Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
Học phần: TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ
của Công ty Thuốc lá Thăng Long thời kì
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1 Bùi Thị Hà (nhóm trưởng) 22A4011216
2 Trần Khánh Linh 23A4020509
3 Trần Thị Vân Anh 23A4020030
4 Nguyễn Thị Thảo Uyên 23A4060268
5 Bùi Thanh Huyền 23A4020162
6 Nguyễn Ngọc Trâm 23A4020496
7 Vũ Hoàng Mai Chi 23A4050071
8 Phan Trần Ngọc 23A4060184
10 Nguyễn Đình Bắc 23A4070024
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Lý do chọn đề tài 5
3 Nội dung bài nghiên cứu 6
4 Mục tiêu của bài nghiên cứu 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1 Cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp .7
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 7
1.1.2 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp 7
1.2 Quyết định tài chính doanh nghiệp .7
1.2.1 Quyết định đầu tư 8
1.2.2 Quyết định về nguồn vốn 8
1.2.3 Quyết định phân phối lợi nhuận 9
1.3 Nguồn vốn của doanh nghiệp .9
1.3.1 Khái niệm nguồn vốn doanh nghiệp 9
1.3.2 Phân loại nguồn vốn doanh nghiệp 9
1.4 Tài sản của doanh nghiệp .10
1.4.1 Khái niệm tài sản 10
1.4.2 Phân loại tài sản căn cứ vào thời hạn đầu tư tài chính 11
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG THỜI KỲ COVID-19 13
2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Thuốc Lá Thăng Long .13
2.1.1 Giới thiệu 13
Trang 42.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 13
2.2 Một số thực trạng về tình hình tài chính của công ty Thuốc Lá Thăng Long trong thời kỳ covid 19 vào những năm gần đây 15
2.2.1 Giữ tốc độ tiêu thụ tăng trưởng 15
2.2.2 Thi đua tăng năng suất lao động 16
2.3 Phân tích hoạt động phân phối lợi nhuận của công ty Thuốc lá Thăng Long trong thời kỳ dịch covid 19 16
2.3.1 Quyết định phân phối lợi nhuận của Thăng Long năm 2018 17
2.3.2 Quyết định phân phối lợi nhuận của Thăng Long năm 2019 18
2.3.3 Quyết định phân chia lợi nhuận của công ty thuốc lá Thăng Long năm 202020 2.3.4 Quyết định phân chia lợi nhuận của công ty thuốc lá Thăng Long năm 2021 21
2.4 Giải pháp để điều tiết và phát triển kinh doanh trong bối cảnh Covid-19 .22
2.4.1 Giải pháp tài chính 22
2.4.2 Giải pháp sản xuất 23
2.4.3 Giải pháp tiêu thụ và thị trường 23
2.4.4 Giải pháp quản trị, phát triển doanh nghiệp 24
2.4.5 Giải pháp công nghệ - kỹ thuật 24
2.4.6 Giải pháp quản lý điều hành 24
2.4.7 Một số giải pháp khác 25
PHẦN KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch Covid-19 xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, nótác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế cũng như đời sống xã hội Cho đến nay nó đã khiến cho mọi ngành kinh tế phải xem xét lại những định hướng sản xuất và hoạt động kinh doanh của mình, tìm những hướng đi mới trong trương lạidựa trên nền tảng là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và trong đó ngành bất động sản là một trong những ngành cần phải có thay đổi Việc nghiên cứu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể phản ánh hậu quả mà đại dịch đem đến cũng như định hướng về sự cấp thiết về việc thay đổi cách thức kinh doanh sản xuất, áp dụng công nghệ cho tương lai
2 Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện đang đối mặt với đại dịch Covid19 rất phức tạp với nhiều ca bệnh mới và những chủng mới nguy hiểm có thể vô hiệu hóa vắc xin, điều này khiến cho mọi quốc gia đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn Cuộc chiến chống dịch hiện đang gặp rất nhiều thử thách lớn khi phải đương đầu với một biến thể mới có tên là Delta trong nước ta hiện nay Đại dịch này không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn, gây ra tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu Chính điều này đã khiến cho sự lưu thông hàng hóa bị trì trệ do nhiều nơi đang trong tình trạng giãn cách xã hội Theo một số báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 của Cục Thống kê Liên bang, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, giảmđạt mức thấp nhất của Việt Nam từ trước đến nay, GDP chỉ tăng 1,42% trong 9 tháng năm 2021 Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến cho rất nhiều doanh nghiệp
sa sút, thậm chí một số doanh nghiệp nhỏ lẻ bị phá sản Trước những thách thức
và khó khăn đó, các công ty Việt Nam đã làm gì để vượt qua cơn bão mang tên Covid 19? Với những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu một báo cáo về “Tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam vào thời điểm Covid19”, trong
Trang 6đó xem xét các quyết định tài chính của các công ty trong bối cảnh của đại dịch.
3 Nội dung bài nghiên cứu
Nội dung của bài nghiên cứu gồm 2 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến Tài chính doanh nghiệp
- Phần 2: Phân tích thực trạng quyết định tài chính của Công Ty Thuốc Lá Thăng Long thời kỳ Covid-19
- Phần 3: Giải pháp hữu ích cho Công Ty Thuốc Lá Thăng Long điều tiết kinh doanh, tồn tại và phát triển trong bối cảnh Covid-19
4 Mục tiêu của bài nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể là quyết định tài chính của Công Ty Thuốc Lá Thăng Long sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về ngành thuốc lá cũng như doanh nghiệp Việt Nam để từ đó
đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong đại dịch
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
1.1 Cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu nhất định, và hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải hướng đến hai mục tiêu chính, quan trọng bao gồm: tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu
Thứ nhất, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Tối đa hóa lợi nhuận là cần thiết cho sự sống còn và tăng trưởng của doanh nghiệp Lợi nhuận được coi
là thước đo để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Do đó, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cần được xem xét kĩ trong sự cân đối các mục tiêu khác của doanh nghiệp
Thứ hai, tối đa hóa giá trị tài sản các chủ sở hữu thường gắn với các công ty
cổ phần bởi vì tài sản cổ đông được quyết định bởi số lượng cổ phiếu và giá cả thị trường cổ phiếu Nếu doanh nghiệp chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá được các giá trị mà các chủ sở hữu doanh nghiệp nhận được
có gia tăng hay không Ngoài ra giá cổ phiếu không chỉ quyết định bởi lợi nhuận doanh nghiệp mà còn quyết định bởi tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Tối đa hóa giá trị tài sản làm tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và nhằm đạt được thị phần tối đa của nền kinh tế Do đó theo đuổi mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến quản lý vốn, quan tâm đến chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt
Trang 81.2 Quyết định tài chính doanh nghiệp
Quyết định tài chính là những cân nhắc, tính toán của doanh nghiệp đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong thời
kỳ nhất định
Quyết định tài chính doanh nghiệp được phân chia gồm: quyết định đầu tư, quyết định về nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận
1.2.1 Quyết định đầu tư
Đây là một quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần tăng giá trị cho doanh nghiệp, cho chủ sở hữu, ngược lại nếu là quyết định sai sẽ làm tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản đến doanh nghiệp và chủ sở hữu
Quyết định đầu tư là tất cả các quyết định về sử dụng nguồn lực tài chính, thực hiện mua sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện rõ nhất ở tài sản của doanh nghiệp Các quyết định đầu tư bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, QĐ đầu tư tài chính ngắn hạn
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu từ dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn
- Quyết định cơ cấu đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động: Quyết định
sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn
Mục tiêu của quyết định đầu tư là làm tăng lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu doanh nghiệp nghĩa là làm tăng giá trị doanh nghiệp
1.2.2 Quyết định về nguồn vốn
Quyết định nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào đêt tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn tài trợ
và gắn liền với quyết định đầu tư
Các quyết định về nguồn vốn bao gồm
Trang 9- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay sử dụng tín phiếu công ty.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định nợ dài hạn hay vốn cổ phần,quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định sửdụng vốn cổ phần thông hay vốn cổ phần ưu đãi, quyết định vay để mua hay thuêtài sản, …
Các quyết định về nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn ngắn hạn và dài hạn, giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ Sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn để tàitrợ cho tổng tài sản; Dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn
và ngược lại dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn.1.2.3 Quyết định phân phối lợi nhuận
Sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận Lúc này, nhà quản lý sẽ đóng vai trò định hướng trong việc phân chia các lợi nhuận đó Trong quyết định này nhà quản lý sẽ phải lựa chọn sử dụng lợi nhuận sau thuế để phân chia cho các chủ sở hữu vốn hay giữ lại để tái đầu tư, trích lập quỹ hay tái sản xuất, hình thức phân chia, cách thức chi trả, chọn ngân hàng giao dịch, …
Quyết định này giúp đảm bảo cân đối hợp lý giữa chi trả cổ tức và lợi nhuận để lại, làm tăng cường khả năng tập trung của doanh nghiệp để tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất
Bao gồm các quyết định: Quyết định phân phối lợi nhuận, quyết định chuyển tiền, …
Ngoài những quyết định tài chính doanh nghiệp nêu trên bên cạnh đó còn có những quyết định khác như Quyết định phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp; Quyết định kiểm tra, giám sát; Quyết định về tiền lương, …
1.3 Nguồn vốn của doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm nguồn vốn doanh nghiệp
Nguồn vốn bao gồm tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu của mình
Trang 101.3.2 Phân loại nguồn vốn doanh nghiệp
1.3.2.1 Phân loại vốn theo thời hạn
- Nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm, thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng; nợ ngắn hạn phát sinh => dùng để đầu tư vào tài sản lưu động
- Nguồn vốn dài hạn – nguồn vốn thường xuyên trên 1 năm, gồm: các khoản vay dài hạn từ ngân hàng; phát hành trái phiếu; nguồn vốn liên doanh, Tính chất ổn định nên được dùng đầu tư vào các dự án, tài sản cố định và một vài tài sản lưu động
1.3.2.2 Phân loại vốn theo phương thức
- Nguồn vốn huy động từ phát hành (cổ phiếu và trái phiếu)
- Nguồn vốn đi vay
1.3.2.3 Phân loại vốn theo hình thức sở hữu
- Vốn nợ gồm các nguồn vốn phải trả nhà cung cấp và phải trả, phải nộp khác Đây còn là nguồn vốn vay ngắn hạn, vay dài hạn Đặc điểm của vốn nợ là người tài trợ không là chủ sở hữu, phải trả lãi vay, mức lãi suất thường ổn định được thỏa thuận khi vay và có thời hạn hoàn trả
- Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn vốn: Vốn góp ban đầu của chủ sở hữu, lợinhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới Đặc điểm của vốn sở hữu là người tài trợ
là chủ sở hữu, không trả lãi mà chia lợi tức cổ phần, trừ cổ phần ưu đãi, lợi tức chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị và thay đổi theo lợi nhuận và thường không phải hoàn trả vốn trừ khi doanh nghiệp đóng cửa
1.3.2.4 Phân loại theo phạm vi huy động vốn
- Nguồn vốn bên trong: Huy động từ chính hoạt động của doanh nghiệp nguồn từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư, nguồn từ khấu hao tài sản cố định chưa được sử dụng nhằm đổi mới thay thế tài sản lưu động, nguồn từ tiền nhượng bán tài sản
- Nguồn vốn bên ngoài: Huy động từ bên ngoài để phục vụ kinh doanh, gồm các nguồn đi vay, liên kết,
1.4 Tài sản của doanh nghiệp
Trang 111.4.1 Khái niệm tài sản
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015).1.4.2 Phân loại tài sản căn cứ vào thời hạn đầu tư tài chính
1.4.2.1 Tài sản ngắn hạn
Là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng 12 thánghoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng Trong DN tài sản ngắn hạn bao gồm:
- Tiền và những khoản tương đương tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền(giá trị các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn trong vòng 3 tháng, vàng, bạc)
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư ra bên ngoài với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trong vòng 1 như: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
- Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm : các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu về thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ…
- Hàng tồn kho: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán
- Tài sản ngắn hạn khác: là toàn bộ những tài sản còn lại ngoài những tài sản kể trên bao gồm: các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản ứng trước, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn
1.4.2.2 Tài sản dài hạn
Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh
Tài sản dài hạn bao gồm:
- Tài sản cố định: Tài sản cố định gồm có 02 loại
Trang 12- Đầu tư tài chính dài hạn như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
+ Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
+ Bất động sản đầu tư: bao gồm nhà, đất đầu tư vì mục đích kiếm lời+ Tài sản dài hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản kể trên và có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm như: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn
Phân chia căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, tài sản bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính
- Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài có thểtrực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, …Tài sản cố định phải có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm Tài sản cố định gồm 2 loại
+ Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là tài sản cố định và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện
là tài sản cố định nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền
đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng, thương hiệu doanh nghiệp…
- Tài sản lưu động là những tài sản tham gia trực tiếp vào một chu kỳ kinh doanh, những tài sản luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục như nguyên vật liệu, …Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ được hình thái ban đầu
Trang 13Tài sản tài chính được xem là công cụ tài chính, giá trị của tài sản không dựa vào nội dung vật chất mà dựa vào giao dịch trên thị trường, lợi ích của tài sản này là quyền được hưởng các khoản tiền lãi trong tương lai cho người sở hữu như trái phiếu, cổ phiếu.
Trang 14CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG THỜI KỲ
- Mã chứng khoán: Chưa niêm yết
- Trụ sở chính: 235 Đường Nguyễn Trãi - Phường Thượng Đình - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 06/1/1957, Nhà máy Thuốc Lá Thăng Long, đơn vị tiên phong của ngành Công nghiệp Thuốc lá Việt Nam được thành lập Theo Quyết định số 318/2005/QĐ-TTG ngày 06/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà máy Thuốc
lá Thăng Long được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên Công ty đã nối tiếp nhau xây dựng nên truyền thống quý báu, với những đóng