1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy online còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy đối với sinh viên cho nên bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu, đánh giá sự hài lòng của s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC DUY TÂN

-ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUMôn học: Tranh tài giải pháp PBLNGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN VỀCHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN

GVHD: ThS Đặng Thanh Dũng

SVTH: Đoàn Văn Mạnh - Nhóm trưởng (100%) Nguyễn Hữu Đăng Khoa (100%)

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 6

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7

1.6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7

1.6.1 Tài liệu nguyên cứu nước ngoài 7

1.6.2 Tài liệu nguyên cứu trong nước 8

1.7 Kết cấu đề tài 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG 11

2.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của sự hài lòng 11

2.1.2 Khái niệm “ học tập trực tuyến ” 11

2.2 CÁC MÔ HÌNH NGUYÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 12

2.2.1 Mô Hình Nguyên Cứu Lý Thuyết Theoretical Framework (2013) 12

2.2.2 Các Mô Hình Nguyên Cứu Thực Tiễn 14

Hình 2.11 Mô Hình Nguyên Cứu Đề Xuất 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 27

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 27

3.1.2 Tiến trình nghiên cứu 27

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU 28

3.2.1 Thang đo định danh 28

3.2.2 Thang đo thứ bậc 29

3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 35

3.3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 35

Trang 3

3.3.2 Mẫu điều tra 37

3.3.3 Kết cấu bản câu hỏi khảo sát 38

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TẦN SỐ 47

4.2 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA 49

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 53

4.3.1 Phân tích các nhân tố biến độc lập 53

4.3.2 Phân tích các nhân tố biến phụ thuộc 58

4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BIẾN TƯƠNG QUAN 60

4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 61

4.6 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 64

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

5.1 KẾT LUẬN 67

5.2 KIẾN NGHỊ 67

5.2.1 Kiến nghị chính sách nâng cao Tài liệu học tập 67

5.2.2 Kiến nghị chính sách nâng cao Dịch vụ hỗ trợ 68

5.3 CÁC HÀM Ý BỔ SUNG HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN 69

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và chóng mặt, con người cũng không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức của mình để hòa nhập và không bị lạc hậu Một trong những điều làm nên thành công và là tiền đề vững chắc để ta vươn lên đạt được những mục tiêu đề ra đó chính là con đường học tập Đối với cuộc đời mỗi người học tập là một trong những điều quan trọng nhất Từ đó, vai trò của việc học luôn được đề cao và chú trọng

Việc học ngày càng quan trọng thì cách tiếp cận việc học cũng quan trọng không kém Nhất là trong thời buổi hiện đại, con người có thể tiếp cận việc học với nhiều cách học khác nhau Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp “học online” đang phát triển và phổ biến trên thế giới Chỉ cần một chiếc laptop hay điện thoại có kết nối Internet, người học hoàn toàn có thể học tập bất kì nơi đâu Đây là một cách học nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện Học tập trực tuyến giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thời gian và không gian, đồng thời giảm chi phí đào tạo và xã hội Thắc mắc nội dung kiến thức được giảng viên phản hồi sớm Phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên để hiệu quả là tối đa.

Chất lượng giáo dục quyết định sự tồn tại của các cơ sở giáo dục nói chung và của Trường Đại học Duy Tân nói riêng Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, công nghệ số có sự chi phối và tác động rất lớn đến mọi mặt của cuộc sống Việc áp dụng công nghệ số vào giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục là cấp thiết Những thành công vượt bậc về công nghệ số và truyền thông đã tạo tiền đề cho sự phát triển của đào tạo trực tuyến Phương thức đào tạo này đã trở thành xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao Đặc biệt trong bối cảnh Covid 19 là đại dịch, hầu hết các nước đã tổ

4

Trang 5

chức cho học sinh, sinh viên học trực tuyến theo chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, phương thức này đã đáp ứng nhu cầu đảm bảo tiến độ học tập, cung cấp kịp thời kiến thức cho học sinh, sinh viên Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy online còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy đối với sinh viên cho nên bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu, đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại Học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến

Nhận thấy được những lợi ích của việc giảng dạy trực tuyến, Trường Đại học Duy Tân là một trong những trường áp dụng hình thức giảng dạy này từ khá sớm Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: Các biện pháp triển khai áp dụng giảng dạy trực tuyến đã phù hợp hay chưa? Liệu đã thực sự làm sinh viên cảm thấy hài lòng? Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình thức giảng dạy trực tuyến được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện, trong đó mảng nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên cũng được nhiều tác giả đề cập đến Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào sử dụng công cụ định lượng để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy trực tuyến tại Trường Vì vậy, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy trực tuyến ở Trường Đại học Duy Tân, hy vọng sẽ có những đóng góp hữu ích, góp phần nâng chất lượng đào tạo của nhà trường.

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá sự hàilòng của sinh viên Đại học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến” làm đề tài

nghiên cứu cho môn học của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu về đánh giá sự hài lòng của sinh viên Đại học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến Mục tiêu của nghiên cứu là:

- Về lý thuyết, mục tiêu của nguyên cứu là Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên trong việc học trực tuyến tại trường Đại học Duy Tân.

5

Trang 6

- Về thực tiễn, Tìm ra giải pháp khắc phục các nhược điểm của việc học online, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Trường Đại học Duy Tân.

- Về giải pháp, mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các phương nhằm giúp cho tổ chức giáo dục của Đại học Duy Tân gia tăng sự hài lòng của người học thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ học tập trực tuyến.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng của sinh viên ĐH Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi khách thể: Sự hài lòng của 346 sinh viên đang theo học tại Đại Học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến của giảng viên.

Phạm vi thời gian: Từ ngày 11/3/2023 đến ngày 5/4/2023 Phạm vi không gian: Tại Trường Đại học Duy Tân.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp (1) nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc sự hài lòng của sinh viên Duy Tân, đồng thời kiểm tra và hoàn thiện bảng hỏi Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và trao đổi với sinh viên của trường Đại học Duy Tân.

Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát để thu thập thông tin Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ để kiểm định độ tin

6

Trang 7

cậy của thang đo và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức trên diện rộng Qua đó kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn.

1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến ?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Duy Tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến?

Câu hỏi 3: Những đóng góp có thể đưa ra để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Đại học Duy Tân ?

1.6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.6.1 Tài liệu nguyên cứu nước ngoài

1.6.1.1 Nghiên cứu của Anbareen Jan và Pardis Rahmatpour (2020)

Tên đề tài: “Online Learning Satisfaction During COVID-19 Pandemic Among Chinese University Students: The Serial Mediation Model”.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sự tự tin vào năng lực học tập và sự tương tác của sinh viên rất tích cực và sự hài lòng trong học tập trực tuyến.

1.6.1.1 Nghiên cứu của Surahman và Sulthoni (2020)

Tên đề tài : “ Student Satisfaction toward Quality of Online Learning in Indonesian Higher Education During the Covid-19 Pandemic”.

Kết quả: Dựa trên kết quả thảo luận, có thể kết luận rằng nhìn chung những người được hỏi cho biết họ hài lòng (60%) với dịch vụ học tập trực tuyến trong giáo dục đại học Tuy nhiên, 40% bày tỏ sự không hài lòng lý do dẫn đến sự không hài lòng của người

7

Trang 8

trả lời là do các yếu tố truy cập hạn chế, mạng lưới quản lý hệ thống học tập được sử dụng không ổn định, tài liệu và bài tập không rõ ràng từ giảng viên, mô hình hướng dẫn của giảng viên thấp và thiếu phản hồi mang tính xây dựng về bài làm của sinh viên.

1.6.1.2 Nghiên cứu của Norah Almusharraf và Shabir Khahro ( 2020 )

Tên đề tài : “Students Satisfaction with Online Learning Experiences during the COVID-19 Pandemic“.

Kết quả : Nghiên cứu này kết luận rằng Sinh viên hài lòng với cơ sở vật chất được cung cấp bởi trường đại học Đặc biệt là các nền tảng học tập trực tuyến.

1.6.2 Tài liệu nguyên cứu trong nước

1.6.2.1 Nghiên cứu của Lê Nam Hải và Trần Yến Nhi (2021)

Tên đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến e-learning”

Kết quả: nghiên cứu đã làm rõ được những vấn đề liên quan đến hình thức học trực tuyến và sự hài lòng của người học thông qua mô hình nghiên cứu được đề xuất và kiểm định về mối tương quan giữa các nhân tố với sự hài lòng của người học.

1.6.2.2 Nghiên cứu của Bùi Kiên Trung (2016)

Tên đề tài: “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-Learning - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân”.

Kết quả: Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra chất lượng đào tạo được đánh giá bằng 3 nhân tố chất lượng trực tuyến, chất lượng dịch vụ hổ trợ và chất lượng đội ngủ giảng viên

1.6.2.3 Nghiên cứu của Lưu Hớn Vũ (2022)

8

Trang 9

Tên đề tài : “Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trực tuyến tại Khoa Ngoại ngữ -Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh”

Kết quả : nghiên cứu nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trực tuyến.

1.6.2.4 Nghiên cứu của Trương Anh Tuấn và Lê Thị Giang (2022)

Tên đề tài : “Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến của các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

Kết quả : Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra các hàm ý nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trong hoàn cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19

1.6.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Đoàn Thị Hồng Nga

Tên đề tài : “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học bằng E-learning trong bối cảnh Covid-19 tại Trường Đại học Lạc Hồng”

Kết quả : Nghiên cứu cho thấy E-learning vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện và cần được chú ý thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất cũng như đảm bảo chất lượng dạy và học như: đường truyền Internet, tài liệu giảng dạy, lịch trình và cách thức kiểm tra, đánh giá.

9

Trang 10

1.7 Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

10

Trang 11

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG2.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của sự hài lòng2.1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng

Sự hài lòng có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau như có nhiều người cho rằng hài lòng là một trạng thái cảm xúc có thể được xem là trạng thái thỏa mãn về tinh thần, có được sự thỏa mãn trong cơ thể và tâm trí của một con người.Nói một cách thông thường, sự hài lòng có thể là một trạng thái chấp nhận hoàn cảnh của một người và là một hình thức hạnh phúc nhẹ nhàng và dự kiến hơn.

2.1.1.2 Tầm quan trọng của sự hài lòng

Nói về mối quan hệ giữa sự hài lòng và hoạt động giảng dạy, Malik và cs.(2010) đã chỉ ra chất lượng dịch vụ có một ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của người học và bản chất sự hài lòng đó nằm ở chất lượng giảng dạy và môi trường học tập

Sự hài lòng của sinh viên đại học là sự cảm nhận hay nhận thức của sinh viên về những giá trị giáo dục, những giá trị kiến thức hoặc giá trị dịch mà trường đại học cung cấp Tại đó, kỳ vọng của họ luôn thấp hoặc ngang bằng với mức độ cảm nhận về những gì họ được cung cấp từ cơ sở giáo dục đại học.

2.1.2 Khái niệm “ học tập trực tuyến ”

Cùng với sự phát triển của giáo dục trực tuyến trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong các công trình nghiên cứu về học tập trực tuyến, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa để nhận diện về khái niệm học tập trực tuyến: Học tập trực tuyến là hình thức học diễn ra trên internet Nó thường được gọi là “E - learning” trong một số các thuật ngữ khác Học sinh, sinh viên có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải tới trường học Nội dung tài liệu học tập có thể được cập nhật từ các phần mềm học trực tuyến và các ứng dụng di động khác Đặc điểm vượt trội của đào tạo qua mạng đó chính là tính tương tác cao và đa dạng giữa giảng viên và người học Theo tính năng

11

Trang 12

đó, giảng viên và người học có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua các ứng dụng: chat, zoom, email, diễn đàn, hội thảo trực tuyến,…

Hình thức đào tạo trực tuyến phổ biến tại trường Đại học Duy Tân hiện nay là học tập trực tiếp và E –Learning Trong đó, hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trường DTU 100% tiết học Online được triển khai qua phần mềm Zoom meeting Và để hỗ trợ hoạt động giảng dạy E – Learning trên Zoom, giảng viên cung cấp nguồn học liệu cho sinh viên trên website mydtu của trường Đại học Duy Tân.

2.2 CÁC MÔ HÌNH NGUYÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN2.2.1 Mô Hình Nguyên Cứu Lý Thuyết Theoretical Framework (2013)

Mô hình cho mức độ hài lòng sinh viên của Kranzow (2013)

Chúng tôi tin rằng người học phản hồi và người hướng dẫn lãnh đạo của người khác có một vai trò quan trọng trong quá trình học tập Bất kỳ sự can thiệp nào bỏ qua các yếu tố này sẽ không hiệu quả trong việc đảm bảo sự hài lòng của người học

Vonderwell và Turner (2005) đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, chẳng hạn như các hướng rõ ràng về các mục tiêu và đánh giá của khóa học, và tương tác giữa các sinh viên-giáo viên tích cực Để xem xét các yếu tố này, chúng tôi đã chọn các hướng dẫn của Kranzow, (2013) làm khung lý thuyết do là một phiên bản được cập nhật hơn Kranzow giao một vai trò hàng đầu cho lãnh đạo giảng viên trong việc giải quyết sự hài lòng của sinh viên thông qua hai kênh

Đầu tiên liên quan đến tương tác của các giảng viên-học sinh tích cực Người hướng dẫn đảm bảo rằng nội dung khóa học có thể dễ dàng truy cập cho sinh viên.

Các sinh viên quen thuộc với công nghệ để tham dự các phiên trực tuyến Trong trường hợp các sinh viên phải đối mặt với bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, các giảng viên cung cấp thuận lợi cần thiết hoặc giới thiệu họ đến các dịch vụ hỗ trợ của sinh viên để được tư

12

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.18 Kết quả hồi quy của mô hình lần 1 (Model Summary) - nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy của mô hình lần 1 (Model Summary) (Trang 60)
Bảng 4.19 Kết quả phân tích phương sai lần 1 (Anova) - nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến
Bảng 4.19 Kết quả phân tích phương sai lần 1 (Anova) (Trang 61)
Bảng 4.20 Kết quả xử lý hồi quy bội lần 1 (Coefficients) - nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến
Bảng 4.20 Kết quả xử lý hồi quy bội lần 1 (Coefficients) (Trang 61)
Bảng 4.22 Kết quả phân tích phương sai lần 2(Anova) - nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến
Bảng 4.22 Kết quả phân tích phương sai lần 2(Anova) (Trang 62)
Bảng 4.21 Kết quả hồi quy của mô hình lần 2 (Model Summary) - nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học duy tân về chất lượng giảng dạy trực tuyến
Bảng 4.21 Kết quả hồi quy của mô hình lần 2 (Model Summary) (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w