1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU CHI PHÍ TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI BẰNG ĐỘNG LỰC QUY MÔ NHỎ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 579,27 KB

Nội dung

Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Công nghệ - Môi trường - Cơ khí - Vật liệu KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (32022)62 BÀI BÁO KHOA HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU CHI PHÍ TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI BẰNG ĐỘNG LỰC QUY MÔ NHỎ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Đinh Văn Đạo1, Nguyễn Tùng Phong2, Trần Văn Đạt1, Nguyễn Quang Phi3 Tóm tắt: Áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu vào và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô, nghiên cứu thực hiện trên 48 hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng và dữ liệu là lượng hao phí, chi phí của 7 yếu tố đầu vào trong quản lý vận hành như nhân công trực tiếp, gián tiếp; nguyên nhiên vật liệu; điện năng; sửa chữa thường xuyên; chi phí quản lý và khấu hao. Kết quả chỉ ra các chỉ số hiệu quả kỹ thuật là 0,946 và hiệu quả chi phí tối ưu 0,812 ở các lớp hiệu quả. Tương ứng là các suất chi phí, cơ cấu chi phí hiệu quả kỹ thuật tối ưu và cơ cấu chi phí tối ưu. Phân bổ nguồn lực chi phí theo các cơ cấu chi phí đã chỉ ra tác động nâng cao hiệu quả quản lý vận hành. Đây là cơ sở để các đơn vị quản lý khai thác lựa chọn xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị đầu vào và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ giá dựa trên cơ cấu đầu vào. Từ khóa: Hiệu quả, hệ thống tưới bằng động lực, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức lớn trong đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hệ thống tưới, đặc biệt là các hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ (HTT) vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Cơ hội là các đơn vị quản lý vận hành (QLVH) được tự chủ trong công tác điều hành, tổ chức sản xuất dựa trên các nguồn lực có sẵn, được trợ cấp dưới dạng hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi (SPDVCITL). Thách thức là phải đổi mới nâng cao hiệu quả (HQ) sử dụng nguồn lực và thu tiền nước từ các đối tượng sử dụng nước do nguồn hỗ trợ chỉ đáp ứng được một phần hao phí, chi phí QLVH. Nhằm khắc phục điều này, nhiều phương thức chuyển giao quản lý tưới đã được áp dụng nhưng mức độ triển khai còn hạn chế đặc biệt là chuyển giao quản lý tưới cho 1 Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi; 2 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; 3 Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Đại học Thủy lợi; các tổ chức kinh tế xã hội ngoài nhà nước. Nguyên nhân chủ quan được cho là thiếu sự hấp dẫn từ bên ngoài bởi cơ chế hỗ trợ và giải trình chưa được cụ thể, chưa gắn liền với hiện trạng cung cấp và sử dụng SPDVCITL. Trong đó, các cơ chế đấu thầu và đặt hàng được coi là hình thức hiện thực hóa quá trình chuyển giao quản lý tưới một cách triệt để. Đồng thời người dùng nước phải trả tiền sẽ đảm bảo hơn rằng hệ thống công trình được bảo vệ, vận hành bền vững. Nguồn nước được bảo tồn và sử dụng tiết kiệm trong bối cảnh ngày càng khan hiếm do biến đổi khí hậu và cạnh tranh nguồn nước giữa các ngành ngày càng cao (2030WRG, 2017). Tuy nhiên khắc phục nguyên nhân này này diễn ra một cách chậm chạp. Việc chuyển giao quản lý tưới thực tế mới chỉ được áp dụng trong khuôn khổ nội bộ đơn vị QLVH gắn với hình thức giao khoán một phần hoặc một số khâu công việc QLVH, giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới (Douglas L. Vermillion et al., 1999). Điển hình là giữa công ty và các tổ đội trực thuộc QLVH các hệ thống tưới độc lập cụ thể như KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (32022) 63 hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ. Để đảm bảo tính linh hoạt và trách nhiệm, nhiệm vụ được chuyển giao thường gắn liền với những hao phí phát sinh như nhân công trực tiếp, vật tư nguyên nhiên liệu, điện năng tiêu thụ thể hiện qua kế hoạch giao khoán thực hiện trong nội bộ đơn vị. Các khoản mục giao khoán như chi phí quản lý, nhân công gián tiếp hay khấu hao được xác định theo quy định và định mức khoán chung của toàn công ty, thể hiện ở các quy chế hay quy định nội bộ…. Những hao phí được giao khoán gắn liền với trách nhiệm quản lý các hệ thống tưới từ quá trình vận hành trạm bơm đầu mối, điều tiết nước và quản lý dịch vụ tới các đối tượng hưởng lợi. Điều này cũng tương đồng với những thách thức khi chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức kinh tế xã hội do thiếu những căn cứ ràng buộc trách nhiệm quản lý tưới theo khâu công việc, hay công đoạn QLVH và được cụ thể hóa trong các thỏa thuận, hợp đồng đấu thầu và đặt hàng. Có thể thấy, phân bổ nguồn lực hiện có theo cơ cấu chi phí (CCCP) phản ánh cụ thể phần hỗ trợ đảm bảo ở mức nào và phần phải thu là bao nhiêu sẽ làm tăng tính khả thi khi áp dụng các cơ chế chuyển giao quản lý tưới, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi sang cơ chế giá, theo hướng quản lý dịch vụ (Đoàn Thế Lợi, nnk 2012). Theo thống kê, toàn vùng ĐBSH có khoảng 9.043 trạm bơm lớn nhỏ, chiếm 46 số trạm bơm của cả nước trong đó phần lớn là các trạm bơm nhỏ có công suất từ 1000 đến 3.600m3h và 300 đến 1000m3h lần lượt là 4.582 và 3.421 trạm (chiếm 37 cả nước). Cấp nước tưới cho lúa khoảng 626 nghìn ha (Bộ NNPTNT, 2019). Theo đánh giá chung thì hiệu suất cấp nước tưới cũng chỉ đạt khoảng 50-60 công suất thiết kế (Nguyễn Tùng Phong, nnk 2019; Worldbank, 20019). Bởi vậy, các hệ thống này có vai trò quan trọng trong cấp nước và trở thành những đối tượng cần có những cơ chế chuyển giao phù hợp. CCCP hợp lý trong QLVH được xác định dựa trên chỉ số hiệu quả QLVH ở các lớp hiệu quả kỹ thuật và kinh tế được coi là cơ sở quan trọng hỗ trợ chỉ ra cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý. Tuy nhiên, các phương án phân bổ chủ yếu ưu tiên giải quyết vấn đề hao phí, chi phí nhân công mà bỏ qua các yếu tố đầu vào khác dẫn đến mất cân đối giữa các yếu tố đầu vào. Hiệu quả tưới dần giảm đi và không phản ánh đúng nhu cầu hao phí, chi phí đầu vào như thế nào là đúng và đủ (Đoàn Thế Lợi và nnk, 2018; Peter Rogersa, et al, 2002). Sau khi Luật thủy lợi có hiệu lực, mục tiêu chuyển giao được cụ thể và đã có một số nghiên cứu về suất hao phí, chi phí, CCCP được tiến hành, cụ thể là nghiên cứu của Đoàn Thế Lợi, nnk (2019) trên phạm vi toàn vùng đã chỉ ra suất chi phí thực tế bình quân là 2,3 triệu đồngha. CCCP bao gồm 8 nhóm đầu vào của 711 tỉnh vùng ĐBSH, cụ thể là tiền lương 45,4; điện, nguyên nhiên vật liệu 12,6; đào tạo, NCKH 4,4; khấu hao 3,4; sửa chữa thường xuyên 12; sửa chữa lớn 10,8; chi phí quản lý 5,1 và chi phí khác 3,2. Năm 2017, nghiên cứu của Nguyễn Trung Dũng tính tỷ lệ chi phí theo 9 nhóm đầu vào của 7 công ty ở miền trung và miền bắc đã chỉ ra tỷ lệ chi phí tiền lương chiếm lớn nhất, dao động từ 36,15 đến 52,56. Nguyễn Đức Việt, 2018 dựa vào một số chỉ số HQ kinh tế trong bộ chỉ số Benchmarking để xác định mức HQ chi phí QLVH trung bình trên đơn vị diện tích tưới tiêu của 33 CTTL của ĐBSH là 1,14 triệu đồng, trong đó chi cho lao động là 41,45, chi QLVH và duy tu sửa chữa 21,89. Trước khi có Luật thủy lợi, năm 2004, Hector M. et al cũng đánh giá biến động tài chính của công ty thủy lợi ở Việt Nam. Kết quả là cơ cấu tiền lương là 54,09, chi phí quản lý 9,51; điện 1,19; sửa chữa thường xuyên 2,52 và bảo trì 7,58 ; còn lại là các khoản chi khác. Năm 2002, Nguyễn Trí Trung đã chỉ ra tỷ lệ lương 32 và bảo trì 22, 19 chi phí khác ở các tổ chức thủy lợi cơ sở. Nghiên cứu của Trương Đức Toàn (2015) điều tra mong muốn của 283 người sử dụng dịch vụ thủy lợi đã chỉ ra CCCP mong muốn chi trả của nông dân theo 5 yếu tố đầu vào là chi phí vận hành (50,07); vốn KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (32022)64 39,10, cơ hội 1,75, kinh tế ngoại sinh 1,80 và môi trường là 7,28. Các nghiên cứu ở hai giai đoạn này cũng đã chỉ ra CCCP thực tế nhưng mới chỉ dừng lại ở mức chung cho toàn tỉnh hoặc rời rạc từng yếu tố mà chưa cụ thể hóa được cho từng loại hình công trình cụ thể và ở các lớp hiệu quả. Các phương pháp sử dụng cũng chỉ mang tính thống kê mô tả mà chưa chỉ ra nguyên nhân làm nền tảng xác định CCCP theo các mức hiệu quả tối ưu về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Từ đó, nghiên cứu “Phân tích hiệu quả và cơ cấu chi phí trong quản lý vận hành hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng” được thực hiện. Phương pháp phân tích hiệu quả đường biên DEA được áp dụng để chỉ ra các chỉ số hiệu quả và lớp hiệu quả, làm cơ sở đề xuất các CCCP hiệu quả. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp màng bao dữ liệu DEA Hiện nay, việc xem xét hiệu quả QLVH các HTT thường sử dụng các phương pháp thực nghiệm như RAP, MASSCOTE và Benchmarking hoặc các phương pháp toán tham số đánh giá hiệu quả như Pareto, Cobb-Douglas… Những kết quả này chỉ dừng lại xem xét tình trạng hoạt động của HTT và chưa chỉ ra được những nguyên nhân sự phi hiệu quả mang tính lượng hóa theo các yếu tố đầu vào đồng thời kết hợp ở cả khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Mô hình đánh giá hiệu quả tưới DEA theo hướng trú trọng đầu vào và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale: VRS) (Timothy J. Coelli et al., 2005) được áp dụng trong nghiên cứu này sẽ chỉ ra được các chỉ số hiệu quả theo các lớp hiệu quả kỹ thuật, kỹ thuật tối ưu và hiệu quả kinh tế, làm cơ sở xác định các CCCP. Lớp hiệu quả kỹ thuật chỉ ra mức sử dụng các hao phí, chi phí đầu vào chung; Lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu thể hiện mức hao phí, chi phí tối ưu khi so với HTT đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1; và Lớp hiệu quả kinh tế xác định trên nền tảng hiệu quả kỹ thuật khi bổ sung giá và bộ công nghệ như phương thức tổ chức quản lý vận hành, kinh nghiệm quản lý…. Mô hình tổng quát được giới thiệu như sau: - HQ kỹ thuật TE theo giả thiết VRS: Trong đó θ là chỉ số hiệu quả của đơn vị sản xuất thứ j. λ là một vectơ hằng số. Đường biên này thỏa mãn ràng buộc chỉ số θ tiến dần đến 1, tối ưu ở mức 1 (θ

Ngày đăng: 26/04/2024, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w