không đưa phần này)
+ Biên bản kiểm tra phải phản ánh khách quan, chính xác, trung thực thực tế kiểm tra tại cơ sở (ghi rõ nội dung vấn đề kiểm tra, ý kiến cơ sở, nhận xét đánh giá và kiến nghị, kết luận).
+ Biên bản được lập theo đúng thủ tục quy định (theo mẫu thống nhất, đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm).
+ Nội dung các kiến nghị, yêu cầu phải căn cứ vào các quy định trong văn bản QPPL về PCCC và có khả năng, điều kiện thực hiện của cơ sở cũng như hiệu quả kinh tế.
Một số vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác kiểm tra:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra an toàn PCCC gặp không ít khó khăn bất cập như một số văn bản QPPL về PCCC còn chưa đồng bộ, thống nhất, rõ ràng nên gây khó khăn trong quá trình vận dụng; trình độ năng lực của không ít cán bộ kiểm tra còn yếu kém, thực hiện chưa nghiêm túc quy trình, quy định về công tác kiểm tra; chưa thực hiện đúng chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất hàng năm đối với các cơ sở có nguy iểm về cháy, nổ, dẫn đến trong quá trình kiểm tra còn nhiều trường hợp chưa phát hiện được thiếu sót, sai phạm nghiêm trọng về PCCC, phát hiện thiếu sót nhưng thiếu cương quyết trong xử lý, chỉ dừng lại việc nhắc nhở dẫn đến vi phạm kéo dài nhưng không được khắc phục. Một số nơi khi kiểm tra, cán bộ kiểm tra thực hiện chỉ mang tính hình thức, không nắm chắc tình hình, tính chất nguy hiểm cháy nổ của cơ sở, chất lượng các kiến nghị khắc phục các sơ hở thiếu sót về PCCC còn thấp, nhiều nơi còn bỏ sót cơ sở. Vẫn còn tình trạng cơ sở bất hợp tác với cơ quan Cảnh sát PCCC ở nhiều địa phương trên cả nước trong công tác kiểm tra an toàn PCCC dẫn đến việc đảm bảo an toàn PCCC chưa được thực hiện triệt để, thậm chí chống đối. Một khó khăn cho đội ngũ cán bộ kiểm tra là thiếu các phương tiện, máy móc kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, do đó việc kiểm tra hầu như mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bằng trực giác và kinh nghiệm...
+ Pháp luật chưa rõ ràng còn chồng chéo. + Trách nhiệm của cơ sở còn trốn tránh.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế.
Một số giải pháp khắc phục:
Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về PCCC, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của loại văn bản này để dễ dàng vận dụng trong quá trình thực hiện.
Bố trí cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong quản lý cơ sở, địa bàn (nhất là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; cơ sở trọng điểm); có kế hoạch luân chuyển vị trí, địa bàn của cán bộ kiểm tra nhằm tránh tiêu cực và tính chủ quan trong công tác;
Giao nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể về chất lượng kiểm tra và công tác quản lý; định kỳ hàng quý lãnh đạo đơn vị trực tiếp kiểm tra các cơ sở trọng điểm, khi kiểm tra phát hiện vi phạm đến mức phải xử lý phải yêu cầu cán bộ kiểm tra lập biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật;
Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm tra.
Lãnh đạo đơn vị tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục và chất lượng các biên bản kiểm tra, kịp thời biểu dương, rút kinh nghiệm qua các đợt kiểm tra, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về công tác kiểm tra của các cán bộ kiểm tra.
Đầu tư trang bị những loại phương tiện, máy móc kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác kiểm tra an toàn PCCC.
So sánh hoạt đọng kiểm tra an toàn PCCC của lực lường CSPCCC với hoạt động tự kiểm tra của lực lượng PCCC cơ sở.
- Giống nhau:
+ Đều là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong hoạt động PCCC.
+ Đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật về nội dung, thẩm quyền, trình tự và thủ tục kiểm tra.
+ Đều giống nhau về mục đích kiểm tra : phát hiện sở hở, thiếu xót.. - Khác nhau :
+ Tính chất kiểm tra :
- CS PCCC thể hiện quyền lực NN là 1 biện pháp về quản lý NN về PCCC.
- Tự kiểm tra là biện pháp đảm bảo ATPCCC tại cơ sở không mang tính quyền lực nhà nước.
+ Chế độ và phạm vi kiểm tra:
- CSPCCC : định kỳ, đột xuất và trong phạm vi rông hơn
- Cơ sở : thường xuyên, định kỳ, đột xuất trong phamk vi cơ sở mình.
Câu 11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thuộc thẩm quyền của Cảnh sát PCCC
- Xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy là biện pháp thực hiện quyền lực Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về PCCC. Mục đích của việc xử lý vi phạm là nhằm đảm bảo cho việc chấp hành các quy định của Nhà nước phòng cháy, chữa cháy nghiêm chỉnh; giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm và nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC theo các hình thức: tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ đặc biệt là ở các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và các cơ sở trọng điểm.
Về xử phạt VPHC, cần nắm chắc quy định trong Nghị định số 123/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và Nghị định số 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý VLNCN. Trong đó cần nắm vững nguyên tắc xử phạt VPHC, quy định về các hành vi VPHC, nguyên tắc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt và những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.
Việc xử phạt VPHC trong lực lượng CS.PCCC&CNCH trong những năm qua đã có những bước tiến bộ rõ rệt nhưng nhìn chung còn thiếu kiên quyết. Bên cạnh đó nhiều điạ phương cũn coi nhẹ cụng tỏc này, coi việc xử phạt chỉ mang tớnh hỡnh thức, hoặc cú tư tưởng e dè, nể nang nên khi kiểm tra phát hiện vi phạm chỉ nhắc nhở cho qua hoặc hạ thấp mức xử phạt theo quy định; cơ sở có nhiều vi phạm nhưng chỉ xử lý vi phạm nhẹ nhất hoặc khụng xử phạt hành chớnh, trong biờn bản kiểm tra cú những kiến nghị được yêu cầu khắc phục nhiều lần mà cơ sở không tổ chức khắc phục nhưng lại không có bất cứ hỡnh thức xử lý nào. Một số trường hợp chưa phân tích được thế nào là hành vi vi phạm v.v....về khách quan, một số quy định trong Nghị định số 123/2005/NĐ-CP chưa sát với thực tế dẫn đến việc áp dụng khó khăn hoặc không có cơ sở để áp dụng v.v... Các vấn đề trên đang được C66 và lãnh đạo các đơn vị, địa phương nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới.
Câu 12. Vị trí, vai trò của lực lượng PCCC cơ sở. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và của Cảnh sát PCCC&CNCH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này.
Lực lượng PCCC cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại nơi làm việc. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở bao gồm các Đội PCCC cơ sở được thành lập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, kho tàng v.v...
Trong các nhân tố bảo đảm an toàn cháy, nổ thì lực lượng PCCC cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Là những người trực tiếp làm việc tại các cơ sở, các thành viên đội PCCC cơ sở hiểu rõ mức độ nguy hiểm cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi sản xuất, kho tàng v.v…, hơn nữa lực lượng này lại được trang bị những kiến thức cơ bản về PCCC nên họ đã biết tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp ban hành quy định, nội qiuy PCCC; đề xuất các biện pháp công tác PCCC; chủ động tiến hành các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, lập và thực tập phương án chữa cháy và trực tiếp, kịp thời dập tắt các đám cháy khi nó mới xuất hiện v.v... Vai trò, trách nhiệm của lực lượng PCCC cơ sở đã được quy định tại Điều 45 Luật PCCC ...
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức trong công tác xây dựng lực lượng PCCC cơ sở:
+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thành lập, tổ chức chỉ đạo và duy trì hoạt động của lực lưọng này.
+ Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội PCCC cơ sở; có quy định và phân công trách nhiệm thực hiện cho từng bộ phận và cá nhân.
+ Phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác PCCC trong đơn vị cũng như trong tổ chức thjực hiện của đội PCCC cơ sở.
+ Bảo đảm thực hiện kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại cơ sở (con người, phương tiện, tài chính); đôn đốc và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bảo đảm đúng đối tượng, đúng thời gian và nội dung quy định.
+ Quan tâm thực hiện chế độ chính sách cho các thành viên đội PCCC cơ sở; bảo đảm việc trang bị đủ phương tiện PCCC cần thiết cho cơ sở và cho hoạt động của đội PCCC cơ sở.
+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan CS.PCCC trong công tác xây dựng lực lượng PCCC cơ sở.
Trách nhiệm của Cảnh sát PCCC:
* Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy về công tác xây dựng lực lượng PCCC cơ sở, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, tạo điều kiện và duy trì thường xuyên hoạt động của các đội PCCC cơ sở.
* Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho các đội PCCC cơ sở; tăng cường công tác hướng dẫn (công tác tuyên truyền, tự kiểm tra, trang bị, quản lý phương tiện PCCC, xây dựng, thực tập PACC, cứu hộ cứu nạn .…); nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện …
* Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để phát huy các ưu điểm. Việc nâng cao chất lượng hoạt động của các đội PCCC cơ sở phải được xem như là công tác trọng tâm, thường xuyên của lực lượng Cảnh sát PCCC.