1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HOA LILY (LILIUM LONGIFLORUM THUNB 1974) TRONG CHẬU TẠI TAM KỲ - QUẢNG NAM

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Biểu Mẫu - Văn Bản - Kinh tế - Thương mại - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- ÔNG THỊ NGUYỆT BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HOA LILY (LILIUM LONGIFLORUM THUNB. 1974) TRONG CHẬU TẠI TAM KỲ - QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tam Kỳ, tháng 04 năm 2016 Tác giả khóa luận Ông Thị Nguyệt LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Lý-Hóa-Sinh và đặc biệt nhất là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn sinh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Trần Thị Phú – giảng viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triễn khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn đến tập thể lớp DT12SSH01, đặc biệt là bạn Nguyễn Thị Hà Giang đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong đề tài này. Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia đình và bạn bè. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Củ hoa lily Sorbonne đã nảy mầm 9 Hình 1.2. Hoa Lily Sorbonne 9 Hình 3.1. Hoa loại 1 28 Hình 3.2. Hoa loại 2 28 Hình 3.3. Nụ hoa lily Sorbonne đầu tiên có màu 31 Hình 3.4. Hoa lily Sorbonne nở 32 Hình 3.5. Cây hoa Sorbonne bị bệnh thối ngọn, cháy lá sinh lý 34 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước trên thế giới (ha) 3 Bảng 1.2. Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu cầu trong giai đoạn trồng 11 Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2015 -2016 tại Tam Kỳ 18 Bảng 3.2. Kết quả tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 19 Bảng 3.3. Kết quả sự ra lá của giống hoa lily sorbonne 22 Bảng 3.4. Kết quả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily sorbonne 25 Bảng 3.5. Kết quả một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne 26 Bảng 3.6. Kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giống hoa lily Sorbonne 28 Bảng 3.7. Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne 30 Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne trong thí nghiệm 33 Bảng 3.9. Kết quả so sánh năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam với năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Ba Bể-Bắc Kạn 35 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả sự tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 21 Biểu đồ 3.2. Kết quả sự ra lá của giống hoa lily Sorbonne 24 Biểu đồ 3.3. Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne 31 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Tình hình sản xuất hoa lily ................................................................................ 3 1.2. Nguồn gốc và phân loại ..................................................................................... 7 1.3. Đặc điểm sinh học ............................................................................................. 8 1.4. Đăc điểm sinh thái của hoa lily ......................................................................... 10 1.5. Điều kiện khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ .............................................................. 14 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 15 2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 18 3.1. Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết thành phố Tam Kỳ đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily sorbonne ........................................................................... 18 3.2.Kết quả động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne. ...... 19 3.3. Kết quả động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne ........................................ 22 3.4. Kết quả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne ............ 24 3.5. Kết quả một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily sorbonne ............................. 25 3.6. Kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giống hoa lily sorbonne ............................ 28 3.7. Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne. ............................................. 30 3.8.Tình hình sâu bệnh hại của giống hoa lily sorbonne trong thí nghiệm. ............. 32 3.9. Kết quả so sánh năng suất trồng hoa lily Sorbonne trong chậu. ....................... 34 3.10. Kinh nghiệm trồng hoa lily Sorbonne ............................................................. 36 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 37 3.1. Kết luận. ............................................................................................................ 37 3.2. Kiến nghị. ......................................................................................................... 37 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 38 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nghề trồng hoa lâu đời, bên cạnh phát triển nghề trồng hoa theo phương pháp truyền thống, một hướng trồng hoa mới được nhiều người quan tâm đó là nghề trồng hoa trong chậu. Ngày nay, hoa trồng trong chậu được sử dụng rộng rãi trong các công sở, văn phòng, trường học và gia đình. Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại cảm giác sinh động, thoải mái, mang đến một không gian xanh cho những không gian với diện tích nhỏ, hẹp. Tuy nhiên từ trước đến nay kỹ thuật trồng hoa trong chậu vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Hoa Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 250 C, ban đêm là 120 C. Như vậy, khí hậu ở nước ta không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lily. Do đó, những năm gần đây hoa Lily mới được phát triển ở nước ta và đã trở thành một trong 6 loài hoa phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc, Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily). Lily có 300 giống khác nhau chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới (bắc bán cầu), một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Hiện nay, đã có một số tác giả nghiên cứu và trồng thành công hoa Lily trong chậu tại Đà Lạt, Thái Nguyên, các tỉnh miền bắc nước ta… Riêng Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải nam trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250 C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm. Trong đó 3 tháng 10, 11 và 12 âm lịch có nhiệt độ trung bình ban ngày là 23 - 28 0 C, ban đêm là 18 - 240 C; độ ẩm trung bình là 84. Như vậy, tại tỉnh Quảng Nam cũng có khả năng phát triển trồng hoa Lily trong chậu vụ đông xuân. Việc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (Tam Kỳ) thay thế cho các loại phân bón, thuốc hóa học đắt tiền để trồng hoa Lily trong chậu nhằm giảm bớt chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Lily Sorbonne phù hợp với điều kiện tại đây cũng như phát triển nghề trồng hoa Lily trong chậu tại Quảng Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Bước đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm hoa Lily (Lilium longiflorum Thunb. 1974) trong chậu tại Tam Kỳ - Quảng Nam". 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Lily Sorbonne ở Tam Kỳ - Quảng Nam. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguyên liệu sẵn có đến giống hoa Lily Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng - Giống hoa Lily Sorbonne. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học - BVTV của trường ĐH Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam. - Thời gian: từ tháng 082015 đến tháng 42016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Chọn giống và củ giống. - Chọn đất và làm đất trồng. - Chọn chậu trồng. - Kỹ thuật trồng. - Kỹ thuật chăm sóc. 1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển. - Chỉ tiêu sinh sản. - So sánh năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam với năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn. 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1. Tình hình sản xuất hoa lily 1.1.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới Hoa lily là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất thế giới và là một trong 6 loại hoa phổ biến và có giá trị nhất: hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền, lily. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước trên thế giới (ha) STT Nước Năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001 1 Hà Lan 1200 4000 5000 2 Pháp 30 150 430 3 Canada và Mỹ 200 215 235 4 Nhật 370 350 360 5 Úc 50 350 400 6 Chi Lê 8 45 135 7 Hàn Quốc 121 209 250 (Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005) Hà Lan là nước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa lily về cả củ giống và hoa lily thương phẩm. Lily là loài hoa đứng thứ 5 trong các loài hoa quan trọng của Hà Lan. Trong những năn gần đây diện tích trồng hoa lily ở Hà Lan tăng lên nhanh chóng từ 1200ha năm 1990 lên 5000ha năm 2001. Phần lớn lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan 2. Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy rằng từ đời Đường người ta đã trồng lily để lấy củ ăn như một món ăn sang trọng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay Trung Quốc có 48 loài 16 biến chủng lily, chiếm khoảng 50 tổng số loài trên thế giới 2. Theo Yang Xiaohan, 1996 Lily được phân bố ở khắp các vùng đặc biệt là ở Sichuan, Yunnan, Xizang và Gansu; các giống trồng chính là Navona, Acapulco, Elife, Lorian, Solemio, Pollyanna, Adelina, Akita, Her Grace, Jessica, Maremma, Amanda, Ankra, Apropas, Merostar, Wisdom, Snow Queen và White Statin. Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị 4 khoảng 500 triệu USD. Hoa lily đứng vị trí thứ tư trong các loài hoa ở Nhật. Hiện nay diện tích trồng hoa lily ở Nhật Bản khoảng 550ha 1. Những năm gần đây, Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Diện tích trồng hoa của Hàn Quốc vào khoảng 15.000 ha, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Lily là cây đứng thứ tư trong các loại hoa cắt ở Hàn Quốc 1, năm 2003 Hàn Quốc xuất khẩu hoa lily sang Nhật giá trị khoảng 10 triệu USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan khoảng 4 triệu USD 2. Diện tích trồng lily tăng, năm 1985: 32ha, năm 1992: 223ha, trong đó giống Lilium longiflorum chiếm 55; lai châu Á và phương Đông chiếm 37 còn lại 8 là các nhóm khác. Năm 2009, diện tích sản xuất hoa lily là 242ha, với sản lượng hoa là 46 triệu cành. Hơn 25 trong số này (12 triệu cành) được xuất khẩu sang Nhật Bản. Các giống trồng phổ biến ở Hàn Quốc bao gồm giống lai Asiatic, Orientals và Longiflorum. Công nghệ sản xuất hoa lily ở Đài Loan rất tiên tiến, năm 2001 nước này có đến 490 ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu đạt 7,4 triệu USD. Ước tính năm 2000 - 2001, số lượng hoa lily được trồng ở Hoa Kỳ sẽ là 8906000 chậu. Năm 2004, lily là một trong 5 loại hoa chậu có giá trị kinh tế nhất ở Hoa Kỳ với số lượng đưa ra ngoài sản xuất là 9,3 triệu chậu và giá trị bán buôn khoảng 38,5 triệu đô la Mỹ 6. Ở châu Phi nước xuất khẩu hoa lớn nhất là Kenia, hiện nay nước này có 3 vạn nông trường với 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, lily và hoa hồng. Mỗi năm xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó hoa lily chiếm 35. Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước trồng hoa lily lớn khác như Ý, Đức, Mêhicô, Côlômbia, Israel… 1.1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam Lily là một trong các loại hoa có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa chủ động sản xuất được củ giống, hầu hết các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa lily tập trung ở một số hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi cấy bioreactor…, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily cũng được quan tâm. 5 Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm 2004 đã xác định được 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulo có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên… đã khẳng định được 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương 2. Nghiên cứu sản xuất giống lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003). Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thúy và CS, 2005). Nghiên cứu nhân giống củ lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trường cơ bản (MS) có bổ sung 12 đường sacaroza, nhiệt độ phòng 25 - 27 0 C, độ ẩm 70, cường độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh thực hiện tại Viện Sinh học Nông nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2005. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1gcủ và được xử lý ở nhiệt độ 5 0 C trong 3 tháng sinh trưởng, phát triển tốt và có chất lượng củ thu hoạch cao. Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây… thực hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn… đã xác định được một số chất kích thích sinh trưởng: GA3 có tác dụng làm tăng chất lượng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007), chế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất lượng hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007), giống hoa lily sorbonne thể hiện tính ưu việt về sinh trưởng, phát triển và chất lượng tại Ba Bể - Bắc Kạn (Nguyễn Văn Tấp, 2009) 2. Theo Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc (2003) 4, Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa phương khác trên cả nước chiếm khoảng 8 trong tổng diện tích trồng hoa, còn ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn,…tiến hành sản xuất một số giống lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia, Acapulco, Yelloween, Stargazer nhưng ở quy mô thử nghiệm nhỏ chưa đưa ra sản xuất đại trà. Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu bộ môn sinh lý, sinh hóa trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004, diện tích trồng hoa lily chỉ khoảng 100ha, tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh khác. Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của các giống hoa nói chung và cho hoa lily nói 6 riêng, hơn nữa do kỹ thuật trồng hoa ở Đà Lạt tương đối cao hơn những vùng khác nên hoa sinh trưởng phát triển khá tốt, chất lượng hoa đồng đều. Theo kết quả thu thập của Viện Nghiên cứu rau quả, hiệu quả kinh tế trực tiếp đem lại cho các hộ nông dân, doanh nghiệp từ trồng lily là rất cao. Lãi thuần thu được từ trồng lily trung bình đạt khoảng 250 triệu1.000 m2 năm, như vậy chỉ tính trong năm 2009, người dân và doanh nghiệp ở miền Bắc đã thu lãi được từ trồng hoa lily (chủ yếu là giống Sorbonne) khoảng 20 tỷ đồng. Từ chỗ ở miền Bắc năm 2002 trở về trước chưa trồng được hoa lily, phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc hoặc lấy từ Đà Lạt, đến nay đã tự sản xuất và cung cấp được số lớn hoa lily cho nhu cầu thị trường, bên cạnh đó có thời điểm hoa lily trồng tại miền Bắc còn xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhìn chung, ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác trồng hoa lily như điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, diện tích đất trồng còn nhỏ lẻ, kỹ thuật và kinh nghiệm trồng chưa cao, chưa chủ động được nguồn giống,… Do đó năng suất và chất lượng hoa không cao, giá thành của hoa khá cao, nhất là trong các dịp lễ, tết. 1.1.3. Tình hình sản xuất hoa lily ở Quảng Nam Hoa lily được nhập vào Quảng Nam từ năm 2005 ở một số địa phương như Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Núi Thành, Thăng Bình… bước đầu đã tạo ra những làng nghề trồng hoa mới, tăng thu nhập cho người sản xuất, phát triển kinh tế địa phương. Mô hình trồng hoa lily ở Tam Kỳ không chiếm nhiều diện tích đất sản xuất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm nay đã là mùa thứ bảy giống hoa lily được các nhà vườn ở Tam Kỳ mạnh dạn áp dụng những kỹ thuật trồng trọt hiện đại, hứa hẹn tiếp tục có vụ mùa thu hoạch đạt lời nhuận kinh tế cao. Tại phường Trường Xuân, An Sơn, Hòa Hương và xã Tam Ngọc các hộ dân đã thực hiện mô hình trồng hoa lily trong chậu với quy mô nhỏ. Như anh Thái Văn Trưởng (khối phố 6, phường Trường Xuân) năm nay anh trồng 16.000 củ lily, theo dự tính đến cuối tháng Chạp lily sẽ ra hoa, mỗi chậu cho 5 - 7 cành, dự báo thị trường có giá khoảng 200 nghìn đồngchậu; mô hình trồng lily của anh Cao Quang Nhân (phường An Sơn) năm ngoái anh chỉ trồng 500 củ, nhưng nhận thấy nhu cầu chơi hoa lily ngày Tết của người dân ngày càng nhiều nên năm nay quyết tăng lên gấp đôi 8. Nhìn chung, về quy mô: các cơ sở sản xuất hoa có quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, sản xuất đơn lẻ. Về kỹ thuật: lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu tư kỹ thuật 7 khoa học còn thấp chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên chính vì vậy dù nghề trồng hoa cho thu nhập cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chưa có chỉ đạo thống nhất, sản xuất thiếu tính đồng bộ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ chính quyền địa phương. 1.2. Nguồn gốc và phân loại 1.2.1. Nguồn gốc Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 loài Lily khác nhau, nó có nguồn gốc ở vùng Himalaya và được mở rộng tới các vùng núi ở Bắc bán cầu, phân bố từ 100 đến 600 vĩ Bắc. Phần lớn các giống hoa Lily thương mại như: lai châu Á, lai Phương Đông... đều có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Đến thế kỷ XIII, ít nhất có ba loại lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily Trắng, dùng làm thuốc chữa bệnh được gọi là loài hoang dược (Lilium braxnu), loại thứ hai là Quyển Đan ( Lilium lancipilium), loại thứ ba là Sơn Đan (Lilium taralium ). Đến cuối thế kỷ XVI các nhà thực vật người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống lily. Đến đầu thế kỷ XVII, lily được di thực từ châu Âu sang châu Mỹ và đến thế kỷ XVIII các giống lily của Trung Quốc di thực sang châu Âu, nhờ vẻ đẹp và hương thơm của hoa lily nên nhanh chóng phát triển và được coi là cây quan trọng ở châu Âu và châu Mỹ. Sau đại chiến thế giới II, các nước châu Âu có cao trào tạo giống lily, rất nhiều giống lily hoang dại đã được sử dụng làm giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới quý, có giá trị đến ngày nay 4. 1.2.2. Phân loại - Phân loại theo thực vật học: + Tên khoa học: Lilium longiflorum Thunb. + Ngành một lá mầm (Magnoliophyta ). + Lớp hành (Liliopsida ). + Bộ hành (Liliales ). + Họ hành (Lilyaceae ). + Chi Lilium. - Phân loại theo nguồn gốc: Năm 1982, hội hoa lily quốc tế đề ra hệ thống phân loại trên cơ sở hệ thống phân loại của Anh năm 1963. Hệ thống này đưa ra nơi sinh của bố mẹ, quan hệ huyết 8 thống, đặc trương hình thái và màu sắc hoa các giống lily vào 8 nhóm: Nhóm 1: Dòng lai lily châu Á (Asiatic hybrids ). Nhóm 2: Dòng lai lily Tinh Diệp (Martagon hybrids ). Nhóm 3: Dòng lai lily hoa Trắng (Condidum hybrids ). Nhóm 4: Dòng lai lily châu Mỹ (American hybrids ). Nhóm 5: Dòng lai lily Loa Kèn (Trumpet hybrids ). Nhóm 6: Dòng lai lily Thơm (Longiflorum hybrids ). Nhóm 7: Dòng lai lily Phương Đông (Oriental hybrids ). Nhóm 8: Nhóm lily nguyên chủng. - Phân loại theo thời gian ra hoa: + Loại hoa ra sớm: Từ trồng tới ra hoa 60 - 80 ngày, chủ yếu nhóm lai châu Á, thường gặp là Kinhs, Lotus, Sanciro, Lavocaro, Orango, Mountain. + Loại hoa ra vừa: Từ trồng đến ra hoa 85 - 100 ngày, chủ yếu thuộc dòng lai châu Á, một số giống thường thấy là: Avigon, Enchantmemt. + Loại ra hoa muộn: Từ trồng tới ra hoa 105 - 120 ngày, các giống chủ yếu thuộc dòng lai Phương Đông và lily Thơm, các giống thường gặp là: Olmypicstar, Stargazer… + Loại ra hoa cực muộn: Từ trồng tới ra hoa 120 - 140 ngày, các giống chủ yếu thuộc dòng lai Phương Đông và lily Thơm, các giống thường gặp là: Diablanca, Contesse, Casablanca. - Phân loại theo màu sắc hoa: Chia ra dòng hoa đỏ, phấn hồng (Pinca), trắng (White), vàng mơ (Apricot), và nhiều màu (Mutiple – color) 6 loại. 1.3. Đặc điểm sinh học 1.3.1. Đặc điểm cơ quan dinh dưỡng Lily là loài cây thân ngầm dưới đất, có một số đặc điểm sau: - Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận hoa lily có nhiều củ con ở phần thân rễ, chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lượng củ tùy thuộc vào giống. Một số giống như Đan Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm. - Rễ: Rễ gồm hai phần là rễ thân và rễ gốc, rễ thân còn gọi là rễ trên mọc ở phần thân dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới mọc ra từ gốc thân vảy, chủ yếu là hút nước và dinh dưỡng. 9 - Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào giống: Có màu trắng, vàng, cam, tím… Kích thước củ to nhỏ phụ thuộc vào giống, độ lớn của thân vảy tỉ lệ với số hoa ở trên cành. Vảy thì có hình kim xòe ra, hoặc hình elip, có đốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho thân vảy. Hình 1.1. Củ hoa lily Sorbonne đã nảy mầm - Lá: Mọc thưa có hình kim, hình thuôn dài hoặc hình dải, đầu lá hơi nhọn, có cuống hoặc không có cuống, phiến lá mềm mại, màu xanh bóng. 1.3.2. Đặc điểm cơ quan sinh sản - Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên, cánh đài cùng màu với cánh tràng, hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, hồng đậm, vàng, trắng… có hoặc không có hương thơm. Hình 1.2. Hoa Lily Sorbonne - Quả: Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong quả chia làm 3 ngăn, hạt nhỏ, dẹt chung quanh có cánh mỏng hình bán cầu hoặc ba gúc vuông dài. Thời gian quả chín phụ thuộc vào giống dao động trong khoảng 60 – 150 ngày. 10 Đặc tính thực vật học hoa lily Sorbonne. Giống Sorbonne: Là giống trồng phổ biến ở Việt Nam, chiều cao cây từ 85 – 90 cm, thời gian sinh trưởng ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 90 – 95 ngày, các tỉnh miền núi phía Bắc 108 – 115 ngày. Lá to, dài, nhọn (dài 10 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm), có 5 – 7 nụ hướng lên trên, màu hoa hồng đậm, mùi rất thơm. 3 1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển Thân vảy được coi như là mầm dinh dưỡng, thân vảy vùi trong đất khoảng hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ… Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây, chiều cao cây là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng của cành hoa nó được quyết định bởi số lá và chiều của đốt, số lá chịu ảnh hưởng của chất lượng củ giống do vậy mà số lá đã được quyết định trước khi trồng, chiều cao cây vẫn chịu ảnh hưởng lớn của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngược lại. 1.3.4. Sự ngủ nghỉ của hoa lily và biện pháp phá ngủ nghỉ Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily phải phá ngủ nghỉ của củ, nếu trồng mà không qua giai đoạn phá ngủ nghỉ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng hoa mù. Thường sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ nghỉ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất, hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 5 0 C thì sau 4 - 6 tuần là phá được ngủ của củ song nhiều giống yêu cầu thời gian dài hơn: giống Yellow Blage cần 8 tuần, Stargazer cần ít nhất 10 tuần, từ các đặc điểm này ta có thể xác định thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn 4. 1.4. Đặc điểm sinh thái của hoa Lily 1.4.1. Nhiệt độ Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp chung ban ngày 20 – 250 C còn ban đêm là 12 0 C, ngoài ra một số giống có nhiệt độ thích hợp cao hơn: ban ngày 25 - 280 C còn ban đêm là 18 - 200 C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự nảy mầm của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Thời gian xử lý củ ở các nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng phát dục sau này của cây, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự phân hóa mầm hoa, thời gian ra hoa, nở hoa, độ bền hoa… hoa lily là cây phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Trồng hoa lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng có thể sản xuất hoa quanh năm 1. 11 1.4.2. Ánh sáng Lily ưa cường độ chiếu sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu sáng không đủ khiến cây còi cọc, đồng thời gây ra hiện tượng rụng nụ, cây trở nên yếu, màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa lily đặc biệt cần lượng ánh sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của nụ hoa, việc thay đổi thời gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc cũng có thể kéo dài thời kỳ thu hoạch hoa. Khi mầm hoa của lily phát dục vào mùa đông cần cung cấp đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi thu hoạch hoa, hoa sẽ trắng và rụng. Thông thường ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m2 lắp đặt hệ thống đèn 400Whm2 có kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số nghiên cứu chung cho thấy, sự ra hoa của các nhóm giống không những có nhu cầu khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà còn có sự khác nhau về số giờ của từng giai đoạn như giai đoạn phân hóa hoa, giai đoạn hình thành và phát triển của hoa. Bảng 1.2. Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu cầ u trong giai đoạn trồng Hệ hoa lily Thời kỳ Giờngày Thời điểm chiếu sáng Thời điểm kết thúc Hệ lai châu Á – lai LA 1510-1503 20 - 24 Nụ 1cm Kết thúc vụ Hệ lai phương Đông 510-1503 10 – 16 Từ khi đâm chồi đến khi đâm lá Kết thúc vụ Hệ lai Longiflorum 112-1501 10 - 16 Từ khi đâm chồi đến khi đâm lá Nụ 1cm2-3 tuần trước khi thu hoạch Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến việc nở hoa lily. Thông thường trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời lượng nhân tạo có thể giúp cho một số giống hoa lily nở sớm. Từ lúc số nụ đạt 50 thời lượng chiếu sáng cho hoa lily cần tăng lên đến 16 giờ, kéo dài liên tục đến 6 tuần hoặc đến tận khi thấy nụ hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20Wm2 ) trước lúc ánh sáng mặt trời xuất hiện hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài được thời gian chiếu sáng. 12 1.4.3. Nước và không khí Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ dễ bị thối. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85, độ ẩm không được thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá… Việc che râm thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này 5. Hoa lily rất mẫn cảm với khí Ethylen, tuy nhiên tùy vào giống mà độ mẫn cảm không giống nhau. Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất vào vụ Đông, nên thông gió để điều tiết không khí, đồng thời giảm nhiệt độ và ẩm độ. Cách thông gió với nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon thì mở mái cho không khí trong và ngoài nhà lưu thông. Bổ sung CO2 : Nồng độ duy trì ở mức 1000 – 2000mgg, nếu cao quá sẽ hại cho cây và người chăm sóc. 1.4.4. Đất và dinh dưỡng Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất nhiều mùn và đất thịt nhẹ, đất có lớp mùn trên mặt khoảng 30 cm có thể chấp nhận được. Lily có bộ rễ ăn nông nên cần thoát nước tốt. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hóa hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15mgcm2 , chất ôxy hóa không cao quá 1,5mmoll. Nếu đất quá chua làm cây hút I-on sắt, nhôm, magiê nhiều gây hại cho cây, nếu đất quá kiềm lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn tới thiếu các sắc tố. Các giống thuộc nhóm tạp giao châu Á và lily thơm yêu cầu pH là 6 - 7, còn với nhóm phương Đông là 5,5 - 6,5. Về dinh dưỡng lily yêu cầu phân bón cao nhất ở 3 tuần đầu kể từ khi trồng, tuy nhiên rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn là phân bón, nước và hàm lượng phân bón của cây trồng vụ trước. Vì vậy, để biết tác hại của muối trong đất trước khi trồng 6 tuần phải phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫm cảm với Clo và Flo. Yêu cầu Clo trong đất không vượt quá 1,5 mmoll nếu không sẽ hại rễ, hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá. 1.4.5. Sâu bệnh hại hoa lily Theo Nguyễn Văn Tỉnh, 2008 7, lily thường bị các loại sâu bệnh sau: 13 Sâu hại. + Rệp: Chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. - Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ Xuân Hè và Đông Xuân. - Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 mlbình 10 lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 mlbình 10 lít. + Sâu đục rễ, củ. - Triệu trứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, gây hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng hoặc cất trữ khô. - Phòng trừ: Không trồng lily liên tục trên một mảnh đất, cải tạo độ chua đất, không bón quá nhiều phân đạm, dùng thuốc Basudin rắc vào đất 1kgsào Bắc Bộ. + Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu sám). - Triệu trứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hoại ở thời kỳ cây non. - Phòng trừ: Bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 – 15 mlbình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 mlbình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 mlbình 8 lít. Bệnh hại: Có hai nhóm bệnh gây hại cho hoa lily là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm: + Bệnh thối gốc, rễ. - Triệu trứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên lá bị vàng, có khi lan tới thân làm thân bị cong queo, dòn gãy. - Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất, dùng thuốc sát khuẩn phun vào đất lúc trồng, giữ cho đất thoát nước tốt, không được để cho đất ẩm ướt lâu. + Bệnh mốc tro. - Triệu trứng: Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa, bệnh có ở lá, nụ, hoa. Trên lá thường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều màu nâu trong suốt, trời ẩm ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. 14 - Phòng trừ: Không được tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh, dùng thuốc phun phòng: Fungaran 50 WP, Champion 75 WP liều lượng 15 - 20gbình 10 lít, phun 3 bình cho một sào Bắc Bộ. Bệnh không truyền nhiễm: + Bệnh cháy lá. - Triệu trứng: Xuất hiện khi nụ hoa chưa nở, những lá non xoăn lại về phía trong và sau đó một vài ngày, những nốt xanh, vàng, trắng xuất hiện làm giảm khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng cây có thể bị chết. - Phòng trừ: Đảm bảo độ ẩm đất, trồng sâu vừa phải, lấy đất dày 4 – 5 cm, ở giai đoạn phân hóa hoa là giai đoạn mẫm cảm nhất, giữ cho nhiệt độ và ẩm độ không biến động lớn, tốt nhất là duy trì ẩm độ 75, che nắng để giảm thoát hơi nước và tạo sự thông thoáng. + Bệnh rụng nụ và hoa bị mù. - Triệu trứng: Trong quá trình phát triển mầm hoa tự nhiên bị teo lại, khô và rụng. - Phòng trừ: Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng không đủ, thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, pH không thích hợp và thiếu vi lượng, vì vậy cải thiện chiếu sáng, bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất... dùng chế phẩm STS để làm giảm rụng nụ. Phun vào lúc nụ dài 3cm với nồng độ 0,1 moll. Phun kép 1 - 2 lần trong 1 tuần, khắc phục hoàn toàn được rụng nụ và khô mầm hoa. 1.5. Điều kiện khí hậu thời tiết tại thành phố Tam Kỳ Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 o C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 15o C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84, số giờ nắng trung bình trong ngày là 5 - 9 giờ. Lượng mưa trung bình 200 - 250mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Trong đó 3 tháng 10, 11 và 12 âm lịch có nhiệt độ trung bình ban ngày là 23 - 280 C, ban đêm là 18 - 24 0 C; độ ẩm trung bình là 85. Như vậy với khí hậu thời tiết trên tại Tam Kỳ có triển vọng trồng hoa Lily trong chậu từ tháng 10 - 12 âm lịch. 15 Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Hoa Lily giống Sorbonne - Các dụng cụ, vật tư sử dụng trong nghiên cứu: phân bón (đạm, lân, kali); sổ sách ghi chép, lưới che, chậu,... 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Chọn giống và củ giống. Cây hoa Lily Sorbonne có màu hồng rất được ưa chuộng, có tỷ lệ mọc mầm cao (95-100), thời gian sinh trưởng ngắn (72-76 ngày), cây hoa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định qua các năm, ít bị sâu bệnh gây hại, có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau. Chọn củ giống không sâu bệnh có đường kính 1618 cm, 1820cm hoặc trên 20cm. - Chọn đất và làm đất trồng. Lily có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước, tơi xốp rất quan trọng. Ủ đất: đất 50, xơ dừa 15, bã cây đậu 10, phân chuồng hoai mục 15, phân NPK 5, lá cây mục 5, nước. Trộn tất cả các thành phần ở trên lại rồi ủ thành đống trong 3 tháng để hết chất hăng của phân và tạo được một giá thể tơi xốp và dinh dưỡng, lấy bạc phủ kín, càng kín càng tốt. - Chọn chậu trồng. Chậu trồng có thể sử dụng các loại chậu gốm, chậu đất nung hoặc chậu nhựa với các kích cỡ khác nhau tùy theo cách chơi 1 cây, 3 cây, 5 cây hay 7 cây để lựa chọn cho phù hợp. Thông thường kích thước chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy đục lỗ để thoát nước dễ dàng nhưng đường kính lỗ đáy không quá 3cm 2. Ở đây chúng tôi dùng chậu nhựa để dễ vận chuyển và chăm sóc có kích thước 22 x 16 x 25cm trồng 3 củchậu. 16 - Kỹ thuật trồng. Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 8cm), đặt củ sao cho mầm củ quay ra phía ngoài sau đó phủ giá thể dày 8-10cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong phải tưới nước thật đẫm đảm bảo độ ẩm cho củ và giá thể. Xếp chậu với chậu cách nhau 10 - 15cm (tính từ mép chậu). - Bón phân. Sau trồng 3 tuần (cây lily cao 15 - 20cm) thì tiến hành bón thúc. Sử dụng phân Đầu Trâu có thành phần N-P-K (20-20-15+ Te) pha loãng 0.05kg6 lít nước để tưới cho 30 chậu 3 cây. Định kỳ 10 ngày1 lần. - Tưới nước...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH - - ÔNG THỊ NGUYỆT BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HOA LILY (LILIUM LONGIFLORUM THUNB 1974) TRONG CHẬU TẠI TAM KỲ - QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc Tam Kỳ, tháng 04 năm 2016 Tác giả khóa luận Ông Thị Nguyệt LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Lý-Hóa-Sinh và đặc biệt nhất là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn sinh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Trần Thị Phú – giảng viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triễn khai thực hiện đề tài Chân thành cảm ơn đến tập thể lớp DT12SSH01, đặc biệt là bạn Nguyễn Thị Hà Giang đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong đề tài này Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia đình và bạn bè Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Củ hoa lily Sorbonne đã nảy mầm 9 Hình 1.2 Hoa Lily Sorbonne 9 Hình 3.1 Hoa loại 1 28 Hình 3.2 Hoa loại 2 28 Hình 3.3 Nụ hoa lily Sorbonne đầu tiên có màu 31 Hình 3.4 Hoa lily Sorbonne nở 32 Hình 3.5 Cây hoa Sorbonne bị bệnh thối ngọn, cháy lá sinh lý 34 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước trên thế giới (ha) 3 Bảng 1.2 Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu cầu trong giai đoạn trồng 11 Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2015 -2016 tại Tam Kỳ 18 Bảng 3.2 Kết quả tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 19 Bảng 3.3 Kết quả sự ra lá của giống hoa lily sorbonne 22 Bảng 3.4 Kết quả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily sorbonne 25 Bảng 3.5 Kết quả một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne 26 Bảng 3.6 Kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giống hoa lily Sorbonne 28 Bảng 3.7 Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne 30 Bảng 3.8 Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne trong thí nghiệm 33 Bảng 3.9 Kết quả so sánh năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam với năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Ba Bể-Bắc Kạn 35 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Kết quả sự tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 21 Biểu đồ 3.2 Kết quả sự ra lá của giống hoa lily Sorbonne 24 Biểu đồ 3.3 Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne 31 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Tình hình sản xuất hoa lily 3 1.2 Nguồn gốc và phân loại 7 1.3 Đặc điểm sinh học 8 1.4 Đăc điểm sinh thái của hoa lily 10 1.5 Điều kiện khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ 14 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Vật liệu nghiên cứu 15 2.2 Phương pháp nghiên cứu 15 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 3.1 Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết thành phố Tam Kỳ đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily sorbonne 18 3.2.Kết quả động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 19 3.3 Kết quả động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne 22 3.4 Kết quả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily Sorbonne 24 3.5 Kết quả một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily sorbonne 25 3.6 Kết quả các chỉ tiêu chất lượng của giống hoa lily sorbonne 28 3.7 Kết quả độ bền hoa của giống hoa lily Sorbonne 30 3.8.Tình hình sâu bệnh hại của giống hoa lily sorbonne trong thí nghiệm 32 3.9 Kết quả so sánh năng suất trồng hoa lily Sorbonne trong chậu 34 3.10 Kinh nghiệm trồng hoa lily Sorbonne 36 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 3.1 Kết luận 37 3.2 Kiến nghị 37 PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nghề trồng hoa lâu đời, bên cạnh phát triển nghề trồng hoa theo phương pháp truyền thống, một hướng trồng hoa mới được nhiều người quan tâm đó là nghề trồng hoa trong chậu Ngày nay, hoa trồng trong chậu được sử dụng rộng rãi trong các công sở, văn phòng, trường học và gia đình Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại cảm giác sinh động, thoải mái, mang đến một không gian xanh cho những không gian với diện tích nhỏ, hẹp Tuy nhiên từ trước đến nay kỹ thuật trồng hoa trong chậu vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu Hoa Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 250C, ban đêm là 120C Như vậy, khí hậu ở nước ta không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Do đó, những năm gần đây hoa Lily mới được phát triển ở nước ta và đã trở thành một trong 6 loài hoa phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc, Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily) Lily có 300 giống khác nhau chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới (bắc bán cầu), một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới Hiện nay, đã có một số tác giả nghiên cứu và trồng thành công hoa Lily trong chậu tại Đà Lạt, Thái Nguyên, các tỉnh miền bắc nước ta… Riêng Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải nam trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm Trong đó 3 tháng 10, 11 và 12 âm lịch có nhiệt độ trung bình ban ngày là 23 - 280C, ban đêm là 18 - 240C; độ ẩm trung bình là 84% Như vậy, tại tỉnh Quảng Nam cũng có khả năng phát triển trồng hoa Lily trong chậu vụ đông xuân Việc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (Tam Kỳ) thay thế cho các loại phân bón, thuốc hóa học đắt tiền để trồng hoa Lily trong chậu nhằm giảm bớt chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Lily Sorbonne phù hợp với điều kiện tại đây cũng như phát triển nghề trồng hoa Lily trong chậu tại Quảng Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Bước đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm hoa Lily (Lilium longiflorum Thunb 1974) trong chậu tại Tam Kỳ - Quảng Nam" 1 1.2 Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Lily Sorbonne ở Tam Kỳ - Quảng Nam - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguyên liệu sẵn có đến giống hoa Lily Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng - Giống hoa Lily Sorbonne 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học - BVTV của trường ĐH Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam - Thời gian: từ tháng 08/2015 đến tháng 4/2016 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Chọn giống và củ giống - Chọn đất và làm đất trồng - Chọn chậu trồng - Kỹ thuật trồng - Kỹ thuật chăm sóc 1.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển - Chỉ tiêu sinh sản - So sánh năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Tam Kỳ - Quảng Nam với năng suất trồng hoa Lily giống Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn 1.4.4 Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel 2 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1 Tình hình sản xuất hoa lily 1.1.1 Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới Hoa lily là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất thế giới và là một trong 6 loại hoa phổ biến và có giá trị nhất: hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền, lily Bảng 1.1 Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước trên thế giới (ha) STT Nước Năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001 1 Hà Lan 1200 4000 5000 2 Pháp 30 150 430 3 Canada và Mỹ 200 215 235 4 Nhật 370 350 360 5 Úc 50 350 400 6 Chi Lê 8 45 135 7 Hàn Quốc 121 209 250 (Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005) Hà Lan là nước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa lily về cả củ giống và hoa lily thương phẩm Lily là loài hoa đứng thứ 5 trong các loài hoa quan trọng của Hà Lan Trong những năn gần đây diện tích trồng hoa lily ở Hà Lan tăng lên nhanh chóng từ 1200ha năm 1990 lên 5000ha năm 2001 Phần lớn lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan [2] Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy rằng từ đời Đường người ta đã trồng lily để lấy củ ăn như một món ăn sang trọng có lợi cho sức khỏe Hiện nay Trung Quốc có 48 loài 16 biến chủng lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới [2] Theo Yang Xiaohan, 1996 Lily được phân bố ở khắp các vùng đặc biệt là ở Sichuan, Yunnan, Xizang và Gansu; các giống trồng chính là Navona, Acapulco, Elife, Lorian, Solemio, Pollyanna, Adelina, Akita, Her Grace, Jessica, Maremma, Amanda, Ankra, Apropas, Merostar, Wisdom, Snow Queen và White Statin Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị 3 khoảng 500 triệu USD Hoa lily đứng vị trí thứ tư trong các loài hoa ở Nhật Hiện nay diện tích trồng hoa lily ở Nhật Bản khoảng 550ha [1] Những năm gần đây, Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực Đông Bắc Á Diện tích trồng hoa của Hàn Quốc vào khoảng 15.000 ha, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989 Lily là cây đứng thứ tư trong các loại hoa cắt ở Hàn Quốc [1], năm 2003 Hàn Quốc xuất khẩu hoa lily sang Nhật giá trị khoảng 10 triệu USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan khoảng 4 triệu USD [2] Diện tích trồng lily tăng, năm 1985: 32ha, năm 1992: 223ha, trong đó giống Lilium longiflorum chiếm 55%; lai châu Á và phương Đông chiếm 37% còn lại 8% là các nhóm khác Năm 2009, diện tích sản xuất hoa lily là 242ha, với sản lượng hoa là 46 triệu cành Hơn 25% trong số này (12 triệu cành) được xuất khẩu sang Nhật Bản Các giống trồng phổ biến ở Hàn Quốc bao gồm giống lai Asiatic, Orientals và Longiflorum Công nghệ sản xuất hoa lily ở Đài Loan rất tiên tiến, năm 2001 nước này có đến 490 ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu đạt 7,4 triệu USD Ước tính năm 2000 - 2001, số lượng hoa lily được trồng ở Hoa Kỳ sẽ là 8906000 chậu Năm 2004, lily là một trong 5 loại hoa chậu có giá trị kinh tế nhất ở Hoa Kỳ với số lượng đưa ra ngoài sản xuất là 9,3 triệu chậu và giá trị bán buôn khoảng 38,5 triệu đô la Mỹ [6] Ở châu Phi nước xuất khẩu hoa lớn nhất là Kenia, hiện nay nước này có 3 vạn nông trường với 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, lily và hoa hồng Mỗi năm xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó hoa lily chiếm 35% Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước trồng hoa lily lớn khác như Ý, Đức, Mêhicô, Côlômbia, Israel… 1.1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam Lily là một trong các loại hoa có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa chủ động sản xuất được củ giống, hầu hết các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc Nghiên cứu về hoa lily tập trung ở một số hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi cấy bioreactor…, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily cũng được quan tâm 4 Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm 2004 đã xác định được 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulo có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên… đã khẳng định được 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương [2] Nghiên cứu sản xuất giống lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003) Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thúy và CS, 2005) Nghiên cứu nhân giống củ lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trường cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường sacaroza, nhiệt độ phòng 25 - 270C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh thực hiện tại Viện Sinh học Nông nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2005 Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1g/củ và được xử lý ở nhiệt độ 50C trong 3 tháng sinh trưởng, phát triển tốt và có chất lượng củ thu hoạch cao Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây… thực hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn… đã xác định được một số chất kích thích sinh trưởng: GA3 có tác dụng làm tăng chất lượng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007), chế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất lượng hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007), giống hoa lily sorbonne thể hiện tính ưu việt về sinh trưởng, phát triển và chất lượng tại Ba Bể - Bắc Kạn (Nguyễn Văn Tấp, 2009) [2] Theo Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc (2003) [4], Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa phương khác trên cả nước chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa, còn ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn,…tiến hành sản xuất một số giống lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia, Acapulco, Yelloween, Stargazer nhưng ở quy mô thử nghiệm nhỏ chưa đưa ra sản xuất đại trà Theo số liệu thống kê của nhóm nghiên cứu bộ môn sinh lý, sinh hóa trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004, diện tích trồng hoa lily chỉ khoảng 100ha, tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh khác Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của các giống hoa nói chung và cho hoa lily nói 5

Ngày đăng: 16/03/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN