Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên biển của cơ sở viết theo phụ lục II Quyết định 122021QĐTTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2021, ban hành quy chế hoạt động ứng phó tràn dầu. Nội dung cơ bản của báo cáo gồm các phần như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 1. Mục đích 1 2. Yêu cầu 2 II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 3 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3 1.1. Vị trí 3 1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn 3 2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở 4 3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở 7 3.1. Lực lượng, phương tiện của cơ sở 7 3.2. Lực lượng, phương tiện tham gia phối hợp 9 4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao 11 4.1 Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ trần dầu 11 4.2. Khu vực chịu tác động bởi sự cố tràn dầu 11 III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ 13 1. Tư tưởng chỉ đạo 13 2. Nguyên tắc ứng phó 13 3. Biện pháp ứng phó 14 3.1. Thông báo, báo động 14 3.2. Tổ chức triển khai ứng phó sự cố 15 3.3. Tổ chức khắc phục hậu quả 16 4. Tổ chức sử dụng lực lượng 18 IV. DỰ KIỀN TÌNH HUỒNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ 20 1. Tình huống tràn dầu trong quá trình nhập dầu 20 1.1. Mô tả tình huống 20 1.2. Biện pháp xử lý 20 2. Tình huống tràn dầu trong quá trình xuất bán dầu 22 2.1. Mô tả tình huống 22 2.2. Biện pháp xử lý 23 3. Tình huống tràn dầu tại nơi neo đậu chính của tàu 25 3.1. Mô tả tình huống 25 3.2. Biện pháp xử lý 25 4. Tình huống tràn dầu do sự cố cháy nổ 27 4.1. Mô tả tình huống 27 4.2. Biện pháp xử lý 27 V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 31 1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở 31 2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát 31 3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ 31 4. Các ban ngành của cơ sở 32 5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương 33 6. Công tác đào tạo, diễn tập 33 6.1. Công tác đào tạo, tập huấn 33 6.2. Diễn tập 33 7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo 34 VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM 35 1. Thông tin liên lạc 35 2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu 35 3. Bảo đám vật chất cho các đơn vị tham ứng phó, khắc phục hậu quả 36 4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn 36
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích
Công ty TNHH Hải Minh Group được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số
0601238864 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp đăng ký lần đầu ngày 13/09/2022 Nắm bắt được nhu cầu về dầu cho tàu của người dân xung quanh khu vực, Công ty đã quyết định đầu tư tàu dầu với số đăng ký NÐ 4081 để thực hiện dự án kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên mặt nước khu vực sông Ninh Cơ đoạn qua xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nhận thấy hoạt động kinh doanh xăng dầu của cơ sở bên cạnh việc đảm bảo cung cấp nguồn nhiên liệu cho các cá nhân có nhu cầu thì trong quá trình hoạt động có nguy cơ gây ra cháy nô và những tác động tiêu cực tới môi trường nói chung trong đó có tràn dầu Vì vậy việc đảm bảo an toàn là điều vô cùng quan trọng Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, các phương án phòng cháy chữa cháy thì việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố tràn dầu là hết sức cần thiết Do đó, Công ty TNHH Hải Minh Group lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên mặt nước tàu chở dầu số đăng ký NĐ 4081 với mục đích:
- Xây dựng tình huống ứng phó sự cố tràn dầu thực tế, chủ động phòng ngừa và sẵn sàng triển khai phương châm 4 tại chỗ:
- Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.
- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở để cán bộ, nhân viên của Công ty nói chung và tàu dầu nói riêng chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu khi xảy ra sự cố, cụ thể:
+ Kế hoạch dự kiến các tình huống tràn dầu có thể xảy ra; xây dựng quy trình cụ thê về tổ chức, chỉ đạo, các phương pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xảy ra Thông qua kế hoạch, CBCNV của tàu dầu nắm bắt và hiểu được toàn bộ quy trình tổ chức thông báo, chỉ đạo, chỉ huy khi có sự cố từ đó sẵn sàng và kịp thời ứng phó hiệu quả mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường; giảm thiệt hại tối đa tính mạng con người, tài sản của các đối tượng xung quanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
+ Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, đảo tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.
+ Bồ trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, xây dựng nội quy, quy trình phù hợp để phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu với phương châm 4 tại chỗ.
Yêu cầu
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty đảm bảo cung cấp các thông tin gồm:
- Thông tin chung về cơ sở, những hoạt động liên quan đến dầu và các sản phẩm dầu; Khu vực tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu, phạm vi ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu; Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu: Lực lượng, trang thiết bị ứng phó
- Tổng quát quá trình tổ chức lực lượng phương tiện ứng phó: Tư tưởng chỉ đạo; Nguyên tắc ứng phó; Biện pháp ứng phó; Tổ chức sử dụng lực lượng ứng phó; Hoạt động khắc phục và giải quyết hậu quả sau sự cố tràn dầu.
- Xây dựng được các tình huống giả định xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở và biện pháp xử lý tình huống.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể của Lãnh đạo chỉ huy, lực lượng tiếp nhận cấp phát, lực lượng tuần tra canh gác, các bộ phận khác, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và các tổ chức đoàn thể, xã hội tại địa phương trong ứng phó sự cố tràn dầu.
- Nêu các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo thông tin liên lạc,trang thiết bị, vật chất, y tế của Công ty ứng phó với sự cố tràn dầu.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Công ty TNHH Hải Minh Group có địa chỉ trụ sở chính tại xóm 1 Liên Minh, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Công ty hiện có đầu tư tàu dầu với số đăng ký NÐ 4081 để thực hiện dự án kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên mặt nước khu vực sông Ninh Cơ đoạn qua xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Vị trí: Khu vực neo đậu của tàu dầu số đăng ký NĐ 4081 thuộc khu vực mép bờ trái sông Ninh Cơ đoạn qua xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được giới hạn bởi các điểm có mốc toạ độ (theo hệ toạ độ VN-2000 kinh tuyến trục 105 o 30°, múi chiếu 3 o ) như sau:
Hình 1: Vị trí cửa neo đệu tèu dầu số đăng ký NĐ 4081 nhìn trên Google
Khu vực neo đậu thuộc mép bờ trái đoạn sông Ninh Cơ nằm giữa nhà thờ giáo họ Ninh Sa và phà Phú Lễ (cách nhà thờ giáo xứ Giáp Năm gần 0,5 km, cách bến phà Phú Lễ gần 2 km) Đoạn bờ trái sông (bờ khu vực tàu dầu neo đậu) là diện tích đất thuộc quyền quản lý hành chính của xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu), đoạn bờ phải sông (đối diện khu vực neo đậu của tàu dầu) là diện tích đất thuộc quyền quản lý hành chính của xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng.
Hình 2: Vị trí neo đậu tàu dầu so với các đối tượng xung quanh
1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Khí hậu, thủy văn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tràn dầu, đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng phương án và đầu tư trang thiết bị ƯPSCTD phù hợp Cụ thể:
Về đặc điểm khí hậu: Tàu dầu số đăng ký NÐ 4061 neo đậu tại khu vực mép bờ trái sông Ninh Cơ đoạn qua xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vì vậy nơi đây có những điều kiện khí hậu mang nét đặc trưng của tỉnh Nam Định như:
- Nhiệt độ trung bình năm đạt 24,2°C Tháng 5 đến tháng 9 đạt mực nhiệt cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 26,4°C đến 30,20C Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 là các tháng có nền nhiệt thấp với nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 15,1°C đến 18,1°C (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định năm 2022).
- Lượng mưa trung bình năm 2021 đạt mức 213mm nhiều hơn so với năm
2021 (năm 2021 đạt 185mm) Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, tháng
2 và tháng 12 là hai tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm trong đó tháng 12 lượng mưa trung bình tháng chỉ đạt 11mm Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 8, 9, 10, trong đó tháng 8 đạt mức cao nhất với 653 mm (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định năm 2022).
- Nam Định nằm ở phía Tây vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10) (Nguồn:Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh: Nam Định đến năm 2030 định hướng đến năm 2050) Những cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới cũng là nguồn gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu đối với cửa hàng.
Về chế độ thuỷ văn sông Ninh Cơ: Sông Ninh Cơ chiều đài 6l km, được tách ra từ sông Hồng giữa xã Trực Chính huyện Trực Ninh và xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường Sông chạy theo hướng đông bắc - tây nam, đỗ ra biển tại cửa Lạch Giang Sông cũng là địa giới giữa hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường ở phía bắc và giữa hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu ở phía nam Phía bắc sông uốn lượn hai khúc, còn phía nam đồ thẳng ra biển Trên sông Ninh Cơ có 2 trạm thuỷ văn là trạm Trực Phương gần sông Hồng và trạm Liễu Đề gần kênh Quần Liêu nối với sông Đáy Tại trạm Trực Phương mùa lũ đi từ tháng 6 đến tháng 11, cực đại vào tháng 8 Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5, cực tiểu vào tháng 3 Tại trạm Liễu Đề, theo xu hướng chung là càng gần biển mực nước càng thấp mùa lữ từ tháng 6 đến tháng 11, cực đại vào tháng 9 Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 (Nguồn: https:/www.baonamdinh.com.vn/).
Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở
- Tính chất: Công ty TNHH Hải Minh Group được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0601238864 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp đăng ký lần đầu ngày 13/09/2022.
Công ty hiện là chủ sở hữu của Tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 Hiện tàu được phép neo đậu tại khu vực mép bờ trái sông Ninh Cơ đoạn qua xã Hải Ninh,huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định theo công văn 2128/CĐTNĐ-QLKCHT ngày28/9/2022 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Ngoài ra tàu dầu số đăng ký
NÐ 4801 của Công ty cũng đã được Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Nam Định cấp chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 17/TD-PCCC ngày 15/02/2023; biên bản kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy ngày 17/4/2023 và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện: Tàu chở dầu MHH21-05 Hiện nay, tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục hồ sơ để đi vào hoạt động.
Hình 3: Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801
- Quy mô tàu chở dầu:
Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 được đăng ký phương tiện thủy nội địa theo tên chủ phương tiện là Công ty TNHH Hải Minh Group với Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa số 169/ĐK ngày 17/10/2023 do Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định câp là tàu chở dầu loại II có trọng tải toàn phần 63 tấn.
Thông số thiết kế cơ bản của Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801:
Chiều dài lớn nhất Lmax= 19,12 m;
Chiều dài thiết kế Ltk = 18,55 m;
Chiều rộng lớn nhất Bmax = 4,89 m;
Chiều rộng thiết kế Btk = 4,77 m;
Trọng tải toàn phần: 63 tấn;
Vùng hoạt động: Vùng SII
Khả năng khai thác lượng hàng 59 tấn.
- Đặc điểm tàu chở dầu: Tàu được chế tạo bằng vật liệu chính là thép; thân tầu, kết cấu vách, boong ngăn cách, cầu thang, vật liệu chèn bịt ngăn cháy đều làm bằng thép Các giải pháp thiết kế kết cầu tàu được thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế được phê duyệt Tàu gồm 2 phần: trên boong tàu chính và dưới boong tàu chính |
+ Trên boong chính được thiết kế các hạng mục chính lần lượt như sau:
Mũi tàu bố trí lắp đặt cột kéo mũi, tời neo quay tay, cột đèn mỗi Phần giữa tàu bế trí các nắp hầm hàng, hệ thống ống và cột thu hồi hơi, két dự trữ dầu và cột bơm trong đó nắp hầm hàng có tổng cộng 4 nắp (tương ứng với 04 khoang chứa ở phía dưới có vách ngăn với tổng thể tích khoảng 60m 3 , thể tích mỗi khoang chứa được 15 m 3 , các nắp hầm hàng đều được lắp gioăng cao su mới đảm bảo đóng kín và loại trừ tia lửa điện phát sinh khi mở và đóng nắp Tàu có 01 cột bơm với 01 vòi bơm, cột bơm kiểu SCB-06 Phần đuôi tàu bố trí buồng lái, buồng nghỉ thuyền viên và buồng bếp kho và phụ trợ trong đó buồng lái là nơi lắp đặt hệ thống máy chính điều khiển tàu.
+ Dưới boong chính được bố trí các khoang như khoang nước ngọt, buồng máy, khoang cách ly, khoang hàng, khoang mũi Có 2 khoang cách ly, một khoang phía sau khu vực khoang hàng để cách ly khoang hàng và buồng máy máy; một khoang ở phía trước khu vực khoang hàng dùng để cách ly khoang hàng và khoang mũi Trên mỗi khoang hàng có nắp hầm hàng với họng nhập.
Hệ thống van khóa, van thở, đường ống bơm dẫn xuất nhập dầu được thiết kế hợp lý để dẫn dầu từ tec chứa lên cột bơm.
- Các loại xăng, dầu hiện có: Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 chứa dầu DO là loại nhiên liệu cho các phương tiện, động cơ đốt trong.
- Quy trình nhập, xuất (mua, bán) dầu trên tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 như sau: sau khi cân đối lượng dầu cần nhập, Công ty sẽ lên đơn liên hệ với đơn vị cung cấp, đơn vị cung cấp sẽ vận chuyển đúng lượng dầu được yêu cầu và cho xe xitec chở đến đoạn đê mép bờ sông khu vực neo đậu của tàu dầu đã được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho phép neo đậu tại phạm vi vùng nước ĐTNĐ neo đậu phương, tiện thủy từ km01+310 đến km01+400 bờ trái sông Ninh Cơ theo công văn số 2128/CĐTNĐ-QLKCHT ngày 28/9/2022 và nhập cho tàu dầu của Công ty Dầu được nhập bằng họng kín từ xe xitec của đơn vị cung cấp vào các khoang chứa dầu dưới tàu sau đó bán cho khách hàng qua cột bơm điện tử Lượng dầu giao, nhận được xác định thông qua đồng hồ đo trên cột đo nhiên liệu.
Hình 4: Sơ đồ nhập, xuất dầu
+ Quy trình nhập hàng như sau:
Nhập dầu từ xe xitec của đơn vị cung cấp
Cột bơm điện tử Xuất bản
Tiếp nhận dầu thông qua cột đồng hồ: Bơm dầu trực tiếp qua dây (ống) sang két chứa dầu của tàu.
Lưu ý: Trong quá trình nhập dầu, tuyệt đối tuân thủ các quy định về nhập dầu của đơn vị cung cấp hàng.
+ Quy trình bán hàng như sau: Tàu dầu chỉ cung cấp dầu cho tàu thủy di chuyển qua đoạn sông khu vực neo đậu của tàu Dầu được xuất bán thông qua cột bơm điện tử bằng cách bơm dầu trực tiếp qua dây (ống) sang các két chứa dầu của tàu khách hàng Khi mua hàng, tàu khách hàng sẽ cập mạn sát vào tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 Khi hai tàu cập mạn thành công, tiến hành bơm dầu từ vòi bơm của tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 sang khoang nhiên liệu của tàu khách hàng; lượng hàng xuất bán hiện trên cột bơm điện tử Sau khi bơm đủ lượng hàng xuất bán, nhân viên bán hàng thu vòi bơm về vị trí cột bơm như ban đầu.Khi đảm bảo an toàn tàu khách hàng tiến hành tách mạn và tiếp tục di chuyển.Tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 neo đậu tại chỗ vị trí neo đậu.
Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở
3.1 Lực lượng, phương tiện của cơ sở a Lực lượng ứng phó
Lực lượng lao động trực tiếp là 4 người được chia thành các ca làm việc khác nhau Trong đó tại 01 ca làm việc thì tổng số lao động trực tiếp là 02 người Đây là lực lượng thường xuyên có mặt trên tàu dầu vì vậy là lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó khi xảy ra sự cố.
Căn cứ vào đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty và tàu dầu, Công ty đã thành lập Ban chỉ huy, Đội ứng phó sự cố tràn dầu với các thành viên là lao động trực tiếp trên tàu và nhân lực chủ chốt của Công ty gồm:
Bảng 1: Danh sách BCH, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị
Họ và tên Chức vụ trong đơn vị
Chức vụ trong BCH Số điện thoại
Ngoài ra, khi sự cố xảy ra Thuyền trưởng có trách nhiệm phối hợp với Công ty huy động lực lượng từ các tàu neo đậu hoặc đang hoạt động trong phạm vi gần nhất, người dân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh có trụ sở xung quanh khu vực tàu neo đậu để đảm bảo quá trình ứng phó được kịp thời hạn chế mức tối đa thiệt hại và tác động xấu có thể xảy ra. b Phương tiện ứng phó
Hiện tại tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 chưa được trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu Tuy nhiên, công ty dự kiến sẽ mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác ứng phó sự cố trong trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra.
Tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 đã được trang bị các phương tiện, thiết bị phục vụ PCCC cụ thể như sau:
Bơm chữa cháy lắp đặt tại buồng máy, là bơm hút khô lai máy chính có thông số H= 30m.c.n; Q= 15 m 3 /h dùng để cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống, máy bơm hoạt động đảm bảo theo quy định.
* Hệ họng nước chữa cháy
Trên tàu lắp đặt 01 họng nước trong buồng máy và 02 họng nước trên boong chính, kết nối hoàn thiện với máy bơm chữa cháy, tại các vị trí họng nước có đầy đủ lăng vòi chữa cháy, ngoài ra đường ống làm mắt mặt boong được lắp đặt hoàn thiện theo thiết kế.
Trang bị phương tiện cứu sinh, cứu nạn
+ Bố trí 01 bộ dụng cụ chữa cháy cá nhân (quần áo, ủng, găng tay chữa cháy, mũ, đèn xách tay).
+ Trang thiết bị cứu sinh gồm: 02 phao tròn cứu sinh có dây ném, 03 áo phao cứu sinh.
Phương tiện trang bị trên tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 đã được liệt kê tại danh mục các trang bị chữa cháy xách tay.
Bảng 2: Danh mục trang thiết bị chữa cháy xách tay
T Tên bình dụng cụ, thiết bị Đơn vị Số lượng Vị trí lắp đặt
1 Bình bọt xách tay loại 9 lít Bình 01 Tại buồng lái
2 Bình khí CO2 loại 6kg Bình 01 Tại buồng lái
3 Bình bọt xách tay loại 9 lít Bình 02 Tại boong chính
4 Bình bọt đẩy loại 45 lít Bình 01 Tại boong chính
5 Bình khí CO2 loại 6kg Bình 01 Tại buồng máy
6 Bình bọt xách tay loại 9 lít Bình 01 Tại buồng máy
7 Bình bọt xách tay loại 9 lít Bình 01 Tại buồng bơm dầu
8 Bình bọt xách tay loại 9 lít Bình 01 Tại buồng bếp
Bên cạnh đó trên tàu còn một số phương tiện cảnh báo tín hiệu, âm thanh gồm:
- Mạng thông tỉn vô tuyến; bộ đàm cầm tay (VHE), điện thoại di động.
- Thiết bị âm thanh, biển báo: Hệ thống loa pin cầm tay Nội quy, tiêu lệnh, biển cắm lửa về phòng cháy chữa cháy được niêm vết đầy đủ.
- Trên tàu lắp đặt hệ thống báo cháy bằng tay gồm 03 nút ấn báo cháy cưỡng bức và 03 chuông báo cháy, vị trí lắp đặt đúng thiết kế Tại thời điểm kiểm tra hệ thống báo cháy hoạt động tốt, tín hiệu chuông đèn rõ ràng.
3.2 Lực lượng, phương tiện tham gia phối hợp
Khi xảy ra sự cố tràn dầu vượt quá khả năng ứng phó của Công ty, Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của công ty nhanh chóng thông báo tới Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đồng thời liên hệ với các đơn vị chức năng khác (theo hướng dẫn của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nam Định) đề nghị hỗ trợ ứng phó sự cố khẩn cấp Danh sách các đơn vị chức năng gồm:
- Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu
+ Địa chỉ: Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Ủy ban nhân dân xã Hải Ninh
+ Địa chỉ: Xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng
+ Địa chỉ: Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phong
+ Địa chỉ: Xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định
+ Địa chỉ: Số 382 đường Điện Biên, phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam
+ Địa chỉ: Tổ 23 Lĩnh Nam, Hoàng mai, thành phố Hà Nội.
- Hoặc Chỉ cục đường thuỷ nội địa phía Bắc.
+ Địa chỉ Số 33 An Kim Hải, An Thái, An Dương, thành phố Hải Phòng. + Điện thoại 0225 357 1056
- Hoặc Công ty CP Quản lý đường sông số 5.
+ Địa chỉ số 50 Trần Bích San, Trần Quang Khải, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
+ Điện thoại đường dây nóng: 0228 364 9267
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định
+ Địa chỉ: Số 1A Trần Tế Xương, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Phòng cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Nam Định
+ Địa chỉ: Số 124 Trần Đăng Ninh, phường Cửa Bắc, TP Nam Định
- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tỉnh
+ Trụ sở chính địa chỉ: 114 Trần Đăng Ninh, phường Cửa Bắc, thành phố Nam Định Điện thoại 0228 384 9594 báo cháy 114
+ Trụ sở tại huyện Nghĩa Hưng: Thành An, xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0912 273 933.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
+ Địa chỉ: Số 2 đường Trần Quốc Toán, thành phố Nam Định
+ Điện thoại: Đường dây nóng: 115
- Trung tâm Quốc gia Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc
+ Địa chỉ: P Đông Hải 2 - Q Hải An - TP Hải Phòng.
Dự kiến các khu vực nguy cơ cao
4.1 Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ trần dầu
Trong quá trình hoạt động của tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 có một số nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu gồm:
- Tràn dầu trong quá trình nhập dầu từ xe xitec của đơn vị cung cấp sang Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 hoặc trong quá trình xuất dầu từ Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 sang phương tiện vận chuyên khác.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sự cố bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như do gặp sự cố va chạm mạnh giữa tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 và phương tiện nhập hoặc mua hàng của tàu gây bục và rò rỉ ngăn chứa dầu Nguyên nhân chủ quan có thể do trong quá trình vận hành lâu ngày không được kiểm tra bảo dưỡng, đường ống bị đóng cặn hoặc trong quá trình lắp đặt để cho vật cứng lọt vào phần bên trong của đường ống gây tắc đường ống khiến áp suất bơm tăng cao gây hiện tượng vỡ, bục đường ống bơm dẫn dầu;
- Tràn dầu trong quá trình tàu đang neo đậu, hoặc đang đỗ đậu.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sự cố bao gồm nguyên nhân khách quan vả nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan có thể kê đến như Tàu dầu số đăng ký NÐ 4801 va chạm với các tàu khác do giông bão Nguyên nhân chủ quan có thể kể đến như do nhà sản xuất không đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu chế tạo vỏ tàu hoặc vỏ thiết bị chứa nhiên liệu trong tàu, Công ty không tiến hành kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của tàu định kỳ, sau một thời gian sử dụng các bộ phận trên bị han gỉ, oxi hóa do nước biển khiến dầu bị trần, rò rỉ ra ngoài
4.2 Khu vực chịu tác động bởi sự cố tràn dầu
Các khu vực có thể bị tác động bởi sự cố tràn dầu của tàu vận chuyển dầu gồm: Khu vực vùng nước đoạn sông Ninh Cơ trong bán kính tối đa khoảng10km tính từ vị trí neo đậu của tàu; Hoạt động kinh tế xã hội diễn ra hai bên sông mà có sử dụng nguồn nước lấy từ đoạn sông Ninh Cơ xảy ra ô nhiễm.
- Tác động kinh tế - xã hội: Ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của người dân trong khu vực xung quanh khi có sự cố xảy ra.
+ Gây trở ngại cho vận tải sông;
+ Môi trường nước sông, phần diện tích đất bãi hai bên bờ sông bị ô nhiễm từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế của người dân có sử dụng tới nguồn nước sông cũng như quỹ đất bãi bồi ven sông.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
- Tác động môi trường: Gây ô nhiễm môi trường nước sông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh vật dưới nước, như sau:
+ Thay đôi màu, các chỉ tiêu hoá học của nước sông:
+ Tăng độc tố, tạo vắng trên bề mặt dẫn tới làm giảm ôxi và cản trở sự trao đổi nhiệt;
+ Làm chết các sinh vật sống:
Căn cứ vào nguồn nhân lực của Công ty cũng như khả năng tài chính của Công ty để trang bị trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho tàu dầu, Công ty nhận thấy:
+ Đơn vị có khả năng tự tổ chức, chỉ huy với lực lượng, phương tiện, thiết bị của đơn vị để triển khai ứng phó với những trường hợp dầu tràn đơn giản, lượng dầu tràn không lớn (khoảng dưới 1m 3 ) Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về công tác ứng phó của Công ty.
+ Trường hợp Giám đốc xét thấy sự cố xảy ra với lượng dầu tràn lớn mà nguồn nhân lực, vật lực của cơ sở không đáp ứng đủ để triển khai ứng phó hoặc sự cố xảy ra kết hợp theo yếu tế bất lợi khác gây khó khăn cho công tác ứng cứu như mưa bão lớn thì Công ty phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo với Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nam Định; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định để được chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
Tư tưởng chỉ đạo
“ Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”, cụ thể:
- Để chủ động phòng ngừa sự cố tràn dầu xảy, giám đốc Công ty cần chỉ đạo tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ như:
+ Xác định công tác phòng ngừa sự cố tràn dầu là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; lồng ghép với công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
+ Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ khoang chứa, đường ống công nghệ, cột bơm
- Công ty đã thành lập Ban Chỉ huy, Đội ứng phó tràn dầu của cơ sở đảm bảo lực lượng chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
Nguyên tắc ứng phó
- Tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu.
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
- Chủ động ứng phó gần nguồn dầu tràn để ngăn chặn, hạn chế dầu tràn ra môi trường Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa dầu tràn vào đường bờ để xác định thứ tự ưu tiên và tiến hành các biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
- Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
- Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.
Biện pháp ứng phó
- Người phát hiện sự cố tràn dầu phải thông báo ngay tới Thuyền trưởng đồng thời là Đội trưởng đội ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị.
- Đội trưởng có trách nhiệm phát tín hiệu báo động trên thông tin liên lạc VHF để các tàu trong khu vực được biết đồng thời thông báo cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của công ty Ban chỉ huy có trách nhiệm thông báo tới thành viên còn lại của Đội ứng phó và huy động toàn bộ nhân lực phương tiện, vật tư của công ty đến nơi xảy ra sự cố khẩn trương thực hiện công tác ứng phó.
- Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty lập tức báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định về quy mô của sự cố tràn dầu.
- Trường hợp xác định sự cố tràn dầu vượt quá khả năng kiểm soát của cơ sở: lập tức thông tin yêu cầu sự hồ trợ của các đơn vị cấp cao hơn; đồng thời báo cáo sự cố đến các cơ quan quản lý và các cơ quan có chức năng trong ứng phó sự cố tràn dầu đồng thời để nghị hỗ trợ chỉ đạo ứng cứu Cụ thể như sau:
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh:
+ Điện thoại đường dây nóng: 0228 3649267
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định:
- Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu:
- Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng:
- Công ty CP Quản lý đường sông số 5:
- Phòng cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Nam Định
3.2 Tổ chức triển khai ứng phó sự cố a Đối với sự cố tràn dầu cơ sở tự ứng phó
- Sau khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu, Trưởng ban chỉ huy lập tức có mặt tại hiện trường đề chỉ huy, triên khai thực hiện theo phương án.
- Ban chỉ huy, Đội ứng phó sự cố tràn dầu trên tàu phân công các thuyền viên thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên khắc phục sự cố Trong đó trưởng ban chỉ huy căn cứ vào quy mô của lượng dầu tràn, điều kiện thời tiệt chỉ đạo công tác ứng cứu:
+ Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (nếu có).
+ Dừng mọi hoạt động xuất/nhập dầu, tìm mọi biện pháp ngăn chặn lượng dầu tràn ra bên ngoài, nghiêm cấm mọi hành động gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa Triển khai phương án PCCC đã được công ty xây dựng.
+ Tổ chức thu gom dầu bằng mọi biện pháp như bơm hút, gạn vớt chứa vào phương tiện chuyên dùng, đưa về nơi an toàn để xử lý. b Đối với sự cố tràn dầu vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở
- Trong khi chờ các đơn vị ứng cứu, hỗ trợ khắc phục sự cố đến hiện trường Trưởng Ban chỉ huy ƯPSCTD của công ty trực tiếp chỉ huy toàn đội với các thiết bị, phương tiện sẵn có tham gia ứng cứu Cụ thể như sau:
+ Dừng mọi hoạt động kinh doanh, tìm mọi biện pháp ngăn chặn lượng dầu tràn ra bên ngoài, nghiêm cấm mọi hành động gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa Triển khai phương án PCCC đã được Cảnh sát PCCC phê duyệt phương án.
+ Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (nếu có), đồng thời báo động cho các phương tiện rời xa khu vực sự cố (đặc biệt là phía cuối dòng chảy) đảm bảo an toàn, có tín hiệu cấp cứu, còi tàu, hệ thống loa thông báo.
+ Huy động toàn bộ phương tiện, trang thiết bị của tàu dầu và những phương tiện đang hoạt động lân cận, phục vụ cho việc vận chuyển trang thiết bị ra ngay khu vực sự cố Phối hợp với các lực lượng gần nhất triển khai ứng cứu.
+ Căn cứ vào hướng dòng chảy, nhanh chóng triển khai phao quây, tìm mọi biện pháp ngăn không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm tiếp tục chảy và loang rộng ra môi trường.
+ Tổ chức thu gom dầu bằng mọi biện pháp như bơm hút, gạn vớt chứa vào phương tiện chuyên dùng, đưa về nơi an toàn đề xử lý.
- Sau khi các đơn vị chức năng tới địa điểm xảy ra sự cố, toàn bộ thành viên BCH, Đội ƯPSCTD của cổng ty nghe theo sự hướng dẫn chỉ đạo của đơn vị này.
3.3 Tổ chức khắc phục hậu quả
- Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty chỉ đạo thực hiện công tác thu dọn sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường:
+ Thu gom tập kết rác thải, dầu thu hồi: Dầu, nước lẫn dầu, rác lẫn dầu, và vật liệu ứng phó nhiễm dầu được tạm giữ vào các thùng chứa, đặt tại khu vực lưu trữ tạm trên mặt boong tàu được lót bạt phía dưới để tránh tình trạng dầu vương vãi.
Tổ chức sử dụng lực lượng
Việc tổ chức sử dụng lực lượng dựa theo tình hình thực tế căn cứ theo các bước triển khai ứng phó sự cố, cụ thể như sau:
- Xem xét chi phí xử lý sự cố.
- Thực hiện công tác đền bù Đánh giá tác động sau sự cố
Trưởng ban/Phó ban chỉ huy ƯPSCTD hoặc Đội trưởng Đội ƯPSCTD Công ty
Thông báo các cơ quan chức năng để chỉ đạo ứng cứu
Thông báo, điều động các đơn vị vây dầu, bơm hút dầu
Triển khai công tác ứng phó sự cố:
- Công tác vây dầu, thu gom dầu;
- Công tác phòng cháy chữa cháy;
- Công tác cứu hộ cứu nạn (nếu có);
- Báo cáo công tác ứng phó
Nhận thông tin sự cố
Thông báo a Thông báo, báo động
+ Lực lượng báo động: là thuyền trưởng và thuyền viên có mặt tại tàu. Công ty có trách nhiệm hướng dẫn, tập huấn báo động khẩn khi có sự cố tràn dầu xảy ra cho toàn thể CBCNV.
Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo tới BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty khi xác nhận sự cố xảy ra.
BCH có trách nhiệm thông báo tới thành viên còn lại của Đội ứng phó và các nhân viên trong công ty tới địa điểm xảy ra sự cố để kịp thời thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu.
Trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp, mức độ nguy hiểm cao vượt quá khả năng tự ứng cứu của cơ sở: Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty khi nhận được thông báo báo động có trách nhiệm liên hệ, yêu cầu trợ giúp khẩn cấp tới đơn vị chức năng Trường hợp sự cố xảy ra kèm hỏa hoạn hoặc có người bị thương, trưởng BCH của cơ sở phân công thành viên thông báo tới các đơn vị cứu hộ cứu nạn. b Lực lượng tại chỗ
+ Lực lượng tại chỗ bao gồm thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu Đây là lực lượng luôn có mặt tại tàu đồng thời là thành viên Đội ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị Ngoài ra thuyền trưởng đồng thời là đội trưởng đội ứng phó có trách nhiệm thông báo với Trưởng BCH, và trưởng BCH có nhiệm vụ huy động nhân lực của Công ty đến để bổ sung, phối hợp ứng cứu.
+ Ngoài ra khi phát hiện sự cố, thuyền trưởng theo sự chỉ đạo của trường BCH ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở sẽ huy động lực lượng xung quanh khu vực tàu neo đậu để đảm bảo ứng phó kịp thời.
- Lực lượng tăng cường: Trong trường hợp sự cố nằm ngoài khả năng tự ứng cứu của cơ sở, Công ty sẽ liên hệ với các đơn vị với các cơ quan như: Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường: được hỗ trợ ứng phó từ các lực lượng chức năng
- Khắc phục hậu quả: Ban chỉ huy, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty trong đó bao gồm các thuyền viên trên tàu là lực lượng chính thực hiện thu gom các vật liệu hấp thụ dầu, chất thải nhiễm dầu phát sinh từ sự cố và liên hệ với đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định Ngoài ra, Công ty có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng để khắc phục hậu quả của việc tràn dầu theo quy định.
DỰ KIỀN TÌNH HUỒNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Tình huống tràn dầu trong quá trình nhập dầu
Tràn dầu trong quá trình nhập dầu từ xe xitec của đơn vị cung cấp sang tàu dầu tại khu vực neo đậu của tàu
- Nguyên nhân: Do bục đường ống dẫn dầu từ xe xitec tới khoang chứa của tàu hoặc do nguyên nhân khách quan trong quá trình đậu đỗ để nhập hàng cho tàu dầu xe xitec bị phương tiện khác trên bờ va chạm hoặc tàu dầu bị tàu khác đang di chuyển dưới sông va chạm gây tràn dầu.
- Toàn bộ thuyền viên trên tàu an toàn
- Thời điểm xảy ra sự cố: ban ngày, thời tiết bình thường
- Sự cố được phát hiện kịp thời, không xảy ra sự cố cháy nổ, xác định được tương đối chính xác khối lượng tràn dầu.
- Hoạt động trong khu vực: Các hoạt động bình thường diễn ra.
- Khối lượng dầu tràn: khoảng dưới 200 lít
- Chiều dày dầu loang nhỏ hơn 2mm.
- Thông tin, báo cáo tình trạng được tiến hành khẩn trương, đúng quy định.
Sự cố được phát hiện kịp thời, khối lượng dầu tràn không lớn (khoảng dưới 200 lít) nằm trong khả năng tự ứng cứu của đơn vị.
Phương án ứng phó như sau:
* Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Khi có sự cố tràn dầu xảy ra với quy mô nhỏ (được giả định như trên), thì người phát hiện sự cố phải ngay lập tức thông tin thành viên còn lại trên tàu.
- Thuyền trưởng thông báo khẩn cấp cho BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty và thành viên còn lại của Đội ứng phó.
- Giám đốc đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của công ty có trách nhiệm huy động các thành viên của công ty tới hiện trường tham gia ứng phó.
* Họp ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu
Khi nhận được thông báo, Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty báo cho đồng chí phó ban cùng đến ngay nơi xảy ra sự cố.
Tại nơi xảy ra sự cố trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty tiến hành họp nhanh Ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ triển khai ứng phó.
* Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố
Trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty chỉ huy thuyền trưởng chỉ đạo các thành viên có mặt tại hiện trường lập tức triển khai trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu đã được trang bị, thực hiện lần lượt các bước đã được tập huấn theo trình tự nhanh - khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa lượng và diện tràn dầu.
- Dừng ngay hoạt động nhập hàng.
- Triển khai thực hiện thả phao quây tại 02 vị trí: (01) xung quanh khu vực đậu đỗ của xe xitec trên bờ, (02) xung quanh vị trị để đậu của tàu dưới mặt nước Trong trường hợp phao quây không đủ có thể căn cứ vào điều kiện địa hình trên bề mặt đỗ của xe xitec và hướng gió, hướng dòng chảy tại thời điểm đó để trải phao quây ngăn dầu lan rộng cho phù hợp.
- Đóng toàn bộ nắp hầm hàng, tắt các thiết bị, nguồn nhiệt, nguồn điện có thể gây cháy nổ |
- Nhanh chóng xác định vị trí gây tràn dầu ở ở đường ống dẫn hay xe xitec hay tàu dầu để bịt chắn tạm thời nhằm hạn chế thêm lượng dầu có thể chảy ra bên ngoài môi trường.
- Thông báo về sự cố trên thông tin liên lạc VHE để các tàu trong khu vực được biết.
- Liên hệ với các đơn vị có chuyên môn để hỗ trợ xử lý các bộ phận hỏng hóc gây tràn dầu.
- Công tác thu hồi dầu và làm sạch môi trường:
+ Sau khi cô lập dầu bằng phao quây, thực hiện hút dầu loang.
+ Sử dụng giấy thấm dầu đối với lớp dầu mỏng còn sót trên mặt nước hoặc trên mặt bến đỗ cảng cá.
- Khi lượng dầu tràn cơ bản đã được thu hồi, Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị:
+ Chỉ huy các thành viên thư hồi phương tiện hút dầu, giấy thấm dầu theo đúng quy định.
+ Chỉ huy làm sạch thành tàu bị dính dầu và vị trí đậu đỗ của xe xitec nơi có dầu tràn trước khi quấn phao quây, đảm bảo tàu và các đối tượng liên quan đã được làm sạch dầu loang và xử lý hoàn toàn váng dầu trên bề mặt phạm vi phao đã quây, tiến thành thu hồi các vật dụng ứng cứu (tiến hành thu phao quây cuối cùng khi đảm bảo mọi vật dụng đã được thu hồi và bề mặt nước không còn dầu váng).
+ Đảm bảo rác và trang thiết bị ứng bị nhiễm dầu được vận chuyển cho đơn vị chức năng thu gom và xử lý đúng quy định Liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC để thu gom, xử lý chất thải nguy hại sau khi xảy ra sự cố tràn dầu theo đúng quy định.
+ Sau khi sự cố kết thúc thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo trên thông tin liên lạc VHE để các tàu khác trong khu vực được biết.
+ Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị đồng thời là giám đốc công ty có trách nhiệm báo cáo toàn bộ quá trình đối với cơ quan có thẩm quyền biết.
+ Công ty đảm bảo tàu dầu phải được làm sạch, kiểm tra sửa chữa, tu sửa đảm bảo yêu cầu trước khi đưa trở lại hoạt động.
Tình huống tràn dầu trong quá trình xuất bán dầu
Tràn dầu xảy ra trong quá trình xuất bán dầu từ Tàu dầu số đăng ký NÐ
4081 sang phương tiện vận chuyển khác.
+ Nguyên nhân khách quan: Do gặp sự cố va chạm gây bục và rò rỉ ngăn chứa dầu.
+ Nguyên nhân chủ quan: Trong quá trình vận hành lâu ngày không được kiểm tra bảo dưỡng, đường ống bị đóng cặn hoặc trong quá trình lắp đặt để cho vật cứng lọt vào phần bên trong của đường ống gây tắc đường ống khiến áp suất bơm tăng cao gây hiện tượng vỡ, bục đường ống bơm dẫn dầu:
- Toàn bộ thuyền viên trên tàu an toàn
- Thời điểm xảy ra sự cố: ban ngày, thời tiết bình thường.
- Sự cố được phát hiện kịp thời, không xảy ra sự cố cháy nổ, xác định được tương đối chính xác khối lượng tràn dầu.
- Hoạt động trong khu vực: Các hoạt động bình thường diễn ra.
- Khối lượng dầu tràn: khoảng 200 lít
- Chiều dày dầu loang nhỏ hơn 2mm.
- Thông tin, báo cáo tình trạng được tiến hành khẩn trương, đúng quy định.
Sự cố được phát hiện kịp thời, khối lượng dầu tràn không lớn (khoảng
200 lít) nằm trong khả năng tự ứng cứu của đơn vị.
Phương án ứng phó như sau:
* Tiếp nhân thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Khi có sự cố tràn dầu xảy ra với quy mô nhỏ (được giả định như trên), thì người phát hiện sự cố phải ngay lập tức thông tin thành viên còn lại trên tàu.
- Thuyền trưởng thông báo khẩn cấp cho BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty và thành viên còn lại của Đội ứng phó.
- Giám đốc đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của công ty có trách nhiệm huy động các thành viên của công ty tới hiện trường tham gia ứng phó.
* Họp ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu
Khi nhận được thông báo, Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty báo cho đồng chí phó ban cùng đến ngay nơi xảy ra sự cố.
Tại nơi xảy ra sự cố, trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty tiến hành họp nhanh Ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ triển khai ứng phó.
* Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố
Trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty chỉ huy thuyền trưởng chỉ đạo các thành viên có mặt tại hiện trường lập tức triển khai trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu đã được trang bị, thực hiện lần lượt các bước đã được tập huấn theo trình tự nhanh - khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa lượng và diện tràn dầu.
- Dừng ngay hoạt động bán hàng.
- Triển khai thực hiện thả phao quây theo hướng dầu tràn để hạn chế dầu loang rộng ra dòng sông theo hướng dòng chảy.
- Đóng toàn bộ nắp hầm hàng, tắt các thiết bị, nguồn nhiệt, nguồn điện có thể gây cháy nổ.
- Nhanh chóng xác định vị trí bục vỡ của ngăn chứa dầu hoặc đường ống dẫn dầu bịt chắn tạm thời.
- Thông báo về sự cố trên thông tin liên lạc VHF để các tàu trong khu vực được biết.
- Liên hệ với các đơn vị có chuyên môn để hỗ trợ xử lý phần khoang chứa hoặc phần ống dẫn bị bục.
- Công tác thu hồi dầu và làm sạch môi trường:
+ Sau khi cô lập dầu bằng phao quây, thực hiện hút dầu loang trên mặt nước.
+ Sử dụng giấy thấm dầu đối với lớp dầu mỏng còn sót trên mặt nước.
- Khi lượng dầu tràn cơ bản đã được thu hồi, Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị.
+ Chỉ huy các thành viên thu hồi phương tiện hút dầu, giấy thấm dầu theo đúng quy định.
+ Chỉ huy làm sạch thành tàu bị dính dầu trước khi quấn phao quây, đảm bảo tàu đã được làm sạch dầu loang và xử lý hoàn toàn váng dầu trên bề mặt phạm vi phao đã quây, tiến hành thu hồi các vật dụng ứng cứu (tiến hành thu phao quây cuối cùng khi đảm bảo mọi vật dụng đã được thu hồi và bề mặt nước không còn dầu váng).
+ Đảm bảo tàu xảy ra sự cố và các vật dụng tham gia ứng cứu được đưa về bờ an toàn.
+ Đảm bảo rác và trang thiết bị ứng bị nhiễm dầu được vận chuyển cho đơn vị chức năng thu gom và xử lý đúng quy định Liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC để thu gom, xử lý chất thải nguy hại sau khi xảy ra sự cố tràn dầu theo đúng quy định.
+ Sau khi sự cố kết thúc thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo trên thông tin liên lạc VHE để các tàu khác trong khu vực được biết.
+ Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị đồng thời là giám đốc Công ty có trách nhiệm báo cáo toàn bộ quá trình đối với cơ quan có thẩm quyền biết.
+ Công ty đảm bảo tàu dầu phải được kiểm tra sửa chữa, tu sửa đảm bảo yêu cầu trước khi đưa trở lại hoạt động.
Tình huống tràn dầu tại nơi neo đậu chính của tàu
Bục, rò rỉ dầu tại khoang chứa của tàu dầu
+ Nguyên nhân khách quan: Do tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 va chạm với các tàu khác do giông bão.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do nhà sản xuất không đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu chế tạo vỏ tàu hoặc vỏ thiết bị chứa nhiên liệu trong tàu, Công ty không tiến hành kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của tàu định kỳ, sau một thời gian sử dụng các bộ phận trên bị han gỉ, oxi hóa do nước biển khiến dầu bị tràn, rò rỉ ra ngoài
- Thời điểm xảy ra sự cố: ban đêm.
- Hoạt động trong khu vực: không có
- Khối lượng dầu tràn: khoảng 700 lít.
Sự cố xảy ra ban đêm lượng dầu tràn không lớn lắm (khoảng 700 lít) tuy nhiên do có mưa bão dẫn tới dầu loang nhanh, khó kiểm soát vượt qua khả năng tự ứng cứu của Công ty vì vậy Công ty cần có sự trợ giúp từ các đơn vị chức năng Các công việc triển khai ứng phó cụ thê gồm:
* Tiếp nhân thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Khi có sự cố tràn dầu xảy ra với quy mô nhỏ (được giả định như trên), thì người phát hiện sự cố phải ngay lập tức thông tin thành viên còn lại trên tàu.
- Thuyền trưởng thông báo khẩn cấp cho BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty và thành viên còn lại của Đội ứng phó.
- Giám đốc đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của công ty có trách nhiệm huy động các thành viên của công ty tới hiện trường tham gia ứng phó.
* Họp ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu
Khi nhận được thông báo, do sự cố xảy ra ngoài khả năng ứng phó của công ty cần có sự hỗ trợ kịp thời để hạn chế mức tối đa dầu loang rộng vì vậy
Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty họp khẩn với đồng chí phó ban, phân công nhiệm vụ triển khai ứng phó cụ thê:
- Chỉ huy 1 thành viên thông báo sự cố đến Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đồng thời theo sự hướng dẫn của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh liên hệ tới các đơn vị chức năng khác đề nghị hỗ trợ khẩn cấp như Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Hải Hậu, UBND xã Hải Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Công ty CP Quản lý đường sông số 5 (thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) là đơn vị có nhiệm vụ quản lý và bảo trì đường thủy nội địa một số tuyến sông trong đó có đoạn sông Ninh Cơ phạm vi tàu neo đậu, Phòng cảnh sát giao thông - công an tỉnh Nam Định
- Huy động lực lượng từ tàu thuyền phạm vi khu vực gần nhất hoặc người dân, đơn vị có trụ sở gần khu vực xảy ra sự cố đề nghị phối hợp ứng cứu khẩn cấp.
* Tổ chức lực lương ứng phó sự cố
- Giám đốc Công ty đồng thời là Trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty chỉ huy thuyền trưởng chỉ đạo các thành viên có mặt tại hiện trường lập tức triển khai trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu đã được trang bị, thực hiện lần lượt các bước đã được tập huấn theo trình tự nhanh - khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa lượng và diện tràn dầu Cụ thể như sau:
+ Xác định cụ thể phạm vi dầu loang, huy động tối đa (nếu có thể) phương tiện (phao quây hoặc vật dụng có thể nổi trên mặt nước ngăn cho dầu không loang rộng) khoanh vùng phạm vi dầu loang.
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến loang dầu, tìm mọi biện pháp nhằm hạn chế tạm thời vị trí dầu loang.
+ Huy động nhân lực, vật lực thu hồi tối đa lượng dầu tràn.
- Khi đơn vị ứng cứu đến hiện trường, Giám đốc Công ty nhường quyền chỉ huy cho BCH ƯPSCTD của đơn vị ửng cứu và tuân thủ theo mọi hiệu lệnh, chỉ đạo của Ban này.
- Lực lượng ứng phó cơ sở có nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp cùng với Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị ứng cứu liên quan và chính quyền địa phương để triển khai nhân lực, phương tiện trang thiết bị để ứng phó kịp thời.
+ BCH, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty có trách nhiệm phối hợp với đơn vị hỗ trợ ứng phó làm sạch môi trường, thu dọn hiện trường.
+ Công ty có trách nhiệm thu gom vả xử lý chất thải nhiễm dầu theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC để thu gom, xử lý chất thải nguy hại sau khi xảy ra sự cố tràn dầu theo đúng quy định.
+ Giám đốc Công ty có trách nhiệm nhiệm báo cáo toàn bộ quá trình xảy ra sự cố và công tác ứng cứu sự cố tràn dầu với cơ quan có thẩm quyền.
+ Công ty phối hợp với với các đơn vị chuyên môn thực hiện việc đánh giá, xác định mức độ thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra.
Tình huống tràn dầu do sự cố cháy nổ
Tàu đang đỗ tại khu vực neo đậu thì xảy ra sự cố cháy nổ do một số nguyên nhân như chập điện, đun nấu trên tàu,
- Thời điểm xảy ra sự cố: ban ngày.
- Thuỷ triều: thời điểm thuỷ triều tĩnh.
- Hoạt động trong khu vực: không có
- Khối lượng dầu tràn: dưới l m 3
Dự kiến khả năng lan chuyền của đám cháy, ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy: Khi xảy ra cháy nổ, đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 Do tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 đang tích trữ dầu nên ngọn lửa phát triển rất nhanh và mạnh Nếu thời gian cháy tự do dài, đám cháy sẽ nhanh chóng phát triển, lan ra các tàu đậu xung quanh Khi quá trình đám cháy được dập tắt còn khoảng dưới l m 3 dầu có nguy cơ tràn ra môi trường xung quanh.
4.2 Biện pháp xử lý Ưu tiên cho việc cứu người và đập tắt sự cố cháy nổ trước, sau đó sẽ xử lý sự cố tràn dầu (nếu có) xảy ra với thời gian là ban ngày lượng dầu tràn không lớn lắm (dưới 1 m 3 ) tuy nhiên sự cố cháy nổ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của các thành viên và tài sản trên tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 cũng như các tàu đeo nậu tại khu vực vì vậy Công ty cần có sự trợ giúp từ các đơn vị chức năng. Các công việc triển khai ứng phó cụ thể gồm:
* Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Khi có sự cố cháy nổ trên tàu đồng thời với lượng tràn dầu xảy ra được giả định như trên, thì người phát hiện sự cố phải ngay lập tức thông tin thành viên còn lại trên tàu như hô hào, dùng kẻng, còi báo động, nhanh chóng rời khỏi tàu đang xảy ra sự cố cháy nổ.
- Thuyền trưởng thông báo khẩn cấp cho BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty và thành viên còn lại của Đội ứng phó
- Giám đốc đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của công ty có trách nhiệm huy động các thành viên của công ty tới hiện trường tham gia ứng phó.
- Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của công ty nhanh chóng thông báo tới Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đồng thời liên hệ với các đơn vị chức năng khác (theo hướng dẫn của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nam Định) đề nghị hỗ trợ ứng phó sự cố khẩn cấp.
Khi nhận được thông báo, Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty có mặt tại sự cố cháy nổ là người chỉ huy chữa cháy nổ sẽ ưu tiên cho việc cứu người bị nạn (nếu có) và khắc phục sự cố cháy nổ theo các bước sau:
- Hướng dẫn mọi người trong khu vực xảy ra cháy nổ và các khu vực lân cận ra khỏi nơi nguy hiểm.
- Tổ chức cứu người bị nạn trong đám cháy nổ và khu vực lân cận (nếu có).
- Huy động tất cả thành viên của Công ty, các thành viên trong BCH ứng phó sự cố tràn dầu và những người có mặt ở xung quanh đến ngay hiện trường tổ chức sử dụng các bình chữa cháy hiện có (bình bột, bình CO2, ) để chữa cháy, hạn chế cháy lan, cháy lớn.
- Nhanh chóng điều động nhân viên trong Công ty triển khai máy bơm công suất cao lấy nước từ sông Ninh Cơ để khống chế đám cháy.
- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển các tài sản trong đám cháy và khu vực xung quanh ra khu vực an toàn (nếu có).
- Liên hệ ngay với Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để được trợ giúp khẩn cấp đồng thời nhanh chóng liên lạc số 114 báo cho lực lượng chữa cháy và cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp đến chữa cháy nổ đồng thời nhanh chóng gọi điện thông báo tới các đơn vị chức năng gồm: Ủy ban nhân dân xã Hải Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu, Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phong, Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tỉnh,Phòng cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Nam Định
- Khi lực lượng của cơ quan chức năng đến thì nhường quyên chỉ huy cho lực lượng chức năng đồng thời phối hợp để đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản mang ra từ đám cháy và bảo vệ hiện trường,
- Khi lực lượng của cơ quan chức năng đến hiện trường nơi xảy ra sự cố cháy nổ, người chỉ huy chữa cháy nổ tại chỗ là Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty có nhiệm vụ báo cáo tình hình diễn biến xảy ra sự cố cháy nổ cho chỉ huy như vị trí cháy nổ, chất cháy nổ, số người bị nạn (nếu có),
- Sau khi sự cố cháy nổ được khống chế phải phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ tốt hiện trường nơi xảy ra sự cố cháy nổ.
* Đối với sự cố tràn dầu xảy ra
Sau khi sự cố cháy nổ được dập tắt hoàn toàn, được sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, Giám đốc Công ty đồng thời là trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty họp khẩn với đồng chí phó ban, phân công nhiệm vụ triển khai ứng phó cụ thể:
- Chỉ huy 1 thành viên thông báo sự cố đến Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đồng thời theo sự hướng dẫn của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh liên hệ tới các đơn vị chức năng khác đề nghị hỗ trợ khẩn cấp như Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định, UBND huyện Hải Hậu, UBND huyện Nghĩa Hưng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Công ty CP Quản lý đường sông số 5 (thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) là đơn vị có nhiệm vụ quản lý và bảo trì đường thủy nội địa một số tuyến sông trong đó có đoạn sông Ninh Cơ phạm vi tàu neo đậu, Phòng cảnh sát giao thông - công an tỉnh Nam Định
- Huy động lực lượng từ tàu thuyền phạm vi khu vực gần nhất hoặc người dân, đơn vị có trụ sở gần khu vực xảy ra sự cố đề nghị phối hợp ứng cứu khẩn cập.
* Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố
- Giám đốc Công ty đồng thời là Trưởng BCH ứng phó sự cố tràn dầu củaCông ty chỉ huy thuyền trưởng chỉ đạo các thành viên có mặt tại hiện trường lập tức triển khai trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu đã được trang bị, thực hiện lần lượt các bước đã được tập huấn theo trình tự nhanh - khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa lượng và diện tràn dầu Cụ thể như sau:
+ Xác định cụ thể phạm vi dầu loang, huy động tối đa (nếu có thể) phương tiện (phao quây hoặc vật dụng có thể nổi trên mặt nước ngăn cho dầu không loang rộng) khoanh vùng phạm vi dầu loang.
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến loang dầu, tìm mọi biện pháp nhằm hạn chế tạm thời vị trí dầu loang.
+ Huy động nhân lực, vật lực thu hồi tối đa lượng dầu tràn.
- Khi đơn vị ứng cứu đến hiện trường, Giám đốc Công ty nhường quyền chỉ huy cho BCH ƯPSCTD của đơn vị ứng cứu và tuân thủ theo mọi hiệu lệnh, chỉ đạo của Ban này.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Lãnh đạo chỉ huy cơ sở
- Giám đốc Công ty đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của cơ sở có nhiệm vụ chỉ đạo chung các hoạt động liên quan đến sự cố ứng phó tràn dầu, báo cáo các cơ quan liên quan về tính chất, hậu quả và mức độ ảnh hưởng của sự cố tràn dầu của Công ty Trưởng ban có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các hoạt động liên quan đến sự cố ứng phó như: xác định khối lượng dầu tràn, chỉ đạo kỹ thuật viên xử lý sơ bộ khi có tình huống xảy ra, liên hệ với các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện.
- Phó trưởng ban chỉ huy có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo thành viên của Đội ứng phó vận chuyển các thiết bị ứng phó từ nơi lưu giữ ra hiện trường khu vực xảy ra sự cố.
+ Đề xuất phương án ứng phó với trưởng ban.
- Đội trưởng đội ƯPSCTD có nhiệm vụ:
+ Đề xuất mua sắm hoặc bổ sung trang thiết bị ứng phó sự cố với Trưởng BCH.
+ Triển khai công tác ứng cứu, công tác cứu hộ cứu nạn, lập biên bản hiện trường, Trực ứng cứu hiện trường; báo cáo thường xuyên công tác ứng cứu.
+ Thường xuyên kiểm tra an toàn tàu, đề xuất với Giám đốc Công ty định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng tàu, khoang chứa, cột bơm.
Lực lượng tiếp nhận cấp phát
- Trưởng BCH và Đội trưởng Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận trang thiết bị cần thiết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu từ các lực lượng hỗ trợ ngoài công ty.
- Trưởng BCH và Đội trưởng Đội ứng phó sự cố tràn dầu có trách nhiệm chỉ huy cấp phát trang thiết bị (sẵn có và được hỗ trợ) để thực công tác ứng phó trong trường hợp sự cố xảy ra trong khả năng tự ứng phó của cơ sở.
- Trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra ngoài khả năng ứng phó của cơ sở,mọi sự điều động nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị đều được tuân theo sự chỉ đạo từ BCH ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị chức năng.
Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ
Toàn bộ thành viên trên tàu đều có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho tàu bao gồm:
+ Thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy nổ trên tàu.
+ Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh tàu, đảm bảo tàu luôn gọn gàng, sạch sẽ tránh nguy cơ cháy lan từ ngoài vào.
Nếu có sự cố xảy ra, lực lượng bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố có trách nhiệm hướng dẫn lực lượng ra vào tham gia ứng phó sự cố tràn dầu Thông báo hướng dẫn sơ tán tàu thuyền không nhiệm vụ rời khỏi khu vực xảy ra sự cố Bảo vệ an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố.
Các ban ngành của cơ sở
- Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của công ty có nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó sự cố tràn dầu khi có sự cố xảy ra.
+ Huy động lực lượng của Công ty để khắc phục sự cố tràn dầu, xử lý môi trường sau sự cố.
+ Chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh khi sự cố vượt khả năng ứng phó của Công ty.
+ Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập + Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác ƯPSCTTD.
- Đội ứng phó sự cố tràn dầu của công ty có nhiệm vụ:
+ Thực hiện các công tác ứng cứu theo sự chỉ đạo của BCH
+ Xây dựng kế hoạch, báo cáo Giám đốc về lịch kiểm tra thường niên các bộ phận kỹ thuật của tàu.
- Đối với các phòng ban chuyên môn khác của Công ty: Phân công cho phòng Kế toán nhiệm vụ:
+ Theo đõi lượng nhập - xuất dầu đảm bảo cân đối đúng đủ lượng xăng dầu, không để xảy ra trường hợp nhằm lẫn dẫn đến sự cố tràn dầu ra môi trường.
+ Thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác ƯPSCTD.
+ Báo cáo giám đốc công ty cân đối ngân sách, đảm bảo nguồn tài chính cho công tác ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu của Công ty.
+ Kiểm tra và hướng dẫn CBCNV tàu dầu thực hiện chế độ an toàn - bảo hiểm lao động, vệ sinh lao động.
+ Lập kế hoạch, đăng ký tham gia các khóa tập huấn an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, ƯPSCTD cho CBCNV của tàu dầu.
+ Phối hợp với cơ quan chức năng lập hồ sơ pháp lý để giải quyết các chế độ khi xảy ra SCTD gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương
- Công ty chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giúp người dân neo đậu tàu thuyền quanh khu vực hiểu về trách nhiệm bảo đảm an toàn cho khu vực neo đậu.
- Công ty sẵn sàng trợ giúp và phối hợp ứng cứu với các đơn vị khác trên địa bàn khi có yêu cầu trợ giúp với nguồn nhân lực, vật lực phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu Công ty đã xây dựng.
- Công ty sẵn sàng tham gia ứng phó khi có sự điều động, chỉ huy của cơ quan như UBND huyện, UBND tỉnh
Công tác đào tạo, diễn tập
6.1 Công tác đào tạo, tập huấn
- Giám đốc Công ty, Thuyền trưởng và nhân viên bán hàng trên tàu dầu (đồng thời là thành viên trong Đội ứng phó tràn dầu của công ty) đã hoàn thành khoá học nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khoá huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận kèm theo phụ lục) Ngoài ra thuyền trưởng đã có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa (giấy chứng nhận kèm phụ lục).
- Kế hoạch tập huấn đào tạo: Dự kiến Công ty sẽ đăng ký các khóa đào tạo, tập huấn bổ sung các nghiệp vụ chuyên môn khác cho cán bộ nhân viên, cụ thể như sau:
+ Công ty sẽ cử đại diện Giám đốc công ty đồng thời là Trưởng BCH ƯPSCTD của công ty và thuyền trưởng đồng thời là Đội trưởng đội ƯPSCTD của công ty tham gia tập huấn về công tác ứng phó sự cố tràn dầu do các đơn vị chức năng tổ chức.
+ Công ty sẽ cử tìm hiểu và đăng ký thuyền trưởng hoặc nhân viên bán hàng trên tàu tham gia chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
+ Định kỳ hàng năm cử cán bộ nhân viên cửa hàng tham gia tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động, nghiệp vụ PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Công ty sẽ tìm hiểu, liên hệ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng đăng ký tham gia khóa diễn tập kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu.
- Hàng năm trong các chương trình công tác định kỳ:
+ Công ty sẽ tìm hiểu, liên hệ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia các buổi tập huấn diễn tập ứng phó với các tình huống tràn dầu thực tế cho CBCNV của Công ty Công ty sẽ cử lãnh đạo, cán bộ đã được tham gia khóa diễn tập ƯPSCTD tập huấn cho các thành viên trong BCH, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị nói riêng và toàn thể cán bộ nhân viên của công ty nói chung.
+ Hàng năm Công ty sẽ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tích hợp với nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy để đảm bảo công tác diễn tập phong phú, đạt hiểu quả cao.
+ Hàng năm trong các chương trình công tác định kỳ thực hành nội bộ các kỹ năng về ứng phó sự cố tràn dầu như: Báo động, thông báo, triển khai sử dụng phương tiện trang thiết bị ứng phó.
Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo
- Kế hoạch được cập nhật khi thay đổi quy mô kinh doanh hoặc địa điểm neo đậu tàu dầu.
- Thường xuyên cập nhập các tài liệu, văn bản quy phạm liên quan đến tràn dầu.
- Khi có sự thay đổi nội dung Kế hoạch, Công ty phải báo cáo cơ quan có thẩm quyên và chỉ thay đổi khi có sự chấp thuận của cơ quan đó.
- Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty và trình cấp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi kế hoạch được phê duyệt:
+ Hàng năm kiểm kê, bổ sung các thiết bị, phương tiện ƯPSCTD cho phù hợp yêu cầu thực thế.
+ Triển khai nội bộ các bước xử lý theo kịch bản tràn dầu đã đề ra Sau mỗi lần thực hành nội bộ, cơ sở tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh và đưa thêm các tình huống mới phù hợp thực tế và đề ra kế hoạch cho lần tiếp theo.
Công ty TNHH Hải Minh Group là đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch và giao cho Đội ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị thực hiện Trong quá trình thực hiện, Công ty có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kế hoạch và báo cáo về sự cố (nếu sự cố tràn dầu xảy ra) theo quy định.
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
Thông tin liên lạc
- Công ty sẽ niêm yết công khai danh sách các thành viên trong BCH, Đội ƯPSCTD (có số điện thoại kèm theo) tại tàu cũng như văn phòng công ty để các thuyền viên và nhân viên công ty tiện theo dõi và thông báo khi có sự cố xảy ra.
- Công ty thực hiện quán triệt đến toàn thể toàn bộ các thành viên trong BCH, Đội ƯPSCTD của Công ty luôn đảm bảo thực hiện thông tin liên lạc thường xuyên thông suốt; báo cáo kịp thời khi có sự thay đổi về phương thức liên lạc nhằm:
+ Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo
+ Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
- Ngoài ra Công ty cũng đảm bảo thường xuyên kiểm tra, cập nhật số điện thoại liên lạc của các lực lượng chức năng trên địa bàn như Ban chỉ huyPCTT&TKCN tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, UBND huyện Nghĩa Hưng, UBND huyện Hải Hậu thông tin tới toàn thể các thành viên trong BCH, Đội ƯPSCTD của Công ty để tiện theo dõi và thông báo hỗ trợ khi cần thiết.
Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
- Công ty sẽ đầu tư, mua sắm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu ngay sau khi Kế hoạch nêu trên được UBND tỉnh phê duyệt là bộ ứng phó khẩn cấp bao gồm các vật tư, thiết bị phù hợp và cần thiết cho công tác xử lý nhanh sự cố tràn dầu Cụ thể:
Bảng 3: Danh mục trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu công ty dự kiến mua sắm
TT Danh mục vật tư Đơn vị
Số lượng Vị trí tập kết
1 Phao quây thấm dầu (20cm x6m) Chiếc 15 Trong khoang lái
2 Tấm thấm dầu (40cm x 50cm x
5mm) Tấm 300 Trong khoang lái
3 Bao đựng chất thải Chiếc 10 Trong khoang lái
4 Túi đựng bộ ứng phó + hướng dẫn sử dụng + nhãn Bộ 1 Trong khoang lái
- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty sẽ bỗ sung các vật tư trang thiết bị thiếu hụt/ đã sử dụng hoặc đã bị hết hạn sử dụng để thay thế.
- Trong trường hợp khi sự cố cần huy động ứng cứu, Công ty sẽ liên hệ với tàu neo đậu trong phạm vi gần nhất đồng thời liên hệ với UBND tỉnh, UBND huyện để được hỗ trợ cần thiết hoặc liên hệ với các đơn vị chức năng để thuê các thiết bị ứng cứu sự cố.
- Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của Công ty: Khi cần hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu vượt quá khả năng tự ứng cứu của cơ sở, Công ty đề nghị các đơn vị bên ngoài hỗ trợ tổ chức ứng phó hoặc sẽ khẩn trương liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Việt Nam SOS để được hỗ trợ theo yêu cầu của Ban chỉ huyPCTT&TKCN tỉnh.
Bảo đám vật chất cho các đơn vị tham ứng phó, khắc phục hậu quả
- Công ty chủ động tổ chức sử dụng phương tiện, thiết bị của mình để tham gia ứng phó.
- Trong trường hợp sự cố nằm ngoài khả năng ứng phó của cơ sở, cần sự trợ giúp của các đơn vị ngoài, Công ty đảm bảo cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng tham gia ứng cứu.
- Ngoài ra, trong Bản cam kết tài chính (kèm theo tại phụ lục) Công tyTNHH Hải Minh Group đã nêu rõ sẽ bảo đảm tài chính để chỉ trả: Chi phí cho các bên liên quan tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố tràn dầu; Chi phí cho công tác khảo sát, thu thập dữ liệu, chứng cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường và Bồi thường cho việc khắc phục môi trường bị suy thoái hoặc bị hủy hoại do ô nhiễm.
Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn
- Công ty sẽ thực hiện mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho CBCNV tàu dầu; các phương tiện giúp sơ cứu khẩn cấp khi có người bị nạn như: găng tay y tế, bông băng y tế, cồn sát khuẩn.
- Công ty sẽ thường xuyên kiểm tra, cập nhật số điện thoại liên lạc của các lực lượng như y tế, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn như bệnh viện, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để đảm bảo có thể liên lạc tức thì khi xảy ra sự cố có người bị nạn.
- Ngoài ra Công ty cam kết đảm bảo nguồn tài chính để bồi thường tổn thất gây ra thương tích hoặc tử vong do sự cố tràn dầu tại tàu dầu của Công ty.
VII TỔ CHỨC CHỈ HUY
- Giám đốc Công ty TNHH Hải Minh Group là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh xăng dầu trên mặt nước tại tàu dầu số đăng ký NÐ 4081 của Công ty.
- Giám đốc là người trực tiếp chỉ huy trong trường hợp sự cố tràn dầu ở quy mô tự ứng cứu đảm bảo đúng phương châm “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
- Khi xảy ra sự cố tràn dầu vượt quá khả năng, Công ty TNHH Hải MinhGroup có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và triển khai phương án ứng phó theo kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trực tiếp chủ trì và chỉ định chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó./.
1 Giấy tờ pháp lý liên quan đến Công ty và tàu dầu:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mã số doanh nghiệp: 0601238864 đăng ký lần đầu ngày 13/9/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
- Công văn số 2128/CĐTNĐ-QLKCHT ngày 28/9/2022 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về việc ý kiến về phạm vi vùng nước ĐTNĐ neo đậu phương tiện thủy từ km0+310 đến km01+400 bờ trái sông Ninh Cơ.
- Công văn số 212/CCĐTNĐI-QLHT ngày 28/4/2023 của Chỉ cục Đường thủy nội địa khu vực I về việc phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội, địa phục vụ neo đậu phương tiện, tại khu vực từ km0+310 đến km01+400 bờ trái sông Ninh Cơ.
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa số 169/ÐK do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nam Định cấp ngày 17/10/2023.
- Giấy phép bảo vệ môi trường số 08/GPMT-UBND ngày 24/11/2023 của UBND huyện Hải Hậu.
- Phương án số 01/PA-HM ngày 20/10/2023 phòng chống thiên tai bảo vệ phương tiện thủy năm 2023 đã được Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Hải Hậu xác nhận.
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 17/ TD-PCCC ngày 15/02/2023 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Nam Định.
- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy ngày 17/4/2023 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.
- Văn bản số 32/VBNT-PCCC ngày 17/4/2023 về chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy ngày của Công ty TNHH Hải Minh Group của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ số 149/PCCC ngày 15/11/2023 của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.
- Giấy chứng nhận kiểm định cột bơm xăng dầu số 838-CĐXD/2023 doTrung tâm ứng dụng dịch vụ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định cấp ngày 19/10/2023, Giấy chứng nhận kết quả đo thử nghiệm