Giới thiệu về Flipgrid và lợi ích của việc sử dụng Fliggrid trong luyện tập kỹ năng nói tới học sinh 2 2.4.Tiến hành bài kiểm tra thử nghiệm pre-test để kiểm tra kỹ năng nói của học sinh
Trang 1MỤC LỤC
II Mô tả giải pháp:
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
2
2.1 Giới thiệu về Flipgrid và lợi ích của việc sử dụng Fliggrid trong
luyện tập kỹ năng nói tới học sinh
2
2.4.Tiến hành bài kiểm tra thử nghiệm (pre-test) để kiểm tra kỹ
năng nói của học sinh trước khi áp dụng Flipgrid
5
2.11.Hướng dẫn học sinh sử dụng Flipgrid trên điện thoại 17 2.12.Thu thập sản phẩm, chấm điểm và chữa bài cho học sinh 20 2.13.Tiến hành bài kiểm kiểm nghiệm sau 1 năm áp dụng Flipgrid 22
III Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1 Hiệu quả kinh tế
Trang 2BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, tiếng Anh được coi là một trong những chìa khóa quan trọng giúp con người tiếp cận được thông tin, trau dồi kiến thức và hội nhập với xã hội Việc học tiếng Anh từ lâu đã được chú trọng trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam với 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có sự tác động qua lại lẫn nhau; trong đó kĩ năng nói được đánh giá là kĩ năng khó nhưng quan trọng
nhất Nhà ngôn ngữ học Khamkhien cho rằng, nói là một trong những kĩ năng
quan trọng nhất khi học một ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng Anh Theo Bygate, kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mang tính phản xạ, giúp người học sử dụng được ngoại ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người đối diện, người nghe Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính kĩ năng nói giúp ngôn ngữ tiếng Anh thực hiện được chức năng giao tiếp của chính mình Hơn thế nữa,
kĩ năng nói cũng góp phần củng cố thêm kĩ năng nghe của người học, giúp tăng cường vốn từ vựng và luyện tập các kĩ năng có liên quan Chính vì vậy, rất nhiều học sinh Việt Nam khi học tiếng Anh đều mong muốn được học tập và thực hành nhiều để nâng cao kĩ năng nói, giúp ích cho việc học tập và làm việc trong tương lai Tuy nhiên, có một thực trạng rằng khi học tiếng Anh, học sinh ít có cơ hội thực hành nói vì sĩ số lớp quá đông và thời gian một tiết học có hạn Điều đó dẫn đến hậu quả đa số học sinh còn yếu kém khi giao tiếp bằng tiếng Anh Các em thường
có tâm lý ngại nói và sợ phát âm sai khi nói Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế phát triển việc học sinh có điện thoại thông minh hay máy tính là rất nhiều Vậy làm thế nào để hướng học sinh sử dụng các thiết bị này trong việc học tập, đặc biệt
là luyện tập kỹ năng nói Tiếng Anh là điều mà tôi nghĩ đến trong thời đại công nghệ 4.0 Xuất phát từ những vấn đề này, tôi mạnh dạn đề xuất một giải pháp để
có thể một phần nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói thông qua đề tài “Một
số giải pháp cải thiện kỹ năng nói cho học sinh THPT”
Trang 32
II Mô tả giải pháp:
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người dạy- giáo viên luôn tìm tòi,
áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
và tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt trong việc dạy và học các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh Trong các giờ học nói Tiếng Anh giáo viên cũng đã cố gắng tổ chức nhiều hoạt động nhóm, luyện tập theo cặp, thuyết trình, trò chơi hoặc nói cá nhân cho các em học sinh tăng cường khả năng nói Tuy nhiên, với quỹ thời gian dành cho kĩ năng nói quá ít mà lớp học lại quá đông (thường từ 37 đến 40 học sinh) giáo viên không có đủ thời gian để tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, cũng như không thể tạo nhiều cơ hội cho 100% học sinh luyện tập và thể hiện trước lớp học
2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Xuất phát từ những bất cập trong việc giảng dạy kỹ năng nói cho học sinh đang theo học tại trường, tôi đã tự tìm hiểu rất nhiều ứng dụng trên mạng để hỗ trợ việc giảng dạy Làm sao để tạo môi trường cho tất cả học sinh được luyện nói? Làm thế nào để giúp học sinh thấy hứng thú và có động lực luyện tập nói thường xuyên hơn để cải thiện được khả năng nói tiếng Anh? Đó là những câu hỏi mà tôi trăn trở nhất Trong số rất nhiều những phần mềm giúp học sinh luyện tập kỹ năng
nói trên Internet, tôi thấy Flipgrid tương đối dễ dùng và thuận tiện, có thể đáp ứng
phần nào những nhu cầu của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học kỹ năng nói Tiếng Anh
Các bước tiến hành giải pháp được thực hiện như sau:
2.1 Giới thiệu về Flipgrid và lợi ích của việc sử dụng Fliggrid trong luyện tập kỹ năng nói tới học sinh
Fligrid là một ứng dụng miễn phí giúp học sinh có khả năng quay các video ngắn trong thời lượng tối đa 10 phút và nộp trực tiếp vào trang web Mục đích
Trang 4chính của việc sử dụng trang web này là cung cấp một nền tảng cho các học sinh
có cơ hội không giới hạn để thực hành luyện kỹ năng nói Trong lớp học kỹ năng nói tiếng Anh, học sinh ít có cơ hội được thực hành thuyết trình trước lớp nói do lớp học quá đông và thời gian hạn chế Tình trạng khó khăn này đã khiến các học sinh không có khả năng được trang bị các kỹ năng thuyết trình hiệu quả Việc sử dụng nền tảng Flipgrid sẽ cung cấp cho học sinh cơ hội thực hành vô hạn bài thuyết trình của mình bởi vì các em có thời gian để lập kế hoạch, chuẩn bị và ghi đi ghi lại bài thuyết trình của mình trước khi gửi sản phẩm và nếu các em không hài lòng với sản phẩm của mình, các em chỉ cần tạo một video mới với một cú nhấp chuột Bằng cách có một môi trường luyện tập không áp lực, học sinh sẽ trở nên thoải mái hơn trong việc nhìn nhận khả năng của bản thân để có thể xác định được nhược điểm cần khắc phục và đặt tầm quan trọng của nội dung hơn hình thức trong quá trình học ngôn ngữ của mình Flipgrid cũng loại bỏ những khó khăn kỹ thuật mà hầu hết các công cụ online khác gặp phải, đó là cuộc đấu tranh để tải video lên trang web Bằng cách sử dụng Flipgrid, học sinh trực tiếp ghi lại video của mình bằng cách sử dụng máy ảnh trên web hoặc điện thoại và sau khi ghi xong, video
sẽ xuất hiện trên trang web Các học sinh không còn phải lo lắng về việc không thể tải lên video ghi của mình do kích thước lớn của tập tin hoặc vấn đề kết nối internet
Bên cạnh đó, dụng cụ online Flipgrid có 1 chức năng rất hay tên là
Captions, chức năng hiển thị các phụ đề chú thích được tạo tự động Khi học sinh
quay lại bài nói, các em sẽ xem lại được những câu mình nói bằng việc nhấp chuột vào nút Caption Qua việc này các em sẽ kiểm tra được mình phát âm đúng hay sai vì phần phụ đề sẽ nhận diện các từ mà học sinh nói Nếu phần phụ đề đọc chưa đúng nội dung các em nói, các em sẽ cố gắng luyện phát âm để ghi âm lại Nhờ có chức năng này, khả năng phát âm của các em sẽ tiến bộ qua thời gian
2.2 Thiết lập kênh liên lạc với học sinh
Trang 54
- Cách làm : tạo một nhóm Zalo hoặc Facebook hoặc Messenger chung của cả lớp
- Mục đích : Nhóm Zalo/ Facebook/Messenger là nhóm miễn phí, tương tác thầy trò nhanh
2.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng nói
Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể chi tiết sẽ giúp học sinh nhận thức được những kỹ năng mình cần đạt được Qua đó, học sinh có thể tự đánh giá được bài luyện tập của mình và biết cách điều chỉnh phù hợp để có được bài thuyết trình tốt nhất nộp cho giáo viên Điều này sẽ giúp các em dần cải thiện kỹ năng nói của mình qua mỗi lần quay video Bên cạnh đó học sinh còn có thể dựa vào các tiêu chí này để đánh giá lẫn nhau, giúp việc đánh giá được công bằng và khách quan hơn Đặc biệt, khi tham gia vào quá trình đánh giá, học sinh sẽ được khích lệ tinh thần tự học, tự khẳng định thành công của bản thân
Hiểu được những lợi ích này, tôi đã tìm tòi tham khảo các nguồn tài liệu để xây dựng lên các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói phù hợp và phổ biến chi tiết tới học sinh để các em nắm được những kỹ năng mình cần đạt trong mỗi lần luyện tập Các tiêu chí cụ thể như sau:
TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM SPEAKING
Trang 6(Fluency and
coherence)
Nói mạch lạc, trôi chảy, liên tục trong khoảng thời gian dài mà ít khi bị vấp, không sử dụng uhm, ah nhiều
Sử dụng từ nối để tạo tính liên kết cho bài nói
Có khả năng tự sửa lỗi
3 Khả năng từ vựng
(Lexical Resource)
Có khả năng sử dụng từ vựng tập trung vào Topic
Sử dụng đa dạng các từ đồng nghĩa, không lặp từ
Trang 76 Tôi chọn ba lớp là 10A1, 10A3, 10A6 năm học 2019-2020 với tổng sĩ số là
117 học sinh để tham gia vào bài kiểm tra thử nghiệm
Mục đích: để kiểm tra khả năng nói tiếng Anh của các em trước khi áp dụng Flipgrid
Cách tiến hành: tôi giao cho các em chủ đề nói “Introduce yourself” và cho các em thời gian 10 phút chuẩn bị trước khi lên trình bày trước lớp trong vòng tối
đa 4 phút Điểm của các em được chấm dựa trên các tiêu chí chấm điểm Speaking tôi đã xây dựng bên trên
Kết quả bài Test thử nghiệm:
Điểm
Trước khi luyện tập nói với Flipgrid
Số lượng học sinh (10A1,
2.5 Thiết lập Username của học sinh
- Mục đích của bước này nhằm quản lý học sinh theo đơn vị lớp dễ dàng, dễ dàng theo dõi được học sinh nào nộp bài và học sinh nào không nộp để kịp thời nhắc nhở
- Cách làm:
+ Lấy danh sách học sinh theo sổ điểm lớp
+ Đặt Username của học sinh chính là thứ tự học sinh trong sổ điểm lớp
+ Chụp ảnh danh sách tên và Username cung cấp cho học sinh qua nhóm Zalo để các em ghi nhớ và đăng nhập vào Flipgrid để luyện tập ở các bước sau
2.6 Xây dựng hệ thống chủ đề
Trang 8Tôi lựa chọn các chủ đề gần gũi thân thuộc trong sách giáo khoa Tiếng Anh
10 để học sinh có thể áp dụng luôn những từ vựng và cấu trúc mới được học trong bài để luyện tập nói Tôi xây dựng 10 chủ đề và nội dung các bài luyện tập trên Flipgrid tương ứng với 10 Unit trong sách giáo khoa như sau:
Talk about the benefits of doing volunteer in no more than 3 minutes
" Should a mother work outside the home?" Present your ideas in no more than 3 minutes
7 Topic 7:
Cultural diversity
In no more than 3 minutes, talk about three typical characteristics of vietnamese people and give examples to support each of them
Trang 98
8 Topic 8:
New ways to
learn
Show your opinion about the following statement
“Electronic devices are helpful in English learning”
in no more than 3 minutes
9 Topic 9:
Environment
Talk about some ways to protect the environment in
no more than 3 minutes
10 Topic 10:
Ecotourism
Talk about some positive and negative influences of tourism in no more than 4 minutes
2.7.Thiết lập tài khoản Flipgrid
Việc thiết lập tài khoản Flipgrid được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Vào trang web flipgrid.com
Tại màn hình trang chủ thầy cô bấm nút Sign up today It’s free hoặc nút Educator Signup ở góc trên bên phải màn hình
Trang 10Bước 2: Tại đây thầy cô bấm Sign up with Gmail hoặc Sign up with Microsoft
để nhập email tạo tài khoản
Bước 3: Thầy cô nhập các thông tin bổ sung để tạo tài khoản và bấm Let’s Go!
Trang 1110
2.8 Tạo lớp học trên Flipgrid
Vẫn tiếp theo các bước màn hình ở trên, thầy cô tiếp tục bấm Create a group để tạo lớp học đầu tiên cho mình
Trang 12Tại đây thầy cô thiết lập các thông tin cho lớp học của mình
Trang 1312
Group Name: đặt tên cho lớp học của thầy cô Ví dụ: 10A1
Group stastus: các thầy cô chọn chế độ “active”
Permission: các thầy cô lựa chọn cách để học sinh tham gia vào lớp học, nên chọn Student username cho dễ sử dụng và lần lượt nhập thông tin cho tất cả học sinh
trong lớp theo mẫu chung sau:
First name: điền theo mẫu:(số thứ tự của học sinh trong danh sách sổ điểm lớp
Họ và tên đệm của học sinh)
Last name: điền Tên học sinh
Username: điền số thứ tự của học sinh trong danh sách sổ điểm lớp (đã cung cấp
cho học sinh ở bước Thiết lập Username của học sinh)
Ví dụ: học sinh Nguyễn Văn A có thứ tự trong sổ điểm lớp là 01 thì các thầy cô nên nhập: First name: 01.Nguyễn Văn – Last name: A - Username: 01
Mục đích của việc thiết lập Username theo mẫu chung này là để khi xuất kết quả của học sinh ra excel, thầy cô có thể sắp xếp tên học sinh theo thứ tự từ 01 đến hết
Trang 14theo danh sách sổ điểm và dễ dàng thấy được học sinh nào không nộp bài và có biện pháp xử lý nhắc nhở kịp thời
2.9.Tạo bài tập luyện tập
- Vào mục Group → chọn Create a topic
- Điền các thông tin của chủ đề
Trang 1514
Title: điền tên chủ đề Ví dụ: TOPIC 1: FAMILY LIFE
Prompt: điền yêu cầu của chủ đề Ví dụ: Talk about how your family share
housework in no more than 2 minutes
Essentials:
Trang 16+ Recording time: thầy cô chọn thời gian tối đa học sinh có thể trình bày topic
Các mục khác các thầy cô có thể giữ nguyên như giao diện mặc định
-Tiếp theo thầy cô bấm Create Topic để hoàn thành việc tạo chủ đề
Ví dụ về một chủ đề tôi đã tạo trên Flipgrid:
Trang 18Tôi vào nhóm Zalo/ Messenger chung của lớp đã tạo và chia sẻ link Tôi thông báo deadline hoàn thành bài tập cụ thể cho học sinh và yêu cầu các em nộp đúng thời gian quy định; học sinh nào nộp muộn sẽ bị trừ điểm Vì bài luyện tập ứng với mỗi chủ đề bài học trên lớp, nên tôi thường giao bài luyện tập này từ tiết học đầu tiên của từng Unit (tiết Getting Started) và deadline thường là sau tiết học Communication and Culture của Unit đó Mục đích là giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng và ý tưởng, có thời gian chuẩn bị nội dung bài luyện tập trong suốt quá trình học Unit và có thời gian luyện tập nói được nhiều trước khi gửi sản phẩm cho giáo viên
2.11.Hướng dẫn học sinh sử dụng Flipgrid trên điện thoại
Bước 1: Học sinh download ứng dụng flipgrid trên CH Play hoặc Apple store Bước 2: Click vào link giáo viên chia sẻ trong nhóm zalo
Trang 1918
Bước 3: Điền Username đã được giáo viên cung cấp → nhấn Go
Bước 4: Bấm Record a response → Open in app → nhấn biểu tượng để bắt đầu ghi hình bài trình bày của mình về chủ đề của giáo viên giao
Trang 20→ →
Bước 5: Tiếp theo nhấn nút Next để xem lại video Nếu cảm thấy chưa hài lòng
về bài nói của mình, học sinh có thể bấm Delete để xoá video và ghi lại video
mới Học sinh có thể làm đi làm lại thao tác này đến khi nào ghi được video ưng
ý thì nhấn Next và sau đó nhấn Submit để nộp bài
Trang 2120
→
- Màn hình hiện giao diện Success là đã nộp bài thành công
2.12.Thu thập sản phẩm, chấm điểm và chữa bài cho học sinh
a.Thu thập sản phẩm và chấm điểm Sau khi hết hạn nộp bài của học sinh, tôi vào trang web Flipgrid.com → nhấn Group để chọn lớp → nhấn Topic cần chấm Tôi click vào video của từng học sinh để tiến hành xem Sau đó, tôi vào mục Add a comment dưới video để
chấm điểm theo các tiêu chí chấm điểm Speaking đã xây dựng và nhấn biểu tượng
để gửi nhận xét và điểm Khi đó, học sinh vào lại link có thể xem được chi tiết
Trang 22điểm các tiêu chí và tổng điểm bài nói của mình và tự biết được mình cần cải thiện
ở tiêu chí nào cho những lần luyện tập sau
b Trả điểm:
Tôi nhập điểm của học sinh vào bảng điểm và chia sẻ bảng điểm kịp thời tới các em qua nhóm zalo/messenger chung đã lập và cũng nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa hoàn thành bài tập Tôi thống nhất với các em rằng các điểm luyện tập này sẽ được chia trung bình và tính thành một đầu điểm kiểm tra thường xuyên để tạo động lực cho các em có ý thức và cố gắng luyện tập tốt trong những chủ đề tiếp theo Đồng thời tôi cũng nhắc các em vào lại link để xem được chi tiết điểm của mình ở mỗi tiêu chí đã được cô giáo chấm như thế nào
Việc nhận được kết quả của mình ngay sau mỗi bài luyện tập giúp các em học sinh tích cực hứng thú tham gia vào quá trình luyện tập hơn
c Chữa bài:
Trang 2322 Mỗi chủ đề tôi lưu lại 3 video theo các mức độ điểm : tốt – trung bình – yếu và tổ chức 1 buổi học zoom online khoảng 45 phút vào buổi tối để chấm chung với cả lớp
Tại buổi học này, trước tiên tôi gọi ngẫu nhiên học sinh chấm điểm bài nói của bạn mình theo các tiêu chí chấm điểm Speaking cô giáo đã đưa Mục đích là giúp các em nắm vững những kỹ năng mình cần đạt được trong quá trình luyện nói để luyện tập theo các kỹ năng đó để có kết quả tốt hơn Sau đó, tôi tiến hành chấm cùng cả lớp và rút kinh nghiệm những lỗi sai cơ bản phổ biến cho các em,
ví dụ như lỗi phát âm, lỗi về cách trình bày hay lỗi về cách sử dụng từ vựng cấu trúc Qua đó giúp các em tiến bộ hơn sau mỗi lần luyện tập
2.13 Tiến hành bài kiểm kiểm nghiệm (post-test) sau 1 năm áp dụng Flipgrid
Tôi chọn ba lớp là 10A1, 10A3, 10A6 đã thực hiện bài kiểm tra thử
nghiệm đầu năm học và đã được áp dụng Flipgrid để luyện tập nói trong suốt một năm để tham gia vào bài kiểm tra kiểm nghiệm
Mục đích: để kiểm tra sự tiến bộ của các em sau một năm luyện tập nói qua Flipgrid để có sự điều chỉnh phương pháp phù hợp nếu cần thiết
Cách tiến hành: tôi cho các em bốc thăm 1 trong 10 chủ đề đã luyện tập trong suốt năm học và 5 phút chuẩn bị trước khi lên trình bày Mỗi em có tối đa
4 phút trình bày trực tiếp Điểm của các em được chấm dựa trên các tiêu chí chấm điểm Speaking tôi đã xây dựng bên trên
Kết quả bài kiểm tra kiểm nghiệm:
Điểm
Sau khi luyện tập nói với Flipgrid
Số lượng học sinh (10A1, 10A3, 10A6)
%
Trang 245 – 7 67 57,26
III Hiệu quả do sáng kiến đem lại
1 Hiệu quả kinh tế
là một phần mềm miễn phí, nên giáo viên và học sinh hoàn toàn không mất một khoản chi phí nào khi sử dụng Giáo viên chỉ cần một chiếc máy tính và học sinh thì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là có thể sử dụng được dễ dàng Mà điều này là hoàn toàn có thể trong thời đại công nghệ 4.0 Bên cạnh đó, với những chức năng như đọc phụ đề hay có thể ghi đi ghi lại bài nói, học sinh có thể cải thiện kỹ năng mà không cần mất nhiều chi phí tham gia các khoá học luyện nói đắt đỏ trên mạng Internet hay ngoài trung tâm Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ học sinh và nhà trường sẽ giảm đáng kể kinh phí đầu
tư cho việc dạy và học nhưng vẫn gây hứng thú, vẫn đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học góp phần thực hiện đề án Ngoại ngữ 2020 và mang lại hiệu quả kinh tế cho người học, cho nhà trường và cho xã hội
Giáo viên cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc nhận bài, nhận xét
và phản hồi chữa bài cho học sinh Thông thường để nhận bài nói, các thầy cô thường yêu cầu học sinh nộp bài qua email hay nhóm lớp trên zalo, facebook và thầy cô phải download về máy và nhận xét trên bản word khác Điều này vô cùng bất lợi khi giáo viên thường phải dạy 4 đến 5 lớp với sĩ số 37 đến 40 học sinh một
lớp Nhưng với Flipgrid, các thầy cô mở trực tiếp video trên trang web và nhận
số lượng video không giới hạn và có thể chấm bài, nhận xét trực tiếp cho học sinh dưới mỗi video
2 Hiệu quả về mặt xã hội