang 8ngược lại lịch sử ; “chủ nghĩa xã hội phong kiến” - chống CNTB nhưng đòi quay trở
về chủ nghĩa phong kiến ; “chủ nghĩa xã hội tư sản” - cho rằng không cần phải đậptan nhà nước tư sản, chỉ cần sửa chữa nó Trước tình hình đó đòi hỏi phải có lý luậnmới khoa học ra đời để dẫn đường cho phong trào công nhân Sự ra đời của Chủ nghĩaMác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giaicấp vô sản cách mạng
2 Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên
a Nguồn gốc lý luận
Mác và Ăngghen kế thừa toàn bộ những tinh hoa lý luận của nhân loại từ cổ đạiđến thời đại các ông nhưng trực tiếp là kinh tế - chính trị cổ điển Anh; CNXH khôngtưởng Pháp và triết học cổ điển Đức Với kinh tế - chính trị cổ điển Anh, Mác vàĂngghen đã kế thừa học thuyết giá trị của A.Xmít và Đ.Ricácđô và vận dụng vàophân tích kinh tế TBCN, chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư Mác và Ăngghen cũng
kế thừa Xanh Ximông, Phuriê ở những luận điểm: cần và có thể đập tan nhà nước tưsản Với triết học cổ điển Đức, Mác, Ăngghen khắc phục vỏ duy tâm, thần bí của triếthọc Hêghen kế thừa phương pháp biện chứng của ông ta, đặt phương pháp biện chứngnày trên nền thế giới quan duy vật Đồng thời khắc phục tính siêu hình trong triết họcPhoiơbắc, kế thừa CNDV nhân bản của ông và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằngphương pháp biện chứng Đồng thời cả chủ nghĩa duy vật, cả phương pháp biệnchứng đều được các ông nâng lên về chất Trên cớ sở đó, Mác và Ăngghen đã sángtạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng
b Tiền đề khoa học tự nhiên
Đó là những phát minh khoa học như định luật bảo toàn vật chất và vận động;định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Hai phát minh khoa học này đã chứngminh tính thống nhất vật chất của thế giới, đồng thời chỉ ra rằng, mọi sự vật và hiệntượng trong thế giới luôn nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau Thuyết tếbào; thuyết tiến hoá đã chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giớihữu sinh; chỉ ra rằng, sự sống và sự đa dạng phong phú của các loài sinh, động vật làkết quả tiến hoá tự nhiên, lâu dài của chính giới tự nhiên Những phát minh này tạo rađiều kiện, tiền đề cho thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng ra đời
Như vậy triết học Mác ra đời là tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều kiệnchủ quan như sự thông minh, lòng yêu thương những người lao động của chính Mác
và Ăngghen
II Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác
- V.I.Lênin (1870 - 1924) - người đã vận dụng sáng tạo và phát triển triết học Mác vào thời đại đế quốc chủ nghĩa và bắt đầu xây dựng CNXH hiện thực Ông đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nóiriêng
+ Cuối XIX, đầu XX: CNTB phát triển cao sinh ra CNĐQ, xuất hiện những mâu thuẫn mới đặc biệt GCTS >< GCVS
Trang 9+ Trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa cần hệ thống lý luận mới soi đường
Những phát minh mới trong KHTN (vật lý học) dẫn đến sự khủng hoảng về TGQ… CNDT lợi dụnghững phát minh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hoạt động CM, nở rộ các loại CNDT khoa học tự nhiên
+ Các nhà tư tưởng tư sản tấn công nhằm xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác
- V.I.Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
và triết học Mác trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Thời kỳ 1893 - 1907, V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác và chuẩn bị thành lập đảng mácxít ở Nga hướng tới cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất.+ 1907 - 1917 thời kỳ V.I.Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
+ Từ 1917 - 1924 là thời kỳ Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Thời kỳ từ 1924 đến nay, triết học Mác - Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển
- Lênin có nhiều đóng góp vào việc phát triển phép biện chứng, lý luận nhận thức, vấn
đề nhà nước và cách mạng, vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới v.v
- Có thể nói, Lênin đã tạo ra một giai đoạn mới trong sự phát triển triết học Mác Nhưng cần lưu ý rằng, về bản chất triết học của Lênin là triết học Mác
Câu 6: Phân tích hoàn cảnh ra đời và nội dung định nghĩa vật chất của Lênin Ý nghĩa của định nghĩa đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học ?
I Hoàn cảnh ra đời và nội dung định nghĩa vật chất của Lênin
Trang 10Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại thế giới xung quanh ta là vấn
đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại Hầu hết các trườngphái triết học, dưới góc độ khác nhau đều hướng đến giải quyết vấn đề này Vì thếtrong Triết học phạm trù vật chất xuất hiện
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cuộc cánh mạng trong KHTN đã mở ra nhiềuphát minh có tính bước ngoặt làm đảo lộn những nguyên tắc cũ, xuất hiện một loạtnhững phát minh khoa học mới góp phần bác bỏ những quan niệm cũ về vật chất cụthể là:
- Năm 1895 tìm ra tia X (tia rơn ghen) chứng tỏ trong tự nhiên vật chất không chỉ
là chất (tức là những cái có khối lượng, có quảng tính và có cấu trúc nguyên tử) màvật chất còn là trường (dạng vật chất mang tính liên tục, nó không xác định về mặtkhối lượng, không có cấu trúc nguyên tử)
- Năm 1896 phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng tỏ nguyên tử cũng tiêu tan
- Năm 1897 tìm ra electơron (điện tử) chứng tỏ nguyên tử cũng không phải là kếtcấu vật chất cuối cùng (cấu trúc này vẫn có thể phân chia được nữa)
- Sang đầu thế kỷ XX phát hiện ra hiện tượng thay đổi của khối lượng, quảngtính và thời gian trong sự phụ thuộc vào tốc độ vận động
Tóm lại: Khoa học chứng minh rằng không có dạng vật chất đầu tiên Từ nhữngphát minh khoa học trên đã làm xuất hiện sự khủng hoảng trong lập trường tư tưởngcủa một số nhà khoa học, nhà triết học, từ đó làm khôi phục lại chủ nghĩa duy tâm vàthuyết bất khả tri, chống lại chủ nghĩa Mác Trước bối cảnh đó LêNin đã viết tácphẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909 màtrong đó ông đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất (được thừa nhận như là mộtđịnh nghĩa chính thống của chủ nghĩa Mác)
Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin được diễn đạt như sau: “Vật chất là
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác”.
Nội dung định nghĩa vật chất nêu trên gồm những khía cạnh cơ bản sau:
Một là, vật chất là một phạm trù triết học:
“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vật
lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay ngànhkhoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sốnghàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…)
“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm trùrộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn
Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa hìnhdung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất Ta không thể “nhét” vật chất này trongmột khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó
Hai là, vật chất là thực tại khách quan:
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụthuộc vào ý thức của con người “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vậtchất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất
Trang 11Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn haykhông thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
Ba là, vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác:
Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ýthức) Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất Cảm giác (ý thức) “sinh rasau”, là tính thứ hai
Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệthuộc vào vật chất
Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ýthức vì chưa có con người Đây ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệthuộc vào ý thức
Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc giántiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người Đây là ví dụ cho thấy ý thức
lệ thuộc vào vật chất Như thế, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo
Bốn là, vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh:
Vật chất là một phạm trù triết học, tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu hiệnqua các dạng cụ thể (sắt, nhôm, ánh sáng mặt trời, khí lạnh, cái bàn, quả táo…) màcác giác quan của con người (tai, mắt, mũi…) có thể cảm nhận được
Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại,phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất Sự chép lại, chụp lại,phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của conngười về vật chất càng sâu sắc, toàn diện
Nói rộng ra, tư duy, ý thức, tư tưởng, tình cảm… của con người chẳng qua chỉ là
sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người
II Ý nghĩa của định nghĩa đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học
Một là, bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất:
Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trongcảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, Lênin đã thừa nhận: Trong thế giớihiện thực, vật chất có trước cảm giác (ý thức), vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốckhách quan của cảm giác (ý thức) Luận điểm này bác bỏ những quan điểm của chủnghĩa duy tâm cho rằng vật chất chỉ là phức hợp của những cảm giác (Platon,…),hoặc vật chất là sự tha hóa của “ý niệm tuyệt đối” (Heghen,…) Luận điểm này cũngtrả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học: Vật chất có trước hay ýthức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước
Hai là, phủ nhận thuyết không thể biết về vật chất:
Thuyết không thể biết cho rằng con người không thể nhận thức được thế giớikhách quan, những tri thức mà con người biết được về thế giới khách quan chỉ là hư
ảo, giả dối, không có thật Khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng tachép lại, chụp lại, phản ánh…, Lênin đã nhấn mạnh: Bằng những phương pháp nhậnthức khác nhau, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất Như thế, luận
Trang 12điểm này đã phủ nhận thuyết không thể biết Luận điểm này cũng trả lời dứt khoátmặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: Con người có nhận thức được thế giớikhách quan hay không? Lênin khẳng định là có Với niềm tin có thể nhận thức đượcthế giới, con người sẽ có thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực để chinh phục tự nhiên, sángtạo nên những giá trị phục vụ cuộc sống của con người và thúc đẩy xã hội phát triển.Con người sẽ không rơi vào thế bị động, bỏ mặc số phận mình cho một thế lực siêunhiên nào đó
Ba là, khắc phục những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất:
Với định nghĩa vật chất của Lênin, chúng ta hiểu rằng không có một dạng cụ thểcảm tính nào của vật chất, hay một tập hợp nào đó các thuộc tính của vật chất, lại cóthể đồng nhất hoàn toàn với bản thân vật chất Vật chất phải được hiểu là tất cả những
gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhậnthức được hay chưa, đã biết về nó hay chưa Với những luận điểm rút ra này, địnhnghĩa của Lênin đã khắc phục những quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc vềvật chất như: Vật chất là các dạng cụ thể như cái bàn, cái ghế, ánh sáng mặt trời, quảtáo, nước, lửa, không khí…; đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vậtchất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học
Bốn là, định hướng các khoa học cụ thể trong việc tìm kiến các dạng hoặc hình thức mới của vật thể:
Khẳng thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, không bao giờ biến mất,luôn luôn vận động, định nghĩa đã cổ vũ các nhà khoa học (nhà vật lý học, nhà hóahọc, nhà sinh học…) kiên trì, đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất để tìm ra những kếtcấu mới, những dạng thứcthuộc tính, quy luật vận động mới của vật chất, từ đó làmphong phú, sâu sắc hơn kho tàng tri thức của nhân loại Ví dụ tiêu biểu là vào tháng9/1995, tại Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), theo lý thuyết về phảnhạt, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm tạo ra được 9 phản nguyên tử, tức là 9phản vật thể đầu tiên
Năm là, cho phép xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội:
Trong việc nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chấtcủa Lênin đã giúp chúng ta xác định được cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội Đây
là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt tới Ta có thể tìm thấy vật chất tronglĩnh vực xã hội ở ở các hoạt động thực tiễn của con người, tiêu biểu là hoạt động sảnxuất vật chất để nuôi sống con người và phát triển xã hội Định nghĩa của Lênin giúpcác nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của cácbiến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất,trên cơ sở đó, con người có thể tìm ra các phương tán tối ưu để thúc đẩy xã hội pháttriển
Câu 7: Ý thức là gì? Tại sao bộ não con người – một tổ chức sống vật chất cao lại
có thể sinh ra ý thức? vai trò của ý thức đối với vật chất và ý nghĩa phương pháp luận?
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù song song với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
Trang 13óc con người và có sự cải biến và sáng tạo Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vậtchất.
Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp,
là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là sản phẩm của quá trình pháttriển tự nhiên và xã hội Cần phải xem xét cả hai mặt tự nhiên và xã hội để hiểu nguồngốc, bản chất của ý thức
Nguồn gốc của ý thức bao gồm:
Một là, nguồn gốc tự nhiên: Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên,
nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự
nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới
khách quan bên ngoài tác động lên óc người.
Bộ óc người là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình
tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất
này
Tức là, chỉ con người mới có ý thức; không một kết cấu vật chất nào khác, kể cảnhững con vật thông minh nhất có ý thức Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ ócngười, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặcrối loạn
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác độngvào bộ óc, thì cũng không có ý thức Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai
là thế giới bên ngoài
Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người: Trong tự nhiên, mọi đối
tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái gương…) đều có thuộc tính
chung, phổ biến là phản ánh Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật
chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng Nóimột cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó Để cóquá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động Đương nhiên, bộ
óc người cũng có thuộc tính phản ánh Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình
độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác Sau quá trình tiến hóa lâu dàicủa tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của ócngười cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên Do hoàn mỹ nhấtnhư vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù “ýthức” Ý thức là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người
Hai là, nguồn gốc xã hội: Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan
trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan
trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội Đó là lao
động, tức là thực tiễn xã hội và ngôn ngữ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội Theo Ph.Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành
bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người
Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo Tuy thuộc phạm vi
chủ quan, nhưng ý thức không phải là bản sao thụ động, giản đơn, máy móc của sự
Trang 14vật Tức là, không phải cứ sự vật tác động như thế nào thì ý thức sẽ chép lại, chụp lại
y nguyên như thế
Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo Trong quá trình lao động
để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật một cách có địnhhướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xâycầu…) Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, cóđịnh hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan
Tính năng động, sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cáikhông có trong thực tế Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai một cách tương đốichính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại Thậm chí, một số ngườicòn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu thị… Tính sáng tạo của ý thức không cónghĩa là ý thức đẻ ra vật chất Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theoquy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh
Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau Trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:
Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức.
Do tồn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ nhất
Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý thức có sau,mang tính thứ hai Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giớikhách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì không có ý thức Nên rõràng, ý thức chịu sự chi phối, sự quyết định của vật chất Ý thức là thuộc tính, là sảnphẩm của vật chất Ý thức có tính năng động, sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạonày có cơ sở từ vật chất, tuân theo những quy luật của vật chất
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức Nghĩa là, ý thứcmang những thông tin (nội dung) về đối tượng vật chất (núi, sông, cái bàn, con vật,hoạt động sản xuất…) Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót,biểu hiện ra bên ngoài như thế nào… đều do đối tượng vật chất tác động ở mức độnào lên bộ óc người
Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Đời sống vật chấtcủa một xã hội nhất định sẽ chi phối, định hướng đời sống tinh thần của xã hội đó
Ý thức tác động trở lại vật chất.
Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ động,
“ngồi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của conngười Ý thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”, “trói chặt” mà có thểlàm thay đổi vật chất
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện sinh động ở vai trò của con người đốivới thế giới khách quan Vì ý thức là ý thức của con người Qua lao động của conngười, ý thức có sức mạnh biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo những nhu cầuphát triển của con người Mức độ tác động của ý thức lên vật chất lớn hay nhỏ, nhiềuhay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, nghị lực của con người, điềukiện, môi trường, cường độ con người tác động lên vật chất Nếu được tổ chức tốt, ý
thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật chất.
Trang 15Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất Ý thức khôngthể thoát ly hiện thực khách quan Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc nhận thức thếgiới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý chí để chỉ đạo hoạtđộng của con người tác động trở lại thế giới vật chất Nếu nhận thức đúng quy luậtkhách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật chất, làm xã hội ngày càng pháttriển Ngược lại, ý thức sẽ kìm hãm sự lịch sử.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán
triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động.
Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việcquan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất Qua việc tác động vào chúng, ta sẽbắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó Khi đó, ta sẽ thunhận được tri thức Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ cókiến thức ngày càng phong phú về thế giới
Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con ngườiphải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định phươnghướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch Muốn thành công, con người phải tuân theonhững quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng Phải luôn đặt mình, cơquan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống Đó là việctránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành động
mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huyhết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình Phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mớitrên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp Có như vậy, con người mới ngàycàng tài năng, xã hội ngày phát triển
Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực đểnâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khókhăn, không bỏ cuộc giữa chừng
Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống Điều ngàycũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động
Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức vàhoạt động thực tiễn Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có nghĩa lànhững thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra giảipháp khả thi