MỤC LỤC
Điều kiện thời tiết của Thị xã Gò Công mang các đặc điểm chung của tỉnh Tiền Giang như: nền nhiệt cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc). Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho khu vực là sông Tiền qua các cửa lấy nước chính Xuân Hòa, Vàm Giồng, Long Uông, Rạch Già theo các trục dẫn chính: Xuân Hòa, Kênh 14 - Vàm Giồng, Trần Văn Dừng và Salicette. Nguồn nước mặt trên địa bàn thị xã Gò Công cũng khá phong phú, tuy nhiên do vấn đề biến đổi khí hậu một vài năm gần đây có xảy ra thiếu nước từ tháng 3 đến tháng 5, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Ngoài ra cơ sở còn có thiết bị khác như: loa thông báo, biển cảnh báo và xô, chậu, xẻng dùng để chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.
Sau khi ngăn chặn được nguồn dầu tràn và làm sạch hiện trường thì Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường có nhiệm vụ báo cáo đến các bên có liên quan – khi đó hoạt động của các phương tiện bơm xuất tại cửa hàng mới được phép tiếp tục hoạt động. - Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu theo mẫu số 1 kèm theo Kế hoạch này. - Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo (nếu có): thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu số 2 kèm theo Kế hoạch này;.
- Báo cáo kết quả kết thúc sự cố tràn dầu: thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó theo mẫu số 3 kèm theo Kế hoạch này;. - Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu số 4 kèm theo Kế hoạch này. Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ là người chịu trách nhiệm ra quyết định kết thúc các hoạt động ứng phó.
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường chỉ đạo cho Đội ƯPSCTD của cơ sở tổ chức làm sạch môi trường, vệ sinh sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu vực xảy ra sự cố. - Cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường do sự cố gây ra, điều tra thống kê các thiệt hại kinh tế và công tác xử lý làm sạch môi trường sau sự cố. Giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác đền bù thiệt hại (nếu có).
- Nhân viên bán hàng xuất xăng dầu từ hệ thống cột bơm cho khách hàng bị bục, vỡ ống mềm của cột bơm dẫn đến dầu tràn ra môi trường, chưa xảy ra cháy nổ và không có người bị thương.
- Cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường do sự cố gây ra, điều tra thống kê các thiệt hại kinh tế và công tác xử lý làm sạch môi trường sau sự cố; Giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác đền bù thiệt hại (nếu có). - Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện tượng, nổ bể, nứt, vỡ đường ống; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu tăng gây ra hiện tượng phụt bể chứa. -Kết luận sơ bộ: Bục vỡ téc chứa dầu, nguy cơ chảy tràn ra khu vực xung quanh rất lớn, nguy cơ cháy nổ cao.
Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ ứng phó. - Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở tiếp nhận thông tin báo cáo sự cố, xác minh và lập tức thông báo cho BCH ƯPSCTD của Công ty thông qua điện thoại để nhận được chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 4). - BCH ƯPSCTD của Công ty chỉ đạo Đội trưởng Đội ƯPSCTD của cơ sở trở thành Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng đến hỗ trợ.
- Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường ngay lập tức gọi điện báo cho: Văn phòng trực của BCH ƯPSCTD tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, UBND Tỉnh Tiền Giang, UBND Thị xã Gò Công, Ban chỉ huy Quân sự Thị xã Gò Công, Công an Thị xã Gò Công, Trung tâm y tế Thị xã Gò Công, UBND Phường 1, các sở, ban ngành liên quan biết và chỉ đạo xử lý tình huống (Theo danh mục số điện thoại tại Bảng 6).
+ Đặt tấm thấm dầu, gối thấm dầu lên toàn bộ bề mặt khu vực tràn đổ để thấm hút và thu hồi dầu tràn đổ. + Sử dụng máy bơm, xô chậu để hút đến mức thấp nhất các dầu tràn đổ. Sau đó dùng các trang thiết bị như gối thấm dầu, tấm thấm dầu… hiện có tại cửa hàng để thu hồi toàn bộ chất lỏng từ dầu hoặc hóa chất trên bề mặt khu vực tràn đổ.
- Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp với Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và các lực lượng chức năng sử dụng các loại bột thấm dầu lên khu vực tràn đổ để thấm hút lượng dung dịch còn sót lại. Sau đó sử dụng các loại chổi, bàn chải cứng chà nhiều lần để làm mặt sàn hoàn toàn sạch khô. - Đội ƯPSCTD của cơ sở phối hợp với Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường và các lực lượng chức năng sử dụng chổi quét, xẻng hốt chất thải để triển khai tổ chức thu hồi rác thải dính dầu vào túi đựng chất thải và đựng ở các thùng chứa lưu trữ (tạm thời), sau đó đưa về nơi an toàn để xử lý và làm sạch đảm bảo môi trường.
- Tùy thuộc vào loại chất thải mà Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ bố trí các trang thiết bị phù hợp để đảm bảo khả năng lưu trữ an toàn, không gây rò rỉ và trộn lẫn các loại chất thải khác nhau. - Sau khi thu gom và lưu giữ an toàn các loại chất thải trong bao bì, thùng chứa. Chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường sẽ chỉ đạo Đội ƯPSCTD của cơ sở tập trung chất thải về khu vực lưu giữ an toàn trước khi chuyển giao cho đơn vị đủ điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định (Danh sách các doanh nghiệp được cấp phép thu gom, xử lý dầu thải và chất thải nhiễm dầu được đính kèm trong phụ lục).
- Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo trước các cơ quan chức năng về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu. - Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết. - Thông báo cho Đội trưởng đội ƯPSCTD về tình hình xảy ra sự cố tràn dầu trong phạm vi quản lý của cửa hàng.
Khi được lệnh huy động, tất cả các thành viên Đội phải có mặt tại điểm tập trung đã quy định với tư thế sẵn sàng cho hoạt động ứng cứu. - Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về BCH ƯPSCTD của Công ty. - Chỉ đạo công tác ứng phó sự cố tràn dầu theo quy trình ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.
- Liên hệ các cơ quan chức năng tại địa phương để được hỗ trợ kịp thời trong việc ứng phó sự cố tràn dầu. - Phổ biến tình hình và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đội ƯPSCTD theo chỉ đạo về chiến lược và phương pháp ứng cứu. - Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy tại hiện trường (trong trường hợp Chỉ huy hiện trường được cơ quan chức năng phân công).
- Thường xuyên báo cáo với Chỉ huy tại hiện trường về hiệu quả của công tác ứng cứu tràn dầu, đặc biệt khả năng lưu trữ dầu sau khi thu gom.