1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước Đầu Nghiên Cứu Trồng Một Số Loại Rau Sạch Trong Rổ Nhựa Ở Quy Mô Hộ Gia Đình
Tác giả Phan Đình Tâm
Người hướng dẫn Th.S. Triệu Thy Hòa
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (11)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (12)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam (12)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý (12)
      • 1.2.2. Điều kiện tự nhiên (13)
    • 1.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi (Basella alba L.), rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) và rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) (14)
      • 1.2.1. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi (14)
        • 1.2.1.1. Phân loại (14)
        • 1.2.1.2. Nguồn gốc (15)
        • 1.2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây mồng tơi (Basella alba L.) (15)
        • 1.2.1.4. Công dụng của rau mồng tơi (16)
        • 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mồng tơi (Basella alba L.) (17)
      • 1.2.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ xanh (Brassica (19)
        • 1.2.2.1. Phân loại (19)
        • 1.2.2.2. Nguồn gốc (19)
        • 1.2.2.3. Đặc điểm sinh học của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L) (19)
        • 1.2.2.4. Công dụng của rau cải bẹ xanh (20)
        • 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải bẹ xanh (20)
      • 1.2.3. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau dền đỏ (22)
        • 1.2.3.1. Phân loại (22)
        • 1.2.3.2. Nguồn gốc (22)
        • 1.2.3.3. Đặc điểm sinh học của rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) (23)
        • 1.2.3.4. Công dụng của rau dền đỏ (24)
        • 1.2.3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau dền đỏ (24)
    • 1.3. Giới thiệu phương pháp trồng rau trên giá thể sinh học (25)
    • 1.4. Tình hình sản xuất rau sạch trong và ngoài nước (26)
      • 1.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới (26)
      • 1.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam (27)
  • Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu (29)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (29)
      • 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu (29)
      • 2.2.2. Nội dung nghiên cứu (29)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 2.3.1. Phương pháp tra cứu tài liệu (29)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (29)
        • 2.3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ (29)
        • 2.3.2.2. Xử lý mùn cưa (30)
        • 2.3.2.3. Tiến hành gieo hạt (30)
      • 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu (31)
        • 2.3.3.1. Phương pháp xác định chiều cao cây và số lượng lá (31)
        • 2.3.3.2. Phương pháp xác định diện tích lá (31)
        • 2.3.3.3. Phương pháp xác định trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng nước tổng số (32)
        • 2.3.3.4. Năng suất (32)
      • 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu (32)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN (33)
    • 3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau mồng tơi khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất (33)
      • 3.1.1. Chiều cao cây (33)
      • 3.2.2. Số lá trên cây (34)
      • 3.2.3. Diện tích lá (35)
      • 3.2.1. Chiều cao cây (36)
      • 3.2.2. Số lượng lá trên cây (37)
    • 3.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau dền đỏ khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất (40)
      • 3.3.1. Chiều cao cây (40)
      • 3.3.2. Số lá trên cây (41)
      • 3.3.3. Diện tích lá (42)
    • 3.4. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của rau cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ tại thời điểm thu hoạch (43)
      • 3.4.1. Trọng lượng tươi (43)
      • 3.4.2. Trọng lượng khô (44)
    • 3.5. Hàm lượng nước tổng số (%) trong cây tại thời điểm thu hoạch (45)
    • 3.6. Năng suất của rau tại thời điểm thu hoạch (46)
    • 3.7. Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng rau trên rổ nhựa với giá thể mùn cưa (47)
    • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (48)
      • 3.1. Kết luận (48)
      • 3.2. Kiến nghị (48)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kỹ thuật - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- PHAN ĐÌNH TÂM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Tác giả Phan Đình Tâm LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. - Th.S Triệu Thy Hòa – giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Quý thầy cô giáo trong tổ bộ môn Sinh đã cho phép tôi sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. - Gia đình và bạn bè đã ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam......... 3 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 3 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4 1.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi (Basella alba L.), rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) và rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) ................ 5 1.2.1. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi ........................ 5 1.2.1.1. Phân loại ................................................................................................... 5 1.2.1.2. Nguồn gốc ................................................................................................. 6 1.2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây mồng tơi (Basella alba L.) ............................ 6 1.2.1.4. Công dụng của rau mồng tơi .................................................................... 7 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mồng tơi (Basella alba L.) ........................... 8 1.2.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.).............................................................................................................. 10 1.2.2.1. Phân loại ................................................................................................. 10 1.2.2.2. Nguồn gốc ............................................................................................... 10 1.2.2.3. Đặc điểm sinh học của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L) ................. 10 1.2.2.4. Công dụng của rau cải bẹ xanh .............................................................. 11 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải bẹ xanh........................................... 11 1.2.3. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau dền đỏ ......................... 13 1.2.3.1. Phân loại ................................................................................................. 13 1.2.3.2. Nguồn gốc ............................................................................................... 13 1.2.3.3. Đặc điểm sinh học của rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) ................. 14 1.2.3.4. Công dụng của rau dền đỏ ...................................................................... 15 1.2.3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau dền đỏ .................................................. 15 1.3. Giới thiệu phương pháp trồng rau trên giá thể sinh học. .............................. 16 1.4. Tình hình sản xuất rau sạch trong và ngoài nước ......................................... 17 1.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới........................................................... 17 1.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ............................................................ 18 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...20 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................. 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 20 2.2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp tra cứu tài liệu ..................................................................... 20 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...................................................... 20 2.3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ .................................................................................... 20 2.3.2.2. Xử lý mùn cưa ......................................................................................... 21 2.3.2.3. Tiến hành gieo hạt ................................................................................... 21 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................... 22 2.3.3.1. Phương pháp xác định chiều cao cây và số lượng lá ............................. 22 2.3.3.2. Phương pháp xác định diện tích lá ......................................................... 22 2.3.3.3. Phương pháp xác định trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượ ng nước tổng số ......................................................................................................... 23 2.3.3.4. Năng suất: ............................................................................................... 23 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ................................... 24 3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau mồng tơi khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất. ................................................................................................ 24 3.1.1. Chiều cao cây ............................................................................................. 24 3.2.2. Số lá trên cây .............................................................................................. 25 3.2.3. Diện tích lá ................................................................................................. 26 3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau cải bẹ xanh khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất. ............................................................................................ 27 3.2.1. Chiều cao cây ............................................................................................. 27 3.2.2. Số lượng lá trên cây ................................................................................... 28 3.2.3. Diện tích lá ................................................................................................. 30 3.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau dền đỏ khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất. ................................................................................................ 31 3.3.1. Chiều cao cây ............................................................................................. 31 3.3.2. Số lá trên cây .............................................................................................. 32 3.3.3. Diện tích lá ................................................................................................. 33 3.4. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của rau cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ tại thời điểm thu hoạch. ................................................................................... 34 3.4.1. Trọng lượng tươi ........................................................................................ 34 3.4.2. Trọng lượng khô ......................................................................................... 35 3.5. Hàm lượng nước tổng số () trong cây tại thời điểm thu hoạch .................. 36 3.6. Năng suất của rau tại thời điểm thu hoạch. ................................................... 37 3.7. Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng rau trên rổ nhựa với giá thể mùn cưa. ....................................................................................................................... 38 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 39 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 39 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 39 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 41 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Food and Agriculture Organization of the United Nations SVĐC: So với đối chứng USA: Hoa Kỳ (United States of America). DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất rau của Việt Nam qua các năm 18 Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010 19 Bảng 3.1a Chiều cao rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 24 Bảng 3.1b Số lá trên cây (lá thật) rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 25 Bảng 3.1c Diện tích lá rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 26 Bảng 3.2a Chiều cao rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 28 Bảng 3.2b Số lá trên cây (lá thật) rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 29 Bảng 3.2c Diện tích lá rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 30 Bảng 3.3a Chiều cao rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 31 Bảng 3.3b Số lá trên cây (lá thật) rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 32 Bảng 3.3c Diện tích lá rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất 33 Bảng 3.4a Trọng lượng tươi của rau cải bẹ, mồng tơi và dền đỏ trồng trong mùn cưa và ngoài đất tại thời điểm thu hoạch 34 Bảng 3.4b Trọng lượng khô của rau cải bẹ, mồng tơi và dền đỏ trồng trong mùn cưa và ngoài đất tại thời điểm thu hoạch 35 Bảng 3.5 Hàm lượng nước tổng số () của rau cải bẹ, mồng tơi và dền đỏ trồng trong mùn cưa và ngoài đất tại thời điểm thu hoạch 36 Bảng 3.6 Hàm lượng nước tổng số () của rau cải bẹ, mồng tơi và dền đỏ trồng trong mùn cưa và ngoài đất tại thời điểm thu hoạch 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1a Chiều cao cây cải bẹ xanh 24 3.1b Số lá trên cây cải bẹ xanh 26 3.1c Diện tích lá cây cải bẹ xanh 27 3.2a Chiều cao cây mồng tơi 28 3.2b Số lá trên cây mồng tơi 29 3.2c Diện tích lá cây mồng tơi 30 3.3a Chiều cao cây dền đỏ 31 3.3b Số lá trên cây dền đỏ 32 3.3c Diện tích lá cây dền đỏ 33 3.4a Trọng lượng tươi của cây cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ lúc thu hoạch 34 3.4b Trọng lượng khô của cây cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ lúc thu hoạch 35 3.5 Hàm lượng nước tổng số của cây cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ lúc thu hoạch 36 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Rau xanh là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: vitamin, protein, khoáng chất, cacbonhydrat… và các chất xơ cần thiết cho sự tiêu hóa. Rau là nguồn cung cấp vitamin rất phong phú về hàm lượng và thành phần lại rẻ tiền. Thời gian gần đây, khi đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu của con người về rau càng cao không những là số lượng mà còn cả chất lượng rau. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện tích đất bị thu hẹp dần trong đó có cả diện tích trồng rau. Hơn nữa, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt đô thị ảnh hưởng mạnh tới nền nông nghiệp bền vững nói chung và an toàn thực phẩm nói riêng trong đó có ngành sản xuất rau. Hiện nay, rau được bán tràn ngập trên thị trường các thành phố lớn, những khu đông dân cư với số lượng khá lớn. Trong điều tra mức sống ở Việt Nam năm 2010 cho biết hầu như tất cả các hộ dân điều tiêu thụ rau, với mức tiêu thụ trung bình hằng năm là 53,25 kg rau đối với một người 21. Tuy nhiên, chất lượng của rau trên thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể như thực trạng rau không sạch, nhiều tàn dư chất bảo vệ thực vật do quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dung quá nhiều chất kích thích tăng trưởng. Trong khi đó rau sạch được bày bán trong các cửa hàng lớn hay siêu thị có giá cao mà đôi khi vẫn không đảm bảo được chất lượng, chưa phù hợp với đại đa số người dân. Thực tế cho thấy, việc hằng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc, rối loạn chức năng thận, gan… Nếu ăn phải rau chứa kim loại nặng như kẽm sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan gây ngộ độc thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. Trồng rau sạch tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi đối với cư dân đô thị. Bên cạnh đó, nó còn là một cách là một cách thư giãn tuyệt vời cho bạn sau những giờ làm việc căng thẳng, một liệu pháp giảm 2 stress hiệu quả thông qua làm vườn. Chỉ cần một không gian nhỏ như góc ban công, sân thượng hoặc hàng hiên trước nhà. Tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc là sẽ có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa tươi và bổ dưỡng. Từ những lí do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứ u trồng một số loại rau sạch trong rổ nhựa ở quy mô hộ gia đình”. 1.2. Mục tiêu đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số loại rau được trồng trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa thông qua việc xác định chiều cao thân, số lượng lá, diện tích lá sau đó so sánh với việc trồng ngoài đất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên ba loại rau: Cải bẹ xanh (Brassica juncea L.), dền đỏ (Amaranthus tricolor L.), mồng tơi (Basella alba L.). - Đề tài được tiến hành từ 102015 đến 032016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp xử lý số liệu. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam. 1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xãphườngthị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ 22. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2 . Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72 diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang 22. Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ. Phía Ðông huyện giáp thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành; Tây giáp huyện Tiên Phước; Nam giáp huyện Bắc Trà My; Bắc giáp huyện Thăng Bình. Phú Ninh rộng 25.147 ha và có 84.863 dân 23. Toàn huyện có 1 thị trấn Phú Thịnh và 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh. Huyện Phú Ninh với trung tâm hành chính Huyện đặt tại thị trấn Phú 4 Thịnh. Trong Huyện chỉ có 2 xã là Tam An và Tam Đàn có Quốc lộ 1 A đi qua. Ngành nghề chính của dân trong xã là nghề nông thuần túy, bên cạnh đó là các nghề phụ khác. Phú Ninh cũng là tên gọi của một công trình thủy lợi, thủy điện và du lịch sinh thái của huyện. Hồ Phú Ninh thuộc xã Tam Lãnh và là địa danh nổi tiếng với các dịch vụ du lịch. Trong đó, xã Tam Lãnh đặc biệt hơn là nơi dừng chân của mỏ vàng Bông Miêu là một trong những mỏ vàng lớn của Việt Nam. Phú Ninh có nhiều điểm du lịch tiêu biểu như: thác Ào Ào (Tam Lộc), Tháp Chiêng Đàn (Tam An), Hồ Phú Ninh(Tam Đại), Núi Đá Ngựa (Tam Thành)... Xã Tam Phước là một trong 11 xã của cả nước, được Ban chỉ đạo trung ương chọn để xây dựng mô hình xã điểm nông thôn mới, đại diện cho khu vực Duyên hải miền Trung 23. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ● Nhiệt độ Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 o C, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 o C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84 22. Phú Ninh là một huyện của tỉnh, có nhiệt độ trung bình 26,5 0 C; độ ẩm trung bình 84 ● Lượng mưa Lượng mưa trung bình 2000 - 2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại 5 tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh 22. Lượng mưa bình quân hằng năm huyện Phú Ninh đạt 2300 – 2600mm, tập trung các tháng 10, 11, 12 so với tình hình chung của tỉnh. ● Hệ thống sông ngoài Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn (VGTB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VGTB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng) là 10,350 km2 và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km2 . Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệ thống sông VGTB và Tam Kỳ. Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0,47 kmkm2 cho hệ thống VGTB và 0,6 kmkm2 cho các hệ thống sông khác. Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn. Tính đến 2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủy điện có công suất nhỏ. Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2, Dak Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Kôn 2... đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước 22. 1.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi (Basella alba L.), rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) và rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) 1.2.1. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi 1.2.1.1. Phân loại Theo phân loại thực vật, cây mồng tơi thuộc : Bộ (ordor) : Cẩm chướng (Caryophyllales) Họ (familia) : Mồng tơi (Basellaceae) Chi (genius) : Mồng tơi (Basella) có 8-10 loài 6 1.2.1.2. Nguồn gốc - Tên gọi khác: Mùng tơi, tầm tơi, lạc quỳ. - Tên khoa học: Basella alba L., 1753 - Các loài lân cận: B. rubra, B. lucida, B. cordiforlia, B. Crassifolia, B. nigra, B. Ramosa, B. cananiforlia, B. japonica, B. volubilis. Phân bố: Mồng tơi hay mùng tơi (Basella alba L.) là loài thực vật có kiểu quang hợp theo chu trình C4, có số nhiễm sắc thể 2n = 44 hay 48, thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Loài cây này có nguồn gốc ở các nước Nam Á, lan tỏa và mọc hoang ở nhiều nước Châu Á nhiệt đới và được trồng thử ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và còn phát triển đến vùng ôn đới thuộc Châu Á và Châu Âu 5. Phân bố phổ biến ở Châu Phi, quần đảo Ăngti, Braxin và Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam cây mọc hoang và trồng khắp nơi. Thường gặp ở ven rừng, trên đất ẩm, trong các đất trồng trọt từ vùng thấp tới vùng cao 5. Cây được trồng ở phần lớn các vùng nhiệt đới để lấy lá và ngọn làm rau ăn và quả mọng có khi để nhuộm màu thực phẩm. Tại Châu Phi nhiệt đới, nó phổ biến nhất trong khu vực ấm áp, ẩm ướt và ít gặp ở các vùng khô hạn hoặc lạnh lẽo của châu lục này 11, 14. 1.2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây mồng tơi (Basella alba L.) Đây là cây thuộc loại dây leo, có lá và đọt non ăn được, sống 1 hay 2 năm. - Thân: Dạng dây leo mập và nhớt, thân nhẵn bóng có màu xanh hay tím. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 mét 1. - Rễ: Rễ chùm, mọc sâu trong đất, thích hợp trên đất tơi xốp. - Lá: Lá mọc cách, lá đơn, dày thịt, không có lá bẹ, cuống dài khoảng 9cm, lá hình trứng hay hình trái tim, có kích thước 2,5 - 15cm x 2 - 12,5cm, thường thì giống hình trái tim ở phần dưới của cây, đỉnh lá nhọn, màu xanh đậm hoặc tím 1. - Cụm hoa ở nách lá, có thể dài đến 22 – 30cm, trên một cuống dài. Hoa lưỡng tính, thường xuyên, hoa không cuốn, vòi nhụy chẻ 3 ở ngọn 1. 7 - Trái: Giả nạc, hình cầu, đường kính 4-7mm, bao bởi lớp ngoại bì mềm thịt, màu tím đen, bên trong chứa một chất màu tím và một hạt 5. - Hạt: Hình cầu, đường kính khoảng 3mm, nâu đậm đến đen. Hạt nảy mầm trên mặt đất mầm lớn, lá đầu tiên mọc đối, lá tiếp theo mọc cách 5. Ngay khi những hạt nảy mầm, tăng trưởng thành một thân bò trườn hay leo nhanh và những nhánh bên được thành lập rất nhanh. Mồng tơi bò trườn trên mặt đất, những thân bò phát triển rễ trên những đốt, cho phép mồng tơi sinh trưởng không giới hạn. ● Thành phần hóa học các chất có trong mồng tơi Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA, 2002) trong 100g phần tươi ăn được của rau mồng tơi có chứa: nước 93g; năng lượng 79KJ (19 kcal); 1,4 glucid; 2,5 xơ; 0,9 tro; 1,8g protein; 0,3g chất béo; 109mg Ca; 52mg P; 1,2mg Fe; 8000IU vitamin A; 0,05mg thiamin; 0,16mg riboflavin; 0,5mg niacin; 140mg folate; 102mg acid ascorbic 11. Ngoài ra trong lá rau mồng tơi chứa các chất oligoglycosides, một số triterpene loại oleanane, bao gồm basellasaponins, betavulgaroside I, spinacoside C và momordins. Trong hạt rau mồng tơi có chứa hai loại peptide kháng nấm và ribosome – khử hoạt tính các protein, có hoạt tính kháng virus đã được phân lập từ hạt giống 11. 1.2.1.4. Công dụng của rau mồng tơi Mồng tơi không chỉ là món ăn thông thường, trong dân gian rau mồng tơi còn có tác dụng chữa bệnh. Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả…rất thích hợp trong mùa nóng. Trong mồng tơi có chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho những người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bức rứt 11. 8 Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cơm là món chính nên rau mồng tơi rất thích hợp để nấu các món canh ăn với cơm. Ở Châu Phi, món súp rau mồng tơi là món ăn truyền thống bản địa. Người Châu Âu đến sống ở Châu Phi chọn rau mồng tơi thay thế cho rau bina và họ đặt tên cho rau mồng tơi là rau bina Tích Lan. Đọt non của rau mồng tơi dùng trong các món súp được dùng thay thế cho rau xà lách bắp (Valerianella locusta L.) Ở một số nước Châu Phi và Nam Á quả chín của cây mồng tơi đã được sử dụng để nhuộm, nước ép quả màu đỏ có thể được sử dụng như mực in, mỹ phẩm và chất màu thực phẩm. 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mồng tơi (Basella alba L.) Kỹ thuật trồ ng, bón phân: - Thời vụ: Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. - Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0 – 6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, luân canh với cây trồng khác họ. Làm luống: mặt luống rộng 1- 1,2m; cao 25 – 30cm 6. - Mật độ khoảng cách: Có thể gieo mồng tơi trực tiếp theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2 – 3 lá thật. Khoảng cách: hàng cách hàng 20 - 25cm, cây cách cây 20cm. Mật độ: từ 16 – 17 vạn câyha. - Giống: Có 3 loại giống phổ biến trong sản xuất: + Mồng tơi trắng: Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. + Mồng tơi tía: Phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ. + Mồng tơi lá to: Nhập từ Trung Quốc nhưng đã được thuần hóa, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao 6. 9 Lượng gieo hạt: 0,7 – 0,8kgsào (20- 21kgha). - Phân bón: + Lượng phân bón: Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót () Bón thúc () Kgha Kgsào Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân chuồng hoai mục 10,000–15,000 360-540 100 - - - Đạm ure 150-200 12,5-15,0 20 10 110 10 Lân supe 250 9 100 - - - Kali sunfat 200-235 7,2-8,5 50 20 20 10 Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 13 lượng phân chuồng 3. + Cách bón thúc: ٭ Lần 1: Sau 10 ngày. ٭ Lần 2: Sau 25-30 ngày. Lượng đạm và kali còn lại hòa tưới sau mỗi đợt hái. Xới xáo, vun gốc, làm cỏ kết hợp với các đợt bón thúc. Chỉ được thu hoạch sau khi tưới hoặc bón phân ít nhất 7-10 ngày. Có thể dùng nitrat amon, sunfat amon thay cho ure, kali clorua thay cho kali sunfat hoặc các phân hỗn hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương, hoặc phun các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng qua lá theo hướng dẫn của hãng sản xuất 3. - Nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng), luôn giữ độ ẩm đất 80. - Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: + Sâu hại: Thường bị sâu khoang (Spodoperalitura) và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và 10 ngắt ổ trứng sâu. Trong trường hợp bị sâu nặng mới dùng thuốc NPV hoặc Shepra 25 EC. + Bệnh hại: Chủ yếu có bệnh đốm mắt cua (Cercospora sp.), nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 10 ngày 3. Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật và phân đạm bón thúc. 1.2.2. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) 1.2.2.1. Phân loại Giới (regnum) : Plantae Bộ (ordor ) : Brassicales Họ ( familia ) : Brassicaceae Chi ( genius ) : Brassica Loài (species) : B. juncea 1.2.2.2. Nguồn gốc - Tên gọi khác: Cải canh, cải xanh, cải cay. - Tên khoa học: Brassica juncea L., - Các loài lân cận: B. rapa chinensis L., B. integrifolia L., B. oleracea L., B. pekinensis L., Phân bố: Loài của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, có nhiều ở Trung Á. Ở nước ta, cây được trồng khắp cả nước. 1.2.2.3. Đặc điểm sinh học của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L) - Thân: Cây thân cỏ, sống hằng năm, rất ít khi là cây bụi hoặc cây nửa bụi. Cao 40 - 60cm hay hơn 6. - Rễ: Rễ cọc, ít phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20cm. 11 - Lá: Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1-2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60cm, hơi hay có rang không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dãi – ngọn giáo dài 5cm, rộng 5-10mm 3. - Hoa: Hoa màu vàng nhạt, khá lớn, cao 1,5cm, xếp thành chùm dạng ngù, không có lá bắc. Hoa đều, mẫu 2. Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẽ nhau. Có 6 nhị trong đó 2 nhị ngoài có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 lá noãn dính bầu trên, một ô về sau có 1 vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô. Mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn 5. - Quả và hạt: Quả thuộc loại quả giác (quả khi khô chín nứt ra theo 4 đường dọc, mở thành 2 mảnh vỏ, để lại vách ngăn ở giữa mang hạt, chin tự tách vỏ, hạt rơi rụng). Hạt hình cầu, dài 2mm. Có phôi lớn và cong, nghèo nội nhũ. 1.2.2.4. Công dụng của rau cải bẹ xanh Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm, thông đàm, lợi khí…Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, carotene, anbumin… Cải bẹ xanh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Phần thân, lá dùng làm rau ăn còn phần hạt có tác dụng chữa bệnh viêm họng, ho hen, mụn nhọt và các chứng phong hàn. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa các chứng đau lưng, đau xương sống và bệnh tiêu chảy… Đối với những thực phẩm có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin cao, cung cấp nhiều acid folic cần thiết cho tế bào máu. Trong các loại rau thuộc họ cải nói chung và cải bẹ xanh nói riêng rất giàu chất chống oxy hóa các mô tế bào. Vì vậy cần cung cấp khoảng 200 - 300 gr rau cải trong khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật 17. 1.2.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải bẹ xanh. Kỹ thuật trồng, bón phân - Giống + Nếu vào mùa khô nên sử dụng các giống nhập của Trung Quốc và Thái Lan. Mùa mưa nên dùng giống TCL. 12 + Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette hoặc Benlat C (5g cho 100 hạt giống) 3. - Thời vụ Cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng vào tháng 12, tháng 1 cần theo dõi sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây, tránh giập lá. - Làm đất Có thể trồng cải bẹ xanh trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8 - 10 ngày trước khi lên luống. Lên luống rộng 0,8 -1m, cao 10 - 15cm, mùa mưa lên luống cao hơn khoảng 20cm. Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5 - 6kg hoặc 100 vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng. Không trồng liên tục cùng một loại cải trên cùng một chân đất 3. - Mật độ khoảng cách Tùy theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15 x 15cm hoặc 15 x 20cm. Khoảng cách giữa 2 liếp là 20cm. - Gieo trồng + Lượng hạt giống gieo: 5-6gm 2 + Nếu gieo để trồng (cấy) trong vụ mùa (Đông Xuân) thì khi cây con được 25 - 30 ngày tuổi thì nhổ đi trồng (cây x cây từ 20 - 30cm). + Nếu để liền chân trong vụ Xuân Hè thì tỉa 2 lần rồi định cây (tỉa lần 1 khi cải xanh có 2 - 3 lá thật, tỉa lần 2 khi cải có 4 - 5 lá thật để lại khoảng cách cây x cây 12 - 15cm. - Nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng), luôn giữ độ ẩm đất 80. - Bón phân Bón lót phân chuồng hoai mục là 1,3 - 1,5 tấn, super lân 14 - 15kg, bón thúc lần 1 phân ure hòa nước tưới khi cây hồi xanh, khoảng cách 7 - 8 ngày, bón thúc lần 2 và 3 cách nhau 5 - 6 ngày, 5 - 6kglần (30 - 40g lí nước), cũng có thể dùng phân bón lá 2 đến 3 lần, song phải giảm bớt số lượng phân ure. Thúc lần 2 13 nên kết hợp bón hỗn hợp 50 - 60kg bánh dầu với 2,5kg kali. Nếu bón NPK hoặc DAP phải tính lượng đạm, lân, kali cho phù hợp 6. - Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: Cải bẹ xanh thường bị một số bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục lá, … + Bọ nhảy: Có thể dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon , luân canh với cây trồng khác… Dùng chế phẩm nấm Ma có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polyrin. + Sâu khoang: Có thể trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc Pyerthroid như Sherpa, Polytrin P hoặc dùng các loại phế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc: Rotenone Neem. + Sâu tơ : Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron… hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid…và nên dùng luân phiên các loại thuốc. + Ruồi đục lá : Có thể dùng thuốc Ofunak, Scout… Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và giữ đúng thời gian cách ly 8. 1.2.3. Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau dền đỏ 1.2.3.1. Phân loại Giới (regnum) : Plantae Bộ (ordor) : Angiospermae Họ (familia) : Amaranthacaea Chi (genius) : Amaranthus Loài (species) : A. tricolor 1.2.3.2. Nguồn gốc - Tên gọi khác: Dền canh, dền tía. - Tên khoa học: Amaranthus tricolor L.,1753 - Các loài lân cận: A. viridis L.; A. caudatus L.; A. panicu-latus L .; A. lividus L.; A. spinosus L. 14 Phân bố: Loài cây cổ nhiệt đới, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Nay trở thành lên nhiệt đới và được trồng rộng rãi làm cây rau và làm cảnh. Do trồng trọt mà có nhiều thứ tùy theo dạng cây, màu sắc của lá 13. 1.2.3.3. Đặc điểm sinh học của rau dền đỏ (Amaranthus tricolor L.) - Thân: Cây thân thảo mọc đứng, cao 0,5 - 1,5m, xẽ rảnh, không có lông và gai. - Lá: Lá mọc đơn, phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3,5 - 12cm, rộng 2,5 - 10cm, cuống dài đến 10cm, gân - phụ 4 - 6 cặp 1. - Hoa: Hoa thành ngù ở nách lá, hình cầu. Các hoa ở phía trên sít nhau hơn và tận cùng thân hay cành bằng một bông gần như liên tục, có mùi. Hoa đực có 3 tiểu nhụy, hoa cái có noãn sào với 3 vòi nhụy 5. - Quả và hạt: Quả hình túi nhẵn, hình trứng – nón, dài 2mm, có núm vòi nhụy phía trên dài 1mm, mở thành một khe ngang. Hạt hình lăng kính, đường kính 1mm, màu đen, láng 5. Thành phần hóa học các chất trong rau dền đỏ Thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axít nicotic và canxi (dền gai có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2). Hạt ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (các loài dền hạt trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12 đến 16) và lysin 16. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá và hạt rau dền Thành phần Lá tươi Hạt Nước 86,9g 9g Protein 3,5g 15g Chất béo 0,5g 7g Tinh bột 6,5g 63g Chất xơ 1,3g 2,9g Photpho 67mg 477mg Sắt 3,9mg -- Kali 411mg -- Vitamin A 6100IU 0 Vitamin B2 0,16mg 0,32mg Niacin 1,4mg 1,0mg Vitamin C 80mg 3mg Vitamin B1 0,08mg 0,14mg Canxi 267mg 490mg Khoáng chất 2,6mg 2,6g Calo 36 391 15 1.2.3.4. Công dụng của rau dền đỏ Rau dền có vị hơi ngọt, tính mát. Theo Đông y, rau dền có công hiệu thanh nhiệt, lợi thấp (làm mát, khử nhiệt), lương huyết chỉ huyết (mát máu, cầm máu), chỉ lỵ (chữa kiết). Thường dùng chữa các chứng kiết lỵ trắng và đỏ, bí đại tiểu tiện, đau mắt đỏ, đau họng, chảy máu cam...24. Rau dền chứa nhiều protein, lipid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Các protein chứa trong đó được cơ thể hấp thu triệt để. Chất bêta carotine trong rau dền cao hơn gấp 2 lần so với các loại cà, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp ích cho việc tăng cường thể chất, nâng cao sức miễn dịch của cơ thế nên được mệnh danh là rau trường thọ. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần, là loại rau đứng đầu về hàm lượng các chất này trong các loại rau tươi. Điều quan trọng hơn là trong rau dền không chứa acid oxalic; canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu, vì vậy rau dền có tác dụng thúc đẩy phát triển cơ thể cho trẻ, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp xương gãy mau liền 16. 1.2.3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau dền đỏ Kỹ thuật trồ ng, bón phân - Thời vụ : Rau dền có thể trồng được quanh năm. - Chuẩn bị đất: Rau dền được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là tưới tiêu tốt. Đất trồng phải được chuẩn bị kỹ, cần làm sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước, cày phơi ải khoảng 3 - 5 ngày, trước khi lên liếp. Kết hợp với cày phơi đất bón 100kg vôi bột1000m2 . Sau khi cày phơi ải đất được lên liếp, liếp có bề mặt rộng 0,8 - 1m, nếu mùa khô vét rãnh sâu 5 - 7cm; mùa mưa lên liếp cao 20cm. Mùa mưa che phủ đất bằng rơm. để tránh đất bám lên cây, dễ nhiễm các loại bệnh. - Gieo trồng Lượng hạt giống gieo ở vườn ươm từ 1,5 – 2gm2. Sau khi gieo khoảng 25 - 30 ngày thì nhổ cấy cây cao 10 - 15cm, trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm. Đối với rau trồng trực tiếp trên ruộng sản xuất thì lượng giống nhiều hơn: 2 - 3g m2 . 16 - Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m 2 : phân chuồng hoai: 1,5 – 2 tấn nếu sử dụng p...

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ [22]

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km 2 Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn) Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang [22]

Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm

2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ Phía Ðông huyện giáp thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành; Tây giáp huyện Tiên Phước; Nam giáp huyện Bắc Trà My; Bắc giáp huyện Thăng Bình Phú Ninh rộng 25.147 ha và có 84.863 dân [23]

Toàn huyện có 1 thị trấn Phú Thịnh và 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh Huyện Phú Ninh với trung tâm hành chính Huyện đặt tại thị trấn Phú

TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 3 loại rau:

+ Rau mồng tơi (Basella alba L.,)

+ Rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.,)

+ Rau dền đỏ ( amaranthus tricolor L.,) Được tiến hành trồng trong rổ nhựa trên giá thể mùn cưa

- Thước đo chiều cao 50cm

- Cân điện tử AND GF – 4000 với sai số d = 0,01g

- Tủ sấy UBN của hãng Memmert Độ chính xác cài đặt nhiệt độ 0,5 0 C

Nội dung nghiên cứu

Rau được trồng tại vườn nhà thuộc huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam Các mẫu thí nghiệm được phân tích tại phòng thí nghiệm sinh học trường đại học Quảng Nam

Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của từng loại rau khi được trồng trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Ph ươ ng pháp tra c ứ u tài li ệ u Đọc sách, báo và tra cứu các tài liệu về phương pháp trồng rau trong rổ nhựa (giá thể sinh học) và tác dụng của rau mồng tơi, rau cải bẹ xanh và rau dền đỏ

2.3.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u th ự c nghi ệ m

- Mùn cưa: Được lấy trong các xưởng cưa từ quá trình chế biến gỗ, có khả năng giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao

- Hạt giống: Giống của công ty cổ phần giống Lâm nghiệp Quảng Nam

- Rổ nhựa: Kích thước 36 x 12cm

- Giá sắt: Giá được thiết kế theo hình xoắn ốc cao 1,8m, chia làm 9 tầng với khoảng cách giữa các tầng 15cm

- Khối lượng cần dùng: 30kg

- Chọn mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu Tạo ẩm cho mùn cưa bằng nước sạch, ủ thành đống, che đậy bằng bạt nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ Sau 3 - 4 ngày, hòa nước vôi theo tỉ lệ 1% (5g vôi/5 lít nước) tưới lên trên mùn cưa đã tạo ẩm, đảo lộn đều Chuẩn bị một hố đất nhỏ đường kính 0,8 x 0,5m, Sau đó cho toàn bộ mùn cưa đã trộn xuống hố và dùng bạt phủ kín lại Trong quá trình ủ khoảng 3 ngày đảo nguyên liệu 1 lần để giúp đống ủ được đều Ủ trong vòng 3 tháng

- Kết quả là mùn sau khi ủ sẽ có màu nâu hoặc đen

- Bước 1: Ngâm - ủ hạt giống: Nước ngâm hạt giống pha theo công thức 02 sôi : 3 lạnh, thời gian ngâm từ 6 – 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 – 12 giờ

- Bước 2: Cho vào rổ nhựa hỗn hợp mùn cưa + phân trùn quế + đất đã trộn sẵn (theo tỉ lệ 6 : 0.8 : 3.2) cách mặt rổ 2cm , phả nhẹ cho bằng phẳng không dè nhuyễn Nếu giá thể bị đè nặng tay thì lượng ôxy không thông thoáng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau Sau đó, tưới nước cho ướt đẫm giá thể khi mà bề mặt đáy khay có thấy nhỏ giọt

- Bước 3: Gieo hạt giống đã ngâm - ủ vào các rổ nhựa đã chuẩn bị sẵn ở trên Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: rau mồng tơi 5gam/ rổ nhựa, cải bẹ xanh và dền đỏ: 2 - 3gam/ rổ nhựa

- Sau khi gieo phủ lên bề mặt giá thể một lớp mỏng mùn cưa khoảng 0,5cm, tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton nhằm giữ ẩm, giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn Vì hạt dền đỏ rất nhỏ nên khi gieo trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều

- Khoảng 12 - 18 giờ sau, mở giấy đậy ra tưới phun sương mặt rổ nhựa ngày 2 lần, không nên tưới vào buổi chiều

- Sau khi cây rau đã phát triển thành cây con tiến hành tỉa thưa bớt để cây được sinh trưởng, phát triển tốt

- Khi cây được khoảng 15 – 20 ngày tuổi, dùng 2kg phân trùn quế hòa với

4 lít nước để trong khoảng 24h sau đó tưới trực tiếp lên rau (tưới đều các rổ)

- Chọn loại đất thịt trung bình, xới kỹ đất, làm sạch cỏ Làm ô rộng 1- 1,2m, cao 20cm

- Tiến hành ngâm - ủ hạt giống như trong rổ nhựa

- Gieo hạt trên ô đất theo hàng Trước khi gieo bón lót bằng phân chuồng hoai mục

- Mật độ gieo trồng: 10cm x 10cm

- Khi cây được khoảng 15 – 20 ngày tuổi, tiến hành bón thúc cho rau bằng phân Ure + NPK (thời gian bón phân Ure và NPK tối thiểu cách nhau 6 ngày)

2.3.3 Ph ươ ng pháp xác đị nh các ch ỉ tiêu nghiên c ứ u

2.3.3.1 Phương pháp xác định chiều cao cây và số lượng lá

- Chiều cao cây: Dùng thước kẻ có độ dài 30cm đo từ gốc thân đến ngọn cây + Mồng tơi: Sau 25 - 40 - 55 sau khi gieo hạt

+ Cải bẹ xanh: Sau 10 - 25 - 40 sau khi cấy

+ Dền đỏ: Sau 25 - 40 - 55 này sau khi gieo hạt

- Số lá trên cây: Sử dụng phương pháp đếm thông thường

2.3.3.2 Phương pháp xác định diện tích lá

+ Mồng tơi: Sau 25 - 40 - 55 sau khi gieo hạt

+ Cải bẹ xanh: Sau 10 - 25 – 40 sau khi cấy

+ Dền đỏ: Sau 25 - 40 - 55 sau khi gieo hạt

Diện tích lá được xác định bằng phương pháp cân:

+ Dùng 1 tờ giấy A4 cắt thành hình vuông có diện tích 1dm 2 ta gọi là

S1, đem cân khối lượng ta được khối lượng m1

+ Vẽ hình chiếc lá lên một tờ giấy khác cùng loại, vẽ hình chiếc lá và cắt theo hình vẽ Sau đó đem cân hình chiếc ta được khối lượng m2

+ Gọi S là diện tích chiếc lá, ta được:

2.3.3.3 Phương pháp xác định trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng nước tổng số

Nhổ cây rửa sạch đất ở rễ thấm khô nước sau đó đem cân toàn bộ cây bằng cân kỹ thuật Cần tránh để cây bị giập và còn nước

Sau khi nhổ cây, rửa sạch rễ thấm khô ta sấy ở 105 0 C trong 2 - 3 giờ Sau đó hạ nhiệt độ xuống 80 - 90 0 C cho đến khi trọng lượng không đổi

* Hàm lượng nước tổng số:

Trong đó: m1 là khối lượng lá trước khi sấy m2 là khối lượng lá sau khi sấy

Lúc thu hoạch đếm số cây của mỗi loại rau trồng trong rổ nhựa và ngoài đất, sau đó rửa sạch và đem cân trên cân loại 2kg

2.3.4 Ph ươ ng pháp x ử lý s ố li ệ u

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau mồng tơi khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau mồng tơi, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau mồng tơi trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu chiều cao cây được thể hiện ở bảng 3.1a và biểu đồ 3.1a

Bảng 3.1a Chiều cao của rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.1a Chiều cao rau mồng tơi

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua bảng số liệu và biểu đồ về chiều cao rau mồng tơi, ta thấy: Chiều cao trung bình của cây trồng trong mùn cưa ở 3 giai đoạn đều cao hơn so với ngoài đất lần lượt là 6,5%, 14,2% và 8,6% Chiều cao trung bình cây trồng trong mùn cưa lẫn ngoài đất ở giai đoạn 55 ngày có sự tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn

25, 40 ngày Ở hai giai đoạn đầu, cây mới bắt thích nghi với môi trường, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn chế nên chiều cao cây tăng trưởng không nhiều Đến giai đoạn 55 ngày, cây phát triển hoàn thiện thiện, các quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ, cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên chiều cao cây tăng đáng kể

Rau mồng tơi là một loại rau ăn lá, do đó số lượng lá trên cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, đồng thời quyết định đến năng suất của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau mồng tơi trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số lá trên cây được thể hiện ở bảng 3.1b và biểu đồ 3.1b

Bảng 3.1b Số lá trên cây ( lá thật ) rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.1b Số lượng lá trên cây rau mồng tơi

Qua bảng số liệu và biểu đồ về số lá trên cây, ta thấy số lá của cây trồng trong mùn cưa ở cả 3 giai đoạn đều cao hơn ngoài đất lần lượt là 14%, 13,51% và 13% Nhìn chung, số lượng lá tăng đều qua các giai đoạn

Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Diện tích lá thay đổi tùy theo loại giống, mùa vụ và dinh dưỡng khoáng Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau mồng tơi trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (8 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu diện tích lá được thể hiện ở bảng 3.1c và biểu đồ 3.1c

Bảng 3.1c Diện tích lá (dm 2 ) của rau mồng tơi trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Biểu đồ 3.2c Diện tích lá rau mồng tơi

Qua bảng số liệu và biểu đồ về diện tích lá của rau mồng tơi ta thấy, diện tích lá của rau được trồng trong mùn cưa ở 3 giai đoạn đều cao hơn so với ngoài đất lần lượt là 10,53% và 13,7% và 9% Diện tích lá của cây nhìn chung có sự tăng trưởng đều hơn rau cải qua các giai đoạn

3.2 Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau cải bẹ xanh khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau cải bẹ xanh, nó phản ánh trung thực quá trình phát triển của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau cải bẹ xanh trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu chiều cao cây được thể hiện ở bảng 3.2a và biểu đồ 3.2a

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Bảng 3.2a Chiều cao của rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.2a Chiều cao rau cải bẹ xanh

Qua bảng số liệu và biểu đồ về chiều cao rau cải bẹ xanh, ta thấy: Chiều cao cao trung bình của cây được trồng trong mùn cưa ở 2 giai đoạn 10, 25 ngày đều cao hơn so với ngoài đất lần lượt là 17,85% và 10% Đến giai đoạn 40 ngày thì thấp hơn ngoài đất 14,64% Chiều cao trung bình rau cải trồng trong mùn cưa và ngoài đất ở giai đoạn 25 - 40 ngày tăng thấp hơn ở giai đoạn 10 - 25 ngày

3.2.2 S ố l ượ ng lá trên cây

Cải bẹ xanh là một loại rau ăn lá, do đó số lượng lá trên cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, đồng thời quyết định đến năng suất của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau cải bẹ xanh trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

(6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số lá trên cây được thể hiện ở bảng 3.2b và biểu đồ 3.2b

Bảng 3.2b Số lá trên cây (lá thật) rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.2b Số lượng lá trên cây rau cải bẹ xanh

Qua bảng số liệu và biểu đồ về số lá trên cây ta thấy, cùng với sự tăng trưởng về chiều cao thì số lá/cây cũng tăng qua các giai đoạn Ở giai đoạn 10, 25 ngày thì số lượng lá trên cây của rau được trồng trong mùn cưa cao hơn ngoài đất là 5% Đến giai đoạn 40 ngày thì thấp hơn ngoài đất 9,75%

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Diện tích lá thay đổi tùy theo loại giống, mùa vụ và dinh dưỡng khoáng Diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn và năng suất càng cao Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau cải bẹ xanh trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu diện tích lá được thể hiện ở bảng 3.2c và biểu đồ 3.2c

Bảng 3.2c Diện tích lá (dm 2 ) của rau cải bẹ xanh trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.2c Diện tích lá rau cải bẹ xanh

Qua bảng số liệu và biểu đồ về diện tích lá rau cải bẹ xanh ta thấy, tương tự như ở chỉ tiêu chiều cao cây và số lượng lá thì diện tích lá của rau cải trồng trong mùn cưa ở 2 giai đoạn 10, 25 ngày đều cao hơn so với ngoài đất lần lượt là

14% và 17% Ở giai đoạn 40 ngày thì thấp hơn ngoài đất 19,8% Diện tích lá của cây nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể ở các giai đoạn.

Khả năng sinh trưởng và phát triển của rau dền đỏ khi được trồng trong rổ nhựa và ngoài đất

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau dền đỏ, nó phản ánh trung thực quá trình phát triển của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau dền đỏ trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu chiều cao cây được thể hiện ở bảng 3.3a và biểu đồ 3.3a

Bảng 3.3a Chiều cao rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.3a Chiều cao cây rau dền

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua bảng số liệu và biểu đồ về chiều cao của rau dền đỏ, ta thấy tương tự như ở trường hợp rau mồng tơi thì chiều cao trung bình của rau dền đỏ trồng trong mùn cưa ở cả 3 giai đoạn đều cao hơn so với trồng ở ngoài đất lần lượt là 10,8% và 2,5% và 6,27% Chiều cao trung bình của rau trồng trong mùn cưa và ngoài đất ở các giai đoạn 25, 40 ngày có sự tăng trưởng nhiều hơn so với giai đoạn 55 ngày

Rau dền đỏ là một loại rau ăn lá, do đó số lượng lá trên cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, đồng thời quyết định đến năng suất của cây Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau dền đỏ trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số lá trên cây được thể hiện ở bảng 3.3b và biểu đồ 3.3b

Bảng 3.3b Số lá trên cây (lá thật) rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.3b Số lượng lá trên cây rau dền đỏ

Trồng trong mùn cưa trồng ngoài đất

Qua bảng số liệu và biểu đồ về số lá trên cây của rau dền đỏ, ta thấy cây trồng trong mùn cưa ở 3 giai đoạn đều cao hơn ngoài đất lần lượt 15,7%, 13%, 14% Nhìn chung, số lá cây qua các giai đoạn tăng không nhiều

Diện tích lá phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Diện tích lá thay đổi tùy theo loại giống, mùa vụ và dinh dưỡng khoáng Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm rau dền đỏ trong rổ nhựa với giá thể mùn cưa (6 mùn cưa + 0.8phân trùn quế + 3.2 đất) và trồng đối chứng ngoài đất Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu diện tích lá được thể hiện ở bảng 3.3c và biểu đồ 3.3c

Bảng 3.3c Diện tích lá (dm 2 ) của rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất

Biểu đồ 3.3c Diện tích lá rau dền đỏ

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua các bảng số liệu và biểu đồ về diện tích lá rau dền đỏ, tương tự như ở trường hợp rau mồng tơi ta thấy diện tích lá của rau dền đỏ khi trồng trong mùn cưa ở 3 giai đoạn đều cao hơn so với ngoài đất lần lượt là 10,24% và 6,25% và 11% Diện tích lá của cây ở giai đoạn 55 tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn 25,40 ngày.

Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của rau cải bẹ xanh, mồng tơi và dền đỏ tại thời điểm thu hoạch

3.4.1 Tr ọ ng l ượ ng t ươ i

Trọng lượng tươi cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh trưởng tốt hay không của cây trồng Nó góp phần quyết định đến năng suất của sản phẩm

Bảng 3.4a Trọng lượng tươi (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong rổ nhựa và trồng ngoài đất tải thời điểm thu hoạch ± SD % SV Đ C p

Biểu đồ 3.4a Trọng lượng tươi của cây

Cải bẹ xanh Mồng tơi Dền đỏ gam

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua bảng số liệu và biểu đồ về trọng lượng tươi của từng loại rau, ta thấy tại thời điểm thu hoạch thì trọng lượng tươi của rau mồng tơi và dền đỏ được trồng trong mùn cưa đều cao hơn so với ngoài đất, tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều (lần lượt là 8.5% và 10.2%) Riêng với cải thì thấp hơn ngoài đất 18% Sự chênh lệch trọng lượng tươi của cải nhiều hơn so với dền và mồng tơi

3.4.2 Tr ọ ng l ượ ng khô

Trọng lượng khô có được khi chúng ta sấy cây tươi ở nhiệt độ thích hợp, trọng lượng khô cho ta biết khối lượng các chất trong cây và cũng gián tiếp phản ánh chất lượng và năng suất của cây trồng

Bảng 3.4b Trọng lượng khô của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất tại thời điểm thu hoạch ± SD % SV Đ C p

Biểu đồ 3.4b Trọng lượng khô của cây

Cải bẹ xanh Mồng tơi Dền đỏ gam

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua các bảng số liệu và biểu đồ về trọng lượng khô của các loại rau, ta thấy tại thời điểm thu hoạch thì mồng tơi và rau dền được trồng trong giá thể mùn cưa có trọng lượng khô cao hơn so với ngoài đất lần lượt là 7% và 13% Đối với cải thì thấp hơn ngoài đất 16%.

Hàm lượng nước tổng số (%) trong cây tại thời điểm thu hoạch

Hàm lượng nước tổng số là một chỉ tiêu đánh giá khả năng hút nước và giữ nước của cây Với hàm lượng nước trong cây sẽ cho thấy được khả năng sinh trưởng của cây như thế nào, tốt hay không so với ngoài đất

Bảng 3.5 Hàm lượng nước tổng số (%) trong rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất ± SD % SV Đ C p

Cải bẹ xanh 0.929 ± 0.004 99.35% 0.5 Mồng tơi 0.959 ± 0.005 100.52% 0.8

Biểu đồ 3.5 Hàm lượng nước tổng số (%) trong cây

Cải bẹ xanh Mồng tơi Dền đỏ

Trồng trong mùn cưaTrồng ngoài đất

Qua bảng số liệu và biểu đồ về hàm lượng nước tổng số của các loại rau tại thời điểm thu hoạch, ta thấy rau mồng tơi và dền đỏ khi trồng trong mùn cưa có hàm lượng nước cao hơn so với ngoài đất, riêng với cải thì lại thấp hơn Tuy nhiên sự chênh lệch giữa hai môi trường gieo trồng rất thấp, không đáng kể (nhỏ hơn 1%).

Năng suất của rau tại thời điểm thu hoạch

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng để khẳng định hiệu quả của quá trình sản xuất Năng suất là chỉ tiêu quyết định tính kinh tế trong trồng trọt và đánh giá khả năng canh tác của các loại cây trồng Năng suất của rau gồm nhiều yếu tố cấu thành: Mật độ cây /m 2 , khối lượng cây, số lá /cây

Bảng 3.6 Năng suất (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ tại thời điểm thu hoạch

Qua bảng số liệu về năng suất của từng loại rau tại thời điểm thu hoạch, ta thấy rau mồng tơi và dền đỏ trồng trong trong giá thể mùn cưa có năng suất cao hơn rau được trồng ngoài đất lần lượt là 12.2% và 15.6%

Giá thể mùn cưa trước khi đưa vào gieo trồng đã được xử lý và ủ một thời gian, cộng với việc bổ sung thêm phân trùn quế thì bên cạnh giúp cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: đạm, mangan, kali, kẽm nó còn giúp cho quá trình phân giải xenlulozo trong mùn cưa xảy ra nhanh hơn nhờ lượng lớn vi sinh vật có ích: vi khuẩn, nấm mốc Mặt khác, việc trồng rau trong mùn cưa đã được xử lý giúp cây hạn chế được việc hấp thu các kim loại nặng, giúp tạo độ ẩm cao, thông thoáng tốt Nhờ đó mà cây phát triển tốt và cho năng

38 suất cao hơn ngoài đất Tuy cùng được trồng trong giá thể mùn cưa như mồng tơi và dền đỏ với tỉ lệ: 6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất thịt, nhưng cải lại cho năng suất thấp hơn ngoài đất tới 19% Chứng tỏ, với tỉ lệ kết hợp như vậy thì dền và mồng tơi sẽ thích nghi tốt hơn so với cải bẹ xanh.

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng rau trên rổ nhựa với giá thể mùn cưa

- Tận dụng được các phế phẩm của quá trình sản xuất lâm nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường

- Rau trồng được đặt trên giá sắt có thể để ở hành lang, sân thượng, trước hiên giúp tạo không gian xanh cho ngôi nhà, tiết kiệm diện tích đặc biệt thích hợp cho các nhà ở phố, không có đất để trồng rau

- Tiết kiệm sức lao động Do không phải làm đất, nhổ cỏ Không phân biệt đối tượng từ người già, nội trợ đến tri thức đều có thể làm được, chủ động được thời gian chăm sóc Có thể trồng được nhiều mùa trong năm

- Được trồng ở trong nhà nên tránh được côn trùng gây hại, sự thay đổi thất thường của thời tiết nên không sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

- Đem lại nguồn rau sạch, chất lượng, nhiều chất dinh dưỡng

- Thời gian xử lý mùn cưa lâu

- Số lần sử dụng lại mùn cưa đã gieo trồng hạn chế

- Khi pha trộn với các giá thể khác cần phải đảm bảo đúng tỉ lệ để hiệu quả đem lại tốt nhất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua đề tài nghiên cứu này có thể rút ra một số kết luận sau:

- Phương pháp trồng rau sạch trong rổ nhựa bằng giá thể mùn cưa có thể áp dụng rộng rãi ở hộ gia đình đặc biệt là những hộ gia đình ở thành phố, không có đất để trồng rau

- Trồng rau trong giá thể mùn cưa được phối theo tỉ lệ: 6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất thịt giúp cho chiều cao cây, số lá, diện tích lá cũng như năng suất của mồng tơi và dền đỏ cao hơn so với ngoài đất Tuy nhiên sự chênh lệch đó không đáng kể

+ Chiều cao cây: Chiều cao của mồng tơi và dền ở giai đoạn 55 ngày cao hơn ngoài đất lần lượt là 8.6% và 6.27%

+ Diện tích lá: Ở giai đoạn 40 ngày, diện tích lá của mồng tơi và dền đỏ trồng trong mùn cưa cao hơn lần lượt 13.7% và 6.25% so với ngoài đất

+ Số lá: Ở giai đoạn 25 ngày, số lá trên cây của mồng tơi và dền đỏ đều cao hơn ngoài đất lần lượt là 14% và 15.7%

- Đối với rau cải bẹ xanh, khi được trồng trong mùn cưa với tỉ lệ trên thì các chỉ tiêu về chiều cao cây, diện tích lá và số lượng lá ở 2 giai đoạn 10, 25 ngày cao hơn so với ngoài đất Đến giai đoạn 40 ngày thì các chỉ tiêu đều thấp hơn ngoài đất

+ Mùn cưa phải được xử lý và ủ trong thời gian dài để có thể phân hủy hết xenlulozo trong mùn cưa thành các chất dinh dưỡng cần thiết

+ Do mùn cưa có độ thông thoáng tốt và tạo độ ẩm cao (khả năng trữ nước), đặc biệt là khi trồng trong không gian nhỏ (rổ nhựa) nên cần hạn chế để cây dưới trời nắng gắt hay mưa nhiều dễ làm cây bị héo hoặc thúi rễ

+ Cần pha trộn các giá thể theo đúng tỉ lệ để đem lại hiệu quả năng suất cao

- Do thời gian nghiên cứu ngắn, mùn cưa khi ủ chưa phân hủy hết được lượng xenlulozo Ngoài ra, do không gian gieo trồng nhỏ nên chưa phản ánh

40 được kết quả khả quan Nếu có thời gian để xử lý mùn cưa và được gieo trồng trong không gian rộng thì kết quả thu được sẽ có sự chênh lệch rõ hơn so với ngoài đất

- Cần thử nghiệm với nhiều loại rau khác nhau để xem xét khả năng sinh trưởng và thích nghi của chúng

- Với tỉ lệ pha trộn: 6 mùn cưa + 0.8 phân trùn quế + 3.2 đất thịt, chưa thực sự phù hợp với rau cải, cần phải nghiên cứu thêm các tỉ lệ thích hợp hơn để nâng cao năng suất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[2] Võ Văn Chi (2005), Cây rau, trái, đậu dùng để ăn và trị bệnh, NXB Khoa học kỹ thuật

[3] Nguyễn Xuân Giao (2009), Kỹ thuật trồng rau hộ gia đình, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ

[4] Vũ Hài (2001), Nghề làm vườn, NXB Giáo dục

[5] Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Montreal – Canada, NXB Nông nghiệp Hà Nội

[6] Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng cây rau, Trường Đại học Nông lâm Huế [7] Nguyễn Cẩm Long (2014), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGap ở tỉnh Quảng Bình, luận văn tiến sĩ nông nghiệp

[8] Vũ triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây, NXB Nông nghiệp Hà Nội [9] Hoàng Thị Sản (1999), Phân thực vật loại, NXB Đại học sư phạm

[10] Nguyễn Văn Tuyến (2012), Kỹ thuật trồng các loại rau sạch, NXB Thanh niên

[11].http://thongtinbenh.com/bai-viet/cong-dung-tuyet-voi-cua-rau-mong-toi-

[12] http://khoahoc.tv/ky-thuat-trong-rau-sach-trong-chau-xop-tai-nha-don-gian-

[13].https://www.google.com/search?q=khuong+dan+trong+rau+den+do&oq=khuo ng+dan+trong+rau+den+do&aqs=chrome 69i57j0.43725j0j4&sourceid=chrome&e s_sm&ie=UTF-8

[14].http://mtvinaxanh.vn/San-pham/Cong-nghe-sach/Hat-giong-rau/Rau-cai- xanh/13i26.html

[15].http://www.rausachgiadinh.com/2014/12/cach-trong-rau-mam-tai-nha-ky- thuat-va-cach-lam.html

[16].http://trongrausachtainha.vn/cach-trong-rau-sach.news

[17].http://www.vnmedia.vn/suc-khoe/doi-song/201310/cong-dung-chua-benh- tuyet-voi-cua-cai-xanh-408340/

[18].http://123doc.org/document/2799645-bai-bao-cao-thuc-tap-nghien-cuu-su- sinh-truong-va-phat-trien-cua-rau-cai-be-xanh-cai-be-trang-va-xa-lach-lo-lo-do- tren-gia-the-xo-dua-trong-nha-che-ph.htm

[19].http://www.hoinongdanhanoi.org.vn/index.php?option=com_content&view

=article&id891:k-thut-trng-rau-ci-&catid47:s-tay-khoa-hc-k- thut&Itemid`3

[20].http://libproject.hkbu.edu.hk/was40/detail?lang=en&channelid88&searc hword=herb_id738

[21].http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/chuyennganh/lists/posts/po st.aspx?Source=/chuyennganh&Category=Tr%E1%BB%93ng+tr%E1%BB%8Dt

[22].http://www.quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet9230

[23].https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_Ninh

[24].http://caynhalavuon.net/p/cay-rau-den-la-gi-tac-dung-cua-den-do-den-gai- den-com.html

Hình 1 Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 25 ngày

Hình 2 Rau mồng tơi trồng ngoài đất ở 25 ngày

Hình 3 Rau dền trồng trong mùn cưa ở 25 ngày

Hình 4 Rau dền trồng ngoài đất ở 25 ngày

Hình 5 Rau cải bẹ xanh trồng trong mùn cưa ở 40 ngày

Hình 6 Rau cải bẹ xanh trồng ngoài đất ở 40 ngày

Hình 8 Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 40 ngày Hình 7 Rau mồng tơi trồng ngoài đất ở 40 ngày

Hình 10 Rau dền đỏ trồng trong mùn cưa ở 55 ngày

Hình 9 Rau dền đỏ trồng ngoài đất ở 55 ngày

Hình 12 Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 55 ngày Hình 11 Rau mồng tơi trồng ngoài đất ở 55 ngày

Hình 13 Rau trồng ở giai đoạn thu hoạch

Hình 14 Rau trồng ở giai đoạn 2

Hình 15 Giá sắt và rổ trồng rau

Hình 16 Mùn cưa đã xử lý

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn   1980 - 2010 - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010 (Trang 27)
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượngsản xuất rau của Việt Nam  qua các năm - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượngsản xuất rau của Việt Nam qua các năm (Trang 28)
Bảng 3.1a. Chiều cao của rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng  ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.1a. Chiều cao của rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 33)
Bảng 3.1b. Số lá trên cây ( lá thật ) rau mồng tơi trồng trong giá thể  mùn cưa và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.1b. Số lá trên cây ( lá thật ) rau mồng tơi trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 34)
Bảng 3.1c. Diện tích lá (dm 2 ) của rau mồng tơi trồng trong mùn cưa  và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.1c. Diện tích lá (dm 2 ) của rau mồng tơi trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 35)
Bảng 3.2a. Chiều cao của rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và  trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.2a. Chiều cao của rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 37)
Bảng 3.2b. Số lá trên cây (lá thật) rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể   mùn cưa và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.2b. Số lá trên cây (lá thật) rau cải bẹ xanh trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 38)
Bảng 3.2c. Diện tích  lá (dm 2 ) của rau cải bẹ xanh trồng trong   mùn cưa và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.2c. Diện tích lá (dm 2 ) của rau cải bẹ xanh trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 39)
Bảng 3.3a. Chiều cao rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa   và trồng ngoài đất. - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.3a. Chiều cao rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 40)
Bảng 3.3b. Số lá trên cây (lá thật) rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và  trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.3b. Số lá trên cây (lá thật) rau dền đỏ trồng trong giá thể mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 41)
Bảng 3.3c. Diện tích  lá (dm 2 ) của rau dền đỏ trồng trong mùn cưa   và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.3c. Diện tích lá (dm 2 ) của rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 42)
Bảng 3.4a. Trọng lượng tươi (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau  dền đỏ trồng trong rổ nhựa và trồng ngoài đất tải thời điểm thu hoạch - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.4a. Trọng lượng tươi (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong rổ nhựa và trồng ngoài đất tải thời điểm thu hoạch (Trang 43)
Bảng 3.5. Hàm lượng nước tổng số (%) trong rau cải bẹ xanh, rau  mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.5. Hàm lượng nước tổng số (%) trong rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ trồng trong mùn cưa và trồng ngoài đất (Trang 45)
Bảng 3.6. Năng suất (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ tại  thời điểm thu hoạch - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Bảng 3.6. Năng suất (g) của rau cải bẹ xanh, rau mồng tơi và rau dền đỏ tại thời điểm thu hoạch (Trang 46)
Hình 3. Rau dền trồng trong  mùn cưa ở 25 ngày - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 3. Rau dền trồng trong mùn cưa ở 25 ngày (Trang 52)
Hình 1. Rau mồng tơi trồng  trong mùn cưa ở 25 ngày - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 1. Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 25 ngày (Trang 52)
Hình 2. Rau mồng tơi trồng  ngoài đất ở 25 ngày - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 2. Rau mồng tơi trồng ngoài đất ở 25 ngày (Trang 52)
Hình 8. Rau mồng tơi trồng  trong mùn cưa ở 40 ngày Hình 7. Rau mồng tơi trồng - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 8. Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 40 ngày Hình 7. Rau mồng tơi trồng (Trang 53)
Hình 5. Rau cải bẹ xanh trồng  trong mùn cưa ở 40 ngày - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 5. Rau cải bẹ xanh trồng trong mùn cưa ở 40 ngày (Trang 53)
Hình 6. Rau cải bẹ xanh trồng  ngoài đất ở 40 ngày - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 6. Rau cải bẹ xanh trồng ngoài đất ở 40 ngày (Trang 53)
Hình 12. Rau mồng tơi trồng  trong mùn cưa ở 55 ngày Hình 11. Rau mồng tơi trồng - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 12. Rau mồng tơi trồng trong mùn cưa ở 55 ngày Hình 11. Rau mồng tơi trồng (Trang 54)
Hình 10. Rau dền đỏ trồng  trong mùn cưa ở 55 ngày Hình 9. Rau dền đỏ trồng - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 10. Rau dền đỏ trồng trong mùn cưa ở 55 ngày Hình 9. Rau dền đỏ trồng (Trang 54)
Hình 13. Rau trồng ở giai đoạn thu hoạch - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 13. Rau trồng ở giai đoạn thu hoạch (Trang 55)
Hình 14. Rau trồng ở giai đoạn 2 - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 14. Rau trồng ở giai đoạn 2 (Trang 55)
Hình 15. Giá sắt và rổ trồng rau - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 15. Giá sắt và rổ trồng rau (Trang 56)
Hình 16. Mùn cưa đã xử lý - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU SẠCH TRONG RỔ NHỰA Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Hình 16. Mùn cưa đã xử lý (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN