Đề mẫu kiểm tra cuối HK2 môn ngữ văn lớp 11 có đáp án cho các bạn, giúp các bạn ôn thi hiệu quả dễ dàng hơn nhiều
Trang 1Đề bài 01:
Đọc văn bản:
Đặt vào ngày cuối Đông đầu Xuân, ngày Tết Nguyên Đán còn có một thâm ý sâu xa hơn nữa; theo
Từ Nguyên, xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau”, xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều cựa động mà sống lại Từ quan niệm ấy, người mình tiến đến tín ngưỡng thờ Thần Đất Họ tin rằng trong không, thời gian mà Thần Đất vắng mặt trên trần thì không ai được động chạm đến đất như cày bừa cuốc xới lên hay giã gạo làm cho vang động đất Ngày Tết, do đó, có ý nghĩa là đón đợi sự trở về của Thần Đất: người ta chờ lúc cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn vật trở lại cuộc sống bình thường, chỉ sợ
vì một cớ gì bí mật, không phồn thịnh và sản xuất như xưa nữa Họ tin rằng nếu không kiêng kị thì Thần Đất không phù hộ loài người và sẽ làm cho cây cối, con người, súc vật, của cải không thể nào phát triển (…)
Có ai ở tỉnh thành ăn Tết ngày mồng một rồi đến mồng hai, mồng ba đi về những vùng đất thơm ngát hoa đồng cỏ nội mới thật thấy cái tết của ta đẹp biết ngần nào, êm ái biết ngần nào Người nông dân vất vả quanh năm, được mấy ngày ấy nhất định nghỉ không ra đồng Chè chén đã đành rồi, nhưng tội gì
mà chẳng vui chơi để giải quyết sự thèm khát giải trí mà vua quan ngày trước không hề nghĩ tổ chức bao giờ Vì thế, nghe thấy đầu xuân có hát tuồng cổ “Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng” hay
“Dự Nhượng tam đả long bào”, ở cách xa nơi họ ở dăm mười cây số, họ cũng cố đi xem cho kì được (…) Tại vài làng mát mặt ở Bắc Việt, các đàn anh vào dịp tết vẫn rủ nhau rước ả đào, tuồng cổ, phường chèo
về diễn (…).
Ngày Tết, bước ra khỏi Hà Nội một hai cây số ta có thể thấy ở bất cứ làng nào cũng có trồng một vài cây đu để cho trai gái trong làng hay những vùng quanh đấy đến dún dẩy với nhau (…) Cây đu làm bằng tám cọc tre, trồng rất chắc dưới đất vì trồng càng chắc thì dún càng khỏe Cái ngáng đu vận bằng rơm, giữ hai hàng cột gioãng ra hai bên (…) Đu càng cao, các cô, các cậu càng đưa mạnh Các cậu cố dún Các cô ưỡn thêm lên (…) Đu lên bổng, chiếc áo nâu non của cô gái dan díu với chiếc áo the thâm của chàng trai, đôi giải yếm lụa quấn quýt lấy chiếc quần hồ trắng bốp… hai lá cờ đuôi nheo cũng phải rung lên một cách đa tình (…)
Ai đã ở Bắc vui mấy ngày xuân, thế nào mà chẳng có lúc đã nghe thấy người ta hát:
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, Vui thì vui vậy chẳng tày Giã La… (…) Ngày Tết ở Bắc, rỗi rãi mà đi xem hết hội này đến lễ kia như thế, phải nói thật quả là mình sung sướng như tiên Tết đi thăm nhau, chúc mừng nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với nhau, vui quá thể, ai mà lại còn không biết; nhưng vui thấm thía, vui ý nghĩa, vui sâu xa thì phải nói thực, đó là nhờ những đám rước, những tục cổ, những trò chơi như thế.
Xin Trời Phật phù hộ cho không bao giờ có những ngày xuân, ngày tết không có hoa và bướm, không bao giờ có những người không được thương yêu; không bao giờ có những cây không nảy lộc, những cặp mắt không sáng ngời và cũng không bao giờ lại có những con người xảo trá, tham tàn, độc ác…
Trang 2Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 Trong văn bản, từ “xuân” được giải thích là gì?
Câu 2 Chỉ ra các trò chơi dân gian được chơi trong dịp Tết.
Câu 3 Thông tin khách quan nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn: Ngày Tết, bước ra khỏi Hà Nội
một hai cây số ta có thể thấy ở bất cứ làng nào cũng có trồng một vài cây đu để cho trai gái trong làng hay những vùng quanh đấy đến dún dẩy với nhau (…) Cây đu làm bằng tám cọc tre, trồng rất chắc dưới đất vì trồng càng chắc thì dún càng khỏe Cái ngáng đu vận bằng rơm, giữ hai hàng cột gioãng ra hai bên (…) Đu càng cao, các cô, các cậu càng đưa mạnh Các cậu cố dún Các cô ưỡn thêm lên (…) Đu lên bổng, chiếc áo nâu non của cô gái dan díu với chiếc áo the thâm của chàng trai, đôi giải yếm lụa quấn quýt lấy chiếc quần hồ trắng bốp… hai lá cờ đuôi nheo cũng phải rung lên một cách đa tình (…)
Câu 4 Nêu hiệu quả của phép tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Tết đi thăm nhau, chúc mừng
nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với nhau, vui quá thể, ai mà lại còn không biết; nhưng vui thấm thía, vui ý nghĩa, vui sâu xa thì phải nói thực, đó là nhờ những đám rước, những tục
cổ, những trò chơi như thế.
Câu 5 Dưới ngòi bút của tác giả, sắc màu riêng của dịp Tết Nguyên Đán hiện lên như thế nào?
Câu 6 Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong trong đoạn trích?
Câu 7 Nhận xét về mong ước của tác giả khi Tết đến, xuân về qua đoạn văn sau: Xin Trời Phật phù hộ
cho không bao giờ có những ngày xuân, ngày tết không có hoa và bướm, không bao giờ có những người không được thương yêu; không bao giờ có những cây không nảy lộc, những cặp mắt không sáng ngời và cũng không bao giờ lại có những con người xảo trá, tham tàn, độc ác…
Câu 8 Hiện nay có quan điểm cho rằng nên bỏ Tết truyền thống Anh/Chị có đồng tình với quan điểm
này không? Vì sao?
2
Trang 3GỢI Ý
Câu 1 Trong văn bản, từ “xuân” được giải thích là:
- “trai gái vừa lòng nhau”,
- là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều cựa động mà sống lại.
Câu 2 Các trò chơi dân gian được chơi trong dịp Tết:
- Xem hát tuồng cổ
- Chơi đu quay
- Đánh cờ, đánh kiệu
Câu 3 Thông tin khách quan được tác giả sử dụng trong đoạn văn là:
- Vào dịp Tết, ở các làng quê ngoại thành Hà Nội đều trồng một vài cây đu.
- Cây đu được làm bằng tám cọc tre, trồng chắc dưới đất Ngáng đu được vận bằng rơm dùng để giữ hai hàng cột gioãng hai bên
- Cây đu thu hút sự tham gia của nam nữ trong những ngày Tết
Câu 4
- Phép liệt kê được sử dụng trong câu văn là: liệt kê các việc làm, trò chơi, phong tục trong dịp Tết: đi thăm nhau, chúc mừng nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu; những đám rước, những tục cổ và niềm vui của con người: vui thấm thía, vui ý nghĩa, vui sâu xa.
- Hiệu quả:
+ Khắc họa cụ thể, chi tiết khung cảnh sinh hoạt nhộn nhịp, náo nức, cùng những phong tục đẹp, ý nghĩa của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán
+ Thể hiện tâm trạng vui tươi, háo hức cùng niềm tự hào của tác giả về những phong tục cổ truyền của dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán
+ Làm cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn,…
Câu 5 Trong con mắt quan sát và cảm nhận của tác giả, sắc màu riêng của dịp Tết nguyên đán được hiện
lên với những đặc điểm sau:
- Khung cảnh thiên nhiên trong dịp Tết Nguyên Đán:
+ Thiên nhiên, vạn vật đang đón đợi sự trở về của Thần Đất cho cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn
vật trở lại cuộc sống
+ Những vùng đất ngoại thành thơm ngát hoa đồng cỏ nội
- Con người và cuộc sống sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên Đán
+ Tết Nguyên Đán là dịp con người cho phép bản thân nghỉ ngơi, không ra đồng làm việc, tìm đến những loại hình nghệ thuật, những trò chơi dân gian để vui chơi, giải trí
+ Tết Nguyên Đán còn là dịp để những gánh hát ả đào, tuồng cổ, phường chèo có dịp được biểu diễn, là dịp để tổ chức những trò chơi dân gian như đánh đu, đánh cờ, đánh kiệu
+ Tết là dịp để con người kết nối lại với nhau: thăm nhau, chúc mừng nhau, cùng uống rượu ăn mứt,
ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với nhau.
+ Tết là khoảng thời gian đẹp nhất mà không bao giờ có những người không được thương yêu, những cặp
Trang 4Câu 6
- Chất trữ tình được bộc lộ qua cảm xúc của tác giả cùng với cách thể hiện đa dạng, độc đáo:
+ Đó là niềm vui sướng, phấn chấn, rạo rực khi được chứng kiến vạn vật cỏ cây, hoa lá trong những
tháng ngày “vừa lòng nhau”; là niềm khao khát, mong chờ “sự trở về của Thần Đất” sẽ khiến cho vạn vật cây cối đâm lộc nảy mầm trong những ngày xuân Tết Nguyên Đán
+ Đó còn là niềm háo hức, mong chờ được đi về với những vùng đất thơm ngát hoa đồng cỏ nội,
được đi nghe hát tuồng cổ “Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng” hay “Dự Nhượng tam đả long bào”; được chứng kiến cảnh chơi đu của trai gái trong làng.
+ Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc khi được rỗi rãi để đi xem hội; gặp gỡ, chúc mừng, uống rượu
ăn mứt, đánh cờ đánh kiệu
+ Đó là niềm khao khát, mong ước cho những ngày Tết luôn tràn ngập hoa và bướm, vạn vật cây cối đâm chồi nảy lộc, con người luôn được yêu thương
- Chất trữ tình của đoạn trích khi thì được thể hiện trực tiếp, khi thì được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả Chất trữ tình xuất hiện xuyên suốt đoạn trích, trở thành yếu tố nổi bật, đúng với đặc trưng của tản văn
Câu 7 Nhận xét về mong ước của tác giả khi Tết đến, xuân về:
- Mong ước của tác giả khi Tết đến, xuân về qua đoạn văn là: ngày nào cũng có bướm hoa; ai cũng được thương yêu, ngập tràn hạnh phúc, sáng ngời niềm lạc quan, tin yêu; cây cối đâm chồi nảy lộc; không còn người xảo trá, tham tàn, độc ác
- Đó là mong muốn về cuộc sống tươi đẹp dành cho vạn vật muôn loài, dành cho con người, cuộc đời của một con người yêu đời, yêu người Mong muốn đó rất chân thành, sâu sắc, thấm đượm giá trị nhân văn cao đẹp và được tác giả bộc lộ trực tiếp
Câu 8 Hiện nay có quan điểm cho rằng nên bỏ Tết truyền thống Anh/Chị có đồng tình với quan điểm này
không? Vì sao?
- HS bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/cả hai
- Lí giải hợp lý, thuyết phục Chẳng hạn:
+ Nếu không đồng tình, có thể lí giải như sau:
++ Đây là phong tục cổ truyền của dân tộc;
++ Là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, đoàn viên; là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà;
++ Là thời gian nghỉ ngơi cần có để giảm căng thẳng trong công việc;
++ Là dịp để kích cầu kinh tế, thu hút khách du lịch do lệch với các ngày lễ của Phương Tây…
+ Nếu đồng tình thì có thể lí giải theo hướng:
++ Quá tốn kém và lãng phí;
++ Đảo lộn lịch trình làm việc, học tập của mọi người;
++ Gia tăng tai nạn do rượu bia; nạn cờ bạc…
+ Nếu vừa đồng ý vừa không: Kết hợp hai cách lí giải trên
4