Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
214 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QLNN VỀ PCCC 1. Nhận thức chung vềquảnlýnhànước trong lĩnh vực PCCC - Khái niệm quảnlý hành chính nhànướcQuảnlý hành chính nhànước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhànước trên cơ sở pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số điểm chú ý sau: Một là, quảnlý hành chính nhànước có tư cách là quyền lực nhànước hay còn gọi là quyền hành pháp trong hành động; Hai là, quảnlý hành chính nhànước với tư cách là hoạt động thực hiện hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quảnlý hành chính mang tính quy phạm và tính cá biệt; Ba là, quảnlý hành chính nhànước được thực hiện bởi hệ thống pháp nhân công quyền - thiết chế tổ chức hành chính nhà nước. Trong hệ thống này đứng đầu là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho tới các Bộ, các cơ quan hành chính nhànước Trung ương, các cấp quảnlý hành chính nhànước ở địa phương có chức năng tổ chức và điều hành các quá trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động của các tổ chức và công dân. - Tính chất và đặc điểm cơ bản của quảnlý hành chính nhànước + Các tính chất cơ bản của quảnlý hành chính nhànước * Tính lệ huộc vào chính trị và hệ thống chính trị * Tính pháp quyền * Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng * Tính chất dân chủ + Đặc điểm của quảnlý hành chính nhànước * Quảnlý hành chính nhànước là hoạt động mang quyền lực nhànước Quyền lực nhànước trong quảnlý hành chính nhànước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhànước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và dặc biệt quan trọng là dạng văn bản quảnlý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quảnlý hành chính nhànước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhànướcvà của cấp trên thành quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, quyền lực nhànước còn được thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế v.v Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước, nhờ đó, ý chí của chủ thể quảnlý hành chính nhànước được bảo đảm thực hiện. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quảnlý hành chính với những hoạt động quảnlý không mang tính quyền lực nhà nước, như quảnlý nội bộ trong các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác. Trong các hoạt động quảnlý phi nhà nước, quyền lực cũng được sử dụng nhưng không phải là quyền lực 1 nhà nước, phạm vi tác động chỉ trong nội bộ tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ pháp luật; các chủ thể quảnlý cũng thể hiện ý chí và sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm thực hiện ý chí đó nhưng họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức mình mà không nhân danh nhà nước. * Quảnlý hành chính nhànước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhànước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quannhà nước, xây dựng thể chế, phân công, bố trí cán bộ Trong những trường hợp này, quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hành động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, chủ thể quảnlý hành chính nhànước là các chủ thể mang quyền lực nhànước trong lĩnh vực hành pháp bao gồm: cơ quan hành chính nhànướcvà công chức của các cơ quan này; thủ trưởng của các cơ quannhà nước, các công chức nhà nước, các cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhànước ủy quyền quảnlý hành chính đối với một số loại công việc nhất định. Như vậy, quảnlý hành chính nhànước có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội, từ quan trọng đến ít quan trọng, từ phổ biến tới cá biệt, phát sinh trong đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quannhà nước. Trong khi đó, hoạt động lập pháp, tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối hẹp, có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội quan trọng. * Quảnlý hành chính nhànước là hoạt động có tính thống nhất và được tổ chức chặt chẽ. Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy hành chính nhànước được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương và tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo nên sự năng động sáng tạo trong quảnlý điều hành, bộ máy quảnlý còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho từng địa phương. Để cùng đạt được hai mục đích này, nguyên tắc “hai chiều lệ thuộc” được sử dụng như là một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Theo đó, loại trừ Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhànước thì mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan: một cơ quan chiều dọc để bảo đảm sự thống nhất của bộ máy; một cơ quan theo chiều ngang bảo đảm sự chủ động của mỗi cấp quản lý. Vấn đề quan trọng là trong tổ chức bộ máy hành chính nhànước phải xác định hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý, vừa tránh được sự chồng chéo chức năng, vừa không bỏ lọt những lĩnh vực quản lý, vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt, thống nhất trong bộ máy, vừa tạo ra sự chủ động, sáng tạo của mỗi cấp quản lý. * Hoạt động quảnlý hành chính nhànước có tính chấp hành và điều hành. Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quảnlýnhànước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quảnlý thì cũng không vượt quá khuôn khổ pháp luật quy định. Tính điều hành của hoạt động quảnlý hành chính nhànước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các chủ thể này không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan 2 trọng hơn cả là đảm nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất, tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý. Như vậy, trong mỗi hoạt động quảnlý hành chính nhà nước, tính chấp hành và điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù trong quảnlý hành chính nhà nước. Trong hoạt động lập pháp, chấp hành là để xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn; trong hoạt động tư pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại, còn trong quảnlý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. * Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là yêu cầu đòi hỏi của một nền hành chính phát triển, khoa học, văn minh và hiện đại. Các hoạt động trong nền hành chính nhànước có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Công chức và những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ. Vì lẽ đó trong hoạt động hành chính nhà nước, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn vàquảnlý của đội ngũ công chức phải là những tiêu chuẩn hàng đầu. Nâng cao năng lực chuyên môn, quảnlý của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại. * Tính không vụ lợi Quảnlý hành chính nhànước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích xã hội và lợi ích công dân. Phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu doanh lợi, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng là dặc điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của cơ quan hành chính nhànướcvà của một doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. * Tính nhân đạo Bản chất Nhànước ta là Nhànước dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa thấm nhuần trong luật pháp. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính, đội ngũ công chức không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền hành chính cần bảo đảm tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Khái niệm QLNN về PCCC Quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhànước đối với hoạt động phòngcháyvàchữacháy trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các chủ thể có thẩm quyền, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Cũng giống như hoạt động quảnlý hành chính nhànước đối với các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, phương pháp và mục tiêu quản lý. Quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữa cháy, theo đó cũng thể hiện đầy đủ tính chất của quảnlý hành chính nhà nước, như: là quá trình quảnlý mang tính chất chính trị, tính khoa học, tính toàn diện, tính chất dân chủ. Đồng thời thể hiện những đặc điểm cơ bản của quảnlý là sự tác 3 động và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật, mang tính mệnh lệnh đơn phương của các chủ thể quản lý, nó đòi hỏi đối tượng quảnlý phải phục tùng một cách nghiêm túc. Sự tác động đó được các chủ thể thực hiện thông qua các hình thức, phương pháp, biện pháp đã được pháp luật quy định. Giữa chủ thể và đối tượng quảnlý tuy có sự phân biệt nhưng sự phân biệt đó chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối, hiệu quả của sự tác động của chủ thể đến đối tượng cũng phụ thuộc vào sự tác động của khách thể đến chủ thể quản lý. Mục tiêu của quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy là nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra (nhất là các vụ cháy lớn) và thiệt hại do cháy gây ra; góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; đưa các mặt công tác phòngcháyvàchữacháy từng bước đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Câu 2. Vai trò của Chính phủ, UBND các cấp trong quảnlýnhànướcvề PCCC. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của UBND các cấp trong quảnlý công tác PCCC. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật PCCC thì Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể quảnlýnhànướcvề PCCC. Chính phủ (Quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật PCCC) 4 Theo quy định tại Điều 109 Hiến pháp năm 1992, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động quảnlýnhànước là hoạt động chủ yếu, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực thuộc chức năng của Chính phủ như kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Còn các Bộ, cơ qụan ngang Bộ quảnlýnhànước theo ngành, lĩnh vực được phân công. Vai trò của Chính phủ trong quảnlýnhànướcvề PCCC được thể hiện như sau: - Chính phủ tổ chức thực hiện, bảo đảm việc chấp hành các yêu cầu của Luật phòngcháyvàchữacháy thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềphòngcháyvàchữacháy nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của Luật Phòngcháyvàchữa cháy, như: Nghị quyết liên tịch, Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động quảnlýnhànướcvề PCCC, Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân thực hiện các quy định các quy định của pháp luật vềphòngcháyvàchữa cháy; - Chính phủ có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch mang tính chiến lược về PCCC trong phạm vi toàn quốc; quyết định những vấn đề chung thuộc nội dung, phạm vi quảnlýnhà nước; đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, biện pháp công tác lớn vềphòng cháy, chữa cháy; bảo đảm các điều kiện về tài chính, phương tiện, chế độ chính sách v.v… và các vấn đề khác có liên quan đến phòngcháyvàchữa cháy. Ủy ban nhân dân các cấp Vơi tư cách là cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quảnlý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quannhànước cấp trên. Để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc hàng ngày của Nhànước ở địa phương, Ủy ban nhân dân phải nắm được nhân lực, vật lực cũng như tiềm năng khác của địa phương. Do đó, hoạt động quảnlýnhànước của Ủy ban nhân dân khác với hoạt động quảnlý của các cơ quannhànước khác ở các điểm: quảnlý hành chính nhànước là hoạt động chủ yếu vàquan trọng nhất, được coi là chức năng của Ủy ban nhân dân; hoạt động quảnlý của Ủy ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động quảnlý của Ủy ban nhân dân mang tính thống nhất, hoạt động quảnlý của các cơ quannhànước ở địa phương phải phù hợp với sự quảnlý chung của Ủy ban nhân dân. Như vậy, Ủy ban nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng ở dịa phương. Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quannhànước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân được quyền ban hành các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Về chức năng, Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quảnlýnhà nước, vì quảnlýnhànước là hoạt động chủ yếu bao trùm toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân. Như vậy, chức năng của Ủy ban nhân dân giống chức năng của Chính phủ, tuy nhiên, khác với Chính phủ ở phạm vi và hiệu lực. Lĩnh vực phòngcháyvàchữacháy thuộc quyền quảnlý của Ủy ban nhân dân các cấp, theo quy định của Luật PCCC và Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm sau: - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 5 + Ban hành các quy định vềphòngcháyvàchữacháy tại địa phương (ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC theo thẩm quyền, như: quyết định, chỉ thị; các quy định cụ thể hóa các yêu cầu về PCCC được quy định trong Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC của các cơ quannhànước cấp trên, phù hợp với yêu cầu công tác PCCC tại địa phương); + Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại địa phương; xử lý hành chính các vi phạm về PCCC theo thẩm quyền; + Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC; + Đầu tư ngân sách cho hoạt động PCCC; trang bị phương tiện PCCC; + Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; + Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữacháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; + Chỉ đạo tổ chức chữacháyvà khắc phục hậu quả vụ cháy. + Thống kê báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về PCCC - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: + Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư; xử lý hành chính các vi phạm về PCCC theo thẩm quyền; + Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC; + Tổ chức quảnlý các đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố; + Đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC; trang bị phương tiện PCCC cho các đội dân phòng theo quy định; + Đảm bảo các điều kiện phục vụ chữa cháy: thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nướcchữa cháy; + Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; + Tổ chức chữacháyvà giải quyết hậu quả vụ cháy; + Thống kê, báo cáo về PCCC lên ủy ban nhân dân cấp huyện. - Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của UBND các cấp trong quảnlý công tác PCCC (tự nghiên cứu) Vừa qua để nâng cao vai trò của UBND các cấp và tăng cường công tác PCCC & CNCH, Cục Cảnh sát PCCC& CNCH đã tham mưu cho BCA tham mưu cho Thủ tướng Chính Phủ ra Chỉ thị 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 về Tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC&CNCH. Yêu cầu UBND các cấp thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Thực hiện đứng các quy định của pháp luật về PCCC - Phát huy vai trò của người đứng đầu UBND(bê vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức). - Trách nhiệm của lực lượng CSPCCC: tham mưu, đề xuất - Trách nhiệm của BCA? - UBND các cấp phải tăng cường phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên cộng sản HCM và các đoàn thể quần chúng ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện phong trào “ Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy”, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, báo chỉ đưa tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC&CNCH, yêu cầu các đài phát 6 thanh, đài truyền hình xây dựng kế hoạch thành chuyên mục riêng để thường xuyên truyên truyền về PCCC&CNCH. - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và người đứng đầu các Bộ ngành, các cấp ủy Đảng, các đoàn thể, đơn vị, cơ sở thành lập các đoàn Thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định về PCCC tại các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở. Phát hiện và khắc phục ngay các sơ hở thiếu sót. - Tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC.Đối với nhưng trường hợp vi phạm nghiêm trọng có dấu hiệu tội phạm và những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì phải khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. - Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, cơ sở hạ tầng cho lực lượng CS PCCC. Xây dựng và triển khai các đè an quy hoạch tổng thể hệ thông cơ sở về PCCC của Bộ, ngành, địa phương mình Trong đó chú ý đến việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu chết xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế phải đảm bảo các điều kiện về PCCC. - Có cơ chế chính sách thỏa đáng cho lực lượng CS PCCC.Khen thưởng những tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC. Câu 1. Vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân trong PCCC. Vấn đề nâng cao trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong điều kiện hiện nay. (hỏi về vai trò thì thay các từ trách nhiệm bằng vai trò ) Tại Điều 5“Trách nhiệm phòngcháyvàchữa cháy” Luật PCCC đã xác định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCC trong phạm vi quảnlý của mình; Tại Điều 3 “ Trách nhiệm phòngcháyvàchữacháy của người đứng đầu cơ quan tổ chức ” Nghị định số 35/2003/NĐ-CP đã cụ thể hóa trách nhiệm này như sau: - Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: 7 - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quảnlý của mình. Công tác phòng cháy, chữacháy luôn gắn liền với các hoạt động bình thường khác trong các cơ quan, tổ chức, vì vậy xác định trách nhiệm của người đứng đầu, tức là những việc cần phải làm để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữacháy là tất yếu. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sau: + Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về PCCC; + Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy và biện pháp về PCCC và yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC theo quy định của pháp luật; + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC; quảnlývà duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành; + Kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC; + Trang bị phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữacháyvà giải quyết hậu quả vụ cháy; + Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC; + Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình PCCC; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý, những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức mình; + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận. * Vấn đề nâng cao trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong điều kiện hiện nay (tự nghiên cứu) - Người đứng đầu cơ quan tổ chức có vai trò quan trọng - Người đứng đầu còn lơ là, chưaquan tâm đến PCCC - Với người đứng đầu cần cái gì?Bản thân họ cần làm gì?- Nẵm vững và thực hiện đầy đủ điều kiện về PCCC. - Cảnh sát PCCC cần phải làm tốt điều gì? cái gì?- Tham mưu, đề xuất,kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC theo Luật PCCC qui định. Việc tổ chức thực hiện công tác PCCC thể hiện qua các nội dung chính sau: - Tổ chức thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, quy định về PCCC và các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC của các cấp chính quyền, cơ quanquảnlýnhànước có thẩm quyền. - Ban hành quy định, nội quy an toàn PCCC tại cơ quan, tổ chức và tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành các qui định về PCCC. - Tổ chức công tác tự kiểm tra an toàn PCCC thường xuyên, định kỳ hàng ngày. Đi đôi với việc kiểm tra cần có biện pháp kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm quy định về PCCC. 8 - Tổ chức thành lập và huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở trong việc sử dụng các trang thiết bị PCCC và sẵn sàng kịp thời xử lý dập tắt các đám cháy mới phát sinh. - Trang bị các phương tiện PCCC theo đúng qui định của pháp luật, chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữacháy như nguồn nước, thông tin báo cháy, đường cho xe chữacháy hoạt động. - Xây dựng và lập phương án PCCC, cứu người, cứu tài sản theo qui định và tổ chức thực tập phương án. - Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một người thành niên khác có thể là chủ hộ. Trong hoạt động PCCC, chủ hộ có trách nhiệm: + Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về PCCC và yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp luật; + Kiểm tra an toàn về PCCC; đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCC; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảo đảm an toàn PCCC; + Mua sắm các phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữacháyvà tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy; + Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận; + Tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trách nhiệm PCCC của cá nhân + Chấp hành các quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ được giao; + Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thông dụng và các phương tiện PCCC khác được trang bị; + Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC; + Tham gia các hoạt động PCCC nơi làm việc, nơi cư trú; tham gia đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC; + Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháyvà những hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC; + Báo cháyvàchữacháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữacháyvà hoạt động PCCC khác. 9 Câu 3. Nội dung quảnlýnhànướcvề PCCC - Nêu khái niệm QLNN về PCCC : QLNN về PCCC là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhànước đối với hoạt động phòngcháyvàchữacháy trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nội dung quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy là việc xác định các mặt hoạt động phòngcháyvàchữacháy được đặt dưới sự quảnlý của nhànước 10 [...]... Điều 57 “ Nội dung quảnlýNhànướcvềphòngcháyvàchữacháy Luật Phòngcháyvàchữacháy thì nội dung quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy được xác định trên những phương diện chủ yếu sau: - Nhànướcquảnlýphòngcháyvàchữacháy trước hết là sự quảnlý trên tầm vĩ mô, thể hiện ở việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vềphòngcháyvàchữacháy Việc xây dựng... nhànướcvềphòngcháychữacháy luôn gắn liền với quá trình xã hội hoá công tác phòngcháyvàchữacháy Mục tiêu quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháyvà mục tiêu xã hội hoá công tác phòngcháyvàchữacháy là đồng nhất nhưng có sự khác nhau về cách thức, hình thức thực hiện 18 Hoạt động quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy nhằm từng bước xác lập quá trình xã hội hoá và ngược lại xã hội... quảnlýnhànướcvề PCCC Hình thức quản lýnhànướcvềphòngcháy và chữacháy là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý, tác động đến đối tượng quảnlý trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn nhằm thực hiện những nhiệm vụ quảnlý đặt ra Hay nói cách khác, hình thức quảnlý chính là cách thức thể hiện nội dung quản lýnhànướcvềphòngcháy và chữacháy Các hình thức quản lý. .. tài sản của nhà nước, của tập thể và cá nhân; bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự ATXH - Quản lýnhànướcvềphòngcháy và chữacháy là một nội dung trong quảnlý hành chính nhànước đối với các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, vì vậy quản lýnhànướcvềphòngcháy và chữacháy cũng mang những đặc điểm chung của quảnlý hành chính nhà nước, như: Mang tính quyền lực nhà nước; được thực... quốc tế vềphòngcháyvàchữacháy Các nội dung trên là sự xác định trách nhiệm của nhànước đối với lĩnh vực phòngcháyvàchữacháy cũng như các vấn đề khác có liên quan đến phòngcháyvàchữa cháy, là cơ sở để các cơ quanquảnlýnhànước có thẩm quyền cũng như các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân xác định những việc phải làm và trách nhiệm của mình trong hoạt động phòngcháyvàchữacháy Lực... pháp luật vềphòngcháyvàchữacháy Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật vềphòngcháyvàchữacháy là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể quản lýnhànướcvềphòngcháy và chữacháy Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật vềphòngcháyvàchữacháy cụ... phòngcháyvàchữa cháy; kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn vềphòngcháyvàchữa cháy; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo vềphòngcháyvàchữa cháy; điều tra vụ cháy 11 - Nhànước khuyến khích và có chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ vềphòngcháyvàchữa cháy; Thực... nạn của Bộ Công an); Xây dựng lực lượng phòngcháyvàchữa cháy; trang bị vàquảnlý phương tiện phòngcháyvàchữacháy Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòngcháyvàchữacháy Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vềphòngcháyvàchữacháy Quyền hạn : Để thực hiện các nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ có các quyền hạn sau:... hoạt của toàn xã hội Từ tính chất và đặc điểm của đối tượng quảnlý có thể rút ra một số đặc điểm của hoạt động quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy sau: - Quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy thuộc lĩnh vực quảnlý an toàn xã hội; có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và môi trường; có tác động trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn và hiệu quả sản xuất kinh doanh... trong quảnlýnhànướcvềphòngcháyvàchữacháy phải luôn quán triệt quan điểm phòng cháy, chữacháy phục vụ nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; coi phòng cháy, chữacháy là yêu cầu tự thân trong hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và mỗi hộ gia đình Cần chống khuynh hướng tách rời phòng cháy, chữacháy với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như cường điệu hoá công tác phòng cháy, chữa cháy, . cháy và chữa cháy được đặt dưới sự quản lý của nhà nước 10 Theo Điều 57 “ Nội dung quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy Luật Phòng cháy và chữa cháy thì nội dung quản lý nhà nước về phòng. hội. Có thể nói quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy luôn gắn liền với quá trình xã hội hoá công tác phòng cháy và chữa cháy. Mục tiêu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy và mục tiêu. tính chất và đặc điểm của đối tượng quản lý có thể rút ra một số đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy sau: - Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thuộc lĩnh vực quản