1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng di tích thành nhà hồ thanh hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn di tích thành nhà hồ thanh hóa

28 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn di tích Thành nhà Hồ Thanh Hóa
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý Xã hội
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 7,89 MB

Nội dung

Nội dung của công trình nghiên cứu đều trung thực trong quá trình tìm hiểu tại khu di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa thu hoạch được.. Nói đến những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nơi

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

THỰC TRẠNG DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ, THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ THANH HÓA

Học phần: Nghiên cứu khoa học

Mã phách:

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tác giả thực hiện , mọi sốliệu và thông tin sử dụng đều có nguồn gốc, trích dẫn minh bạch Nội dung của công trìnhnghiên cứu đều trung thực trong quá trình tìm hiểu tại khu di tích Thành nhà Hồ, ThanhHóa thu hoạch được Ngoài ra những khái niệm, quy định, khái niệm tác giả sử dụngtrong bài nghiên cứu khoa học đã đều có trích dẫn cụ thể rõ ràng, minh bạch

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MCc LCc

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 4

3 MCc đích và nhiệm vC nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Cấu trúc của đề tài 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ THANH HÓA 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Di tích và phân loại di tích 8

1.1.2 Điều kiện để công nhận di tích 8

1.2 Khái quát di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa 9

1.2.1 Vị trí địa lý 9

1.2.2 Lịch sử hình thành 9

Tiểu kết chương 1 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH TẠI DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ 13

2.1 Thành Nội 13

2.2 Hào Thành 13

2.3 Thực trạng bên trong thành nhà Hồ 14

2.4 La Thành 16

2.5 Đàn tế Nam giao 16

Tiểu kết chương 2 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ- THANH HÓA 17

3.1 Tăng cường những cuộc khảo cổ học tại Thành nhà Hồ 17

Trang 5

3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy di tích Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch

18

3.3 Giáo dCc và tạo nhận thức 19

Tiểu kết chương 3 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

WEBSITE THAM KHẢO 23

PHỤ LỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN 24

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 25

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thanh Hoá - vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay với các nhân tài

vô tùng lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam, là những câu chuyện lịch sử của bao vị anhhùng Không chỉ được biết đến với những truyền thống hiếu học mà Thanh Hóa còn làmột trong số ít tỉnh thành trên Việt Nam được mẹ thiên nhiên ưu ái vừa có biển lại vừa cócảnh quan rừng nguyên sinh Trên địa bàn Thanh Hóa hiện nay đang có vô số các di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với độ hút khách dulịch rất cao Mỗi di tích vừa là nhân chứng lịch sử vừa ẩn chứa trong đó những giá trị vănhóa truyền thống của dân tộc ta Những cảnh quan và di tích cũng đang được các cấpchính quyền, Nhà nước thực hiện công tác bảo tồn và phát huy với mong muốn giữ đượcnhững giá trị lịch sử trong các di tích Nói đến những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnhnơi đây không thể không nhắc đến di tích Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là

di sản văn hóa thế giới Kiến trúc bằng đá Thành Nhà Hồ với vô vàn những ý nghĩa lịch

sử, câu chuyện truyền thuyết, nghệ thuật kiến trúc đang là địa điểm được nhiều người sănđón Thành nhà Hồ là sự kết tinh của sáng tạo, khéo léo, đầu óc thẩm mỹ và tinh tế củacha ông ngày xưa, vô cùng trân quý Đối với người Thanh Hóa, đây là niềm tự hào của họvới công trình kiến trúc bằng đá được thế giới công nhận Trải qua thời gian dài, di tíchThành Nhà Hồ đang bị xuống cấp, công tác tu bổ, tôn tạo và bảo tồn của Thành Nhà Hồcũng đang được thực hiện Để làm rõ Thành Nhà Hồ - tỉnh Thanh Hóa sau hơn 600 nămtồn tại, tác giả chọn đề tài: “ Tìm hiểu khu di tích Thành Nhà Hồ, Thanh Hóa” để nghiêncứu và đánh giá

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Di tích Thành Nhà Hồ đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu tìm hiểu và cho ra những tácphẩm, công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn

Sách “Thành nhà Hồ Thanh Hóa” (Nxb Khoa học Xã Hội, 2011) của PGS.TS Tống TrungTín là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về Thành Nhà Hồ Trong sách tác giả đã hệ thốnglàm 5 phần chính: Vị trí địa lý, lịch sử, quy hoạch tổng thể, cấu trúc các vòng thành và kĩ

Trang 7

thuật xây dựng, những di sản văn hóa trong vùng đệm, giá trị lịch sử-văn hóa Tác giả đãlàm rõ những vấn đề xoay quanh di sản Thành Nhà Hồ cũng như làm nổi bật những giá trịvăn hóa của di tích [4]

Sách “Thành Nhà Hồ- Di sản Thế giới” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ biênsoạn đã hệ thống lại vị trí địa lý, lịch sử, giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc của thành nhà

Hồ Ngoài ra sách cũng hệ thống những tiêu chí mà Thành nhà Hồ được UNESCO ghinhận là Di sản Thế giới [5]

Cùng với đó là vô số những bài nghiên cứu trên các tạp chí như: Từ Ly Cung dến Tây Đô( Tạp chí Nghiên cứu lịch sử 1990) Hồ Qúy Ly và ý thức dân tộc(1992) của Lâm BáNam, Hồ Qúy Ly và nhà Hồ(1992) của Trần Bá Chí cũng đã nghiên cứu giới thiệu vềlịch sử và địa lý của thành nhà Hồ

Nhìn chung những công trình nghiên cứu về Thành Nhà Hồ rất nhiều nhưng đã từ rất lâutrở về trước, hiện nay Thành nhà Hồ có rất nhiều thay đổi nhưng chưa có đề tài nàonghiên cứu làm rõ thực trạng hiện nay của di tích thành Nhà Hồ Vì vậy tác giả mạnh dạntriển khai nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa” để khảo sát vànghiên cứu

3 MCc đích và nhiệm vC nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Từ việc khảo sát thực tế di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa đểnghiên cứu được thực trạng hệ thống kiến trúc của các công trình trong thành từ đó làm rõđược những giá trị của Thành nhà Hồ và đề xuất giải pháp bảo tồn di sản Thành nhà Hồ-Thanh Hóa

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về di sản và khái quát di tích Thành nhà Hồ-Thanh Hóa

- Phân tích đánh giá thực trạng của những hệ thống kiến trúc các công trình tại di tích vànhững điều bí ẩn chưa có lời giải đáp tại Thành nhà Hồ-Thanh Hóa

- Làm rõ những giá trị của di tích Thành nhà Hồ và đề xuất một số giải pháp cho việc bảotồn di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Di tích Thành Nhà Hồ

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Từ 2018-2022

Không gian: Giới hạn địa lý trong Thành Nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục nội dung chính của

đề tài được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích và khái quát di tích Thành nhà Hồ Thanh HóaChương 2: Thực trạng của hệ thống kiến trúc các công trình tại di tích Thành nhà Hồ Chương 3: Đề xuất giải pháp bảo tồn di tích Thành nhà Hồ - TH

Trang 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ THANH HÓA

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Di tích và phân loại di tích

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa vềmặt văn hóa và lịch sử

Di tích được phân loại như sau:

Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân): di tích lịch sử làcông trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địađiểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệthuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn pháttriển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc

Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ có thể hiểu là những di tích và vết tích còn sót lại củaquá khứ được lưu giữ bởi con người để cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu

Danh lam thắng cảnh: Danh lam thắng cảnh là một thuật ngữ được sử dụng trong du lịchhiện đại, biểu thị hoặc là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc là các công trình văn hoá,hoặc có mặt cả hai

1.1.2 Điều kiện để công nhận di tích

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật

Di sản văn hóa sửa đổi 2009, quy định về vấn đề này như sau:

Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc giahoặc của địa phương

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danhnhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địaphương trong các thời kỳ lịch sử

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu

Trang 10

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm

cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật

1.2 Khái quát di tích Thành nhà Hồ, Thanh Hóa

1.2.1 Vị trí địa lý

Thành nhà Hồ nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 45km và cách thủ đô Hà Nội 140km,tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Thành nhà Hồ được xây dựng trên địa hìnhhiểm trở để làm quân sự, xung quanh là những núi non cao trùng điệp và hiểm trở kèmnhững dòng sông nước nhằm phát huy được giao thông đường thủy vừa mang tính chấtchiến lược quân sự chính trị Giống với câu nói “ nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất”,người xưa đã nhìn thấu nên thay vì xây dựng thành ở nơi trung tâm kinh tế thì đã xâydựng ở nơi có địa lý hiểm trở, dựa vào “nhân hòa địa lợi” khiến bao quân địch khiếp sợ.[Phụ lục ảnh 1]

1.2.2 Lịch sử hình thành

Khi ấy Thành nhà Hồ có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyềnthần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 Hồ Quý Ly cũng chính là người lập ra triều đạinhà Hồ vào năm 1400

Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu Mục đích của việc xâythành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa,nhằm lật đổ triều Trần Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là ĐạiNgu Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới

Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly Ông sinh năm Bính Tý (1336), quê ở Đại Lại, VĩnhLộc (nay là Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa) Nhà Hồ do HQL, một đại quý tộc và đạithần nhà Trần thành lập Từ năm 1371, HQL, khi đó mang họ Lê, được tham gia triềuchính nhà Trần, được vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái

là công chúa Huy Ninh Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do Thượng hoàng TrầnNghệ Tông quyết định Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng HQL nên khi về già thường ủythác mọi việc cho HQL quyết định Dần dần binh quyền của HQL ngày một lớn Năm

1394 Trần Nghệ Tông mất, HQL được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, nắm

Trang 11

trọn quyền hành trong nước Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa vàgiết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly truấtngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu (Ngu cónghĩa Yên Vui), lập nên nhà Hồ HQL từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khisáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặtchính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế

độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc khángchiến chống Minh Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, HQL là một nhà cải cách lớnvới một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo Năm 1407 nhà Minh lấy

cớ HQL cướp ngôi nhà Trần, đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta Nhà Hồ đã đánhtrả quyết liệt nhưng vẫn thất bại Bố con HQL bị bắt ngày 17/6/1407 kết thúc 7 năm ngắnngủi của Nhà Hồ Thành Nhà Hồ hay còn được gọi Tây Đô Đây là tòa thành kiên cố vớikiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất,duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lạitrên thế giới Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ thángGiêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một sốđoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn Vị trí thành Nhà Hồ Thành nhà Hồ(hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh

đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ) Thành xây trên địa phận hai thônTây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long,huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Đặc điểm thành Nhà Hồ Thành Tây Đô được xây vàonăm 1397 dưới triều Trần do quyền thần HQL chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ranhà Hồ Theo sử sách, Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờcương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình HQL xây thành làm kinh đômới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏvương triều Trần Tháng 3 năm 1400, vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô

là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô Vì vậy thànhTây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ Các cấu trúc khác như các cung điện,rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao còn được tiếp tục xây dựng và hoàn

Trang 12

thiện cho đến năm 1402 Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòngngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá Vị trí xây thành đặc biệt hiểmyếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ,vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ Như mọi thành quách bấy giờ, thành baogồm thành nội và thành ngoại Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặccùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh Bên trong thành ngoại

là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tâydài 883,5m Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình

2 m x một m x 0,70 m, mặt trong đắp đất Bốn cổng thành theo chính hướng Nam Bắc Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu Trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm

-3 cửa cuốn dài -3-3,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7

m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn) Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị pháhuỷ Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ.Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tựnhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào Trải qua hơn 600 năm, nhữngbức tường thành vẫn đứng vững Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biếnđộng của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ độngbảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền vănminh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong chương 1 tác giả đã khái quát các nội dung về cơ sở lý luận và khái quát

di tích Thành nhà Hồ Tác giả dựa trên kế thừa những nghiên cứu đi trước đã đưa ra một

số khái niệm về di tích, phân loại di tích, điều kiện để được công nhận là di tích và kháiquát Thành nhà Hồ ở các khía cạnh như vị trí địa lý, lịch sử hình thành Dựa vào chương

1 giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu thực trạng hệ thống kiến trúc của Thành nhà Hồ tạichương 2

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH TẠI DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ

2.1 Thành Nội

Về hình dạng, Thành Nội có hình chữ nhật, dài 870,5m theo hướng Bắc-Nam và 883,5mtheo hướng Đông – Tây Thành nhà Hồ có bốn cổng to chính ở 4 hướng Đông – Tây –Nam - Bắc hay còn gọi là tiền – hậu – tả - hữu Phải nói rằng Thành nhà Hồ có trình độ kỹthuật kiến trúc mang tầm đỉnh cao vì toàn bộ các cổng của thành nội đều xây vòm cuốn,

đá xếp thành múi cùng những phiến đá vô cùng hoành tráng Nếu tận mắt chứng kiến, bạn

sẽ không khỏi ngạc nhiên vì kỹ thuật kiến trúc của vòm đá vì các phiến đá to chục tấnnhưng lại được xếp với nhau thành vòm mặc dù không sử dụng những vật liệu kết dính.Thật ngưỡng mộ trí tuệ và sự khéo léo của những người xây nên kiến trúc vòm đá này, chỉdùng kĩ thuật cân bằng và ráp những tảng đá lớn với nhau nhưng lại giữ được hơn 600năm đến ngày nay [Phụ lục ảnh 2]

2.2 Hào Thành

Hào Thành giống như là vòng bảo vệ bên ngoài của di sản thành nhà Hồ Theo tìm hiểucẩu trúc tổng thể của hào thành: Nền gia cố chân thành phía Bắc rộng 40m, phía Nam,Đông, Tây rộng từ 75m đến 80m Hệ thống hào thành với phần lòng hào rộng từ 50m đến55m, sâu từ âm 650cm đến âm 725cm so với cos 0 Lòng hào tứ phía toà thành rộng nhưmột dòng sông con, có độ sâu và hệ thống dẫn thuỷ thông suốt, ổn định Qua cấu trúc này

ta thấy được Hào Thành đã được tính toán thiết kế khá tỉ mỉ để nhằm mục đích là tấmkhiên bảo vệ cho khu vực Thành Nội bên trong Kẻ thù nếu muốn xâm nhập vào Thànhthì phải vượt qua được địa hình hiểm trở của Hào Thành, điều này là rất khó và nguyhiểm vì độ sâu của hệ thống Hào Thành là độ sâu chết người

Qua nhiều năm, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật và khảo sát những hào thành vàphát hiện ra được khá nhiều những mảnh đá dăm nhỏ, gạch ngói vụn ở lòng hào Có mộtvấn đề đã được đặt ra rằng hào thành xuất hiện là tự nhiên hay nhân tạo? Vì có những dấuhiệu địa chất và những di vật khiến người ta cảm thấy hào thành là do tự nhiên hình thànhnên

Trang 14

Hiện nay, hào thành cơ bản đã bị phá hủy một số chỗ do thời gian quá lâu, cảnh quanxung quanh cũng khá hoang sơ Vì thế việc khôi phục lại toàn bộ hào thành và khungcảnh xung quanh để đảm bảo việc lưu thông đường thủy là vô cùng cấp thiết nhằm pháttriển giá trị văn hóa vốn có của nó Ngoài ra, để có thể phát triển du lịch và hút khách đến

di tích để phát huy giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống thì ngoài khu vực hào thành cầnđược khôi phục thì bên trong nội thành cũng phải được tiến hành khôi phục [Phụ lục ảnh3]

2.3 Thực trạng bên trong thành nhà Hồ

Năm 2020 đến năm 2021 đã tiến hành khai quật hơn 25 nghìn mét vuông ở Thành nhà Hồ

và phát hiện được những dấu tích của thời Trần – Hồ, Lê Sơ và Lê Trung Hưng Tổngkiến trúc trung tâm nền Vua các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm 10 kiến trúc nhỏ dài

có tổng diện tích lên đến hơn 16 nghìn mét vuông, chiều dài hơn 200m, chiều rộng 80m.Tổng cụm kiến trúc này đã bao gồm những kiến trúc nhỏ lẻ như hành lang, lối đi, móngcổng của không gian Chính điện trong Thành Điều đặc biệt ở đây là các kiến trúc kết nốivới nhau theo hình chữ “Vương”, “Công” để tạo nên khối tổng cụm kiến trúc lớn Hiệntrường những hố khai quật tại Thành Nhà Hồ xuất hiện kết cấu móng cột phân bố đềunhau và rộng trải khắp ra xung quanh, còn có cả những kiến trúc nhiều gian [Phụ lục ảnh4] Những dấu tích được phát hiện có niên đại thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng được xâybằng gạch vồ, gói âm dương, móng được dựng bằng gạch ngói vụn

Lòng đất Thành nhà Hồ đang còn vô số nhiều bí mật chưa hé lộ chưa được khai quật, có

lẽ trong tương lai sẽ có những cuộc khảo cổ học lớn hơn được diễn ra tại Thành nhà Hồ,chúng ta cần phải nhanh chóng đẩy mạnh tiến độ khai quật để cùng dựng lại bức tranhlịch sử chân thật nhất làm sâu sắc thêm những giá trị lịch sử và giá trị văn hóa truyềnthống của Việt Nam

Đồng quan điểm, PGS.TS Hán Văn Khẩn cho rằng: Muốn thu hút du khách, phát triển dulịch, phát huy giá trị văn hoá truyền thống thì ngoài khu vực hào thành, chúng ta cần tiếptục đẩy nhanh tiến độ khai quật bên trong nội thành Qua đó, dựng lại bức tranh tổng thể

về lịch sử, môi trường, văn hoá Phần xương sống của di sản với đền đài, cung điện, kiếntrúc lớn đã được sử sách ghi chép, tuy nhiên dấu tích của những công trình này vẫn đang

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w