Văn học dân gian: So sánh ẩn dụ trong câu đố và ẩn dụ trong ca dao. So sánh hai thể loại về mặc thi pháp để nhìn ra những điểm tương đồng và khác biệt
Trang 1Câu 2: So sánh ẩn dụ trong câu đố và ẩn dụ trong ca dao?
Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng – Charles DuBos Nền văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng đều chứa đựng những cái đẹp, nét đẹp dân tộc và nét đẹp thời đại Văn học dân gian xuất hiện ngay từ khi chưa có văn học viết Nó chính là toàn bộ nền văn học sơ khai của mỗi dân tộc Đến khi văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian tạo thành một trong hai bộ phận (hai dòng) của nền văn học dân tộc Hai bộ phận (dòng) đó vừa song song tồn tại, vừa biến đổi và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau (*hai dòng:văn học/văn chương truyền miệng và văn học/ văn chương bình dân) Ở Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong quá khứ, văn học dân gian luôn luôn đóng vai trò là ngọn nguồn nuôi dưỡng văn học viết
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay Trong lĩnh vực văn học dân gian, câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo Còn ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc Giữa hai thể loại này tồn tại một mối quan hệ, có thể nói là một vấn đề cần phân tích và chỉ ra những khía cạnh khác biệt giữa chúng, vấn đề ở đây là: ”So sánh ẩn dụ trong câu đố và ẩn dụ trong ca dao”.
So với các thể loại văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,…, thể loại câu đố ít được các nhà nghiên cứu chú ý bằng, nhưng thi pháp ẩn dụ trong câu đố là một điều đáng chú ý Điểm tương đồng giữa câu đố và ca dao là yếu tố ẩn dụ trong nó và cả hai đều là văn học dân gian Ẩn dụ là một biện pháp chuyển nghĩa lâm thời, dùng một đối tượng này để gọi tên một đối tượng khác dựa trên một điểm tương đồng Ẩn dụ câu đố hay ca dao cũng có ý nghĩa đó
Trang 2Điểm khác biệt cơ bản giữa ẩn dụ trong câu đố và ẩn dụ ca dao là trong câu đố yếu tố ẩn dụ có phần lắc léo khó hiểu, luôn có xu hướng che đậy điều muốn nói tới Thủ pháp ẩn dụ trong câu đố là moojt kiểu ẩn dụ đặc biệt Đặc biệt ở chỗ: trong những ẩn dụ thông thường, giữa hai sự vật nhất thiết phải có một nét tương đồng thực tại nào đó; còn trong những ẩn dụ đặc biệt của câu đố, nhiều nét tương đồng giữa vật đố với vật vật mượn để đố là do người đố cố tình tạo ra, có thế câu đố mới lắt léo, mới dễ đánh lạc hướng người giải đố Để làm nên những ẩn dụ đặc biệt, câu đố thường sư dụng các biện pháp nhân hóa, vật hóa, thực vật hóa động vật, động vật hóa thực vật, phép so sánh,
Ẩn dụ ca dao không lắc léo khó hiểu, miêu tả sự vật theo trật tự bình thường, theo cách nói bình thường, không đánh tráo khái niệm, không xáo trộn các thuộc tính Mục đích của ẩn dụ ca dao hay ẩn dụ thơ ca nói chung là muốn biểu thị điều nó muốn nói một cách rõ ràng, tường minh, chứ không che đậy, nó muốn thể hiện điều đó một cách tinh tế, một cách nghệ thuật, không biểu hiện một cách bình thường, không gây khó cho người nghe bởi vì bản chất của ca dao là thổ lộ tâm tình Nếu như ẩn dụ ca dao miêu tả sự vật hiện tượng một cách dễ hiểu bằng những hình tượng nghệ thuật thể hiện sự tinh tế, bằng những kỹ thuật ngôn từ thì những ẩn dụ của câu đố nó lại lắc léo khó hiểu, muốn che đậy điều nó muốn nói, ca dao thì ko che đậy điều muốn nói
Ta có thể thấy, ẩn dụ trong câu đố có cách nhìn mới đối với sự vật quen thuộc, đôi lúc tạo ra sự kì dị, bất ngờ, gây ấn tượng mạnh Thường kết hợp giữa cái quen thuộc với cái kì dị, nó kết hợp song song với sự vật hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, tạo ra nghịch lý, một mặt vừa cung cấp manh mối vừa che đậy vật đố Ví dụ:
Đem thân che gió cho người Rồi ra mang tiếng con người chả khôn
(Cái giại)
Trang 3Ca dao thì thiên về những gì gần gũi và bày tỏ nó một cách rõ ràng, nhẹ nhàng, đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật Trong câu đố yếu tố ẩn dụ đi từ cái cụ thể đến cái cụ thể khác với thơ ca, ca dao cũng được định nghĩa là thơ ca dân gian Việt Nam, cho nên thơ ca thì đi từ cái cụ thể đến trừu tượng, khác với câu đố, chức năng là định danh sự vật hay gọi tên sự vật hướng tới đối tượng cụ thể Như câu ca dao sau:
Tiếc thay hạt gạo tám xoan Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
Ở đây, ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệ giữa gạo tám xoan, nồi đồng(những thứ đáng giá) với nước cà(là thứ vô giá trị) là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối quan hệ giữa các sự vật ấy giúp người tiếp nhận liên tưởng về những sự khập khiễng trong cuộc đời, về những sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người:
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người.
Như vậy rõ ràng phép ẩn dụ trong câu ca dao trên đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm Trong ca dao thi pháp ẩn dụ còn biểu đạt thẩm mỹ và tính biểu cảm Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.
Quả đào tiên ruột mất vỏ còn Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi
Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi , chỉ còn lại cái vỏ mà thôi Ngụ ý bài ca dao này nói về một cô gái không còn giữ được phẩm chất, nhân cách Vậy thiết nghĩ ít có cách diễn đạt nào tế nhị, bóng bẩy và hay như thế
Trang 4Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt được thể hiện qua các thán từ “trách ai”, “tiếc thay”
Trách ai bẻ khóa quên chìa Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa.
Đặc điểm còn lại của yếu tố ẩn dụ trong ca dao là xây dựng từ hình ảnh nhân hóa sống động (nhân cách hóa) Đây là một đặc điểm khá thú vị, bản thân nhân hóa nó là một thủ pháp, bản thân ẩn dụ là một thủ pháp Như vậy ẩn dụ câu đố là 1 biện pháp nghệ thuật kép, ẩn dụ nhưng lại đc xây dựng trên cơ sở nhân hóa:
“Ai vui tôi cũng vui cùng
Ai buồn tôi cũng buồn cũng với ai”(gương)
Nhiều ẩn dụ của câu đố được xây dựng bằng phương pháp nhân cách hóa những vật vô tri vô giác Từ những đặc điểm của vật đưa ra đố, nhân dân hay liên tưởng tới những đặc điểm của chính bản thân con người Đó là những câu đố nói về “ông , bà , anh , em , chàng , thiếp , cô , thằng ,” với tất cả những biểu hiện phong phú của đời sống con người Phương pháp nhân cách hóa những vật vô tri vô giác này có tác dụng miêu tả được một cách vừa sinh động, dí dỏm, lại vừa chính xác các vật trong trạng thái đang hoạt động” (Vấn đề ẩn dụ trong câu đố -ThS Triều Nguyên).
Chung quy lại, ca dao thiên về phô diễn tình cảm, câu đố thiên về nhận diện các sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua một sự vật, hiện tượng khác được vay mượn trong khi miêu tả Yếu tố ẩn dụ trong hai thể loại cũng đóng vai trò chính là bổ trợ cho chức năng của nó Ẩn dụ trong câu đố hay ẩn dụ trong ca dao đều là thi pháp nghệ thuật, là một phần của văn học dân gian Câu đố, ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung chính là bộ “bách khoa toàn thư” vĩ đại”, là nơi kết tin rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân
Trang 5dân Đối với chúng ta ngày nay, VHDG giúp nhận thức 1 cách đúng đắn (giáo trình dì út).