Luận văn thạc sĩ Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước: Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu

156 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước: Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BAN CAM KET

Tên tác giả: Nguyễn Thi Hải

Học viên cao học: 21Q11

Người hướng dẫn : TS Lương Quang Xô

Tên đề tài luận văn: “ Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước lưu vực sông

Đông Nai trong điêu kiện biên đôi khí hậu”.

Tôi xin cam kết: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân và được thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lương Quang Xô

Các số liệu và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực

và chưa từng được công bố dưới bat kỳ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm vê nghiên cứu của mình.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 Học viên

Nguyễn Thị Hải

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước lưu vực sông

Đồng Nai trong điều kiện biến đổi khí hậu” được hoàn thành tại khoa kỹ thuật tài

nguyên nước trường Đại học Thủy Lợi Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các Thay,

Cô trường Dai học Thủy Lợi, bạn bè và đồng nghiệp.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS Lương Quang Xô và ThS NCS Đỗ Đức Dũng là những người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và góp ý chỉ

đạo trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Tác gia xin cám ơn anh chi Phong Quy hoạch Thuy lợi Đông Nam bộ và phụ cận

thuộc Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (nơi tác giả đã có thời gian công tác, gắn bó và có điều kiện tìm hiểu bước đầu về lưu vực sông Đồng Nai) đã tạo điều kiện giúp

đỡ về số liệu cũng như các thông tin liên quan hoàn thành luận văn Tác giả xin chân

thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trong Trường Đại học Thủy lợi, Phòng đảo tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu tại

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cô vũ, kích lệ

Và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận van nay.

Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội,Ngày tháng năm 2016 Học viên

Nguyễn Thị Hải

il

Trang 3

MỤC LỤC

LOT CAM ON ossssssssssssssssssssssssssscssssssesssssssessssssnscssssssesssssssessssssnesssssssessssssssssssssessssssseess ii

BAN CAM PC ư.ơợ—ớcqƠơợ, 11111111 ) i

LOT CAM ƠN << << HH HH TH HH TH HH II 0000008084 ii

MỤC LỤC -S09030140001000140100000010010000000100000001007007000140107000001007070000001007007000180180000 Hi

MỞ ĐẢU — ` —_—

CHƯƠNG 1, TONG QUAN VE LĨNH VUC NGHIÊN CUU VA VUNG

NGHIEN CUU sesaseneensensenssneseeseescessensenssnssnssnssncscesesssssssessnssnssnssnssessssessnssessnssnsanssseseesess 6

1.1.1 Lĩnh vực cân bằng nước và ứng dụng mô hình tính toán cân bằng nước 6

1.1.2 Lĩnh vực về biến đổi khí hậu -: cccccc+ccxvrrrrEktrrrrtrktrrrrrrtrrrrrrtrirrrrrke 9

1.2 Tổng quan về vùng nghiên CỨU - 2-2 2£ +E£EE#EE+EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerreeg 16

N2 1.1 ae ló

1.2.2 Đặc điểm khí tượng thủy VĂN + + + ©t+StệEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrrreeo 19

Z2 1.1717 ổg nan 28

1.2.4 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội - 2-2 ++5t+E+E‡EeEEEEEEzErkrrkerreei 4]

CHUONG 2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CAN BANG NƯỚC CHO LƯU

VỤC SONG ĐÓNG NAI TRONG DIEU KIỆN BIEN DOT KHÍ 47

2.1 Phương pháp tính toán cân băng nước cho LVSĐN - Ăn eirey 47

2.1.1 Nguyên lý cân DANG NUCC :- c5 SeSESE‡EÉEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EEEtcrrrei 47

2.1.2 Phương pháp luận tính toán cân bằng nước cho LỰSĐN -c-e: 48

2.1.3 Phân tích lựa chọn mô hình tính toán cân bằng NUOT ĂĂSĂS Sky 49

2.1.4 Phân vùng tính toán cân bằng nước lưu vực sông Đồng NAi «« 57

2.1.5 Các kịch bản tính toán cân bằng nước cho LVSDN.ivsecsessessssssessessesssessessesseesses 6] 2.2 Tính toán dòng chảy đến các tiểu lưu VUC - 2 2+c2+E+zEeEtererkerrrerrerree 62

2.2.1 Lựa chọn mô hình tính toán mưa- dòng Chảy ằàĂĂSSsskseiksissersses 62 2.2.2 Trinh tự tinh toán mưa-dòng Chảy cv kiệt 62

lil

Trang 4

2.2.3 Cau trúc mô hình mưa-dòng chảy NAÌMM -¿ ++cc++cc+£+Ekerkezresrsrrerred 62 2.2.4 Dữ liệu cần thiết cho mô hình NAÌM c-c-cccccccccrtkerrrrrrtrrrrrrkerree 64

2.3 Tính toán nhu cầu nước trên các tiểu lưu VỰC ¿+ s+k+EeEe+xzEerzxzxeresez 71

2.3.2 Nhu cdu nước qua các giai đoạn hiện trạng và giai đoạn tương lai 73

CHƯƠNG3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC LVSĐN VỚI PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH DEN 2020 VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP UNG QUA CÁC

GIAI DOAN KHI XÉT DEN BĐKH - _— 84

3.1 Hiện trạng công trình va tình hình cap nước trên lưu vực sông Đông Nai 84 3.1.1 Các công trình trên dòng CRIN Li cceccceccecceseceseeseeesececeeseeeseeeceeeeeeceaeseeesseeeaeeaas 84

3.1.2 Công trình trên các sông suối nhỏ - 2-5252 +t+SE+Et‡EE£EE+E+EEEtrEerkerkersrreee 91 3.2 Ung dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước LVSDN giai đoạn hiện trạng

0000 92

3.2.1 Sơ đồ tính toán hiện 71-87000885 92 3.2.2 Các đữ liệu đầu vào của mô hình WEAP -ccct+tcEkcEEEEEEkerrkerekerkerrree 95 3.2.3 Kết quả cân bang nước giai đoạn hiện trạng năm 2010: -: 97

3.3 Tinh toán cân bằng nước cho phương án quy hoạch đến 2020 ứng với các giai

đoạn và đánh giá kha năng cấp nước qua các giai đoạn khi xét đến BĐKH 100 3.3.1 Phương án quy hoạch LVSDN đến năm 2020 2- 2© 2+5 +++£++rz£zes 100

3.3.2 Tính toán cân bằng nước cho phương án quy hoạch đến 2020 ứng với các giai

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ cccccvvvvrrrrtttttttttiiiiiiiiirrrrrre 118 TÀI LIEU THAM KHÁOO << <5 << << <9 09 3 9 3 4 3 903000060614.” 121

iv

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ vùng lãnh thé đã và đang ứng dung mô hình WEAP - 7

Hình 1.4: Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm LVSĐN và phụ cận 27

Hình 2.1: Giao diện khởi động mô hình WEAPP HH gi, 53

Hình 2.2: Màn hình ScheImatfC - s5 + 119911991 930 931 ng ng ngư 55

Hình 2.5: Màn hình tổng quan OV€rVi@WS ¿5-52 t9SE+SE2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEkrrrrveee 57 Hình 2.6: Nút cân bang nước thuộc vùng nghiên cứu -¿- ¿+52 61 Hình 2.7: Cấu trúc mô hình NAM c:c©2++t+cExtttEkkrrttrtrrrtrrrrrrrrrrrrirrrrrk 63

Hình 2.8: Vị trí các trạm quan trắc dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai và

PIU CAM eee — 65

Hình 2.10: Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM tại Thanh Bình - 2-2: 67 Hình 2.11:Két quả hiệu chỉnh mô hình NAM tại Tà Lai ccccecceescessecsesseesessessesseeeseene 67

Hình 2.13: Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM tai Phú Điền - c: ++ 68 Hình 2.14: Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM tại Phước Hòa . <- 69 Hình 2.15: Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM tại Tà Pao 2-5: 52©5225<5s2 69 Hình 3.1: Sơ đồ bậc thang các hồ chứa trên các dòng chính sông Đồng Nai giai đoạn

WISN trang 0P

Hình 3.2: Sơ họa các bậc thang hồ chứa chính đã đi vào sử dụng trên LVSDN giai

doan p9008y;i1-/02010 017177 55 ,ÔỎ 93

Hình 3.3: Sơ họa các điểm chuyên nước LVSDN giai đoạn hiện trang 94

Trang 6

Hình 3.4: Sơ đồ lưu vực sông Đồng Nai mô phỏng trong WEAP giai đoạn hiện

¡1 ố ốốốốốố ố ẻ ẻe 95

Hình 3.5: Lượng nước thiếu hụt tại các nút nhu cầu giai đoạn 2010 thể hiện dưới dạng

1n Ả Phương án quy Ì

Ger MAM 020000107 .- ad 101

Hình 3.7: Phương án quy hoạch phân bổ nguồn nước trên sông La Nga đến 2020 101 Hình 3.8: Phương án quy hoạch phân bổ nguồn nước trên sông Bé đến 2020 103

Hình 3.9: Sơ đồ bậc thang các hồ chứa trên các dòng chính sông Đồng Nai theo

0006001582002 0 00888 105

Hình 3.10: Sơ đồ các hồ chứa trên bậc thang chính trong LVSĐN với phương án quy

hoạch đên 2020 - - + 2221112231113 111273 119003111 vn ng ng Hư 107

Hình 3.1 1: Sơ họa các tuyến chuyền nước LVSDN theo phương án quy hoạch 108 Hình 3.12: Sơ đồ mô phỏng trong WEAP trên LVSĐN phương án quy hoạch đến

VI

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình hàng tháng các tỉnh ĐNB so với thời kỳ nền

1980-1999 theo kịch bản phat thải trung bình (B2) - (Don Vi: OC) - 13

Bảng 1.2: Mức biến đổi lượng mưa hàng tháng các tinh DNB so với thời kỳ nền 1980-1999 theo kịch ban phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: '6) .ccccccssccseexes 14 Bảng 1.3: Nhiệt độ trung bình năm một số vị trí trong và xung quanh lưu vực (°c) 20

Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm trong lưu vực (mm) 21

Bảng 1.5: Độ ầm bình quân tháng trong năm tại một số vị trí trên lưu vực 22

Bang 1.6: Lượng bốc hơi bình quân tháng trong năm một số nơi trên lưu vực 23

Bảng 1.7: Dòng chảy năm trung bình, max, min chuỗi thực đo tại các trạm thủy văn 24 Bảng 1.8: Các đặc trưng dòng chảy tại các trạm thủy văn và vị trí chính yếu trên D520 25

Bang 1.9: Dân số thuộc vùng nghiên cứu năm 2010 2- 2-52 2 2+££z£zzxzxzxe£ 28 Bang 1.10: Diễn biến dân số vùng Nghiên cứu qua các năm 2-2-2 s2 29 Bảng 1.11: Diễn biến dân số qua các năm theo tỉnh thuộc vùng nghiên cứu (người) 29

Bang 1.12: GDP theo giá so sánh năm 1994 ở LVSDN và cả nước qua các năm 30

Bảng 1.13: GDP LVSĐN và cả nước năm 2010 (giá có định năm 1994) 32

Bảng 1.14:Co cấu sử dụng đất năm 2010 theo các lưu vực sông (Don vị: ha) 33

Bảng 1.15: Diện tích năng suất, sản lượng các loại cây trồng LVSDN năm 2010 36

Bảng 1.16: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (Đơn vị: nghìn ha) 37

Bảng 1.17: Bảng diễn biến công nghiệp thuộc các tỉnh thuộc LVSDN qua các năm 38

Bang 1.18: Tổng hợp công trình phát điện năm đến 2010 2-2 25525252 40 Bảng 2.1: Danh sách các nút thuộc các lưu vực sông, vùng -‹ -‹-+s+++2 60 Bảng 2.2: Các trạm đo lưu lượng trên LVSĐN HS HH Hà, 64 Bang 2.3: Tổng hợp kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM - 2 2 255225252 70 Bảng 2.4: Tổng diện tích nông nghiệp và diện tích được tưới năm 2010 74

Bảng 2.5: Tổng diện tích được tưới tại các nút cân băng ứng với các giai đoạn (ha) 74

Vil

Trang 8

Bảng 2.6: Tiêu chuân dùng nước cho chăn nuôi theo các giai đoạn .- 76

Bang 2.7: Số lượng chăn nuôi theo các giai đoạn phát triển (con) - 76

Bảng 2.8: Tiêu chuân dùng nước sinh hoạt cho từng giai đoạn -. : s- 77 Bảng 2.9: Tiêu chuẩn dùng nước công nhiép cho từng giai đoạn - 77

Bảng 2.10: Dân số và khu công nghiệp thống kê tại các nút cân bằng nước hiện trang78 Bang 2.11: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2020 79

Bảng 2.12: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2030 79

Bang 2.13: Dân số và khu công nghiệp các nút cân bằng nước giai đoạn 2050 80

Bảng 2.14: Dòng chảy kiệt tại các cửa sông trên LVSDN (mỶ/$) -5- 82 Bảng 2.15: Tông hợp nhu cầu nước theo các hộ dùng nước chính ứng với các giai đoạn phát triển (đơn vị: 10 TmÌ) ¿-©2¿2+¿22++2EE£EE+2EX2E1221127112112117112711211 21111 c11crxe 82 Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật các hồ chứa đã và đang xây dựng giai đoạn hiện trạng 86 Bảng 3.2: Thống kê hồ chứa trên các lưu vực nhỏ giai đoạn hiện trạng (2010) 92

Bang 3.3: Lưu lượng chuyên nước yêu cầu từ LVSĐN sang lưu vực ven biển ứng với phương án hiện trạng (m*/s) ¬ 94

Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ (%) đáp ứng nhu cầu nước tại các nút cân băng giai đoạn 2010 phương án công trình hiện trang -. 5 2 3+ 3321121391111 111111 ke re 97 Bang 3.5: Lượng nước thiếu tại các nút nhu cầu giai đoạn 2010 thể hiện dưới dạng bảng trong WEAP LH HH TH TH HH HT HH 98 Bảng 3.6: Lưu lượng chuyền nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang các lưu vực ven biển 60 99

Bảng 3.7: Điện lượng bình quân năm Eo giai đoạn hiện trạng (2010) (KWh) 99

Bảng 3.8: Dòng chảy tại hợp lưu sông Đồng Nai —Séng Bé giai đoạn hiện trạng 100

Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật các hồ chứa dự kiến theo quy hoạch đến 2020 105

Bảng 3.10: Dự kiến phương án phát triển công trình trên sông suối nhỏ 106 Bảng 3.11: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn 2020 chưa xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch - 2- 2 ssz+sz 109 Bảng 3.12: Kết quả phần trăm đáp ứng nhu cầu nước tại các điểm yêu cầu giai đoạn 2020 xét đến BĐKH ứng với phương án quy hoạch - 2-5 5c ©5z2s+zx+zxzzsz 110

Viii

Trang 9

Bảng 3.13: Kết quả phần trim dip ứng nh cầu nước tạ các điểm yêu cầu giai đoạn

2030 xét đến BĐKH ứng với phương ấn quy hoạch m1

Bảng 3.14: Kết quả phần trầm đáp ứng nhủ cẩu nước tại các điểm yêu cầu giải đoạn

2050 xét đến BĐKH ứng với phương dn quy hoạch H2

Bảng 3.15: Lượng nước thiểu tại các tiểu lưu vực qua cá kịch bản BĐKH cho phương.

ấn quy hoạch (10° m') 13

Bảng 3.16: Lưu lượng tại hợp lưu Đồng Nai- Sông Bé qua các giai đoạn cho phương

ấn quy hoạch (mỦS) 14

Bảng 3.17: Tông điện lượng trung bình năm tir các công trình thủy điện qua các giai

đoạn ứng với các kịch bin BDKH cho phương án quy hoạch 1s

Bảng 3.18: Lưu lượng chuyỂn nước trên lưu vực sông Đồng Nai ứng với phương án

quy hoạch (m/s) 116

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Ký hiệu Điễn giải

BDKH Biến đội khí hậuDCMT Dang chảy môi trường

ĐBSCL Đồng bing sông Cửu Long cis Geographic Information Systems

KTTV & MT Khítượng Thủy van và Môi trường,KTXH Kinh tế xã hội

LVSDN Lưu vực sông Đẳng Nai

Lvs Lau vực sông

NAM Nedbor-afstromnings Model

PTTNN Phat iển ti nguyên nước

QLTHTNN Quin i ting hợp ti nguyen nướcSEI Stockholm Environment Institute

Sở NN&PTNT Sờ Nông nghiệp và Phittién Nong thônSởTN&MT So Tai Nguyên và Môitrường

TNN Tai nguyên nước

VQHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miễn Nam

WEAP ‘The Water Eveluation and Planning System

Trang 11

MỞ DAU

1) Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu

Đối với quy hoạch quản lý thi nguyên nước, iệc nghiên cit cân bằng nước có ý nghĩa rất lớn cả về lý thuyết cà thực tiễn Từ góc độ lý thuyết, phương trình cân bằng nước

cho phép ta cắt nghĩa nguyên nhân các hiện tượng, chế độ thủy văn của một khu vực

xác định: đánh giá các số hang trong cán cân nước và mỗi quan hệ tương tác giữa

ching Nghiên cứu cân bằng nước cho phép định lượng diy đủ ải nguyên nước

a phương thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.

'Các nội dung cơ bản của bài toán cân bằng nước bao gồm: (1) Tiềm năng nguồn nước liu vực sông/vùng nghiên cửu (Được thể hiện thông qua các đặc trưng của các yếu tổ

khí trợngahùy văn, mưa, dòng chảy, chất lượng nước và phân bổ của chúng theo thigian không gian): (2) Nhu câu sử dụng nước của các hộ dũng nước trong lưu vựcsông/vùng nghiên cứu (Nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp, cho nông nghiệp, chocác hoạt động phát triển liên quan khác như thủy điện, giao thông thủy, bảo vệ môi

trường, cảnh quan, d lịch ): (3) Phương thúc, nguyên tắc phân bổ nguồn nước đến

các hộ dùng nước (Quy tắc phân bổ, chính sách wu tiên trong phân phối nguồn nước);(4) Cách thức vận hành.

trình xây dựng cơ sở hạ ting kỹ thuật, quá

thống để đáp ứng các như cầu sử dụng rên lưu vực (Quá

nh vận hành, quản lý hệ thống cũng như

các hoạch định trong tương lai)

Lan vực sông Đồng Nai là một lưu vực sông "nội dia” lớn nhất Việt Nam, có vai trồ tất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung Các vin dé lign quan đến phát triển, quản lý tii nguyên nước trong

lưu vực sông dang ngày căng trở nên nóng bỏng do nhu cầu dùng nước ngày cảng ting

trong bối cảnh phát tiễn kinh té- xã hội cũa khu vie ngày một năng động trong khi đồ nguồn nước tự nhiên hầu như không thay dồi Điều này dẫn đến mâu thuẫn về lượng cung và cầu của nguôn nước có xu hướng tăng cao Chính các vin đề này cho thấy

việc xây dựng mô hình cân bằng nước cho lưu vực sông Đồng Nai nhằm hỗ trợ đánh

giá nguồn nước phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nguồn nước trở nên cắp thiết

Trang 12

Limi vực sông Đồng Nai được đánh giá là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn

của đất nước Số liệu thống ké cho thấy, kinh tế của các tỉnh thành thuộc lưu vực hệ

thống sông Đồng Nai đã đồng gp khoảng hơn 63% GDP công nghiệp, 41% GDP dịch

vụ và 28% GDP nông nghiệp của cả nước, Ngoài ra, đây là ving có nhiễu tỉnh thành

có đóng góp cho ngân sách quốc gia nhất cả nước (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Duong) Điều này một lin nữa khẳng định rằng tiềm năng phát tiển kính tế cia lưu

vực sông Bing Nai có vai rồrắt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tẾ chung

của quốc gia.

Lựa vực hệ thống sông Đẳng Nai có tiềm năng đắt dai phong phú, có khả năng phát triển nhiều loại cây công nghiệp, nông nghiệp có giá tị xuất khẩu cao như cao su, cà

phể, tiêu, điều, cây an qua và có thé hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp

cung cắp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Ngoài cic tác động tự nhiề từ các yếu tổ khí tượng, thủy văn (mưa, dng chủy, iều ), lưu vực sông Đồng Nai còn chịu nhiễu tác động từ các hoạt động phát triển

kinhxã hội tên lưu vực như các hoạt động phát triển nông nghiệp, phát triển thủy.

lợi, thủy điện, giao thông thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu Bên cạnh đó, hệ thống

sông Đồng Nai ở khu vực hạ lưu còn chịu tác động của dòng chảy lũ từ sông Mê Công thông qua hệ thống sông kênh ở lưu vực Vàm Có.

Trong những năm gần đây, tại nhiều diễn đàn trên thể giới, vấn đề biến đổi khí hậu

(BĐKH) được nhắc đến như một vấn đi

xấu của nó đến các hoạt động phát tiển kính tế-xã hội trên phạm vi rộng lớn Nhiều

thời sự nồng bỏng bởi các nguy cơ tác động

nghiên cứu cho thấy các tác động của BĐKH đang trở thành vấn để lớn của nhân loại

mà chúng ta phải đối điện, Những nguy cơ và thách thức từ BĐKH là bài toán vô cùng

khó khăn mà các quốc gia trên thé giới cần phải giải quyết để ứng phó một cách hiệu quả nhằm phát triển én định và bên vững.

BPKII tác động đến nguồn nước xây ra trước hết làm thay đổi lượng mưa và phân bổ

mưa ở các vùng Nhiệt độ ting sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và đo đó mưa sẽ nhiều hơn.Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực cũng sẽ thay đổi Lượng mưa có thé tăng lên

hoặc giảm đi Mùa mưa cũng sẽ có những thay đối về thời gian bắt đầu và kết thúc Tuy nhiên, lượng mưa tăng xảy ra không đồng đều Một số noi mưa cổ thể tăng lên

Trang 13

nhưng ở một số nơi khác mưa có thể giảm di, Những thay đổi vềtựa sẽ din tới những,

thay đôi về dong chảy của các con sông, tần suất va cường độ các trận lũ, dn xuất và

đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Những thay đôi về chế độ đồng chảy, hạn bán v lũ lụt cũng sẽ ảnh hưởng rắt lớn đến việc cung cấp và sử dụng nước, Thêm vào đó do nhiệt độ tăng sẽ làm cho nhủ cầu

nước cho nông nghiệp cũng có xu hướng tăng theo Chính vi vậy khi tính toán cânbằng nước cho lưu vực cần xét đến tác động của BĐKH.

Đối với bài toán cân bằng nước lưu vực sông các nghiên cứu tên thể giới cho thấy

việc ứng dụng các công cụ mô hình toán đã và đang đem lại những thuận lợi cơ bản

cho việc đánh giá nguồn nước trên lưu vực sông với độ chính xác cao Ở Việt Nam.

cũng đã và dang sử dụng nhiễu mô hình tính toán cân bằng nước như MITSIM, MIKE,BASIN, RIBASIM, Song c

giao điện, hoặc vé bản quyển kinh phí mua phần mễm Mô

mô hình này còn nhiễu hạn chế hoặc về chức năng,

tình WEAP của Viện

nghiên cứu môi trường Stockholm là một công cụ được thiết kế cho tinh toán cân bằng nước phục vụ quy hoạch tổng hợp tải nguyên nước Nó cung cấp một khung tổng hop, mềm dẻo và tân thiện cho người dung trong việc thiết lập xây dựng mô hình trong

‘quy hoạch và phân tích đánh giá Mô hình nảy đã và đang được sử dụng tại nhiễu nước ii Ở Việt Nam bước đầu cũng đang áp dụng cho các lu vực sông nhỏ VÌ

việc nghiên cứu đưa mô hình WEAP vào ứng dụng cho một lưu vực lớn như lưu

vực sông Ding Nai là một điều cần thiết

Với những lý do nêu trên, luận văn “Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằngkiện biển đổi khí hậu” được thực hiện đễ góp

phần đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước trên lưu vục đối với các công trình đã nước lưu vực sông Đẳng Nai rong đ

được xây dựng giai đoạn hiện trạng và đưa ra phương án công trình đến giai đoạn

2020 từ đó đánh giá khả năng đáp ứng của phương án đó đối với giai đoạn 2030, 2050

Khi xét đến yêu tổ biển đổi khí hậu

2) Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tác động của biển đổi khí hậu đến cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai

sir dụng mô hình cân bằng nước WEAP

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Trang 14

Đối tượng nghiên cứu: tải nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai

Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Đẳng Nai không tinh đến sông vim Có và vùng ha

lưu chịu ảnh hưởng bởi thủy triều.

4) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4) Cách tiếp cận

Để dat được các mục tiêu, a ce cách tiếp cận sau đây sẽ được sử dụng

KẾ thừa, ứng dung những kién thức khoa học, công nghệ thông tin (cơ sở dữ iệu, các kết quả nghiên cứu liên quan đến Luận văn Kế thừa tối da cơ sở số liệu của dia

~ Kế thừa các kết quả nghiên cứu các kich bản BĐKH cho khu vực thuộc lưu vực sông

Đồng Nai

b) Phương pháp nghiên cứu:

ĐỂ giải quyết các nội dung của bài toán tinh toán cân bằng nước xét đến BĐKH của

lưu vực sông Dồng Nai, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

~ Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: kẾ thừa và phân tích các nguồn tà liều, tr

liệu có liên quan một cách có chọn lọc, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích

+ Phương php thống kẽ xử ý số lệu khí tượng thủy văn: dùng để phân tích đánh gi.

tính toán các yêu tố khí tượng thủy văn, tinh toán dòng chảy đến các tiểu lưu vực trong

lưu vực sông Đẳng Nai

~ Phương pháp phân tích khí hậu: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và biểu hiện của.

xu thể BĐKH để di đến những nhận định khách quan về xu thể diễn biến vi ước lượng

được trị số trung bình và cực trị của một số đặc trưng khí hậu chủ yếu trên khu vực"nghiên cứu Phương pháp chính sử dụng là phân tích thống kê chuỗi thời gian

- Phương pháp áp dụng mô hình thủy van, căn nước: Trên cơ sở các kịch bản BĐKH,

(năm 2011) của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra về sự thay đổi lượng mưa, nhiệt

độ, áp dụng mô hình thủy văn tính sự thay đổi ding chảy trên các sông ngồi cia lưu

vực sông Đồng Nai Để đánh giá tính toán cân bằng nước, trong đ tải đã áp dụng mô

hình toán cân bằng nước lưu vực sông (biễu diễn lưu vực sông thành các nhính các

Trang 15

nút và thiết lập mỗi quan hệ giữa chúng bằng các phương tỉnh toán học dựa trên định

luật bảo toàn khối lượng

~ Phương pháp ứng dụng GIS: Sử dung hg thống thông kin địa lý nhằm tích hợp các

loại thông tin số liệu, ti liệu, bản đồ liên quan đến khí hậu và BĐKH phục vụ chuẩn

bị dữ liệu dau vào cho mô hình cũng như phân tích đánh giá các kết qua đầu ra từ mô.

Số liệu sử dụng cho nghiên cứu gồm

liệu thủy vấn: mực nước, đồng chảy.

bu khí tượng: mưa, nhiệt độ, bốc hơi, độ âm, n gi.

~ Thông tin về dân sinh, hoạt động kính tế xã hội hiện tại và tương lai các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắc Nông, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh,

Bình Thuận.

Trang 16

CHƯƠNG 1, TONG QUAN VE LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VA VUNG

NGHIÊN COU

L.A Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

LLL Lĩnh vực cân bằng mước và ứng dụng mơ hình tink tốn cân bằng mước

1.1.1.1 Nghiên cứu ngồi nước

Can bằng nước là sự thay đổi lưu lượng, tổng lượng dng chảy (số lượng nước) cịn lại

sau khi lấy lưu lượng, tổng lượng đồng chảy đtrừ đi lưu lượng, tổng lượng đồng

chiy di, Cân bằng nước a nguyên lý cơ bản được sử đụng cho tinh tốn quy hoạch và quản lý ải nguyên nước Nĩ biểu thi mốt quan hệ cân bằng giữa lượng nước đến, nước

đi và lượng tữ của một khu vực, một lưu vue hoặc một bệ thống sơng trong điều kiện

tự nhiên hay cĩ tác động của con người,

Đổi với bài tốn cân bằng nước lưu vục sơng, các nghiên cứu trên thể giới cho thấy

việc ứng dung các cơng cụ mơ hình tộn đã và đang đem lại nhũng thuận lợi cơ bản

cho việc đánh giá nguồn nước trên lưu vực sơng với độ chính xác cao Một số mơ hình tính tốn cân bằng nước đang được sử dụng trên thể giới như GIBSI, BASINS,

Hệ thong mơ hình GIBSI được áp dụng cho các lưu vực ở Canada cĩ hệ sinh thái và

tình hình phát tiễn cơng nghiệp, ơng nghiệp, đơ thị phức tạp GIBSI là một hệ thống

mơ hình tổng hợp chạy trên máy PC cho các kết quả kiểm tra tác động của nơngnghiệp, cơng nghiệp, quản lý nước cả về lượng và chất đến tải nguyên nước,

Mơ hình GIBSI cho khả năng dự báo các tác động của cơng ngh

dự ấn nơng nghiệp đối với moi trường tự nhiên, cĩ tác dụng cảnh báo các hộ dùng nước biết trước và tơn trọng các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng nguồn nước dùng

rùng, đơ thi, các

Mơ hình BASINS được xây đựng bởi Văn phịng Bảo vệ Mơi trường (Hoa Kỳ) Mơi

hình được xây dựng để đưa ra một cơng cụ đánh gia tốt hơn và tổng hợp hơn các nguồn phát thai tập trung và khơng tập trung trong cơng tác quản lý chit lượng nước

trên lưu vực Đây là một mơ hình hệ thống phân tích mơi trường đa mục tiêu, cĩ khả

năng ứng dụng cho một quốc gia, một vùng để thực hiện các nghiên cứu về nước bao.

Thuận tiện trong cơng tác kiểm sốt thơng tin mơi trường: (2) Hỗ trợ cơng tác phân

gốm cả lượng và chất trên lưu vực, Mơ hình được xây dựng để dip ứng 3 mục

Trang 17

tích hệ thống môi trưởng: (3) Cung cấp hệ thống các phương án quan lý lưu vực Mô

hình BASINS là một công cụ hữu ích tong công tác nghiên cứu vé chất và lượng

nước Với nhiều mô đun thin phần trong hệ thống, thi gian tinh toán được rút ngắn hơn, nhiều vẫn để được giải quyết hơn và các thông tin được quản lý hiệu quả hơn «gy tại bắt kỹ một vị trí nào Các thành phần của mỗ hình cho phép người sử đụng

số thé xắc định ảnh hưởng của lượng phát thi từ các điễm tập rung và không tập

Mô hình BASIN được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nó thuận tiện trong việc lưu trừ và phân

tích các thông in môi trường, và có thể sử dụng như là một công cụ hỗ trợ rà quyết

định tong quá trình xây dựng khung quản lý lưu vực

Mô hình WEAP của Viện nghiên cứu môi trường Stockholm là một công cụ được thiếti cho tính toán cân bằng nước phục vụ quy hoạch tổng hợp tai nguyên nước Nó cung

sắp một khung tổng hợp, mềm déo và thân thiện cho người ding trong việc thết lập

xây dựng mô hình trong quy hoạch và phân tích đính giá Mô hình này đã và đang

được sử dụng tại nhiều nước trên thể gidi.Tinh đến thời điểm hiện tại, liên quan đến

việc ứng đụng mô hình WEAP ở các nước trê thể giới có khoảng hơn 30 dự én đánh

aid nước ở các quốc gia trên hầu hết các châu luc bao gdm Mỹ, Trung Quốc Thái Lan, ‘An Độ, Mexico, Brazil, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Kenya, Nam Phi, Ai Cập

Trang 18

1.1.1.2 Nghiên cứu trong nước

‘Cin bằng nước lưu vực sông để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được thực hiện từ.

nhiều năm nay ở Việt Nam. dung cân bằng nước cũng trổ thành một trong những nội dung kinh điển trong hầu hết các tỉnh toán đánh gi nguồn nước lưu vực sông và qạuy hoạch thủy lợi Đối với lưu vực sông Đằng Nai, cho đến nay đã cỏ nhiều nghiên

và đánh giá cân bằng nước, có thé ligt kẻ sau diy:

tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KC12-05 "Nghiên cứu cân bằng, bảo vệvà sử dụng có hiệu quả nguồn nước miễn Đông Nam Bộ và khu VI" thuộc Chương

trình Khoa học-Công nghệ Nhà nước KC-12, 1994-1996, do Phân viện Khảo sát QuyNam) thực hi

ên trên lưu vực này, ĐỀhoạch Thuỷ lợi Nam Bộ (nay là Viện Quy hoạch Thủy lợi mi

có thể xem là nghiên cứu cân bằng nước hoàn chỉnh đầu

đđã đánh giá một cách tổng quan về iểm năng nguồn nước, nhủ cầu sử dụng theo các

giai đoạn khác nhau, ứng dung các công cụ tiê tiến phục vụ bài toán cân bằng như mô.

hình mua-dng chảy RRMOD (Mỹ), TANK (NhậU, mô hình cân bằng nước lưu vực

xông MITSIM (Mỹ) và mô hình thủy động lực học và xâm nhập mặn VRSAP (Pgs

Nguyễn Như Khuê, Viện QHTNMN) Tuy nhiquan đến biến đổi khí hậu chưa được đề cập đến 6]

trong để tai này, các vẫn đề liên

- Luận văn cao học của Ths Nguyễn Ngọc Anh, 2000 “Quin lý tổng hợp tài nguyênnước lưu vực sông Đồng Nai” Luận văn đã

nhủ cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực sông; VỀ quản lý, bảo vệ, khai thác và sửdụng nguồn nước; VỀ những khía cạnh pháp lý và tổ chức quản lý lưu vực sông một

„ những vấn dé về biến đổi khí

cách đầy đủ và tổng thể Tuy nhiệ

đề cập đến J7]

lậu cũng chưa được

~ Để tài nghiên cứu khoa học cắp Bộ “Nghién cứu xây dựng chiến lược quản lý phát

tiển bên vững lưu vực sông Ding Nai" do Gs Ts, Dio Xuân Học (Trường Đại học Thuy lợi) chủ trì thực hiện năm 2004 Đề

tải nguyên Đắt Nước-Rũng và hiện trang khai thác lưu vực sông Đồng Nai (LVSBN):

có mục tiênhiệm vụ là (1) Đánh giá

(2) Đánh gid hiện trạng kính tổ-xã hội trên địa bản lưu vực sông Đồng Nai và những

túc động bất lợi của quá tình phát triển đó đổi với khai thác tài nguyên và bảo vệ mỗi

trườn) vững; (3) Để xuấtự gia tăng ảnh hưởng của thiên tai đối với phát tr sắc biện pháp bảo vệ ti nguyên Đắt-Nuớc-Rững: (4) ĐỀ xuất các mục tiêu kính tế xã

ti 1 vững LVSDN; (5) ĐỀ xuất các quy

hoạch liên ngành, liên tỉnh và công tác quản lý Nhà nước trong chiến lược quản lý pháthội g với chiến lược quản lý phát triển

Trang 19

triển bén vững lưu vực; (6) Giáo dục nhận thức v8 môi trường và phát tiễn bên vững cho mọi người Về công cụ ứng dụng phục vụ cho vige tính toán cân bằng nước cũng 4a ứng dụng các công cụ như MITSIM, VRSAP bên cạnh kết hợp các công cụ GIS,

Viễn thám trong giải đoán ảnh và tí hợp, phân tích đánh giá kết qui, Trong đề tài

này cũng đã thực hiện một chuyên đề liên quan trực tiếp đến bài toán cân bằng nước:trên lưu vực do Trường ĐHTL phối hợp với Viện QHTNMN thực hiện Trong chuyên.

ẻ ig nước nà) é éi"ngoài những cập nhật về nhủ cầu sử dụng nước trongcảnh

huyền để đã ứng dụng các công cụ mô hình như MITSIM, VRSAP để tinh toán ảnh giá cân bằng lưu vực sông Tuy nhiên các vẫn đ liên quan đến biển đổi khí hậu

cũng chưa được nghiên cứu trong đề tài này IS]

Đối với mô hình WEAP, tính đến nay ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài và dự án

ứng dụng mô hình WEAP vào tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông như:

~ Bai báo được công bé trên tạp chí “Khoa học kỹ thuật thuỷ lợi và môi trường” số 48(03/2015) của TS Hoàng Thanh Tùng, trường đại học Thủy Lợi, "Nghiên cứu phân bổnguồn nước trên lưu vực sông Ba” bài báo đã sử dung mô hình WEAP để tính toán.

in bằng nước ngoài ra còn đánh giá hiệu quả kinh tế trong từ vệ sử dụng nước cho

các kịch bản đưa ra nhờ sử dụng mô đun tính toán kinh tế trong mô hình WEAP [9]

= Luận vin cao học của ThS, Bùi Hit Ninh,2014 * Nghiên cứu gii pháp quản lý tànguyên nước rên lưu vực sông Cầu” Luận văn sử đụng mô hình WEAP để phân tích

tính toán cân bằng nước, phân bổ nguồn nước đánh giá khả năng cấp nước trên lưu

vực sông Câu.[ 10]

1.1.2 Lĩnh vực về biển đỗi khí hậu.

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu biển đất khí hậu trên thể giới

Vin dé biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được các nhà khoa học nổi tiếng rên thể giớinghiên cứu với quy mô toàn cầu từ đầu thập kỷ 90 của thể kỷ trước, Hội nghị quốc tế

do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung 4 chương trình hành động quốc tế nhỉ ¡" nhanh chồng của

du khí quyén tái it Từ đó tổ chức liên chính phủ và BĐKH của Liên hiệp quốc (đPCC) đã được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học quốc tẾ

Bằng chứng về sự biến đổi của các hiện tượng thời it, khí hậu cục đoạn đã được

nghiên cứu khá nhiều dựa trên số liệu quan trắc lịch sử Theo IPPC (2007), hậu quả.

của sự nồng lên toàn cầu là nhiệt độ không khí rung bình toàn cầu ting lên đặc

Trang 20

biệt từ sau những năm 1950 Tính trên chuỗi số liệu 1906 - 2005 nhiệt độ không khí

trung bình toàn cầu tăng 0,18 — 0,74°C, Các năm 2005 và năm 1998 là những năm

nóng nhất kể từ 1850 đến nay Nhiệt độ năm 1998 tăng lên được xem là do hiện tượng:

EI Nino (1997 = 1998), nhưng đị hường nhiệt độ lớn nhất lai xây ra vào năm 2005

Trong 12 năm gin đây, từ 1995 — 2006 có 11 năm (tir 1996) là những năm nóng nhất

kể từ 1850 Biến đổi của các cực trị nhiệt độ nhìn chung phù hợp với sự nóng lên toàn

Hạn hin nặng hơn và kéo dii hơn đã được quan trắc thấy trên nhiều vùng khác nhauvới phạm vi rộng lần hơn, đặc biệt ở cá vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ sau những.năm 1970, Nền nhiệt độ cao và giáng thủy trên các vùng lục địa là một trong nhữngnguyên nhân của hitượng này.

Mặc dù rất khó khăn để đánh giá sự biển đổi và xu thể của những cực trị khí hậu, Katenberg (1996) đã kết luận rằng xu 1 im lên s làm tăng những hiện

tượng liên quan đến nhiệt độ cao trong thời kỹ mùa he và làm giảm những hiện tượng

liên quan đến nhiệt độ thấp trong thời kỳ mùa đông Tuy nhiên, hiện tượng tăng lên

của các cực tị nhiệt độ à khác nhau đối với từng khu vực

nhiều sau nhiệt độ, đó là lượng mưa Lượng mưa là

Yéu tố được tập trung nghiên cì

một đại lượng rất quan trọng vì sự biển đổi của những hình thể lượng mưa có thể dẫn đến lũ lạt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau Chính vì vậy, thông tin vé sự biến đổi lượng mưu theo không gian cũng như theo thời gian là rit cin thiết không chỉ

mang ý nghĩa khoa học ma côn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Một vài nghiên cứu về sự

biển đổi dai hạn của lượng giáng thủy năm trung bình ở phía tây bắc Trung Quốc và

lượng giáng thủy mùa hé (tháng VI đến tháng VIII) ở vùng phía đông Trung Quốc.(Weng, 1999) cho thấy đ

liên quan đến sự biến đổi của hoàn lưu quy mô lõn trong hệ thông gió mùa mùa hètơ chỉ

có sự tên tạ của biển đổi giáng thủy và chỉ a một

Đông A Các hình thé giáng thủy này gây ra bởi chủ yéu bởi các hình thể không gian

của những hệ hông hoàn lưu quy mô lớn ở quy mô thời gian từ mùa đến năm,

1.1.2.2 Tinh hình nghiên cứu biển đổi khí hậu ở Việt Nam

Các báo cáo chính thức xuất bản vio năm 2007 của UY ban Liên Chính phủ về Biến

tậu (IPCC), Ngân hàng Thể giới (WB), Chương trình Môi trưởng (UNEP) của

quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các qugia chịu tác

động cao do hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển ding Các vũng đt thấp ven

biển được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều ổn thương do nơi đây có mật độ dân

10

Trang 21

cw lập tung tương đổi cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào: thời tết nguồn nước Nếu mực nước biển dng Im sé có khoảng 10% dân số bị ảnh với GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m sẽ có

hưởng trực iẾp, tên thất d

khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tn thất đối với GDP lên

Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKII, trong những năm qua, Việt Nam đã ích cực tham)

gia các Hội nghị quốc tế, thực hiện những cam kết về phát triển bén vững và bước đầu.

đạt được một số kết quả ding khích lệ VỀ mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có

thức của Nhà nước liên quan đến phát tiễn bên vững và biển đổi

những văn bản c!

khí hậu theo trình tự thời gian như sau:

-Nam 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính

thức phê chun Nghị định thư vào tháng 9/2003

im 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về Biển đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc.

Năm 2004: Công bổ Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Ri ro Tid trì ở Việt Nam,

~ Năm 2004: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ v “Dinh hướng Chiến lược Pháttriển Bén vững ở Việt Nam” hay còn gọi là "Chương trình Nghị sự 21 của Việt

~ Năm 2005: Thủ tung Chính phủ ra Hướng din số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về

việc thực hiện Nghị định thư Kyoto Vi

- Năm 2007: Thủ tưởng Chính phù ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê<duygt KẾ hoạch Thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010.

= Năm 2001: Công bổ Chién lược Quốc gia về Phòng chẳng Thích nghỉ và Giảm nhẹ

Thiên tai đến năm 2020.

= Năm 2008: Công bé Chương trình Mục tiêu Quốc gia ng phó với Biển đổi Khí hậu “Quyết inh số 158/2008/QD-TTy ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ

- Năm 2009: Tháng 6 năm 2009, Bộ Tai nguyên và Mỗi trường công bé Kịch bản biến

đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam

Để thực hiện các cam kết của minh đối với các vẫn để liên quan đến biển đổi khí hậu, nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình

hình diễn biển và tác động của BĐKI đ

XH, đề xuất vi bước đầu thực hiện các giải php ống phó,

tải nguyên, môi trường, sự phát triển

KT-in

Trang 22

Đến nay, theo đánh giá của nhiễu chuyên gia, việc nghiên cứu liên quan đến biển đổi

khí hậu ở Việt Nam nói chung, miễn Nam nói riêng chưa nhiều Việc nghiên cứuứng mỗi ở bước đầu và mới được thực

chuẩn bị các giải pháp t nở một số địaphương riêng lẻ Do vậy, "nghiên cứu cân bằng nước lưu vực sông Đồng Nai trong điều kiện biển đổi khí hậu là rất cd thiết thục biện nhằm tạo cơ sở khoa học cũng như

cơ sở thực tiễn cho việc quy hoạch thủy lợi cũng như xây dựng quy hoạch phát triển

sắc ngành khắc trên lưu vực.

11.33 Kịch bản biển đổi Bhi hậu ở Việt Nam và lưu vực sông Đẳng Nai

Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam trong thé kỹ 21 đã được Chính phủ giao

cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng da theo các kịch bản phat thải khí nhàkính thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2)

Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thé giới phát triển tương đối hoàn hảo theo

hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cầu kinh tế thay di nhanh theo hướng dich vụ và thông tn, các thỏa thuận quỗc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện da đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu.Kịch bản phát thải cao (A2) mô tả một thể giới không đồng nhất ở quy mồ toàn cầu, có

tỐc độ tăng dân số rắt cao, chim đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tôi da năng lượnghóa thạch, Đây là kịch bản xấu nhất mà nhân loại cin phải nghĩ đến.

Theo kch bản công bổ, do tính phúc tap của BDKH và những hiễn biết chưa thật đầy

đủ về biển đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới, cùng với yếu tổ tâm lý,fe kịch bản phát thải khí nba kính, tính chưa

chắc chin của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản nên kịch bản hài hòa

nhất là kịch bản phát thải trung bình (B2) Kịch ban này được khuyển nghị cho các Bộ,

ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của biển đổi khí

hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biển đổi khikinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn.

"Nên trong luận văn này cũng chọn kịch bản phát thải trung bình (B2) để tính toán.Kịch bản phát thải trung bình (B2) có những nội dung sau:

- Nhiệt độ Vào cuối thể kỹ 31, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,30C so với rung bình

thôi kỹ 1980-1999, Mức tăng nhiệt độ dao động từ 16 đến 2,80C ở cúc vùng khí hậukhác nhau Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so

với nhiệt độ ởvùng phía Nam Tại mivùng thì nhiệt độ mùa đông tăngnhanh hơn nhiệt độ mùa hè.

Trang 23

“Tại các tỉnh Ding Nam Bộ (DNB) thuộc lưu vực sông Ding Nai mite tăng nhiệt độ

thời kỳ nên 1980-1999 theo kịch bản phát thai trung bình (B2)

được bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) công bổ năm 2011 như bảng 1-1trung bình tháng so vị

Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình hàng thắng các tỉnh DNB so với thờikỳ nén 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) - (Đơn vị: ÚC)

Trang 24

= Mưa: Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mia mưa ở tt cả các vùng khí hậu của

nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các.vùng khí hậu phía Nam Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thé ky 21

tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999 Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam

Mức biển đổi lượng mưa hing thing các tinh đông nam bộ so với thời kỳ nén 1980-1999 theo kịch bản phít thải tung

TN&MT) công bố năm 2011 như bảng 1-2 sau:

(B2) được bộ Tài nguyên và Môi trường (Bội

Bảng 1.2: Mức biến đổi lượng mưa hàng tháng các tỉnh DNB so với thời kỳ nền

1980-1999 theo kịch bản phat thai trung bình (B2) - (Đơn vị: %)

Trang 25

1.1.24, Túc động cia biến đổi khi hậu lên ưu vực sông Đẳng Nai

Những tác động tiềm ting của BĐKH lên tii nguyên nước trên LVSDN có thể nhận

biết được gồm: (i) Tác động của BĐKH đối với thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, như

làm tăng tần số, cường độ, tính biển động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết

nguy hiểm; (ii) Tác động của BĐKH đổi với tai nguyên nước làm gia tăng sự chênh.

lệch giữa 2 mia mua/kh gay gắt hơn, gây khó khẩn cho cắp nước và ting mẫu

thuẫn trong sử dụng nước ; (x) Tác động của BĐKH đổi với tiêu thoát nước các đô

thị lớn, đặc biệt là TP.HCM, như mưa trận cường suất ngày càng cao, tin suất ngày cảng day, lượng mưa vượt tin suất thết kế của hệ thống tiêu mưa hiện nay ngày càng nhiều, thủy triều cao trên nền của nước biển dâng, lũ thượng lưu lớn hơn, tỉnh trạng ngập lụt đô thị ngày càng nghiêm trọng, thách thức toàn bộ hệ thống tiêu théat nước đô

thị hiện may

15

Trang 26

Cân cứ vào mức độ BDKH và NBD theo các kịch bản của Bộ TN&MT, những tác

động của BĐKH, NBD tương ứng tại các tram khí tượng ở LVSDN như sau

~ VỀ nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên toàn vũng cổ xu hướng tăng theo thỏi gian đến năm 2050 từ mức 0.5-1,3 oC đến năm 2100 là 25oC Đắn năm 2020 thi mức tăng

khoảng 05 0C,

= VẺ bốc hơi: Tương tự nhiệt đ, bốc hơi trung bình trên toàn vùng có xu hướng tăng

theo thời gian Đến năm 2020 bị2100 là 95 mm.

c hơi tăng khoảng 25 mm, năm 2050 là 50 mm và

= Về lượng mưa: Mưa trung bình năm trên toàn ving có xu hướng ting theo thời gian.

Đến năm 2020 mưa tăng khoảng 13 mm, năm 2050 là 20 mm và 2100 là 70 mm.

~ Về đồng chảy mặt: Xu hướng thay đổi dòng chảy trong ving dự án dưới tác động củaBDKH được đánh giá

- Dòng chảy trung bình năm có xu hướng giảm nhưng không nhiều.- Dòng chảy trung bình mùa kiệt có xu hướng giảm.

~ Dòng chảy trung bình mia lũ cổ xu hướng khá tăng

~ Đồng chay lũ cổ xu hướng giảm đo lượng mưa ngày có xu hưởng giảm

1.2 Tổng quan v vùng nghiên cứu 12.1 Điều kiện tự nhién

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khoảng 10620-12020' vĩ độ Bắc,

105045'-109615° kinh độ Đông, Tây giáp Campuchia (đường biên giới dai 684 km), Bắc giáp tinh Khánh Hòa, Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Đông giáp tỉnh Ninh Thuận Lưu vực

chỉ lưu lớn

hệ thống sông Đồng Nai gồm dng chính sông Đẳng Nai và ng La

Neiing Bé, sông Sài Gdn và sông Vàm Cỏ Dang chính sông Đồng Nai có chiều đài620 km tính đến cửa Xoài Rạp Diện tích tự nhiên toàn bộ lưu vực hệ thống sông ĐồngNai khoảng 45.000 km2 Phạm vi nghiên cứu (không kể sông Vàm C6) là 35 000 km2.

Lưu vực nghiên cứu thuộc phần đất của Việt Nam là 30,645 km2

Lưu vực hệ thing sông Đồng Nai (LVHTSĐN) bao gồm toàn bộ các inh/thành phố là Lâm Đẳng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, và một phần của các tinh Đắc Nông

Bình Thuận Tây Ninh TP Hồ Chí Minh.

Trang 27

Hình 1.2: Vị trí vùng nghiên cứu

1.3.1.2 Bia hình, địa mạo

Nhìn tổng thể, LVHTSĐN có hướng nghiêng từ Đông-Bắc xuống Tây-Nam, là vùng

chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bing sông Cửu Long Đỉnh cao địa hình trong

lưu vực là cao nguyên Langbian (Lâm Viên- thuộc diy Nam Trường Son), có cao độ

2.167 m, và thấp din cho đến khi gặp sông Vim Co, có cao đô từ 1-3 m Địa hìnhLLVHTSĐN được chia 3 loại chủ yếu sau:

4) Địa hình vàng mũi cao và cao nguyên:

Phan bố chủ yêu ở thượng và trung lưu dong chính sông Đồng Nai và sông La Nga,

thượng nguồn sông Bé và sông Sài Gòn, có diện tích chiếm gần 60% tổng diện tích toàn lưu vực và có cao độ mặt đất từ vai trăm mét đến trên 2.000 m so với mực nước.

biển Cay tring đặc trưng của vùng này là các loại cây công nghiệp đài ngày và rau màu Bên cạnh đó, day cũng là vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong lưu vực.

Với dạng địa hình cao, đốc, đồi núi được xem là nơi thuận lợi bổ trí các công trình

khai thác tổng hợp (thủy năng và cấp nước) quy mô lớn

5) Địa hình ving trung du

"Đây là vũng nối tiếp với địa hình vùng núi và cao nguyên, phân bố chủ yếu ở trung và "hạ lưu sông Bé, hạ lưu sông La Nga và trung lưu sông Sai Gon, có diện tích chiếm trên

30% tông diện tích toàn lưu vực, cao độ mặt đắt từ vài chục mét đến vài trăm mét.

1

Trang 28

Dang địa hình đặc trưng chủ yếu là gò đồi lượn sóng xen kế các đồng bằng nhỏ hẹp ‘ven sông, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn và đài ngày

©) Địa hình ving đẳng bằng:

Nắm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, tiếp giáp với ĐBSCL và biển Đông, có diện

tích chiếm gin 10% tổng diện tích toàn lưu vực, cao độ địa hình từ vai chục mét xuống

đến dưới 1,0 m Dia hình đặc trưng khá bằng phẳng, cây trồng chủ yếu là cây ngắn

1.2.1.3 Hệ thống sông ngôi

Hệ thống sông Đồng Nai thuộc vùng nghiên cứu gồm dong chính sông Đồng Nai và

các phụ lưu chính là sông La Ngả, Bé, Sai Gồn.

a) Dong chính sông Đồng Nai

Bắt nguồn bởi hai nhánh Đa Nhim và Da Dung từ dy núi Langbian có cao độ trên

2.000 m, hướng chảy chính là Đông Bắc-Tây Nam, di qua các tính Lâm Đồng, Dic inh Phước, Đồng Nai, Binh Dương, TP Hồ Chi Minh và kết thúc ở cửa Xoài Rap với chiều dai khoảng 620 km Độ dốc trung bình lòng sông 0,0032 (thượng lưu

0,010, trung lưu 0.0021, hạ lưu 0,00015) Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều nămtại Trị An (diện tích lưu vực 14.800 km2) là 15,74 tỷ m3.

Hình 1.3: Sơ họa lưu vực thuộc vùng nghiên cứu

Trang 29

Ð) Sông La Nea

Sông La Ngà là phụ lưu nằm ở bờ tả đồng chính Đẳng Nai, bắt nguồn từ hai nhánh Da

R’gna và Da Riam từ vùng núi cao I.500-1.600 m của Di Linh và 1.300 m của Bao

Lâm, chảy qua ta phía Tây tỉnh Bình Thuận rồi đổ vio dòng chính sông Đồng Nai ti

vi rf cách thác Tri An 38 km về phía thượng lưu Chiều đài sông theo nhánh Da Riam

là 290 km, độ dốc trung bình lòng sông 0,0117 (đến Tả Pao) và 0,005 (đến cửa sông).

Diện tích lưu vực sông La Ngà 4.100 km2, với lượng dng chảy trung bình hàng nămkhoảng 4.8 ý mã.

©) Sông BE

Sông Bé là phụ lưu lớn nhất nằm bờ phải dòng chính sông Đồng Nai, bắt nguồn bởi

các nhánh Bak Huyot, Dak Gun và Dak R”Lap từ ving núi ra phía Tây của vingNam Tây Nguyễn (cao nguyên Xnaro), sit với biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.có cao độ địa hình từ 600-800 m Đoạn đầu sông chảy theo hướng Đông Bắc-TâyNam, sau đồ chuyển theo hưởng Bắc: Nam

Tri An khoảng 6 km Sông Bé có chiều di theo nhánh Dak Glun là 350 km, độ đốc

trung bình lòng sông 0,0032, diện tích lưu vực 7.650 km2 và cho tổng lượng đồng

chảy hang năm 7,9 tỷ m3.

i đỗ vào sông Đông Nai tai vị trí sau thác

4) Sông Sai Gòn

Sông Sài Gòn bit nguồn từ vũng đồi Lộc Ninh số cao độ khoảng 100-200 m, chảy theo hướng Tây Bắc.Đông Nam và đỗ vào sông Nhà Bè tại mũi Đèn Bo, cách bén pha

CCát Lái 1,5 km về phía hạ ưu Sông Sai Gòn có tổng diện tích lưu vue 4 T00 km2, với

chiều dai sông 280 km (tại vị trí hỗ Dav Tiếng sông có dign tích lưu vục 2700 km2, chiều dai 135 km), độ dốc trung bình lòng sông 0,0008 (đến Dẫu Tiếng 0.0014) Sau hỗ Diu Tiếng sông đi qua vùng đồng bằng và chịu tác động của thủy trig

1.2.2 Đặc điểm khí tượng thiy van

1.2.2.1, Đặc dim bhi hậua) Nhiệt độ:

Lưu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhiệt đới gió mùa với nh+ độ trung bình

năm toàn lưu vực khoảng 25oC Song, do nén địa hình biển đổi mạnh mẽ va phức tạp

nên nhiệt độ trên lưu vực cũng bình thẳnh sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng khá rõ

nết Nhìn tương đối, toàn lưu vực có thể hình thành 3 vùng chủ yếu như sau:

Trang 30

~ Vùng thượng lưu các sông Đồng Nai và La Nga có nhiệt độ trung bình từ

~ Vũng thượng lưu sông Bé và trung lưu sông Đồng Nai, La Ngà có nhiệt độ trung

ah từ 250C-260C

~ Vũng hạ lưu Đồng Nai-Sai Gòn có nhiệt độ rung bình khoảng 27oC

~ Nhigt độ bình quân hàng năm ở thượng lưu và ở hạ lưu chênh lệch từ 9-100C,

~ Nhiệt độ cao nhất thường rơi vào các thing IV, V và thấp nhất từ các tháng XIE-1

~ Nhiệt độ rung bình tháng thing nóng nhất và ạnh nhất chỉ thay đổi tie 3-40C, còn

chênh lệch nhiệt độ ngày và dim từ 8-10oC,

~ Nhiệt độ cực trị tuyệt đối cao nhất thượng lưu 34,20C (Liên Khương) và hạ lưu

40oC (Tân Sơn Nhấu, Nhiệt độ cục tị thấp nhất thượng lưu 10oC (Đà Lat) và hạ lưu

13,6oC (Biên Hòa).

Bảng L.3: Nhiệt d6 trung bình năm một số vị trí trong và xung quanh lưu vực (°c)

Tam r Ƒm [m ]w |v [vi]vn[vm[ [x |x [xn [ao

Miia Đông, lưu vue chịu ảnh hưởng chủ yêu của gió mùa Đông Bắc ứng với không khíđã trở thành nhiệt đới hóa tương đối ôn dịnh- một mùa Đông ấm áp và khô hạn Mia

Hạ, khu vục lại chịu ảnh hưởng trve tiếp của hai lưỗng gió mùa Tây-Nam, từ vịnh

Bengan vio đầu mùa và ừ Nam Thái Bình Dương vào giữa và cuối mùa Tốc độ gió

0 mis có xu thể tăng dần khi r bié

dẫn khi vào sâu trong đất iễn Tốc độ gió lớn nhất có thé đạt đến 20.25 ms, xuất hiện bình quân biển đổi trong khoáng từ 1 và giảm

trong bão và xoấy lốc Hing năm, nhìn chung giỏ mạnh thường xuất hiện vào mia khô, từ tháng XF-IV và gió yếu hơn vio mita mưa, từ tháng VI-X Tuy nhiên, do dia

20

Trang 31

xuất hiện của các hướng gió

tùng có các trường hợp ngoại lệ Tan suiih là 40-70%.

©) Đặc điểm mưa

“Chế độ mưa trên LVHTSĐN chịu ảnh hưởng bởi quy luật gió mùa với hmùa gió gâymưa chính là Tây-Nam và Đông-Bắc Hing năm, lượng mưa bình quân trên toàn lưu

vực đạt khoảng 2.100 mm, nhưng do có sự Khác nhau của địa hình mà chế độ mưa

thay đổi khá lớn theo không gian, thời gian và hình thành một số ving có mưa đặc biệttrong lưu vực,

`Vùng mưa lớn trên lưu vục nằm ở trung lưu sông Đồng Nai (hượng nguồn nhánh Da

R’gna, Da Tẻ, Dambri,

thậm chí trên 3.000 mm.

‘dng Bé ), với lượng mưa có thể đạt từ 2.500-3.000 mm,

~ Vùng mưa trên trung bình trên lưu vực nằm ở trung-hạ lưu sông Bé, hạ lưu La Nga,

với lượng mưa từ 2.000 -2.500 mm.

Ving mưa dưới trung bình trên lưu vục phần bỖ chủ yếu ở cao ng yên Đã Lạt,thượng nguồn Đa Nhim, hạ lưu Đồng Nai-Sai Gon, lượng mưa từ 1.500-2 000 mm,

~ Vùng mưa nhỏ trên lưu vực nằm ở ven biển Cần Giờ

từ 1.000-1.500 mm

với lượng mưa chỉ đạt

Bảng I.4:Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm trong lưu vực (mm)

[ma T[ỊTTHTNTV [WT[VI[YMTTXTX[XIT B6

are [š [19] so | 269 | 209 | 191 | 253 | 257 | 305 | 250 | sẽ | 26 | 1798

Lien 5 fis | ae | its | 229 [ao | 202 198 282 [2a | a8 | 34 [án

[Thani Binh] s | 17 | 68 | ies [no | | 172 | 198 | 266 | 248 | 2 | [sabirm Par [a8] Sx Piso | a9s | sms [xi [an [so | os [4a [TalaioLde 60 | a] too [i86 | axs | 310 aie [46 | aii fais | ie | 79 [2saibạn [2 [TT [no | 274 | ats | ass [an | 34 [3á [1 [si J 2887fraPao | 7 | @ | a0 | 37 | 236 | a2 ae [se | 374 [2o | m | 20 [2528lian | i412 | 0 | 98 318 | 329 | 365 | 408 | 274 | 119 | 44 [230liBue [4 Yat | & |e | ans | 285 | 298 | 300 [3n [3á | 44s | 46 | 1808Phase Long} 10 | it | a8 | 114 | 268 | 348 | 16 | 390 [35 [3o | áo [3 [2458lLacNnh | 3 | a2 | a8 [im | 289 | a99 [axe | aes [soi [zm | oF [3s [2ilain Long | 10] 3 | 28 [98 | 207] a6a | 312 [sa [soi | 281 | ino | 32 P2007

Trang 32

am rỊmWỊ VỊWT[VI[vmTRTXTXITxnT solam [2| r[s [a7 | 2a | 208 | sae | a0 fase | a | [oe | rom

[bing Pha | 12 35 ise | 360 [359 | sai | ase | ái | Sas | tại PAT [3505

~ Mùa mưa trên lưu vục thường bất đầu từ nửa cuối thing IV và kết thúc vào nửa đầu tháng XI, kéo dai gin 7 thing Lượng mưa bình quân tháng cao nhất thường rơi vào

tháng VIII vi IX, dat từ 200-600 mm4háng và à tháng có khả năng gây lũ ao,

~ Mùa khô tên lưu vực bắt đầu từ nửa cuối thẳng XI và kéo dài đến nữa đầu tháng IV‘nam sau Trong các tháng này, lượng mưa bình quân nhỏ nhất rơi vào tháng I và II, chi

còn tit vii mm đến vài chục mm, thậm chi có năm không có mưa Lượng mưa nhỏ

trong mùa khô là nguyên nhân chính dẫn đến dong chảy cạn kiệt trên các sông suối

trên lưu vực.d) Độ âm:

Nim trong vùng nhiệt đới gió mùa nên lưu vực cỏ độ ẩm không khí khá cao, trung

bình năm dat từ 80-86% Tùy từng khu vue va được thay đổi theo mùa và cao độ địa

Trang 33

~ Mùa khô độ ẩm giảm nhỏ, tháng có độ ẩm nhỏ lẻ tháng II và HL, đạt từ 70-78%.

©) Bốc hơi:

~ Theo số liệu quan trắc nhiều năm, lượng bốc hơi bình quân năm do bằng ống Piche

trên lưu vực đạt từ 600-1.350 mm, tùy từng vùng Vùng mưa nhiều, độ âm cao như.

Bao Lộc có lượng bốc hơi thấp, khoáng 640 mm/ndm Vùng ít mưa, nắng nhiều, lắm gió như ven bién và cửa sông có lượng bốc hơi cao, tử 1.200-1.350 mm/năm.

Bảng Ló: Lượng bốc hơi bình quân thing trong năm một số nơi trên lưu vực

(Bon vị: mm)Taam 1 fu fm] w]v |vi| vn|vm | x] x |xi | xu [aqpata |90 |95 |I00|75 for [sz |so |46 [4s |49 |66 |7 | sosĐolộc |75 |76 [a7 |6 [sz [ao jas [as [a [ar [as [oo [eaeXuânLộc [tit [12 |165 | 14A |99 [7s J6 [70 [sx [ss [os [os [i0

Phan Thiết |L44 |133 | Lái | 136 |96 |77 |125 |2 [ss [ar [ow |Hế [rae

TPHCM |120 |I23 ras |145|106|S3 |s7 |š6 |10 [oo |78 |9 | 1216

1) Đặc điểm nắng

Nhin chung, hàng năm, LVSĐN có số giờ nắng cao, trung bình 2.200-2.400 giờ, tức 6<

7 giờ/ngày Những nơi có độ ẩm thấp nhất lại cũng chính là nơi có số giờ nắng cao.

đạt từ 2.100-3.900 giờ (1-8 gidingay) Ngược l

giờ nắng thấp hơn, chỉ còn từ 2.000-2.200 giờ (5-6 gi

‘vio mùa khô rit cao, trung bình 250-270 giờtháng (8-9 gid/ngay), thoi gian mia mưa

có số giờ nắng thấp hon hẳn, trung bình 150-180 giờtháng (5-6 giờ/ngày)

nơi có độ ẩm cao là nơi cho số

ngiy), Trong năm, số giờ nắng.

1.2.2.2 Đặc điểm thiy van

Dang chảy mặt trên LVSDN chịu sự chi phối chủ yếu của chế độ mưa nên cũng biển dỗi rt âu sắc theo không gian và thời gian Theo không gian bên cạnh có những noi lớp dòng chảy nhỏ, biến động cao, thì cũng có những nơi lớp dòng chảy đồi đào và ít biến động hơn, Theo thôi gian, dòng chảy được phân chỉa thành hai mùa rõ st, với

mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa I-2 tháng, và mùa kệt trùng với mùa khô, Hàng

6 thing Tuy nhithời gian này không đều ở tùng vùng Mùa lúệt thường duy tì trong khoảng từ thắng

XXIE-V, với tháng kiệt nhất rơi vào tháng IIT hoặc IV Tùy cap diện tích lưu vực, nhưng

năm, mia là bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, kéo đà

23

Trang 34

nhìn chung, sự chênh lệch đồng chảy lũ-kiệt rit lớn, từ 5-20 lẫn, thậm chí hơn Sự

thúc tối ưu nguồn nước trên toàn lưu vực la phải bằng các hỖ chứa điều tết có chu kỳ

Đồng Nai là rit có lợi vé mặt sử dụng tài nguyên nước.

ra là điều tiết nấm Một hệ thống khai thác kiểu bậc thang trên hệ thống sông

4) Phân bổ đồng chảy mặ theo không gian

‘Theo không gin, cũng như chế độ mưa, chế độ dong chấy rên lưu vực cũng có sự

phân hóa rất sâu sắc, Các phân tích sau đây dựa trên đặc trưng cơ bản là module dòng.

chảy (M-l/s.km”).

‘Module đồng chảy trung bình LVSDN khoảng 25 V/s km’, tương đương lớp dòng chảy

800 mm, trên tổng lớp nước mưa trung bình 2.100 mm, đạt hệ số đồng chấy 040,thuộc loại có đồng chảy trung bình của nước ta

Bảng L7: Dòng chảy năm trung bình, max, min chuỗi thực đo ti các tram thủy vin

tạm F Q | Mbq |Qmax| Mmax | Năm |Qmin] Mein | Năm

(km) lam) |Uskm”) (nF) |(ske’) (mở) |dlskm®)

Trang 35

Ha lưu Đẳng Nai-Sai Gòn là nơi cho module dòng chảy nhỏ nhất trên lưu vực, khoảng 15-20 Vs.km*, Khu vực hạ lưu Đa Nhim cũng có module từ 20-22 Iskm”, Đây là

những vùng cho hiệu sudong chày kém nhất, tir 30-35% lượng mưa Trung lưu sông.Đồng Nai, thượng lưu sông La Nga và thượng lưu sông Bé li các khu vực cho module

đồng chảy cao, từ 38-43 Uskm” Ở các vùng hẹp hơn, module có thể dạt đến 45

IUs km2 hoặc hon Đây cũng là những vùng cho hiệu suất đồng chảy cao nhất, từ 45-50% lượng mưa năm Hạ lưu vực La Ngã, thượng Đa Nhim-Da Dung có module dng

chây 28-35 skm”, Hạ lưu sông

Nai, thượng lưu sông Sai Gòn, có module đồng chảy thuộc loại trùng bình, từ 22-28

các sông suỗi nhỏ ven hạ lưu đồng chính Đẳng

Ð) Phân bổ đồng chủy mặt theo thời giam

"Ngoài sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian, chế độ dong chảy cũng có sự phân hóa

sâu sắc theo thời gian và hình thành nên hai mù lũ-kiệt đối lập nhau Theo các ti chuẩn phân mùa thông dung, mia là trên đại bộ phận LVSĐN bắt đầu vào khoảng VI-VI, nghĩa Hà xuất hiện sau mia mưa từ 1-2 thắng, do ổn thấ sau một mùa khô khắc nghiệt kéo dài Dồng thời với kết thúc mưa, các sông subi trong miễn cũng chim dứt

mùa lũ vào khoảng thing XI Nhu vậy, mda ũ được duy tì trong 5-6 tháng, Tuy vậy,

tùy từng ving, thôi gian mùa lũ cũng đài ngắn khác nhau

Trong mùa lũ, đại bộ phận các khu vực cho lũ cao nhất vào thing VIII, IX, Lưu vực

sông Sii Gòn, Vàm Ca, li lớn nhất rơi vào thing IX, X Khu vực thượng Đồng Nai thường cho lũ cao nhất vào thing X, XI Module dng chiy lũ

khoảng 60-80 I/s.ki

Module đỉnh lũ trung bình là vào khoảng 0

1,2: m3/s.km” cho các lưu vực nhỏ.

inh quân thắng vào,

ho các lưu vực lớn và 100-150 Vs.km* cho các lưu vực nhỏ.

L5 mÖ% km” cho các lưu vực lớn và

0,8-Bảng 1.8: Cae đặc trưng dong chảy tại các trạm thủy văn và vị trí chính yếu trên.

mien - | se] ob | Bi latin) fitin| tị

2 |Đại Ninh Đa Nhim 1.165 2129 I 671 1.650 | 0.407

3 |ĐồngNal | Dong Nai | 2804 | 66,80 | 2382 | 751 | 1.796 | 0418

4 |PồngNa2 | ĐồngNai | 3.141 | 7541 | 2401 | 757 | 1.808 | 0419

Trang 36

Q | om | ys | x

TT (ai ĐỂ | com’) | en's) | (use) | (mam) | (mm)

5 ĐồngNa3 | Ding Nai | 3612 | S9I3 | 2468 | 778 | L850 | 0431

6 [Ding Naid | Bing Nai | 3.782 | 95,03 2513 | 792 | L876 | 0433

7 lDồngNaiS | ĐồngNai | 5462 | 161.46 | 2956 | 932 | 2.092 | 0446 8 bongNai6 | Bang Nai | 6272 | 19322 3081 | 972 | 2.154 | 0451

9 [Ding Nai7 | ĐồngNa | 8.862 | 299,03 1.064 | 2293 | 0464

23 [Bien tia — | ĐồngNai | 22.425 | 77065 | 3437 | 1084 | 2362 | 0459

24 [Diu Ting Sài Gon 2700 | 61/79 i] 22,89 | 722 2061 0,350

25 [Binh Duong | SiGòn | 4200 | 8857 | 21,09 | 665 | 1.993 | 0334 26 (CiaSaiGon | SaiGon | 4500 | 93,59 | 2080 | 656 | 1982 | 0.331

‘Ngudn: de dn “quy hoạch ting thể thy lợi ving Đông Nam Bộ trong du kiện

biết đổi khí hậu" Viện QHTLMN

26

Trang 37

Mô dun trung bình nhiều năm =

lưu vực sông Đống Nai ok

va vùng phụ cận ven biển

am Puce

tình 1.4: Mô dun ding chảy trung bình nhiều năm LVSĐN và phụ cận (Nguồn Viện QHTLMN)

Mùa kiệt bắt đầu vào khoảng tháng XI và kéo dài đến thing V, VI năm sau, khoảng 6

tháng, Vùng thượng Da Nhim có mùa kiệt kéo dài 8-9 tháng Kiệt ở LVSDN khá khắc

nghiệt do có một mùa khô không mưa hoặc mưa.thắng kiệt nhất trên lưu vực vào khoảng 2-3 skmÕ.

it kếo đài Module bình quân

Hàng năm, lưu lượng kiệt nhất thường roi vào hai thing III và IV Các thống ké cho

thấy, lưu lượng kiệt trung bình tháng thường xuất hiện vào tháng III nhiều hơn, trong

Khi các giá trị lưu lượng kiệt nhất thời điểm và kiệt tháng cực trị lại rơi chủ yếu vào.

tháng IV, Thinh thoảng, gặp năm có mưa sớm và bắt thuờng, giá trị kiệt roi vào tháng,II, nhưng rất hiểm gặp Khả năng để kiệt rơi vào thing V cũng rit hạn hữu và khi kiệttơi vào thắng này thì đây là năm cực hạn, ví dụ như các năm 1977, 1998, 1999, 2004,2010.

Sự biến động dòng chảy hàng năm ở LVSDN là khá lớn, thường từ 1,5-2,0 lần biến động lượng mưa năm Nếu đồng hóa sự biến động dòng chảy đối với cấp diện

hệ số biến thidong chảy năm ở các sông suối vùng thượng lưu Dang N:

27

Trang 38

‘Vain Co là từ 0,20-0,25 và các vùng khác dưới 0,20 Hệ số thiên lệch Cs thưởng từ

tỉnh Lâm Dang, Bình Phước, Bình Dương, Đông Nai và một phải

Nong, Tây Ninh, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh có dân số tinh đến năm 2010 khoảng

14.509.743 người, trong đó thành thị 3289.725 người chiếm 56,55 % và nông thôn

6.220.018 người chiếm 43,45% tng dân số Đây là vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh à đân số thành thị chiếm tỷ lệ cao so với tung bình cả nước

Bảng L9:Dân số thuộc vũng nghiền cứu năm 2010

DânsóTB | ME | phan theo sii tinh | - PhẩntheoTT&NT

TT | TinivThinh

ngời |MỜẨĐ| Nam | ANH | ThànhHi| Ning hin

1 [ĐANông | 2206| 7259| HSwN| l0SUM| aaa H9662 [uimbing | liA6M| ims snes] 5077| 35038, T67i6

Binh Thoin | #791 ano | H292] 3039| 3m04 [Bin rue | 393353] som] 460866, #287] HoSM| 2p35

(Nguồn: Niêm giám thống kê các tính năm 2010)

Từ các số liệu thống kê trên cho thấy

~ Mật độ dân số 479,16 người/kmỶ, cao gần gấp 2 lần so cả nước (260 người/km) ~ Tỷ lệ dân số thành thị: 56,55% (Cao hơn bình quân cả nước là 30,17%).

= Tỷ lệ chênh lệch dân số Nam/Nữ: 100/104- 105

28

Trang 39

Bang 1.10: Diễn biển dan số vi lạ NghiÊn cứu qua các năm

xây | PM van Ph Pn TANT

vã Nam Na | Thànhhị | Nong thin

2010 | HSUĐ743 SIS6 | 7472473 |7885I50| 8423516 | 6934407

“Nguân: Niên giám thắng kẻ các tỉnh vùng nghiên cứu năm 2006,2007,2008,2009,2010

Bảng 1.11: Diễn biến dan số qua các năm theo tính thuộc vùng nghiên cứu (người)

Nguén: Niên giám thẳng kê các tỉnh vùng nghiên cứu năm 2006,2007,2008,2009,2010

-Đân cư chủ yếu phân bổ tập rung ở các thành phổ, thi xã, thị trấn, đạc các trực

đường giao thông và phân bổ không đều theo timg vùng TPHCM có dân số

7.396.446 người, chiếm 50.37% tổng dân số lưu vue Thành phan dân tộc gồm ngườiKinh chiếm đa số, dân tộc ít ngưichiếm gin 86%.

~ Đây là vùng có ty lệ tăng dân số cơ học cao nhất nước (trên 26/năm)

Trang 40

Phân bố dân cư trên toàn vùng không ding đều, có sự khác biệt lớn không chỉ về mặt anh giới hành chính giữa các tính, giữa đô thị và nông thôn, mà còn có sự khác biệt về

mat ranh giới thủy văn của tùng tiểu lưu vực sông, giữa ving thượng, trung và hạ lưu

HTSĐN, Cũng với sự chuyển dịch dân số tir vùng nông thôn về các đô thị là sự

chuyển dịch lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm,ngư nghiệp và ting tỷ trong lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.

1.23.2 Hiện trang kinh té 4) Tổng thé

VE mặt kinh té ỷ trọng GDP của các tính, thành trên LVSĐN chiếm ty trọng lớn so với củ nước Thông kê GDP từ năm 2005 đến 2010 cho thấy tổng sản phẩm nội dia LVSDN chiếm từ 40-47% GDP của cả nước, đặc biệt, khu vực công nghiệp và xây

dựng luôn có GDP chiếm hơn một nữa GDP cả nước Nhịp độ ting trưởng GDP củn

các tỉnh trong ving cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2005- 2010, bình quân hàng

năm đạt mức 8-10% (so với cả nước là 5-8).

Bảng 1.12: GDP theo giá so sánh năm 1994 ở LVSDN và cả nước qua các năm

Ngày đăng: 29/04/2024, 10:28

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan