1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang và một số yếu tố liên quan
Tác giả Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn PGS.TS Đàm Khải Hoàn
Trường học Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y học dự phòng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Y học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (11)
    • 1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp (11)
      • 1.1.1. Định nghĩa (11)
      • 1.1.2. Phân độ (11)
      • 1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp (12)
    • 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam (16)
      • 1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới (16)
      • 1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam (19)
    • 1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (23)
      • 1.3.1. Nhóm yếu tố có sẵn ( yếu tố không thể thay đổi) (23)
      • 1.3.2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi được (25)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.3. Thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang (34)
      • 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu (34)
    • 2.5. Các chỉ số nghiên cứu (35)
      • 2.5.1. Nhóm các chỉ số về thực trạng THA ở người từ 40 tuổi trở lên (35)
      • 2.5.2. Nhóm các chỉ số về các yếu tố liên quan đến THA ở người từ 40 tuổi trở lên (35)
    • 2.6. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin (36)
      • 2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá và định nghĩa biến số (36)
      • 2.6.2. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin (38)
    • 2.7. Phương pháp khống chế sai số (40)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (42)
    • 3.2. Thực trạng tăng huyết áp tại tỉnh Tuyên Quang (43)
    • 3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (47)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (55)
    • 4.1. Thực trạng tăng huyết áp ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại các cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 (55)
      • 4.1.1. Tỷ lệ THA nói chung (55)
      • 4.1.2. THA phân bố theo tuổi (55)
      • 4.1.3. Phân bố THA theo giới (56)
      • 4.1.4. Phân bố THA theo học vấn và nghề nghiệp (57)
      • 4.1.5. Phân bố THA theo các đặc điểm kinh tế hộ gia đình (57)
      • 4.1.6. Phân bố THA theo BMI (57)
    • 4.2. Các yếu tố liên quan đến THA của đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại các cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 (58)
      • 4.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân, chỉ số nhân trắc với tình trạng mắc tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (58)
      • 4.2.2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố lối sống của đối tượng nghiên cứu (59)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân, chỉ số nhân trắc với tình trạng mắc tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .... Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các

TỔNG QUAN

Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp

Theo tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [39]

Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ- BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) con số huyết áp thu được sau khi thực hiện đo huyết áp đúng cách, sẽ xác định huyết áp của người đó bằng bảng sau [5]:

Bảng 1.1 Phân độ huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế

Phân độ HA Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 và < 80

Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84

Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

* Xác định mức huyết áp có ý nghĩa

Những người có mức huyết áp tối ưu hoặc mức huyết áp bình thường thì nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp

Những người tiền tăng huyết áp có nguy cơ cao chuyển thành tăng huyết áp thực sự, với 20% trường hợp chuyển đổi trong vòng 1 năm Do đó, việc kiểm tra huyết áp định kỳ ít nhất 1 lần/năm là rất quan trọng đối với những người tiền tăng huyết áp để theo dõi chặt chẽ và kịp thời can thiệp, ngăn ngừa biến chứng.

1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp

Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được đúng quy trình Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng phương pháp đo [5]

Bảng 1.2 Phương pháp đo huyết áp

Phương pháp đo Huyết áp tâm thu

1 Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện: đo 2-3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt

2 Đo bằng máy đo huyết áp

Holter 24 giờ (trung bình cả ngày)

3 Đo tại nhà: tự do nhiều lần ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg

*Cách thức đo huyết áp: Sử dụng HA kế thủy ngân, và đo theo các nguyên tắc sau

Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ

Tư thế đo chuẩn: người được đo HA ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, đo thêm HA tư thế đứng nhằm xác định có hạ HA tư thế hay không

Không nói chuyện khi đang đo HA Lần đo đầu tiên, cần đo HA ở cả hai cánh tay, tay nào có con số HA cao hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau Đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút Nếu số đo HA giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút Giá trị HA ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo

Bảng 1.3 Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu

Huyết áp tâm trương (mmHg)

< 130 < 85 Kiểm tra lại trong vòng 2 năm

130-139 85-89 Kiểm tra lại trong vòng 1 năm

140-159 90-99 Khẳng định lại chẩn đoán trong vòng 2 tháng 160-179 100-109 Điều trị và đánh giá lại trong vòng 1 tháng

≥ 180 ≥ 110 Lập tức điều trị và đánh giá ngay

1.1.4 Dự phòng tăng huyết áp Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có HA bình thường cao hoặc tiền sử gia đình THA rõ Tác dụng của phương thức này tương đương với uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều cách thay đổi lối sống Tuy nhiên để đạt được và duy trì được sự thay đổi lối sống là khó khăn, để khắc phục điều này cần nguồn chi phí rất lớn [46]

Bảng 1.4 Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp

Cách thức Khuyến nghị Khoảng HA hạ

Giảm cân nặng Duy trì chỉ khối cân nặng lý tưởng

5-10 mmHg khi giảm mỗi 10kg

Chế độ ăn DASH Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và các loại hòa tan)

Hạn chế muối ăn Giảm muối ăn < 100 mmol/ngày

Vận động thân thể Khuyến khích thể dục nhịp điệu mức độ vừa như đi bộ 30 phút/ngày 4-9 mmHg

Uống chất có cồn điều độ

Nữ < 14 đơn vị/tuần 2-4 mmHg

1.1.5 Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp

* THA nguyên phát: Chiếm 95% tổng số người bệnh THA, cơ chế bệnh sinh của THA nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau có thể gây THA nguyên phát [39]:

1) Tăng hoạt động của thần kinh giao cảm;

2) Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA);

3) Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh THA;

4) Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu

* THA thứ phát: Khoảng 5% người bệnh THA có nguyên nhân rõ ràng:

- THA do bệnh thận và dị dạng máu thận

- Cường aldosterone và hội chứng Cushing

- U tủy thượng thận: Chiếm 1-2% tổng số người bệnh THA thứ phát

- Hẹp ep động mạch chủ: THA ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau chỗ hẹp

- THA ở phụ nữ mang thai: bệnh THA xuất hiện hoặc nặng lên trong giai đoạn thai kỳ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai nhi

- Sử dụng oestrogen: sử dụng thuốc tránh thai kéo dài sẽ gây THA vì oestrogen gây tăng tổng hợp tiền chất renin

1.1.6 Biến chứng của Tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp (THA) nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều bộ phận trong cơ thể, được gọi là các cơ quan đích Điều này dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng Những biến chứng phổ biến của THA bao gồm: bệnh lý về mắt, bệnh thận, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong Việc phát hiện và điều trị THA sớm rất quan trọng để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này.

1.1.6.1 Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ là sự tiến triển nhanh chóng các triệu chứng lâm sàng của mất chức năng não toàn thể hoặc một phần, với các dấu hiệu kéo dài 24h hoặc hơn 24h hoặc gây tử vong không do các nguyên nhân khác Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ tử vong, đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong Trong 15 triệu bệnh nhân đột quỵ còn sống sót, 1/3 sẽ bị tàn phế và quan trọng là khoảng 1/6 sẽ bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm [9]

1.1.6.2 Suy tim, nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của Framingham (Hoa kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tỉ lệ tai biến tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [39]

1.1.6.3 Phình tách thành động mạch

Thành động mạch chủ gồm 3 lớp Phình tách động mạch chủ là tình trạng cần điều trị cấp cứu Nếu rách toàn bộ thành động mạch chủ sẽ dẫn tới chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng [46]

Tăng huyết áp (THA) và thận có mối liên hệ mật thiết Cùng với suy giảm chức năng thận, tỷ lệ THA tăng cao Khoảng 80-90% bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối mắc THA Tuy nhiên, chỉ một số ít người tăng huyết áp tiên phát tiến triển thành bệnh thận mạn Khi huyết áp tâm thu tăng 10 mmHg, tỷ lệ mắc suy thận mới tăng lên.

Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực tiếp với sự gia tăng HA THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị

Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và Lê Minh Tuấn thì tỷ lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân THA: bắt chéo tĩnh-động mạch chiếm 38,3%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,8%; hẹp tiểu động mạch khu trú 13,3%, xuất huyết võng mạc 22,6%, xuất tiết 19,5%, nốt dạng bông 14,6% và phù gai 8,6% [40].

Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới

Tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi ổn định hoặc giảm ở các nước thu nhập cao Tăng huyết áp là thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu, cần ưu tiên cho phòng ngừa, phát hiện, điều trị và kiểm soát tình trạng này Tuy nhiên, gánh nặng do tăng huyết áp gây nên vẫn là mối quan ngại sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 1/3 số ca tử vong chung toàn cầu, 80% tập trung ở các nước đang phát triển.

Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp được công bố rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, khoảng từ 3,4% trong số nam giới sống ở nông thôn tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Serbia, đến 72,5% phụ nữ ở nước phát triển như Ba Lan Tại phần lớn những nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ hiện mắc THA khoảng 20-50% [63], [62]

Theo dữ liệu điều tra của NHANES ở Hoa kỳ giai đoạn 1999-2000, tỷ lệ THA ở nam là 27,1% và 30,1% ở nữ xét trên quần thể người Mỹ trưởng thành Còn ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha tỷ lệ này là 49,1% và 43,2% ở thành thị Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng tỉ lệ hiện mắc THA ở những vùng đang phát triển sẽ thấp hơn nhưng những thông tin gần đây cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng Tại Ai Cập (Châu Phi), kết quả từ chương trình THA quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc là gần 30%, ở các nước như Othiopia, Nigeria, Afganistan cũng cho tỷ lệ gần tương tự [51]

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều rượu có liên quan đến huyết áp cao và nguy cơ mắc THA cao hơn Tiêu thụ nhiều hơn ba lần lượng rượu khuyến nghị hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ THA Ngừng uống rượu có thể giúp huyết áp trở về mức bình thường trong vòng vài ngày.

Chế độ ăn nhiều chất béo được cho là góp phần vào tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao tại Nga và Phần Lan Nghiên cứu chỉ ra rằng nơi nào tiêu thụ nhiều axit béo bão hòa thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao Ngược lại, chế độ ăn nhiều axit béo không bão hòa có xu hướng làm giảm huyết áp Điều này giải thích tại sao người dân ở những khu vực có chế độ ăn ít thịt có huyết áp thấp hơn so với những người có chế độ ăn tạp.

Trước sự gia tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2013) đã có báo cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, THA là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu Theo đó, Trong năm 2008, trên toàn thế giới, khoảng 40% người lớn từ 25 tuổi trở lên đã được chẩn đoán bị tăng huyết áp; số lượng người với điều kiện tăng từ 600 triệu năm 1980 lên 1 tỷ năm 2008 (3) Tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở khu vực Châu Phi là 46% của người lớn từ 25 tuổi trở lên, trong khi thấp nhất tỷ lệ phổ biến ở mức 35% được tìm thấy ở Châu

Mỹ Nhìn chung, các nước thu nhập cao có tỷ lệ cao huyết áp thấp hơn - 35%

- hơn các nhóm khác ở mức 40% [64] Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh nhân THA có thể phòng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ, nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự tăng huyết áp và tác động của nó

Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương: kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ THA đã vượt quá 20% ở một số quần thể Tăng huyết áp ít phổ biến ở quần đảo Solomon và phổ biến nhất ở Samoa thuộc Mỹ và quần đảo Cook, nơi có hơn 30% phụ nữ và 40% nam giới bị THA [58]

Các tác giả Tej K Khalsa, Norm R.C Campbell và cộng sự (2015) tiến hành Đánh giá Nhu cầu các Tổ chức THA Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng ngừa và kiểm soát THA cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, THA là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc THA ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ THA đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara [57]

Theo tác giả Ahmed M Sarki và cộng sự (2015), Phân tích và đánh giá tỷ lệ tăng huyết áp ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy: Tổng số 242 nghiên cứu, bao gồm dữ liệu về 1.494.609 người trưởng thành từ

45 quốc gia Tỷ lệ phổ biến chung của tăng huyết áp là 32,3% (95% CI 29,4– 35,3), trong đó khu vực Mỹ Latinh và Caribe báo cáo ước tính cao nhất (39,1%, 95% CI 33,1–45,2) [55] Ước tính tỷ lệ hiện mắc chung cũng cao nhất ở các nước có thu nhập trung bình trên (37,8%, KTC 95% 35,0– 40,6) và thấp nhất ở các nước thu nhập thấp (23,1%, KTC 95% 20,1– 26,2) Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi (65 tuổi) cao hơn đáng kể so với người trẻ tuổi (

Ngày đăng: 25/04/2024, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân độ huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.1. Phân độ huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế (Trang 11)
Bảng 1.2. Phương pháp đo huyết áp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.2. Phương pháp đo huyết áp (Trang 12)
Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu (Trang 13)
Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp (Trang 14)
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n: 1.500) - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n: 1.500) (Trang 42)
Bảng 3.3. Tỷ lệ và phân loại THA người trưởng thành (n:1.500) - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.3. Tỷ lệ và phân loại THA người trưởng thành (n:1.500) (Trang 43)
Bảng 3.2. Phân loại  BMI người trưởng thành - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Phân loại BMI người trưởng thành (Trang 43)
Bảng 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi (Trang 44)
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ THA theo trình độ học vấn - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ THA theo trình độ học vấn (Trang 45)
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ THA theo nghề nghiệp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ THA theo nghề nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ THA theo kinh tế hộ gia đình - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ THA theo kinh tế hộ gia đình (Trang 46)
Bảng 3.9.  Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI (Trang 46)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp (Trang 47)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình THA và tăng huyết áp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình THA và tăng huyết áp (Trang 47)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tăng huyết áp - thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh tuyên quang và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tăng huyết áp (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w