1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu những nhân tố tác động đến vấn đề tự học của sinh viên trường đại học thủ dầu một

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Tên đề tài:Nghiên cứu những nhân tố tác động đến vấn đền tự học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một.2.Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi người luôn bị ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀTỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU (4) Nguyễn Lê Hoàng Liêm (5) Nguyễn Quang Thiện (6) Trần Nguyễn Minh Quân (7) Lê Cẩm Tú

(8) Châu Mộc Xuân Mai

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGMÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCGIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TS NGUYỄN HỒNG THU

BÌNH DƯƠNG – Năm 2023

1

Trang 2

2.3 Nghiên cứu trong nước: 5

2.4 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài: 6

2.5 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài: 7

3 Mục tiêu nghiên cứu: 7

4 Câu hỏi nghiên cứu: 7

5 Đối tượng nghiên cứu: 7

6 Phạm vi nghiên cứu: 8

7 Phương pháp nghiên cứu: 8

7.1 Phương pháp thu thập số liệu: 8

7.2 Phương pháp phân tích số liệu: 9

8 Đóng góp của nghiên cứu: 10

9 Kết cấu của nghiên cứu: 10

10 Tài liệu tham khảo: 10

11 Kế hoạch thực hiện: 11

2

Trang 3

1 Tên đề tài:

Nghiên cứu những nhân tố tác động đến vấn đền tự học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một.

2.Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi người luôn bị chế ước chi phối bởi bốn yếu tố: Bẩm sinh di truyền được coi như là tiền đề vật chất; Hoàn cảnh (bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội) được xác định là môi trường của sự phát triển;Giáo dục (bao gồm tác động giáo dục có định hướng của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội khác) có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh sự phát triển cá nhân và yếu tố thứ tư là hoạt động rèn luyện của bản thân chủ thể Đó là yếu tố quyết định hiệu quả của sự phát triển nhân cách Tự học là một thành phần của quá trình tự hoạt động, tự rèn luyện.

Tự học có một vai trò hết sức quan trọng Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của sinh viên Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giáo viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học Đó là hoạt động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức Có thể nói: Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học Nói khác đi, việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho sinh viên Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý.Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên.Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay) Theo Aditxterrec: 3

Trang 4

“Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản thân” Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế – xã hội Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện nay Trường đại học khác cơ bản với mọi nhà trường ở các cấp đào tạo khác là khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên Nhà trường đại học giúp cho sinh viên biết cách học, tự học, tự nghiên cứu và biết vận dụng những hiểu biết để lý giải các vấn đề thực tiễn đặt ra Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với bản thân sinh viên Tự học không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà là công việc cần làm suốt cả cuộc đời Bởi vì, khối lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được ở nhà trường không phải là ít nhưng vô cùng nhỏ bé so với bể kiến thức nhân loại Để đối mặt với nền kinh tế tri thức sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nữa dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy là rất cần thiết.

2.1 Cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan2.2 Cơ sở lý thuyết:

- Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phảisử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [2; tr 59-60] - Tác giả Nguyễn Hiến Lê quan niệm: Tự học là không ai bắt buộc mình mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm Tự học là quá trình học tập một cách tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa chọn nội dung, phương pháp,sắp xếp thời gian hợp lí với

4

Trang 5

đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh hội tri thức, kĩ năng học tập, giá trị làm người [3] Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi: Tự học là quá trình tự giác, tích cực, tự thân vận động của người học để chiếm lĩnh tri thức kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân.

Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy” Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi SV phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.

2.3 Nghiên cứu nước ngoài:

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu đề cập đến vấn đề “Tự học” hay “tự chủ trong học tập” là một khái niệm rộng được định nghĩa phụ thuộc vào môi trường học, nội dung học, quá trình học và đặc điểm của người học Có lẽ Holec (1981) là người đầu tiên đưa ra khung khái niệm về tính tự học Theo ông, tự học là “năng lực tự chịu trách nhiệm (ability to take charge of) với tất cả quyết định liên quan đến việc học của mình” bao gồm: - Xác định mục tiêu; - Xác định nội dung và tiến trình học; - Chọn phương pháp học; - Giám sát quá trình lĩnh hội kiến 5

Trang 6

thức; - Đánh giá kết quả học tập (Holec, 1981, p.3) Little (2003) cho rằng, tính tự chủ trong học tập được nhận biết thông qua các hành vi như “khả năng học tập độc lập (detachment), tự biện/ tự nhận xét (critical reflection), tự quyết định (decision-making), và hành động độc lập (independent action)” Theo Dickinson (1987), “tự chủ trong học tập” (autonomy) là một giai đoạn nâng cao của quá trình tự định hướng (an advanced stage of self-direction) mà ở đó người học cũng chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định liên quan đến việc tự học của mình (in charge of implementing the decisions concerning his or her own learning) Còn theo Littlewood (1999), người học nên chịu trách nhiệm với việc học của bản thân mình vì chỉ có chính họ mới có thể thực hiện được việc này, và hơn nữa, họ cũng cần phải phát triển năng lực tự học để có thể tiếp tục việc học sau khi tốt nghiệp Tự chịu trách nhiệm trong việc học liên quan đến việc người học tự chủ (hoàn toàn hoặc một phần) trong việc đưa ra các lựa chọn học tập mà trước đây là công việc của GV, ví dụ xác định mục tiêu học tập, chọn phương pháp học và đánh giá quá trình học Kumaravadivelu (2003) thì cho rằng đứng về góc độ mục tiêu, có hai cách nhìn về tự học: nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, việc dạy cho người học cách học bao gồm trang bị cho họ các kĩ năng cần thiết để có thể học một mình và hướng dẫn cho họ các chiến lược phù hợp để xác định mục tiêu học tập Theo nghĩa rộng, học cách học ngoại ngữ như là một phương tiện để đạt đến đích, đích đó là năng lực tự chủ trong học tập (“learning to learn.a language as a mean to an end, the end being learning to liberate”) Ông gọi tự học theo nghĩa hẹp là tự chủ học tập (academic autonomy), giúp người học trở thành những học viên có chiến lược học tập (strategic practioners), có khả năng tự nhận biết năng lực học tập của bản thân; theo nghĩa rộng là sự tự do (liberatory autonomy), giúp người học trở thành người có tư duy phản biện (critical thinkers) để có thể nhận biết thế mạnh của mình

2.4 Nghiên cứu trong nước:

Vấn đề tự học được Đinh Thị Hoa - Lê Hồng Phượng - Đinh Thành Công với đề tài nghiên cứu “TỰ HỌC VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN” đã cho thấy tự học có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình học tập của SV, là hình thức học tập không thể thiếu của SV, là quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực to lớn của bản thân, không thể thành công ngay trong “ngày một, ngày hai” mà phụ thuộc rất lớn vào tinh thần tự giác, nỗ lực chứng tỏ bản thân của mỗi SV, đồng thời là con đường vươn tới thành công Hay tại nghiên cứu của Mai Thị Lan với đề tài nghiên cứu “PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ” Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đang tạo ra điều kiện để thế hệ trẻ có cơ hội đến 6

Trang 7

trường học tập, nâng cao hiểu biết và hội nhập thế giới Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của người học thì tự học có vai trò rất quan trọng Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, người học phải không ngừng tự học cố gắng vươn lên chiếm lĩnh tri thức; đồng thời, người dạy cũng có những biện pháp thiết thực hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá để hình thành và nâng cao năng lực tự học cho SV, giúp SV trở thành những người làm chủ tri thức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Trong Báo Lao Động của giả Phan Duy Nghĩa (2021) đã cho thấy rằng kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường phổ thông mà còn có ý nghĩa suốt cả đời người, là một trong những năng lực tiên quyết của công dân hiện đại.

2.5 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài:

Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan, có thể nhận xét chung như sau:

- Về cơ sở lý thuyết, các lý thuyết không cần phải kiểm nghiệm hay bổ sung gì thêm.

- Về các công trình ngoài nước: Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi GD chưa trở thành một nghành khoa học thực sự Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho người học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huấn của thầy và hành động theo những điều ghi nhớ đó Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức học của trò” Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592-1670); G.Brousseau (1712-1778); J.H Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải khuyến khích người đọc giành lấy trí thức bằng con đường tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm lý học hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều Phương pháp dạy học mới ra đời: “phương pháp lạc quan”,”phương pháp trọng tâm tri thức”, “phương pháp montessori” Các phương pháp dạy học này đã khẳng định vai trò quyết định của học sinh trong học tập nhưng quá coi trọng “con người cá thể” nên đã hạ thấp vai trò của người giáo viên đồng thời phức tạp hóa quá trình dạy học Mặt khác, những phương pháp này đòi hỏi các điều kiện rất cao kể cả từ phía người học lẫn các điều kiện giảng dạy nên khó có thể triển khai rộng rãi được Từ giữa những năm 1970 đã có sách hay bài viết về vấn đề này (Benn, 7

Trang 8

S I viết bài “Freedom, Autonomy and the Concept of the Person” năm 1976; Holec H viết quyển “Autonomy in Foreign Language Learning” năm 1981, NXB Oxford) Sau chiến tranh thế giới thứ II, bên cạnh sự tiến bộ rất nhanh của các nghành khoa học cơ bản, khoa học giáo dục cũng có nhiều tiến bộ đáng kể Một trong những tiến bộ đó là: sự xích lại gần nhau hơn giữa dạy học truyền thống (Giáo viên là nơi phát động thông tin, học sinh là nơi tiếp nhận thông qua diễn giảng trên lớp) và các quan điểm dạy học hiện đại(học sinh là chủ thể tích cực, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn).

- Các công trình trong nước: Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu Ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo dục chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất Những nhân tài đó, bên cạnh yếu tố được những ông đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyết định đều là tự học của bản thân Cũng chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gương tự học thành tài Nhưng nhìn chung, lối giáo dục còn rất hạn chế “người học tìm thấy sự bắt chước, đúng mà không cần độc đáo, người học học thuộc lòng ” Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù nền giáo dục Âu Mỹ rất phát triển nhưng nền giáo dục nước ta vẫn chậm đổi mới Vấn đề tự học không được nghiên cứu và phổ biến, song thực tiễn lại xuất hiện nhu cầu tự học rất cao trong nhiều tầng lớp xã hội Vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướng vừa nêu tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học Người từng nói: “còn sống thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt” Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh ngiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

2.6 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài:

+ Trên giác độ lý thuyết, luận án sẽ phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến hoạt động tự học của sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một

+ Trên giác độ thực tiễn, nghiên cứu sẽ đi sâu vào thực trạng hoạt động tự học trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phân tích các nội dung liên quan đến hoạt động tự học của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một……… Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tự học của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một.

3.Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định tác động và chiều tác động của các yếu tố đến vấn đề tự học của sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

- Đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao tinh thần tự học của sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

8

Trang 9

4 Tổng quan nghiên cứu

Tự học thể hiện một thái độ tự giác của học sinh, sinh viên trong quyền và trách nhiệm học tập Trong đó, việc tự giác cần được xây dựng trên cơ sở muốn tìm tòi, khám phá để tăng vốn kiến thức hiểu biết cá nhân Tinh thần tự học không cần phải nhắc nhở, kèm cặp cũng làm nên một con người có định hướng, sắp xếp và tổ chức thời gian

Tự học của sinh viên bao gồm các hoạt động chủ yếu như: Đọc và nghiên cứu tài liệu - chuẩn bị bài trước, làm bài tập thực hành, các bài luận, làm các bài tập theo nhóm theo yêu cầu của các môn học, tự tìm tòi, nghiên cứu để mở rộng kiến thức, theo đuổi đam mê, làm các đề tài nghiên cứu khoa học Kĩ năng tự học là khả năng thực hiện thành thục và có kết quả các thao tác, hành động tự học trên cơ sở vận dụng những tri thức tích lũy được về hoạt động và kĩ năng tự học; là biết cách tổ chức công việc, hoạt động tự học một cách khoa học, hợp lí, tiết kiệm thời gian và có chất lượng

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển KT-XH Mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng bắt nhịp nhanh trong mọi hoàn cảnh Như vậy, đối với sinh viên, tự học chính là con đường tạo ra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bền vững, hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho bản thân, đó là điều kiện đảm bảo để họ có thể học tập suốt đời.

5 Khoảng trống nghiên cứu

Trên giác độ lý thuyết, luận án sẽ phân tích và làm rõ nội dung cốt lõi của họat động tự học của sinh viên đại học Thủ Dầu Một

Trên giác độ thực tiễn, sẽ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tự học sinh viên đại học Thủ Dầu Một hiện nay Các thành tố tâm lý cơ bản trong KNTH của SV có mối quan hệ với nhau như: tính ý thức của hành động, việc vận dụng những tri thức, phương tiện vào hành động trong điều kiện mới và hành động đó phải đạt kết quả cao KNTH quyết định trực tiếp kết quả tự học của người học.

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Tầm quan trọng của việc tự học - Việc tự học có cần thiết không

9

Trang 10

- Số giờ trung bình mỗi ngày bạn dành cho việc tự học - Những yếu tố tác động đến tinh thần tự học

- Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tự học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

7.Đối tượng nghiên cứu:

Vấn đề tự học của sinh viên và các yếu tố tác động đến vấn đề tự học của sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

8 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: nghiên cứu những nhân tố tác động đến vấn đề tự học của sinh viên Trường Đại Học Thủ Dầu một.

- Về không gian: Trường Đại Học Thủ Dầu Một.

- Về thời gian : Từ ngày 11 tháng 2 đến 18 tháng 2 , năm 2023 9 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm nghiên cứu phương pháp luận, nghiên cứu ý nghĩa của tự học, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm + Phương pháp trao đổi toạ đàm

Phương pháp sử lý thông tin: Ngoài phân tích, tổng hợp, chủ yếu tác giả sử dụng toán thống kê, phần mềm tin học.

9.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập: 10

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w