1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng đạo đức hồ chí minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay
Tác giả Bùi Vũ Quang Vinh, Bùi Hoàng Nguyên, Phan Nguyễn Minh Thư, Phạm Hoài Bảo Trâm, Nguyễn Thị Xuân Thùy, Đặng Ngọc Phương Trân
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Tấn Tài
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

-Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1930 – 1945.-Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀXÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Tấn Tài

Sinh viên thực hiện : 1 Bùi Vũ Quang Vinh (4436) 2 Bùi Hoàng Nguyên (1612) 3 Phan Nguyễn Minh Thư (2909) 4 Phạm Hoài Bảo Trâm (3870) 5 Nguyễn Thị Xuân Thùy (2296) 6 Đặng Ngọc Phương Trân (0594)

Lớp : POS 361 K Đà Nẵng, ngày 24 tháng 9 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 5

1.Nguồn gốc đạo đức Hồ Chí Minh 5

1.1.Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt

Nam 5

1.2.Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị đạo đức nhân loại 5

1.3.Đến với đạo đức Mác-Lenin, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng về

2.6.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò to lớn với dân tộc và nhân loại 11

3.Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng 12

4.Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 15

4.1.Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 16

Trang 3

4.2.Xây đi đôi với chống 17

4.3.Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 18

CHƯƠNG 2.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HIÊN NAY 20

3.1.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các môn học, trong đó môn tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt 22

3.2.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, và các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm 23

3.3.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua tấm gương đạo đức .23 3.4.Phát huy ý thức tự giác, tự giáo dục của sinh viên theo đạo đức Hồ Chí Minh 23 3.5.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 (có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung) trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước Đặc biệt, Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.Về hôn nhân của Bác, cho tới nay chưa có một tài liệu chính thức từ phía nhà nước Việt Nam nhắc đến việc Hồ Chí Minh đã từng kết hôn Bản thân Hồ Chí Minh cũng nhiềulần khẳng định ông chưa từng có vợ Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số sử gia tại Hoa Kỳ, Pháp và Trung Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh vào ngày 18 tháng 10 năm 1926 và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó hai người không bao giờ còn gặp lại nhau.

Tóm tắt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác:

- Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924).

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924 – 1930).

Trang 5

-Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1930 – 1945).

-Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954).

-Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969).

Đến 9h47phút ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Lý do chọn đề tài

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời, một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta đối với công tác thanh niên Vì thế công tác giáo dục thanh niên là vô cùng quan trọng, và nhóm 8 chúng em thấy việc tìm hiểu về những chủ trương của nhà nước về giáo dục thanh niên, và những vấn đề liên quan là rất bổ ích, vì thế nhóm em xin chọn đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên để có thể hiểu thêm về thanh niên trong tư tưởng của Bác.

Trang 6

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC1 Nguồn gốc đạo đức Hồ Chí Minh

1.1 Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

- Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam.

- Nhiều truyền thống đạo đức cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù.

+ Chân lý bình thường: "đói cho sạch, rách cho thơm".

+ Coi trọng đạo lý làm người: "có nghĩa có nhân", "chị ngã em nâng", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì

+ Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy tôn các anh hùng dân tộc - Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết.

- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh.

1.2 Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị đạo đức nhân loại

- Giá trị đạo đức phương đông, trước hết là nho giáo.

- Xuất thân từ gia đình tri thức uyên bác nho học, Người thấy những giá trị đạo đức của Nho giáo, coi Nho giáo như khoa học về tu thân dưỡng tính, khắc kỹ, phục lễ, vi nhân, kính trọng người lao động, dân là gốc của nước (dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi), tứ hải giai huynh đệ, nhân nghĩa, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính).

Trang 7

- Người viết: Đạo đức Khổng tử, học vấn của ông, những kiến thức của ông làm những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục Chúng ta hãy tự hoàn thiện đạo đức của mình bằng cách đọc các tác phẩm của ông.

- Người chỉ ra những hạn chế của Nho giáo Tư tưởng đẳng cấp, coi khinh lao động chân tay, phụ nữ, KHKT, tài năng, dùng học thuyết chính danh quân tử, tiểu nhân để chuyên chế xã hội làm cho xã hội trì trệ, chậm phát triển.

- Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị đạo đức của tôn giáo:

+ Đó là tư tưởng từ bi, cứu nạn cứu khổ, thiện chí, bình đẳng, an lạc, hạnh phúc, sống hòa hợp với môi trường, tôn trọng sự sống dưới mọi hình thức của Phật Giáo.

+ Tư tưởng bao dung nhân ái, hy sinh cao cả của Thiên chúa.

+ Tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, coi trọng con người trong văn hóa phương Tây, trong tuyên ngôn độc lập Pháp, Mỹ.

1.3 Đến với đạo đức Mác-LeNin, Hồ Chí Minh đã thực hiên một cuộc cách mạng về đạo đức

- Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng Đạo đức mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động Đạo đức mới xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp tôn ty trật tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản, kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như trong vòng gia trưởng nhỏ bé Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, cam chịu, chấp nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết ở nơi thiên đàng hay chốn niết bàn Điều này đã được Hồ Chí Minh nói rõ: "Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời Người còn nói "Đạo

Trang 8

đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người".

- Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại Nền đạo đức ấy ngày càng phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa bộ mặt của nền văn hóa Việt Nam Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới.

2 Những đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:2.1 Sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng Sự thống nhất đó bắt nguồn từ bản chất của cách mạng vô sản, là cơ sở của những hành động cách mạng Nó thể hiện sâu sắc ở phẩm chất, nhân cách của người cán bộ cách mạng Bởi vậy, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức và tạo nên những nhân cách mẫu mực; tự giác giáo dục và rèn luyện bản thân, kết hợp lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng… là những nhiệm vụ thường xuyên của người cách mạng.

- Sự thống nhất giữa lý tưởng chính trị và đạo đức cách mạng cao đẹp là cơ sở của những hành động cách mạng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh quên mình cho lý tưởng; là định hướng để mỗi người tự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, nghĩa vụ và quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức trước vận mệnh dân tộc và hạnh phúc nhân dân Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: "… chính trị là đức, chuyên môn là tài", "tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị" Do vậy, cần phải nhận thức rằng, việc giải quyết và thực hiện đúng đắn, có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị cách mạng cũng có nghĩa là mang lại những giá trị đạo đức sâu sắc Theo Hồ Chí Minh, một trong những lý do khiến anh em bầu bạn khắp năm châu yêu mến và ca ngợi đất nước,

Trang 9

con người Việt Nam chính là “Vì cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân ta do Đảng ta lãnh đạo là chí công vô tư, mình vì mọi người”.

- Sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn đòi hỏi luôn kết hợp chặt chẽ giữa lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng Yêu quý nhân dân nước mình, đồng thời phải kính trọng, yêu quý, giúp đỡ nhân dân nước bạn, thể hiện tinh thần đoàn kết "bốn phương vô sản đều là anh em" Chúng ta không chỉ làm tốt nhiệm vụ cách mạng trong nước, mà còn phải luôn sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ quốc tế trên tinh thần: "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình"; thực hiện đúng tinh thần "chí công vô tư, mình vì mọi người", vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

2.2 Thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả , lý luận và thực tiễn

- Thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, lý luận và thực tiễn Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận luôn liên hệ với thực tiễn, tư duy gắn liền với hành động, lý thuyết đi đôi với thực hành, nói đi đôi với làm đã trở thành nguyên tắc sống và làm việc, phương châm hoạt động của Người Do đó, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không những được thể hiện qua các tác phẩm, bài viết, bài nói ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc, mà còn được thể hiện trong thực tiễn cuộc đời hoạt động sôi nổi và phong phú; đặc biệt là thông qua chính tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp của Người Giá trị sâu sắc, to lớn, thiết thực và lâu bền của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn được thể hiện đầy đủ, chân thực và sinh động ở tấm gương đạo đức của Người Nói cách khác, “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là sự hiện thực hóa “tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” Vì vậy, có thể quan niệm: tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự thể hiện trong đời sống hiện thực những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mà cốt lõi là sự phấn đấu, hy sinh suốt đời cho Đảng, cho cách mạng, cho Tổ quốc và nhân dân, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Đó là hệ thống các hành vi đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hành, thể hiện trong tất cả các mối quan hệ, trở thành chuẩn mực, tấm gương, tạo nên nét đặc sắc của đạo đức Hồ Chí Minh Tấm gương đạo đức là sự phản chiếu tư tưởng và nhân cách của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thực tiễn.

Trang 10

- Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn có mối quan hệ biện chứng và thống nhất chặt chẽ với nhau khi nói đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không thể không nói đến hành vi đạo đức của Người Thông qua hành vi đạo đức, thông qua cuộc đời hoạt động cách mạng, tinh thần vì nước, vì dân, cũng như những hành vi trong đời sống thường ngày mà chúng ta thấy rõ hơn tư tưởng đạo đức của Người Ngược lại, khi nói đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng không chỉ hiểu đó là tấm gương về hành vi đạo đức, về việc làm mà ngay cả tư tưởng, những lời nói, lời dạy, cách biểu đạt của Người cũng mang tính chất là tấm gương, có giá trị nêu gương, cần học tập và làm theo.

2.3 Thống nhất giữa đức và tài

- Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì đạo đức là gốc của người cách mạng Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; và “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”.

- Tài của người cán bộ cách mạng, theo Hồ Chí Minh là năng lực được biểu hiện bằng hiệu suất, hiệu quả hoạt động thực tiễn Tài năng của người cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trí lực, thể lực… và là kết quả của một quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm của mỗi người Bởi vậy, trong sử dụng cán bộ Hồ Chí Minh dạy phải biết tuỳ tài mà dùng người Theo Người, để có được tài năng, người cán bộ cách mạng cần phải tích cực học tập, kiên trì rèn luyện, phải thực hiện lời dạy của V.I Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

- Đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng với nhau trong nhân cách của người cán bộ cách mạng Trong mối quan hệ đó thì “Đức phải có trước tài” và đức là gốc Nếu có tài mà không có đức là vô dụng, vì “có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước” Bên cạnh đó, Người rất coi trọng tài năng và có đức phải đi liền với có tài, vì “Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.

Trang 11

2.4 Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, giữa việc nhỏ và việc lớn

- Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng Tóm lại, đạo đức, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng Vì vậy tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau rồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.

- Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.

Trang 12

2.5 Đạo đức cần cho mọi người nhất là cho những người cách mạng, cho cán bộ, đảngviên

- Cán bộ, đảng viên phải là công bộc của dân, phải thực hiện dân chủ cho dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Kế thừa truyền thống trung, hiếu với một nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con của dân tộc, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới phản ánh đạo đức cao rộng hơn

- Như vậy, yêu cầu đầu tiên của đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên là phải có ý chí cách mạng, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với nhân dân Đây là sự vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về tư cách đảng viên cộng sản trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.

- Người cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, làm việc với năng suất cao Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí Liêm là trong sạch Chính là không tà, thẳng thắn, quang minh chính đại, không ngần ngại khi phê bình người khác nhưng phê bình phải có cái "tâm", đồng thời biết lắng nghe tiếp thu ý kiến phê bình, không thù ghét cá nhân Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống văn hoá mới, là cái để làm việc, làm người, làm cán bộ đảng viên, phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại Cần, kiệm, liêm, chính là đặc trưng của xã hội hưng thịnh "nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân".

2.6 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò to lớn với dân tộc và nhân loại

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là "Một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.

Trang 13

3 Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng

Hồ chí Minh là một những nhà tư tưởng, nhà cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Đạo đức được Hồ Chí Minh bàn đến là đạo đức mới, đạo đức CM; không phải là đạo đức cũ, đạo đức phong kiến hay tư sản Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) Người đã viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp và lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Đạo đức trở thành nên tố quyết định sự thành công của mọi công việc, phẩm chất của mỗi con người Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới có thể làm được những việc cao cả, vẻ vang Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người vững vàng trong mọi thử thách, gian khổ, khó khăn Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có hại Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống nhất làm một Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng Người đòi hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức.

Vai trò của “Đạo đức cách mạng” vai trò của đạo đức cách mạng là to lớn, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Như đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách

Trang 14

mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm quyền Nguy cơ của đảng cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng đạo đức thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh” Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người Mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người cao thượng Các thế hệ người Việt Nam phấn đấu cho độc lập dân tộc đến với Hồ Chí Minh trước hết là đến với tư tưởng đạo đức của Người “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu chung của người Việt Nam Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của dân tộc, của nhân loại Hồ Chí Minh là điểm rực sáng về đạo đức đối với thế giới và đối với Việt Nam Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” Theo Lênin, “đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại Trí tuệ là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi Đạo đức là những phẩm chất mà con người cần có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Muốn làm cách mạng thì con người cần có tâm trong sáng, đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc Cái tâm ấy phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w