QUAN HỆ XÃ HỘI VỚI HÀNH VI TÌM KIẾM CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY

14 0 0
QUAN HỆ XÃ HỘI VỚI HÀNH VI TÌM KIẾM CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Quản trị kinh doanh 50 Sự kiện - Nhận định Xã hội học, số 1 (141), 2018 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn QUAN HỆ XÃ HỘI VỚI HÀNH VI TÌM KIẾ M CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGUỜ I DÂN TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY ĐẶNG KIM KHÁNH LY Tóm tắt: Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) công, liệu quan hệ xã hộ i có mối liên hệ gì với hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân tại bệ nh viện hiện nay? Kết quả nghiên cứu tại một bệnh viện công ở Hà Nội cho thấy khoảng 14 số bệnh nhân (hoặc người nhà) trong mẫu khảo sát đã sử dụng “quan hệ thân quen” khi tiếp cận dịch vụ tại bệnh viện công để thu được những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hành vi sử dụng mối quan hệ này đang tạo ra bất bình đẳng trong quá trình tiếp cận hệ thống CSSK của người dân tại bệnh viện công hiện nay. Từ khóa: chăm sóc sức khỏe, hành vi tìm kiếm sức khỏe, quan hệ thân quen, bệ nh viện công. Nhận bài:10122017; Gửi phản biện: 1012018; Duyệt đăng: 1422018 1. Dẫn nhập Ở Việt Nam, hệ thống CSSK đang có những bƣớc tiến bộ nhanh chóng, song vẫn tồ n tại khoảng cách ngày càng lớn giữa các nhóm xã hội về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế , CSSK. Sự quá tải của các bệnh viện tuyến trung ƣơng trong những năm gần đây đã làm tăng áp lực trong công tác chăm sóc, điều trị, trong khi cơ chế thị trƣờng lại có ảnh hƣởng đến đạo đức của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế ở một số bệnh viện hiện nay (Đặng Kim Khánh Ly, 2016). Điều này dẫn đến sự khác biệt về hành vi tìm kiếm các dịch vụ CSSK tại bệ nh viện của những nhóm xã hội khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hẹ giữa các yếu tố tác động đến sức khỏe con ngƣời nhƣ điều kiẹn v ật chất, môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội cũng nhƣ nhận thức và hành vi CSSK của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Nhƣng đặc biệt, trong gần một thập kỷ qua, một số nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện ra sự ảnh hƣởng của các quan hệ xã hội nói chung tới việc giảm tỷ lệ tử vong trong y tế. Có ý kiến cho rằng quan hệ xã hội có thể đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân với vấn đề sức khỏe và CSSK của các cá nhân (Perry và cộng sự, 2008). Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đặng Kim Khánh Ly 51 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Ở Việt Nam, dƣ luận xã hội ngày càng có nhiều ý kiến đa chiều về các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện công, cùng với hàng loạ t các vấn đề nảy sinh trong ngành y tế nhƣ vấn đề giá thuốc, viện phí, trình độ chuyên môn, đạo đức ngành y, bảo hiểm y tế, tình trạng bệnh tật gia tăng v.v. (Đặng Kim Khánh Ly, 2016). Vậy trong hệ thống CSSK, liệu quan hệ xã hội có mối liên hệ và ảnh hƣởng thế nào đến hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK của ngƣời dân tại bệnh viện hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết, các phân tích sẽ tập trung nhận diện tần suất và mô tả các giai đoạn mà ngƣời dân có sử dụng mối “quan hệ thân quen” khi khám chữa bệ nh tại bệnh viện, từ đó đánh giá những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của mối quan hệ thân quen tới quá trình tiếp cận các dịch vụ CSSK của ngƣời dân trong môi trƣờ ng bệnh viện công hiện nay. Số liệu của bài viết đƣợc rút ra từ cuộc khảo sát trƣờng hợp của tác giả tại một bệ nh viện công ở Hà Nội vào năm 2015. Đây là một nghiên cứu ẩn danh địa bàn nghiên cứ u, với dung lƣợng mẫu khảo sát định lƣợng bằng bảng hỏi, bao gồm 335 bệnh nhân (BN) và ngƣời nhà bệnh nhân (NN) (gọi chung là nhóm sử dụng dịch vụ) (trong đó, nộ i trú là 215, ngoại trú là 85 và mới đến khám là 35); 325 bác sĩ, điều dƣỡng viên và nhân viên y tế (gọi chung là nhóm cung cấp dịch vụ) tại bệnh viện, kết hợp với 20 phỏng vấn sâu (5 bệnh nhân, 5 NN, 5 bác sĩ và 5 điều dƣỡng viên) tại bệnh viện công tuyến trung ƣơng. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (với nhóm khách thể là bác sỹ, điều dƣỡng viên, nhân viên y tế của bệnh viện) và mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (với nhóm khách thể là bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân). 2. Quan hệ thân quen trong tiếp cận các dịch vụ CSSK tại bệnh viện công 2.1. Một số khái niệm Quan hệ thân quen Quan hệ “thân quen” với ngƣời có vị thế trong bộ máy quản lý hành chính hoặ c dịch vụ công vốn tồn tại trong các xã hội truyền thống vẫn giữ vai trò nhất định trong bố i cảnh xã hội đang chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay. Quan hệ này từng đƣợc dƣ luận lan truyền trong dân gian dƣới dạng nhiều thành ngữ, ngạn ngữ nhƣ: “nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế” (thời bao cấp). Theo ngôn ngữ xã hội học thì quan hệ này đƣợc xem nhƣ một loại vốn xã hội hay mạng lưới xã hội mà ngƣời dân có thể vận dụng để trao đổi trong mọi hoàn cảnh. Mạng lƣới xã hội đƣợc hiểu nhƣ là một cấu trúc xã hội giữa các cá nhân, là những phƣơng thức mà ngƣời ta liên kết với nhau thông qua những tƣơng đồng xã hội đa dạng từ các mối quan hệ xã giao cho đến mối quan hệ thân tộc. Hoàng Bá Thịnh (2009) cho r ằng mạng luới xã hội có thể đƣợc phân chia thành mạng lu ới xã hội vi mô (quan hệ xã hội trong các nhóm nhỏ) và mạng lu ới xã hội vĩ mô (quan hệ xã hội trong các nhóm lớn, cộng đồng, xã hội). Trong quá trình tìm kiếm dịch vụ CSSK, một trong những vai trò cơ bả n và quan trọng của mạng lƣới xã hội chính là vai trò cung cấp vật chất, vốn chịu ảnh hƣởng từ các Đặng Kim Khánh Ly 52 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn mối quan hệ tình cảm, và phần lớn sự giúp đỡ đến từ các thành viên trong gia đình. Trong trƣờng hợp này, mạng lƣới xã hội thƣờng là những mạng sơ cấp, những ngƣời thân trong gia đình giúp đỡ về tiền bạc và vật chất. Vai trò thứ hai là sự giúp đỡ về thông tin. Phầ n lớn những thông tin đƣợc chia sẻ và cung cấp là về phƣơng pháp, cách thức và địa điể m chữa trị. Đối với những ngƣời bệnh nặng, những quan hệ xã hội thân quen còn cung cấ p thông tin về dịch vụ y tế, thƣờng thì sự hiểu biết về các loại hình dịch vụ đƣợc thiết lậ p thông qua quan hệ quen biết đƣợc ngƣời dân khá tin tƣởng. Trong quá trình khám chữa bệnh, ngƣời Việt Nam lại thƣờng nói “có bệnh thì vái tứ phương”, tức là ngƣời ta sẽ tận dụng mọi cơ hội, mọi quan hệ sẵn có trong mạng lƣới xã hộ i của mình để tìm kiếm các dịch vụ CSSK. Mạng lƣới xã hội trong trƣờng hợp này có thể có vai trò cung cấp vật chất, mà trƣớc hết là từ những ngƣời thân trong gia đình (giúp đỡ về tiề n bạc, vật chất). Thứ hai là trợ giúp về tinh thần và thông tin, động viên thăm hỏi và chia sẻ thông tin về phƣơng pháp, thầy thuốc, địa điểm chữa trị. Trong phạm vi bài viết, khái niệm “quan hệ thân quen” đƣợc thao tác là mạng lƣớ i xã hội của nhóm bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân đƣợc sử dụng dựa trên yếu tố tình cảm của họ hàng, ngƣời thân, bạn bè và quen biết xã giao với nhân viên y tế, bác sỹ tại bệnh viện nhằ m kết nối với các dịch vụ CSSK tại bệnh viện mà có thể tuân theo hoặc không tuân theo quy trình quy định trong tiếp cận các dịch vụ tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhữ ng mối quan hệ thân quen bắt nguồn trên cơ sở lợi ích kinh tế, nhƣng tại nghiên c ứu này chƣa có cơ hội đo lƣờng khái niệm thân quen dựa trên yếu tố đó. Chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe là việc chăm sóc nhằm duy trì, điều chỉnh và phục hồi khả năng hoạt động bình thƣờng của cơ thể, tạo ra trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho con ngƣời, là một nhiệm vụ không những của ngành y tế mà còn của mọi ngành, mọi cấ p, của toàn xã hội và của bản thân mỗi ngƣời dân. Thông thƣờng, chăm sóc sức khỏ e có ba cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất - CSSK ban đầu, bao gồm những chăm sóc thiết yếu về sứ c khỏe cho mọi ngƣời dân dựa trên các phƣơng pháp và kỹ thuật thực hành đơn giản, có cơ sở khoa học đƣợc chấp nhận về mặt xã hội. CSSK ban đầu đƣợc thực hiện ở tuyến cơ sở và tại nhà do các thầy thuốc thực hành đa khoa đảm nhiệm. CSSK ở cấp độ thứ hai đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật cao hơn, thực hiện ở tuyến quậnhuyện. CSSK ở cấp độ ba dành cho trƣờng hợp bệnh phức tạp, khó khăn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, đƣợc thực hiện trong các cơ sở y tế lớn ở tuyến tỉnh, thành phố, vùng liên tỉnh hoặc trung ƣơng. Nhìn chung, khái niệm chăm sóc sức khỏe là khái niệm có nội hàm rộng hơn so vớ i khái niệm hành vi sức khỏe. Nó bao gồm các hoạt động phòng ngừa bệnh tật, tăng cƣờ ng sức khỏe và chữa trị khi đau ốm (Hoàng Bá Thịnh, 2010). Thao tác khái niệm chăm sóc sức khỏe vận dụng vào bài viết dừng ở tiếp cận CSSK ở cấp độ ba, tƣơng ứng với việc chữa trị khi đau ốm của ngƣời dân tại bệnh việ n công tuyến trung ƣơng. Hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đặng Kim Khánh Ly 53 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK là một trong các chuỗi hành vi của con ngƣờ i trong quá trình thực hiện hoạt động CSSK. Những hành vi này đều hƣớng đến một động cơ chung của con ngƣời là có đƣợc sức khỏe tốt nhất trong các hoàn cảnh. Nó đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động phòng ngừa bệnh tật, tăng cƣờng sức khỏe, tìm kiếm sức khỏe và chữa trị khi ốm đau. Nhƣ vậy, khái niệm hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK có nội hàm tƣơng tự với khái niệm hành vi CSSK, nhƣng khái niệm này nhấn mạnh cụ thể việc tìm kiếm các dịch vụ y tế trong bệnh viện một cách chính xác, thuận lợi và đạt hiệu quả điều trị cao nhất để ngƣời dân có thể tiếp cận nhằm nâng cao hay phục hồi sức khỏe của bản thân hay ngƣời nhà của họ. Một cách khái quát, hành vi tìm kiếm các dịch vụ CSSK là hành vi CSSK bao gồ m toàn bộ các cách ứng xử của con ngƣời trong quá trình tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế nhằm tăng cƣờng, phòng chống và điều trị bệnh tật. Các hành vi tìm kiếm sức khỏe phả n ánh sự nhận thức về các giá trị, chuẩn mực về sức khỏe. Tùy thuộc vào quan niệm của con ngƣờ i về sức khỏe, bệnh tật nhƣ thế nào thì sẽ có hành vi tìm kiếm các dịch vụ y tế tƣơng ứ ng (Hoàng Bá Thịnh, 2010; Nguyễn Quý Thanh và cộng sự, 2016: 210). 2.2. Tần suất người bệnh sử dụng quan hệ thân quen trong tìm kiếm dịch vụ CSSK tại bệnh viện công Theo kết quả khảo sát, trong số 335 BNNN đƣợc hỏi, có 25,4 cho biết họ có những mối quan hệ quen biết với các bác sĩ, điều dƣỡng viên hoặc nhân viên y tế trong bệnh viện. Nhóm BNNN này sẽ có cơ hội sử dụng sự quen biết đó trong quy trình tiếp cận các dịch vụ CSSK. Còn lại 74,6 BNNN sẽ tiếp cận dịch vụ mà không có các cơ hội này. Vậy các BNNN sử dụng các quan hệ quen biết này nhƣ thế nào trong quá trình tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện? Bảng 1. Tỷ lệ BNNN có ngƣời quen khác có thể giới thiệunhờ gửi tới bác sĩ khámđiều trị Đơn vị: Ngƣời thân quen trung gian Chung Không có và không có ý định tìm 53,4 Chƣa có, nhƣng sẽ tìm hiểu nếu cần thiết 18,5 Có và đã nhờ vả rồi 9,6 Có và sẽ nhờ khi cần thiết 10,7 Có nhƣng thấy không cần thiết, không nên 5,1 Không có, không cần, cứ có tiền là ổn hết 2,7 Tổng 100,0 N 335 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015. Theo Bảng 1, hơn một nửa (56,1) bệnh nhân không có ngƣời quen trung gian để nhờ giới thiệu và cũng không có ý định tìm hoặc cho rằng “cứ có tiền là ổn hết”. Chỉ có khoảng 20 BN trong mẫu khảo sát “có và đã nhờ vả rồi” hoặc “có và sẽ nhờ khi cần thiết”. Hơn nữa, tỷ lệ BNNN cho rằng hiện tại họ chƣa có “quan hệ thân quen” nhƣng cũng sẽ tìm kiếm nếu việc đó cần thiết và mang lại hiệu quả cao đối với quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện (chiếm tỷ lệ gần 15 BNNN trong mẫu khảo sát). Trong bối cảnh khám chữa bệnh tại bệnh viện công hiện nay, một tỷ lệ rất nhỏ BNNN có quan hệ quen Đặng Kim Khánh Ly 54 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn biết nhƣng cho rằng không cần thiết và không nên sử dụng quan hệ thân quen trong tiế p cận dịch vụ tại bệnh viện. Khi phỏng vấn sâu trƣờng hợp nhóm BN tuân thủ quy trình khám chữa bệnh mặc dù có quan hệ thân quen thì một số đƣợc xếp vào nhóm bệ nh nhân mới đến khám. Tôi bị đau đầu vừa đến khám chờ từ sáng nay, tôi nghĩ mình cứ x ếp hàng đúng theo lượt, ai cũng có người thân chen ngang thì những người khác chờ đến bao giờ. Bản thân tôi cũng có người thân quen bác sĩ ở đây, nhưng tôi cũng không thích phiề n hà nên không nhờ vả và tôi nghĩ cũng không nên. (Nữ, BN, 39 tuổi) Theo tuyến điều trị, bệnh nhân ngoại trú là nhóm có mối quan hệ quen biế t trong bệnh viện nhiều nhất, với tỷ lệ 28,4, tiếp đến là nhóm bệnh nhân mới đến đang trong quá trình chờ kết quả khám hoặc vừa tới cấp cứu (17,9). Nhóm nội trú là nhóm có tỷ lệ mối quan hệ quen biết trong bệnh viện thấp nhất (15,1) (theo số liệu khảo sát của tác giá năm 2015). Tôi được bác sĩ chỉ định vào viện nằm trước một ngày trước mổ, nhưng nhờ có quen nên họ cho thuốc về dùng trước, sáng hôm sau vào sớm phẫu thuật. (Nam, BN, 57 tuổi) Mình ở xa nên xin nằm viện luôn, chứ nhiều bệnh nhân giống mình, họ gần đây họ xin về nhà điều trị, vả lại thấy họ có quen biết điều dưỡng, nên có khi họ nhờ điều dưỡng về điều trị tại nhà cho họ luôn thì phải. (Nữ, BN, 48 tuổi) Biểu đồ 1. BNNN đánh giá về mức độ thực hiện các hình thức KCB Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015. Bên cạnh đó, khoảng 35,3 số BNNN đƣợc hỏi đã có sự “vận dụng” thƣờ ng xuyên và thỉnh thoảng những mạng lƣới xã hội khi thực hiện quy trình KCB tại bệnh viện. Nó 83.0 6.9 9.3 9.9 28.4 16.7 3.3 18.5 26.6 29.6 29.3 3.6 16.7 18.2 0 20 40 60 80 100 Theo đúng trình tự và hƣớng dẫn của nhân viên y tế Có ngƣời quen giới thiệu, gửi gắm Kết hợp cả hai Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ KBKMTL Đặng Kim Khánh Ly 55 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn đƣợc thể hiện ở việc BNNN nhờ cậy ngƣời thân quen là bác sĩ hay cán bộ quản lý củ a bệnh viện để tác động (giới thiệu, gửi gắm) tới bác sĩ và điều dƣỡng viên đang điều trị cho mình (Biểu đồ 1). Trong khi hầu hết BNNN thƣờng xuyên tuân thủ đúng quy trình khám chữa bệnh (83) thì cũng có tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân thƣờng xuyên hay thỉnh thoảng nhờ cậy mối quan hệ quen biết trong khám chữa bệnh tại bệnh viện. Hiện tƣợng này vẫn thƣờng xảy ra ở các bệnh viện công, nơi thƣờng xuyên bị quá tả i, còn BN và NN thì luôn có tâm lý muốn “đƣợc việc” và cố gắng tìm đến những sự hỗ trợ thông qua quan hệ quen biết. Hiện tƣợng này đã trở thành một “văn hóa” không chính thứ c trong tiếp cận dịch vụ KCB hiện nay ở các bệnh viện, cả công và tƣ. Thông tin định tính dƣới đây cũng minh họa phần nào cho số liệu định lƣợng nêu trên. Ở đâu mà quen biết chả hơn hả cô, có người quen trong bệnh vi ện mình cũng yên tâm hơn, các khâu khám xét, chụp chiếu nếu có người quen cũng dễ dàng và nhanh hơn, chưa nói nếu có vấn đề gì mình có một chỗ dựa để hỏi thông tin. (Nam, BN, 37 tuổi, công chức, đô thị tỉnh khác) Có người quen biết để nhờ vả trong viện thì bệnh nhân sẽ nhàn hơn, được bác sĩ quan tâm hơn, bác sĩ nắm bắt rõ bệnh tình của bệnh nhân hơn thì sẽ rất tốt chứ. (Nam, BN, 54 tuổi, nông nghiệp, nông thôn) Nhƣ vậy, tỷ lệ ngƣời bệnh có sử dụng mối quan hệ quen biết không cao trên tổng số bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân đƣợc khảo sát, và chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệ nh nhân ngoại trú. Nhƣng dƣờng nhƣ khi ngƣời bệnh đã có mối quan hệ quen biết thì họ gần nhƣ sẽ sử dụng triệt để mối quan hệ này để tiếp cận dịch vụ CSSK tại bệnh viện. 2.3. Các giai đoạn người bệnh sử dụng quan hệ thân quen trong tìm kiếm dịch vụ CSSK tại bệnh viện công Khi tìm hiểu bệnh nhân thƣờng sử dụng những mối quan hệ quen biết ở bƣớ c nào trong quy trình khám chữa bệnh, nghiên cứu thu đƣợc kết quả trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Nhận định của bác sĩ, điều dƣỡng viên, nhân viên y tế và BNNN về các giai đoạn ngƣời bệnh thƣờng sử dụng mối quan hệ quen biết trong KCB Đơn vị: Các giai đoạn sử dụng quan hệ quen biết Đánh giá từ phía BNNN Đánh giá từ phía bác sĩđiều dƣỡng viên, nhân viên y tế 1. Các thủ tục khám, nhập viện 27,5 47,1 2. Xét nghiệm, chụp chiếu 11,0 28,9 3. Lựa chọn bác sĩ khám 17,3 21,5 4. Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật 20,0 17,5 5. Mua thuốc 5,1 0,6 6. Lựa chọn cơ sở vật chất 9,8 11,7 7. Quá trình điều trị nội trú 11,6 11,7 8. Phụ thuộc nhu cầu ngƣời bệnh 19,1 6,8 9. Tất cả giai đoạn 16,5 20,6 10. Không biết KMTL 19,1 8,3 N 335 325 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015. Đặng Kim Khánh Ly 56 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Có thể thấy nhóm BNNN cùng chung nhận định với bác sĩ, điều dƣỡng viên và nhân viên y tế khi cho rằng giai đoạn làm thủ tục khám, nhập viện có tỷ lệ cao nhất (27,5) và tỷ lệ thấp nhất là giai đoạn mua thuốc (5,1) (ở nhóm bác sĩ tỷ lệ này cũng cao nhất 47,1 và thấp nhất là 0,6). Tuy nhiên, tỷ lệ cao thứ hai theo quan điểm của bệnh nhân là giai đoạn lựa chọn bác sĩ điều trị, phẫu thuật. Thứ ba, 19,1 ngƣời bệnh cho rằng còn phụ thuộc nhu cầu của ngƣời bệnh và 19,1 cảm thấy khó trả lời và không biết. Còn với nhóm bác sĩ thì giai đoạn xét nghiệm, chụp chiếu (28,9), thứ tƣ là giai đoạn lựa chọn bác sĩ khám (21,5). Lý do là các khâu làm thủ tục khám và xét nghiệm là tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình KCB. Quen biết để nhờ vả thường là các đối tượng như bệnh nhân đã điều trị nhiều lầ n. Bệnh của họ thường là mãn tính nên phải thường xuyên liên hệ với bác sĩ điều trị để tư vấn sự tiến triển của bệnh tật. Tuy nhiên, số đông vẫn là người nhà của cán bộ y tế vẫn được ưu ái hơn. Các trường hợp quen biết được ưu tiên trong trong hợp chờ khám bệnh có bệnh nặng cần phải cấp cứu sớm để tránh nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng nề sau cấp cứu. Ngoài ra còn một số đối tượng ưu tiên như trẻ em,... Ngoài các đối tượng trên còn có người nhà của cán bộ y tế. Họ chiếm số đông, họ được ưu tiên ở các lĩnh vực khám sức khỏe ban đầu, điều trị nội và ngoạ i trú bệnh viện. Mặc dù thuốc thang hay phác đồ điều trị đều là tối ưu và phù hợp vớ i tất cả các bệnh nhân. (Nữ, điều dƣỡng viên, 29 tuổi) Về mặt ưu điểm bệnh nhân sẽ được khám bệnh với tâm lý thoải mái hơn các bệnh nhân khác, được ưu tiên vào phòng dịch vụ mặc dù vẫn phải bỏ tiền ra. (Nữ, điều dƣỡng viên, 29 tuổi) Bệnh nhân quen biết được ưu tiên xếp hàng lấy số và làm thủ tục ban đầu, và chọn bác sĩ khám chữa. (Nam, điều dƣỡng viên, 32 tuổi) Bệnh nhân có người quen thường được ưu tiên ở các xét nghiệm lâm sàng. (Nữ, điều dƣỡng viên, 33 tuổi) Theo thuyết trao đổi...

Trang 1

QUAN HỆ XÃ HỘI VỚI HÀNH VI TÌM KIẾM CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGUỜI DÂN

TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY

ĐẶNG KIM KHÁNH LY*

Tóm tắt: Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) công, liệu quan hệ xã hội có

mối liên hệ gì với hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân tại bệnh viện hiện nay? Kết quả nghiên cứu tại một bệnh viện công ở Hà Nội cho thấy khoảng 1/4 số bệnh nhân (hoặc người nhà) trong mẫu khảo sát đã sử dụng “quan hệ thân quen” khi tiếp cận dịch vụ tại bệnh viện công để thu được những lợi ích nhất định Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hành vi sử dụng mối quan hệ này đang tạo ra bất bình đẳng trong quá trình tiếp cận hệ thống CSSK của người dân tại bệnh viện công hiện nay

Từ khóa: chăm sóc sức khỏe, hành vi tìm kiếm sức khỏe, quan hệ thân quen, bệnh

viện công

Nhận bài:10/12/2017; Gửi phản biện: 10/1/2018; Duyệt đăng: 14/2/2018

1 Dẫn nhập

Ở Việt Nam, hệ thống CSSK đang có những bước tiến bộ nhanh chóng, song vẫn tồn tại khoảng cách ngày càng lớn giữa các nhóm xã hội về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, CSSK Sự quá tải của các bệnh viện tuyến trung ương trong những năm gần đây đã làm tăng áp lực trong công tác chăm sóc, điều trị, trong khi cơ chế thị trường lại có ảnh hưởng đến đạo đức của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế ở một số bệnh viện hiện nay (Đặng Kim Khánh Ly, 2016) Điều này dẫn đến sự khác biệt về hành vi tìm kiếm các dịch vụ CSSK tại bệnh viện của những nhóm xã hội khác nhau Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hẹ giữa các yếu tố tác động đến sức khỏe con người như điều kiẹ n vật chất, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như nhận thức và hành vi CSSK của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời Nhưng đặc biệt, trong gần một thập kỷ qua, một số nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện ra sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội nói chung tới việc giảm tỷ lệ tử vong trong y tế Có ý kiến cho rằng quan hệ xã hội có thể đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân với vấn đề sức khỏe và CSSK của các cá

Trang 2

Ở Việt Nam, dư luận xã hội ngày càng có nhiều ý kiến đa chiều về các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện công, cùng với hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong ngành y tế như vấn đề giá thuốc, viện phí, trình độ chuyên môn, đạo đức ngành y, bảo hiểm y tế, tình trạng bệnh tật gia tăng v.v (Đặng Kim Khánh Ly, 2016) Vậy trong hệ thống CSSK, liệu quan hệ xã hội có mối liên hệ và ảnh hưởng thế nào đến hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK của người dân tại bệnh viện hiện nay

Trong khuôn khổ bài viết, các phân tích sẽ tập trung nhận diện tần suất và mô tả các giai đoạn mà người dân có sử dụng mối “quan hệ thân quen” khi khám chữa bệnh tại bệnh viện, từ đó đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mối quan hệ thân quen tới quá trình tiếp cận các dịch vụ CSSK của người dân trong môi trường bệnh viện công hiện nay

Số liệu của bài viết được rút ra từ cuộc khảo sát trường hợp của tác giả tại một bệnh viện công ở Hà Nội vào năm 2015 Đây là một nghiên cứu ẩn danh địa bàn nghiên cứu, với dung lượng mẫu khảo sát định lượng bằng bảng hỏi, bao gồm 335 bệnh nhân (BN) và người nhà bệnh nhân (NN) (gọi chung là nhóm sử dụng dịch vụ) (trong đó, nội trú là 215, ngoại trú là 85 và mới đến khám là 35); 325 bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế (gọi chung là nhóm cung cấp dịch vụ) tại bệnh viện, kết hợp với 20 phỏng vấn sâu (5 bệnh nhân, 5 NN, 5 bác sĩ và 5 điều dưỡng viên) tại bệnh viện công tuyến trung ương Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (với nhóm khách thể là bác sỹ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế của bệnh viện) và mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (với nhóm khách thể là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân)

2 Quan hệ thân quen trong tiếp cận các dịch vụ CSSK tại bệnh viện công

2.1 Một số khái niệm

Quan hệ thân quen

Quan hệ “thân quen” với người có vị thế trong bộ máy quản lý hành chính hoặc dịch vụ công vốn tồn tại trong các xã hội truyền thống vẫn giữ vai trò nhất định trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay Quan hệ này từng được dư luận lan truyền trong dân gian dưới dạng nhiều thành ngữ, ngạn ngữ như: “nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế” (thời bao cấp) Theo ngôn ngữ xã hội học thì quan hệ này được xem

như một loại vốn xã hội hay mạng lưới xã hội mà người dân có thể vận dụng để trao đổi

trong mọi hoàn cảnh

Mạng lưới xã hội được hiểu như là một cấu trúc xã hội giữa các cá nhân, là những phương thức mà người ta liên kết với nhau thông qua những tương đồng xã hội đa dạng từ các mối quan hệ xã giao cho đến mối quan hệ thân tộc Hoàng Bá Thịnh (2009) cho rằng mạng lu ới xã hội có thể được phân chia thành mạng lu ới xã hội vi mô (quan hệ xã hội trong các nhóm nhỏ) và mạng lu ới xã hội vĩ mô (quan hệ xã hội trong các nhóm lớn, cộng đồng, xã hội)

Trong quá trình tìm kiếm dịch vụ CSSK, một trong những vai trò cơ bản và quan trọng của mạng lưới xã hội chính là vai trò cung cấp vật chất, vốn chịu ảnh hưởng từ các

Trang 3

mối quan hệ tình cảm, và phần lớn sự giúp đỡ đến từ các thành viên trong gia đình Trong trường hợp này, mạng lưới xã hội thường là những mạng sơ cấp, những người thân trong gia đình giúp đỡ về tiền bạc và vật chất Vai trò thứ hai là sự giúp đỡ về thông tin Phần lớn những thông tin được chia sẻ và cung cấp là về phương pháp, cách thức và địa điểm chữa trị Đối với những người bệnh nặng, những quan hệ xã hội thân quen còn cung cấp thông tin về dịch vụ y tế, thường thì sự hiểu biết về các loại hình dịch vụ được thiết lập thông qua quan hệ quen biết được người dân khá tin tưởng

Trong quá trình khám chữa bệnh, người Việt Nam lại thường nói “có bệnh thì vái tứ

phương”, tức là người ta sẽ tận dụng mọi cơ hội, mọi quan hệ sẵn có trong mạng lưới xã hội

của mình để tìm kiếm các dịch vụ CSSK Mạng lưới xã hội trong trường hợp này có thể có vai trò cung cấp vật chất, mà trước hết là từ những người thân trong gia đình (giúp đỡ về tiền bạc, vật chất) Thứ hai là trợ giúp về tinh thần và thông tin, động viên thăm hỏi và chia sẻ thông tin về phương pháp, thầy thuốc, địa điểm chữa trị

Trong phạm vi bài viết, khái niệm “quan hệ thân quen” được thao tác là mạng lưới xã hội của nhóm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được sử dụng dựa trên yếu tố tình cảm của họ hàng, người thân, bạn bè và quen biết xã giao với nhân viên y tế, bác sỹ tại bệnh viện nhằm kết nối với các dịch vụ CSSK tại bệnh viện mà có thể tuân theo hoặc không tuân theo quy trình quy định trong tiếp cận các dịch vụ tại bệnh viện Tuy nhiên, trong thực tế, có những mối quan hệ thân quen bắt nguồn trên cơ sở lợi ích kinh tế, nhưng tại nghiên cứu này chưa có cơ hội đo lường khái niệm thân quen dựa trên yếu tố đó

Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe là việc chăm sóc nhằm duy trì, điều chỉnh và phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo ra trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho con người, là một nhiệm vụ không những của ngành y tế mà còn của mọi ngành, mọi cấp, của toàn xã hội và của bản thân mỗi người dân Thông thường, chăm sóc sức khỏe có ba cấp độ Ở cấp độ thứ nhất - CSSK ban đầu, bao gồm những chăm sóc thiết yếu về sức khỏe cho mọi người dân dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành đơn giản, có cơ sở khoa học được chấp nhận về mặt xã hội CSSK ban đầu được thực hiện ở tuyến cơ sở và tại nhà do các thầy thuốc thực hành đa khoa đảm nhiệm CSSK ở cấp độ thứ hai đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật cao hơn, thực hiện ở tuyến quận/huyện CSSK ở cấp độ ba dành cho trường hợp bệnh phức tạp, khó khăn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, được thực hiện trong các cơ sở y tế lớn ở tuyến tỉnh, thành phố, vùng liên tỉnh hoặc trung ương

Nhìn chung, khái niệm chăm sóc sức khỏe là khái niệm có nội hàm rộng hơn so với

khái niệm hành vi sức khỏe Nó bao gồm các hoạt động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe và chữa trị khi đau ốm (Hoàng Bá Thịnh, 2010)

Thao tác khái niệm chăm sóc sức khỏe vận dụng vào bài viết dừng ở tiếp cận CSSK ở cấp độ ba, tương ứng với việc chữa trị khi đau ốm của người dân tại bệnh viện công tuyến trung ương

Hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trang 4

Hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK là một trong các chuỗi hành vi của con người trong quá trình thực hiện hoạt động CSSK Những hành vi này đều hướng đến một động cơ chung của con người là có được sức khỏe tốt nhất trong các hoàn cảnh Nó được thực hiện thông qua các hoạt động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, tìm kiếm sức khỏe và chữa trị khi ốm đau Như vậy, khái niệm hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK có nội hàm tương tự với khái niệm hành vi CSSK, nhưng khái niệm này nhấn mạnh cụ thể việc tìm kiếm các dịch vụ y tế trong bệnh viện một cách chính xác, thuận lợi và đạt hiệu quả điều trị cao nhất để người dân có thể tiếp cận nhằm nâng cao hay phục hồi sức khỏe của bản thân hay người nhà của họ

Một cách khái quát, hành vi tìm kiếm các dịch vụ CSSK là hành vi CSSK bao gồm toàn bộ các cách ứng xử của con người trong quá trình tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế nhằm tăng cường, phòng chống và điều trị bệnh tật Các hành vi tìm kiếm sức khỏe phản ánh sự nhận thức về các giá trị, chuẩn mực về sức khỏe Tùy thuộc vào quan niệm của con người về sức khỏe, bệnh tật như thế nào thì sẽ có hành vi tìm kiếm các dịch vụ y tế tương ứng

(Hoàng Bá Thịnh, 2010; Nguyễn Quý Thanh và cộng sự, 2016: 210)

2.2 Tần suất người bệnh sử dụng quan hệ thân quen trong tìm kiếm dịch vụ CSSK tại bệnh viện công

Theo kết quả khảo sát, trong số 335 BN/NN được hỏi, có 25,4% cho biết họ có những mối quan hệ quen biết với các bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế trong bệnh viện Nhóm BN/NN này sẽ có cơ hội sử dụng sự quen biết đó trong quy trình tiếp cận các dịch vụ CSSK Còn lại 74,6% BN/NN sẽ tiếp cận dịch vụ mà không có các cơ hội này Vậy các BN/NN sử dụng các quan hệ quen biết này như thế nào trong quá trình tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện?

Bảng 1 Tỷ lệ BN/NN có người quen khác có thể giới thiệu/nhờ gửi tới bác sĩ khám/điều trị

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015

Theo Bảng 1, hơn một nửa (56,1%) bệnh nhân không có người quen trung gian để nhờ giới thiệu và cũng không có ý định tìm hoặc cho rằng “cứ có tiền là ổn hết” Chỉ có khoảng 20% BN trong mẫu khảo sát “có và đã nhờ vả rồi” hoặc “có và sẽ nhờ khi cần thiết” Hơn nữa, tỷ lệ BN/NN cho rằng hiện tại họ chưa có “quan hệ thân quen” nhưng cũng sẽ tìm kiếm nếu việc đó cần thiết và mang lại hiệu quả cao đối với quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện (chiếm tỷ lệ gần 1/5 BN/NN trong mẫu khảo sát) Trong bối cảnh khám chữa bệnh tại bệnh viện công hiện nay, một tỷ lệ rất nhỏ BN/NN có quan hệ quen

Trang 5

biết nhưng cho rằng không cần thiết và không nên sử dụng quan hệ thân quen trong tiếp cận dịch vụ tại bệnh viện Khi phỏng vấn sâu trường hợp nhóm BN tuân thủ quy trình khám chữa bệnh mặc dù có quan hệ thân quen thì một số được xếp vào nhóm bệnh nhân mới đến khám

Tôi bị đau đầu vừa đến khám chờ từ sáng nay, tôi nghĩ mình cứ xếp hàng đúng theo lượt, ai cũng có người thân chen ngang thì những người khác chờ đến bao giờ Bản thân tôi cũng có người thân quen bác sĩ ở đây, nhưng tôi cũng không thích phiền hà nên không nhờ vả và tôi nghĩ cũng không nên

(Nữ, BN, 39 tuổi)

Theo tuyến điều trị, bệnh nhân ngoại trú là nhóm có mối quan hệ quen biết trong bệnh viện nhiều nhất, với tỷ lệ 28,4%, tiếp đến là nhóm bệnh nhân mới đến đang trong quá trình chờ kết quả khám hoặc vừa tới cấp cứu (17,9%) Nhóm nội trú là nhóm có tỷ lệ mối quan hệ quen biết trong bệnh viện thấp nhất (15,1%) (theo số liệu khảo sát của tác giá năm 2015)

Tôi được bác sĩ chỉ định vào viện nằm trước một ngày trước mổ, nhưng nhờ có quen nên họ cho thuốc về dùng trước, sáng hôm sau vào sớm phẫu thuật

(Nam, BN, 57 tuổi)

Mình ở xa nên xin nằm viện luôn, chứ nhiều bệnh nhân giống mình, họ gần đây họ xin về nhà điều trị, vả lại thấy họ có quen biết điều dưỡng, nên có khi họ nhờ điều dưỡng về điều trị tại nhà cho họ luôn thì phải

(Nữ, BN, 48 tuổi)

Biểu đồ 1 BN/NN đánh giá về mức độ thực hiện các hình thức KCB

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015

Bên cạnh đó, khoảng 35,3% số BN/NN được hỏi đã có sự “vận dụng” thường xuyên và thỉnh thoảng những mạng lưới xã hội khi thực hiện quy trình KCB tại bệnh viện Nó

Trang 6

được thể hiện ở việc BN/NN nhờ cậy người thân quen là bác sĩ hay cán bộ quản lý của bệnh viện để tác động (giới thiệu, gửi gắm) tới bác sĩ và điều dưỡng viên đang điều trị cho mình (Biểu đồ 1) Trong khi hầu hết BN/NN thường xuyên tuân thủ đúng quy trình khám chữa bệnh (83%) thì cũng có tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân thường xuyên hay thỉnh thoảng nhờ cậy mối quan hệ quen biết trong khám chữa bệnh tại bệnh viện

Hiện tượng này vẫn thường xảy ra ở các bệnh viện công, nơi thường xuyên bị quá tải, còn BN và NN thì luôn có tâm lý muốn “được việc” và cố gắng tìm đến những sự hỗ trợ thông qua quan hệ quen biết Hiện tượng này đã trở thành một “văn hóa” không chính thức trong tiếp cận dịch vụ KCB hiện nay ở các bệnh viện, cả công và tư Thông tin định tính dưới đây cũng minh họa phần nào cho số liệu định lượng nêu trên

Ở đâu mà quen biết chả hơn hả cô, có người quen trong bệnh viện mình cũng yên tâm hơn, các khâu khám xét, chụp chiếu nếu có người quen cũng dễ dàng và nhanh hơn, chưa nói nếu có vấn đề gì mình có một chỗ dựa để hỏi thông tin

(Nam, BN, 37 tuổi, công chức, đô thị tỉnh khác)

Có người quen biết để nhờ vả trong viện thì bệnh nhân sẽ nhàn hơn, được bác sĩ quan tâm hơn, bác sĩ nắm bắt rõ bệnh tình của bệnh nhân hơn thì sẽ rất tốt chứ

(Nam, BN, 54 tuổi, nông nghiệp, nông thôn) Như vậy, tỷ lệ người bệnh có sử dụng mối quan hệ quen biết không cao trên tổng số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được khảo sát, và chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân ngoại trú Nhưng dường như khi người bệnh đã có mối quan hệ quen biết thì họ gần như sẽ sử dụng triệt để mối quan hệ này để tiếp cận dịch vụ CSSK tại bệnh viện

2.3 Các giai đoạn người bệnh sử dụng quan hệ thân quen trong tìm kiếm dịch vụ CSSK tại bệnh viện công

Khi tìm hiểu bệnh nhân thường sử dụng những mối quan hệ quen biết ở bước nào trong quy trình khám chữa bệnh, nghiên cứu thu được kết quả trình bày trong Bảng 2

Bảng 2 Nhận định của bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế và BN/NN về các giai đoạn người bệnh thường sử dụng mối quan hệ quen biết trong KCB

Trang 7

Có thể thấy nhóm BN/NN cùng chung nhận định với bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế khi cho rằng giai đoạn làm thủ tục khám, nhập viện có tỷ lệ cao nhất (27,5%) và tỷ lệ thấp nhất là giai đoạn mua thuốc (5,1%) (ở nhóm bác sĩ tỷ lệ này cũng cao nhất 47,1% và thấp nhất là 0,6%) Tuy nhiên, tỷ lệ cao thứ hai theo quan điểm của bệnh nhân là giai đoạn lựa chọn bác sĩ điều trị, phẫu thuật Thứ ba, 19,1% người bệnh cho rằng còn phụ thuộc nhu cầu của người bệnh và 19,1% cảm thấy khó trả lời và không biết Còn với nhóm bác sĩ thì giai đoạn xét nghiệm, chụp chiếu (28,9%), thứ tư là giai đoạn lựa chọn bác sĩ khám (21,5%) Lý do là các khâu làm thủ tục khám và xét nghiệm là tốn

nhiều thời gian nhất trong quy trình KCB

Quen biết để nhờ vả thường là các đối tượng như bệnh nhân đã điều trị nhiều lần Bệnh của họ thường là mãn tính nên phải thường xuyên liên hệ với bác sĩ điều trị để tư vấn sự tiến triển của bệnh tật Tuy nhiên, số đông vẫn là người nhà của cán bộ y tế vẫn được ưu ái hơn Các trường hợp quen biết được ưu tiên trong trong hợp chờ khám bệnh có bệnh nặng cần phải cấp cứu sớm để tránh nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng nề sau cấp cứu Ngoài ra còn một số đối tượng ưu tiên như trẻ em, Ngoài các đối tượng trên còn có người nhà của cán bộ y tế Họ chiếm số đông, họ được ưu tiên ở các lĩnh vực khám sức khỏe ban đầu, điều trị nội và ngoại trú bệnh viện Mặc dù thuốc thang hay phác đồ điều trị đều là tối ưu và phù hợp với tất cả các bệnh nhân

(Nữ, điều dưỡng viên, 29 tuổi)

Về mặt ưu điểm bệnh nhân sẽ được khám bệnh với tâm lý thoải mái hơn các bệnh nhân khác, được ưu tiên vào phòng dịch vụ mặc dù vẫn phải bỏ tiền ra

(Nữ, điều dưỡng viên, 29 tuổi)

Bệnh nhân quen biết được ưu tiên xếp hàng lấy số và làm thủ tục ban đầu, và chọn bác sĩ khám chữa

(Nam, điều dưỡng viên, 32 tuổi)

Bệnh nhân có người quen thường được ưu tiên ở các xét nghiệm lâm sàng

(Nữ, điều dưỡng viên, 33 tuổi) Theo thuyết trao đổi xã hội, mối quan hệ của con người được hình thành bằng cách sử dụng một phân tích chi phí - lợi ích chủ quan và so sánh các lựa chọn thay thế Cụ thể, lý thuyết trao đổi nhấn mạnh đến việc phân tích hành vi xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi lợi ích (Lê Ngọc Hùng, 2011) Vậy những người sử dụng quan hệ xã hội (BN/NN) để tiếp cận dịch vụ, họ chỉ có một mong muốn là được tiếp cận dịch vụ nhanh nhất, tốt nhất Còn những người hỗ trợ người bệnh tiếp cận dịch vụ (bác sỹ, nhân viên y tế hay bên thứ 3 là người thân quen của BN) chỉ có một hoạt động trao đi đổi lại trong phạm vi họ được có những chi phí ngầm, hoặc họ được cảm giác tôn trọng, hoặc được cảm thấy sự trách nhiệm của mình với những giá trị văn hóa mà xã hội kỳ vọng cho họ Do đó, trong trường hợp này, phân tích từ phía BN/NN, họ sẽ quyết định sử dụng việc có người quen, điển hình là trong quá trình làm thủ tục vì tính khả thi, được chấp nhận sẽ cao hơn

Trang 8

mà chi phí, thời gian và công sức sẽ ít hơn Giai đoạn mua thuốc hay lựa chọn phòng bệnh đã đơn giản hơn sau khi xác định đúng bệnh nhờ các bác sĩ có chuyên môn Nhưng cũng phải thừa nhận rằng các thủ tục hành chính trong bệnh viện công chiếm quá nhiều thời gian, nên tất yếu dẫn đến hiện tượng lạm dụng mối quan hệ thân quen này Đây cũng là một điều đáng suy nghĩ trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong các bệnh viện công hiện nay.

2.4 Đánh giá của các nhóm xã hội về tác động của quan hệ thân quen với hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK của người bệnh

Để thêm phần khách quan và đa chiều hơn trong nhìn nhận về quan điểm của việc sử dụng mối quan hệ thân quen khi KCB, bài viết sẽ phân tích một số đặc điểm mà quan hệ thân quen tác động đến BN thông qua đánh giá từ hai nhóm người cung cấp dịch vụ và nhóm người sử dụng dịch vụ Trước hết, từ góc nhìn của những người cung cấp dịch vụ, gần một nửa (43,5%) các bác sĩ và điều dưỡng cho rằng đây là điều bình thường, vì ai cũng có người thân và có lúc cần nhờ cậy Tiếp đến, 30,6% cho rằng việc này chấp nhận được nhưng chỉ nhờ khi thực sự quan trọng và 20,4% cho rằng đây là điều bình thường vì không thường xuyên và cũng không ảnh hưởng đến ai Chỉ có 2,4% cho rằng không nên và 0,9% cho rằng cần nghiêm cấm Có thể thấy, các bác sĩ, điều dưỡng dường như đã quá quen thuộc với việc bệnh nhân sử dụng quan hệ quen biết trong môi trường bệnh viện (Bảng 3)

Bảng 3 Quan điểm của bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế về gửi BN quen biết, theo vị trí công tác

Bình thường vì điều này không thường xuyên và không ảnh hưởng

Chấp nhận được, nhưng chỉ nên nhờ khi thật sự quan trọng 19,3 36,3 30,6

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015

Rõ ràng là từ góc nhìn của các bác sĩ và điều dưỡng viên, có nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng quan hệ thân quen để tiếp cận dịch vụ CSSK, nhưng hầu hết đều

cho rằng việc nhờ cậy thông qua quen biết là bình thường và có thể chấp nhận được Có

63,3% các bác sĩ cho rằng việc nhờ vả mối quan hệ quen biết là chuyện bình thường; 19,1% chấp nhận nhưng “chỉ nên nhờ khi thật sự quan trọng”; 11,0% bác sĩ coi những mối quan hệ như vậy bình thường và không có ảnh hưởng Chỉ có 4,6% cho rằng không nên và chỉ có 1,8% cho là nên nghiêm cấm Giống các bác sĩ, nhiều điều dưỡng viên và

Trang 9

nhân viên y tế cũng cho đó là chuyện bình thường, nhưng với tỷ lệ thấp hơn Nhiều nhất, 36,3% cho rằng chấp nhận được, nhưng chỉ nên nhờ khi thực sự quan trọng, tiếp đến là 33,5% coi đó là bình thường vì ai cũng có người thân quen Thứ ba là 25,1% cho rằng đây là điều bình thường vì không thường xuyên và không ảnh hưởng đến bệnh nhân khác Và chỉ có 1,4% điều dưỡng và kỹ thuật viên cho rằng điều này là không nên và 0,5% cho rằng nên nghiêm cấm

Biểu đồ 2 Thái độ của BN/NN khi một số bệnh nhân khác sử dụng quan hệ quen biết trong khi khám chữa bệnh

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015

Bên cạnh những lợi ích cá nhân mà quan hệ thân quen mang lại, việc sử dụng các quan hệ quen biết này cũng tạo nên những hạn chế trong tiếp cận dịch vụ CSSK đối với các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khác Theo đánh giá từ phía nhóm sử dụng dịch vụ, trong số 335 người bệnh và người nhà bệnh nhân tham gia khảo sát, tỷ lệ lớn nhất (41%) cho rằng việc sử dụng các quan hệ quen biết để khám chữa bệnh là điều bình thường và phổ biến ở khắp mọi nơi Tiếp đến là 30% không quan tâm vì không thấy có ảnh hưởng gì đến mình Chỉ có 12% cảm thấy rất khó chịu vì như vậy là không công bằng với các bệnh nhân khác và chỉ có 7% cảm thấy khó chịu vì ảnh hưởng đến bản thân và nhiều người khác Có 9% cho rằng chỉ nên nhờ khi bệnh tật thật sự cần kíp Có vẻ như là phản ứng của đa số BN và NN không thực sự mạnh mẽ Họ có sự sẻ chia, thông cảm khi một số bệnh nhân sử dụng mối quan hệ quen biết để gửi gắm bác sĩ khi khám chữa bệnh Khoảng 1/5 số BN khác có thái độ không đồng tình và cho rằng mọi BN cần được tiếp cận dịch vụ bình đẳng như nhau (Biểu đồ 2)

Trong tình hình như vậy, hiện tượng sử dụng quan hệ thân quen trong tiếp cận dịch vụ CSSK tại bệnh viện có ảnh hưởng như thế nào tới các bệnh nhân khác, chúng ta thử xem xét các dữ liệu định tính và định lượng dưới đây từ góc nhìn của nhóm người cung cấp dịch vụ

Trang 10

Trong ngành y của chúng tôi, nên phân biệt rõ việc gửi gắm bệnh nhân vì điều này được chấp nhận trong y khoa, các bác sĩ có thể nhờ đồng nghiệp khám, chẩn đoán thêm cho bệnh nhân của mình khi họ thấy cần thiết vì mục tiêu cải thiện tình trạng của người bệnh, còn việc nhờ vả quen biết để chen ngang khi không cần thiết lại là hai việc tách bạch nhau

(Nữ, bác sĩ, 34 tuổi)

Ở môi trường nào mà chả có nhờ vả quen biết, môi trường này cũng không tránh khỏi, nhưng nói thật lòng, dù người bệnh có quen hay không quen thì chúng tôi cũng làm hết khả năng chuyên môn để cứu chữa cho người bệnh

(Nam, bác sĩ, 53 tuổi)

Nếu có mối quan hệ quen biết thì chỉ có lợi thôi Tại vì như thế này, khi một người bệnh đang có bệnh lý mà có người bác sĩ thân quen để nhờ tư vấn hỏi han mọi vấn đề về sức khỏe của mình thì tốt cho bệnh nhân Thế còn về phía bác sĩ thì mình nắm bắt được tình hình của bệnh nhân một cách tốt nhất thì có thể đưa ra được những phác đồ điều trị tốt nhất

(Nữ, bác sĩ, 48 tuổi)

Thì theo tôi đối với bác sĩ thì việc nhờ vả này khiến họ cảm thấy khó chịu, có tâm lý không tốt Còn người bệnh được nhờ thì sẽ có thái độ ỷ lại, luôn có tư tưởng nhờ cậy, sẽ được ưu ái nhanh hơn người khác mà không nghĩ cảm giác bị chen ngang của bệnh nhân khác

(Nữ, bác sĩ, 33 tuổi)

Bảng 4 Bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế nhận định về ảnh hưởng của hiện tượng gửi bệnh nhân quen biết

Gây tâm lý bức xúc cho BN vì có người chen ngang do quen biết 119 36,6

Không ảnh hưởng gì, vẫn tiến hành khám chữa bình thường 101 31,1

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2015

Số liệu định lượng và định tính nêu trên đều có kết quả phản ánh tương đồng nhau, hơn 50% bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế nhận thấy hiện tượng gửi gắm có ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân không có quen biết Trong đó, 36,6% cho rằng hiện tượng này gây tâm lý bức xúc vì có người chen ngang do quen biết 13,5% cho rằng hiện tượng đó khiến bệnh nhân thấy không có bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ và 7,1% cho rằng làm mất thời gian chờ đợi của bệnh nhân khác Bên cạnh đó, 31,1% ý kiến lại

Ngày đăng: 26/04/2024, 00:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan