TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘITỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -ĐÀO THỊ HÀ
TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn Giáo dục chính trị
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh
HÀ NỘI - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Dục Quang
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh
Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quan điểm giáo dục “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã đượccác nhà giáo dục đề cập đến từ rất sớm để khẳng định vai trò của việc tổ chức hoạt độngthực hành và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Khổng tử đãtừng nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ Những gì tôi làm, tôi
sẽ hiểu”[139] Hay Xôcrat cũng đồng quan điểm đó khi cho rằng: “Người ta phải học bằngcách làm một việc gì đó, với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắncho đến khi làm nó”[139] Những tư tưởng đó chính là cơ sở cho triết lí giáo dục thông quatrải nghiệm Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toànthế giới và trở thành xu hướng giáo dục toàn cầu trong thời gian tới
Ở nước ta hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xuthế toàn cầu hóa đã tạo ra những thay đổi vượt bậc trên mọi mặt của đời sống xã hội nóichung và giáo dục nói riêng Nền giáo dục nước ta đang có sự chuyển biến căn bản và toàndiện từ việc chủ yếu tập trung vào trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lựccho người học, nhấn mạnh đến việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn,
tăng cường DHTN Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW đã nêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ” [4] Trong Chương trình giáo dục phổ
thông năm 2018 DHTN cũng được đề cập đến như một định hướng đổi mới giáo dục ở tất
cả các môn học nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng Điều đó chứng tỏ DHTNđang được nhấn mạnh trong giáo dục Việt Nam hiện nay
Môn GDCD ở trường THCS là môn học bắt buộc, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục đạođức, phẩm chất, nhân cách cho học sinh Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinhcác phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các năng lực đặc thù bao gồm: “năng lực điềuchỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội” [19] Chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên 4 mạch nội dung: “giáo dụcđạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật” [19] Đây là nhữngnội dung giáo dục rất gần gũi, gắn liền với đời sống thực tiễn của HS giúp HS có nhiều cơhội để vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống cũng như liên hệ, học tập từ thựctiễn để bài học trở nên phong phú, có ý nghĩa hơn Thực hiện mục tiêu phát triển phẩmchất và năng lực cho HS, việc dạy học môn học không dừng lại ở chỗ trang bị kiến thức líthuyết cho người học mà quan trọng hơn là giúp người học điều chỉnh hành vi theo hướngtích cực và phát triển bản thân phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, những quy địnhcủa pháp luật Vì vậy, việc DH môn học đòi hỏi phải gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo cơ hộicho học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, có nghĩa là cần thiết phải
tổ chức DHTN trong môn học Đó cũng chính là yêu cầu được nhấn mạnh về định hướng
đổi mới phương pháp trong Chương trình môn GDCD 2018 với nội dung“chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử
lý tình huống thực tiễn” và “coi trọng tổ chức các HĐTN để học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới”[19, tr53].
Hiện nay, việc dạy học môn GDCD theo chương trình GDPT mới đã triển khai được 3năm học, GV đã tiếp cận với việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, đã có những đổimới trong dạy học môn học tuy nhiên GV vẫn ít chú trọng tới tổ chức HĐTN dẫn đến chất
Trang 4lượng dạy học còn hạn chế, học sinh chưa thực sự hứng thú và yêu thích môn học Ngay cả
ở Hà Nội, nơi được xem là có điều kiện cơ sở vật chất tốt, trình độ của học sinh tương đốicao, phù hợp với việc vận dụng DHTN thì việc tổ chức DHTN trong môn học chưa đượcthực hiện thường xuyên và hiệu quả chưa cao Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân songmột trong số những nguyên nhân cơ bản đến từ phía giáo viên là do giáo viên chưa hiểu biếtsâu sắc về bản chất, vai trò, đặc trưng của DHTN trong môn học, chưa nắm rõ quy trình tổchức DHTN, thường tổ chức dạy học theo thói quen dẫn đến hiệu quả chưa cao
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ với mong
muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân, đáp ứng yêu cầu của việcđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấpTHCS, luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trườngTHCS tại Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD theo chương trình GDPTmới ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là: Quá trình dạy học môn GDCD ở trường THCStại Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: Nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTNtrong môn GDCD ở trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Luận án đặt ra giả thuyết khoa học: “Nếu việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấpTHCS ở thành phố Hà Nội được thực hiện theo những nguyên tắc và biện pháp phù hợp vớiđặc thù môn GDCD và điều kiện dạy học ở Hà Nội thì sẽ nâng cao hiệu quả DHTN và gópphần nâng cao chất lượng dạy học môn học”
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS trênđịa bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trườngTHCS trên địa bàn Hà Nội
- Tổ chức TNSP nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của các nguyêntắc và biện pháp đã đề xuất
Trang 56 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận án áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (với quan điểmtoàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể) và những nguyên tắc của lí luậndạy học hiện đại (tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nănglực…) làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấpTHCS ở Hà Nội Quán triệt phương pháp luận trên trong quá trình nghiên cứu luận án sẽ giúpcho việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn đồngthời đảm bảo cho quá trình nghiên cứu phù hợp với đặc thù của khoa học giáo dục
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, kháiquát hóa, trừu trượng hóa, đối chiếu, so sánh, lịch sử - logic để thu thập, xử lý thông tin từcác nguồn tài liệu nhằm mục đích làm rõ những khái niệm công cụ, xây dựng khung lýthuyết của luận án về tổ chức DHTN trong dạy học môn GDCD ở trường THCS
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm thu được các kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, đề tài sử dụng kết hợp linh hoạtcác phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tham vấn chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
7 Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận
về việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS, có thể là tài liệu tham khảo cho
SV, HV cao học và NCS chuyên ngành GDCD ở các cơ sở đào tạo GV GDCD
7.2 Về thực tiễn
- Luận án đã phân tích và đưa ra những nhận định về việc tổ chức DHTN trong mônGDCD cấp THCS ở Hà Nội trên cơ sở khảo sát thực trạng về phía GV và HS ở một sốtrường THCS trên địa bàn Hà Nội
- Luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ởtrường THCS giúp cho GV môn GDCD biết cách tổ chức hiệu quả DHTN trong môn họcnhằm nâng cao chất lượng môn học
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kếtcấu gồm 4 chương:
Trang 6Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD
DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học trải nghiệm
1.1.1 Nghiên cứu về DHTN ở trên thế giới
Về nguồn gốc tư tưởng và vai trò của DHTN
Có thể thấy nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc tổchức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm, gắn lí thuyết với thực hành Tuy nhiên,những nghiên cứu đó chưa phân tích sâu về từng khía cạnh cụ thể để làm rõ vai trò củaDHTN đối với hoạt động dạy và học của GV và HS, đặc biệt chưa chỉ rõ vai trò của DHTNtrong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho HS Đó là một trong những nội dung mà sẽtiếp tục bàn đến trong luận án này
Về khái niệm và đặc điểm của DHTN
Khái niệm “Dạy học trải nghiệm” chưa thực sự xuất hiện trong các nghiên cứu trước đónhưng bàn đến “Trải nghiệm”, “HĐTN” và “Giáo dục trải nghiệm” thì đã được xem xét quanhiều công trình nghiên cứu Đó là căn cứ để luận án tiếp tục đi sâu, làm rõ về khái niệm và đặcđiểm của DHTN nói chung và DHTN trong môn GDCD cấp THCS nói riêng
Về các hình thức DHTN
Có thể thấy các hình thức tổ chức DHTN rất đa dạng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau
để phân chia hình thức DHTN Việc lựa chọn hình thức trải nghiệm nào để tổ chức DHTNcho đạt hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác Luận án sẽ tiếp tụcnghiên cứu và bàn đến các hình thức DHTN dựa trên các cách tiếp cận để phân loại cụ thể
và đặc biệt chỉ ra những hình thức tổ chức DHTN phù hợp với môn học
Về chu trình học trải nghiệm
Học tập trải nghiệm diễn ra như thế nào? Trả lời cho câu hỏi đó, Kurt Lewin trong “The conceptual representation and measurement of psychological forces” [131] đã xác định chu
trình HTTN gồm các giai đoạn: “người học suy nghĩ về tình huống; lập kế hoạch giải quyếttình huống; tiến hành kế hoạch và quan sát các kết quả đạt được” Đó là quá trình mà ở đó cáchành động được diễn ra liên tục bao gồm cả việc đánh giá hệ quả của các hành động đó.Tiếp đó, John Dewey, Jean Piaget và D.Kolb đều thống nhất chu trình học tập dựa trêntrải nghiệm gồm 4 giai đoạn và lí thuyết của Kolb được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: “1-
Kinh nghiệm cụ thể; 2- Quan sát, phản ánh; 3- Khái quát hóa; 4- Vận dụng” [128], [129].
Joplin (1995) tiếp tục phân tích một cách hệ thống quá trình DHTN diễn ra theo mô hình “hành
động – phản ánh” với 2 yếu tố cơ bản: “(1) cung cấp điều kiện, môi trường trải nghiệm và (2) cung cấp phương tiện phản hồi kinh nghiệm sau trải nghiệm đó” [90], tr 23) Nghiên cứu của
Kurt Lewin, Kolb là căn cứ lí thuyết rất quan trọng cho tác giả xây dựng quy trình tổ chứcDHTN trong môn GDCD cấp THCS
Trang 71.1.2 Nghiên cứu về DHTN ở Việt Nam
- Về nguồn gốc tư tưởng vai trò của DHTN
1.2 Nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân
1.2.1 Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức DHTN môn GDCD ở một
số nước trên thế giới
Để có căn cứ trong việc nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấpTHCS, tổng quan về kinh nghiệm trong dạy học môn GDCD ở một số quốc gia có nềngiáo dục phát triển và một số quốc gia có nền giáo dục gần với Việt Nam Quá trìnhtổng quan cho thấy có những quốc gia sẽ gọi tên môn học là môn GDCD nhưng đaphần gọi với tên gọi khác tuy nhiên có mục tiêu và nội dung giáo dục gần giống GDCD
ở Việt Nam Vì vậy, tiến hành tổng quan kinh nghiệm dạy học của Singapore, HànQuốc, Nhật Bản, Anh và Australia
- Chương trình GDCD ở Singapore [137]
- Chương trình Giáo dục đạo đức tại Nhật Bản
- Giáo dục quyền công dân tại Anh
- Giáo dục công dân tại Australia [138]
Như vậy, qua phân tích chương trình GDCD của một số quốc gia nêu trên cho thấy cácnền giáo dục này rất chú trọng tới việc DHTN trong các môn học nói chung và GDCD nóiriêng Những kinh nghiệm đó là cơ sở để khẳng định vai trò và xu hướng vận dụng DHTNtrong chương trình GDPT mới với mục tiêu phát triển PC và NL cho HS
1.2.2 Nghiên cứu tổ chức DHTN trong môn GDCD ở Việt Nam
Khảo cứu các công trình nghiên cứu sâu về đổi mới dạy học trong môn GDCD nóichung và môn GDCD nói riêng, tác giả nhận thấy có một số nhà nghiên cứu đã công bốdưới dạng sách, báo, đề tài nghiên cứu, luận án…bàn về đổi mới dạy học trong môn GDCDtheo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS Các nghiên cứu này đều khẳng định vai tròquan trọng của dạy học phát triển năng lực trong môn GDCD trong đó nhấn mạnh tới việcdạy học gắn với thực tiễn Tuy nhiên, những nghiên cứu trực tiếp bàn về tổ chức DHTNtrong môn GDCD còn khá khiêm tốn
Có thể thấy, việc nghiên cứu về DHTN trong môn GDCD cấp THCS đã có một số đềcập đến, đã đưa ra một số hình thức tổ chức HĐTN trong môn học, đó là những tài liệu thamkhảo quý để khẳng định trong cách tiếp cận của mình khi thực hiện đề tài Tuy nhiên, cácnghiên cứu về DHTN ở địa bàn Hà Nội để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảDHTN nói riêng và dạy học môn học nói chung nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
Trang 8thì vẫn là một khoảng trống cần được đi sâu nghiên cứu.
1.3 Đánh giá kết quả của các nghiên cứu đi trước và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá kết quả của các nghiên cứu đi trước
Những kết quả đã đạt được
- Những nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc tổ chứcHĐTN trong dạy học Qua khảo cứu cho thấy, quan điểm dạy học thông qua trải nghiệm đãxuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục thế giới và ngày nay nó trở thành triết lí giáo dụccủa nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Anh,Australia… Các nhà giáo dục nổi tiếng thế giới rất quan tâm và xem dạy học thông qua trảinghiệm là đặc trưng quan trọng của một nền giáo dục hiện đại Ở Việt Nam, vấn đề DHTNmới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây
- Các nghiên cứu chủ yếu bàn về việc tổ chức HĐTN cho học sinh Với nội dung đó,các công trình nghiên cứu đã bàn đến một số vấn đề lí luận về tổ chức HĐTN trong dạy họcnhư bản chất, đặc trưng của HĐTN; Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN; Cácđiều kiện cần thiết để thực hiện HĐTN
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra những minh chứng cụ thể cho việc thiết kế HĐTN ở một
số môn học cụ thể Một số đã đề xuất được quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong lĩnhvực nghiên cứu riêng
Những khoảng trống chưa được làm rõ
- Các công trình nghiên cứu hầu như tiếp cận HĐTN với vai trò là hoạt động giáo dục,rất ít nghiên cứu đề cập tới DHTN như một quan điểm dạy học để chỉ đạo việc lựa chọn các
HT và PP tổ chức dạy học trong môn học
- Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến hình thức, phương pháp tổ chức HĐTNnói chung song rất ít nghiên cứu đi sâu vào môn học GDCD, chỉ ra được những nét đặctrưng khi tổ chức DHTN trong môn GDCD
- Mặc dù đã có những nghiên cứu đưa ra các minh chứng cụ thể về chủ đề trải nghiệmtrong môn GDCD nhưng chưa có công trình nào đề cập cụ thể về cách thức thiết kế và tổchức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS
1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ lí luận về tổ chức DHTN trong môn GDCD như khái niệm, vai trò,đặc điểm; làm rõ khái niệm DHTN với vai trò là quan điểm dạy học để định hướng lựa chọnhình thức, phương pháp dạy học được vận dụng trong môn GDCD cấp THCS
- Nghiên cứu, phân tích chương trình môn GDCD năm 2018 ở trường THCS làm căn cứ đểluận giải về sự phù hợp của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS đồng thời làm rõđặc trưng của việc tổ chức DHTN trong môn học
- Nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD cấpTHCS ở Hà Nội nhằm phát triển PC và NL cho HS giúp GV có những định hướng rõ ràngtrong việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức DHTN đạt hiệu quả cao
Tiểu kết chương 1
Để có cái nhìn tổng quan về DHTN nói chung và tổ chức DHTN trong môn GDCDcấp THCS nói riêng, tác giả luận án đã tổng hợp, phân tích tài liệu trong và ngoài nướcnghiên cứu về DHTN trên các vấn đề như khái niệm, vai trò, chu trình và các hình thứcDHTN cũng như việc vận dụng DHTN trên thực tế Kết quả khảo cứu cho thấy:
- Những tư tưởng về DHTN đã được đặt vấn đề nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sửgiáo dục thế giới và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây Các công trình trong và ngoàinước đều khẳng định sự cần thiết của giáo dục thông qua trải nghiệm
Trang 9- Một số nghiên cứu đã bàn đến chu trình học tập trải nghiệm và các hình thức tổ chứchoạt động trải nghiệm Song có thể thấy những công trình này hầu như tiếp cận hoạt độngtrải nghiệm với vai trò là hoạt động giáo dục chứ chưa bàn luận sâu về tổ chức dạy học trảinghiệm trong các môn học
Kết quả tổng quan cho thấy đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về việc tổchức DHTN trong môn GDCD ở các trường THCS tại Hà Nội Vì vậy, có thể khẳng địnhhướng nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những khoảng trống mà cácnghiên cứu trước đó chưa bàn đến
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ
2.1 Cơ sở lí luận của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS
2.1.1 Những vấn đề chung về DHTN
2.1.2.1 Các khái niệm cơ bản
* Trải nghiệm
Trong luận án này tác giả hiểu: “trải nghiệm là quá trình chủ thể trực tiếp tham gia
vào hoạt động thực tiễn, thực hành, phát hiện và chứng minh tri thức, từ đó hình thành
những kinh nghiệm, cảm xúc tích cực hướng tới phát triển năng lực của bản thân”.
Cách hiểu trên nhấn mạnh tới khía cạnh trực tiếp tham gia của chủ thể vào các hoạtđộng thực tiễn ở những lĩnh vực khác nhau Trong quá trình tham gia trực tiếp đó, chủ thểhuy động kinh nghiệm vốn có, cảm xúc của cá nhân để hình thành kiến thức, kinh nghiệmmới Những kinh nghiệm mới được hình thành từ quá trình trải nghiệm này sẽ tiếp tục đượchuy động trong quá trình trải nghiệm mới tiếp theo Những trải nghiệm tự nhiên luôn baogồm cả những trải nghiệm thành công và thất bại, vui và buồn, mang lại những kết quảmong muốn và không mong muốn
*Học tập trải nghiệm
Tác giả tiếp cận: “Học tập trải nghiệm là quá trình người học huy động tối đa cảm xúc
và kinh nghiệm sẵn có của mình để trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm tạo ra những kinh nghiệm mới cho bản thân”
Với cách hiểu này luận án nhấn mạnh học tập trải nghiệm với nghĩa là hoạt động họctập trong môn học, nhấn mạnh tính trực tiếp tham gia của HS và gắn với bối cảnh thực tiễn.Bối cảnh thực ở đây hiểu là thực tiễn của quá trình học tập đang diễn ra chứ không chỉ hiểuthực tiễn là cuộc sống ngoài nhà trường Vì vậy học tập trải nghiệm được hiểu với nghĩarộng hơn bao gồm cả những trải nghiệm trên lớp học và ngoài lớp học Cũng cần lưu ý rằnghọc tập trải nghiệm là những HĐTN có định hướng, trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm, trảinghiệm mang tính chủ động chứ không mang tính thụ động
* Dạy học trải nghiệm
Luận án tiếp cận “DHTN là một quan điểm dạy học định hướng cách thức tổ chức dạy học trong đó người học được tham gia trải qua trạng thái tư duy, cảm xúc hoặc hành động thực tế hoặc mô phỏng phù hợp với kinh nghiệm cá nhân và chiêm nghiệm, phản ánh
để tái cấu trúc kinh nghiệm còn người dạy thiết kế, hỗ trợ, tạo môi trường học tập an toàn
để người học trải nghiệm và định hướng người học đúc kết kinh nghiệm cần thiết theo mục
tiêu dạy học xác định”
Cách hiểu này muốn nhấn mạnh: Thứ nhất: DHTN không chỉ được xem là một
phương pháp dạy học hay một hình thức dạy học cụ thể nào đó mà DHTN là quan điểm dạy
Trang 10học để định hướng việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhấn mạnh tính
trải nghiệm của HS Thứ hai: trong DHTN, người dạy đóng vai trò là người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập dưới dạng trải nghiệm thực tiễn từ đóđịnh hướng cho người học hình thành kiến thức, kĩ năng mới trên cơ sở kiến thức, kinh
nghiệm đã có trước đó Thứ ba: trong DHTN, người học phải được trực tiếp tham gia vào
hoạt động học tập dưới các hình thức khác nhau như trải nghiệm cảm xúc qua nghe, nhìn,trải nghiệm tư duy qua suy ngẫm đưa ra ý tưởng, tranh biện, trải nghiệm hành động nhưlàm, thao tác kĩ năng trong bối cảnh thực tiễn hoặc mô phỏng phù hợp với kinh nghiệm cácnhân của bản thân
Tổ chức DHTN
Từ cách tiếp cận “Trải nghiệm”, “Học tập trải nghiệm”, “Dạy học trải nghiệm” đã nêu
trên, tác giả đi đến khái niệm “Tổ chức DHTN” được hiểu là: “quá trình dạy học trong đó
GV căn cứ trên mục tiêu, nội dung môn học và điều kiện dạy học cụ thể để xây dựng kế
hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm huy động sự tham gia trực tiếp của học sinh vào các hoạt động đó nhằm khai thác tối đa kinh nghiệm, cảm xúc, vốn
hiểu biết của học sinh trong học tập để nâng cao chất lượng dạy học”.
Cần phân biệt giữa tổ chức DHTN trong môn học và tổ chức HĐTN trong HĐTN –hướng nghiệp Sự khác biệt này thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như nội dung hoạtđộng, cách thức tổ chức, không gian, thời gian nhưng quan trọng hơn đó là mục tiêu dạy họccủa môn học DHTN là cách thức GV lựa chọn HT, PP, KT để tổ chức các hoạt động họctập cho học sinh Vì vậy, việc tổ chức này có thể diễn ra ở trong lớp học hay ngoài lớp học
nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Một là: HS được trực tiếp tham gia các hoạt động học tập Hai là: Huy động sự tham gia tối đa của các HS trong lớp Ba là: Gắn với thực tiễn
cuộc sống, thực tiễn học tập của HS
2.1.1.2 Đặc điểm của dạy học trải nghiệm
DHTN là quan điểm dạy học nhấn mạnh tới việc dạy học thông qua tổ chức các hoạtđộng để học sinh có cơ hội được trực tiếp trải nghiệm từ đó kết nối giữa kiến thức đã biết vàkinh nghiệm đã có của HS với kiến thức, kinh nghiệm mới Qua tổng hợp một số kết quảnghiên cứu của David Kolb [128], Dewey [63], AEE [120] và một số nghiên cứu lí luận vàthực tiễn trong nước về DHTN, có thể chỉ ra một số đặc điểm của DHTN như sau:
Trang 112.1.1.3 Vai trò của DHTN
Thứ nhất: DHTN giúp HS hiểu và lưu giữ kiến thức tốt hơn dạy học truyền thống
Thứ hai: DHTN giúp HS có cơ hội rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực
Thứ ba: DHTN giúp HS phát triển xúc cảm tích cực trong học tập
2.1.1.4 Mô hình học tập trải nghiệm và dạy học trải nghiệm
Mô hình học tập trải nghiệm
Từ lí thuyết mô hình từ tập trải nghiệm của K Lewin, J Dewey, J Piaget và đặc biệt là
mô hình lí thuyết của D Kolb tác giả xây dựng mô hình học tập trải nghiệm của học sinh theo
4 bước như sau:
Trang 12Mô hình học tập trải nghiệm trên là sự cụ thể hóa các giai đoạn của một hoạt động họctập trải nghiệm trong môn học Hoạt động học tập trải nghiệm sẽ được diễn ra qua 4 bướcbao gồm: Trải nghiệm – Phân tích – Khái quát – Áp dụng
Mô hình dạy học trải nghiệm
Xuất phát từ việc cụ thể hóa mô hình học tập trải nghiệm, tác giả xây dựng mô hìnhdạy học trải nghiệm Mô hình này được hiểu là các bước tổ chức một hoạt động học tập trảinghiệm cho học sinh trong môn học Tác giả đề xuất mô hình tổ chức một hoạt động dạyhọc trải nghiệm gồm 4 bước:
Trang 132.1.2 Tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở
2.1.2.1 Khái quát chung về môn GDCD cấp THCS (theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới năm 2018)
- Mục tiêu chương trình môn GDCD cấp THCS
Mục tiêu môn học trong chương trình 2018 đã thể hiện rõ sự đổi mới theo địnhhướng chung đó là hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho người học Mục tiêunày đã nhấn mạnh sự khác biệt của chương trình GDCD năm 2018 và chương trình GDCDnăm 2006 đồng thời cũng khẳng định rõ vai trò trực tiếp của môn học trong việc hìnhthành và phát triển phẩm chất cho HS
- Nội dung, đặc thù tri thức môn GDCD cấp THCS
* Thứ nhất, tri thức môn học mang tính tổng hợp
* Thứ hai, tri thức môn học mang tính thực tiễn
* Thứ ba, tri thức môn học gắn với việc trực tiếp giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho HS
* Thứ tư, tri thức môn học chú trọng việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS
* Thứ năm, tri thức môn học gắn với việc giáo dục ý thức pháp luật, quyền và nghĩa
vụ công dân cho HS
* Thứ sáu, tri thức môn học gắn với việc giáo dục kinh tế, tài chính cho HS
2.1.2.2 Sự phù hợp của việc tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS
Xuất phát từ mục tiêu, đặc thù tri thức của môn GDCD cấp THCS và từ đặc điểm,vai trò của DHTN (như đã trình bày ở phần 2.1.1) và những yêu cầu của đổi mới giáo dụchướng tới phát triển phẩm chất và năng lực HS hiện nay cho thấy việc tổ chức DHTN làrất cần thiết và phù hợp đối với môn GDCD cấp THCS
- DHTN trong môn GDCD sẽ phát huy tính hứng thú học tập của HS, giúp HS yêu thích môn học hơn
- DHTN trong môn GDCD phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho HS
- DHTN giúp HS có cơ hội kết nối, tích hợp kiến thức môn học với kiến thức của các khoa học liên ngành
- DHTN tạo ra sự gắn kết giữa GV và HS, gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường
2.1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS
Hiệu quả tổ chức DHTN trong nhà trường nói chung và trong môn GDCD nói riêng sẽchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có cả những yếu tố chủ quan như năng lực của
GV, ý thức của HS, sự quan tâm tạo điều kiện từ phía nhà trường và cả những yếu tố kháchquan như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện văn hóa xã hội của địa phương,
sự ủng hộ từ phía gia đình và xã hội
Trang 142.1.2.4 Một số hình thức tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS
- Căn cứ theo không gian tổ chức: Nếu căn cứ vào không gian để tổ chức DHTN có
thể phân loại thành 2 hình thức tổ chức DHTN trong môn học bao gồm DHTN trong lớphọc và DHTN bên ngoài lớp học
- Căn cứ theo tính chất hoạt động: Nếu dựa vào tính chất của hoạt động học tập trải
nghiệm có thể phân loại các hình thức tổ chức DHTN trong môn học dưới dạng các hìnhthức cụ thể
2.1.2.4 Quy trình tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS
- Giai đoạn chuẩn bị: thực hiện theo 4 bước
+ Bước 1: Xác định nội dung DHTN
+ Bước 2: Lựa chọn hình thức và các PP, KT dạy học để học sinh trải nghiệm
+ Bước 3: Thiết kế các HĐTN cho HS theo các bước: Trải nghiệm – Phân tích - Kháiquát - Áp dụng
+ Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập trải nghiệm
- Giai đoạn tổ chức trải nghiệm: thực hiện theo 4 bước
Bước 1: Định hướng và chuyển giao nhiệm vụ học trải nghiệm
Bước 2: Tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận về kết quả trải nghiệm
Bước 4: Nhận xét, tổng kết và định hướng cho HS vận dụng trải nghiệm vào bối cảnh mới