1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả Hồ Duy Phiệt
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Quy, GS.TS. Ngô Trí Viễn
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 5,47 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNLuận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng công trình thuỷ với để tài:*Phân tích, đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bão vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sô

Trang 1

HO DUY PHIET

PHAN TÍCH ĐÁNH GIA HIEN TRẠNG, HIỆU QUA CÔNG TRÌNH BẢO VE BO SONG; UNG DỤNG THIẾT KE CONG

TRINH BAO VE BO SONG LA KHU VUC XA TRUONG

SON, HUYEN DUC THO, TINH HA TINH

CHUYEN NGANH: XAY DUNG CONG TRINH THUY

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng công trình thuỷ với để

tài:*Phân tích, đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bão vệ bờ sông;

ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường.Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh * đã được hoàn thành với sự hướng dẫn

và giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trong khoa

Cong trình, khoa Thuỷ văn và Tài nguyên nước, Bộ môn Thuỷ công, Bộ môn

Kỹ thuật sông và quản lý thiên nhiên - Trường Đại học Thuỷ lợi cùng các bạn

bè và đồng nghiệp.

Tác giả xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thiy giáo PGS.TS Nguyễn

Ba Quy, thầy giáo GS.TS Ngô Trí Viễng, người hướng dẫn khoa học đã rit

tận tỉnh, không kế thời gian, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, gia đình, ban bè và

đồng nghiệp đã góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện cho tác giả trong quátrình học tập va thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chỉ cục Quản lý đề điều và PCLB Hi

Tĩnh, Công ty cỗ phân tư vấn và xây dựng công trình Miễn Trung (Hà Tinh),các cơ quan đơn vị đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tải liệuphục vụ nghiên cứu đề tài

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Hội đồng chim luận văn tốt nghiệp

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi dé tác giả được trình bày luận văn này

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác gid

Hồ Duy Phiệt

Trang 3

LỜI CAM DOAN

Ten tôi là: Hồ Duy Phiệt

Học viên lớp: CH19C21

ĐỀ tài luận văn cao học:“Phân tích, đánh giá hiện trạng, hiệu quả

công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bão vệ bờ sông

La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Tho, tinh Hà Tĩnh ” được

Trường Đại học Thuỷ lợi giao cho học viên Hồ Duy Phiệt, được sự hướng.dẫn của PGS.TS Nguyễn Bá Quy và GS.TS Ngô Trí Viễng luận van đã hoàn

thành.

Tôi xin cam đoan với Khoa Công trình và Phòng Đảo tạo trường Đại

học Thuỷ lợi đề tài nghiền cứu này là ông trình của cá nhân ti.

Hà Nội, thẳng 5 năm 2014

Tác giả

Hồ Duy Phiệt

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU

1 Tính chất cap thết của đề ải

2 Mục dich và phạm vĩ nghiên cứu của đề tải

3 Phương pháp nghiên cứu

1-4, Hệ thông sông tinh Quảng T

1.5 Hệ thống sông tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Thực trạng và nguyên nhân sat lở bờ sông khu vực Bắc Trung Bộ

2.1 Tình hình chung

1.2.2 Nguyên nhân sat lờ ba sông khu vực Bắc Trung Bộ

1.3 Kết luận chương

CHUONG 2: HIỆN TRẠNG CONG TRÌNH - PHAN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU

QUA KỸ THUAT CUA CÁC CÔNG TRÌNH BAO VỆ BO SÔNG KHU VUC

BÁC TRUNG BỘ

2.1 Hiện trạng công trình bảo vệ bở sông khu vực Bắc Trung Bộ

2.1.1 Đặc điểm chung

2.1.2 Các dang công trình bảo vệ bờ sông

2.1.4, Kết cấu công trình bảo vệ bờ sông

2.1.4, Vit liệu và câu kiện trong công trình bảo vệ bờsông

2.1.5 Một s vấn đề về tiêu chuan thiết kế công trình bảo vệ bở sông

2.2 Phân tích đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các công trình bảo vệ bo sông khu

vực Bắc Trung Bộ

2.2.1 Quan điểm đánh giá hiệu quả kỹ thuật

2.2.2, Phân tích đánh giá hiệu qua của các công trình gia cổ bảo vệ bờ:

2.2.3 Phân tích đánh giá hiệu quả của các công trình mỏ hàn và đập thuận dòng 2.2.4, Đánh giá hiệu qua cụm công trinh bảo vệ bờ sông Lam khu vực hạ lưu

cầu Bến Thủy (làng Đô), tinh Nghệ An.

2.3 Kết luận chương.

CHUONG 3: PHAN TÍCH ĐẢNH GIÁ MUC ĐỘ ON ĐỊNH LONG SÔNGKHU VUC NGHIÊN CU

3.1, Đặc điểm điễn biển lòng dẫn sông La đoạn qua xa Trường Son

3.2 Đặc điểm địa chất bờ sông khu vực nghiên cứu,

3.2.1, Đặc điểm địa bình, địa mạo

3.2.2, Dia ting và đặc tính cơ lý của các lớp đắt đá

3.2.3 Các hiện tượng địa chất động lực công trình.

»

31

35s 35

Trang 5

3.3 Phân tích nguyên nhân gây sat lờ bờ sông La đoạn qua xã Trường Sơn

3.3.1 Nguyên nhân khách quan.

3.12 Nguyên nhân chủ quan

3.4 Tinh toán lưu lượng tạo lòng và mực nước thiết kế đoạn sng La qua xã

4.1 Tổng quát các giải pháp công trình bảo vệ bờ trên thé giới

4.1.1 Trông cỏ kết hợp với kẻ bề tông có khoang rỗng

4.1.2, Thâm cỏ, thâm cây nhân tạo

-42.1.Cầu kiện bê tông rời không có liên kết

4.2.2 Bảo vệ bờ bằng cầu kiện bê tông có liên kết

4.2.3, Bảo về bở bằng cấu kiện bé tông có liên kết cáp

4.2.4, Thâm đã ro thép.

4.2.5 Cậu kiện bê tông liên kết ming bằng vai địa kỹ thuật

4.2.6, Kết cầu bảo vệ bờ bằng cọc vân, cọc bê tông dự ứng lực

4.3 ĐỀ xuất thiết kế sơ bộ công trinh bảo vệ bờ sông La, khu vực xã Trường

Sơn, huyện Đức Tho, Hà Tĩnh.

4.3.1, Thực trạng xói lở bờ sông khu vực xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tinh

Ha Tinh

43.2 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp

43.3, BE xuất giải phip bảo vệ

4.3.4 Phân tích, đánh giá lựa chọn công trình bảo vệ bờ cho khu

4.3.5, Thiết kế sơ bộ cử bản BTCT dự ứng lực cho công trình kể bảo vệ ba tà

xông La đoạn qua xã Trường Sơn

16

kì 88 89 91

92

Trang 6

DANH MỤC HÌNH Vị

Hình 1.1 Các hệ thông sông chính khu vực Bắc Trung Bộ,

Hình 1.2, Lưu vực sông Mã

Hình 1.3 Lưu vực sông Ca

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thông sông tinh Quảng Binh

Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống sông tỉnh Quảng Trị

Hình 1.6 Sơ đỏ hệ thống sông tinh Thừa Thiên Huế

Hình 2.1 Ké Lang Đỏ ba tả sông Lam ~ Nghệ An.

Hình 2.2 Kẻ Sơn Thịnh bở hữu sông Ngân Phố - Ha Tình

Hình 2.3 Ké bờ tả sông Lý Hoà, tinh Quảng Bình.

Hình 2.4 Kẻ bờ tả sông Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Hình 2.5 Rồng hộ chân kè Ling Đó - bờ tả sông Lam = Nghệ An

Hình 2.6 Chân kè Dúc Quang - bờ hữu sông Lam - Hà Tĩnh.

Hình 2.7 Chân kè có cọc BTCT hỗ trợ

Hình 2.8 Đoạn 2 kè bir tả sông Hiểu khu vực thị xã Đông Hà - Quảng Trị sử

‘dung chân ké bằng tường bản chống bê tông

Hình 29, Chu tạo rồng đá

Hình 2.10 Cấu ạo rọ đá

Hình 2.11 Một số cấu kiến BT đúc sẵn lát mái ké

Hình 2.12 Vị tí kẻ Làng Đỏ.

Hình 2.13, Hiện trang ké Ling Đỏ T4/2012

Hình 3.1 Hình ảnh khu vực nghiên cứu.

Hình 3.2 Sơ đồ mặt cất tính toán chỉ tiêu ôn định.

inh 4.1: Tổng quan về các giải pháp bảo vệ bis

Hình 4.2: Dùng có bảo vệ mái bờ sông ở Hà Lan.

Hình 4.3: Tham cỏ liên kết bằng vải địa kỹ thuật INCOMAT

Hình 4.4: Đập mo bản bao vệ bờ.

Hình 45: Hiện tượng đồng chảy, xói bai lòng khi xây dụng dip mô hàn bảo vé

bờ

Hình 4.6: Các dang cấu kiện bê tông sử dụng phổ biển trên thể giới

Hình 47: Công tình ké bảo vệ bờ trên sông Meghna ~ Dhonagoda của Banladesh bing cấu kiện bé tông rời không có lign kết

Hình 4.8: Cầu kiện bê tôngliên kết dang khớp n

Hình 4.9: Câu kiện bê tông sử dụng liên kết cáp thép Terratix

Hình 4.10: Sử dựng thảm bể tông bao vệ mái và đáy kệnh bạ lưu công

Trang 7

Hình 4.11: Sử dung mảng nhồi bê tông bảo vệ bờ sông tại Kaohsiung, Đài

Loan giai đoạn thi công và sau khi thi công mang nhồi bê tông

Hình 4.12: Cử bản BTCT dự ứng lực

Hình 4.13: Sử dụng cọc bản bé tông DUL bảo vệ bờ sông.

Hình 4.14, So đồ tinh toán chiều dài cọc

Hình 4.15: Sơ đồ nguyên lý phương pháp tính hệ số ỏn định theo cung trượt

83 85 86 87 87

Trang 8

ĐANH MỤC BANG BIEU

Đặc trưng hình thai lưu vực sông Ca

Tổng hợp các chi tiêu cơ lý của các lớp đất

Kết quả tinh toán ch iêu ôn định lông sông theo chiều ngang

“Các thông số địa kỹ thuật dùng trong tính toán én định và biển dạng

“Thông số kết cầu của bé tông và bê tổng dự ứng lực

Kết quà tinh nộ lự, chuyên vị và biên dang

Kết qua tinh ên định rượt

Kết qua tinh ứng suất đất nền

Bồ trì cừ trong kết

s 38

79 79

¬ 84 85 85

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính chất cấp thiết của đề tài

“Cũng với lũ lụt, bão lốc; sat 16 bờ sông đang là vấn để bức xúc của

nhiều nước trên thế giới Sat lở bờ sông gây thiệt hai nặng né cho các hoạtđộng dân sinh kinh tế vùng ven sông như gây mắt đắt nông nghiệp, hư hongnhà cửa, chết người, thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô thị

6 Việt Nam nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng, dé đối pho với hiện tượng sat 16 bờ sông, hàng năm đã phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đẻ

xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông trên khắp cả nước Bên cạnh đó vềcông nghệ sử dụng để xây đựng các công trình chỗng sat lở bờ sông hiện nayvẫn chủ yéu dựa vào giải pháp truyền thống, thiên về các loại hình kết cầu vậtliệu cỗ điển như kè lát mái, kè mỏ han bằng đá hdc, đá xa

giản Ngay cả Tiêu chuẩn TCVN 8491-2010: Công trình thuỷ lợi, thiết kế

dim bêtông đơn

công trình bảo vệ bờ sông chống lũ cũng chỉ mới hướng dẫn qui trình cho cácloại công trình truyền thống như

Van dé đặt ra hiện nay la chức đánh giá lại hiệu quả của việc xâydựng các công trình này trước tiên về mặt kỹ thuật (cả về các công trình đãxây dựng và tiêu chuẩn kỹ thudt) Từ đó xem xét đề xuất giải pháp ứng dungcác loại vật liệu mới trong thiết kế, thi công công trình bảo vệ bờ sông nhất làđối với các khu vực có địa hình chật hẹp, địa chất mềm yếu, khó khăn trong

thi công theo phương pháp thông thường; các khu vực cần hạn chi

mất đất,

Khu vực bờ tả Sông La, đoạn qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh

Hà Tĩnh là khu vực dan cư sinh sống én định sát bên hai bên bờ sông Hiệnnay do biến đổi dòng chảy nên khu vực này bị xói lở gây ảnh hưởng đến tính

mang, tài sản của nhân din và các công trình phúc lợi địa phương bên bờ

xông Với đặc điểm là dan cư sinh sống sát vùng bi sat lở nên phương án xây

Trang 10

dựng công trình kè chống sat lở truyền thống, chiém nhiều diện tích sẽ dânđến phải di dời các hộ dân sinh sống sát bờ sông, gây tốn kém và khó khăntrong công tác tái định cư Từ đó đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu xây dựng.

công trình bảo vệ bờ sông qua đoạn này với các loại vật liệu mới, phạm vi

chiếm dụng dat ít, đây là van di thiết, có tinh ứng dụng cao, có thé demlại hiệu quả lớn về kinh tế, kỹ thuật

Trên đây là các lý do chính cho thay sự cần thiết của nghiên cứu:

“Phan tích, đánh giá hiện trạng, hiệu qua công trình bảo vệ bờ

sông; ứng dung thiết kế công trình bio vệ bir sông La khu vực qua xã

Trường Son, huyện Đức Thọ, tinh Hà Tinh”

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của dé tài:

Trường Sơn, huyện Đức Thọ và đề xuất giải pháp bảo vệ hợp lý không phải

n cứu đánh giá nguyên nhân gây sat lở bờ sông La đoạn qua xã

kế sơ bộ cửgiải phóng mặt bằng, di dời các hộ đân ven sông Tính toán thiết

bản bê tông dự ứng lực áp dụng lần đầu tiên cho công trình bảo vệ bở tại khu

vực này,

+ Giới thiệu một số loại vật liệu mới được sử dụng trong công trình bảo

vệ bar sông trên thé giới và tại Việt Nam.

~ Phạm vi nghiên cứu: Các công trình bảo vệ bờ đã xây dựng tại khu

vực Bắc Trung Bộ và bờ tả sông La đoạn qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ

tỉnh Hà Tĩnh.

Trang 11

3 Phương pháp nghiên cứu:

~ Về thực tin: Thu thập, phân tích các tai liệu, các báo cáo đánh giáhằng năm của đơn vị quan lý chúng ta sơ bộ đánh giá được mức độ xói lở bờ

xông, các giải pháp công trình đưa ra để phỏng chồng hiện tượng xói lở bờ xông và hiệu quả của chúng.

- Về lý thuyết: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá về hiện tượngxói lỡ bờ sông và các giải pháp phỏng chống bằng các loại vật liệu mới đãđược thực nghiệm trong thực tổ, Ứng dụng lý thuyết mới về công trình chingsat lở bờ sông và sử dụng các phần mém tinh toán (Sử dụng phần mềm Geo-Slope để tính ổn định trượt mái và phần mềm Plaxis để tính toán ứng suất vabiển dạng của cir bản bê tông cốt thép dự ứng lực)

4 Kết quả đạt được

Phân tích, đánh giá được hiệu quả của các công trình chống sat lở bo

sông khu vực Bắc Trung Bộ đã xây dựng trong thời gian qua; đưa ra giải pháp.

thiết kế công trinh chống sạ lỡ bờ sông La khu vực xã Trường Sơn, huyện

Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Trang 12

CHƯƠNG 1

DAC DIEM HỆ THONG SÔNG VA

‘TINH HÌNH SAT LO BO SÔNG KHU VUC BAC TRUNG BO1.1 Đặc điểm hệ thống sông khu vực Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có mật độ sông ngồi không lớn.Phan lớn mỗi tinh có một hệ thống sông độc lập Tinh Thanh Hoá có hệ thông.sông Mã, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có hệ thống sông Cả, tỉnh Quảng Bình có.sông Gianh, sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Trị có sông Bến Hải, sông Cam Lộ,sông Thạch Hãn, tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống sông Hương Trong đó hai

hệ thống sông sông Mã (Thanh Hoá) sông Cả (Nghệ An - Hà Tĩnh) là hai hệthống sông lớn không chỉ của Bắc Trung Bộ mà còn của cả nước Các consông này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của các tỉnh Bắc

‘Trung Bộ.

"Hình 1.1 Các hệ thống sông chính khu vực Bắc Trung Bộ

LLL Hệ thống lieu vực sông Mã.

1.1.1.1 tí địa lý tự nhiên lưu vực và hệ thẳng song

“Toàn bộ lưu vực sông Mã nằm trong toa độ địa lý:

- Từ 2237'30” độ vĩ Bắc và 105°35"15"độ kinh Đông

Trang 13

= Từ 22'37'30° đến 20937'30” độ vĩ Bắc,

Sông Mã có hai nguồn chính, nguồn thứ nhất từ phía Nam tỉnh Điện

Biên (núi Tuần Giáo) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Sông

Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thé Lào, nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phíaBambusao Hai nguồn này đều đồ vào Thanh Hóa qua địa phận tinh Sam Nua.Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam hội lưu vớixông Chu rồi đỗ ra vịnh Bắc Bộ theo 2 nhánh sông (nhánh phía Nam vẫn gọi

là sông Mã, nhánh phía Bắc gọi là sông Lén) ở Lach Hới (cửa Hới) nằm giữahuyện Hoằng Hóa và thị xã Sim Sơn cùng Lach Sung (cửa Sung) nằm giữa

huyện Hậu Lộc và Nga Son

Sông Mã có chiều đài đồng chính $12 km, chiều rộng bình quân lưuvực 42km, diện tích lưu vực rộng 28.400 km?, phin ở Việt Nam rộng 17.600

km?, cao trung bình 762 m Sông Mã có 39 phụ lưu lớn và 2 phân lưu Các

phụ lưu phát triển đều trên lưu vực Lưới sông Mã phát triển theo dang cảnhcây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu Các chỉ lưu quan trọng của sông Mã là:Nam Lệ, Suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lò, sông Bưởi sông Cầu Chay,

xông Hoat, sông Chu

Trang 14

1.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Lưu vực sông Mã nên địa hình trên lưu vực rất đa dạng Hướng dốc

chính của địa hình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam Cao độ biến đổi từ 2.000

m dén 1,0 m Có thé chia địa hình sông Mã thành 3 dạng chính:

~ Địa hình núi cao: Dạng địa hình này nằm ở thượng nguồn lưu vực

sông: Phía sông Mã từ Bá Thước trở lên thượng nguồn, phía s

Dat trở lên thượng nguồn thuộc các tỉnh Lai Chau, Sơn La, Thanh Hoá Độ

ng Chu từ Cửa

cao giảm theo hướng Bắc Nam

- Địa hình gò đổi: Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở trên các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Triệu Sơn, Tho Xuân thuộc tỉnh

‘Thanh Hoá, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ (tinh Hoà Bình) Dạng địa hình này

có cao độ từ 150m đến 20m.

~ Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển: Dang địa hình nảy nằm.trọn ven trong tinh Thanh Hoá có cao độ từ +20 + +1.0m, Do sự chia cất củacác sông suối ma tạo nên các vùng đồng bằng có tính độc lập như Vĩnh Lộc.(hạ du sông Bưởi); Nam sông Mã - Bắc sông Chu, Bắc sông Lén, Nam sông

Lên và đặc biệt khu hưởng lợi Nam sông Chu.

1.1.1.3 Đặc điển địa chat

‘Doan thượng nguồn dong chính sông Mã, sông Chu, sông Bưởi là miềntram tích lục nguyên, các dòng sông đều nằm trên vết đứt gãy sâu Long sông

có thêm phủ day 15+ 20m, đá Mácma xuất lộ 2 bên bở sông Đôi chỗ có xenkẹp đá vôi, lớp phong hoá mỏng, đoạn ha du sông có nhiều bãi rộng Đá gốcnằm sâu

'Động đất trong lưu vue sông Mã theo phân vùng của Viện Vật lý Địanăm 1986 đây là vùng động đất cấp VIII (theo thang độ MSK - 6M)

1.1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Ở hạ lưu sông Mã độ dốc nhỏ, lòng sông mở rộng nên nước chảy mạnh

Nhưng vì phía trung và (hượng lưu nước lũ liệt đã ảnh hưởng tới nước lũ ở

hạ lưu khá rõ rét Mùa lũ, nước din xuống rất mạnh, nước lên nhanh vàthường gây ra lũ It Năm 1973 hạ lưu sông Mã đã xuất hiện lũ ich sử và ở

Trang 15

thượng lưu lũ tháng IX/1975 xuất hiện lũ lớn nhất chưa từng xảy ra Còn lũđặc biệt lớn xảy ra cùng một thời gian ở hai sông Mã và Chu thi chưa thấy.Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du Phù sa sông Mã lànguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.

1.12 Hệ thẳng lưu vực sông Cả

1,1.3,1.j trí địa lý tực nhiên lieu vực và hệ thẳng sông

Lau vực sông Cả nằm ở 18° 15° đến 20° 10°30” vĩ độ Bắc, 103° 45° 20°đến 105°15'20” kinh độ Đông Phía bắc giáp sông Chu, sông Bang, phía Tay

giáp lưu vực sông Mê Kông, phía Nam giáp lưu vực sông Gianh, phái đông giáp

lưu vực sông Bùng, sông Cắm và biển Đông Diện tích toàn bộ lưu vực là21.200 km?, phần diện tích trên đất Việt Nam có 17.730 km? chiếm 65,2% toànlưu vực Chiều dải dòng chính sông Cả là 531 km, đoạn chảy trên lãnh thé Việt

‘Nam là 361 km.

“Mình 1.3 Lư vực sông Cả (ảnh vệ tinh Google Earth)

Sông Cả không có phân lưu mà chỉ có 44 sông nhánh cấp I (đi

lưu vực từ 90 km? trở lên) Trong số sông nhánh lớn đáng chú ý là sông Nam

Mô, sông Hiếu, sông Giãng, sông La Các nhánh sông thường ngắn và đốc bắtnguồn từ các tâm mưa lớn nên nước lũ tập trung nhanh

in tích

Trang 16

Bang 1.1 Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả Lau vực sông [DT hực| Độ cao | Độ dốc Mật độ

(km?) |b quân |bình quân, lưới sông

(m) | (km) (km/km”)| xứng | dạng,

Sống Củ |21200| 294 06 029 Sông Mô — | 3.970 | 960 027 Sông Giảng | 1050 | 492 024 Sóng Hiểu [5.340 | 303 071 7 002 | 02

‘Sang La | 3210 | 362

1.1.2.2 Đặc điểm địa hình

087 7 053 | 06

Lưu vực sông Cả phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nghiêng.

dần ra biển Toàn bộ vùng thượng nguồn trên đất Lào có độ cao bình quân

Ha lưu sông Cả từ ngã ba Linh Cảm được gọi là sông Lam có 3 kiểu địa hình tiêu biểu

- Địa hình các day núi và khối núi thấp địa luỹ - khối ting trên các đá trim tích và xâm nhập

- Kiểu đồng bằng bao mòn tích tụ dọc thung lũng địa hào.

- Đồng bang tích ty ria võng ven bờ 6 nguồn gốc biển thuộc hai huyện

'Nghỉ Lộc và Nghĩ Xuân.

1.1.2.3 Đặc điềm địa chất

Trang 17

Toàn bộ lưu vực sông Cả thuộc 2 đới kiến tạo chính là đới kiến tạosông Cả và đới on võng Sim Nưa, ngoài ra còn có đới nâng Phu Hoạt

~ Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt

~ Từ Nghĩa Đàn trở xuống gin dòng chính sông Cả thuộc đối oln vòng, Sầm Nưa

~ Phan tiếp theo còn lại thuộc đới kiến tạo sông Cả

Phương cấu tạo của các đới kiến tạo nhìn chung đều phát triển theo hướng.Tây Bắc - Đông Nam, có một phin nhỏ chuyển hướ

Nghĩa Đàn)

1.1.2.4 Đặc điểm thuy văn

1g Đông Bắc - Tây Nam (dưới

Sự hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam và gió Tin Phong đã gây ra

4a gây ra những trận mưa lớn vào đầu mủa mưa và hình thành lũ, thưởng gọi

1ã lũ tiểu mãn như trận lũ tháng 5/1989 và 5/1943 Có những năm mưa tiểu

mãn muộn hơn xuất hiện vào tháng 6 gây ra những trận lũ sớm (tháng

6/1958)

Từ tháng 7 trở đi, khi mà hoạt động của các hình thé thời tiết mạnh lên,nhất là sự xuất hiện của các trận bão lớn ở biển Đông đổ vào miễn Bắc làm

ảnh hưởng tới lưu vực sông Cả gây mưa lớn và đã sinh ra lũ đầu mùa khá

lớn, nhất là vùng thượng nguồn sông Ca, sông Hiểu như các trận lũ tháng 7/1963; 7/1971 Sang tháng 9 hoặc thắng 10 do hoạt động mạnh lên của các

hình thể thời tiết gây mưa, nhất là bão, áp thấp, không khí lạnh, đã gây ra các

trận mưa có cường độ và lượng mưa lớn xảy ra trên diện rộng tạo ra những con lũ rit lớn như lũ tháng 9/1978; tháng 10/1988.

1.1.3 Hệ thông sông tinh Quảng Bình

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 08 - 1,1knv/km2 Có năm sông chính tinh từ Bắc vào Nam là: sông Ron, sông Gianh,

tông Dinh sông Lý Hoà và sông Nhật Lệ.

Trang 18

"Hình 1.4 Sơ di hệ thẳng sông tinh Quang Binh

1.1.3.1 Sng Gianh

Sông Gianh còn gọi là sông Linh Giang là một con sông chảy trên địa

phan tinh Quang Bình, bắt nguồn tử khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc

day Trường Son, chảy dọc phía Nam day Hoành Sơn qua địa phận các huyện

Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trach dé đỗ ra biển Đông ở Cita Gianh.

Sông có chiều dài khoảng 160 km, diện tích lưu vực 4.680 km”, độ caotrung bình 360 m, độ dốc trung bình 192%, Mùa lũ từ tháng 9 đến thắng 11,chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm Dòng cát bùn khoảng1,93x105 tắn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192g/m và hệ số xâm thực

168 tấn km năm

1.1.3.2 Sông Nhật Lệ

Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tinh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U

Bỏ, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ

Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay ĐạiGiang) dài 77km bắt nguồn từ Cuội - góc Tây - Nam tỉnh Quảng Bình, chảy.ngược về hướng Đông Bắc, chảy qua huyện Quảng Ninh ngang qua Phong Lộc.thì đổi hướng chính Bắc và sông Kiến Giang dai 58 km, bắt nguồn tir chân núi

1001 chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở ngã ba Trần Xá - Trung Quần

Trang 19

1.1.3.3 Sông Dinh

Sông Dinh bắt nguồn từ dãy Trường Son, hợp lưu ở khu vực thị tran

Việt Trung, thuộc huyện Bồ Trạch Sông chạy dài khoảng 15 km thi bị ngăn lại

bởi đập Đá Mai Khúc sông rộng nhất khoảng 200 m, hẹp nhất khoảng 150 m

Về mia lũ, nước sông đục ngầu va dữ dội Tuy nhiên, hầu như quanh

‘nim nước trong, hiển hòa và khá đẹp Tốc độ dong chảy chậm do bị ngăn dap,dong sông lững thing uốn quanh những rừng cao su xanh ngắt

mùa mưa, sông có lưu lượng lớn, đồng chảy mạnh.

1.1.4 Hệ thống sông tỉnh Quảng Trị

Ti h Quảng Trị có 2 hệ thông sông chính la sông Bến Hai và sông Thạch Han

Hin 1.5 Sự đồ hệ thẳng sông tinh Qu

Trang 20

1.14.1 Sông Bén Hải

Sông Bến Hải, phát nguyên từ góc Tây-Bắc tỉnh Quang Trị, chảy vềhướng Đông, ngang qua Trung Lương, dé ra biển ở cửa Tùng Sông có tổng.chiều dai chimg 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, lả ranh giới giữa hai

huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.

1.1.4.2 Sông Thạch Han

tinh Quảng Trị Sông có chiều.Sông Thạch Han là con sông lớn nha

dài 155 km, bắt nguồn từ day núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, hợp

ng Thạch Han và sông Cam Lộ (Hiểu Giang

thành bởi 2 con sông chính là s

hay Bồ Điền) rồi đồ ra biển qua Cửa Việt (Sông Cam lộ chảy từ biên giới

Lao-Việt qua Đông Hà nhập với sông Thạch Hãn).

Sông Thạch Han chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hin), Từ khi công trình thủy lợi Nam Thạch Han hoàn

thành (cuối thập niên 1970) thì dòng sông Thạch Hãn mùa hè cạn trơ đáy, một số

đoạn có thé lội bộ qua sông; mia lũ thì nước dâng cao ngập toàn thị xã do bời

"kênh thủy lợi đồng thời là con đập chắn lũ làm ngập chỉ một phía bắc bờ kênh

Sông Thạch Han có lưu lượng dong chảy trung bình năm khoảng 130

mỶ/giây Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.600 km’,

1.1.5 Hệ thống sông tỉnh Thừa Thiên Huế

‘Tinh Thửa Thiên Huế có duy nhất một hệ thông sông chính là sông Hương

Trang 21

1.151 Vitel địa lý

Lưu vực sông Hương nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Tây Bắcgiáp lưu vực sông Ô Lâu, Phía Tây Nam giáp Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lao,Phía Đông Nam là day núi cao Bạch Mã, Phía Đông Bắc giáp biển Đông

Lưu vực sông Hương với diện tích 2.967 km’, 17 sông nhánh cấp I, 19sông nhánh cấp II, 3 nhánh cấp III và 1 phân lưu (Đại Giang) Trong đó riêng.sông Hương có 8 nhánh cấp I, 16 nhánh cấp II, 3 nhánh cap III và 8 phân lưu,không kể những sông suối có độ dài nhỏ hơn 10km, trong đó có các nhánh.chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Trudi

Sông Hương xuất phát từ diy núi cao 900 m ở sườn phía Đông của dãy

“Trường Sơn thuộc huyện Nam Đông, lưu vực sông Hương có ch

km, độ rộng bình quân 44,6 km, độ cao trung bình 330 m, độ dốc bình quân

28,5% Sông Hương có chiều dai 104 km, hệ số uốn khúc 1,65 với mật độ.lưới sông 0,6 knvkm’,

Vao mùa lũ do sông ngắn, độ dốc lớn nên tốc độ truyền lũ cao, cườngsuất lớn Phần đồng bằng sông Hương có hệ thống sông rạch dày đặc

1.1.5.2 Đặc điễm địa hình,

Địa hình lưu vực sông Hương tương đối phức tạp và đa dạng Những,dạng địa hình chính: Ving núi và núi cao, côn cat và cồn cát ven biển, đồngbằng trũng thấp và hệ đầm phá

= Địa hình vàng núi và núi cao: Dạng địa hình này chiếm hau hết đất

đại huyện A Lưới, Nam Đông, 1⁄2 huyện Phong Điền và 2/3 huyện Phú Lộc

tổng diện tích mặt bằng dạng địa hình này là 370.000 ha

- Địa hình vùng ding bằng: Đồng bằng ở Thừa Thiên - Huế là thung

lăng các sông suối trong tinh mà điển hình là vùng đồng bằng sông Hương.Diện tích vùng đồng bằng ở Thừa Thiên - Huế khoảng 560 - 580 km’ bj chia.cắt thành 3 vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hương, đồng bằng sông Bu Lu

Trang 22

(Phú Lộc) và đồng bằng vùng Lăng Cô với cao độ phổ biển ở +1,0 đến +1,5

m, Tuy nhiên vẫn có những rồn tring như khu Văn Đình cao độ từ 0,5 đến

-0.1m.

= Địa hình vùng đầm phá: Đây là dạng địa hình đặc biệt của Thừa

“Thiên - Huế nằm giữa côn cát ven biển và đồng bằng, ở dang địa hình nay có

2 vùng Phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lãng Cô Trong đó phá Tam Giang

Hai thực chat là sự lưu thông giữa cửa sông Ô Lau, sông Hương và hệthống sông nhỏ phía hữu sông Hương như sông Nông, Phú Bài, sông TnPhá này được thông với biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hin Cửa Thuận

An và cửa Tu Hiền từ trước đến nay không én định và nhất là những năm lũgần đây thường bị đổi cửa ở Tư Hiền

1.1.5.3 Đặc điểm thủy van

Lượng dng chảy năm sinh ra trên dat Thừa Thiên - Hi lớn nhưng

dòng chảy này phân bố không đều theo không gian và thời gian nên trongmùa khô thường thiếu nguồn dé sử dụng Ngược lại, mùa mưa lại quá dư thừa

gây ng ngập Theo chỉ tiêu trị số "vượt trung bình” tại các tram đã đo đạc

được cho thấy:

- Mùa kiệt mùa có đồng chảy nhỏ hon giá trị trung bình kéo dai 8

tháng I đến đầu thang IX

- Mùa lũ có ding chảy lớn hơn giá tri trung bình kéo dai từ tháng IX tháng, bi

đến tháng XII (4 tháng) Giữa tháng IV, V có lũ tiểu mãn do sự chuyển tiếp

giữa các tiểu phong gió mùa và hội tụ gây ra Thông thường lũ tiêu mãn ở đây

là nguồn cấp nước tốt cho vụ hè thu nhưng cũng có năm lũ tiéu man gây ngập

Trang 23

Sông ngòi Bắc Trung Bộ có đặc điểm ngắn, đốc Trừ các sông thuộc.Bắc Khu Bồ là sông Mã và sông Cả (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có

đê bao bọc, còn lại các sông khác của Bắc Trung bộ đều không có đê bao.Đồng bằng miền Bắc Trung bộ nhỏ hẹp Do vay, lã tập trung nhanh và biđộng lòng sông cũng rit mạnh Khu vực hai bên sông rắt màu mỡ, canh tác

thuận lợi vì có nước tưới, vi thé dân cư thường tran, kin ra hai bên bir sông để canh tác và sinh sống Khi có Ii lớn đặc biệt khi bờ sông bị sat lở các khu vực dân cư và khu canh tác bị de doa nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới ân kinh tế và xã hội của khu vực Bắc Trung bộ.

Hơn 90% sông ngòi Bắc Trung bộ có chiều dài từ 10 đến 100 km vàdiện tích lưu vực nhỏ hơn 500km” Độ đốc trung bình của lòng sông bắtnguồn từ sườn Đông Trường Sơn khá lớn khoảng 2-2,5% và đồ vào hạ lưu làđồng bằng nhỏ hẹp Do sông ngắn, dốc, lưu vực hẹp và hầu như không cóđoạn trung lưu mà trực tiếp chảy từ thượng lưu vào hạ lưu vả cửa sông nênvào mùa mưa lũ thường gây ra lũ lớn với cường suất cao Ở nhì nơi cường

suất mực nước tăng tới Im/giờ, cá biệt trong những năm gin đây có những.nơi như sông Ngàn Sâu, Ngàn Phé (Hà Tĩnh) mực nước lên rất nhanh đếnhàng m/giờ Với đặc điểm hình thé như trên sông ngồi Bắc Trung bộ rit dễxuất hiện lũ quét Lũ quét có vận tốc dòng chảy tới 5 - 6m/s và chiều sâu ngập.lụt tới 5 - 6m Tác hại lớn nhất của lũ ống, lũ quét là cuốn trôi tắt cả những gi

có trên đường di của nó và gây sat lở bờ sông nghiêm trọng Điền hình tại trận

lũ năm 1999, 2002, 2007.2009, 2010, 2013 một số địa phương nằm ở ven

sông Huong (Thuy Bằng, Hải Cát, Hoà Duan) sông Bỏ (Hương Bằng, HuongSơn), sông Hiểu, sông Thạch Hãn, ven các sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Quảng

Trang 24

mạnh Đó là đặc điểm khác biệt giữa sạt lở bờ các sông Bắc Trung bộ với cácsông của hệ thống sông Bắc bộ Sat lở bờ ở hệ thông sông Bắc bộ diễn ra liên

tục trong mia lũ và cả mùa kiệt, cả những năm lũ lớn và những năm lũ nhỏ.

xuyên hơn do đó sat lở bờ cũng di ep và dữ đội.

Không thua kém hệ thống sông ở Bắc bộ nhất là trong những năm gin đây doảnh hưởng của hiện tượng Biển đổi khí hậu din đến thời tiết diễn biển một

ra thường xuyên liên

cách cực đoan, bắt thường thường gây ra những trận lũ rất lớn gây sat lở bờ

sông nghiềm trọng

-So sánh trên toàn khu vực Bắc Trung bộ thì các sông thuộc khu vực phía nam là sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hiểu thuộc các tỉnh Thừa

Thiên Huế, Quảng Trị sat lở bờ diễn ra mạnh hơn và không gian sat lở rộng

lớn hơn các sông phía Bắc thuộc các tỉnh Quảng Bình Hà Tĩnh Sạt lở bờ

Sông Mã, sông Cả thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có nét tưng đồng vớicác sông thuộc hệ thống sông Hồng sông Thái Binh vì các sông nay có đê bao

bọc.

G Bắc Trung Bộ trong một con sông sat lở bờ ở vùng hạ lưu và khu vực gincửa sông din ra mạnh hơn ở vùng thượng lưu Vùng hạ lưu thường là nơi tập trung

ddan cư đông đúc nên ảnh hưởng của sat lở cũng lớn và nghiêm trọng hơn

1.2.2 Nguyên nhân sạt lỡ bờ sông khu vực Bắc Trung Bộ

1.2 2.1 Nguyên nhân nội sinh

~ Điều kiện dia chất: Trong điều kiện địa cha thạch học, khả

ết định đến cường độ, tốc độ sat lởnăng chống xói lở của đất đá có vai trò quy

cũng như him lượng và thành phần phi sa tải vào sông suối Sat lở bờ sôngkhu vực Bắc Trung Bộ xảy ra chủ yếu vùng hạ lưu được cấu tạo từ đất loại sét

ở phía trên và cát, đất hữu cơ ở phía dưới có khả năng chống xói lở yếu nhất(cát, đất hữu cơ đã bị xói lở khi vận tốc đồng chảy trên 0,3 - 0,4 mvs) Ở lưuvue sông Thạch Han, sông Hương, sông Bồ tram tích lục nguyên chiếm wu thénên dong phù sa hạt mịn được sông tải ra biển, phủ sa di đáy có khối lượng hạnchế và do đó quá trình xói sat ba sông, lỏng sông rit đễ xây ra

Trang 25

Đặc điểm kiến trúc - kiến tạo, vận động tân kiến tạo và kiến tạo hiện dai,tuy có vai trò chỉ phối xu thé phát triển sông trong thời gian dài, nhưng lại rất íttác động trực tiếp và rõ rệt đến quá trình sạt lở bờ sông trong những năm qua.

- Điều kiện địa hình - địa mao: Về phương diện địa mạo, quá trình hìnhthành, phát triển các lưu vực sông khu vực Bắc Trung Bộ có quan hệ chặt chẽ

với ngụ gốc và lịch sử phát triển chung của lãnh thé trong quá khứ, hiện tại

và tương lai, Song các yí ic lượng - hình thất của địa hình mới có ảnh

„ do sông ngắn,

i, đồng thời

in ngang dòng chảy nên vào mùa mưa bão ở vùng hạ lưu

hưởng trực tiếp đến hoạt động xói - bồi của sông suối Thật vị

đốc, lưu vực hẹp, núi đồi nằm kể sát ngay đồng bằng thấp va tho:

bị = dun cất ct

các sông Bắc Trung Bộ thường xảy ra lũ cường suất cao, lũ quét,

sat lở bở sông, lòng sông với cường độ cao,

'Ngoài đặc điểm địa hình chung của lãnh thổ, hình dang, chỉ

rộng sông, nhất là sự phân bố các bãi cát - sỏi ngằm, nổi giữa sông cũng có vaitrò rat lớn, quyết định xu thế xói - bồi cũng như cường độ sat lở bờ sông doctheo lòng dẫn

1.2.2.2 Nguyên nhân ngoại sinh

- Chế độ khí tượng khu vực: Bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không

khí lạnh khi đỗ bộ vào miền Trung bị các khối núi hứng chặn thường gây mưa.cường độ lớn Tuy vậy, lượng mưa chủ yếu lại rơi vào 4 tháng từ tháng IX

én tháng XII va chiếm tới 70 - 90% lượng mưa năm

- Chế độ thủy văn

Như đã nói ở trên, do sự chỉ phối của địa chất và địa hình, sông ngỏi ving

nghiên cứu đại bộ phận ngắn, lưu vực hep và dốc nên có thé đặc trưng bằng 2 bộ

phận thượng lưu và hạ lưu với các thông số hình học, chế độ thủy văn tươngphản rõ rét Thượng lưu sông rất dốc, độ doc tới 35 - 60 m/km, thung lũng hẹp,

lũ về đột ngột, nhất là lũ quét với dong chảy xiết có vận tốc vượt quá 4 - 6 mis

Trang 26

Ngược lại ở hạ lưu lòng sông mở rộng, uốn khúc quanh co, độ dốc rất thấp.(0.0002) và vận tốc mùa lũ cũng ít khi vượt quá 1- 3 mis.

Đặc điểm tương phản đột ngột giữa địa hình đồi núi - đồng bằng va chế

độ mưa bão theo mùa đã chỉ phối và gây biến động lớn các đặc trưng thủy vănchủ yếu như: mực nước, vận tốc ding chảy, lưu lượng và hàm lượng phù sacủa sông và lầm gia tăng sat lở Vào mùa khô mực nước, vận tốc, lưu lượng vàhàm lượng phù sa của sông được tải di trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa

“Thiên Huế rit thấp Độ sâu ling sông phổ biển dưới Im, nhiều đoạn sông chỉ

còn là lạch cạn có nơi chỉ còn 10-25 cm (sông Hiếu) Nhưng vào mia lũ mực nước trong tắt cả các sông đều dang cao đột ngột với biên độ từ 4-5

với mùa khô, ở vùng chuyển tiếp đổi núi - đồng bằng, trong đó phẩn lớn các trận

lũ lịch sử mực nước lũ đều vượt xa báo động IIL, có khi ti 3 - ‡m ở ngay trong

ving đồng bằng Đồ là nguyên nhân xy ra quá trình sat lở mạnh mẽ

7-9 mạo,

Van tốc dòng chảy mùa lũ thông thưởng tăng cao, đạt 1-4 mls, đôi khi

4-6 m/s Với vận tốc dòng chảy đó toàn bộ dat mềm với cấu tạo bờ, đáy sôngđều có thé bị xói lở, thậm chí cả đá phong hóa, nứt nẻ_như bờ đá gốc nứt nẻ ởchia Thiên My Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi nạn ‘sa bồi - thủy phá”thường chỉ xẩy ra ở đồng bằng duyên hải miền Trung trong mùa mưa lũ, nhất

là lũ lịch sử như năm.

Cuối cùng, đặc điểm nhập lưu, phân lưu trên hệ thống sông vũng Bắc

‘Trung Bộ cũng có tác động rất lớn đối với quá trình xói lòng sông Trong mùa

các lưu vực n

lũ do đặc điểm lưu vực, lượng mưa không đều gi dong

chảy lũ ở các sông không giống nhau Chính lưu lượng dòng lũ chênh lệch

nhau đó đã làm biến động trường vận tốc, hướng dòng chảy, đồng thời gây ra xói lở lòng sông cục bộ với cường độ mạnh ở vị tri nhập lưu hoặc phân lưu.

1.2.2.3 Nguyên nhân nhân sinh

- Dét phá rừng đầu nguôn, canh tác đất nông nghiệp vô tổ chức trên đấtđắc: Đây là nhân tố làm giảm độ che phủ rừng hữu hiệu ở các lưu vực thượngnguồn của nhiều sông lớn Độ che phủ rừng hữu hiệu ở thượng nguồn các

Trang 27

sông lớn giảm làm cho khả năng điều tiết dong chảy kém, nước lũ về nhanh

hơn, mạnh hon, gây xói lở bờ sông ngày cảng nghiém trọng hơn.

- Xây đựng các công tình không phù hợp gây edn trú, co hẹp ding chi) Việc xây dựng các công trình, bên cạnh những tác động tích cực, cũng gián

tiếp hoặc trực tiếp làm gia tăng quá trình xói lở bờ sông, là những vật cản

dong chảy, gây xói lỡ, cục bộ ở nhiều đoạn sông đường và cầu bắc ngang qua

ở Bắc Trung bộ

- Tụ cư và khai thác kinh ven sông: Doc hai bên bờ sông và ngay cả trêncác bãi nổi giữa sông vùng hạ lưu các sông từ Thanh Hóa đến Thừa ThiênHuế là những nơi nhân dân trần ra lập làng, trồng trot, be bờ nuôi tôm, đồngthời thị trấn, thị tứ mọc lên ngày cảng nhiều Nhà cửa, vườn tược càng diy

đặc cảng cin trở đồng chảy, trong đó có tác động lim đổi hướng dòng chảy,

‘gy xói lở, kế cả làm chuyển dòng một đoạn sông.

= Khai thác cát sói đấy sông, đất ở bờ sông làm vật liệu xây dựng: Ngoài

tác động của đồng chảy với vận tốc lớn, bờ sông sạt lở còn đo dân tự phát khai thác cát sỏi day sông và dat ở bờ sông phục vụ xây dựng đã làm gia tăng

xói sat lở bờ ở Bắc Trung Bộ

1.3 Kết luận chương

Sat lờ bờ sông khu vực Bắc Trung Bộ thường gắn liền với chế độ khí

tượng và thuỷ văn Năm nao có mưa lớn dòng chảy lớn thì năm đồ sat lở bờ

diễn ra mạnh hơn Khu vực nào có mưa lớn và dòng chảy lớn thì khu vực đó

bị sat lở mạnh Với đặc điểm đó, trong tình hình biển đổi khí hậu ngày cảng,cực đoan hiện nay thì diễn biến sạt lở bờ sông khu vực Bắc Trung Bộ nói

chung và bờ tả sông La đoạn qua xã Trường Sơn nói riêng ngày cing phức

tạp, xuất hiện nhiều điểm sạt lở nguy hiểm uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và

tài sản của nhân dân sinh sống hai bên bờ sông Hiện nay để xử lý sạt lở, chúng ta đã đầu tư nhiều công trình bảo vệ bở sông nhưng chủ yếu còn mang tính cục bộ Để phát huy hơn nữa các giải pháp bảo vệ bở hợp lý, hạn chế các

giải pháp không phát huy hiệu quả, cần đánh giá được hiệu quả của các côngtrình báo vệ bờ sông đã xây dựng từ đó có giải pháp chống sat lở bờ sông hop

ý, đảm bảo bền vững nhằm én định đời sống và tai sản của nhân din hai bên

Trang 28

CHUONG 2

HIEN TRẠNG CÔNG TRINH - PHAN TÍCH DANH GIÁ

HIEU QUA KY THUAT CUA CAC CONG TRINH BAO VE

BO SÔNG KHU VỰC BAC TRUNG BO

2.1 Hiện trang công trình bao vệ bờ sông khu vực Bắc Trung Bộ

2.1.1 Đặc điển chung

Để chống sat lở, bảo vệ bờ sông, trong nhiều thập kỷ qua Nha nước ta

đã quan tâm đầu tư nhiều kinh phí cho việc xây dựng các công trình chống sat

lở bờ sông Khác với ở khu vực Bắc Bộ do hệ thống dé điều luôn bị uy hiếpbởi sat lỡ bở, mức độ yêu cầu phòng chỗng lũ cao, mang tinh lãnh thổ rộng,bảo vệ một khu vực còn là bảo vệ đê và chống lũ cho cả đồng bằng nên công.trình bảo vệ bờ được xây dựng có hệ thống và liên tục trong nhiễu năm ỞBắc Trung Bộ công trình bảo vệ bờ mới chỉ được xây dựng ở những khu vựcthật cấp bách, liên quan nhiều tới dân sinh kinh tế Ở đó công trình chỉ mang.tính bảo vệ cục bộ, khu vực cần bảo vệ chưa thành liên tu)

Hệ thông sông ở Bắc Trung Bộ trừ hai sông Mã và sông Cả tương đốidai, còn các sông ở Bắc Trung Bộ thường ngắn, dốc, chiều rộng lòng chính.hẹp nên tốc độ tập trung và truyền lũ rat nhanh Sông ở Bắc Trung Bộ chí có 2.vùng là miễn núi và hạ du ma không có đoạn chuyển tiếp trung du như sôngBic Bộ Đoạn sông đồng bằng rất ngắn và hẹp và chịu ảnh hưởng triểu mạnh.Dòng chảy cũng được chia thành hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, chế độ dongchảy hai mùa khác nhau rất nhiều Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trừ hai hệ thốngsông Mã và sông Cả, các sông ở Bắc Trung Bộ không có hệ thing đê lớn (đê.cấp II trở lên) hai bên bờ sông để bảo vệ nên vào mùa lũ, phạm vĩ ảnh hưởngcủa lũ rất lớn và tác động rit mãnh liệt, thưởng gây ra ngập lụt trên diện rộng.Ngoài ra do ling sông hẹp nên ở Bắc Trung Bộ it sir dung mỏ hàn để bảo vệ bờ,

mà chủ yếu là dạng công trình lát mái gia cố bờ

2.1.2 Các dang công trình bảo vệ bờ sông

Trang 29

‘Theo kết quả điều tra hiện trang, thu thập tai liệu cho thấy, trên hệ thốngsông Bắc Trung bộ có nhiều loại công trình bảo vệ bờ sông chống sạt lở như mỏ.hàn cứng, mỏ han cọc, kè gia cố bờ, đập hướng dòng Trong đó, kè gia cố bi làloại công trình bị động được sử dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong các công

trình bảo vệ bờ sông Mỏ hàn là loại công trình chủ động được áp dụng nhưng

với tỷ lệ ít hơn, cảng vào phía Nam việc áp dụng cảng giảm dẫn Đập hướngđông cũng đã được áp dung song chỉ ở mức độ thử nghiệm chưa phé biến rộng,

2.1.2.1 Mé han (Groyne)

Mỏ hàn là dang công trình chủ động Nó có tác dung đầy chủ lưu ra xa

(bi đa sat lo

ba, giảm thiểu tối đa công phá của dòng chảy vào bờ nên han cl

bờ Mỏ hàn còn có chức năng chỉnh trị lòng dẫn như lái dòng, diy dòng,chỉnh luỗng nên nó là dang công inh chỉnh trị đa chức năng mà bao vệ bờ

chỉ là một nhiêm vụ Mặc dù có ưu th là giải pháp công trinh chủ động

nhưng hiệu quả của mỏ hàn phụ thuộc nhiễu vào chiều dai mỏ han, bổ trí

khoảng cách giữa các mỏ hàn và góc đặt của mỏ hàn Do mỏ han tác động

trực tiếp vào ding chảy làm thay đổi kết cấu dòng chảy nên đòi hỏi tính toán

thiết kí t chu đáo mới đảm bảo phát huy được hiệu quả, hạn chế những phátsinh bắt lợi do chính bản thân mỏ han gây ra như tác động tới bờ đối diện, gia

tăng xí sat ở hạ lưu đoạn khôi phục Mỏ hin thường được áp dụng ở những

đoạn sông có chiều rộng lớn, , ở bờ lõm những đoạn sông cong dang bị xói,

nơi dòng chảy có lưu tốc lớn ép sát chân dé hoặc khu dân cư đông đúc Các loại mỏ hàn đã được áp dụng bao gồm:

a Mỏ hàn ngắn:

Mô hàn ngắn là công trình có tác dụng làm giảm tác động của dong

chảy vào mái bo mà không diy được dòng chảy ra xa bờ Chiều dải mỏ hin

ngắn chỉ từ 10m + 20m và có cấu tạo đặc, nên còn được gọi là mồ nhỏ Ví dụnhư hệ thống mỏ hàn ngắn ở trên sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông KiếnGiang Loại mỏ han ngắn được áp dụng nhiều vao trước những năm 90 vi

Trang 30

giai đoạn nay có khó khăn về kinh phí và điều kiện vật liệu, thi công Hiệnnay, hầu như không được áp dụng vì hiệu quả của mỏ hàn ngắn không cao, dễxuống cấp, sạt sụt

5, Mé hàn dài:

Mö hàn dai có tác dụng khá hiệu quả trong việc dy chủ lưu ra xa bở,

hạn chế sat lỡ Mo hàn dai thường có chiều dai từ 30m + 50 m Mỏ hàn đài

thường có cấu tạo đặc, có thể là khối đá hộc hoặc có lõi là it, ngoài bọc đá hộc Loại công trình này thường được áp dung khi vùng bi bị xói quá đài, các bờ lõm

sông cong dang bị xói lõm sâu vào trong cần day dòng chảy ra xa Ở Bắc Trung

Bộ hầu như không sử dụng loại mỏ hàn này vì các s

động bit lợi tới bờ đối diện.

ing Bắc Trung Bộ hẹp (tit sông Mã, sông Cả), mỏ hàn dai dễ có

2.1.2.2 Đập hướng dòng (Diversion dam)

Dap hướng dong là giải pháp không mới trên thé giới, nhưng ở ViệtNam lại ít được áp dụng Cho đến nay tại khu vực mới chỉ áp dụng ở bờ hữu.sông Lam khu vực thượng lưu cầu đường sắt Yên Xuân, Nghệ An Chưa thấy

rõ được hiệu quả của loại công trình này.

3.1.2.3 Ké gia cố bờ (Revetment)

Kè gia cố bờ là loại công trình sử dụng các vật liệu hoặc cấu kiệnchống xói phủ lên bể mặt của mái bở bảo vệ cho mái bay, tăng sức kháng của

bi trước sự công phá của dòng chảy Đây là loại công trình bị động, nó không

can thiệp được vào kết cấu của dòng chảy mà hoàn toàn bị động trước sự

công phá của đồng chảy Vì thé, kè gia cố bờ chi dn định được, nghĩa là nhiệm vụ bảo vệ bờ đạt hiệu quả khi nó đủ sức chống được các tác động công

phá của dòng chảy Ké gia cổ bờ được ứng dụng rộng rãi trên khắp cả nước,đặc biệt là ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Trên thé giới loại kẻ gia cổ bờ rất đadạng Ở Việt Nam cho đến nay chỉ có 3 loại kè gia cố bở được xây dựng phổ

biến là

a, Kè mdi nghiêng

Trang 31

Ké mái nghiêng là loại kè gia cố bờ ma bờ được tạo mái nghiêng vàđược phủ các vật liệu chống xói bảo vệ bờ Kẻ mái nghiêng sử dụng nhiềunhất trên các sông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ va còn được gọi là kẻ lát mái.

“Trong những năm như giải pháp mỏ hàn ít được áp dung

mà kẻ lát mái gia cỗ bờ được áp dụng nhiều hơn Nhiều hệ thống kè lát mái gia

cổ bờ liên hoàn trên một tuyển bờ sông dai hàng km đã được đầu tư xây dựng

G Bắc Trung Bộ có kè sông Mã khu vực thành phố Thanh Hóa, kẻ sông Cả khuvực thành phố Vinh, Nghệ An, ké sông La khu vực Đức Thọ, Hà Tĩnh, kè trênsông Nhật Lệ khu vực thành phố Đồng Hới,Quảng Bình, kẻ trên sông Hiếu khu.vực thành phố Đông Hà, Quảng Trị, kè trên sông Hương khu vực thành phốHuế, Thừa Thiên Huế Đó là những kè lát mái gia cổ bờ điển hình

Hinh 2.1 Kè Làng Đỏ bờ tả song Lam — Hình 22 Ké Sơn Thịnh bờ hữu sông

Nghệ An “Ngàn Phổ - Hà Tĩnh

Hinh 2.3 Ke bờ tả sông Lj Hoà, Hình 24 Ke bờ tả xông Cam Lộ,

tinh Quing Binh tình Quảng Trị

b Kệ tường đừng

Trang 32

Là dạng kè gia cố bờ mà mái bờ được giữ bằng tường đứng Kẻ tường.đứng thường được áp dụng ở những đoạn sông miỄn núi có lưu tốc dòng chảy

lớn, bờ đốc đứng, cao, phạm vi xây dựng công trình hẹp không cho phép sử.

dụng mái nghiêng, bảo vệ những ving trọng điểm mà yêu cầu giữ bo, giữ đất

đã như khu vực biên giới, khu vục qua khu dân cư, đô thị, đường giao

thông, công trình văn hoá, lịch sử.

«Ke in hop tường ding Kết hợp mdi nghiêng:

Đây là loại kẻ sử dụng chủ yếu ở khu vực có tính chất quan trọng như biêngiới, khu dân cư, khu đô thị, sát đường giao thông bị hạn chế về phạm vi xây

dựng nhưng bờ sông cao khó sử dụng kết cấu tường đứng đơn thuần hoặc vẫn còn không gian dé kết hợp mái nghiêng tăng én định cho công trình Một số công trình

và Mo han toàn bộ bằng đá hộc đồ như mö han mỏ hàn Thung Dung, Phú

Van, Quản Xa trên sông Chu, Qui Lộc, Yên Tôn, Vĩnh Thành, Vĩnh Khang trên sông Mã Thanh Hoá, mỏ hin Hung Long trên sông Cả, Nghệ An, mỏ hàn Tùng Ảnh trên sông La, mỏ hàn trên sông Gianh, Quảng Bình Loại này thường là mỏ han ngắn

b Mé hàn cọc và mỏ han hỗn hợp: Loại mỏ han thường gặp ở Bắc Bộ,tại khu vực Bắc Trung Bộ hiểm gặp

~ Mö hàn cọc có kết cấu là các cọc bê tông cốt thép ( BTCT ) đơn, đồng

thành hang xuống mái bờ và lòng sông Coc BTCT có kích thước 30 30, 40

Trang 33

40 tùy theo tính toán kết cấu và chiều dài cọc Khoảng cách giữa các cọcđược tính toán chỉ tiết theo các yêu cầu vả khả năng cho nuớc xuyên qua của

mỏ hàn.

~ Mỏ hàn cọc còn có kết cấu là c c cọc BTCT như trên, nhưng ở phần

trên của hàng cọc còn có thêm tắm chắn bang bê tông cot thép liên kết giữa.các cọc với nhau dé ting cường ôn định cho hang cọc và tăng hiệu qua gây bồi

của mỏ hàn.

mé han đặc

- Mỏ hàn hỗn hợp là sự phối hợp giữa mỏ han cọc vi

Thông thường phan gốc mỏ hàn hỗn hợp là mỏ hàn đặc đá đổ, phần đầu mỏ

hàn là hàng cọc BTCT như các mỏ hàn cọc khác.

2.1.3.2 Kết cấu đập thuận dong

Kết cấu đập thuận ding là đá đồ, Vì chủ yếu phục vụ cho việc cải thiệnluồng lạch ở mực nước thắp thông thuyền nên đập hướng dòng thường có cao.trình đinh rất thấp như đập hướng đồng ở bờ hữu sông Cả khu vực thượng Lưucầu đường sắt Yên Xuân - Nghệ An

2.1.3.3 Kế kè gia cổ bờ

a Kết cấu kề mai nghiêng:

Kế từ ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc (1954) kết cấu công trình bảo

vệ bờ sông nói chung va kết cấu kè gia cổ bờ nói riêng, trong đó có kẻ máinghiêng đã có nhiễu bổ sung cải tiến theo xu hướng ngày cảng gia tăng độ ổnđịnh bền vững của bản thân kẻ, còn chức năng bảo vệ bờ của công trình vẫn

giữ nguyên như trước đây không cải thiện được hơn vì là dạng công trình bị

động Trong công trình kẻ mái nghiêng thành phin quan trọng nhất là: chân

kè và mái kẻ Kết cấu của hai thành phần này như sau:

* Chân kè mái nghiêng: Kết cẫu chân kè mái nghiêng trên sông Bắc

Trung Bộ có các dang chính :

~ Chân kè bằng dé dé đơn thuẫn (riprap) kích thước nhỏ, không có co

Trang 34

Đây là loại chân kè đơn giản nhất, được cấu tạo bằng đá hộc dé donthuần với kích thước nhỏ, được dé trực tiếp bằng phương pháp thủ công Loạichân kè này thường thấy ở những công trình trên sông nhỏ Hiện nay it thấy

trong các công trình khu vực nghiên cứu.

- Chân kè bằng đá đồ tạo mái và thả rong hộ chân:

Loại chân kẻ này thường được sử dụng ở những đoạn sông lớn, x

và được sử dung pl Trung Bộ hiện nay Chân kẻ được đỗ đá tạo mái nghiêng thường có mái m = 2 ; 2,5 ty theo mái bờ và tính toán én định.

Sau đó rồng = 60 em được phủ lên trên Rồng được thả từ phần mái đất tựnhiên m = 3 + 4 ở chân bờ sông cho đến đỉnh chân kẻ theo thứ tự: Phần dướicủng la một hàng rồng ngang, sau đó dén rong dọc

"Hình 2.5 Rồng hộ chân kẻ Làng Đỏ - bờ tả sông Lam ~ Nghệ An

- Chân kè bằng đá đồ khối lớn kết hop rằng đá, ro đá, có cơ rộng

Đã được dé từ dui lên đến đỉnh chân bờ theo mái thiết kế, sau đó xếp rọ

đã hỗ trợ định khối đá đỗ chân kẻ tạo một cơ rộng 2-3m Trong giải pháp này có

thé sử dụng rồng phủ ngoài, cũng có thé thả rồng rồi thả đá đỗ lên trên hoặc thâm

chí bỏ luôn rồng,

Trang 35

Hinh 2.6, Chân kè Đức Quang bờ hữu sông Lam - Hà Tĩnh

- Chân kè bang ống Buy ket hợp đá đỗ hộ chân.

‘Ong Buy là một cấu kiện được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu chochân kè bảo vệ bờ biển nhưng cũng được ứng dụng cho công trình bảo vệ bờsông ở những đoạn bờ sông thấp, lòng sông nông, Một số công trình đã ứngdung ống Buy để chống xói, ôn định công trình

- Chân kè có cọc BTCT hỗ trợ

Đối với một số công trình có dia chất nền yếu, dé tăng cường dn định,chân kẻ được bỏ sung 01 hoặc 02 hàng cọc BTCT

- Chân kè tường đứng

Trang 36

Chân kẻ tường đứng thường có cấu tạo bằng Bêtông, bêtông cốt thép.hoặc đá xây có kết hợp các giải pháp tăng cường hộ chân bên ngoài như đá

đỏ, rồng, ro đá Hiện mới chỉ thấy loại chân kẻ nay ứng dụng ở đoạn 2 - kẻ bờ:

tả sông Hiểu khu vực thị xã Đông Ha - Quảng Trị.

"Hình 2.8 Dogn 2 kẻ bờ tả sông Hiểu khu vực thị xã Đông Hà - Quang Trị

sit dụng chân kè bằng tường bản chang bê tông

"Than kè mái nghiêng

~ Trước những năm 80, thân kè mái nghiêng thường có kết cấu giản

đơn Bờ sat lở sau khi được tạo mái (m= 1,5 +2 + 2,5) được trải lớp dam lót

là đá 1x2 làm tầng lọc và là lớp đệm, sau đó trên mặt được lát đá hộc thường

là đá rời lát khan.

~ Hiện nay, than ké mái nghiêng thường có kết cầu là lát đá hoặc lát cấu kiên bảo vệ mái, được lát khan hoặc chít mạch và được đặt trong khung ô đá

xây hoặc khung 6 bê tông Dây là loại hình phổ biển trong các ke bảo vệ bờ sông

ở Bắc Trung Bộ Mái ké thường chọn với độ đốc m = 1,5 + 3,0 Thông thườngm=2,0 Trường hợp chiều cao phần mái nghiêng lớn hơn 6 + 7m thì được bố tríthêm một cơ kẻ dé tăng cường ôn định

Sau khi được tạo mái, mái bờ được trải tang lọc ngược là lớp đá dam + vải

lọc Geotextile, bên trên là lớp đá lát Đá được lát với nhiều dạng khác nhau nh lát khan, chit mạch và được đặt trong khung 6 bê tông hoặc trong khung 6 đá xây Khung 6 đá xây hoặc khung 6 bê tông (5x5) m hoặc (10x10) m đã giữ cho các

Trang 37

mảng đá lát nằm trong khung 6 én định, hạn chế sat sụt Đó là tru việt của loại kếtcấu này Mái ke bằng đá lát khan trong khung ô như vậy được sử dung nhiều nhất

trong các công trình làm từ 1995 trở lại đây.

Trong thời gian gần đây có nhiều nơi người ta đã thay vật liệu đá

kiện bảo vệ mái Đó thưởng la tắm bê tông đúc sẵn hoặc mảng bê tông đỏ

mái Cầu kiện này cũng được đặt trong khung 6 ma thường là khung ô bê tông.

Lat mái bằng cầu kiện tắm bê tông đúc sẵn hoặc mảng bê tông ít được sử dung,chủ yếu dùng ở những nơi có yêu cầu thâm mỹ cao

Ở một số công trình, phần mái nghiêng phía trên không ngập đã không látkín mái kè (chỉ lát đến mực nước tạo lòng), phần phía trên bố trí trồng cỏ.chống xi

b Kắt cầu kè tường đứng

Kệ tường đứng thường được áp dụng ở những đoạn sông, bờ đốc đứng, không có không gian sử dụng mái nghiêng và bảo vệ khu vực trọng yếu như khu đô thị, khu cửa khẩu biên giới, đền, chủa cần mỹ quan kiến trúc Kết cấu kẻ thường có thin kẻ bing bêông edt thép có bản chống hoặc đã xây

n định cho toàn bội công trình Nó thường có kết cấu là cọc BTCT, Vì vậy giá thành xây dựng

Chan kẻ tường đứng có kết cấu chắc chắn để bảo đảm

công trình tường đứng thưởng khá cao Ở một số nơi, do kinh phí hạn hẹp đã

sử dụng kè tường đứng có kết cầu bằng ro đá xếp (gabion)

© Kết cẩu kè tường đứng kết hợp mái nghiêng

Dạng kẻ tường đứng kết hợp mái nghiêng được áp dụng trong trường

hợp chiều cao của bờ lớn không thể sử dụng mái nghiêng hoặc tường đứng

toàn bộ Vi

định vừa giảm giá thành xây dựng đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho côngtrình Thông thường phần mái nghiêng được bố trí phía dưới, phần tường.đứng được bố trí phía trên Kết cấu của phần mái nghiêng cũng giống như kết

hợp giữa tường đứng với mái nghiêng vừa đảm bảo tinh ổn

của kè mái nghiêng thông thường Kết cấu của phần tường đứng cũnggiống như kết cấu của kẻ tường đứng thông thường Ví dụ kè bở tả sông'Gianh (Quảng Bình), ké ba tả sông Hiểu (Quảng Trị),

2.14 Vật liệu và cấu kiện trong công trình bảo vệ bờ song

2.1.4.1 Vật liệu

Trang 38

có lắm bản, tường thân kẻ, tim lát mái kè đường đỉnh kẻ Vật liệu thép được

sử dung chủ yếu là thép làm rồng, ro đá, thép chịu lực trong cấu kiện bêtôngcốt thép Vai địa kỹ thuật (Geotextile) được dùng thay ting lọc ngược truythống Ưu điểm chủ yếu của Geotextile là đã công nghệ hóa được việc sảnxuất ting lọc ngược Hiện nay các công trình bảo vệ bờ hầu như ít sử dụng vật

liệu cảnh cây, bố tre, rồng tre để bảo vệ bờ mà

2.1.4.2.Céu kiện

Cấu kiện công trình bảo vệ bờ là các thành phần được gia công cho phùhợp với từng bộ phận của công trình để bảo đảm đúng và tốt chức năng nhiệm

vụ của từng bộ phận:

«a Câu kiện dùng trong chân kẻ

Cấu kiện chân kè chủ yếu được sử dụng là rồng thép hoặc rồng tre,

đường kính phổ biến ở = 60cm và ro đá kích thước 2x1x0,5m, Ngoài ra còn

sử dụng cọc bê tông cốt thép tiết diện vuông

ich đây 40 năm hay sử dụng

Hình 2.9 Cấu tạo rồng đá Hinh 2.10 Cấu tạo rợ đá

= Cấu kiện dùng trong thân kè

Cấu kiện chủ yếu dùng trong thân kẻ là tắm bê tông đúc sẵn với nhiều hình

thức khác nhau Ngoài ra còn có thanh bê tông tạo khung 6 trồng có.

Trang 39

Hinh 2.11 Một số cd kiến BT đúc sẵn lát mái kè

3.1.5 Mật số vẫn đi chuẩn thiết kế công trình bảo vệ bờ s ng

Trước năm 1991, việc tư vấn xây dựng công tình bảo vệ bờ sông chủ

yếu dựa trên các tài liệu, sách tham khảo về động lực học, công trình chỉnh trị

sông của các tác gia từ Trường Đại học Thủy lợi, trường Đại học dựng,

chưa có Tiêu chuẩn, qui phạm riêng cho loại công trình này và một s liệunước ngoài Đây cũng là hạn chế đến hiệu quả phòng chống sat lở, bảo vệ bờ

sông trong giai đoạn này,

Để có cơ sở cho các nhà ky thuật thiết kế các công tình bảo vệ bờ sông

chống lũ, năm 1991, Bộ Thuỷ lợi đã ban hành Tiêu chuẩn nghành I4TCN

84-ông để chống lũ Qui trình thiết kế” Tỉ

91: "Công trình bảo vệ bờ s chuẩn

được soạn thảo bởi các nhà khoa học hing đầu, có kinh nghiệm và uy tín của'Việt Nam về lĩnh vực chỉnh trị sông chủ yếu dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học.của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nghiên cứu đã có củng kinh nghiệm thực

Trang 40

é của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan thiết 'ơ quan quản lý trong lĩnh vực

thuỷ lợi trên cả nước Do đó sự ra đời của Tiêu chuẩn này phần nảo đã đáp ứngđược yêu cầu thực tế Từ lúc ban hành Tiêu chuẩn đến nay, hàng nghìn côngtrình lớn nhỏ đã được thiết kể, xây dựng theo Tiêu chuẩn nay đã phát huy tác

ng sat lở, bảo vệ bờ s

Đến năm 2010, Tiêu chuẩn nghành 14TCN 84-91 được chuyển đổithành Tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 8419:2010 — Công trình thủy lợi: Thiết kế

ing lũ? với phần lớn các nội dung cơ bản của

dụng, g6p phần không nhô trong việc ng ở Việt Nam,

'Công trình bảo vệ bờ sông,

tiêu chuẩn 14TCN có lược bớt mốt số nội dung không edn phủ hợp

Về nội dung chuyên môn, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8419:2010 đã

ai ip đầy đủ các yêu cầu về khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ

kế chỉ tiếtthiết kể, qui định chỉ tiết các bước thiết kế, các bước tinh toán, thi

cho 3 loại hình công trình phổ biến ở Việt Nam: Ke lát m: (gồm kè lát mái

bằng đá khan, đá chit mạch, tắm bêtông), mỏ hàn hàn (mỏ hàn hàn bằng đá,bằng đất bọc đá), kè mềm (Bãi cây chim và mỏ hàn hàn cọc) Các qui định,công thức tính toán rõ rằng, đầy đủ Ngoài ra các Phụ lục còn hỗ trợ lựa chọnthông số công trình và các ví dụ minh hoạ, thuận lợi cho người thiết kế khitriển khai thiết kế công trình, các nhà quản lý tiện theo dõi, đánh giá chấtlượng sản phẩm thiết kế

Bên cạnh những wu điểm trên, dù m chỉ ra đời được 2 năm nhưng các,

nội dung của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8419:2010 đã và đang bộc lộ một số

hạn chế sau

+ Thiểu qui định về Qui hoạch chỉnh trị

'Công trình chính trị sông chính là phương tiện để con người tác động vào sông ngồi, nhằm đạt mục dich hưng lợi, trừ hại Trong đó bảo vệ bờ sông

chống sạt lở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chỉnh trị sông Cóthể nói Qui hoạch chinh trị có vai trò rat quan trọng, quyết định tới sự thành

bại của công tác chỉnh trị Tuy nhiên Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8419 : 2010

Ngày đăng: 29/04/2024, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.11: Sử dung mảng nhồi bê tông bảo vệ bờ sông tại Kaohsiung, Đài - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Hình 4.11 Sử dung mảng nhồi bê tông bảo vệ bờ sông tại Kaohsiung, Đài (Trang 7)
Bảng 1.1 Bang 3.1 - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 1.1 Bang 3.1 (Trang 8)
Hình 2.9. Cấu tạo rồng đá Hinh 2.10. Cấu tạo rợ đá - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Hình 2.9. Cấu tạo rồng đá Hinh 2.10. Cấu tạo rợ đá (Trang 38)
* Mai ké từ +2.00  ae +0.00, hệ số mai m=3,0; hình thức đá lát khan - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
ai ké từ +2.00 ae +0.00, hệ số mai m=3,0; hình thức đá lát khan (Trang 54)
Hình 3.2. Sơ đồ mặt cắt tính toán chỉ tiêu én dink - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Hình 3.2. Sơ đồ mặt cắt tính toán chỉ tiêu én dink (Trang 66)
Hình 4.6: Các dang cầu kiện bê tông sử dụng phổ bién trên thể giới - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Hình 4.6 Các dang cầu kiện bê tông sử dụng phổ bién trên thể giới (Trang 73)
Hình đa giác, tổ ong...Các cấu kiện này có thé thi công trực hình thức như thi công đá đỏ hoặc được ig tay. - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
nh đa giác, tổ ong...Các cấu kiện này có thé thi công trực hình thức như thi công đá đỏ hoặc được ig tay (Trang 74)
Bảng 4.6: Bồ trí cit trong kết cầu kè - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 4.6 Bồ trí cit trong kết cầu kè (Trang 93)
Hình 4.18: Sơ đồ ép cọc - Bước 3: Lắp dựng ván khuôn đồ bệ xà mũ. - Luận văn thạc sĩ Xây dựng công trình thủy: Phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả công trình bảo vệ bờ sông; ứng dụng thiết kế công trình bảo vệ bờ sông La khu vực qua xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Hình 4.18 Sơ đồ ép cọc - Bước 3: Lắp dựng ván khuôn đồ bệ xà mũ (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN