Trước thực trạngcác tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, đồng thời nhằm bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ em cũng như trên cơ
Trang 1TRẢN THỊ THU THỦY
VIỆC QUY ĐỊNH TOI PHAM DOI VỚI HANH VIKHIEU DAM TRE EM — QUAN DIEM QUOC TE VÀ
LUAT HINH SU VIET NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Lệ Thu
HA NỘI - NĂM 2016
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn “Viéc quy định tội phạm doi với hành vikhiêu dâm trẻ em — Quan điểm quốc tế và luật hình sự Việt Nam” là do bảnthân tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác
dé làm sản phẩm của riêng mình Những nội dung trong luận văn này là do tôithực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Đào Lệ Thu Những phần sửdụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn và nêu rõ nguồn trongphần tài liệu tham khảo Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 thang 11 năm 2016XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN NGƯỜI CAM ĐOAN
HƯỚNG DẪN
TS Đào Lệ Thu Trần Thị Thu Thủy
Trang 3Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đào Lệ Thu —Giảng viên Khoa Pháp luật hình sự - trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tìnhhướng dan và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cam ơn tới các thay cô giáo trong trường Đại hocLuật Hà Nội, đặc biệt là khoa Pháp luật hình sự đã nhiệt tình giảng dạy vàgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đồng thời, tôicũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè xung quanh đã động viên, giúp đỡtôi trong quá trình hoàn thành dé tài nghiên cứu
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, rat mong nhận được sự đóng góp của các thay cô và các bạn đọc cóquan tâm đến van dé này dé dé tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 thang 11 năm 2016
Học viên
Trần Thị Thu Thủy
Trang 5CHƯƠNG 1 PHAP LUAT QUOC TE VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TOI PHAMDOI VỚI HANH VI KHIEU DAM TRE EM cscscscssesessesessesessesesseseseeseees 81.1 Khai niệm khiêu dâm trẻ em từ quan điểm quốc tế .- 81.2 Chuẩn mực quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêudâm trẻ CM - - - << C11661 0 1111111133 1 111111113 HE cv ch 10
1.2.1 Yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu đâm trẻ em - ¿5s =s=s=+ 121.2.2 Câu thành tội phạm khiêu dâm trẻ em ¿2 s+s+£££x+x+£zc+z 141.2.3 Hình phạt đối với tội phạm khiêu dâm trẻ em - 252 +: 191.3 Thực tiễn lập pháp hình sự của một số quốc gia trong việc quy định tộiphạm đối với hành vi khiêu đâm trẻ em 5: - + 2+s+E+E+£££E+E+E+Ezxezxez 211.3.1 Những quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức đối vớihành vi khiêu dâm trẻ em - - 5 - - - E226 E 181113 ££EEEEE E3 £££ekkkkess 211.3.2 Những quy định của Bộ luật hình sự Thụy Dién đối với hành vi khiêudâm tre €IT_ .- - -EEE < 22 1S EE811303011 111111111 5 61k cv rẻ 261.3.3 Những quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với hành vi khiêudâm trẻ €m - + c <2 1111101113 1111111 cv xen 301.3.4 Những quy định của Luật hình sự hợp nhất Nam Australia (SouthAustralia) đối với hành vi khiêu đâm trẻ em - ¿2-2 s+x+x+E+xexeEererred 33KET LUẬN CHUONG l - ¿2 S2 SE+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrkrree 37CHUONG 2 LUAT HINH SU VIET NAM TRONG VIEC QUY DINH TOIPHAM DOI VOI HANH VI KHIEU DAM TRE EM — SO SANH VỚICHUAN MUC QUOC TE VA LUAT HINH SU CUA MOT SO QUOC GIATREN THE GIỚI - 2© SE E9E2E+E£EE£E#EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1 E21 xeE 392.1 Quan điểm lập pháp hình sự của Việt Nam đối với hành vi khiêu dâm trẻ
Trang 6sự của một số quốc gia trên thé giới - - + + + £E£ESEE+E+EeEeEErkexereree 492.2.1 Quy định về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”trong Bộ luật hình sự năm 201 Š - 2 + 111113333855 EE51xExree 492.2.2 So sánh quy định về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm” với chuân mực quôc tê và luật hình sự của một sô quôc gia trên
¡T707 612.3 Một số đề xuất đôi với việc áp dụng quy định về các tội khiêu dam trẻ em
trong Bộ luật hình sự năm 20 Š - + 2c +31 33x33 1v ven rey 69
KET LUẬN CHUONG 2 - - St St SE EE9E5E51515151511111 1551511111111 ExE 75KẾT LUẬN - 1 t0 1 111131515351 15 155115111 1111111 115111111515 1511 11111151 0E Ece 78
Trang 7Trẻ em là mam non tương lai của đất nước, sự phát triển toàn diện cả vềthê chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ em đang ngày càng được gia đình và xã hộichú trọng Đồng thời trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ bị xâm hại,
dễ bị tổn thương do chưa phát triển đầy đủ vé thể chất, về nhận thức, kinhnghiệm và kỹ năng sống Do vậy, trẻ em dé trở thành nạn nhân của các tộiphạm bạo lực, lạm dụng, bóc lột nhằm phục vụ cho mục đích của kẻ phạm
tội Các hành vi bóc lột, lạm dung tình dục trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sự
phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng tới tình hình xã hội mà còn vi phạmnghiêm trọng đến các quyền của trẻ em được ghi nhận trong các Điều ướcquốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên
Điều đáng lo ngại là tình hình các tội về xâm phạm tình dục trẻ em, bóclột tình dục trẻ em đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.Theo thống kê của Cục cảnh sát hình sự, bình quân mỗi năm cả nước có
khoảng 1.500 vụ xâm hại trẻ em - với hơn 1.500 trẻ em bị xâm hại, trong đó
khoảng 2/3 trong số này (khoảng 1000 em) bị xâm hại tình dục Trong sáu
tháng đầu năm 2013, toàn quốc phát hiện 846 vu/983 đối tượng xâm hại 881
em, trong đó có 611 vụ là xâm hai tình dục Tính trung bình mỗi ngày có
khoảng 3 trẻ em bị xâm hại tình dục Một đại diện của Cục cảnh sát hình sựxác nhận: “Trên thực tế còn ton tại nhiều vụ vi phạm chưa được phát hiện,giải quyết kịp thời Trong quá trình tiến hành to tụng còn dé các em bị tai tonthương chưa bảo dam các quyên tư pháp của trẻ em, dong thời chưa đáp ứngyêu cau xử lý nghiêm khắc, nhanh chóng tội phạm xâm hại tình duc trẻ em ”
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã vi phạm các quyền cơ bản của trẻ
em được phi nhận và bảo vệ trong các Công ước quôc tê và pháp luật quôc
! http://plo.vn/thoi-su/xa-hoi/mot-ngay-co-ba-tre-bi-xam-hai-tinh-duc-324403.html
Trang 8trực tiếp tác động vào thân thể trẻ em như hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ
em, dâm ô trẻ em và các hành vi không trực tiếp tác động vào thân thể trẻnhưng vẫn được xem là xâm hại tình dục ở trẻ em như việc sử dụng trẻ emvào các buôi biểu diễn khiêu dam hay tài liệu khiêu dâm, cho trẻ em xem vàtiếp cận các ấn phâm, phát thanh, tài liệu có nội dung khiêu dâm
Với tư cách là một thành viên của Công ước quốc tế về quyên trẻ em,Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế để bảo vệday đủ các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, điều này phải được thé hiệntrong Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Bộ luật hình sự
1999 vẫn chưa có đầy đủ các quy định để bảo vệ trẻ em trước các hành vikhiêu dâm như trong các văn bản pháp lý quốc tế đã đề cập Trước thực trạngcác tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng và phức tạp,
đồng thời nhằm bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ
em cũng như trên cơ sở học tập kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác,
Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã bổ sung những quy định mới về hình thứcxâm hai tinh dục trẻ em như 760i sw dung người dưới 16 tuổi vào mục đíchkhiêu dâm (Điều 141), Tội truyền bá văn hóa phẩm đôi trụy (Điều 326) Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về việc hình sự hóa hành vi khiêudâm trẻ em cũng như những bài học kinh nghiệm lập pháp của các quốc giatrong van dé này, quy định bé sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mụcđích khiêu dâm trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã phần nào lấp đi khoảngtrống trong luật hình sự về van dé bảo vệ trẻ em trước các hành vi khiêu dâm
Với việc hình sự hóa tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 2015 đòi hỏi
cần phải có sự nghiên cứu tổng quát về hành vi khiêu dâm trẻ em theo quanđiểm quốc tế nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng, đồng thời cần có
sự khái quát, tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của “Tội sử dụng người dưới 16
Trang 9quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em — Quan điểm quốc tế vàluật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi các tội phạm xâm phạm tình dục không phải
là một vấn đề mới, đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu và các côngtrình khoa học đã được công bố Tuy nhiên đến nay có rất ít các công trìnhnghiên cứu về tội phạm khiêu dâm trẻ em Một số các công trình khoa họcnghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được công bố có thê kếđến là:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Hương (2003) với đề tài
“Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em” hay Luận văn thạc si của tácgiả Trịnh Thị Thu Hương (2004) với đề tài “Các tội phạm xâm phạm tìnhđục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại toiphạm này” Các đề tài trên đã nghiên cứu các quy định của Luật hình sựViệt Nam trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em trước các tội phạm xâmphạm tình dục, thực tiễn và các giải pháp trong việc đấu tranh phòng chống
các tội phạm này.
Năm 2012, Vụ pháp luật hình sự - Hành chính thuộc Bộ tư pháp kếthợp với Tổ chức UNICEF Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo “Đánh giá cácquy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thựctiễn thi hành” Báo cáo đã nghiên cứu về nhóm tội xâm phạm tình dục ngườichưa thành niên, bao gồm hành vi khiêu dâm người chưa thành niên, có sựnghiên cứu, đánh giá, so sánh các quy định về hành vi xâm hại tình dục trẻ emtheo chuẩn mực quốc tế và Bộ luật hình sự Việt Nam Đồng thời, đề tài còndựa trên thực tiễn thực thi các quy định của Bộ luật hình sự dé đưa ra các
Trang 10Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khoa học khác về việcbảo vệ trẻ em trước các tội phạm xâm phạm tình dục, như các bài viết: “Hoànthiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ
em ” của tác giả Phạm Mạnh Hùng, được đăng trong Tạp chí Tòa án nhân dân,
Số 12/2002; “Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của Luật hình sự
về bảo vệ trẻ em” của tác giả Nguyễn Văn Huong, được đăng trong Tap chíLuật học, Số 2/2004; “Hanh vi xâm hại tình dục trẻ em và vấn dé bảo vệquyên trẻ em” của tác giả Nguyễn Phương Lan được đăng trong Tạp chí Luậthọc, Số 9/2013; “Bạo lực, xâm hại trẻ em, thực trang và mot số kiến nghị giảipháp” của tac giả Phan Thị Lan Phương, được đăng trong Tap chí Toa án
nhân dân, Số 23/2014 Các bài đăng này chủ yếu nghiên cứu về vấn đề bảo
vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục nói chung, những vướng mắctrong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và kiến nghị hoànthiện pháp luật nhằm giải quyết các vướng mắc đó
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học về liên quan tới vẫn đềtội phạm khiêu dâm trẻ em còn tương đối ít ở Việt Nam Trên tinh thần
nghiên cứu, tiếp thu và tìm hiểu, luận văn nay hy vọng có thé là một đóng gópnhỏ trong toàn bộ hệ thống các nghiên cứu khoa học về hành vi khiêu dâm trẻ
em dưới sự nhìn nhận của chuẩn mực quốc tế cũng như theo quan điểm của
luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm và chuẩn mựcquốc tế về hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em, quy định của luật hình sựmột số quốc gia về hành vi khiêu dâm trẻ em là Cộng hòa Liên bang Đức,Thụy Điển, Nhật Ban, Australia (cấp bang) và Việt Nam
Trang 11số van dé về việc hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em theo chuẩn mực quốc
tế và thực tiễn lập pháp hình sự của một số quốc gia như Cộng hòa Liên bangĐức, Thụy Điển, bang Nam Australia (thuộc Australia); đồng thời nghiêncứu, so sánh quan điểm của luật hình sự Việt Nam với chuẩn mực quốc tế vàthực tiễn lập pháp hình sự của các quốc gia đó
4 Mục đích va cau hỏi nghiên cứu
e Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các yêu cầu hình sự hóa đối với hành
vi khiêu dâm trẻ em theo chuẩn mực quốc tế; quan điểm của một số quóc giatrên thế giới và sự cần thiết quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ
em trong luật hình sự Việt Nam; phân tích quy định của một số quốc gia vềhành vi khiêu dâm trẻ em, đề tài trước hết có mục đích đánh giá tính tươngthích của luật hình sự Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế về tội phạm này.Bên cạnh đó, dé tài luận văn còn nhằm đưa ra những ý kiến đề xuất dé hoànthiện quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi khiêu dâm trẻ em,gop phan nâng cao hiệu qua áp dụng luật hình sự trong công tác đấu tranhphòng chống loại tội phạm này
e Câu hỏi nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu phải trả lời được cáccâu hỏi sau:
- Khiêu dâm trẻ em là gì? Chuẩn mực quốc tế có những yêu cầu gì về
hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em? Thực tiễn lập pháp hình sự của các
nước phát triển trên thé giới đã quy định tội phạm về hành vi khiêu dâm trẻ
em như thế nào?
- Quan điểm của Việt Nam về việc quy định tội phạm đối với hành vikhiêu dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự được thể hiện như thế nào? Phân tích
Trang 12- Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong Bộluật hình sự năm 2015 đã thỏa mãn các yêu cầu được dé cập trong chuẩn mựcquốc tế chưa? Tội danh này được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 cóđiểm gì tương đồng và khác biệt so với thực tiễn lập pháp hình sự của cácquốc gia về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em?
- Phuong hướng, giải pháp dé hoàn thiện và áp dụng quy định của Bộluật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tội phạm khiêu dâm trẻ em trong thời
gian tới là gì?
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp phân tích
luật và so sánh luật Ngoài ra trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp quy nạp, phương phápdiễn dịch, phương pháp tông hop
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ vềquan điểm của quốc tế và của Việt Nam về việc quy định tội phạm đối vớihành vi khiêu dâm trẻ em.
Y nghĩa khoa hoc cua luận văn: bô sung vào hệ thống lý luận về các tội
xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: góp phần làm sáng tỏ quy định của Bộluật hình sự năm 2015 về “Tội sử dụng người dưới l6 tuổi vào mục đíchkhiêu dâm”, phục vụ cho việc áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 trong thời gian tới Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu nghiên cứu cho can bộ đang
làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tung, các cán bộ nghiên
cứu khoa học, giảng dạy, học viên, sinh viên chuyên ngành Luật hình sự hoặc các bạn đọc quan tâm đên vân đê này.
Trang 13được kết cau thành hai chương:
Chương 1 Pháp luật quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vikhiêu dâm trẻ em.
Chương 2 Luật hình sự Việt Nam trong việc quy định tội phạm đối vớihành vi khiêu dâm trẻ em — So sánh với chuẩn mực quốc tế và luật hình sựcủa một sô quôc gia trên thê giới.
Trang 141.1 Khái niệm khiêu dâm trẻ em từ quan điểm quốc tế
Dé làm rõ quan điểm quốc tế về hành vi khiêu dâm trẻ em, trước hếtcần làm rõ các khái niệm “khiêu dâm trẻ em” trong các Điều ước quốc tế, từđiển pháp lý và quan điểm của các cơ quan hữu quan về van đề này
Điều 2 (c) Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâmtrẻ em và khiêu dâm trẻ em bổ sung cho Công ước về quyên trẻ em năm 2000(sau đây gọi tắt là Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em) cóđịnh nghĩa về khiêu dâm trẻ em (child pornography) như sau: “Khiéu đâm trẻ
em là bat cứ sự trình bày nào, du bằng phương tiện gì về trẻ em đang thamgia vào các hoạt động tình dục rõ ràng, thật hoặc mô phỏng hay bất cứ sựtrình bày nào về những bộ phận sinh dục của trẻ em cho trước hết các mụcdich tình đục ” Điều đó có nghĩa: với bat kỳ sự mô tả các hoạt động tình dục
trẻ em hoặc mô tả các bộ phận sinh dục của trẻ em dưới bat ky hình thức,
phương tiện nào (phim, tranh, ảnh, video ) nhằm mục đích tình dục thì đều
được xem là khiêu dâm trẻ em.
Hiện nay, các văn bản pháp lý quốc tế chủ yếu sử dụng thuật ngữ vănhóa pham khiêu dâm trẻ em dé thé hiện ban chất của các tội phạm liên quanđến việc sử dụng có tính chát bóc lột trẻ em trong việc trình diễn hay tài liệukhiêu dâm (Điều 34 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989).Bên cạnh đó, định nghĩa về “khiêu dâm trẻ em” đã được đưa ra trongmột số từ điển pháp luật cũng như được một số t6 chức hữu quan đề cập đến.Theo Wikipedia — Bộ từ điển bách khoa điện tử về kiến thức chung đãđịnh nghĩa khiêu dâm trẻ em là sự khai thác, lợi dụng trẻ em dé kích thích tìnhduc Nội dung khiêu dâm trẻ em có thể được sản xuất với sự tham gia trực tiếphoặc tấn công tình dục trẻ em, hoặc mô phỏng nội dung khiêu dâm trẻ em hay
Trang 15Từ điển pháp ly quốc tế Legal dictionary - The free dictionary đã địnhnghĩa khiêu dâm trẻ em là “sự mô tả trẻ em dưới 18 tuổi tham gia vào cáchoạt động tình duc hoặc các hình anh mô phỏng hành vi tình dục ở trẻ em dékhơi dậy ham muốn tinh duc ở người xem ” Khiéu đâm trẻ em có thé bao gồm
sự mô tả quan hệ thực tế hoặc mô phỏng tình dục liên quan đến trẻ em nhưthủ dâm, các hành vi lạm dụng tình dục, sự phơi bày các bộ phận tình dục ở
trẻ nhăm kích thích ham muốn tình dục người xem Nếu hình ảnh khỏa thân
ở trẻ được mô tả trong các tài liệu nhưng không nhằm khiêu dâm như phim,tranh ảnh, sách giáo dục giới tính thì không phải là khiêu dâm trẻ em’
Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đưa ra khái niệm về khiêudâm trẻ em là việc trung bày hoặc quảng bá các hình ảnh về bộ phận sinh duchoặc các hành vi tình duc của trẻ em‘
Công ước của Liên minh Châu Âu về tội phạm mạng đã định nghĩakhiêu dâm trẻ em như sau: “Khiéu dam trẻ em bao gôm các tài liệu khiêu dâm
mô tả trực quan: q) trẻ vị thành niên tham gia vào các hành vì tình dục rõràng, b) một người xuất hiện với tư cách là trẻ vị thành niên tham gia vàohoạt động tình dục rõ ràng; c) hình ảnh thực tế mô tả vị thành niên tham giavào các hành vi tình duc rõ rang” Nói cách khác, khiêu dâm trẻ em là việc
mô tả trong các tài liệu khiêu dâm với sự tham gia của trẻ vị thành niên, hình
ảnh của trẻ vị thành niên hoặc một người (đã thành niên) xuất hiện với tư cách
là trẻ vị thành niên dé tham gia vào các hoạt động tình dục thực tế
* http://en.m.wikipedia.org/wiki/Childpornography#United_ States
3 http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Child+Pornography
* http://petrotimes vn/cuoc-chien-voi-toi-pham-khieu-dam-tre-em-phan-1-227596.html
> http://rthk.hk/mediadigest/20050715 76 120529.html
Trang 16Các định nghĩa trên đều phản ánh bản chất của khiêu dâm trẻ em, đó là
việc khai thác, sử dụng trẻ em trong các hoạt động tình dục, với bắt kỳ hình
thức hay mục đích nào, trước hết là mục đích tình dục Khiêu dâm trẻ emthường được thê hiện qua hai hình thức chính là tài liệu khiêu dâm trẻ em(văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em) và các buổi trình diễn khiêu dâm trẻ em.Hiện nay cũng chưa có định nghĩa chính thức về “buổi trình diễn khiêudâm trẻ em” trong các văn bản pháp lý quốc tế Có thé hiểu các buổi trìnhdiễn khiêu dâm trẻ em là việc sử dụng trẻ em dé tham gia, thực hiện các độngtác khiêu dâm trước một hoặc nhiều người khác với bất kỳ mục đích gì Cácbuổi trình diễn khiêu dâm có thé ké đến như như: múa khỏa thân, biểu diễnthời trang phản cảm, bày đồ ăn trên người mẫu khỏa thân, thực hiện các hành
vi khiêu đâm dé ghi lại, chụp lại
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu “khiêu dâm trẻ em” là “việc khaithác, sử dụng trẻ em đề thể hiện các hoạt động tình dục thực sự hoặc môphỏng, trưng bày các bộ phận tình dục của trẻ em dưới bất kỳ hình thức,phương tiện nào nhằm bất kỳ mục dich gì, trước hết là muc dich tình đục ”
1.2 Chuẩn mực quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vikhiêu dâm trẻ em
Quan điểm quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêudâm trẻ em trước hết được thé hiện ở các chuẩn mực pháp lý quốc tế, cụ thé làcác chuẩn mực được thiết lập trong nhiều công cụ pháp lý quốc tế về bảo vệquyền trẻ em
Quyền trẻ em chỉ mới thực sự được quan tâm ké từ khi Tổ chức cứu trợcủa Anh và Thụy Điển được thành lập vào năm 1919 Cho đến nay, các vấn
dé về bảo vệ toàn điện các quyền của trẻ em ngày càng được cộng đồng quốc
tế quan tâm hơn, đặc biệt là các quyền về danh dự, nhân phẩm và bất khả xâmphạm về tình dục của trẻ em Các tổ chức quốc tế (như Liên Hợp Quốc, Tổchức lao động thế giới, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ ) đã xây
Trang 17dựng hàng loạt tiêu chuẩn trong việc quy định về phòng ngừa va nghiêm cắm,
cũng như xử lý các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em, trong đó cóquy định về hành vi khiêu dâm trẻ em
Các quy định pháp lý quốc tế đã tạo ra một khung pháp lý cho việc xâydựng những biện pháp tư pháp hình sự cho các quốc gia về phòng chống tộiphạm khiêu dâm trẻ em Những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng bao gồm:Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (sau đây gọi tắt là Côngước về quyền trẻ em) và Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyên trẻem; Công ước số 182 — Công ước Nghiêm cẩm và hành động khẩn cấp xóa bỏcác hình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất (sau đây gọi tắt là Công ước số 182)của Tổ chức Lao động quốc tế Dựa trên tinh thần của các Công ước và Nghịđịnh thư, có thể nhận thấy các quốc gia thành viên đều có chung nhiệm vụ làbảo vệ và hợp tác có hiệu quả trong công cuộc phòng, chống các tội phạmxâm phạm tới các quyền trẻ em, trong đó có tội phạm khiêu dâm trẻ em
Một số văn kiện quốc tế mang tính không ràng buộc cũng giúp đặt rachuẩn mực về những biện pháp lập pháp hình sự cho các quốc gia trong việcquy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em Ví dụ như Tuyên bố Rio
và Kế hoạch hành động dé ngăn ngừa và cham dứt bóc lột tình dục trẻ em vàngười chưa thành niên năm 2008 (gọi tắt là Tuyên bố Rio) và Khuyến nghị
190 về cam và hành động ngay lập tức dé xóa bỏ các hình thức lao động trẻ
em tôi tệ nhất (gọi tắt là Khuyến nghị 190) Các văn kiện quốc tế đã lên ánmọi hình thức bóc lột tình dục trẻ em và kêu gọi các quốc gia hình sự hóa cáchành vi này trong hệ thống pháp luật nước mình Mặc dù các văn kiện nàykhông mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng các nguyên tắc thể hiện trong đó
đã phản ánh rất sát các nghĩa vụ đã được quy định trong các văn kiện phápluật quốc tế chính
Các chuan mực và quy tắc quốc tế đã xác lập những giới hạn thích hợp
đê bảo vệ trẻ em không bị xâm hại bởi các hành vi khiêu dâm Các văn kiện
Trang 18quốc tế liên quan đến đấu tranh phòng chống khiêu dâm trẻ em đã được nhiềuquốc gia trên thế giới phê chuẩn Nội dung của chuẩn mực pháp lý quốc tế vềviệc quy định tội phạm tối với hành vi khiêu dâm trẻ em bao gồm:
1.2.1 Yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em
Trước hết, Điều 34 (c) Công ước về quyền trẻ em đã yêu cầu các quốcgia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa “việc
sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay tài liệu khiêuđâm ” Đó có thé là các biện pháp lập pháp hay bat cứ biện pháp cần thiết, thíchhợp dé ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bóc lột khiêu dâm
Trên cơ sở tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, chuẩn mựcquốc tế yêu cầu các quốc gia dùng các biện pháp lập pháp hình sự dé hình sựhóa hành vi khiêu dâm trẻ em, yêu cầu này được thê hiện trong các quy địnhtại Điều 12 (b) Khuyến nghị số 190, Mục C (4) Tuyên bồ Rio, Điều 1 và Điều
3 (1) (c) Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em
Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyên trẻ em đã yêu cầu cácquốc gia thành viên phải cam việc buôn bán trẻ em, mai dâm trẻ em và vănhóa phẩm khiêu dâm trẻ em (được quy định tại Điều 1) và phải đảm bảo hành
vi “sản xuất, phan phối, pho bién, nhập khẩu, xuất khẩu, chào mời, bán hay
sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em” được hình sự hóa trong pháp luậtquốc gia theo quy định tại Điều 3 (1) (c) Nghị định thư, dù các tội phạm đượctiễn hành trong nước hay nước ngoài, được thực hiện bởi cá nhân hay phápnhân Nghị định thư này ra đời trước sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về thực
tế du lịch tình dục ngày càng phổ biến và trẻ em là đối tượng rất dễ bị xâmhại, nhất là trong thời đại công nghệ hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiệnnay Đặc biệt phải kế đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những văn hóa phẩmkhiêu dâm trẻ em trên mạng internet, các công nghệ đang phát triển khác.Đứng trước sự lo ngại đó, Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ
em đã nhắc lại:
Trang 19“Hội nghị quốc tế về phòng chong văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em trên internet tô chức ở Viên (Áo) trong năm 1999 và nhất là kết luận của hội nghị kéu gọi việc hình sự hóa trên toàn thé giới việc sản xuất, phân
phối, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển giao, nhập khẩu, sở hữu có dung ÿ,
quảng cáo văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em và nhấn mạnh tam quan trọng
của sự hợp tác và cộng tác chặt chẽ hơn nữa giữa các chính phú và công
nghệ Internet”.
Đồng thời, tại Mục C (4) Tuyên bố Rio cũng đã kêu gọi tất cả các nướctrên thế giới hình sự hóa hành vi “cố ý sản xuất, phân phối, pho biến và sởhữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bao gom các hình ảnh có sự mô tả bóclột tình dục trẻ em, cũng như việc CO y tiéu thu, truy cap va xem cac tai liéunhư vậy ”.
Bên cạnh đó, Khuyến nghị số 190 năm 1999 đã khuyến nghị các nướcthành viên cua Công ước 182 nên quy định những hình thức lao động trẻ em
toi tệ nhất là tội phạm, bao gồm hành vi “sử dung, mua bán hay du đỗ trẻ emcho mục đích mại dâm, sản xuất sách báo đổi trụy hay các cuộc biểu diễnkhiêu dâm ” tại Điều 12 (b) Khuyến nghị này b6 sung cho Công ước số 182
về việc yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em, bởi đây được xem làcác hình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất như trong Công ước đã đề cập
Như vậy, chuẩn mực quốc tế đã yêu cầu các quốc gia dùng biện pháplập pháp hình sự dé quy định tội phạm trong pháp luật quốc gia đối với hành
vi khiêu dâm trẻ em, bao gồm hai nhóm hành vi cụ thé:
- Sản xuất, phân phối, phố biến, nhập khẩu, xuất khâu, chào mời, bánhay sở hữu văn hóa phâm khiêu dâm trẻ em
- Sử dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho mục đích sản xuất sách báođôi trụy hay các cuộc biêu diễn khiêu dâm.
http://www.unicef.org/vietnam/vi/05_-_Nghi dinh khong bat buoc cua CRC ve buon ban mai dam.pdf
Trang 201.2.2 Cấu thành tội phạm khiêu dâm trẻ em
Trước hết, cấu thành tội phạm (CTTP) khiêu dâm trẻ em thể hiện banghành vi khách quan của tội phạm Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nêu ởtrên, hành vi khách quan của tội phạm này được đặc trưng bằng một trong các
dạng hành vi sau:
Hanh vi thứ nhất là sản xuất, phan phoi, pho bién, nhập khẩu, xuất
khẩu, chào mời, bán hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dam trẻ em
Đây là hành vi được yêu cầu nên được hình sự hóa theo Điều 3 (1) (c)Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em Đồng thời yêu cầu nàycũng được quy định trong Điều 34 (c) của Công ước về quyền trẻ em, Điều 3 (b)Công ước số 182, Điều 12 (b) Khuyến nghị số 190 và Mục C (4) Tuyên bé Rio.Theo đó, các hoạt động sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuấtkhâu, chào mời, bán hay sở hữu các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em phảiđược hình sự hóa trong pháp luật của các quốc gia Đó là việc thực hiện chếtạo, làm ra (sản xuất) văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; các hoạt động thương
mại (phân phối, nhập khẩu, xuất khâu, chao mời, bán) hay các hoạt động phi
thương mại (phổ biến, sở hữu) các văn hóa phẩm khiêu dâm đó Đây đều làcác hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, tiếp tay cho tội phạm xâm hại
Trang 21Hành vi thứ hai là sứ dung, mua bán hay du đồ trẻ em cho mục đích sảnxuất sách báo đôi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm.
Hành vi này thực chất là việc sử dụng các thủ đoạn nhằm lợi dụng tình
trạng quan hệ của trẻ em, hoặc nói dối, gian lận, dùng các lợi ích dé dụ dỗ trẻ
em; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ emtham gia sản xuất sản phẩm văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc trong các buổibiểu diễn khiêu dâm
Công ước 182 đã đưa ra một trong các hình thức lao động trẻ em tôi tệnhất bao gồm hành vi “sử dụng, môi giới hay mỗi chào một đứa trẻ cho việcsản xuất văn hóa phẩm đồi trụy hay các buổi biểu diễn khiêu dâm đổi trụy”.Điều này được xác định là một trong những công việc độc hại được quy địnhtrong Khuyến nghị số 190, bởi đây là công việc khiến cho trẻ lâm vào tìnhtrạng dễ bị lạm dụng về mặt thể chất, tâm lý hay tình dục (Theo Khoản a Điều
3 Mục II Khuyến nghị 190)
Do vậy, chuẩn mực quốc tế yêu cầu phải hình sự hóa các hành vikhách quan kể trên trong CTTP khiêu dâm trẻ em trong pháp luật của cácquốc gia thành viên nhăm bảo vệ trẻ em khỏi các sự bóc lột tình dục, lạm
dụng tình dục.
Bên cạnh yêu cẩu về hành vì khách quan của lội phạm, chuẩn mựcpháp lý quốc tế cũng nêu ra yêu cau về đối tượng tác động của tội phạm Cácvăn bản quốc tế nêu trên đều khang định trẻ em là đối tượng tác động của cáctội phạm về khiêu dâm trẻ em
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị xâm hại, dễ bị ton thuong
nhất bởi các hành vi bạo lực do sự yếu ớt về thé chất, sự non nớt về nhậnthức, kinh nghiệm và kỹ năng sống Đặc biệt, hành vi xâm hại tình dục đốivới trẻ em là dạng hành vi bạo lực nghiêm trọng nhất, gây ra những ảnhhưởng vô cùng xấu trong thời gian dài tới sự phát triển về thể chất và nhâncách của trẻ em Hanh vi này đã xâm phạm tới quyên được tôn trọng về danh
Trang 22dự, nhân phẩm, quyền được tôn trọng và bất khả xâm phạm tới quyền đượcquy định tại các Điều 19, 32, 34, 39 Công ước về quyền trẻ em’.
Theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã định nghĩa trẻ em là
“Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia côngnhận tuổi thành niên sớm hơn ”
Công ước về quyền trẻ em quy định về đối tượng được bảo vệ trongCông ước là trẻ em, xác định qua độ tuôi của họ, tất cả những người có độtuổi đưới 18 đều được xem là trẻ em, trừ những quốc gia có quy định khác về
độ tuôi thành niên (như Nhật Bản, Indonesia quy định tuổi thành niên là 20, ởHàn Quốc hay một số bang của Hoa Kỳ quy định tuổi thành niên là 19 ).Tiếp thu tinh thần của Công ước về quyên trẻ em, Công ước số 182 cũng quyđịnh “ thudt ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tat cả những người dưới 18 tuổi ”
Sở di hai bản Công ước đều quy định trẻ em là những người dưới 18tuôi là vì về mặt khoa học, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên,
đã hoàn thiện và phát triển đầy đủ về não bộ, thê chất, tinh thần, nhận thức xãhội và ý thức pháp luật Tuy nhiên, trong trường hợp luật pháp của quốc giaghi nhận tuổi thành niên sớm hơn (dưới 18 tuôi) thì khái niệm “trẻ em” sẽ xácđịnh theo luật pháp quốc gia đó và được đảm bảo các quyền trẻ em được quyđịnh trong luật pháp quốc tế
Có một số luật pháp quốc gia chia những người dưới 18 tuôi thành haiđối tượng riêng biệt, bao gồm trẻ em và người chưa thành niên như CHLBĐức, Việt Nam và công nhận những người chưa thành niên vẫn phải chịutrách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật được quy địnhtrong luật pháp quốc gia đó hoặc có những điều kiện bảo vệ riêng biệt Tuy
Š Nguyễn Phuong Lan (2013), “Hành vi xâm hại tình dục trẻ em và van đề bảo vệ quyền trẻ em”, Tạp chí Luật học, (9), tr 23.
Trang 23nhiên, theo tinh thần của các ban Công ước, trong phạm vi luận văn này, đốitượng trẻ em được nghiên cứu là những người dưới 18 tuôi.
Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm cũng can được quantâm nghiên cứu.
Có thé thấy các văn bản pháp lý quốc tế đều không đưa ra yêu cầu cụthể và trực tiếp về lỗi và mục đích phạm tội của hành vi khiêu dâm trẻ em.Công ước về quyền trẻ em đã quy định mục đích phạm tội của các hành
vi khiêu đâm trẻ em không phải là yếu tố bắt buộc khi xác định hành vi mộtngười có phải là tội phạm hay không, bởi việc xâm hại đến các quyền cơ bản
của trẻ em được Công ước bảo vệ với bất kỳ mục đích gì Mục đích của các
hành vi khiêu dâm trẻ em được nhắc đến trong Công ước chủ yếu là “mucdich tình đục ”, hay các mục đích khác như thu lời hoặc các lợi ích khác.
Tuy nhiên pháp luật của mỗi quốc gia vẫn phải bảo đảm tối thiểu nhữnghành vi với mục đích nhất định phải được đề cập đầy đủ trong pháp luật hình
sự quốc gia Tại Điều 3 Nghị định thư b6 sung cho Công ước về quyền trẻ em
quy định hành vi sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào
mời, bán hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em vào các muc đích bóclột trẻ em về tình dục, chuyển giao những bộ phán cơ thể của trẻ em vì lợinhuận, huy động trẻ em cưỡng bức lao động.
Yếu tổ lỗi mặc dù không được yêu cầu trực tiếp và cụ thé trong các vănbản pháp lý quốc tế, nhưng Công ước về quyền trẻ em cũng có quy định về
“sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong việc trình diễn hay tài liệu khiêudâm” dưới bất kỳ hình thức nào Tính chất bóc lột được thê hiện qua việc lợidụng, lạm dụng sức lao động của trẻ em, sử dụng trẻ em vào những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và sự phát triển bìnhthường của trẻ Như vậy, bằng một cách gián tiếp, Công ước về quyền trẻ em
đã yêu cầu về hành vi “sử dụng trẻ em trong việc trình dién hay tài liệu khiêudâm” với lỗi là cố ý.
Trang 24Cuối cùng can xem xét yêu cau về chủ thé của tội khiêu dâm trẻ emtrong pháp luật quốc tế.
Mặc dù Công ước về quyền trẻ em không đưa ra một khái niệm cụ thê
về chủ thé của tội phạm khiêu dâm trẻ em, tuy nhiên van dé nay lại được quyđịnh ở nhiều góc độ, Tuyên bố Rio và Nghị định thư bổ sung cho Công ước
về quyền trẻ em xác định phạm vi chủ thê của tội phạm khiêu dâm trẻ em cóthé là cá nhân hay pháp nhân
Đối với cá nhân phạm tội, các chuẩn mực quốc tế không yêu cầu về đặcđiểm cụ thể của người phạm tội
Bên cạnh chủ thể của tội phạm là cá nhân, tại Mục C (4) Tuyên bố Rio
đã kêu gọi các nước thành viên quy định trách nhiệm pháp lý cần được mởrộng cho các đối tượng khác như các tập đoàn, công ty (gọi chung là phápnhân) trong trường hợp tham gia sản xuất hay phổ biến văn hóa phẩm khiêu
dâm trẻ em.
Trên thực tế, các tội phạm nghiêm trọng thường được thực hiện dưới vỏbọc của các pháp nhân Hệ thống tổ chức của pháp nhân có thé che giấu vàthực hiện các hành vi sản xuất, phân phối, phố biến, nhập khẩu, xuất khẩu,chào mời, bán hay sở hữu văn hóa pham khiêu dâm trẻ em hoặc các hành vikhác có liên quan đến tội phạm khiêu dâm trẻ em một cách hiệu quả và thuậnlợi Người thực hiện tội phạm có thể là đại diện của pháp nhân hoặc thực hiện
tội phạm vì lợi ích pháp nhân đó Do vậy, ngoài việc truy cứu trách nhiệm
hình sự (TNHS) của cá nhân phạm tội, chuẩn mực quốc tế còn khuyến nghịcác quốc gia thành viên quy định về TNHS đối với pháp nhân
Khoản 4 Điều 3 Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em
đã quy định về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân như sau: “7ờy theo cácquy định của luật pháp quốc gia của mình, mỗi quốc gia thành viên phải thựchiện những biện pháp ở các nơi thích hợp để quy trách nhiệm pháp lý, có thể
là hình sự, dân sự hay hành chính của pháp nhân `.
Trang 25Theo đó, việc thiết lập các biện pháp cần thiết dé truy cứu trách nhiệmcủa pháp nhân đối với hành vi khiêu dâm trẻ em là tùy thuộc vào mỗi quốcgia thành viên, đó có thé là TNHS, dân sự hay hành chính nhưng phải đảmbảo các chế tài này phải thích đáng, tương xứng và có tác dụng phòng ngừa.Như vậy, chuẩn mực quốc tế có khuyến nghị tùy nghi đối với việc quyđịnh trách nhiệm pháp lý đối với cả pháp nhân nếu phát hiện có sự tham giasản xuất hay phô biến các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em dựa vào nguyêntắc lập pháp của mỗi quốc gia.
1.2.3 Hình phạt doi với tội phạm khiêu dâm trẻ em
Dé dam bảo việc trừng trị và ngăn ngừa các tội phạm xâm phạm tinhdục trẻ em, trong đó có hành vi khiêu dâm trẻ em, chuẩn mực quốc tế khuyếnnghị các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự hayhình sự Van đề này được thé hiện trong Khuyến nghị 190 và Nghị định thư
bồ sung cho Công ước về quyền trẻ em
Chuẩn mực quốc tế không đưa ra một yêu cầu về hình phạt đối với tộiphạm khiêu dâm trẻ em, nhưng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải cân nhắcday đủ dé quy định những hình phạt tương xứng với tính chất nghiêm trọngcủa các loại tội phạm khiêu dâm trẻ em được đề cập trong các văn bản pháp lýquốc tế Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em và Khuyếnnghị 190 đã yêu cầu các quốc gia thành viên có thé đưa các giải pháp dé truycứu trách nhiệm pháp lý của cá nhân hay pháp nhân, cụ thê như sau:
Đối với tội phạm khiêu dâm trẻ em là cá nhân, Điều 7 (a) Nghị định thư
bồ sung cho Công ước về quyền trẻ em đã yêu cầu các quốc gia áp dụng cácbiện pháp pháp lý cần thiết cho phép các cơ quan có thâm quyền tiễn hành các
biện pháp đề giữ hay tịch thu các sản phẩm, công cụ được sử dụng dé pham
tội hay điều kiện phạm tội và tiền thu được từ những tội phạm đó Khoản bĐiều 11 Khuyến nghị 190 cũng dua ra giải pháp dé cấm và loại bỏ nhữnghình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất (trong đó có hành vi khiêu đâm trẻ em)
Trang 26bang cách “phát hiện và truy tô những kẻ có liên quan đến việc sử dung, muahay du do trẻ em vào những hoạt động sản xuất sách báo hoặc những buổibiểu diễn khiêu dâm ”.
Mặc dù chuẩn mực quốc tế không yêu cầu hình phạt cụ thể đối vớihành vi khiêu dâm trẻ em mà chỉ yêu cầu các biện pháp “thích hợp”, songhiện nay pháp luật của các nước đều quy định hình phạt tù có thời hạn và hìnhphạt tiền là hình phạt chính Theo tác giả, hai hình phạt này là đủ tính răn đe
và phù hợp với tính chất của tội phạm, vì đây thường là tội phạm gắn với mụcđích thu lợi nhuận Đồng thời cũng thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luậtquốc gia trong việc dau tranh chống lại tội phạm khiêu dâm trẻ em
Đối với chủ thê chịu TNHS đối với tội khiêu dâm trẻ em là pháp nhân,Điều 7 (a) và Điều 7 (c) Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em
đã yêu cầu các quốc gia áp dụng các biện pháp như: giữ hay tịch thu các vậtliệu, công cụ dé phạm tội hay tao diéu kién phạm tội, tiền thu được từ tộiphạm (tương tự như đối với cá nhân), ngoài ra còn tiễn hành các biện phápđóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn những cơ sở sử dụng để phạm các tội này.Bên cạnh đó, Điều 14 Khuyến nghị 190 cũng đưa ra giải pháp đối vớipháp nhân phạm tội, đó là “xáy dựng một hệ thống giám sát đặc biệt đối vớinhững doanh nghiệp đã sử dụng những hình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất,trường hợp thường xuyên vi phạm có thể xem xét việc tạm thời hay vĩnh viễnrút giấy phép hoạt động ”
Trên thực tế, người nhân danh pháp nhân hoặc thực hiện tội phạm vì lợiích pháp nhân thường sẽ tinh vi, chuyên nghiệp hơn so với cá nhân phạm tội
nên tính chất nghiêm trọng cũng cao hơn Chính vì vậy, các hình phạt cũngcần nghiêm khắc hơn, ngoài việc giám sát, thu hồi giấy phép hoạt động hayđóng cửa các pháp nhân thì pháp luật cũng cần quy định về TNHS của người
đại diện pháp nhân phạm tội.
Trang 27Như vậy, tùy theo những quy định của luật pháp quốc gia, các nướcthành viên phải cân nhắc đầy đủ dé quy định những hình phạt tương xứng vớitính chất nghiêm trọng của tội phạm khiêu dâm trẻ em đã được đề cập trongchuẩn mực quốc tế Việc quy định hình phạt tương xứng đối với mỗi loại tộiphạm là công việc của những nhà lập pháp của mỗi quốc gia, phải có nhữnghình phạt thích hợp sau khi xem xét đến tính chất nghiêm trọng của những tội
cơ xâm hại tình dục Các nước phát triển như Nga, Australia, Anh, Đức, ThụyĐiền đặc biệt quan tâm đến xây dựng khung pháp ly thân thiện với trẻ em;
hệ thong phúc lợi xã hội cho trẻ em Do vậy, tác giả lựa chọn Bộ luật hình
sự của Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và bang SouthAustralia (Australia) để nghiên cứu về thực tiễn lập pháp hình sự trong việcquy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em
1.3.1 Những quy định cia Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức đối
với hành vi khiêu dam trẻ em
Công hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia có hệ thống phápluật tiên tiến, trong đó các hành vi xâm phạm tinh dục đối với trẻ em đượcquy định khá day đủ và chi tiết trong nhiều điều luật cụ thé trong Bộ luật hình
sự Cộng hòa Liên bang Đức (gọi tắt là BLHS CHLB Đức) Hành vi khiêudâm trẻ em được các nhà làm luật đã phản ánh trong nhiều CTTP riêng biệt
? Bộ lao động thương binh xã hội (2010), Báo cáo “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 — 2015”, tr 19.
Trang 28chứ không chi quy định một tội danh, cu thể là các tội: Lạm dụng tình dục trẻ
em (Điều 176); Phát tán những ấn phẩm khiêu dâm (Điều 184); Phát tan, mua
và chiếm hữu những ấn phẩm khiêu dâm trẻ em (Điều 184b); Phat tán, mua
và chiếm hữu những ấn phẩm khiêu dâm người chưa thành niên (Điều 184c);
Phát tán những chương trình có tính khiêu dâm qua đài phát thanh, nhữngdịch vụ truyền thông hoặc viễn thông (Điều 184d)'° Theo đó, BLHS CHLBĐức chủ yếu tập trung quy định về các dạng hành vi khách quan của hành vikhiêu dâm trẻ em.
Trước hết, hành vi khách quan của các tội phạm khiêu dâm trẻ emtrong BLHS CHLB Đức bao gom:
- Dạng hành vi thứ nhất là hành vi tình duc trước một trẻ em Hành vinày được phản ánh trong cầu thành của tội Lạm dụng tình dục trẻ em tại Điều
176 (4) BLHS Việc thực hiện những hành vi tinh dục trước một trẻ em đòi
hỏi trẻ em đã nhận thức được các hành vi đó, còn nếu trường hợp trẻ em chưa
nhận thức được thì việc thực hiện hành vi tình dục trước một trẻ em không phải là tội phạm.
- Dạng hành vi thứ hai là hành vi dung các vật phẩm có nội dung khiêudâm tác động vào nhận thức của trẻ em Hành vi này được phản ánh khá đầy
đủ và chỉ tiết trong các Điều 176 (4) (3), Điều 176 (4) (4) Đó là việc tác độngvào một trẻ em qua các ấn phẩm nhằm đưa trẻ em đến với những hành vi tinhdục mà trẻ em cần phải thực hiện ở hoặc trước người thực hiện tội phạm hoặctrước một người thứ ba, hay dé người thực hiện tội phạm hoặc người thứ bathực hiện những hành vi tình dục ở mình (Điều 176 (4) (3)); tác động vào mộttrẻ em qua các ấn phẩm hoặc tác động vào một trẻ em qua giới thiệu tranh
ảnh, hình ảnh có tính khiêu dâm hoặc cho nghe những vật lưu giữ âm thanh
!° Xem Phụ lục
Trang 29có nội dung khiêu dâm, qua những bài nói chuyện tương tự (Điều 176 (4)(4)) Dạng hành vi này đều thuộc CTTP Lạm dụng tình dục trẻ em.
- Dạng hành vi thứ ba là hành vi phát tán những ấn phẩm khiêu dâmcho người dưới 18 tuổi; hoặc phát tán, mua và chiếm hữu những ấn phẩmkhiêu dâm trẻ em, người chưa thành niên Những hành vi này được phản ánh
tại Điều 184, Điều 184b, Điều 184c và Điều 184d BLHS CHLB Đức
Theo đó, người nào thực hiện các hành vi mời chao, giao, trưng bàycông khai, treo, trình chiếu cho một người dưới mười tám tuổi hoặc làm cho
họ tiếp cận được; mời chào hoặc giao cho một người khác trong buôn ban lẻhay theo hình thức chuyên gửi, các cửa hàng cho thuê sách, tạp chí, nhậpkhâu, xuất khẩu, dé một người khác có được hoặc giới thiệu một trình chiếuphim; tạo ra, chuyển đến, cung cấp, tàng trữ hoặc hoạt động nhập khẩu nhằm
sử dụng chúng hoặc những đơn vị ấn phẩm được tao ra từ chúng đều bịtruy cứu TNHS về tội Phát tán những an phâm khiêu dâm (Điều 184)
Bên cạnh đó, hành vi phát tán, mua và chiếm hữu những ấn phẩm
khiêu dâm trẻ em, người chưa thành niên cũng bị xem là tội phạm BLHS
CHLB Đức chia những ấn phẩm khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 18tuôi thành hai loại là ấn phẩm khiêu dâm trẻ em và ấn phẩm khiêu dâm ngườichưa thành niên Những ấn phâm khiêu dâm trẻ em có nội dung là việc thựchiện các hành vi tinh dục trẻ em, ở trẻ em hay trước trẻ em Nói cách khác,
trong những ấn pham đó có sự tham gia của trẻ em dé diễn tả một việc thực tếxảy ra hoặc gần với thực tế các hành vi quan hệ tình dục Vấn đề này cũngtương tự như ấn phẩm khiêu dâm người chưa thành niên
Theo đó, những hành vi phát tán, trưng bày công khai, tạo ra, chuyểnđến, cung cấp, tàng trữ, mời chào, thông báo, quảng cáo, nhập khẩu, xuấtkhâu nham sử dụng những ấn pham khiêu dâm đó hoặc tao cho người khác sự
sử dụng như vậy; chiếm hữu hoặc tạo cho người khác sự chiếm hữu những ấnphâm khiêu dâm trẻ em diên tả một việc thực tê xảy ra hoặc gân với thực tê
Trang 30thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội Phát tán, mua và chiếm hữu những ấn phẩmkhiêu dam trẻ em (Điều 184b) hoặc Phát tán, mua và chiếm hữu những anphẩm khiêu dâm người chưa thành niên (Điều 184¢c).
Đồng thời, nếu việc phát tán những chương trình có tính khiêu dâm quađài phát thanh, những dịch vụ truyền thông hoặc viễn thông mà không cónhững biện pháp kỹ thuật hoặc phòng ngừa dé đảm bảo những người dưới 18tuổi không tiếp cận được các chương trình đó thì cũng bị xem là tội phạm và
bị truy cứu TNHS tương tự như các hành vi ké trên
Như vậy, các hành vi được xem là khiêu dâm trẻ em được mô tả trongBLHS CHLB Đức bao gồm ba dạng hành vi chủ yếu, đó là thực hiện hành vitình dục trước một trẻ em (mà trẻ em đã nhận thức được các hành vi đó); hành
vi dùng các vật phẩm có chứa nội dung khiêu dâm tác động vào nhận thức của
trẻ em (thông qua các giác quan như nghe, nhìn những hình ảnh, vật lưu trữ
âm thanh, các buôi nói chuyện ); và phát tán các ấn phẩm khiêu dâm trẻ emhoặc người chưa thành niên (nội dung có sự tham gia thực hiện hành vi tìnhdục của trẻ em) cho những người khác Có thể xem các hành vi này như một
sự tác động không trực tiếp vào thân thể nhưng có thể làm nảy sinh hammuốn tình dục ở trẻ em, đôi lúc sự tác động này còn dễ đạt được mục đích(khiêu đâm) hơn các phương thức tác động trực tiếp khác; hoặc xúc tác chohoạt động bóc lột tình dục trẻ em (thông qua các ấn phẩm khiêu dâm có sự
tham gia của trẻ em).
Tuy nhiên những quy định của BLHS CHLB Đức chưa thể hiện đượchết các hành vi khách quan của Tội khiêu dâm trẻ em được đề cập trong cácvăn bản pháp lý quốc tế Đối chiếu với yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêudâm trẻ em của chuẩn mực quốc tế, BLHS CHLB Đức chưa phản ánh đầy đủcác hành vi khách quan Các quy định trong BLHS CHLB Đức mới thé hiệnđược hành vi thứ nhất, đó là hành vi sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập
khẩu, xuát khẩu, chào mời, bản hay sở hữu văn hóa phâm khiêu dâm trẻ em
Trang 31mà chưa hình sự hóa hành vi sử dung, mua ban hay du dỗ trẻ em cho mụcđích sản xuất sách báo đôi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm.
Thứ hai, chủ thể phạm các tội khiêu dâm trẻ em trong BLHS CHLBĐức được quy định là chủ thể thường
BLHS CHLB Đức chỉ mới xác định chủ thé phạm các tội khiêu dâm trẻ
em là cá nhân con người Người thực hiện các hành vi mô tả trong CTTPkhiêu dâm trẻ em thì phải chịu TNHS về tội phạm này Người thực hiện tộiphạm có thể là thành viên của một băng nhóm dé thực hiện các hành vi phạm
tội khiêu dâm trẻ em.
Đối chiếu với yêu cầu về phạm vi chủ thé trong chuẩn mực quốc tế,BLHS CHLB Đức chưa quy định TNHS của pháp nhân khi cá nhân đại diện cho pháp nhân đó và vi lợi ích của pháp nhân đó thực hiện các hành vi phạmtội Điều đó có thé sẽ gây ra những lỗ hồng trong việc thực thi luật trên thực té.Tiếp theo, về hinh phat đối với các tội khiêu dâm trẻ em
BLHS CHLB Đức đã quy định hình phạt đối với các hành vi khiêu dâmtrẻ em là hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tiền, tùy mức nghiêm trọng
của từng hành vi mà người phạm tội sẽ bi xử lý khác nhau Mức phạt tước tự
do dao động từ ba tháng đến năm năm, trong trường hợp là tội phạm có tínhchuyên nghiệp hoặc thực hiện với tư cách là một thành viên của một băngnhóm đã liên kết dé thực hiện hành vi phạm tội có thé mức phạt tước tự dođến mười năm Mặc dù BLHS CHLB Đức không quy định mức tiền phạt cụthể là bao nhiêu, tuy nhiên tùy theo từng hành vi phạm tội cụ thể cũng nhưhậu quả nguy hai cho xã hội mà Tòa án có thé xem xét xử phạt Việc quy địnhchế tài là hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tiền là biện pháp phù hợpvới chuẩn mực quốc tế cũng như tùy theo tính chất nguy hiểm của hành vi màđường lối xử lý cũng có sự linh hoạt Việc quy định về chế tài của BLHSCHLB Đức đã đáp ứng được yêu cầu về chế tài hình sự đối với Tội khiêu damtrẻ em theo chuân mực quôc tê.
Trang 321.3.2 Những quy định của Bộ luật hình sự Thụy Điển doi với hành vi
khiêu dâm trẻ em
Thụy Dién là một trong những quốc gia rất chú trọng xây dựng hệthống bảo vệ trẻ em, bao gồm các quy định của pháp luật, các chính sách hiệnhành và phát triển công tác xã hội với trẻ em nhăm bảo vệ trẻ em nhăm bảo
vệ, chăm sóc trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại.
Báo cáo của cơ quan UNICEF tại Thụy Điển kết hop với Tổ chức cứutrợ trẻ em Thụy Điển năm 2004 về vấn đề khiêu dâm trẻ em thông qua mạng
Internet đã tỏ ra lo ngại trước nguy cơ trẻ em là nạn nhân của các tội phạm xâm
hại tình dục Báo cáo ước tính rằng SỐ lượng trẻ em bị khai thác dé phuc vumục đích khiêu dâm trung bình khoảng 4 — 5 trẻ em/ tuần, nêu không có sựkiểm soát chặt chẽ thì số lượng nạn nhân là trẻ em sẽ ngày càng tăng lên nhanhchóng Mang internet đang ngày càng phổ biến toàn cầu, do vậy cuộc chiếnchống các tội phạm khiêu dâm trẻ em càng được chú tâm Hiện nay, Thụy Điểncũng đã xây dựng các đường dây nóng (hotline) công khai để theo dõi, pháthiện và giải quyết các vụ việc xâm phạm tinh dục trẻ em được kip thời, đồngthời cũng tăng cường hiệu quả hoạt động của Cục điều tra hình sự quốc giaThụy Điền và các Tổ chức bảo vệ quyền trẻ em trong các vấn đề liên quan."Theo quy định của BLHS Thụy Điền, tội phạm về khiêu dâm trẻ embao gồm tội bóc lột trẻ em trình diễn khiêu dâm (Điều 8 Chương 6) và tộikhiêu dâm trẻ em (Điều 10a Chương 16)” Từ các quy định của Điều 8Chương 6 và Điều 10a Chương 16 BLHS Thụy Điển, có thé xác định các dauhiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về khiêu dâm trẻ em như sau:
Trước hết, mặt khách quan của các tội phạm này được đặc trưng bằngcác dạng hành vi:
!! http://www.unicef.org/magic/media/documents/beyond_all_tolerance.pdf
! Xem Phụ lục.
Trang 33- Dạng hành vi thứ nhất là khuyến khích hoặc bóc lột trẻ em thực hiệnhoặc tham gia vào việc trình diễn khiêu dâm Khuyến khích là sự động viên,
tác động đến tinh thần hoặc tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em tự nguyện thựchiện hoặc tham gia vào các buổi trình diễn khiêu dâm Còn bóc lột là sự lợidụng, khai thác quá mức sức lao động của trẻ em, đó gần như là sự ép buộc,cưỡng bức trẻ em phải tham gia các buổi trình diễn đó
- Dạng hành vi thứ hai là hành vi vẽ chân dung trẻ em trên bức tranhkhiêu dâm hoặc phô biến, chuyền giao, trưng bày các bức tranh trẻ em nhưtrên dé phổ biến cho người khác Hành vi vẽ chân dung trẻ em trong các bứctranh khiêu dâm cũng tương tự như việc sản xuất các bức tranh khiêu dâm.Đồng thời, các hành vi phi thương mại (phổ biến, chuyền giao, trưng bày )đối với các bức tranh khiêu dâm đó nhằm phổ biến cho người khác cũng là
hành vi khách quan của tội khiêu dâm trẻ em.
- Dạng hành vi thứ ba là hành vi thương mại đối với các bức tranhkhiêu dâm trẻ em, cụ thé là các hành vi mua hoặc đề nghị mua, thực hiện cácbiện pháp dé thúc đầy việc mua bán, chiếm hữu bức tranh đó
Mặc dù luật hình sự của Thụy Điển không cấm các hành vi sản xuất,
mua bán các vật phẩm, hình ảnh có tính chất khiêu dâm nhưng lại cấm các
hành vi như vẽ chân dung trẻ em trên các bức tranh khiêu dâm, phổ biến,chuyên giao, mua hoặc đề nghị mua, chiếm hữu các bức tranh này hoặctruyền bá cho trẻ em dưới 15 tuổi bằng việc phát tán có chủ ý các vật phẩm cótính bạo lực tình dục hoặc cưỡng ép tình dục Tuy nhiên, BLHS Thụy Điểnlại chưa đề cập được hết các hình thức khác ngoài tranh khiêu dâm như phim,ảnh, video có chứa nội dung khiêu dâm trẻ em.
Như vậy, với việc quy định tách bạch các hành vi khách quan như trongBLHS Thụy Điển là phù hợp với yêu cầu hình sự hóa các hành vi khiêu dâmtrẻ em theo chuẩn mực của quốc tế Nhưng BLHS Thụy Điển lại chưa thể
Trang 34hiện được đầy đủ các hình thức khiêu dâm trẻ em như được đề cập trongchuẩn mực quốc tế mà mới chỉ cấm các bức tranh khiêu dâm trẻ em.
Thứ hai, về đối tượng tác động của các tội phạm khiêu dâm trẻ em
- Đối với tội bóc lột trẻ em trình diễn khiêu dâm, đối tượng tác độngcủa tội phạm là trẻ em, đó là những người dưới 15 tuổi, hoặc những người từ
15 đến 18 tuổi nếu tính chất của việc trình diễn khiến sức khỏe hoặc sự pháttriển bình thường của các em bị ảnh hưởng Trẻ em dưới 15 tuổi là nhữngngười được luật hình sự Thụy Điển bảo vệ tuyệt đối trước các hành vi bóc lộttrẻ em trình diễn khiêu dâm Trong bat kỳ trường hợp nao, người phạm tộithực hiện hành vi khách quan của tội bóc lột trẻ em trình diễn khiêu dâm đốivới trẻ em đưới 15 tuổi sé bị truy cứu TNHS Trường hợp trẻ em từ đủ 15 tuổiđến đưới 18 tuổi, TNHS sẽ đặt ra nếu tính chất của việc trình diễn đó có thégây nguy hại cho sức khỏe hoặc sự phát triển của trẻ em
- Đối với tội khiêu dâm trẻ em, đối tượng tác động của tội phạm là trẻ
em đang trong giai đoạn dậy thì hoặc có căn cứ cho rằng đó là người dưới 18tuổi Dựa vào tinh chất của hành vi, tội khiêu dâm trẻ em không chia thànhcác trường hợp về độ tuôi của trẻ em như đối với tội bóc lột trẻ em trình diễn
khiêu dâm Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được mô ta trong
CTTP phải chịu TNHS về tội khiêu dâm trẻ em nếu người được mô tả trongbức tranh khiêu dâm là trẻ em trong giai đoạn dậy thì hoặc có căn cứ xác định
đó là người dưới 18 tudi
Thứ ba, mặt chủ quan của các tội phạm khiêu dâm trẻ em.
Đối với tội bóc lột trẻ em trình diễn khiêu dâm (Điều § Chương 6),người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý
Đối với tội khiêu dâm trẻ em (Điều 10a Chương 16), lỗi của ngườiphạm tội là lỗi cố ý hoặc vô ý Trường hợp người phạm tội là người hoạt độngkinh doanh hoặc bằng cách khác nhằm mục đích kiếm tiền mà phổ biến bức
Trang 35tranh trẻ em do cầu thả thì cũng bị xem là tội phạm và phải chịu TNHS về tội
khiêu dâm trẻ em.
Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP Người
phạm tội khi thực hiện các hành vi được nêu trong CTTP với bat ky muc dich
nào thi cũng đều bị xem là tội phạm khiêu dâm trẻ em Mặc dù trong BLHSThụy Điển mục đích phạm tội không bắt buộc phải chứng minh, nhưng nếutội phạm được thực hiện với mục đích lợi nhuận hoặc thu lời bat chính lớn thi
có thé cân nhắc dé đánh giá tính chất nghiêm trọng của các tội phạm khiêu
dâm trẻ em.
Thứ tu, hình phạt đối với các tội phạm khiêu dâm trẻ em
Các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS Thụy Dién đã đápứng được những yêu cầu của chuẩn mực quốc tế về chế tài hình sự đối với
hành vi khiêu dâm trẻ em Hình phạt của các tội phạm khiêu dâm trẻ em là
hình phạt tù hoặc hình phạt tiền
Đối với tội bóc lột trẻ em trình diễn khiêu dâm trong BLHS Thụy Điển,hình phạt được áp dụng là hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tiền Tùytheo mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà mức phạt tù có thể lên tới sáunăm nếu trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện trên quy mô lớn, hoặc
có sự thu lời bất chính, hoặc có sự đối xử tàn nhẫn với trẻ em
Đối với tội khiêu dâm trẻ em được quy định tại Điều 10b Chương 16BLHS Thụy Điền, hình phạt được áp dụng là hình phạt tù có thời hạn đến hainăm tù, thậm chí có thé là bốn năm tù nếu tội phạm được coi là nghiêm trong(đối với hành vi vẽ chân dung trẻ em trên các bức tranh khiêu dâm) Mức độ
nghiêm trọng của tội phạm được đánh giá qua việc xem tội phạm đó có được thực hiện trong quá trình kinh doanh hoặc vì lợi nhuận hay không; đó có phải
là một phần của hoạt động tội phạm có hệ thống hoặc quy mô lớn hay không:
có liên quan đến một số lượng đặc biệt lớn các bức tranh hoặc các bức tranhthể hiện trẻ em bị đối xử đặc biệt tàn nhẫn hay không
Trang 36Hình phạt tù và hình phạt tiền theo tác giả là phù hợp trong việc răn đe,
trừng tri đối với các hành vi phạm tội được nhắc đến trong BLHS Thụy Điền,
Thụy Điển cũng là một nước rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp của trẻ em Hàng năm, đất nước này cũng có các chương trình hànhđộng, tọa đàm để đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn và giúp đỡ kịpthời đối với những trẻ em bị xâm hại
1.3.3 Những quy định cua Bộ luật hình sự Nhật Ban doi với hành vi
khiêu dâm trẻ em
Nhật Bản là quốc gia điển hình cho phép hợp pháp hóa hành vi khiêudâm (nhưng phải có sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng), đồng thời làđất nước có nền công nghiệp tình dục phát triển mạnh mẽ và phong phú nhấttrên thế giới Không chỉ cho phép các hành vi khiêu dâm người lớn, trước đâyNhật Bản thậm chí còn cho phép các hành vi khiêu dâm trẻ em, điển hình làthông qua các ấn phẩm truyện tranh khiêu dam (anime, manga khiêu dâm)
hoặc các trò chơi điện tử mô tả tình dục trẻ em cũng được chính phủ nước nàycho phép xuất bản Trong những năm gan đây, các sản phẩm khiêu dâm trẻ
em tại Nhật Bản mới bị xếp vào các đối tượng bất hợp pháp
Các tội phạm khiêu dâm được quy định trong Chương XXII (các tộikhiêu dâm, hiếp dâm và song hôn) của Bộ luật hình sự Nhật Bản (BLHS NhậtBản) Theo đó, hành vi khiêu dâm được phản ánh trong nhiều tội danh, baogồm: Khiêu dâm công khai (Điều 174), Phân phối các sản phẩm khiêu dâm(Điều 175), Khiêu dâm cưỡng bức (Điều 176) và Khiêu dâm cưỡng bức dẫnđến chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe (Điều 181)”.Tội khiêu đâm trẻ em được quy định tại Điều 176 (Khiêu dâm cưỡng bức) vớiđối tượng là trẻ em từ 13 tuổi trở lên, hoặc dưới 13 tuổi Còn đối với các tộiphạm khiêu dâm khác, BLHS Nhật Bản không tách riêng đối tượng tác độngl3 Xem Phụ lục
Trang 37của tội phạm là người đã thành niên hay trẻ em Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn vềcác hành vi khiêu dâm trẻ em, tác giả sẽ phân tích các quy định về khiêu đâmtrong chương XXII BLHS Nhật Bản.
Trước hết, các dạng hành vi khách quan của tội phạm khiêu dâm trẻ embao gom:
- Đối với Tội khiêu dâm công khai theo quy định tại Điều 174 BLHS
Nhật Bản, hành vi khách quan của tội phạm này là “thực hiện hành vi khiêudâm một cách công khai” Đó là việc thể hiện, trình diễn các động tác khiêudâm, tục tấu ở những nơi công cộng, có nhiều người biết đến (như đường phố,
ga tàu điện, các trang mạng xã hội có nhiều người truy cập ) Quy định vềtội phạm này áp dụng đối với cả trường hợp khiêu dâm người đã thành niên
và trẻ em, trường hợp người thực hiện hành vi khiêu dâm ở những nơi có
nhiều trẻ em hoặc biết răng ở đó có thể có trẻ em (như nhà trẻ, trường học,
công viên giải trí ) thì hành vi trên được xem là tội phạm khiêu dâm trẻ em.
- Đối với Tội phân phối các sản phẩm khiêu dâm theo quy định tại Điều
175 BLHS Nhật Bản, hành vi khách quan của tội phạm này là phân phối, bánhoặc công khai trưng bày các tài liệu khiêu dâm dưới dạng viết, tranh ảnhhoặc các sản phẩm khác hoặc tàng trữ những sản phẩm khiêu dâm đó nhằmmục đích để bán
Quy định này đã bị giới chính khách bảo thủ và dư luận cộng đồngquốc tế chỉ trích trong thời gian dài, bởi điều luật chỉ cắm các hành vi phânphối, bán hoặc công khai trưng bày, hoặc tàng trữ nhưng văn hóa phẩm khiêudâm đó nhằm mục đích để bán Nói một cách khác, hành vi chỉ CTTP khimục đích của hành vi là nhằm bán các sản phẩm khiêu dâm, còn nếu chỉ sởhữu mà không nhằm mục đích “dé bán” thì vẫn được coi là hợp lệ
- Đối với Tội khiêu dâm cưỡng bức theo quy định tại Điều 176 BLHS
Nhật Bản, hành vi khách quan của tội phạm nay là dùng vũ lực hoặc đe dọa
mà thực hiện hành vi khiêu đâm Theo đó, néu một người dùng vũ lực hay đe
Trang 38dọa dé thực hiện hành vi khiêu dâm trái với ý muốn của họ thì sẽ bị truy cứuTNHS đối với hành vi khiêu dâm cưỡng bức Tuy nhiên điều luật này lạikhông cấm đối với các hành vi khiêu đâm trẻ em nếu có sự đồng thuận từ họ.Nạn nhân của tội khiêu dâm cưỡng bức đa số là phụ nữ và trẻ em — nhữngngười ít có khả năng bảo vệ mình, rất dé rơi vào tinh trạng bị “lợi dung tìnhtrạng mat trí hoặc không thể khang cự được cua người phụ nữ hoặc lam chongười đó lâm vào tinh trạng nói trên mà có hành vi khiêu dam” hay “dùng vũ lực hoặc đe dọa mà thực hiện hành vi khiếu dâm ”.
- Đối với Tội khiêu dâm cưỡng bức dẫn đến chết người hoặc gâythương tích, gây tôn hai cho sức khỏe theo quy định tại Điều 181 BLHS NhậtBản, đây không phải quy định về tội phạm khác với những điều luật đã phântích ở trên, mà có thể hiểu Điều 181 quy định về tình tiết tăng nặng so vớihành vi khiêu dâm cưỡng bức (Điều 176 BLHS) Việc gây ra hậu quả nghiêmtrọng hơn (gây chết người hoặc gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏengười khác) sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc hơn các hành vi trước
Tuy vậy, BLHS Nhật Bản cũng chỉ quy định hành vi khách quan của
các tội phạm khiêu dâm khá đơn giản và không chia thành các đối tượng nạnnhân cụ thé có phải là trẻ em hay không Chỉ có Điều 176 là có quy định vềhành vi khiêu dâm cưỡng bức đối với “người nam hoặc người nữ khác từ 13tuổi trở lên, hoặc đưới 13 tuổi ” nhưng lại không có sự khác biệt về chế tài xử
lý Điều 178 BLHS Nhật Bản cũng đã giải thích về các trường hợp được coi
là khiêu dâm cưỡng bức, đó là su “?g¡ dung tinh trạng mắt trí hoặc không thểkháng cự được của người phụ nữ hoặc làm cho người đó lâm vào tình trạngnói trên mà có hành vi khiêu dâm ” đôi với người nam hoặc người nữ từ 13tuổi trở lên, hoặc có các hành vi khiêu dâm đối với người nam hoặc người nữkhác dưới 13 tuổi thì sẽ bị coi là tội phạm BLHS Nhật Bản cũng quy địnhcắm các hành vi khiêu dâm công khai hoặc tàng trữ, phân phối các sản phẩm,tài liệu khiêu dâm dưới dạng việt, tranh ảnh hoặc các sản phâm khác.
Trang 39Thứ hai, về dau hiệu mặt chủ quan của tội phạm
BLHS Nhật Bản quy định về lỗi của tội phạm khiêu dâm trẻ em là lỗi
cô ý
Bên cạnh đó, mục đích phạm tội chỉ được yêu cầu đối với tội Phân phốicác sản phẩm khiêu dâm theo quy định tại Điều 175, đó là mục đích để bán.Còn đối với các hành vi khác (thực hiện hành vi khiêu dâm công khai, khiêu
dâm cưỡng bức) thì không đòi hỏi phải chứng minh mục đích phạm tội.
Thứ ba, về hình phạt đối với các tội phạm khiêu dâm trẻ em
Cũng giống như một số quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản cũng quyđịnh hình phạt tiền và hình phạt tù là chế tài xử lý đối với các tội phạm này.Điều này phù hợp với yêu cầu về chế tài hình sự đối với hành vi khiêu dâmtrẻ em theo chuẩn mực quốc tế Đối với mỗi hành vi phạm tội mà mức phạt tùcũng như hình phạt tiền sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tính nguy hiểmcho xã hội của tội phạm Mức phạt tù cao nhất đối với các hành vi khiêu đâm
là chung thân (được quy định tại Điều 181)
1.3.4 Những quy định của Luật hình sự hợp nhất Nam Australia (South Australia) đối với hành vi khiêu dâm trẻ em
Tương tự các quốc gia CHLB Đức, Thụy Điển va Nhật Bản, Australiacũng là một nước rất quan tâm đến các van đề nhân quyền, đặc biệt là quyềntrẻ em Điều đó được thê hiện trong hệ thống pháp luật, chính sách về trẻ em
như Luật bảo vệ trẻ em, chính sách tư pháp thân thiện với trẻ em, tăng cường
hoạt động của các cơ quan dịch vụ công tác xã hội có thâm quyền về tiếpnhận và điều tra các vụ việc xâm hại trẻ em, tổ chức ECPAT tại Australia Trước tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang có diễn biến phức tạpnhư hiện nay, vấn đề về các tội phạm khiêu dâm trẻ em đã được đề cập trong
hệ thống pháp luật từng bang như: Luật về tội phạm tình dục (bang Victoria),Luật hợp nhất pháp luật hình sự Nam Australia (Bang South Australia)
Trang 40Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ xem xét và đánh giá những quyđịnh về các tội phạm khiêu dâm trẻ em trong Luật hợp nhất pháp luật hình sự
Nam Australia năm 1935 (sau đây gọi tắt là LHSHN Nam Australia) Ý
Trước hết, về khái niệm khiêu dâm trẻ em, khái niệm này được quyđịnh tại Điều 62 LHSHN Nam Australia năm 1935 (Criminal LawConsolidation Act 1935) LHSHN Nam Australia cũng đã giải thích về các tài
liệu khiêu dâm trẻ em là sự mô tả hoạt động tình dục hoặc bắt kỳ bộ phận nào
trên cơ thé của trẻ, hoặc có căn cứ dé xác định có sự tham gia của trẻ trongcác tài liệu in, tranh, ảnh, tác phẩm điêu khắc, phim, video hoặc bat kỳ hìnhthức nào khác nhằm mục đích kích thích hoặc thỏa mãn ham muốn tinh dục
cho mình hoặc người khác.
Giải thích của LHSHN Nam Australia về các tài liệu khiêu đâm trẻ em
là phù hợp với chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, nội dung này chưa đề cập đếnviệc sử dụng trẻ em trong các buổôi trình dién khiêu dâm như Công ước quốc
tế đã quy định
Thứ hai, các hành vi khách quan của các tội phạm khiêu dâm trẻ em được quy định tại Chương 11A (Bóc lột trẻ em) LHSHN Nam Australia Cụthé, tại các Điều 63, 63a, 63b, 63c, các tội phạm khiêu dâm trẻ em bao gồmcác dạng hành vi sau đây:
- Dạng hành vi đầu tiên là sản xuất, phô biến hoặc tham gia sản xuất, phôbiến các tài liệu khiêu dâm trẻ em Hành vi này được phản ánh trong cấuthành của tội sản xuất hoặc phổ biến tài liệu khiêu dâm trẻ em tại Điều 63LHSHN Nam Australia Đó là việc trực tiếp thực hiện sản xuất, phổ biến,hoặc có hành vi tham gia cùng, làm cùng người khách dé thực hiện sản xuất,phô biên các tài liệu khiêu dâm trẻ em.
'4 Xem Phụ lục.