Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Kinh tế 168 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Châu Thị Ngọc Thùy1, Trần Minh Hiếu1 Tóm tắt: Động lực học tập là một trong những yếu tố chính yếu và quan trọng tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên tại Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát từ 378 sinh viên tại tám khoa của trường cho thấy có bảy yếu tố trực tiếp tác động đến động lực học tập của sinh viên tại trường Đại học An Giang bao gồm môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình, hoàn thiện bản thân, chương trình đào tạo, công tác sinh viên, cơ sở vật chất và chất lượng giảng viên. Trong các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên, yếu tố môi trường học tập có mức ảnh hưởng cao nhất. Đồng thời, hai yếu tố chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo có ảnh hưởng thấp nhất. Từ khoá: động lực học tập, sinh viên, Trường Đại học An Giang 1. Đặt vấn đề Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học An Giang có tổng số 3.194 sinh viên nhập học. Tuy nhiên, năm học 2022 - 2023, có 2.234 sinh viên làm thủ tục nhập học. Số lượng sinh viên có giảm so với năm học trước nhưng vẫn tạo áp lực cho cán bộ quản lí cấp trường, cấp khoa làm thế nào để giúp sinh viên đạt kết quả cao trong suốt quá trình học tập. Kết quả học tập là một trong những yếu tố phản ánh những gì sinh viên đạt được trong suốt quá trình học tập đại học. Theo thống kê từ Phòng Đào tạo của Trường Đại học An Giang về việc xử lí học vụ đối với những trường hợp sinh viên học kém, ở học kì 1 năm học 2021 -2022, tất cả các lớp trong toàn trường có tổng cộng 671 trường hợp sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập và 84 trường hợp thuộc diện buộc thôi học. Đối với số liệu thống kê của học kì 2, kết quả lại tăng nhiều hơn so với học kì 1, tổng cộng có 412 sinh viên thuộc diện cảnh báo học vụ, và có đến 491 trường hợp sinh viên buộc thôi học. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với những người làm công tác giáo dục ở Trường Đại học An Giang, đặc biệt là những người quản lí cấp Khoa cũng như cố vấn học tập các lớp. Trường và Khoa phải tìm được nguyên nhân dẫn đến việc một số sinh viên có kết quả học tập kém cũng như các yếu tố để tạo hứng thú học tập cho sinh viên, nâng cao kết quả học tập của sinh viên để năm học 2022-2023, tỉ lệ sinh viên thuộc diện xử lí học vụ phải giảm so với năm học 2021-2022. Có được động lực và định hướng học tập đúng đắn, sinh viên mới có thể hình thành niềm đam mê học tập để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Xuất phát từ tình hình trên, nhóm thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố nào tác động trực tiếp đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học An Giang trong 1. Thạc sĩ, Trường Đại học An Giang- Đại học Quốc gia TP. HCM 169CHÂU THỊ NGỌC THUǣ - TRҪN MINH HIẾU cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhóm tác giả có những đề xuất giải pháp hữu ích cho trường và khoa nhằm tạo động lực cho sinh viên trong học tập thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0. Đồng thời, có những đề xuất đến cố vấn học tập nhằm theo dõi tiến độ học tập của sinh viên để số lượng sinh viên thuộc diện cảnh báo học vụ ngày càng giảm. 2. Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết về động lực học tập của sinh viên Để đánh giá việc học tập của sinh viên, kết quả học tập là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh thành quả của sinh viên trong quá trình học tập của bản thân. Để có kết quả học tập như mong muốn, sinh viên phải xác định được động lực học tập đúng đắn. Có được động lực học tập, sinh viên mới có được hứng thú học tập, tiếp thu những kiến thức mong muốn để có được việc làm phù hợp để hoàn thiện bản thân. Theo Murphy và Alexander (2000), động lực là một quá trình nhằm tác động, xác định và duy trì phương hướng để thực hiện hành động một cách xuyên suốt. Động lực là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy con người hành động để đạt được nhu cầu của bản thân. Không hình thành được động lực, con người không thể thoả mãn mục đích của bản thân. Hơn nữa, theo Pintrich (2003), động lực chính là cảm hứng thôi thúc chúng ta hành động. Tella và nhóm tác giả cho rằng con người hình thành động lực của bản thân thông qua sự hài lòng trong công việc và sự bảo lãnh của tổ chức. Đồng thời, nghiên cứu của Kinman (2001) đã phát hiện rằng động lực của cá nhân chủ yếu được tạo ra bởi sự kích thích trực tiếp từ sự tự nỗ lực bên trong, hoặc bởi sự khơi gợi từ môi trường bên ngoài. Khi bàn luận về động lực học tập của sinh viên, Tucker và Zayco (2002) cho rằng động lực là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả học tập của sinh viên, và tất cả yếu tố khác chỉ có thể tác động đến thành tích trong học tập vì chúng ảnh hưởng đến động lực. Lee (2010) cũng đồng tình với quan điểm trên và cho rằng “động lực học tập là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của sinh viên”. Theo Ullah và cộng sự (2013), động lực học tập là cam kết để đạt điểm cao trong học tập và đặc biệt là gặt hái được kiến thức có giá trị để có thể phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Cũng theo Ullah, không có động lực học tập đúng đắn, sinh viên sẽ không có đam mê, nhiệt tình, nhu cầu và thiếu sự nhận thức về trách nhiệm trong việc học tập. Sinh viên sẽ xao nhãng việc học hoặc học một cách miễn cưỡng, đối phó, dẫn đến việc kiến thức và kĩ năng tiếp thu được sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu có động lực học tập đúng đắn, sinh viên sẽ thích thú và tích cực trong học tập, do đó sẽ đóng góp vào sự thành công của người học. Theo Tough (1982), thành tích học tập của sinh viên không những được đánh giá thông qua bảng điểm học tập của học phần, mà còn thông qua việc cải thiện kĩ năng ra quyết định, định hướng cơ hội nghề nghiệp, thể hiện được khả năng của bản thân. Khi xem xét những yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên, có nhiều 170CÁC YẾU TỐ TÁC ĐӜNG ĐẾN ĐӜNG LӴC HỌC TẬP CỦA SINH VIÇN... nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gia tăng động lực của sinh viên trong quá trình học tập. Theo Pintrich (2003), các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên bao gồm quy mô lớp học, thái độ hỗ trợ của giảng viên trong quá trình truyền đạt kiến thức và động lực bên trong của sinh viên. Nhằm thúc đẩy động lực của sinh viên để đạt kết quả cao trong học tập thì giảng viên nên khuyến khích môi trường học tập trong lớp học có tính chất xây dựng bằng cách tổ chức các buổi tham luận, thảo luận, tạo môi trường học tập mang tính chất hợp tác và làm việc theo nhóm. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến việc sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, trang bị đầy đủ công nghệ hiện đại để theo đuổi việc học tập và khơi gợi sự phản hồi từ sinh viên. Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên tại Đại học Utara Malaysia”, nhóm tác giả Misiran và cộng sự (2016) cho thấy yếu tố thuộc về lớp học, gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến động lực học tập của sinh viên, trong đó yếu tố thuộc về gia đình và bạn bè bị chi phối bởi yếu tố liên quan đến lớp học. Nghiên cứu của Meşe và Sevilen (2021) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên EFL” cho thấy trong quá trình học tập trực tuyến, sinh viên bị giảm động lực học tập vì không có nhiều hứng thú với nội dung và tài liệu của khóa học, thiếu sự kiểm soát của giảng viên dẫn đến việc mất kỉ luật tự giác để tuân thủ khóa học, hạn chế kĩ năng giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau và thiếu không gian yên tĩnh để hoàn thành quá trình học trực tuyến. Bên cạnh đó, Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) trong nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ” cho thấy có hai loại động lực chi phối việc học tập của sinh viên kinh tế, đó là giao tiếp xã hội và hoàn thiện tri thức. Bài viết cũng chỉ ra, sự hài lòng của sinh viên về các phương diện học tập có tác động tích cực đến động lực học tập của sinh viên, trong đó phần lớn là hoạt động phong trào, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, điều kiện học tập, môi trường học tập. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập ngoại ngữ của học viên” (2020) của nhóm tác giả Schiller và Dorner chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến động lực học tập của đối tượng là học viên học ngoại ngữ chính là tính cụ thể của mục tiêu học tập. Trong nghiên cứu “Đặc điểm tính cách của giảng viên và động lực của sinh viên”, Khalilzadeh và Khodi (2021) cho thấy sự tận tình và nhiệt huyết của giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến động lực tiếp thu kiến thức của sinh viên. Trong nghiên cứu “Động lực học tập khi có sự ảnh hưởng từ hỗ trợ xã hội và học tập tự điều chỉnh dựa trên kết quả học tập”, Solichin và cộng sự (2021) chỉ ra rằng hai yếu tố thuộc về động lực học tập bao gồm sự hỗ trợ từ xã hội và tự điều chỉnh học tập có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên. Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan động lực học tập, có sự thiếu nhất trí về khung lí thuyết để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường đại học. Nguyên nhân của việc thiếu nhất trí có thể do không gian và đối lượng 171CHÂU THỊ NGỌC THUǣ - TRҪN MINH HIẾU nghiên cứu khác nhau. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả nhận thấy cần thực hiện nghiên cứu này để xác định đúng đắn các yếu tổ ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học An Giang phù hợp với tình hình thực tế của trường. 2.2. Mô hình nghiên cứu và thang đo 2.2.1. Mô hình nghiên cứu Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên và tình hình thực tế của sinh viên đang học tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh (QTKD), Trường Đại học An Giang, tác giả đề ra mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm bảy yếu tố sẽ tác động đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD: hoàn cảnh gia đình; hoàn thiện bản thân; chương trình đào tạo; công tác sinh viên; môi trường học tập; chất lượng giảng viên; và cơ sở vật chất. Hoàn cảnh gia đình Công tác sinh viên Hoàn thiện bản thân Môi trường học tập Chương trình đào tạo Chất lượng giảng viên Cơ sở vật chất Động lực học tập của sinh viên Hình 1. Mô hình nghiên cứu 2.2.2. Thang đo nghiên cứu và các giả thuyết Thang đo nghiên cứu được xây dựng thông qua tổng quan nền tảng lí thuyết về động lực học tập, công trình nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề động lực trong học tập của sinh viên hay các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong học tập của sinh viên ở một số trường trong và ngoài nước. Thang đo được thiết kế căn cứ vào nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh phù hợp, thiết kế thành bản hỏi sau khi phỏng vấn một số sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD của Trường Đại học An Giang. 2.2.2.1. Thang đo về hoàn cảnh gia đình Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính là gia đình. Yếu tố gia đình bao gồm hoàn cảnh gia đình và sự mong đợi từ gia đình. Trong xã hội, có những hoàn cảnh gia đình khác nhau. Những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ phải lao động cật lực để trang trải học phí cho con em mình. Cũng có những 172CÁC YẾU TỐ TÁC ĐӜNG ĐẾN ĐӜNG LӴC HỌC TẬP CỦA SINH VIÇN... trường hợp các em mồ côi cha hoặc mẹ, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Chính hoàn cảnh khó khăn đã thôi thúc sinh viên phải tập trung vào việc học, phấn đấu học giỏi để sau khi tốt nghiệp các em có thể tìm được công việc với mức lương cao, giúp gia đình thoát khỏi sự nghèo khổ, giảm sự vất vả của cha mẹ. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp hoàn cảnh gia đình có điều kiện để lo đầy đủ vật chất, cha mẹ hay ông bà chỉ mong sinh viên đạt kết quả cao, mang lại niềm tự hào cho gia đình. Xuất phát từ sự mong đợi của gia đình, sinh viên phải cố gắng học và học đạt kết quả cao để gia đình có thể hãnh diện với mọi người xung quanh. Giả thuyết H1: Yếu tố hoàn cảnh gia đình có tác động cùng chiều với động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.2. Hoàn thiện bản thân Yếu tố hoàn thiện bản thân còn được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, với gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Klein và cộng sự (2006) cho thấy rằng, yếu tố bản thân sinh viên, cụ thể là việc sinh viên có xác định mục tiêu học tập rõ ràng ngay từ ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học sẽ góp phần ảnh hưởng đến động lực học tập. Bản thân sinh viên cảm thấy việc có việc làm ổn định, phù hợp, có thể phát huy được những gì lĩnh hội trong quá trình học tập, đạt được mức lương mà có thể tự lo cho bản thân, thậm chí lo cho gia đình. Đây chính là sự tự khẳng định bản thân là người có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời, tự khẳng định bản thân thể hiện qua việc học tập xuất sắc, đạt kết quả cao cũng chính là động lực để sinh viên học tập nghiêm túc. Giả thuyết H2: Yếu tố hoàn thiện bản thân có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.3. Công tác sinh viên Công tác sinh viên bao gồm các nội dung như kết quả đánh giá điểm rèn luyện, chế độ chính sách, chế độ học bổng, giải quyết khiếu nại tố cáo, trợ giúp sinh viên trong học tập và rèn luyện… Bài viết này tập trung vào chế độ học bổng dành cho sinh viên. Mỗi học kì, nhà trường đều phát hành công văn phát học bổng khuyến khích học tập hay các học bổng từ các nhà tài trợ. Học bổng dành cho sinh viên thường có giới hạn, những sinh viên đứng đầu danh sách lớp về kết quả học tập và rèn luyện luôn được ưu tiên nhận học bổng. Chính yếu tố này là động lực thúc đẩy sinh viên học tập nghiêm túc mang lại kết quả cao để có thể nhận được những suất học bổng giá trị. Giả thuyết H3: Yếu tố công tác sinh viên có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.4. Chất lượng giảng viên Giảng viên là những người trực tiếp truyền cảm hứng học tập và sáng tạo, truyền đạt kiến thức chuyên môn và giúp định hướng nghề nghiệp tương lai để sinh viên xác định mục tiêu và động lực học tập đúng đắn, để biết cách mài giũa và luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Theo Williams (2011), ở bậc đại học, nếu giảng viên là người có năng lực giảng dạy, phương pháp sư phạm, thái độ quan tâm đúng đắn đến sinh viên sẽ 173CHÂU THỊ NGỌC THUǣ - TRҪN MINH HIẾU góp phần thúc đẩy động lực học tập. Do đó, giảng viên phải là người đi đầu trong nhiệm vụ giảng dạy, phải có chuẩn mực đạo đức và trình độ chuyên môn, lấy lợi ích của sinh viên làm trung tâm, luôn có sự công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đồng thời, mỗi giảng viên cần phải tự điều chỉnh, trau dồi và thể hiện chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, giảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên cập nhật kiến thức để nắm bắt được những thay đổi trong lĩnh vực mình giảng dạy cũng như bồi dưỡng những kiến thức thực tế trong xã hội để giúp sinh viên lĩnh hội đầy đủ kiến thức không những về lí thuyết từ nhà trường mà còn cả những vấn đề thực tế. Giả thuyết H4: Yếu tố chất lượng giảng viên có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.5. Chương trình đào tạo Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy niềm đam mê học tập của sinh viên. Đối với một ngành học, chương trình đào tạo không được thường xuyên cập nhật theo nhu cầu xã hội, dẫn đến việc có học phần không phù hợp với ngành học. Đồng thời, có những học phần bị trùng lắp về nội dung, đặc biệt đối với các ngành bên lĩnh vực kinh tế, nếu không có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, sẽ không tạo được hứng thú cho sinh viên, dẫn đến việc sinh viên sẽ chán, không còn động lực để học tập đạt kết quả như mong muốn. Giả thuyết H5: Yếu tố chương trình đào tạo có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.6. Môi trường học tập Yếu tố môi trường học tập bao gồm quy mô lớp học, mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, mối quan hệ giữa sinh viên với nhau. Nếu một nhóm học có quy mô khá lớn, giảng viên khó có thể bao quát tất cả sinh viên. Chính điều này dẫn đến việc giảng viên không thể kiểm soát trường hợp sinh viên không tập trung vào bài giảng, điều này khiến sinh viên lơ là việc học tập. Đồng thời, sinh viên có thể hỗ trợ việc học tập cho nhau thể hiện qua việc giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ kinh nghiệm học tập để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Một giảng viên tận tâm với nghề biết giúp đỡ những sinh viên khó khăn thông qua việc biết lắng nghe tâm tư của sinh viên trong việc học tập, giải đáp tất cả thắc mắc của sinh viên cũng như chỉ ra những hạn chế mà sinh viên gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức. Từ những suy luận trên, ta thấy một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của sinh viên. Giả thuyết H6: Yếu tố môi trường học tập có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên. 2.2.2.7. Cơ sở vật chất Việc trang bị đầy đủ và chất lượng cơ sở vật chất hỗ trợ việc học tập của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động lực học tập. Cụ thể, việc cung cấp đầy 174CÁC YẾU TỐ TÁC ĐӜNG ĐẾN ĐӜNG LӴC HỌC TẬP CỦA SINH VIÇN... đủ máy tính ở các phòng thực hành và phần mềm hỗ trợ một số kiến thức chuyên ngành để sinh viên được thoả mãn niềm đam mê thực hành dành cho nhóm các học phần Tin học ứng dụng, Kinh tế lượng, Thị trường chứng khoán... Bên cạnh việc trang bị phòng thực hành, thư viện là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ việc học tập của sinh viên. Thư viện phải thường xuyên cập nhật và bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với chuyên ngành. Đồng thời, việc cung cấp trang thiết bị hỗ trợ việc học như mạng wifi ở các toà nhà, dụng cụ thí nghiệm, phòng tự học… sẽ giúp sinh viên tự mở rộng kiến thức, nghiên cứu cũng như được thoả niềm đam mê thực hành những gì được tiếp thu trong quá trình học tập. Sau giờ học, để giảm áp lực nghiên cứu và học tập và để rèn luyện sức khoẻ, sinh viên cần một nơi ở trường để tham gia các hoạt động thể thao. Việc trang bị đầy đủ sơ sở vật chất sẽ tạo được sự yên tâm và động lực để sinh viên thoả sức thể hiện bản thân để học tập tốt cũng như rèn luyện thân thể. Giả thuyết H7: Yếu tố cơ sở vật chất có tác động cùng chiều với động lực học tập của sinh viên. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp: phương pháp hỗn hợp sẽ bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng....
Trang 1CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Châu Thị Ngọc Thùy 1 , Trần Minh Hiếu 1
Tóm tắt: Động lực học tập là một trong những yếu tố chính yếu và quan trọng
tác động đến kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên tại Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả khảo sát từ 378 sinh viên tại tám khoa của trường cho thấy có bảy yếu tố trực tiếp tác động đến động lực học tập của sinh viên tại trường Đại học An Giang bao gồm môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình, hoàn thiện bản thân, chương trình đào tạo, công tác sinh viên, cơ sở vật chất và chất lượng giảng viên Trong các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên, yếu tố môi trường học tập có mức ảnh hưởng cao nhất Đồng thời, hai yếu tố chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo có ảnh hưởng thấp nhất.
Từ khoá: động lực học tập, sinh viên, Trường Đại học An Giang
1 Đặt vấn đề
Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học An Giang có tổng số 3.194 sinh viên nhập học Tuy nhiên, năm học 2022 - 2023, có 2.234 sinh viên làm thủ tục nhập học Số lượng sinh viên có giảm so với năm học trước nhưng vẫn tạo áp lực cho cán bộ quản lí cấp trường, cấp khoa làm thế nào để giúp sinh viên đạt kết quả cao trong suốt quá trình học tập Kết quả học tập là một trong những yếu tố phản ánh những gì sinh viên đạt được trong suốt quá trình học tập đại học
Theo thống kê từ Phòng Đào tạo của Trường Đại học An Giang về việc xử lí học
vụ đối với những trường hợp sinh viên học kém, ở học kì 1 năm học 2021 -2022, tất cả các lớp trong toàn trường có tổng cộng 671 trường hợp sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập và 84 trường hợp thuộc diện buộc thôi học Đối với số liệu thống kê của học kì 2, kết quả lại tăng nhiều hơn so với học kì 1, tổng cộng có 412 sinh viên thuộc diện cảnh báo học vụ, và có đến 491 trường hợp sinh viên buộc thôi học Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với những người làm công tác giáo dục ở Trường Đại học An Giang, đặc biệt là những người quản lí cấp Khoa cũng như cố vấn học tập các lớp Trường và Khoa phải tìm được nguyên nhân dẫn đến việc một số sinh viên có kết quả học tập kém cũng như các yếu tố để tạo hứng thú học tập cho sinh viên, nâng cao kết quả học tập của sinh viên để năm học 2022-2023, tỉ lệ sinh viên thuộc diện xử lí học vụ phải giảm so với năm học 2021-2022 Có được động lực và định hướng học tập đúng đắn, sinh viên mới
có thể hình thành niềm đam mê học tập để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội Xuất phát từ tình hình trên, nhóm thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố nào tác động trực tiếp đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học An Giang trong
1 Thạc sĩ, Trường Đại học An Giang- Đại học Quốc gia TP HCM
Trang 2cách mạng công nghiệp 4.0 Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhóm tác giả có những đề xuất giải pháp hữu ích cho trường và khoa nhằm tạo động lực cho sinh viên trong học tập thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0 Đồng thời, có những đề xuất đến cố vấn học tập nhằm theo dõi tiến độ học tập của sinh viên để số lượng sinh viên thuộc diện cảnh báo học vụ ngày càng giảm
2 Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lí thuyết về động lực học tập của sinh viên
Để đánh giá việc học tập của sinh viên, kết quả học tập là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh thành quả của sinh viên trong quá trình học tập của bản thân Để
có kết quả học tập như mong muốn, sinh viên phải xác định được động lực học tập đúng đắn Có được động lực học tập, sinh viên mới có được hứng thú học tập, tiếp thu những kiến thức mong muốn để có được việc làm phù hợp để hoàn thiện bản thân
Theo Murphy và Alexander (2000), động lực là một quá trình nhằm tác động, xác định và duy trì phương hướng để thực hiện hành động một cách xuyên suốt Động lực
là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy con người hành động để đạt được nhu cầu của bản thân Không hình thành được động lực, con người không thể thoả mãn mục đích của bản thân Hơn nữa, theo Pintrich (2003), động lực chính là cảm hứng thôi thúc chúng ta hành động Tella và nhóm tác giả cho rằng con người hình thành động lực của bản thân thông qua sự hài lòng trong công việc và sự bảo lãnh của tổ chức Đồng thời, nghiên cứu của Kinman (2001) đã phát hiện rằng động lực của cá nhân chủ yếu được tạo ra bởi sự kích thích trực tiếp từ sự tự nỗ lực bên trong, hoặc bởi sự khơi gợi từ môi trường bên ngoài
Khi bàn luận về động lực học tập của sinh viên, Tucker và Zayco (2002) cho rằng động lực là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả học tập của sinh viên, và tất cả yếu tố khác chỉ có thể tác động đến thành tích trong học tập
vì chúng ảnh hưởng đến động lực Lee (2010) cũng đồng tình với quan điểm trên và cho rằng “động lực học tập là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của sinh viên” Theo Ullah và cộng sự (2013), động lực học tập là cam kết để đạt điểm cao trong học tập và đặc biệt là gặt hái được kiến thức có giá trị để có thể phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Cũng theo Ullah, không có động lực học tập đúng đắn, sinh viên sẽ không có đam mê, nhiệt tình, nhu cầu và thiếu sự nhận thức về trách nhiệm trong việc học tập Sinh viên sẽ xao nhãng việc học hoặc học một cách miễn cưỡng, đối phó, dẫn đến việc kiến thức và kĩ năng tiếp thu được sẽ bị hạn chế Ngược lại, nếu có động lực học tập đúng đắn, sinh viên sẽ thích thú và tích cực trong học tập, do đó sẽ đóng góp vào sự thành công của người học
Theo Tough (1982), thành tích học tập của sinh viên không những được đánh giá thông qua bảng điểm học tập của học phần, mà còn thông qua việc cải thiện kĩ năng ra quyết định, định hướng cơ hội nghề nghiệp, thể hiện được khả năng của bản thân Khi xem xét những yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên, có nhiều
Trang 3nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gia tăng động lực của sinh viên trong quá trình học tập Theo Pintrich (2003), các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên bao gồm quy mô lớp học, thái độ hỗ trợ của giảng viên trong quá trình truyền đạt kiến thức và động lực bên trong của sinh viên Nhằm thúc đẩy động lực của sinh viên để đạt kết quả cao trong học tập thì giảng viên nên khuyến khích môi trường học tập trong lớp học có tính chất xây dựng bằng cách tổ chức các buổi tham luận, thảo luận, tạo môi trường học tập mang tính chất hợp tác và làm việc theo nhóm Ngoài ra, cũng cần xem xét đến việc sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, trang bị đầy đủ công nghệ hiện đại để theo đuổi việc học tập và khơi gợi sự phản hồi từ sinh viên Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên tại Đại học Utara Malaysia”, nhóm tác giả Misiran và cộng sự (2016) cho thấy yếu tố thuộc
về lớp học, gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến động lực học tập của sinh viên, trong đó yếu tố thuộc về gia đình và bạn bè bị chi phối bởi yếu tố liên quan đến lớp học Nghiên cứu của Meşe và Sevilen (2021) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên EFL” cho thấy trong quá trình học tập trực tuyến, sinh viên bị giảm động lực học tập vì không có nhiều hứng thú với nội dung và tài liệu của khóa học, thiếu sự kiểm soát của giảng viên dẫn đến việc mất kỉ luật tự giác để tuân thủ khóa học, hạn chế kĩ năng giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau và thiếu không gian yên tĩnh để hoàn thành quá trình học trực tuyến Bên cạnh đó, Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) trong nghiên cứu
“Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ” cho thấy có hai loại động lực chi phối việc học tập của sinh viên kinh tế,
đó là giao tiếp xã hội và hoàn thiện tri thức Bài viết cũng chỉ ra, sự hài lòng của sinh viên về các phương diện học tập có tác động tích cực đến động lực học tập của sinh viên, trong đó phần lớn là hoạt động phong trào, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, điều kiện học tập, môi trường học tập
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập ngoại ngữ của học viên” (2020) của nhóm tác giả Schiller và Dorner chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến động lực học tập của đối tượng là học viên học ngoại ngữ chính là tính cụ thể của mục tiêu học tập Trong nghiên cứu “Đặc điểm tính cách của giảng viên
và động lực của sinh viên”, Khalilzadeh và Khodi (2021) cho thấy sự tận tình và nhiệt huyết của giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến động lực tiếp thu kiến thức của sinh viên Trong nghiên cứu “Động lực học tập khi có sự ảnh hưởng từ hỗ trợ xã hội và học tập tự điều chỉnh dựa trên kết quả học tập”, Solichin và cộng sự (2021) chỉ ra rằng hai yếu tố thuộc về động lực học tập bao gồm sự hỗ trợ từ xã hội và tự điều chỉnh học tập có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan động lực học tập, có sự thiếu nhất trí về khung lí thuyết để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường đại học Nguyên nhân của việc thiếu nhất trí có thể do không gian và đối lượng
Trang 4nghiên cứu khác nhau Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả nhận thấy cần thực hiện nghiên cứu này để xác định đúng đắn các yếu tổ ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học An Giang phù hợp với tình hình thực tế của trường
2.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo
2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên và tình hình thực tế của sinh viên đang học tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh (QTKD), Trường Đại học An Giang, tác giả đề ra mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm bảy yếu
tố sẽ tác động đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD: hoàn cảnh gia đình; hoàn thiện bản thân; chương trình đào tạo; công tác sinh viên; môi trường học tập; chất lượng giảng viên; và cơ sở vật chất
Hoàn cảnh gia đình
Công tác sinh viên
Hoàn thiện bản thân
Môi trường học tập
Chương trình đào tạo
Chất lượng giảng viên
Cơ sở vật chất
Động lực học tập của sinh viên
Hình 1 Mô hình nghiên cứu
2.2.2 Thang đo nghiên cứu và các giả thuyết
Thang đo nghiên cứu được xây dựng thông qua tổng quan nền tảng lí thuyết về động lực học tập, công trình nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề động lực trong học tập của sinh viên hay các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong học tập của sinh viên ở một số trường trong và ngoài nước
Thang đo được thiết kế căn cứ vào nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh phù hợp, thiết kế thành bản hỏi sau khi phỏng vấn một số sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD của Trường Đại học An Giang
2.2.2.1 Thang đo về hoàn cảnh gia đình
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính là gia đình Yếu tố gia đình bao gồm hoàn cảnh gia đình và sự mong đợi từ gia đình Trong xã hội,
có những hoàn cảnh gia đình khác nhau Những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ phải lao động cật lực để trang trải học phí cho con em mình Cũng có những
Trang 5trường hợp các em mồ côi cha hoặc mẹ, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 vừa qua Chính hoàn cảnh khó khăn đã thôi thúc sinh viên phải tập trung vào việc học, phấn đấu học giỏi để sau khi tốt nghiệp các em có thể tìm được công việc với mức lương cao, giúp gia đình thoát khỏi sự nghèo khổ, giảm sự vất vả của cha mẹ Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp hoàn cảnh gia đình có điều kiện để lo đầy đủ vật chất, cha mẹ hay ông bà chỉ mong sinh viên đạt kết quả cao, mang lại niềm tự hào cho gia đình Xuất phát từ sự mong đợi của gia đình, sinh viên phải cố gắng học và học đạt kết quả cao để gia đình có thể hãnh diện với mọi người xung quanh
Giả thuyết H1: Yếu tố hoàn cảnh gia đình có tác động cùng chiều với động lực học tập của sinh viên
2.2.2.2 Hoàn thiện bản thân
Yếu tố hoàn thiện bản thân còn được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, với gia đình và xã hội Nghiên cứu của Klein và cộng sự (2006) cho thấy rằng, yếu tố bản thân sinh viên, cụ thể là việc sinh viên có xác định mục tiêu học tập
rõ ràng ngay từ ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học sẽ góp phần ảnh hưởng đến động lực học tập Bản thân sinh viên cảm thấy việc có việc làm ổn định, phù hợp, có thể phát huy được những gì lĩnh hội trong quá trình học tập, đạt được mức lương mà có thể
tự lo cho bản thân, thậm chí lo cho gia đình Đây chính là sự tự khẳng định bản thân là người có ích cho gia đình và xã hội Đồng thời, tự khẳng định bản thân thể hiện qua việc học tập xuất sắc, đạt kết quả cao cũng chính là động lực để sinh viên học tập nghiêm túc
Giả thuyết H2: Yếu tố hoàn thiện bản thân có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên.
2.2.2.3 Công tác sinh viên
Công tác sinh viên bao gồm các nội dung như kết quả đánh giá điểm rèn luyện, chế
độ chính sách, chế độ học bổng, giải quyết khiếu nại tố cáo, trợ giúp sinh viên trong học tập và rèn luyện… Bài viết này tập trung vào chế độ học bổng dành cho sinh viên Mỗi học kì, nhà trường đều phát hành công văn phát học bổng khuyến khích học tập hay các học bổng từ các nhà tài trợ Học bổng dành cho sinh viên thường có giới hạn, những sinh viên đứng đầu danh sách lớp về kết quả học tập và rèn luyện luôn được ưu tiên nhận học bổng Chính yếu tố này là động lực thúc đẩy sinh viên học tập nghiêm túc mang lại kết quả cao để có thể nhận được những suất học bổng giá trị
Giả thuyết H3: Yếu tố công tác sinh viên có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên.
2.2.2.4 Chất lượng giảng viên
Giảng viên là những người trực tiếp truyền cảm hứng học tập và sáng tạo, truyền đạt kiến thức chuyên môn và giúp định hướng nghề nghiệp tương lai để sinh viên xác định mục tiêu và động lực học tập đúng đắn, để biết cách mài giũa và luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân Theo Williams (2011), ở bậc đại học, nếu giảng viên là người có năng lực giảng dạy, phương pháp sư phạm, thái độ quan tâm đúng đắn đến sinh viên sẽ
Trang 6góp phần thúc đẩy động lực học tập Do đó, giảng viên phải là người đi đầu trong nhiệm
vụ giảng dạy, phải có chuẩn mực đạo đức và trình độ chuyên môn, lấy lợi ích của sinh viên làm trung tâm, luôn có sự công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên Đồng thời, mỗi giảng viên cần phải tự điều chỉnh, trau dồi và thể hiện chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Ngoài ra, giảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên cập nhật kiến thức để nắm bắt được những thay đổi trong lĩnh vực mình giảng dạy cũng như bồi dưỡng những kiến thức thực tế trong xã hội để giúp sinh viên lĩnh hội đầy đủ kiến thức không những
về lí thuyết từ nhà trường mà còn cả những vấn đề thực tế
Giả thuyết H4: Yếu tố chất lượng giảng viên có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên
2.2.2.5 Chương trình đào tạo
Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy niềm đam mê học tập của sinh viên Đối với một ngành học, chương trình đào tạo không được thường xuyên cập nhật theo nhu cầu xã hội, dẫn đến việc có học phần không phù hợp với ngành học Đồng thời, có những học phần bị trùng lắp về nội dung, đặc biệt đối với các ngành bên lĩnh vực kinh tế, nếu không có sự kết hợp giữa
lí thuyết và thực hành, sẽ không tạo được hứng thú cho sinh viên, dẫn đến việc sinh viên
sẽ chán, không còn động lực để học tập đạt kết quả như mong muốn
Giả thuyết H5: Yếu tố chương trình đào tạo có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên
2.2.2.6 Môi trường học tập
Yếu tố môi trường học tập bao gồm quy mô lớp học, mối quan hệ giữa giảng viên
và sinh viên, mối quan hệ giữa sinh viên với nhau Nếu một nhóm học có quy mô khá lớn, giảng viên khó có thể bao quát tất cả sinh viên Chính điều này dẫn đến việc giảng viên không thể kiểm soát trường hợp sinh viên không tập trung vào bài giảng, điều này khiến sinh viên lơ là việc học tập Đồng thời, sinh viên có thể hỗ trợ việc học tập cho nhau thể hiện qua việc giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ kinh nghiệm học tập để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Một giảng viên tận tâm với nghề biết giúp đỡ những sinh viên khó khăn thông qua việc biết lắng nghe tâm tư của sinh viên trong việc học tập, giải đáp tất cả thắc mắc của sinh viên cũng như chỉ ra những hạn chế mà sinh viên gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức Từ những suy luận trên, ta thấy một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của sinh viên
Giả thuyết H6: Yếu tố môi trường học tập có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên
2.2.2.7 Cơ sở vật chất
Việc trang bị đầy đủ và chất lượng cơ sở vật chất hỗ trợ việc học tập của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động lực học tập Cụ thể, việc cung cấp đầy
Trang 7đủ máy tính ở các phòng thực hành và phần mềm hỗ trợ một số kiến thức chuyên ngành
để sinh viên được thoả mãn niềm đam mê thực hành dành cho nhóm các học phần Tin học ứng dụng, Kinh tế lượng, Thị trường chứng khoán Bên cạnh việc trang bị phòng thực hành, thư viện là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ việc học tập của sinh viên Thư viện phải thường xuyên cập nhật và bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với chuyên ngành Đồng thời, việc cung cấp trang thiết bị hỗ trợ việc học như mạng wifi ở các toà nhà, dụng cụ thí nghiệm, phòng tự học… sẽ giúp sinh viên tự mở rộng kiến thức, nghiên cứu cũng như được thoả niềm đam mê thực hành những gì được tiếp thu trong quá trình học tập Sau giờ học, để giảm áp lực nghiên cứu và học tập và để rèn luyện sức khoẻ, sinh viên cần một nơi ở trường để tham gia các hoạt động thể thao Việc trang bị đầy đủ sơ sở vật chất sẽ tạo được sự yên tâm và động lực để sinh viên thoả sức thể hiện bản thân để học tập tốt cũng như rèn luyện thân thể
Giả thuyết H7: Yếu tố cơ sở vật chất có tác động cùng chiều với động lực học tập của sinh viên
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp: phương pháp hỗn hợp sẽ bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này được thực hiện đối với sinh viên thuộc tám khoa đào tạo tại Trường Đại học An Giang
+ Nghiên cứu định tính: Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu (sinh viên của mỗi khoa (n=20), kết quả nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo chính thức trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu định lượng: Phiếu khảo sát được thiết kế trên bản giấy hoặc Google form, được gửi đến sinh viên cỡ mẫu n = 420 sinh viên của tám Khoa đào tạo tại Trường Đại học An Giang Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành sàng lọc những khảo sát không đạt yêu cầu, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu: 1 kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ
số Cronbach Alpha; 2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và 3 Phân tích hồi quy tuyến tính
3.2 Phương pháp phân tích
Dữ liệu từ các hồi đáp được mã hóa và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm thống
kê SPSS Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang
đo bằng hệ số Cronbach Alpha, nhóm thang đo bằng phương pháp EFA và đánh giá mức
độ tác động của các yếu tố đến động lực học tập của sinh viên bằng phương pháp hồi quy tuyến tính
4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 năm
Trang 82022, bằng việc gửi bảng khảo sát đến sinh viên ở tám khoa đào tạo toàn Trường Đại học
An Giang bằng hình thức gửi bản in trực tiếp và sự hỗ trợ của nền tảng Google Form Kết quả có 378 khảo sát đạt yêu cầu từ 420 phản hồi của sinh viên Kết quả được thống kê theo khoá học, giới tính và ngành học Dữ liệu được tiến hành phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu
Bảng 1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo Khoa đào tạo
Khoa Số lượng sinh viên
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả hồi đáp của sinh viên có đầy đủ ở 8 khoa đào tạo của Trường Đại học An Giang, trong đó số lượng phản hồi nhiều nhất là sinh viên ở Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh với 110 sinh viên; tiếp đến là Khoa Sư phạm với 78 sinh viên, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên có 72 sinh viên phản hồi và thấp nhất là Khoa Ngoại ngữ và Khoa Luật và Khoa học chính trị với 14 và 18 sinh viên tham gia khảo sát
Bảng 2 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo năm học
Năm học Số lượng sinh viên
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả thống kê theo năm học, tham gia vào khảo sát có 172 sinh viên đang theo học năm cuối, 86 sinh viên học năm ba, riêng sinh viên năm nhất đang trong giai đoạn học kì đầu tiên của đại học nên tham gia khảo sát tương đối thấp là 50 sinh viên
Trang 9Bảng 3 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính
Giới tính Số lượng sinh viên
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ kết quả khảo sát
Kết quả thống kê theo giới tính trong 378 phản hồi có 212 sinh viên nữ và 166 sinh viên nam
4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định chất lượng thang đo của các nhân tố trong phương pháp phân tích độ tin cậy Một nhân tố được xem là đạt chất lượng thang đo khi có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tối thiểu 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường có giá trị không bé hơn 0,3 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Kết quả tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha (Bảng 4) cho kết quả tất cả các thang
đo đều đạt yêu cầu, trong đó thang đo được có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là môi trường học tập (Cronbach’s Alpha = 0,847), tiếp đến là thang đo Cơ sở vật chất (Cronbach’s Alpha = 0,815) và chương trình đào tạo (Cronbach’s Alpha = 0,813) và thấp nhất là thang đo Hoàn thiện bản thân (Cronbach’s Alpha = 0,741)
Bảng 4 Kết quả tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha
Hoàn cảnh gia
đình
Tôi được gia đình định hướng trong quá trình học tập
0,798
Tôi được bạn bè góp ý tích cực Bản thân được gia đình động viên trong suốt quá trình học tập
Hoàn cảnh gia đình giúp tôi cố gắng nhiều hơn trong học tập
Hoàn thiện
bản thân
Tôi có thể học tốt hơn nếu tôi cảm thấy xã hội công bằng
0,741
Tôi có thể học tốt hơn nếu tôi biết tôi sẽ có cơ hội tốt hơn
Tôi có khả năng trí tuệ tương đối tốt nên tôi học tập tốt
Tôi đam mê, tìm tòi và nghiên cứu
Trang 10Chương trình
đào tạo
Hài lòng với chuyên ngành đào tạo
0,813
Nội dụng chương trình đào tạo hợp lí
Sự đa dạng trong lựa chọn giờ học, lớp học, giảng viên
Đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Tin tưởng vào phát triển tương lai của ngành học
Công tác sinh
viên
Quy trình đánh giá kết quả điểm rèn luyện rõ ràng
0,782
Giải quyết tốt chế độ chính sách (miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội…), chế độ học bổng
Công tác nội trú, ngoại trú tốt Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tốt
Môi trường
học tập
Không khí lớp học sôi nổi
0,847
Mối quan hệ bạn bè tốt đẹp Các thành viên trong lớp đoàn kết Các hoạt động phong trào của lớp được tổ chức thường xuyên
Sự quan tâm của cố vấn học tập
Chất lượng
giảng viên
Có kiến thức chuyên môn tốt
0,792
Có phương thức truyền đạt sinh động dễ hiểu Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm Quan tâm đến việc học tập của sinh viên Hồi đáp nhanh chóng những đề nghị của sinh viên
Cơ sở vật chất
Phòng học tập, thực hành khang trang
0,815
Trang thiết bị dạy và học hiện đại Quy mô lớp học có số lượng sinh viên hợp lí Giáo trình – tài liệu học tập của mỗi môn học được thông tin đầy đủ
Thư viện của khoa, trường có nguồn tài liệu tham khảo phong phú
Các ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác giảng dạy và học tập tốt
Nguồn: Dữ liệu phân tích từ phần mềm thống kê