Nội dung tham mưu về PCCC bao gồm:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy doc (Trang 25 - 28)

+ Chủ động đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung, ban hành mới) thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và UBND cấp tỉnh, thành phố về công tác phòng cháy và chữa cháy;

+ Chủ động đề xuất với các cấp có thẩm quyền quyết định các chủ trương, biện pháp tổ chức công tác phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương:

* Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao trách nhiệm và kiến thức về công tác PCCC trong các cấp, các ngành, trong các cơ sở, địa bàn dân cư và hộ gia đình;

* Công tác tự kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm ...

* Bảo đảm việc trang bị đủ phương tiện PCCC cần thiết cũng như các điều kiện phục vụ công tác PCCC cũng như việc đầu tư cho PCCC của các cấp, các ngành tại địa phương

+ Kiến nghị những vấn đề có liên quan nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; nâng cao trách nhiệm trong PCCC của các cấp, các ngành, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công tác PCCC.

+ Hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện các quy định của nhà nước về PCCC và thực hiện các nhiệm vụ PCCC trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình: công tác tuyên truyền, công tác xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, công tác tự kiểm tra, xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, công tác trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện PCCC v.v...

Để thực hiện tốt chức năng trên, Lực lượng Cảnh sát PCCC phải:

+ Tăng cường công tác nắm tình hình về PCCC (tình hình chung và tình hình thực hiện các mặt công tác PCCC); gắn công tác PCCC với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương; nhạy bén phát hiện những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực PCCC để có đề xuất, kiến nghị kịp thời.

+ Thưòng xuyên làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình PCCC từng cơ sở, khu dân cư; rà soát, phân loại cơ sở và thực hiện việc phân cấp quản lý công tác PCCC.

+ Nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật về PCCC để vận dụng vào các mặt công tác PCCC tại địa phương.

+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chiến sĩ nhất là lực lượng trực tiếp làm công tác tham mưu tổng hợp; tổ chức tốt công tác thông tin, thống kê, báo cáo; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến về PCCC.

Câu 10. Công tác kiểm tra an toàn về PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH (nội dung, chế độ, trách nhiệm và thủ tục kiểm tra an toàn về PCCC; những khó khăn bất cập trong tổ chức công tác kiểm tra PCCC hiện nay)

(cơ sở pháp lý thì đưa phần này vào)

- Quy định trách nhiệm của Cảnh sát PCCC trong kiểm tra PCCC:

* Tại khoản 4 Điều 5 Luật PCCC quy định: lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm kiểm tra hoạt động PCCC của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

* Điều 14 Luật PCCC quy định biện pháp cơ bản trong PCCC quy định phải thường xuyên, định kỳ kiểm tra về PCCC.

* Điều 48 Luật PCCC quy định lực lượng Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC.

- Nội dung kiểm tra PCCC (Điều 19 Nghị định 35/2003/NĐ-CP)

* Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật;

* Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng quy định tại các Điều 3, 4, 5 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật;

* Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.

- Chế độ kiểm tra: định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và

phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt (Điều 19 “Kiểm tra an toàn về PCCC” Nghị định 35)

- Thủ tục (quy định tại mục IX Thông tư 04/2004/TT-BCA): phải thông báo trước 3

hoặc kiểm tra toàn diện (kiểm tra đột xuất có giấy giới thiệu của cơ quan). Biên bản kiểm tra lập theo mẫu quy định. Mục 9 Thông tư 04

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w