TÌNHHUỐNG 05 Bốn quốc gia A, B, C và D đã kí điều ước quốctế về chống khủng bố, trong đó có điều khoản quy định quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó. Điều ước quốctế đã được cả 4 quốc gia phê chuẩn và phát sinh hiệu lực theo quy định của điều ước. Tuy nhiên, trong văn kiện phê chuẩn điều ước, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ bên kí kết khác. Theo quy định của điều ước về chống khủng bố đã kí, tuyên bố bảo lưu của D là hợp pháp. Trước tuyên bố của D, quốc gia A chấp thuận, QG B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng tới quan hệ điều ước giữa D và B, QG C phản đối bảo lưu của D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước. Hãy cho biết: Theo quy định của Công ước Viên Năm 1969 về luật điều ước quốc tế, tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu đối với hiệu lực của điều khoản dẫn độ và của điều ước QT về chống khủng bố đã ký giữa các bên. GIẢI QUYẾT TÌNHHUỐNG 1. Căn cứ pháp lí: Điều 2, Khoản 1.d, Công ước Viên về Luật điều ước quốctế năm 1969 ghi nhận: “Bảo lưu điều ước quốctế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốctế đó, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.” Khi một quốc gia thành viên của điều ước quốctế tuyên bố bảo lưu một hay một số điều khoản trong điều ước và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay phản đối tuyên bố bảo lưu đó của các quốc gia thành viên khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, được quy định tại Điều 23, Công ước Viên về Luật điều ước quốctế năm 1969 như sau: “1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ: a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu. 2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse). 3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.” 2. Giải quyết tình huống: Vì tuyên bố bảo lưu điều khoản dẫn độ của quốc gia D là hợp pháp, do đó việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốctế về chống khủng bố sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào các căn cứ pháp lí nêu trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau: - Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về điều khoản dẫn độ, vì vậy giữa quốc gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốctế về chống khủng bố, theo đó, quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân của nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ của nước A và ngược lại, quốc gia A sẽ dẫn độ đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ nước D. - Quốc gia B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng đến quan hệ điều ước giữa D với B. Như vậy giữa B và D vẫn tồn tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản dẫn độ thì không được áp dụng. - Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước. - Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận: quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó. Như vậy, việc chấp thuận hay phản đối của các quốc gia thành viên khác của điều ước quốctế về chống khủng bố đối với tuyên bố bảo lưu của quốc gia D đã dẫn đến những hậu quả pháp lí nêu trên. Việc quy định về bảo lưu và hậu quả pháp lí của việc bảo lưu trong Công ước Viên về Luật điều ước quốctế đã đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích mà quốc gia đó hướng tới khi tham gia vào điều ước quốc tế, tạo cơ hội choc ho các quốc gia vẫn có thể trở thành thành viên của một điều ước quốctế đa phương dù họ không thể hoặc không muốn thực hiện một hoặc một số quy định cụ thể. ĐỀ BÀI TẬP SỐ 7: Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X,Y,Z,Bê- ta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X,Y,Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X,Y,Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốctế của Anpha. Tháng 9/1980, bang X ký Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bê-ta. Quốc hội X đã thông qua Hiệp định và quốc hội Bê ta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực từ 15/2/1981. Tháng 2/1981,Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định Hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật Anpha và vì vậy, Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật quốc tế. Tuy nhiên, Bê ta khẳng định X kí hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha : Các bang thuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốctế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch. Hãy xác đinh hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác du lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lí để xác định hiệu lực đó và giải thích? Hiệp định về phân tích vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki giữa tiểu bang X và quốc gia Bê- ta không có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu tuyệt đối theo pháp luật quốc tế. - Cơ sở pháp lí: Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế. + Hiến pháp liên bang Anpha khi thành lập liên bang khẳng định: “ Chỉ có Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốctế của Anpha”. Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chỉ tồn tại một quốc gia Anpha có dân cư,lãnh thổ, có Chính phủ liên bang thành lập hợp hiến và đủ khả năng điều hành đất nước, để từ đó phát sinh thuộc tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ quốctế với tư cách quốc gia Anpha. Nghĩa là trong mọi quan hệ quốctế liên quan đến lợi ích quốc gia liên bang như: lãnh thổ, biên giới, luật biển, luật hàng không, nhân quyền…thì chỉ có Anpha được thừa nhận là chủ thể hợp pháp. Đồng thời Hiến pháp khẳng định: “ Các bang của liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốctế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch”. Các bang cũng có thể tham gia trong quan hệ quốctế về giao thông, du lịch, nông nghiệp của tiểu bang, chứ không có thẩm quyền kí kết những điều ước quốctế liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, những điều ước đó phải phù hợp với Hiến pháp của tiểu bang và liên bang. Ta thấy: 9/1945, X,Y,Z trở thành 3 quốc gia độc lập do được Minotta trao trả độc lập và trở thành 3 quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chủ thể của luật quốc tế. Nhưng đến tháng 9/1945, 3 quốc gia này đã tự nguyện tham gia thành lập Liên bang Anpha để tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị. Liên bang Anpha được thành lập hợp pháp trên một hiệp định thành lập Liên bang và có Hiến pháp liên bang. Nhà nước liên bang ra đời là chủ thể của luật quốc tế, là quốc gia kế thừa của X,Y,Z do sự hợp nhất lãnh thổ. Còn X,Y,Z tồn tại trong liên bang Anpha có lãnh thổ xác định, có dân cư riêng, có Chính phủ nhưng lại không là một quốc gia do chủ quyền của nó bị hạn chế bởi Liên bang mà X tham gia, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Nhưng do Hiến pháp liên bang cho phép tham gia một số quan hệ nhất định như giao thông, du lịch, nông nghiệp, tức là X vẫn có thẩm quyền kí kết hiệp định quốctế với các chủ thể khác của Luật quốctế về 3 lĩnh vực trên. + Hiệp định kí kết giữa X và Bê-ta có nội dung phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông biên giới Maiki, có nội dung là để phân định sông biên giới cũng như quyết định quy chế pháp lí biên giới quốc gia. Sông biên giới là để phân định lãnh thổ cho quốc gia, đảm bảo yếu tố chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của tiểu bang X, chỉ có thỏa ước liên quan đến biên giới chỉ là trong việc xác định biên giới giữa các tiểu bang thì X có thẩm quyền tham gia. Sông Maiki là sông biên giới phân định khu vực giữa X và quốc gia Bê-ta, như vậy, các vấn đề liên quan đến sông Maiki như chế độ pháp lí của sông chỉ có Anpha với tư cách nhà nước liên bang, là chủ thể của luật quốc tế, có thể tham gia kí kết với Bê-ta. Bởi Anpha là quốc gia kế thừa về dân cư, lãnh thổ của X. Hơn nữa, sông biên giới còn có chế độ pháp lí của sông quốc tế, là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia sử dụng quốc tế, có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của Anpha hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tiểu bang X không có thẩm quyền để quyết định quy chế pháp lí cho sông biên giới, đồng thời không thể coi vấn đề du lịch trên sông biên giới là thẩm quyền kí kết của mình như Hiến pháp đã quy định. Mọi vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia chỉ có thể do Nhà nước Liên bang quyết định, trong trường hợp này là Anpha. + Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông Maiki vi phạm Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốctế do vi phạm về thẩm quyền kí kết của luật quốc gia theo Điều 46, do đó bị vô hiệu tuyệt đối, không thể áp dụng nguyên tắc Pacta sunt sevanda để đảm bảo nghĩa vụ phát sinh hiệu lực của Hiệp định. Bên cạnh đó, dù đã được Quốc hội X và Bê- ta thông qua nhưng hiệp ước không thể phát sinh hiệu lực theo khu vực lãnh thổ của X như Bê-ta khẳng định. Bởi sự sai lầm của Hiệp định về thẩm quyền kí kết và về đối tượng điều chỉnh nên nó vô hiệu ngay từ đầu. Việc phát sinh hiệu lực của một điều ước quốctế theo một không gian lãnh thổ nhất định của quốc gia không được áp dụng trong trường hợp này, bởi thẩm quyền tham gia của tiểu bang chỉ là trong lĩnh vực thương mại, tư phápquốc tế. Như vậy, việc tuyên bố của Anpha là hợp lí với quy định của pháp luật quốc tế. Tìnhhuống số 8 Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công ty Golden mang quốc tịch Java. Ngày 15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu X đang khai thác một số lượng lớn cá hồi tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata mà không có giấy phép khai thác. Cảnh sát biển của Kata đã bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải quyết vụ việc. Nhận được thông báo từ phía công ty Golden, Java đã nộp một khoản tiền là 200.000 USD để bảo lãnh cho các thuyền viên trên tàu. Tuy nhiên, Kata vẫn tiến hành tạm giữ và 2 tháng sau,thuyền trưởng cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 6 tháng tù giam, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tổng cộng 50.000USD do hành vi khai thác trái phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn lợi cá hồi tại quốc gia này. Ngay lập tức Java đã lên tiếng phản đối vì cho rằng Kata không có thẩm quyền xét xử và phạt tù với các thành viên của thuyền X, đồng thời Kata đã vi phạm Công ước Quốctế về luật biển năm 1982 khi đã tạm giữ các thành viên của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo lãnh. Hãy cho biết: - Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ của Kata có phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 hay không?Tại sao? - Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy định của Công ước luật biển năm 1982? GIẢI QUYẾT TÌNHHUỐNG 1. Hành vi bắt giữ con tàu và thuyền trưởng, thuyền viên tàu X của Kata là phù hợp với Công ước luật biển quốctế 1982 - Giải thích: + Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được Công ước luật biển 1982 quy định tại Điều 33 là vùng rộng không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và đây là vùng có quy chế pháp lí đặc biệt,quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt và hạn chế. Bởi đây không phải là vùng biển mà quốc gia ven biển có đầy đủ thẩm quyền tài phán cũng không phải là vùng biển có quy chế tự do biển cả. Công ước 1958 và Công ước 1982 đã ghi nhận những thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển,tập trung vào hai nội dung: ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định thuế quan, thuế khóa, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của nước ven biển và trừng trị những vụ vi phạm pháp luật trong lãnh thổ hay trong lãnh hải của quốc gia ven biển.Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế nên ngoài các quyền do quy chế pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải quy định còn được hưởng quyền theo quy chế của vùng đặc quyền kinh tế. - Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển với vùng tiếp giáp lãnh hải được luật quốctế quy định đó là: thẩm quyền này nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm xảy ra trong các vùng biển khác- nội thủy và lãnh hải chứ không phải ở vùng tiếp giáp. - Thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải là thẩm quyền cảnh sát và không phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế có nghĩa là các quốc gia khi đến khai thác tại đặc quyền kinh tế cần tuân thủ tuyệt đối quy định của quốc gia ven biển, tuy nhiên thực tế cho thấy các quốc gia ven biển đều hạn chế tối đa việc khai thác kinh tế tại vùng tiếp giáp lãnh hải do vị trí đặc biệt của nó. - Trong vụ việc này ta thấy: phía tàu cá của Java đã vi phạm Công ước quốctế 1982 khi khai thác cá hồi trái phép vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata và làm ảnh hưởng đến nguồn lợi cá hồi. Kata có quyền bắt giữ tàu đã vi phạm để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bởi thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế được tôn trọng đầy đủ tại vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trong vụ án trên? Theo em,lập luận của Java trong vụ án trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước luật biển năm 1982. Giải thích: - Hành vi bắt giữ của Kata khi phát hiện tàu vi phạm trong vùng tiếp giáp lãnh hải là hành vi hợp pháp, nhưng hành vi tạm giữ đến hai tháng khi đã nhận tiền bảo lãnh là hành vi vi phạm quy định của Công ước Luật biển năm 1982 theo Điều 72: khi đã nhận tiền bảo lãnh thì quốc gia tam giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu và thủy thủ đoàn. Hoặc theo quy đinh tại Điều 292: khi nhận tiền bảo lãnh mà quốc gia tạm giữ tàu vi phạm không có ý định hay động thái để trả tự do cho tàu và đoàn thủy thủ vi phạm thì cần đưa vụ việc ra Tòa án quốctế có thẩm quyền theo Điều 287. - Tòa án quốc gia Kata không có thẩm quyền xét xử tàu X vi phạm và các thủy thủ. Bởi thẩm quyền xét xử vụ án khi Kata đã nhận được tiền bảo lãnh của Java thuộc về Tòa án quốctế có thẩm quyền mà hai bên đã thỏa thuận để đưa ra xét xử. - Hình phạt mà Tòa án Kata đưa ra là không có hiệu lực do vi phạm thẩm quyền xét xử. . không có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu tuyệt đối theo pháp luật quốc tế. - Cơ sở pháp lí: Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế. + Hiến pháp liên bang Anpha. đã ký giữa các bên. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Căn cứ pháp lí: Điều 2, Khoản 1.d, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ghi nhận: “Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất. tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ quốc tế với tư cách quốc gia Anpha. Nghĩa là trong mọi quan hệ quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia liên