Đề ôn tập một số tác phẩm thơ, truyện thơ nằm ngoài sách giáo khoa lớp 11 có đáp án chi tiết cho các bạn ôn thi dễ dàng
Trang 1Đề 1
I ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau
ÁO TRẮNG
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,Hôm xưa em đến, mắt như lòngNở bừng ánh sáng Em đi đến,Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;Em duyên đôi má nắng hoe tròn.Em lùa gió biếc vào trong tócThổi lại phòng anh cả núi non.Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;Hồn em anh thở ở trong hơi.Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.Dịu dàng áo trắng trong như suốiToả phất đôi hồn cánh mộng bay (Huy Cận)
Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm
Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ
Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Áo trắng là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940 Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Biểu cảmCâu 2 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bảy chữ
Câu 3 Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật “anh”
Câu 4 Xác định hình ảnh trung tâm của bài thơ? Hình ảnh cô gái
Câu 5 Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ? Tâm trạng hạnh phúc khi người yêu đến.
Câu 6 Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” trong bài thơ?
- Là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng của cô gái.
- Là biểu tượng cho sự thơ mộng, trong sáng, hồn nhiên của tình yêu tuổi học trò
Câu 9 Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện trong bài thơ?
- Niềm say mê, sự ngỡ ngàng, ngất ngây, hạnh phúc trong tình yêu.
- Đó là tình cảm đầy đẹp đẽ, chân thành, trong sáng, hồn nhiên của những rung động đầu đời.
Câu 10 Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời mỗi người (trả lời
trong khoảng 5-7 dòng)?
- Tình yêu chân chính có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêng bởi đó là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở để duy trì và phát triển của nhân loại.
- Giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, đem lại hạnh phúc, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách
Trang 2* Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề
- Xác định chủ đề: Bài thơ là tâm trạng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của người yêu; là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng.
- Phân tích, đánh giá chủ đề:
+ Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca hiện đại Tình yêu tuổi học trò bài thơ trên vừa mang những vẻ đẹp chung, vừa có những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
+ Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, là khoảnh khắc kì diệu, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên Từ tình
yêu của anh và em trong bài thơ, nhắc nhở chúng ta cần trân trọng tình yêu đẹp, biết tận hưởng niềm hạnh phúc
trong tình yêu, biết yêu thương và trân quý phút giây hạnh phúc trong cuộc đời
* Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
- Cấu tứ của bài thơ:
+ Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôi trai gái: cô gái đến thăm chàng trai mình yêu Cuộc gặp gỡ ấy được cảm nhận qua cái nhìn (từ xa đến gần), qua tâm trạng của chàng trai (từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đến đắm say hạnh phúc) Bắt đầu từ cái hình ảnh “nở bừng ánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bước tỏa hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”, “đôi má nắng hoe tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếng nói, rồi tất cả dần hòa quyện tạo thành một sự say đắm trong hạnh phúc hội ngộ Bài thơ kết thúc với sự hòa hợp và thăng hoa của hai tâm hồn tinh khôi.
+ Với cấu tứ độc đáo, bài thơ giống như một câu chuyện kể về sự diễn tiến của cuộc gặp gỡ, vừa thể hiện những bước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được những cung bậc cảm xúc mỗi lúc một mãnh liệt của chàng trai đang yêu
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:
+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn say đắm của chàng trai Tất cả các hình ảnh trong bài thơ đều tập trung thể hiện vẻ đẹp lung linh tỏa sáng, tinh khôi thơ mộng của hình tượng trung tâm đó
+ Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”, gợi lên vẻ đẹp trong trắng của tuổi học trò với “mộng trắng trong” Màu trắng ấy khiến cô gái khi xuất hiện, như tỏa ra ánh sáng rực rỡ: “Nở bừng ánh sáng”
+ Những bước đi của cô gái cũng được miêu tả thật đẹp với “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng” Dưới cái nhìn si tình, lãng mạn của chàng trai, cô gái mang một vẻ đẹp trong ngần, tỏa ra hương thơm kì diệu
+ Khi đến gần hơn, vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở “bàn tay ngón ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”, mái tóc xanh tràn đầy sức sống, như mang cả hơi thở của trời đất, núi non, cả tiếng nói ngọt ngào của người yêu, hứng trọn cả “tiếng lẫn lời”
+ Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh “áo trắng” nhưng kết tinh, thăng hoa: không còn là tà áo trắng trong hiện thực, mà dường như đã trở thành đôi cánh của thiên thần, khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong một tình yêu thần tiên say đắm
+Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái; đồngthời cũng làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của tình yêu tuổi học trò
Trang 3Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh, Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh; Lung linh bóng sáng bỗng rung mình Vì nghe nương tử trong câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
(Theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Câu 2 Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.Câu 3 Chỉ ra một yếu tố tượng trưng trong bài thơ.
Câu 4 Khung cảnh mùa thu được miêu tả như thế nào trong khổ thơ sau?
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời;Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người ”
Câu 5 Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?
Câu 6 Nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở”.
Trang 4GỢI Ý
Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ: 7 chữCâu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi”.
Câu 3 Yếu tố tượng trưng trong bài thơ: “giọt rơi tàn như lệ ngân” Nếu như “giọt” là đơn vị của chất lỏng
thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh, chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm, sắc thành giọt lỏng.
Câu 4 Khung cảnh mùa thu được miêu tả trong khổ thơ:
- Cảnh đẹp: nguyệt tỏ ngời (trăng sáng); - Không khí: lạnh;
- Không gian: vắng vẻ, có tiếng đàn bao phủ cả không gian.
Câu 5
- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.
- “Biển” là hình ảnh to lớn còn “chiếc đảo” là hình ảnh nhỏ bé hơn, nhưng Xuân Diệu đã khéo léo kết hợp hai hình ảnh cùng xuất hiện “Biển” - cái đẹp mênh mông, trong sáng kết hợp cùng “chiếc đảo” - không gian hẹp hơn, ám chỉ tâm hồn của chính “tôi”.
→ Mối quan hệ của “biển” và “chiếc đảo” góp phần thể hiện tâm hồn thi sĩ giao hoà âm nhạc với ánh trăng thành một biển sáng có âm thanh pha lê Đồng thời gợi cho người đọc liên tưởng tới một không gian vô tận mà ở đó con người thật nhỏ bé, khó xác định, nói lên sự lạc lõng gây gây của thi nhân trong cõi trần âm u
+ Làm nổi bật vẻ đẹp gần gũi, sinh động và giàu sức sống của thiên nhiên + Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, gợi cảm, sinh động.
+ Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm trạng sầu não của tác giả trong đêm trăng.
Câu 7
- Tâm trạng của tác giả: buồn thương, đầy suy tư, nhiều tâm sự
- Đó là tâm trạng của một con người nhạy cảm, tinh tế; tâm trạng đó được bộc lộ một cách trực tiếp qua các tính từ “thương”, “nhớ”, qua điệp từ “trăng” và cách ngắt nhịp 2/2/3
Câu 8
- Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận.
- Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế,giao cảm với đời.
Trang 5Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu Thế là xuân Tôi không hỏi chi nhiều Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ Chim trên cành há mỏ hót ra thơ Xuân là lúc gió về không định trước Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân Ngày chỉ ấm hơi hơi Như được nắm một bàn tay son trẻ Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé; Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa; Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng Nếu lá úa trên cành bàng không rụng, Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường; Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương, Là xuân đó Tôi đợi chờ chi nữa? *
Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng taKhi những em gặp gỡ giữa đường quaNgừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.Ấy là máu báo tin lòng sắp nởThêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.Ấy là hồn giăng rộng khắp không gianĐể đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹNghe xôn xao rờn rợn đến hay hay Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày
Trang 6(1939) Nguồn (Thơ Xuân Diệu,NXB Văn học, 2019)
Ngô Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và phê bình văn học người ViệtNam Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới đầu thế kỷ XX Ông được đánh giá giá là“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Xuân Diệu nổi tiếng với tập Thơ Thơ (1938) thể hiện tiếng nói riêngbiệt chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuân không mùa là người như thế nào?
Câu 3: Xác định hình ảnh biểu tượng chứa nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều trong bài thơ Xuân không
Câu 4: Hai dòng thơ sau diễn tả điều gì?
Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứaXuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta.
Câu 5: Đất trời vạn vật biến đổi như thế nào trong tâm hồn Xuân Diệu? Cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phút
giây huyền diệu ấy ra sao?
Câu 6: Tác giả dùng những câu thơ nào để diễn tả Xuân không mùa trong lòng mình? Phân tích những câu thơ mà
em cho là đặc sắc?
Câu 7: Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Em có đồng tình với quan điểm đó không?
Câu 8: Theo em, Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ đâu? Tác giả đã gửi đến chúng ta
thông điệp nào từ văn bản này?
GỢI Ý
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ: tự do.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuân không mùa là người yêu đời, yêu sự sống.
Câu 3: hình ảnh biểu tượng chứa nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều trong bài thơ Xuân không mùa: Hình
ảnh Xuân
Câu 4: Hai dòng thơ
Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứaXuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta.
diễn tả: sự tương hợp kỳ diệu giữa vũ trụ và lòng người Câu 5:
- Đất trời, vạn vật biến đổi bất ngờ tinh vi, diệu kỳ đem đến mùa xuân cho lòng người (chim hót ra thơ, hở một khung trời, trời biếc sau mưa )
- Thi sĩ giao hòa, đắm say ngắm nhìn, ghi lại từng vi mạch của sự sống, những khoảnh khắc trở mình bất chợt của tạo vật để hân hoan sống, đón nhận sức sống đang bừng lên trong màu nắng, làn gió, áng mây.
Câu 6: Những câu thơ diễn tả Xuân không mùa trong lòng tác giả:
Thế là xuân Tôi không hỏi chi nhiềuThế là xuân Ngày chỉ ấm hơi hơiThế là xuân Hà tất đủ chim, hoa?
Hs lựa chọn câu thơ để phân tích đặc sắc (Gợi ý: Phân tích phép tu từ, từ ngữ đặc sắc, cảm xúc của thi sĩ, cảm nhận của cá nhân)
Câu 7: Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh:
- Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng vũ trụ, thiên nhiên để cảm nhận những biến chuyển,những tín hiệu sống diệu kỳ
Trang 7- Sống tích cực lạc quan để cảm nhận mùa xuân lai láng trong đất trời vạn vật để có xuân không mùa, xuân lai láng trong lòng mình
Hs đưa ra quan điểm của mình Đồng tình hay không đồng tình và lý giải.
Câu 8:
- Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ lòng yêu đời của con người
- Có thể chọn 1 trong các thông điệp:
+ Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng vũ trụ, thiên nhiên.
+ Phải biết trân trọng cuộc sống, biết sống hưởng thụ, có ích, luôn cố gắng cống hiến hết mình cho tổ quốc và phát triển bản thân không ngừng nghỉ
+ Sống tích cực, lạc quan để cảm nhận mùa xuân lai láng trong đất trời vạn vật, để có xuân không mùa, xuân lai láng trong lòng mình.
II Viết: Phân tích đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Xuân Diệu, Vội vàng)
DÀN Ý
1 MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ là tiếng lòng” Nhà thơ làm thơ để giãi bày những cảm xúc, tâm trạng, khao khát cháy bỏng của mình trước cuộc đời
- Dẫn đến đoạn thơ của Xuân Diệu và trích dẫn:
2 THÂN BÀI
* Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu và “Vội vàng”, đoạn thơ:
- “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh) Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
- “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu, in trong tập “Thơ thơ” xuất bản năm 1938 Nói về tập “Thơ thơ”của mình, Xuân Diệu tâm sự: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi,
và đây là sự sống của tôi nữa ( ) Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!” (Lời đưa duyên) Bài thơ là
lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ của mộttâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt…
- Đây là đoạn thơ cuối cùng của bài thơ “Vội vàng” Mỗi dòng thơ ngầm một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là mộtgiai điệu của niềm đắm say vô tận
*Cụ thể
+ Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bầy hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộcsống trần thể Trước đó, nhà thơ xưng “tôi” với ước mơ muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ cuối này, cái tôiấy đã hoà thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non
Trang 8(Thanh niên, Xuân Diệu)