Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình thực tế, khả năng các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình. Quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích
Cửa hàng xăng dầu Số 1 thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang nằm trên địa bàn Số 1, Đường Trương Định, Phường 1, Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu dùng trong khu vực, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn Sự tồn tại và phát triển của cơ sở đã tạo được công việc làm và thu nhập cho người lao động trong đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương
Do hoạt động kinh doanh xăng dầu rất nhạy cảm đối với sự cố môi trường, nhất là ô nhiễm do dầu tràn Vì vậy việc đảm bảo an toàn môi trường là điều quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình thực tế, khả năng các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình Quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra
- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
- Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở
- Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của cơ sở cũng như cơ quan quản lý
- Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu
- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố
- Đảm bảo công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Yêu cầu
Nội dung của Kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu, quy định theo khung hướng dẫn tại Phụ lục II Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
Xây dựng kế hoạch đảm bảo nội dung theo hướng dẫn, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở
Xác định nhiệm vụ của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ phận trong việc xử lý các tình huống sự cố theo phạm vi quản lý của mình
2.2 Phạm vi áp dụng của kế hoạch
2.2.1 Phạm vi về không gian
Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Cửa hàng xăng dầu Số 1 tại địa chỉ Số 1, Đường Trương Định, Phường 1, Thị xã
Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
2.2.2 Phạm vi về thời gian
Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt
- Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang
- Áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên của cơ sở
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Cửa hàng xăng dầu Số 1 được xây dựng tại Số 1, Đường Trương Định, Phường 1, Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Diện tích phục vụ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của Cửa hàng xăng dầu Số 1 khoảng 449,4 m 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: CM
243071, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận số: CT06260 ngày 02/02/2018 (Thửa đất số 257, tờ bản đồ số 8)
- Cửa hàng nằm trên Đường Trương Định, thuận lợi cho việc kinh doanh, xuất nhập xăng dầu
- Ranh giới tiếp giáp cửa hàng được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp: Nhà dân
+ Phía Nam giáp: Đường Trương Định
+ Phía Đông giáp: Nhà dân
+ Phía Tây giáp: Nhà dân
Hình 1 Vị trí Cửa hàng xăng dầu Số 1
Vị trí Cửa hàng xăng dầu Số 1
1.2 Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn
Cửa hàng xăng dầu Số 1 nằm trên địa bàn Thị xã Gò Công nên đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn khu vực cửa hàng sẽ gắn liền với đặc điểm của Thị xã Gò Công
Thị xã Gò Công nằm ở phía Đông - Đông Bắc của tỉnh Tiền Giang, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 60 km về phía Nam, cách thành phố Mỹ Tho 35 km về phía Đông, địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp thị xã Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang;
- Phía Tây giáp thị xã Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang và thị xã Châu Thành, tỉnh Long An;
- Phía Nam giáp thị xã Gò Công Đông;
- Phía Bắc giáp thị xã Cần Đước, tỉnh Long An Địa hình: Đất đai khu vực thị xã Gò Công có địa hình bằng phẳng, không dốc, nơi cao nhất cao trình 1,95 m và nơi thấp nhất 0,52 m, bề mặt địa hình có nhiều ao hồ chứa nước với độ sâu các ao thay đổi từ 0,3 m - 1,6 m
1.2.2 Khí hậu, thời tiết Điều kiện thời tiết của Thị xã Gò Công mang các đặc điểm chung của tỉnh Tiền Giang như: nền nhiệt cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc) Các chỉ số chung như sau:
- Nhiệt độ: trung bình từ 26 - 28 độ C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3 – 4 độ C Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9800 độ C)
- Lượng mưa: vào loại thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long (1300 - 1500mm/năm)
- Độ ẩm: ẩm độ không khí bình quân 84 – 85% và thay đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 3,5 mm/ngày
- Số giờ nắng cao (2400 – 2600 giờ) và phân hóa theo mùa
- Gió: vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió chủ yếu là Tây Nam, tốc độ trung bình là 2,4 m/s Vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc mang không khí khô có hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình là 3,8 m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền
- Bão: Bão thường rất ít khi xảy ra và thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày
Hệ thống sông rạch trên địa bàn thị xã Gò Công chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều trên rạch Gò Công là 1,96 m
Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho khu vực là sông Tiền qua các cửa lấy nước chính Xuân Hòa, Vàm Giồng, Long Uông, Rạch Già theo các trục dẫn chính: Xuân Hòa, Kênh
14 - Vàm Giồng, Trần Văn Dõng và Salicette
Nguồn nước mặt trên địa bàn thị xã Gò Công cũng khá phong phú, tuy nhiên do vấn đề biến đổi khí hậu một vài năm gần đây có xảy ra thiếu nước từ tháng 3 đến tháng 5, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Tính chất, quy mô, đặc điểm của cơ sở
2.1 Thông tin về cơ sở
- Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ TIỀN GIANG
- Địa chỉ văn phòng: Quốc lộ 1A, Ấp Quý Thạnh, Xã Tân Hội, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang
- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Ông DƯƠNG MINH ĐẠT
- Điện thoại: 02733872271; Email: sales@doticorice.com.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 1200100412 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp lần đầu ngày 04 tháng 01 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 37 ngày
- Tên cơ sở: CỬA HÀNG XĂNG DẦU SỐ 1
- Địa điểm cơ sở: Số 1, Đường Trương Định, Phường 1, Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu số 14/GCNĐĐK – SCT do
Sở Công thương cấp lần thứ nhất ngày 29/02/2008, cấp sửa đổi lần thứ năm ngày 11/01/2022, cấp lại lần thứ 3 ngày 13/03/2018
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Kinh doanh, mua bán xăng dầu
2.2 Quy mô xây dựng của cơ sở
Cửa hàng xăng dầu có các công trình cơ bản sau:
STT Công trình Diện tích (m 2 )
5 Khu bồn chứa xăng dầu 100
Bảng 1 Các công trình tại cơ sở
Ngoài ra còn có cụm bể ngầm gồm 3 bể thép với tổng dung tích chứa là 16 m 3 (tương đương với khả năng ứng phó lớn nhất) được chôn ngầm dưới đất có hệ neo đảm bảo chắc chắn, chống thép Trong đó bao gồm:
STT Loại bể chứa Số lượng Dung tích ngăn chứa
Bảng 2 Số lượng bể chứa và dung tích
STT Loại Số lượng cột bơm Số lượng vòi bơm
Bảng 3 Số lượng cột bơm và vòi bơm
2.3 Công nghệ của cơ sở
Cửa hàng xăng dầu Số 1 được đầu tư xây dựng với mục đích kinh doanh, bán lẻ xăng dầu với quy trình kinh doanh xăng dầu như sau:
Hình 2 Quy trình kinh doanh xăng dầu Thuyết minh:
Nguyên liệu đầu vào của cơ sở là xăng dầu các loại được cơ sở nhập về từ các nhà phân phối xăng dầu bao gồm dầu Diesel 0,05 và xăng Ron 95
Xăng dầu nhập về sẽ được lưu chứa trong các bồn chứa với tổng sức chứa là 16 m 3 được đặt âm hoàn toàn, phương pháp chuyển dầu từ các xe bồn đến bể chứa bằng cách tự chạy từ oto xitec qua các họng nhập kín vào bể chứa, mỗi loại nhiên liệu sẽ có một bể chứa riêng biệt nhằm tránh việc rò rỉ nhiên liệu trong quá trình nhập Cửa hàng sẽ xuất bán cho các phương tiện bằng các cột bơm điện tử sử dụng điện lưu lượng xuất với lưu lượng xuất đạt 50 lít/phút.
Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở
3.1.1 Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang
Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-2024 của Công ty ngày…/…/2024 (đính kèm trong Phụ lục), bao gồm những người có tên trong bảng dưới đây:
Chức danh trong công ty
Chức danh trong BCH ƯPSCTD của Công ty Địa điểm làm việc
1 Dương Minh Đạt Giám đốc Trưởng ban Trụ sở công ty 0936433544
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp
Phó trưởng ban Trụ sở công ty 0912013330
Trưởng phòng Hành chính tổng hợp
Thành viên Trụ sở công ty 0916038347
Bảng 4 Danh sách Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Cổ phần
Thương mại Dầu khí Tiền Giang 3.1.2 Đội Ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (Cửa hàng xăng dầu Số 1) Đội ƯPSCTD của Cửa hàng xăng dầu Số 1 được thành lập theo Quyết định số …/QĐ-
2024 của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang ngày …/…/2024 (đính kèm trong Phụ lục), bao gồm những người có tên trong bảng dưới đây:
STT Họ và tên Chức vụ tại cơ sở
Chức vụ trong Đội ƯPSCTD của cơ sở Địa điểm làm việc Số điện thoại
1 Nguyễn Chánh Kiến Cửa hàng trưởng Đội trưởng CHXD Số 1 0907687509
2 Võ Thị Vân Nhân viên Thành viên CHXD Số 1 -
Bảng 5 Danh sách Đội Ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng xăng dầu Số 1 3.2 Phương tiện tham gia ứng phó hiện có của cơ sở
3.2.1 Hiện tại cửa hàng xăng dầu mới trang bị các phương tiện PCCC, bao gồm:
- Bình bột ABC: 4 bình Vị trí bố trí: Văn phòng cửa hàng và khu vực bán hàng
- Bình CO2: 3 bình Vị trí bố trí: Văn phòng cửa hàng
- Chăn: 2 cái Vị trí bố trí: Văn phòng cửa hàng
- Bể cát: thể tích 1 m 3 Vị trí bố trí: Đường bãi bê tông phía ngoài
- Ngoài ra cơ sở còn có thiết bị khác như: loa thông báo, biển cảnh báo và xô, chậu, xẻng dùng để chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra
3.2.2 Kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu:
- Trong Quý II năm 2024, cơ sở sẽ thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu như sau:
+ Tấm thấm dầu và hóa chất: Kích thước 40cm x 50cm Số lượng 100 tấm Khả năng thấm hút: 150 lít/100 tấm
+ Gối thấm dầu rơi vãi, rò rỉ trên nền sàn: Kích thước thông dụng: 30cm x 30cm hoặc 40cm x 40cm Số lượng 15 gối Khả năng thấm hút: 105 lít/15 gối
+ Phao quây thấm hút dầu tràn trên mặt nền xi măng (loại phao vừa quây tạo bờ, vừa có tác dụng thấm hút): Kích thước 10 cm x 600 cm Số lượng: 1 chiếc Khả năng thấm hút:
+ Bột làm sạch nền sàn: 4 gói x 0,5kg
+ Túi đựng chất thải: 2 cuộn
+ Khẩu trang bảo hộ KN95: 3 cái
+ Quần áo chống hóa chất dùng 1 lần: 3 bộ
+ Găng tay chống hóa chất: 3 cái
+ Chổi quét, bàn chải, xẻng hốt chất thải: 1 bộ
+ Tem dán trên thùng chứa: 2 chiếc
- Dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị: 5.000.000đ
3.3 Nguồn nhân lực bên ngoài tham gia phối hợp
Khi xảy ra sự cố tràn dầu vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, BCH ƯPSCTD của Công ty và Đội ƯPSCTD của cơ sở sẽ nhanh chóng báo cáo đến các lực lượng chức năng như sau:
STT Đơn vị chức năng Số điện thoại Địa chỉ
1 UBND Phường 1 0273 3841 663 12 Lý Tự Trọng, K1, Phường 1, Thị xã
Công 02733 842 494 Trần Hưng Đạo, TX Gò Gông, Tiền
3 Công an Thị xã Gò
Công 02733841515 149B ấp Long Hưng, xã Long Chánh, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
4 Ban Chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công 02733841517 ấp Thuận An, xã Long Thuận, Xã Long
Thuận, Thị xã Gò Công, Tiền Giang
5 Trung tâm Y tế Thị xã Gò Công 02733826435 Đường Nguyễn Văn Côn, KP1, Phường
3, Thị xã Gò Công, Tiền Giang
Số 371, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Tiền Giang
02733976758 Số 23 - Đường 30/4 - Phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Giang 02733873153 Số 23 - Đường 30/4 - Phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Bảng 6 Danh sách các đơn vị chức năng
Ngoài ra cơ sở cũng sẽ thông báo đến người dân địa phương xung quanh khu vực cửa hàng để được sự hỗ trợ ứng phó kịp thời.
Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao
4.1 Khu vực có khả năng gây tràn dầu
Hoạt động của Cửa hàng xăng dầu Số 1 là bán lẻ xăng, dầu các loại nên các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn xăng, dầu chủ yếu trong các hoạt động như nhập xăng dầu, lưu trữ xăng dầu và xuất bán xăng dầu Khu vực kinh doanh bán xăng dầu chỉ có phòng nghỉ cho nhân viên, không có phòng ở lưu trú và bếp ăn trong khu vực cửa hàng
4.1.1 Khu vực nhập xăng dầu (bãi nhập)
- Hoạt động: Nhập xăng dầu từ ô tô xi téc xuống các bể chứa
- Quy mô: Tùy thuộc vào số lượng xăng dầu nhập để kinh doanh nhưng không quá
- Lượng xăng dầu tràn tối đa: 16 m 3
- Hoạt động: Xuất bán xăng dầu tại các cột bơm
- Quy mô: 3 cột bơm, lưu lượng 50 lít/phút
- Lượng xăng dầu tràn tối đa: 1 m 3
4.1.3 Khu vực bể chứa xăng, dầu
- Hoạt động: Lưu trữ xăng dầu trong các bể chứa xăng dầu và đường ống công nghệ dẫn xăng dầu
- Quy mô: 3 bể với tổng dung tích 16 m 3
- Lượng xăng dầu tràn tối đa: 16 m 3
4.2 Nguyên nhân gây tràn dầu
- Cán bộ, công nhân của cửa hàng không tuân thủ các quy trình, quy phạm, nội quy trong việc xuất, nhập, bơm chuyển xăng dầu
- Sự phối hợp giữa công nhân với lái xe, nhân viên đo bể với lãnh đạo cửa hàng và người vận hành máy bơm không tốt trong thao tác kỹ thuật, vận hành máy bơm
- Công tác kiểm tra, bảo dưỡng tình trạng kỹ thuật tuyến ống không thường xuyên dẫn đến đứt ống mềm, thủng đường ống công nghệ
- Do hạn chế về tay nghề và kinh nghiệm công nhân trong quá trình vận hành máy bơm
- Không đo đạc, theo dõi thường xuyên mức chứa hàng
- Các phương tiện, ô tô trong quá trình tham gia vào chờ xuất, nhập va chạm vào xe đang tại cửa hàng xuất, nhập
- Do điều kiện tự nhiên gây nứt vỡ các bể chứa, hệ thống đường ống công nghệ dẫn từ bể sang các cột bơm
- Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện tượng, nổ bể, đường ống; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu tăng gây ra hiện tượng phụt bể chứa
4.3 Đặc tính hóa lý của xăng, dầu
- Trạng thái vật lý: Lỏng
- Màu: Sạch, trong, màu vàng hoặc xanh tùy thuộc vào loại xăng
- Điểm nóng chảy ( o C): Không phù hợp
- Mùi: Đặc trưng của xăng
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1): 3-4
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): 7,6
- Độ hòa tan trong nước: Không tan
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): 1,2
- Tỷ lệ hóa hơi (kg/l): 0,70
- Khối lượng riêng (kg/m3 ): Báo cáo
- Trạng thái vật lý: lỏng
- Màu sắc: sạch, trong, vàng nhẹ
- Mùi: mùi đặc trưng của DO
- Áp suất hóa hơi (mm Hg): < 1mmHg
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1): 5 – 6
4.3.3 Đánh giá khả năng tác động và phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian và thời gian trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu
- Khi sự cố tràn dầu xảy ra tại cửa hàng thì xăng dầu sẽ trải qua các quá trình như sau: quá trình loang dầu (theo độ dốc địa hình trên đất liền), quá trình bay hơi, quá trình phân hủy sinh học và quá trình tương tác dầu với đất Do đó, tùy thuộc vào vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, độ dốc địa hình, hướng gió tại thời điểm xảy ra sự cố tràn xăng dầu tại cửa hàng mà phạm vi ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu sẽ khác nhau:
+ Khu vực bên trong cửa hàng: toàn bộ các công trình bên trong cửa hàng và nhân viên bán hàng
+ Khu vực bên ngoài cửa hàng: chủ yếu là các đối tượng kinh tế-xã hội tại khu vực xung quanh cửa hàng với bán kính 200m, cụ thể: cơ sở hạ tầng của nhà dân và các hộ kinh doanh; ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, không khí; sức khỏe của người dân và tình hình an ninh-trật tự
- Một số tác động môi trường bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu:
+ Tác động môi trường bởi sự cố tràn dầu đối với môi trường đất: khi lượng xăng dầu tràn ra môi trường đất thì một phần bay hơi làm ô nhiễm môi trường không khí tại cửa hàng và khu vực xung quanh cửa hàng, một phần ngấm xuống đất nếu không được thu gom, xử lý triệt để thì lượng xăng dầu này càng ngấm sâu xuống dưới đất, không thể tự phân hủy và làm ô nhiễm môi trường đất, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các loại thực vật tại cửa hàng và xung quanh cửa hàng
+ Tác động môi trường bởi sự cố tràn dầu đối với nguồn nước ngầm: nếu lượng dầu tràn này đi vào nguồn nước ngầm sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nông nghiệp của người dân do sử dụng nguồn nước ngầm để tưới cây
+ Tác động môi trường bởi sự cố tràn dầu đối với sức khỏe nhân viên bán hàng và người xung quanh cửa hàng: xăng dầu thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi, thường làm ảnh hưởng đến tế bào máu, tế bào gan, thận, gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỉ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con) và gây tử vong nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao
+ Tác động môi trường bởi sự cố tràn dầu gây ra cháy nổ sẽ gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa hàng, gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhân viên, gây thiệt hại về tài sản, vật chất của nhân viên làm việc tại cửa hàng, cửa hàng, người dân xung quanh và hành khách.
Kết luận khả năng ứng phó của cơ sở
- Với tình hình thực tế tại cơ sở và việc trang bị theo kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết ứng phó sự cố tràn dầu ở mục 3.2.2, cơ sở sẽ đủ khả năng ứng phó sự cố tràn dầu với quy mô 500 lít xăng dầu (tương đương 0,5 m 3 xăng dầu)
- Đối với tình huống tràn dầu với quy mô lớn hơn 0,5 m 3 thìcơ sở cần có sự hỗ trợ từ các lực lượng chức năng có liên quan
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
Nguyên tắc ứng phó
- Sau khi tiếp nhận thông tin, cần đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó phù hợp với tình hình thực tế, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời hiệu quả;
- Báo cáo kịp thời theo quy định;
- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động cứu người bị nạn, bảo vệ môi trường;
- Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
Biện pháp ứng phó
- Khi phát hiện sự cố tràn dầu nhân viên của cửa hàng lập tức thông báo cho Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở thông qua các phương tiện từ đơn giản đến hiện đại như: la hét, thổi còi hoặc gọi điện thoại để thông tin báo cáo về vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, phạm vi và mức độ của sự cố tràn dầu
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD chỉ đạo thành viên Đội ƯPSCTD xác định tính chính xác của thông tin xảy ra sự cố tràn dầu tại cửa hàng
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD gọi điện thông báo tình hình sự cố đến BCH ƯPSCTD của Công ty (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 4)
- BCH ƯPSCTD của Công ty chỉ đạo Đội ƯPSCTD của cơ sở triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ)
- Đối với các trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng ứng phó của cơ sở, BCH ƯPSCTD của Công ty phối hợp cùng Đội ƯPSCTD phải ngay lập tức gọi điện báo cho: Văn phòng trực của BCH ƯPSCTD tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, UBND Tỉnh Tiền Giang, UBND Thị xã Gò Công, Ban chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công, Công an Thị xã Gò Công, Trung tâm y tế Thị xã Gò Công, UBND Phường 1, các sở, ban ngành liên quan biết và chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 6)
- Đội trưởng đội ƯPSCTD lập báo cáo nhanh để báo cáo cho cơ quan chức năng với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tối thiểu có đủ các nội dung sau:
+ Địa điểm, thời gian xảy ra sự cố
+ Tóm tắt diễn biến sự cố, nguyên nhân sơ bộ gây sự cố, loại hàng dầu tràn
+ Mức độ, quy mô, khối lượng dầu tràn và quy mô vùng bị dầu ảnh hưởng
+ Các phương tiện gây ra sự cố và đang có mặt tại vùng sự cố
+ Thiệt hại về người, tài sản
+ Các công tác khắc phục và ứng cứu ban đầu
+ Tình hình ứng cứu tại thời điểm báo cáo và hướng triển khai tiếp theo
+ Các đề nghị hỗ trợ cấp thiết
- Đội ƯPSCTD của cơ sở thông báo đến các khu vực lân cận để các đối tượng xung quanh và lân cận cùng các phương tiện sẵn có để chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố
3.2.1 Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn, dập cháy
Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố tràn dầu xảy ra, Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở phải sử dụng lực lượng tại chỗ nhanh chóng tắt nguồn điện và phân bổ nhân lực ngăn chặn nguồn dầu tràn (đóng van, khắc phục các vết rò, thủng của bể, téc, các phương tiện chứa dầu) và dập cháy (nếu có)
3.2.2 Khoanh vùng khu vực tràn dầu Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở chỉ đạo thành viên của Đội ƯPSCTD phối hợp với các cơ quan chức năng sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ đắp bờ đất, cát, đào rãnh khoanh vùng, gối thấm dầu, tấm thấm dầu, để ngăn chặn không cho dầu tràn ra môi trường, phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo, cảnh báo, sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm
3.2.3 Thu hồi dầu tràn Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở chỉ đạo Đội ƯPSCTD phối hợp với các cơ quan chức năng sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu để thu hồi dầu Báo cáo Văn phòng thường trực BCH ƯPSCTD tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý
3.3 Tổ chức khắc phục hậu quả và môi trường Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị chức năng và UBND nơi xảy ra sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định biện pháp và tổ
16 chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại (Theo quy định tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) Bảo đảm sức khỏe, đời sống an sinh của Nhân dân và an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.
Tổ chức sử dụng lực lượng
4.1 Lực lượng thông báo, báo động
Lực lượng thông báo, báo động chính là BCH ƯPSCTD của Công ty và Đội ƯPSCTD của cơ sở
Lực lượng tại chỗ chính là Đội ƯPSCTD của cơ sở Số thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở là 2 người
4.3 Lực lượng tăng cường Đối với sự cố tràn dầu lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, cửa hàng xăng dầu không đủ nhân lực, phương tiện, khả năng ứng phó thì Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở phải báo cáo nhanh về Văn Phòng thường trực BCH ƯPSCTD Tỉnh Tiền Giang; UBND tỉnh Tiền Giang; Sở Tài nguyên Môi trường; UBND Thị xã Gò Công; Ban chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công; Công an Thị xã Gò Công; Trung tâm Y tế Thị xã Gò Công; UBND Phường
1 và người dân địa phương xung quanh khu vực cửa hàng… để được hỗ trợ ứng phó từ các lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời từ các ban ngành chức năng (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 6)
4.4 Lực lượng khắc phục hậu quả Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị chức năng và UBND nơi xảy ra sự cố hỗ trợ khắc phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời sống an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.
DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Tình huống 1
- Trong khi đang nhập xăng dầu từ xe ô tô xi téc vào bể chứa của cửa hàng, xe ô tô téc bị bục, vỡ ống mềm dẫn đến dầu tràn ra môi trường (bãi nhập), chưa xảy ra cháy nổ và không có người bị thương
- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày
- Khối lượng: Khối lượng xăng hoặc dầu tràn ra ngoài khoảng 0,5 m 3 loang trên mặt bãi nhập
- Kết luận sơ bộ: Sự cố nằm trong khả năng ứng phó của cơ sở
- Khi phát hiện sự cố tràn dầu nhân viên của cửa hàng phối hợp với tài xế dừng ngay việc nhập hàng, sau đó lập tức thông báo bằng khẩu lệnh cho Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở về vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, phạm vi và mức độ của sự cố tràn dầu đang xảy ra
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở tiếp nhận thông tin, xác minh và lập tức thông báo cho BCH ƯPSCTD của Công ty thông qua điện thoại để nhận được chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 4)
- BCH ƯPSCTD của Công ty chỉ đạo Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở trở thành Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ)
- Thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở dùng loa thông báo đến các khu vực lân cận để các đối tượng xung quanh và lân cận cùng các phương tiện sẵn có để chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố
1.2.2 Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường nhanh chóng cắt điện cầu dao tổng của cửa hàng
- Chỉ huy ứng phó sự cố chỉ đạo cho Đội ƯPSCTD của cơ sở nhanh chóng trang bị bảo hộ như găng tay, quần áo, kính, mũ (tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu) và đóng các van có liên quan, sử dụng các dụng cụ để khắc phục vị trí bục vỡ để không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra các khu vực khác Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ
1.2.3 Cứu nạn và sơ tán
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường phân công thành viên của Đội ƯPSCTD cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn Đồng thời cho các phương tiện di dời ra khu vực an toàn, nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa gây cháy
- Thành viên của Đội ƯPSCTD triển khai đặt các biển báo hai phía vào ra cửa hàng, thông báo khu vực đang có sự cố tràn dầu để người, phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường qua cửa hàng xăng dầu không qua lại trong thời gian đang tổ chức ứng phó sự cố
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông thì Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường bố trí thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở thực hiện điều tiết giao thông (có parie cảnh báo) để
18 hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao thông không ra vào khu vực dầu tràn
1.2.4 Khoanh vùng khu vực dầu tràn
Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho thành viên của Đội ƯPSCTD của cơ sở thực hiện các biện pháp ngăn không cho xăng dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp tục chảy và loang rộng ra để cô lập vùng bị ô nhiễm như: đào rãnh, đắp bờ để ngăn chặn dầu tràn, kết hợp sử dụng dụng cụ của cửa hàng như phao quây thấm dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn… hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho Đội ƯPSCTD của cơ sở sử dụng các biện pháp để thu hồi dầu tràn như:
+ Đặt tấm thấm dầu, gối thấm dầu lên toàn bộ bề mặt khu vực tràn đổ để thấm hút và thu hồi dầu tràn đổ
+ Sử dụng máy bơm, xô chậu để hút đến mức thấp nhất các dầu tràn đổ Sau đó dùng các trang thiết bị như gối thấm dầu, tấm thấm dầu… hiện có tại cửa hàng để thu hồi toàn bộ chất lỏng từ dầu hoặc hóa chất trên bề mặt khu vực tràn đổ
1.2.6 Làm sạch khu vực dầu tràn
Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho Đội ƯPSCTD của cơ sở đổ các loại bột thấm dầu lên khu vực dầu tràn để thấm hút lượng dung dịch còn sót lại Sau đó sử dụng các loại chổi, bàn chải cứng chà nhiều lần để làm mặt sàn hoàn toàn sạch khô
1.2.7 Thu gom rác thải nhiễm dầu
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho Đội ƯPSCTD của cơ sở sử dụng chổi quét, xẻng hốt chất thải để triển khai tổ chức thu hồi rác thải dính dầu vào túi đựng chất thải và đựng ở các thùng chứa lưu trữ (tạm thời), sau đó đưa về nơi an toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường
- Tùy thuộc vào loại chất thải mà Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ bố trí các trang thiết bị phù hợp để đảm bảo khả năng lưu trữ an toàn, không gây rò rỉ và trộn lẫn các loại chất thải khác nhau
- Sau khi thu gom và lưu giữ an toàn các loại chất thải trong bao bì, thùng chứa Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ chỉ đạo Đội ƯPSCTD của cơ sở tập trung chất thải về khu vực lưu giữ an toàn trước khi chuyển giao cho các phương tiện của đơn vị đủ điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định
Tình huống 2
- Nhân viên bán hàng xuất xăng dầu từ hệ thống cột bơm cho khách hàng bị bục, vỡ ống mềm của cột bơm dẫn đến dầu tràn ra môi trường, chưa xảy ra cháy nổ và không có người bị thương
- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày
- Khối lượng: Khối lượng xăng hoặc dầu tràn ra ngoài khoảng 0,5 – 1 m 3 loang trên mặt cửa hàng xăng dầu
- Kết luận sơ bộ: Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ ứng phó
- Khi phát hiện sự cố tràn dầu nhân viên của cửa hàng lập tức thông báo bằng khẩu lệnh cho Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở về vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, phạm vi và mức độ của sự cố tràn dầu đang xảy ra
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở tiếp nhận thông tin, xác minh và lập tức thông báo cho BCH ƯPSCTD của Công ty thông qua điện thoại để nhận được chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 4)
- BCH ƯPSCTD của Công ty chỉ đạo Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở trở thành Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng đến hỗ trợ
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường ngay lập tức gọi điện báo cho: Văn phòng trực của BCH ƯPSCTD tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, UBND Tỉnh Tiền Giang, UBND Thị xã Gò Công, Ban chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công, Công an Thị xã Gò Công, Trung tâm y tế Thị xã Gò Công, UBND Phường 1, các sở, ban ngành liên quan biết và chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 6)
- Thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở dùng loa thông báo đến các khu vực lân cận để các đối tượng xung quanh và lân cận cùng các phương tiện sẵn có để chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố
2.2.2 Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn
- Trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng đến hỗ trợ, Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường lập tức dừng ngay việc bán hàng, nhanh chóng cắt điện cầu dao tổng của cửa hàng
- Chỉ huy ứng phó sự cố chỉ đạo cho thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở nhanh chóng trang bị bảo hộ như găng tay, quần áo, kính, mũ (tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu) và đóng các van có liên quan, khắc phục vị trí bục vỡ để không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra các khu vực khác Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ
2.2.3 Cứu nạn và sơ tán
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường phân công thành viên của Đội ƯPSCTD cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn Đồng thời cho các phương tiện di dời ra khu vực an toàn, nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa gây cháy
- Thành viên của Đội ƯPSCTD triển khai đặt các biển báo hai phía vào ra cửa hàng, thông báo khu vực đang có sự cố tràn dầu để người, phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường qua cửa hàng xăng dầu không qua lại trong thời gian đang tổ chức ứng phó sự cố
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông thì Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường bố trí thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở thực hiện điều tiết giao thông (có parie cảnh báo) để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao thông không ra vào khu vực dầu tràn Đồng thời thành viên này cũng chịu trách nhiệm đón lực lượng chức năng đến hỗ trợ ứng phó sự cố
2.2.4 Khoanh vùng khu vực dầu tràn
- Khi có lực lượng chức năng đến hỗ trợ thì người Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ là người được cơ quan chức năng phân công
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở báo cáo lại tình hình và công tác triển khai ứng phó sự cố cho Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường được cơ quan chức năng phân công
- Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp ngăn không cho xăng dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp tục chảy và loang rộng ra để cô lập vùng bị ô nhiễm như: đào rãnh, đắp bờ để ngăn chặn dầu tràn, kết hợp sử dụng dụng cụ của cửa hàng như phao quây thấm dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn… hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường
Tình huống 3
- Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện tượng, nổ bể, nứt, vỡ đường ống; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu tăng gây ra hiện tượng phụt bể chứa
- Thời điểm xảy ra: Vào ban ngày
- Khối lượng: Khối lượng xăng dầu tràn ra ngoài trên 10 m 3
-Kết luận sơ bộ: Bục vỡ téc chứa dầu, nguy cơ chảy tràn ra khu vực xung quanh rất lớn, nguy cơ cháy nổ cao Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ ứng phó
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở tiếp nhận thông tin báo cáo sự cố, xác minh và lập tức thông báo cho BCH ƯPSCTD của Công ty thông qua điện thoại để nhận được chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 4)
- BCH ƯPSCTD của Công ty chỉ đạo Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở trở thành Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng đến hỗ trợ
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường ngay lập tức gọi điện báo cho: Văn phòng trực của BCH ƯPSCTD tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, UBND Tỉnh Tiền Giang, UBND Thị xã Gò Công, Ban chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công, Công an Thị xã Gò Công, Trung tâm y tế Thị xã Gò Công, UBND Phường 1, các sở, ban ngành liên quan biết và chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 6)
- Thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở dùng loa thông báo đến các khu vực lân cận để các đối tượng xung quanh và lân cận cùng các phương tiện sẵn có để chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố
3.2.2 Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn
- Trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng đến hỗ trợ, Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường nhanh chóng cắt điện cầu dao tổng của cửa hàng
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở nhanh chóng trang bị bảo hộ như găng tay, quần áo, kính, mũ (tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu) nhanh chóng khắc phục vị trí bị rò rỉ để không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra các khu vực khác Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ
3.2.3 Cứu nạn và sơ tán
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường thông báo cho chính quyền địa phương chuẩn bị di dời trang thiết bị, vật nuôi của các hộ gia đình gần nơi có sự cố tràn dầu
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường phân công các thành viên của Đội ƯPSCTD cho những người không phận sự rời khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn Đồng thời cho các phương tiện di dời ra khu vực an toàn, nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa gây cháy
- Thành viên của Đội ƯPSCTD triển khai đặt các biển báo hai phía vào ra cửa hàng, thông báo khu vực đang có sự cố tràn dầu để người, phương tiện đang lưu thông trên tuyến đường qua cửa hàng xăng dầu không qua lại trong thời gian đang tổ chức ứng phó sự cố
- Nếu dầu tràn ra đường giao thông thì Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường bố trí thành viên Đội ƯPSCTD của cơ sở thực hiện điều tiết giao thông (có parie cảnh báo) để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, phương tiện giao thông không ra vào khu vực dầu tràn Đồng thời thành viên này cũng chịu trách nhiệm đón lực lượng chức năng đến hỗ trợ ứng phó sự cố
3.2.4 Khoanh vùng khu vực dầu tràn
- Khi có lực lượng chức năng đến hỗ trợ thì người Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ là người được cơ quan chức năng phân công
- Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở báo cáo lại tình hình và công tác triển khai ứng phó sự cố cho Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường được cơ quan chức năng phân công
- Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp ngăn không cho xăng dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp tục chảy và loang rộng ra để cô lập vùng bị ô nhiễm như: đào rãnh, đắp bờ để ngăn chặn dầu tràn, kết hợp sử dụng dụng cụ của cửa hàng như phao quây thấm dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn… hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Lãnh đạo Công ty (nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó)
- Chỉ đạo Phòng Hành chính tổng hợp xây dựng, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
- Hàng năm tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên tham gia tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực về công tác ứng phó sự cố tràn dầu Định kỳ tối thiểu 1 năm/1 lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở
- Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở
- Khi có sự cố tràn dầu xảy ra lãnh đạo Công ty phải nhanh chóng thông báo, báo cáo đến các cơ quan chức năng có liên quan và tổ chức lực lượng, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp ứng phó sự cố kịp thời, hiệu quả
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của cơ quan có thẩm quyền
- Chỉ đạo Phòng Tài chính Kế hoạch bảo đảm kinh phí chi trả cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, đồng thời bồi thường thiệt hại về môi trường, tài sản của Nhà nước và Nhân dân do cơ sở gây ra theo quy định của pháp luật
- Chỉ đạo Phòng Hành chính tổng hợp sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Lực lượng tiếp nhận cấp phát
2.1 Phòng Hành chính tổng hợp
- Xây dựng, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trực thuộc của công ty trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
- Thực hiện đầu tư mua sắm trang, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch được phê duyệt
- Đề xuất, tham mưu lãnh đạo Công ty tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu theo định kỳ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân viên, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó
- Sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định
2.2 Phòng Tài chính Kế hoạch
- Bố trí ngân sách bảo đảm cho hoạt động thường xuyên về công tác ứng phó sự cố tràn dầu và đầu tư mua sắm trang, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu được nêu trong Kế hoạch
- Bố trí ngân sách đảm bảo cho hoạt động đào tạo, diễn tập, tập huấn liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được nêu trong Kế hoạch
- Bố trí ngân sách đảm bảo cho việc chi trả kịp thời cho việc bồi thường các thiệt hại liên quan đến sự cố tràn dầu (nếu có).
Lực lượng bảo vệ tại cơ sở
Các nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở thường xuyên bảo dưỡng các trang thiết bị và kiểm tra các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở Kịp thời báo động đến Đội trưởng Đội ƯPSCTD khi có sự cố xảy ra.
Các phòng, ban, ngành khác có liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo nội dung của Kế hoạch này
- Huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó và khắc phục sự cố khi có lệnh của lãnh đạo Công ty
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Công ty về công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu
- Triển khai các thủ tục pháp lý có liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu và tham gia khắc phục hậu quả.
Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương
- Cơ sở tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội và ban, ngành địa phương để huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cùng tham gia tập huấn, diễn tập và ứng phó, khắc phục khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
Công tác đào tạo, diễn tập
- Để thực hiện tốt công tác ƯPSCTD, hàng năm Công ty cử Đội trưởng Đội ƯPSCTD của Cửa hàng xăng dầu Số 1 tham gia các khóa đào tạo nâng cao về công tác ƯPSCTD Đơn vị đào tạo có thể là các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương hoặc cơ sở sẽ liên hệ với Trung tâm ƯPSCTD khu vực Miền Nam hay các đơn vị có chuyên môn khác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu Các chương trình đào tạo và tập huấn phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng về ƯPSCTD để nâng cao kiến thức cũng như thực hành cho cán bộ tham gia khóa tập huấn
- Hàng năm Công ty cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn nội bộ cho nhân viên bán hàng về phương án ứng phó sự cố tràn dầu, phương án PCCC
- Sau khi được phê duyệt kế hoạch, Công ty sẽ quán triệt học tập đến tất cả cán bộ, nhân viên bán hàng tại Cửa hàng xăng dầu Số 1 để triển khai theo tình huống giả định của
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- Thời gian diễn tập: 1 năm/lần
- Địa điểm: Cửa hàng xăng dầu Số 1, Số 1 đường Trương Định, Phường 1, Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
- Nội dung diễn tập: Thực hiện một trong ba tình huống đã nêu trong Kế hoạch
- Nguồn lực tham gia diễn tập: Đội ƯPSCTD của Cửa hàng xăng dầu Số 1.
Cập nhật kế hoạch, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo
7.1 Cập nhật kế hoạch Để Kế hoạch được hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế, định kỳ hàng năm Cửa hàng xăng dầu Số 1 sẽ cập nhật kế hoạch ƯPSCTD cho phù hợp, với những nội dung chính như sau:
- Cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến ứng phó sự cố tràn dầu
- Rà soát cụ thể, thống kê lại các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác ứng phó SCTD và tình trạng sử dụng; số điện thoại của cán bộ, nhân viên bán hàng
- Các phương tiện, trang thiết bị (mới, hiện đại) phục vụ công tác ứng phó sự cố
- Kế hoạch diễn tập, đào tạo hàng năm;
- Cập nhật các thông tin thay đổi khác (nếu có)
Sau khi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng xăng dầu Số 1 được phê duyệt, Công ty sẽ thực hiện:
- Tuyên truyền, giáo dục CBCNV nâng cao trách nhiệm phòng ngừa và ứng phó SCTD
- Công ty đấu mối với các đơn vị cung cấp trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu và xây dựng kế hoạch tài chính để mua sắm các thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho Cửa hàng xăng dầu Số 1
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để chủ động phục vụ cho công tác ứng phó SCTD theo kế hoạch phê duyệt
- Định kỳ hàng năm tổ chức triển khai diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu theo các tình huống trong Kế hoạch cùng với phương án PCCC Dự kiến kinh phí diễn tập khoảng 4.000.000 đ/năm
- Chủ động ứng phó SCTD khi có sự cố xảy ra tại cửa hàng xăng dầu, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động của UBND tỉnh Tiền Giang
- Gửi tới tất cả các đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ trong việc ƯPSCTD để biết và có kế hoạch phối hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức ứng cứu, khắc phục khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO
Thông tin liên lạc
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, chỉ đạo: Sử dụng điện thoại, bộ đàm, thiết bị điện tử để tiếp nhận và xử lý thông tin
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:
+ Cung cấp số điện thoại liên lạc của BCH ƯPSCTD của Công ty và Đội ƯPSCTD của cơ sở cho các đơn vị có liên quan
+ Trang bị máy bộ đàm cho đơn vị tìm kiếm cứu nạn, tiếp cận hiện trường đầu tiên và người chỉ huy hiện trường để đảm bảo thông tin liên lạc.
Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, trang thiết bị hiện có của cơ sở và các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó, đồng thời đầu tư mua sắm trang thiết bị để bảo đảm cho dự phòng Khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở thì đề nghị Ban Chỉ huy ƯPSCTD tỉnh tăng cường nguồn lực, cấp bổ sung trang thiết bị để tham gia ứng phó có hiệu quả.
Bảo đảm vật chất các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
- Bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó và người dân trong khu vực xảy ra sự cố Cung cấp các nguồn ứng phó dự trữ
- Cung cấp hỗ trợ về: Thức ăn, nước uống, phương tiện tẩy rửa, nhiên liệu,… cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố.
Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn
Ứng cứu sự cố tràn dầu tại hiện trường cần phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho lực lượng ứng cứu:
- Trang bị bảo hộ lao động cho lực lượng ứng cứu tiếp xúc với dầu
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe cho lực lượng ứng cứu
- Phân luồng cho các phương tiện thủy, bảo vệ hiện trường
- Phòng chống cháy nổ khi đang ứng cứu
Liên hệ với Trung tâm Y tế thị xã trên địa bàn cử cán bộ, y bác sĩ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho người dân và lực lượng làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
TỔ CHỨC CHỈ HUY
BCH ƯPSCTD của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang
1.1 Trụ sở: Quốc lộ 1A, Ấp Quý Thạnh, Xã Tân Hội, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang
BCH ƯPSCTD của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-2024 ngày …/…/2024 (đính kèm trong phụ lục), bao gồm những người có tên dưới đây:
STT Họ và tên Chức danh trong công ty
Chức danh trong BCH ƯPSCTD của Công ty
1 Dương Minh Đạt Giám đốc Trưởng ban 0936433544
2 Nguyễn Thị Hồng Diễm Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Phó trưởng ban 0912013330
3 Trần Thị Diệp Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Thành viên 0916038347
Bảng 7 Danh sách Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu
- Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo trước các cơ quan chức năng về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu
- Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết Báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chức năng của các Sở, ngành để theo dõi, tổng hợp
- Theo dõi, tổ chức việc ứng phó, khắc phục sự cố theo phương án đã được xác định
- Bổ sung lực lượng, phương tiện cho lực lượng tham gia ứng phó.
Đội ƯPSCTD của cơ sở
2.1 Trụ sở: Cửa hàng xăng dầu Số 1, Số 1, Đường Trương Định, Phường 1, Thị xã
Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
2.2 Thành phần Đội ƯPSCTD của Cửa hàng xăng dầu Số 1 được thành lập theo Quyết định số …/QĐ-
2024 ngày …/…/2024 (đính kèm trong phụ lục), bao gồm những người có tên dưới đây:
STT Họ và tên Chức vụ tại cơ sở
Chức vụ trong Đội ƯPSCTD của cơ sở
1 Nguyễn Chánh Kiến Cửa hàng trưởng Đội trưởng 0907687509
2 Võ Thị Vân Nhân viên Thành viên -
Bảng 8 Danh sách Đội Ứng phó sự cố tràn dầu 2.2 Nhiệm vụ
2.2.1 Trách nhiệm của Đội ƯPSCTD
- Thông báo cho Đội trưởng đội ƯPSCTD về tình hình xảy ra sự cố tràn dầu trong phạm vi quản lý của cửa hàng
- Triển khai khẩn cấp phương án ứng cứu theo chỉ đạo của Chỉ huy hiện trường Khi được lệnh huy động, tất cả các thành viên Đội phải có mặt tại điểm tập trung đã quy định với tư thế sẵn sàng cho hoạt động ứng cứu
- Trực tiếp sử dụng các trang thiết bị ứng phó tràn dầu, sự cố cháy nổ của cơ sở;
- Tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý ô nhiễm môi trường sau sự cố theo quy định;
- Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về BCH ƯPSCTD của Công ty
2.2.2 Trách nhiệm của Đội trưởng Đội ƯPSCTD
Là người chỉ huy các hoạt động ứng cứu tại hiện trường cùng với lực lượng ứng cứu có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo công tác ứng phó sự cố tràn dầu theo quy trình ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt
- Liên hệ các cơ quan chức năng tại địa phương để được hỗ trợ kịp thời trong việc ứng phó sự cố tràn dầu
- Chỉ huy di tản từng phần hay toàn bộ các tài sản và con người khi cần
- Phổ biến tình hình và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đội ƯPSCTD theo chỉ đạo về chiến lược và phương pháp ứng cứu
- Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy tại hiện trường (trong trường hợp Chỉ huy hiện trường được cơ quan chức năng phân công)
- Thường xuyên báo cáo với Chỉ huy tại hiện trường về hiệu quả của công tác ứng cứu tràn dầu, đặc biệt khả năng lưu trữ dầu sau khi thu gom
- Nắm vững tình hình và yêu cầu Chỉ huy tại hiện trường hỗ trợ kịp thời khi cần thiết (dịch vụ ứng cứu tràn dầu, trang thiết bị )
- Sở TN&MT tỉnh Tiền Giang;
- Các cơ quan, ban, ngành có liên quan;
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI