1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUY LỢI

NGUYÊN VĂN ĐỨC

THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si

Hà Nội - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYÊN VĂN ĐỨC

GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA KINH TE SAU CẢI TẠO NANG CAP HE THONG TƯỚI TRAM BOM HONG VAN,

THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành : Quản ly Tài nguyên và Môi trường

Mã số : 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Trọng Hoan

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ với dé tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thông tưới trạm bơm Hồng Vân, thành phố Hà Nội”.

Có được kết quả này, trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Trọng Hoan, người thay đã dành nhiều thời gian, tâm huyết

hướng dan tác giả hoàn thành Luận văn này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy trong thời gian tác giả học tập tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các Thây Cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thuỷ lợi nơi tác giả thực hiện Luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tác giả hoàn thành được các nội dung cua dé tài.

Tác giả cũng xin dành cho gia đình cùng các dong nghiệp dang công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chỉ cục Thủy lợi Hà Nội, Công ty trách nhiêm hữu hạn Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ và Phòng Kinh tế các huyện Thường Tin, Phú Xuyên, Thanh Trì đã chia sẻ khó khăn,

cung cấp tài liệu và tạo diéu kiện tốt nhất dé tác giả có đủ thông tin tài liệu trong quá trình thực hiện dé tài.

Tuy đã có nhiễu có gắng nhưng vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những sai xót Túc giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thây, Cô, bạn bè và đồng

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các

kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bat kỳ nguồn nào và dưới bat kỳ hình thức nao Việc tham khảo các nguồn tai liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tai liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016 Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HE THONG TƯỚI VA PHAN TÍCH HIỆU

QUA DU ÁN TUOL csssssssssssssssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssssssssnsesssssnes 1

1.1.2 Nội dung quản lý khai thác C”T”TÏL, - «+ + *vEskEeeEeeeeeeeserseesrs 2

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL 2

1.2.1 Cấp nước tưới phục vụ SXNN oocccssscssssssesssesssesssessssssesssecssscsesssecsseesesseessecs 4

1.2.3 Cấp nước phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ -~ <++ 4

1.2.5 Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi - 5

1.2.7 Phòng chống hạn hán, bảo vệ môi trường -¿ ¿©+:s++cx++2sz+: 6

1.3.1 Khái niệm về HQKT của hệ thống tưới - 2-2 2 2+£+E+zxezxerssreee 6

1.3.3 Hiệu quả kinh tế của hệ thống tưới trong giai đoạn quản lý vận hành 7 1.3.4 Các phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới - 8 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá HQKT và các nhân t6 ảnh hưởng đến HQKT của hệ

thONg UƯƯNớợNgN,'731 12 1.4.1 Chỉ tiêu tông hợp không đơn vị đo _ -ccc+ceccsee: 12

1.4.2 Chỉ tiêu giá tri - giá tri sử dụng _ -.- -SS ki rirey 15 1.4.3 Nhóm các chỉ tiêu chi phí - lợi ích _ -cc+<<++<<c+ex+<s2 15

1.4.4 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án thủy lợi 19

1.4.5 Lựa chọn phương pháp - 5c 32113321113 111 1118111111 Egkrrrke 21

Trang 6

1.4.6 Các nhân tô ảnh hưởng đến HQKT của hệ thống tưới .- 21

1.5 Kinh nghiệm quản lý, vận hành và khai thác hệ thống tưới . 22

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL ở nước ngoài - 22

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL ở trong nước - -‹- -« - 23

1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cc:-ccsccecre 26 €80 8000110177787 ‹-‹-:1iI 29

CHUONG 2: PHAN TÍCH HIỆU QUA KINH TE SAU CAI TẠO NANG CAP HE THONG TƯỚI TRAM BOM HONG VẦN css<cccesseseesee 30 2.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống tưới tram bom Hồng Vân - 30

2.1.1 Vị trí địa lý và nhiệm vụ của hệ thống ¿ 2¿c5¿©5++cxzczxecree 30 2.1.2 Hiện trạng dân số và xã hội trong vùng dự ắn - s-ccscccxerseees 31 2.1.3 Tình hình sử dung đất trong vùng w ceceeceeccsesseseeseseseeseesessessesseseseseeses 31 2.1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng - 32

2.2 Quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống thủy lợi Hồng Vân - 33

2.2.1 Hiện trạng hệ thống trước khi cải tạo nâng cấp — 33 2.2.2 Quy mô thiết kế cải tạo nâng cấp hệ thống tưới tram bơm Hong Vân 35

2.2.3 Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện nay - 2-25: 39 2.3 Qua trình khai thác, vận hành 5 2 222 3321113123381 erxy 40 2.3.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị quản lý -¿-22+cs+cx+zxzxesrxees 40 2.3.2 Công tác quan lý vận hành các hệ thống tưới của Công ty 44

2.3.3 Hiện trạng quản lý vận hành hệ thống những năm gan đây 44

2.4 Phân tích HQKT sau cải tao nâng cấp hệ thống tưới trạm bom Hồng Vân 48

2.4.1 Hiệu quả kinh tế của hệ thống theo nhiệm vụ thiết kế - 5-52 48 2.4.2 Phân tích HQKT của hệ thống theo thực tế khai thác -. -: 55

2.4.3 So sánh HQKT của hệ thống theo nhiệm vụ thiết kế và thực tế khai thác 60 2.4.4 Danh gid vì 62

2.5 Những yếu tô ảnh hưởng đến HQKT của dự án trong quan lý vận hanh 62

Trang 7

2.5.2 Những nhân tô làm giảm HQKT của dự án -2 2¿52 55222522 63

2.5.2.1 Về quy hoạch hệ thống kênh mương, cơ cấu cây trồng 63

Kết luận Chương 2 ¿- ¿5£ ESESE9EEEEEE121121711111111111 1111111111111 1 T1 xe 68 CHUONG 3: ĐÈ XUAT MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HQKT SAU CAI TAO NANG CAP HE THONG TUOI TRAM BOM HONG VAN 69

3.1 Khai quát về quy hoạch phát triển nông nghiệp va quy hoạch phát triển thủy loi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - 69

3.1.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp _ - - -: - 69

3.1.2 Quy hoạch phát triển thủy lợi -©5z+ce+csee: 74 3.1.3 Hiện trạng phân cấp quản lý CTTL trên địa bàn thành phố Hà Nội 75

3.1.4 Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội 77

3.1.5 Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hoàn thiện hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân ¿ -© SE EE9EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE112112112111111111 111 re 79 3.1.6 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Một thành viên DTPT thủy lợi Sông Nhu _ - . TH TH HH HH Hệ 79 3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp - ¿+ ©s+Sx E2 2112112111 11111111 1.1 re 80 3.3 Dé xuất giải pháp nâng cao HQKT hệ thống tưới trạm bom Hồng Vân 83

3.3.1 Giải pháp quy hoạch hoàn thiện hệ thống kênh mương - 83

3.3.2 Giải pháp đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại và toàn bộ hệ thống 86

3.3.3 Giải pháp trong giai đoạn quản lý vận hành, khai thác hệ thống 90

Két Ludin Chuong CN 101 KET LUẬN VA KIÊN NGHỊ u ccsscsssssssssssssssessssssssscssessssssssssssesessssssscssssessssesceees 102

PHỤ LỤC

Trang 8

Bản đồ hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân - 2-2 2 2 2+sz+5e2 30

Công trình đầu mối trạm bơm Hồng Vân sau khi cải tạo nâng cấp 36 Bản vẽ mặt cắt dọc nhà máy trạm bơm Hồng Vân cà 37

Biểu đồ diễn biến mực nước sông Hong tại Hà Nội trong mùa kiệt 65

Kiên có hóa kênh tưới nội đồng bằng cau kiện bê tông đúc sẵn 93Hình thức tuyên truyền về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL 98

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 2.1: Cac loai dién tich dat khu vuc nghiên CUU occ eeeeseessceseceeeeseeeteesseeseeeaes 31

Bang 2.2: Thống kê các công trình trên kênh thay thé công trình cũ 39

Bảng 2.3: Thực trạng tô chức và cơ cấu nhân lực của Công ty - . 41

Bang 2.4: Kết qua thực hiện dịch vụ tưới, tiêu năm 2014 - 2015 - 43

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp trước khi có dự án 50

Bang 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có dự án 50

Bang 2.7: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm từ SXNN (theo thiết kế) 51

Bang 2.8: Thu nhập thuần tuý nuôi trồng thuỷ sản trước khi có dự án 52

Bảng 2.9: Thu nhập thuần tuý từ nuôi trồng thuỷ sản sau khi có dự án 52

Bảng 2.10: Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của dự án theo thiết ké 53

Bang 2.11: Tổng hợp chi phi quản ly vận hành hang năm (COLVH ) 5 56 Bảng 2.12: Năng suất cây trồng bình quân sau khi dự án đưa vào khai thác 57

Bang 2.13: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ SXNN 57

Bảng 2.14: Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuy sản -. 57

Bảng 2.15: Tổng thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự án 58

Bang 2.16: Tổng san lượng lương thực quy thóc khi đưa dự án vào khai thac 59

Bang 2.17: So sánh các chỉ tiêu HQKT theo thiết kế và thực tế của hệ thống ¬ 61

Trang 10

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Dau tu phat trién Hiéu qua kinh té

Hop tac xa

Phat triển nông thôn

Quản lý doanh nghiệp

Sửa chữa thường xuyên

Sản xuất nông nghiệp

Trách nhiệm hữu hạn

Tài sản cô định

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống CTTL, hệ thống tưới giữ vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ dẫn

nước từ các công trình đầu mối phục vụ sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt, cải tạo

môi trường góp phần ổn định, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh Nhận thấy vai trò quan trọng này nên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương đã tập trung các nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng CTTL giải quyết tình trạng khô hạn, thiếu nước sinh hoạt cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí trong đó tiêu chí thủy

lợi ở vị trí thứ ba: “Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh” HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội là kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất va tinh thần của nhân dan; bảo đảm an ninh chính tri và trật tự an toàn xã hội góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại Thành phố phấn đấu đến năm 2015 có từ 40- 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm

2020 có thêm từ 40- 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và định hướng đến năm 2030, Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở tất cả 401 xã thuộc địa bàn” Trong đó việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhằm hoàn thiện hệ thong thuy loi

là một trong những mục tiêu quan trọng.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2010 phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng nội dung xây dựng hệ

thong thuy loi, dé ra các giải pháp thực hiện, chính sách hỗ trợ nhằm đạt được mục

tiêu và các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một số hệ thống tưới được đầutư xây dựng và khai thác hiệu quả như: hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân (huyện

Trang 12

Thường Tin; Phù Sa (thị xã Sơn Tây); hệ thống tưới trạm bom Ap Bắc (huyện Đông Anh); Đan Hoài (Đan Phượng); Thanh Diém (Mê Linh); Trung Hà (Ba Vì) và các hệ thống tưới băng trọng lực lấy nước từ các hồ chứa nước như hệ thống tưới các hồ

chứa: Suối Hai, Đồng Mô, Đồng Sương, Xuân Khanh, Quan Sơn

Đề thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi, khắc phục tình trạng xuống cấp và nâng cao hiệu quả khai thác của các hệ thống tưới thì việc phân tích HQKT của hệ thống đóng vai trò quan trọng, qua đó sẽ góp phần giúp các nhà quản lý phát hiện được những tồn tại, những bat cập của công tác quan lý hệ thống dé có các giải pháp phù hợp trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tao, nâng cấp và quản lý vận hành, khai thác công trình nhằm đạt HQKT cao và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.

Vai trò quan trọng của các hệ thong tưới duoc thé hiện khá rõ ràng, nhưng hiện nay vẫn chưa có một phương pháp luận thực sự hoàn thiện và cập nhật đầy đủ các thông tin, dữ liệu để đánh giá HỌKT của loại hình CTTL này, vì vậy việc lựa chọn giải pháp công trình trong giai đoạn lập dự án đầu tư, thiết kế cải tạo nâng cấp chưa được quan tâm đúng mức; khả năng thuyết phục đầu tư trong các giai đoạn quy hoạch, lập dự án chưa cao, tính thuyết phục trong bước thiết kế chưa đảm bảo và đặc biệt là việc chưa phát huy đầy đủ HQKT của hệ thống khi đưa vào khai thác.

Như vậy, việc phân tích HQKT hệ thống tưới trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như giai đoạn quản lý, khai thác sẽ là cơ sở quan trọng để có các giải pháp nâng cao HQKT của hệ thống Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tên gọi: “Gidi pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thong tưới trạm bơm Hong Vân, thành phố Hà Nội” với mong muốn đóng góp, chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học mà tác giả

quan tâm.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệthống tưới trạm bơm Hồng Vân, thành phố Hà Nội qua đó đề xuất các giải phápnhằm nâng cao HQKT của hệ thống.

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên của đề tài là HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, phân tích những tồn tại hạn chế, nhân tố ảnh hưởng tới HQKT trong quá trình khai thác và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT của hệ thống.

b Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Dựa trên cơ sở lý luận về HQKT dự án thủy lợi dé phan tich HQKT sau cải tao nâng cấp hệ thống tưới tram bom Hồng Vân qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống:

- Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu về hệ thống tưới trạm bơm Hồng Van thuộc địa bàn các huyện Thường Tín, Thanh Tri và Phú Xuyên - thành phố Hà Nội Trong đó huyện Thường Tín (26/29 xã, thị tran);

Quỳnh, Ngọc Hỏi, Đại Áng, Liên Ninh) và phần diện tích phía Đông bắc huyện Phú Xuyên gồm 3 xã, thị tran (Văn Nhân; Nam Phong, thị tran Phú Minh).

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; - Phương pháp hệ thống hóa;

- Phương pháp khảo sát thực tế;

- Phương pháp phân tích, đánh giá HQKT;

- Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác 5.Y nghĩa khoa học va ý nghĩa thực tiễn

a Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu ứng dụng cơ sở lý thuyết về phân tích HQKT dự án xâydựng thủy lợi, áp dụng dé phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạmbơm Hồng Vân Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai tháchệ thống.

Trang 14

b Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiễn phân tích HQKT các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tưới, các giải pháp đề xuất sẽ là những gợi ý cho các các cơ quan tư vấn, những người làm công tác quản lý, khai thác, vận hành hệ thong công trình nhằm mục đích nâng cao HQKT dự án.

6 Kết quả dự kiến đạt được

Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích HQKT, hình thức đầu tư xây dựng và hiệu quả đạt được của hệ thống tưới; làm rõ khái niệm, nêu phương pháp xác định và các chỉ tiêu đánh giá HQKT của hệ thống tưới, các nhân tố ảnh hưởng đến

HQKT của loại hệ thống tưới.

- Phân tích thực trạng HỌKT của hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân Qua kết quả phân tích sẽ làm rõ những nhân tố cần phát huy; những tồn tại, hạn chế cần khắc phục dé đề xuất giải pháp phù hợp về mặt kinh tế - kỹ thuật trong các giai đoạn từ quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công xây dựng đảm bảo phát huy đầy đủ năng lực thiết kế và hiệu quả đầu tư dự án.

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp phân cấp quản lý, khai thác, vận hành hệ thống công trình nhằm nâng cao HQKT của hệ thống.

7 Nội dung cơ bản của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được bố cục gồm 3 chương,

nội dung chính như sau:

- Chương 1: Tổng quan về hệ thống tưới và phân tích HQKT dự án tưới.

- Chương 2: Phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân.

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sau cải tạo nângcấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân.

Trang 15

CHUONG 1: TONG QUAN VE HE THONG TƯỚI VÀ PHAN TÍCH HIỆU QUA DU ÁN TƯỚI

1.1 Tổng quan về hệ thống tưới

1.1.1 Tỗng quan về hệ thống twéi["]

Xét trên khía cạnh cung cấp nước tưới thì ở nước ta phần lớn các loại cây trồng sống nhờ nước tưới từ hệ thống thủy lợi và nhờ nước mưa Để dẫn nước từ nguồn nước về đến mặt ruộng cung cấp nước cho SXNN và các yêu cầu dùng nước khác đến các vị trí theo yêu cầu, cần phải có hệ thống CTTL Nguồn nước của hệ thống thủy lợi có thể là sông, suối, hồ chứa hoặc nước ngầm Hệ thống thủy lợi nói chung và hệ thống tưới nói riêng là tập hợp các thống công trình từ đầu mối đến mặt ruộng, bảo đảm cung cấp nước cho cây trồng nhằm thỏa mãn yêu cầu nước cho cây trồng phát triển tốt và có năng suất cao Thực tế, hệ thống tưới thường là hệ thống phải đáp ứng yêu cầu tổng hợp lợi dụng cho nhiều ngành khác nhau, không chỉ giải quyết cấp nước cho nông nghiệp mà còn phải giải quyết cấp nước cho nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chăn nuôi, phát triển thuỷ sản, giao thông thuỷ, du lịch, cải tạo môi trường

Hệ thống tưới bao gồm:

- Cụm công trình đầu mối tưới có thé là cống lấy nước, cống lay nước kết hợp với đập dâng, hồ chứa nước, trạm bơm tưới, trạm bơm tưới tiêu kết hợp

- Hệ thống dẫn nước gồm hệ thống kênh mương hoặc đường ống cấp nước từ công trình đầu mối cấp nước tới mặt ruộng.

- Các công trình trên hệ thống tưới gồm: các cống lấy nước đầu kênh, các công trình vượt vật chướng ngại như: Cống luồn, xi phông, cầu máng, tuy-nel, công điều tiết, đập dâng, các công trình nối tiếp như đốc nước, bậc nước, đường tràn bên, công tháo nước cuối kênh, công trình lắng cát và hệ thống các công trình đo nước.

- Hệ thống điều tiết nước mặt ruộng như bờ vùng, bờ thửa, rãnh tưới, các công

trình tưới mặt ruộng.

['] Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa (2007) - Giáo trinh quy hoạch và thiết kế hệ

thông thủy lợi tập I, Nhà xuât bản Xây dựng, Hà Nội

Trang 16

1.1.2 Nội dung quản lý khai thác CTTL

1.1.2.1 Khái niệm về quản lý khai thác CTTL

Quản lý khai thác CTTL là quản lý, vận hành hệ thống CTTL theo quy trình, quy phạm, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất mục tiêu sử dụng CTTL cho phát triển sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế, xã hội.

1.1.2.2 Nội dung quan lý khai thác CTTL

Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác

CTTL, công tác quan lý, khai thác CTTL bao gồm ba nội dung chính sau:

(1) Quản lý nước: Điều hoà phân phối tưới, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống CTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống

dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.

(2) Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện va xử lý kip thời các sự cố trong hệ thống CTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận

hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.

(3) Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tô chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ CTTL, kinh doanh tong hop đa mục tiêu theo qui định của pháp luật.

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL

Thực tế hoạt động quản lý khai thác CTTL ở nước ta hiện nay đã xuất hiện một số nhân tố chủ yếu sau ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL:

(1) Hoạt động của công tác quản lý khai thác CTTL đã được Nhà nước ta xác

định là hoạt động công ích, vừa mang tính kinh tế, đồng thời mang tính xã

hội; không vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy các doanh nghiệp quản lý khai

thác CTTL tập trung vào mục tiêu ổn định xã hội nhiều hơn thông qua các

hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuât nông nghiệp, dân sinh của mình.

Trang 17

(2)Hệ thống CTTL được đã

giá trị lớn, lại phân bổ trên địa bàn rộng Vi

tư qua nhiều thé hệ, bằng nhiễu nguồn vẫn, có

L hết

quản lý hệ thống C

sức khó khăn, tổn nhân lực; nguồn kinh phí dành cho bảo trì, duy tu hệ thống công trinh đảm bảo phục vụ sản xuất la rắt lớn Trong khi đó, nguồn thủ chủ yêu từ thủy lợi phí thiêu ổn định do điện tích tưới, tiêu luôn biển động và nguồn kinh phí cắp bit khổ bù đắp chỉ phí

(3) Hoạt động quản lý khai thác CTTL tạo ra sản phẩm là loại hàng hóa cótính đặc thủ cao, khỏ định giá Người cung cắp dich vụ không thể lựa chọn

được khách hùng, với thị trường bồ hẹp, gin như cố định với một nhóm

Khách hàng

(4) Công túc quản lý khai thác CTTL mang tính thời vụ hệ thống CTTL trải

rộng nên việc bố tr và sử dụng lao động hợp lý là bài toán hết sức khó

khan cho các doanh nghiệp Việc tổ chức sản xuất cũng phụ thuộc nhiều

vào thời tit, mùa vụ nên tính chủ động không cao Ké từ khỉ Nhà nước

thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, hoạt động của các TS chức hợp tác ding nước cũng kém hiệu quả Nền kinh tế phát triển, thu nhập của

người nông din quá thấp so với mặt bằng chung nên sản xuất nông nghiệp.

không còn hip dẫn với người nông dân, nhiều hộ gia đình bô hoang ruộng

đất ra đô thị kiếm sống cũng là một thách thức rất lớn đổi với các nhàhoạch định chính sách quản lý khai thác CTL.

"Những yếu tố trên đã làm cho công tác quản lý khai thác CTTL không thực sự.

với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tẾ ngoài Nhà nước.

hấp ing vớiviệc chậm đổi mới trong ban hành cơ chế, chính sách đặc thủ của ngành đã làm hoạt

động quản lý khai thác CTTL cho đến nay vẫn nặng về kế hoạch hóa tập trung, di châm so với sự vận inh chung trong nên kính ị tường của đất nước

1.2 Những hiệu quả mà hệ thống tưới mang.

Hệ thống thuỷ lợi nói chung và hệ thống tưới nói riêng có vai trò quan trọng.

trong việc én định sản xuất và an sinh xã hội Tuy nó không mang lại lợi nhuận một

cách trực tiếp mà mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thi kéo theo nhiều ngành khác phát tiển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kính tế

Trang 18

1.2.1 Cấp nước tưới phục vụ SXNN

Hệ thông tai góp phần ôn định tăng năng suất sn lượng cây trồng, đặc biệt là

cây lúa nước Theo số liệu thống ké c‘Trung tâm Tin học và Thông kê - Bộ Nôngnghiệp và PTNT, tỉnh đến nay, trên phạm vi cả nước, các hệ thông thủy lợi đã đảm

bảo cung cấp nước tuới cho hơn 10,1 triệu hée-ta đất sản xuất nông nghiệp hin ất bình quân đạt 57,7 tạ/ha; tổng sản lượng cây lương thực có hat dat xắp xi 50 Š triệu tấn; tổng giá tị từ SXNNV

năm, trong đó dign tích lúa 7,835 triệu ha/năm, năng st

năm 2015 đạt trên 637.4 nghìn ty đồng, đưa Việt Nam từ chỗ thiểu lương thực để

nay đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thé giới với tổng giá trịxuất khẩu gạo trên 2,93 ty USD.

1.2.2 Góp phần phát triển du lịch sinh thái

Các hi chứa nước đã được tận dụng để phát triển du lịch (hd Núi Cốc, Cửa Dat, Kẻ Gỗ, Đồng Mô, Đại Lai ), một số sân golf, các khu nghỉ dưỡng Một số.

khu cụm công trình đầu mỗi như: đập ding Liễn Sơn, Đập Đáy, Bái Thượng, Thạch

Nham, Tường kè sông Day ở thành phố Phủ Lý được kết hợp thành điểm du lịch “Các hệ thống tưới còn cấp nước cho các làng nghề du lich hư làng nghề gốm sứ Bát

‘Trang, làng nghề đúc đồng Ý Yên Nam Định, Đông Hồ ở Bắc Ninh3 Cấp nước phục vụ phát tcông nghiệp, dịch vụ

Ving Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiém năng, điều kiện phát trcông

nghiệp nên đã phát triển trở thành một trong những vùng công nghiệp lớn của đất

nước với các khu công nghiệp quy mô ti Hà Nội, Hai Phòng, Hai Dương, Thái

Binh, Nam Định, Hưng Yên với các ngành sản xuất đa dạng và phong phú.

Các công CTTL đã trực tiếp hoặc gián tiếp cũng cấp nước cho phát tiễn

công nghiệp, tiêu công nghiệp, các làng nghề như: kênh mương thuỷ lợi cung cắp

mmột phần nước sản xuất cho các xi nghiệp, cung cắp nước cho công nhân sinh hoạt (enue tiếp hay gián tiếp lâm tăng nước ngằm trong các giếng), phần lớn cúc làng nghề ở nông thôn đều nhờ hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước Các làng nghề, khu

Trang 19

công nghiệp nhỏ tại các tỉnh Phú thọ, Thấi Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái

Bình, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hai Phong Cing được hệ thống

thuy lợi cấp, thoát nước toàn bộ hoặc một phần (trực tiếp hay gián tiếp).

Nhigu công trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ điện như các hỗ: Của Dat, Núi Cốc, Cm Sơn, Khuôn Thin, Ta Keo, Yazun hạ,

1.2.4 Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân

Hiện nay với 67,7% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, các hệ thống tưới đều

tạo nguồn nước sinh hoạt cho dân cư bằng cách hoặc trực tiếp lay nước từ các hồ chứa, song ngời, kênh mương hoặc gián iếp như nâng cao mực nước ngằm ở các

giếng đào, những nơi đám bảo nguồn nước sinh hoạt là những nơi có kênh mương.

thuỷ lợi đi qua Hiện nay ở nông thôn đã có 84% số hộ gia đình đã được cấp nước.

hợp về sinh

1g thống thủy lợi cung cắp nước cho các hộ nông din đặc biệt ti các vũng

sâu, ving xa thuộc miễn đổi ni, ở đó chưa có được he thing cắp nước sạch công

nghiệp cho sinh hoại thì cúc gia đình nông dân hưởng tận sử dụng nguồn nước từcác hệ thing thủy lợi (hỗ chứa nước, nước trên kênh mương) để cho sinh hoạt gia

inh (nấu ăn, giặt, tắm, vệ sinh, chăn nuôi, tưới vườn ).

1.2.5 CẤp nước cho nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi

Các hệ thông tưới đã phục vụ tích cực, cắp nước có hiệu qua, đảm bảo nguồn nước cho nuôi tring thủy sản nội địa và tao điều kiện mở rộng điện tích nuôi trồng

thủy sản nước lợ lên lớn hơn 1.039.000 héc-ta

Hầu hết mặt nước các hỗ chứa thủy lợi đã được tận dụng kết hop nuôi trồng thủy sản Kênh mương của các hệ thống thủy lợi còn là nguồn cung cắp nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư, các kênh muong còn thực hiện

chuyển dẫn nước, hòa chôn nước mưa và nước ngọt cho môi trồng thủy sản nướcmặn vũng ven biểu

Hệ thống tưới côn la môi trường, là nguồn cung cắp nước cho ngành chăn nuôi

gia sic, gia cằm và thủy cằm cắp nước tưới cho các đồng cỏ chăn môi, cấp nước cho các cơ sở giết mé gia súc, gia cằm.

Trang 20

1.26 Kết hợp phục vụ phát triển lâm nạigiao thông

L tại các tỉnh Miễn núi, Trung du phía Bắc, Tây nguyên, Nam bkhu Bốncòn cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho việc trồng rừng nhấtlà các hỗ chứa ở trên ving cao dùng làm nước tưới cho cây vườn ươm lâm nghiệp

và cung cấp nước bảo vệ rừng như để dap lira khi xảy ra cháy rừng Hệ thông thuỷ

lợi phục vụ phát triển rừng phỏng hộ, rừng đầu nguồn Các bờ kênh mương, đập.

chắn nước, cầu máng được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ Giao thông thủy

tận dụng kênh mương được phốt triển mạnh ở ving Đẳng bằng sông Cửu Long 1.2.7 Phòng chống hạn hán, bảo vệ môi trường

Các hệ thống tưới tác động tích cực đến môi trường nước, điều tiết nước

mùa lũ và mùa kiệt, làm tự lượng dng chảy kiệt Bồ sung lượng nước ngằm từ

các kênh mương và nước mặt ngắm xuống làm tăng nước ngầm Hệ thông tưới góp phần cải tạo đất lim cho dit có độ âm cần thiết để không bị bạc miu, ci tạo dt,

mở rộng diện tích canh tác Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện khí

hậu của một vùng Lam tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo thảm phủ thực vật chống xối mòn, rửa tô đất ai, điều hoa nhiệt độ

1.3 Phương pháp đánh giá HỌKT của hệ thống tưới 1.3.1 Khái niệm về HQKT của hệ thống tưới

Hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra, Hiệu quả cao có nghĩa là sản lượng

ra lớn so với đầu vào và ngược Ini HOKTT của hệ thông tưới là toàn bộ các mụctiêu kinh tế đã được dé ra, được đặc trưng bằng hai loại chỉ tiêu là các chỉ tiêu định

tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được của dự án) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chỉ phí đã bỏ ra của dự án và các kết qua dạt được theo mục tiêu của dự án) Ngoài các lợi ích khó lượng hóa được như: lợi ích về môi trường, xã hd Mục tiêu kinh tế của một dự ân tri là hiệu quả từ cắp nước cho

SXNN, cấp nước cho sinh hoạt, chân nuôi công nghiệp; thủy sản; dich vụ du ich

Đối với các dự án thủy lợi phục vụ SXNN, dân sinh kinh tế xã hội thuộc loại

tư cơ sở hạtằng (đầu tư công) khác với các dự án đầu tw mang tính kinh doanh thuẫn tủy nên việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án tưới chủ yếu tập tung

Trang 21

phân tích đánh giá HQKT để đánh giá lợi ích ma dự án mang lại cho SXNN, dân.sinh vả cải tao môi trường trong lưu vực.

1.32 Nguyên tắc xác định HQKT của dự án tưới

- Phải xem xé, phân tích HQKCT của hộ hng trong trường hợp có dự án vàkhông có dự án Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng thêm giữa

trường hợp có dự án so với khi không có dự ấn;

- Khi nghiên cứu, sác định HQKT của CTTL, ngoài việc đánh giá hiệu quả về

mặt kinh ễ côn phải đảnh giả hiệu qua vỀ mặt bảo về môi tường và việc ci thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác;

~ Khi phân tích tính toán đoạn về mặt

thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn bỏ vối

~ Khi quy hoạch, thiết kế công trình, nhất thiết phải xác định HQKT tương đối và hiệu qia kinh tế tuyệt đi.

và giai đoạn thu nhận kết quả.

- Không được xem xét HOKT theo giác độ lợi ch cục bộ và đơn thuẫn của

một công trình, mà phải xuất phảt từ lợi ích tổng thé, toàn diện.

- Không đơn thuần xem xét HQKT là mức tăng sản lượng của một công nh

nao đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng tổng hợp của tắt cả các công trình.

- Khi xây dựng công trình, vừa phải quan tim đến lợi ích trước mắt, lại vừa

phải quan tâm đến lợi ích lâu đài Không nên vì lợi ch trước mắt mà không tính đến.

lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của dự án trong tương lai

= Phải xem xét HỌKT của dự án cả về mặt kinh tế và tài chính Hay nói cách.

Khác phải đóng trên giác độ nÊn kinh tế quốc dân và nhà đầu tư để xem xếttính hiệu «qua của dự ân Dự án chỉ khả thi khi đạt hiệu qua cả về mặt kinh tế và ti chính

~ Do tiền tệ có giá trị theo thời gian, nên trong nghiên cứu HQKT phải xét tới

ya tổ thời gian của các ding tiền chỉ phí và thu nhập của dự án

1.3.3 Hiệu quả kinh tẾ của hệ thống tưới trong giai đoạn quản lý vận hành

Đối vcác dự án đã di vào quản lý khai thác, việc phân HQKT của dự ánMuôn giữ vai trò quan trọng để rút ra các bài học, đánh ginhững kết quả dat được.

và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKT xã hội của dự án

Trang 22

mang lại trong giai đoạn quản lý vận hành người ta thường sử dựng nhiều nhóm chỉ:

tiêu, trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có nhiều chỉ tiêu Các nhóm chỉ tiêu thường được

sử dụng trong đánh giá gồm cỏ:

- Nhôm chỉ tiêu đánh gid từng mặt HOKT của dự án gồm: sự thay đổi điện

tích đất nông nghiệp; tăng năng suất cây trồng; sự thay đổi giá trị tổng sản lượng,

tỉnh hình lao động, tỷ suit hing hoá nông sản: ting thêm việc làm cho người dân:

tăng tha nhập cho người hưởng li các chỉ tiêu này được sử dụng khi cin phân

biệt tinh vượt trội của một hoặc một số mặt hiệu quả nhà đầu tư edn quan tâm.

- Nhóm chỉ tiêu phân tch tình độ sử dựng đồng vốn gồm: Chỉ tiêu lượng vốn

đầu tư cho một đơn vị diện tích đắt canh tc, lượng vốn đầu tư cho một đơn vị diện tích đắt gieo trồng, lượng vn đầu tơ cho một đơn vi giá tri sản lượng nông nghiệp

tăng thêm, hệ số hiệu quả vốn đầu tư.

= Nhôm chỉ tiêu thi gian hoàn vốn và bù vốn đầu tr chênh lệch Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng tha hồi vốn đầu tư của dự ân cho chủ đầu tr, thời

gian bù vốn đầu tư chênh lệch ding trong so sánh lựa chon phương án (chỉ tiêu sử:

dạng tương đương với chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng chỉ phí hoặc chỉ phi đơn vị tối

thiểu Zqia) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn dòng trong việc đánh giá HQKT của một

phương án so với iều chuẩn kỳ vọng của chủ đầu tư về thôi gian hoàn vốn,

- Nhóm chỉ tiêu phân tích lợi ích - chỉ phí là phương pháp mới, hiện đang.đượ sử dụng phổ biển Một trong những ưu điểm vượt trội của phương phip này so

với các phương pháp sử dụng các chỉ tiêu nêu trên là xét tới yếu tổ thd gian của dong tiền dự án, một cách tiếp cận phủ hợp trong điều kiện nén kinh tế thị trường

1.3.4 Các phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới

Đánh giá HQKT bao gồm những hoạt động nhằm kiếm tra xem xét sau những, fici đoạn nhất định đã để ra cin dự án, hoặc chu kì quản lý, công trình có đạt được

những mục tiêu, nhiệm vụ dé ra hay không” các lợi ch thu được từ hệ thống tưới có

bù dip được các khoản chỉ phí bỏ ra để thực hiện các mục tiêu đó không? mức đội

Trang 23

phù hợp của cúc mục tiêu để ra như thé nào? từ đó có những giải pháp nhằm nâng

cao HQKT của hệ thống,

Để đánh giá HQKT của dự án thường phải kết hợp dùng nhiều phương pháp vì

không thể dùng một chỉiu đơn độc hay một phương pháp để xác định, mà cần

phải ding kết hợp các chỉ tiêu, các nhóm chỉ tiêu và các phương pháp khác nhau dé

xác định HQKT Vì mỗi chỉ iêu, mỗi phương pháp chỉ phản ánh được một mặt

HQKT của dự án Các phương pháp đánh giá HQKT của dự án bao gồm:- Phương pháp dũng một chỉ gu tổng hợp không đơn vi do:

- Phương pháp gi t gi tị sử dụng;

~ Phương pháp phân tích chi phí - lợi ich.

1.3.4.1 Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị dof?)

Trong so sinh, đánh giá, các phương án đầu tư có trường hợp phải xét tới

nhiễu chỉ tiêu với các đơn vị đo khác nhau Do vậy, này sinh như cầu so sinh các

phương án bằng một chỉ tiêu tổng hợp, tinh gộp được tắt cả các chỉ tiêu muốn so

ánh Phương pháp này thường được áp dung để so sinh lựa chon các phương ánkhi mà chúng có nhiều chỉ tiêu, mức độ quan trong của mỗi chỉ tiêu đều đáng ke

* Ưu điểm:

- Việc so sinh lựa chọn đơn gián và thống nhất vĩ chỉ ding một chỉ tiêu duy

nhất - Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;

- Có thể đưa nhiều chỉ tiêu vio so sinh, giúp cho việ so sinh có tinh tổng hợp

và phản ánh được tắt cả các mặt, các khis cạnh của các phương én;

~ Có thể tính đến cả các tiêu khó thể lượng hóa và các chỉ tiêu chỉ có thể

diễn ta bằng lồi, ví dụ như tinh thm mỹ, khía cạnh tâm lý bằng phương phấp cho

điểm của chuy* Nhược điểm:

n gia

- DE mang tính chủ quan trong bước cho điểm mức độ quan trong của các chỉ

tiêu vi phải lấy ý kiến chuyên gia:

Dé che kip mit chi tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều chỉ tiêu vio so sánh:

[2] Nguyễn Bá Un (2013), bi giảng Quản ý đán xây đơn năng cao tr 16

Trang 24

~ Các chỉ iêu đưa vio so sinh có thé bi tring lặp ở một mức độ nhất định 1.3.4.2 Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng [*]

~ Phương pháp gi tr giá tị sử dụng so sinh các phương án trên cơ sở tính

toán giá tị hoặc chỉ phí cần thết để có được một đơn vị giá tr sử dụng của sản

phẩm dự án.

~ Phương pháp áp dung cho các trường hợp

+ So sánh các phương án đầu tư có giá tị sử dụng khúc nhau;

+ Các dự án phục vụ lợi ich công cộng, không lấy mục tiêu lợi nhuận lã chính;

+ Phân tích hiệu quả kinh tẾ- xã hội của dự ấn

~ Nội dung của phương pháp:

+ So sảnh theo tiêu chuẩn giả tr chỉ phi Gy nhỏ nhất để đạt được một đơn vị

+ Giá trị sử dụng tổng hợp S, của phương án j có thể xác định bằng phương.pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị do:

su kinh tế tổng hợp khi tính chỉ tiêu

ii trị và của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo

= Nhược điểm

+ Chịu sự biển động của giá cả, ty giá hối đoái, chịu sự tác động của quan hệ.

cung cầu, chưa phản ánh bản chất wu việt về kỹ thuật của phương án kỹ thuật;

P)Neuyén Bá Lin 2013), bi ging Quản yd in xây đựng ning ao 183

Trang 25

+ DE mang tinh chủ quan trong buớc cho điểm mize quan trong của các chỉtiêu và dễ bị che lắp mắt chi tiêu chủ yêu nếu đưa quá nhiều chỉ tiêu vào so sánh.

~ Các bước tính toán

Bước |

+ Tính chỉ tiêu giá trị sử dụng tông hợp không đơn vị đo;

+ Lâm đồng hướng các chỉ tiêu giá trị sử dụng:

+ Lâm mắt đơn vị do các chỉ tiêu giá trị sử dụng;

+ Xác định trong số của các chỉ iêu giá trị sử dụng

Bước 2: Tính chỉ tigu gi tị sử dụng tổng hợp (không đơn vị do).

1.3.4.3 Phương pháp phân tích chỉ phi lợi ích (CBA)(*

Phương pháp phân ích chỉ phí li ích dang được áp dụng rộng rãi trên thé giới, nó là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra những quyết định hợp lý về việc có thực hiện hay không thực hiện dự án đầu tư và cũng là căn cử để đánh giá HOKT của dự

án Phương pháp CBA sử dung ba chỉ tiêu sau để đo hiệu quả của dự ân d là~ Chiêu 1: Giá tị tương đương

~ Chỉ iêu 2: Suất thu lợi:

~ Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi ích - chi phí (B/C).

- Ưu điểm

+ Có tinh đến sự biến động của chi teu thời gian;

+ Có tính toán cho cả ving đời của đự án, gi tị in tệ theo thôi

+ Có thể tính đến nhân tổ trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các

chỉ iêu: Doanh thủ, chỉ phi và trị số của suất chiết khẩu;

+ C6 tinh đến nhân tổ rủi ro hông qua mức độ tăng tị số của suất chiết khẩu;

+ Có thể so sánh các phương én có vỗn đầu tự khác nhau với điều kiến li suất

đi vay và li suất cho vay bằng nhau như một cách gin đúng.

- Nhược điểm:

+ Chi tiêu NPV chỉ đảm bảo chỉnh xác trong thị trường vốn hoàn hảo (một

điều kiện khó bảo đảm trong thực 18),

IF) Nguyễn Bồ Uần~ Ngô Thị Thanh Vận (2006), giáo tính Kính th ot léš

Trang 26

+ Khó dự báo chính xác cáchỉ tiêu cho cả vòng đời dự án.

+ Chỉtiêu NPV phụ thuộc nhiễu vào hệ số chiết khấu.

+ Hiệu quả không biểu diễn dưới dang tỷ số, chưa được so với một ngưởng.hiệu qua có trị số dương khác 0

14, Các chỉ tiêu đánh giá HOKT và các nhân tổ ảnh hướng đến HOKT cin hệ

thống tưới

Phân tích đánh giá tính bền vững vé hiệu quả của dự án, trên cơ sở phân tích

cho việc thực hiện mục tiêu kinh tẾ - xãin thị

tương quan giữa toàn bộ chi phí

hội của dự án đã đặt ra và các lợi ích ma dự án mang lại thông qua các chỉ tiêu hiệu

quả đầu tư, Hiện nay, người ta thường đùng các chỉ tiêu sau;

= Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;

- Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng;

= Nhôm các chỉ tiêu chỉ phí - lợi ích:

- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án.

Trình tự phương pháp được tiễn hành như sau:1.4.1 Chỉ tiêu tổng hợp không đơn.

Bước 1: Lựa chọn các chi tiêu đưa vào so sánh và xác định him mục tiêu:

- Việc lựa chọn các chỉ tiêu so sánh có tác dụng rit lớn đến kết quả so sánh.

Cần chú ý tránh sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu

= Him mục ti có th là cục đại (max) hoặc cực tg (min)

- Hầm mye tiêu được chọn là cực đại khi số lượng các chỉ tiêu có xu hướng

cực đụ chiếm đa số và ngược lại

Bước 2: Xác định hướng cho các chỉ tiêu và lâm cho các chỉ tiêu đồng hướng

‘Tuy theo tiêu chuẩn lựa chọn ở bước I sẽ chon mục tiêu của phương án là giá

trị cực đại hay cực tiéu Dựa vào him mục tiêu đó sẽ xem xét các chỉ iêu đang xét

là đồng hướng hay nghịch hướng.

Bước 3: Triệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu:

TÌNgyễn Bí ân 2013), ii ging Quin ý dự ăn xây dụng năng cao 166

Trang 27

Việc trệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu hay là việc qui đổi các chỉ tiều thành.

chỉ số so sánh được thực hiện theo nhiều phương pháp Với các chỉ tiêu vốn đã

không có don vị do cũng phải tinh lại theo phương pháp nay Một số phương pháp.

chính thường được sử dụng như sau:

‘a Phuong pháp Pattern

Py: Tri số tính lại cho chi tiêu Cy để không còn don vi do hay còn gọi là chỉ số

đến n) so sinh của chỉ i thứ ea phương án thứ j @= 1 đến mj

Tr số của chỉ tiê thir i của phương dn j ví dụ như vốn đầu tư, giá thànhsản phẩm Phương pháp này hay được ding nhất

‘mijn, tr số lớn nhất của chi tiêu trong các phương án j

Bước 4: Xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu (W))

Trọng số là số chỉ 18 tằm quan trong của chỉ tiêu đang xết so với các chỉ tiêu

còn lại bị đưa vào so sánh Trọng số của mỗi chỉ tiêu thi khác nhau nhưng trọng số

của một chỉ tiêu nào đó một khi đã được xác định thì giống nhau cho mọi phương án Có nhiều phương pháp xác định trong số nhưng hay dùng nhiễu nhất là phương

pháp cho điểm của chuyên gia Nội dung của phương pháp này như sau:

Mai chuyên gia sẽ có 100 điểm dé phân cho các chỉ iều tay theo tim quan

trọng do chuyên gia tự cho Trọng sé của chỉ tiêu ï ÂW,)dheo công thức 1.8

d8)

Trang 28

Ngoài ra còn ding phương pháp ma trận vuông của Warkentin để xác định

trọng số của các chỉ tiêu trên.

Bước 5: Xác định chỉ số tổng hợp không đơn vị đo của các phương án và lựa chọn. Phương án j nào có trị số V, bé nhất hay lớn nhất là phương án ối tr tuỷ theo chỉ iêu tối ụ là bé nhất hay lớn nhất.

- Trường hợp so sánh cặp đổi: Theo Schiller, phương pháp này khắc phục

được các nhược điểm của phương pháp trên là kết quả tính toán bị phụ thuộc vào

cách chọn trị số cơ sở để làm mắt đơn vị đo của các chỉ tiêu cũng như phụ thuộc vào.

việc lựa chọn hướng các chỉ tiêu Một trong những biển loại của phương pháp dùngchỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo là phương pháp đa giác Phương pháp này sửdụng một hệ toa độ nhiều trục Mỗi một chỉ tiêu tương ứng với một trục, trên các.

trục sẽ ghi trị số của các chỉ tiêu cho mỗi phương dn, BE mặt của mỗi đa giác là gi

trị tổng hợp của mỗi phương án Tuy theo hàm mục tiêu là cực đại hay cực tiểu ta chọn phương in có diện ch là lớn nhất hay bé nhất là tốt nhất

Trang 29

G, - Giá trị hay chi phí của phương án j (ví dụ vốn đầu tư, hoặc liên hiệp giữa vốn đầu tự và giá thành sản phẩm hàng năm).

Sq - gid tr sử dụng tổng hợp tính cho một đồng chỉ phí của phương án j

phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị do đã trình bày ở mục trên đây, tức làS; - giá trị sử dụng tổng hợp không đơn vị đo của phương án j xác định

PW (1.13)

Trong đó; C¡ - gid trị của cúc chỉgiá trị sử dụng,

1.4.3 Nhóm cde chỉ tiêu chỉ phí - lợi íeh[”]

Phương pháp phân tích chỉ phí - lợi ích (Cl A) đang được áp dụng rộng rài

6i hiện nay Có ba chỉ tiêu đo hiệu quả sau đây:

1: Giá trị tương đương Theo phương pháp này, toàn bộ chuỗi dòng.

của dự án trong suốt thời kỳ phân ích được qui đổi tương đương thành:

~ Giá tị hiện ti của hiệu số thu chỉ, còn gọi là giá trị thu nhập hiện tạ;

~ Giá trị tương lai của hiệu số thu chi còn gọi là giá trị thu nhập ròng tương lai:

= Hệ số thu chỉ phân phối đều hàng năm.

Mỗi giá trị đó là một độ đo HQKT của dự án và được dùng làm cơ sở để so.

sinh phương án

(Chi tiêu 2: Suắt thu lợi người a gọi mức lãi suất làm cho giá trì tương đương

của phương án bằng không là suất thu lợi nội tại (IRR) của phương án Đó là một

TẾT Nguyễn Bá ân 2013), ii ging, Quản ý dự ân xây dụng nông ao tr 183

TÌ Nguyễn Bá Uin ˆ Ngõ Thị Thanh Vận (2006), giao tình Kinh e thy lợi! 164

Trang 30

‘hi tiêu suất độ đo hiệu qua hay được dùng nhất hiện nay Ngoài ra còn có một số

thu lợi khác như: Suất thu lợi ngoại lai, suất thu lợi tái đầu tư tường minh, Trong

phạm vi dé tài này, tác gai chi giới thiệu chi tiêu suất thu lợi nội tại.

Chỉtiệu 3: Tỷ số lợi ích chỉ phi (B/C), Đó là tỷ số giữa giá ti tương đương lợi

ich va giá trị tương đương của chỉ phí.

14.3.1 Chi tiêu giả tr thu nhập rồng hiện tại (NPY)

Chỉ tiêu giá trị thu nhập rồng hiện tại NPV của một dự án đầu trlà lợi nhuận

rông của dự án trong vòng đồi kinh tế của nó được quy về hign tại Tay theo mục

dich của việc xác định lợi ich của dự án ma ta có chỉ iêu giá tr hiện ại rồng ong

phân tích kinh tế, và được xác định theo công thức 1.15:

eB, € H

oe ats)

fo (14) (+ (+?

“rong đó: B, thủ nhập của dự ân ở năm tht

C, - chi phí của dự án ở năm thứ t;

HL giá tr thụ hồi khi kết thúc dự ấn:

tại của DA):

n - thời kỳ tỉnh toán (tuổi tho của DA hay thời kì tổ ết khẩu (còn gọi là lãi suất chiết khẩu).

NPV là giá trị rong quy về hiện tại của dự án đầu tư, ngoài ra cũng là mi chỉ

phí và thu nhập của dự án thuộc dòng tiền tệ đều đã tính trong NPV Mọi dự án khi hân tích kính tế, nếu NPV>0 du được xem la có hiệu qui Điều này cũng có nghĩa

là khi NPV=0 thì dự án được xem là hoàn vốn, khi NPV<0 thì dự án không hiệu

quả và không nên dẫu tư dưới góc độ HOKT Tổng quất là vậy, nhưng trong thực

tế, kh phân tích HQKT một dự án, có khả năng xây ra một số trường hợp sau:

~ Trường hợp các dự án độc lập tức là các dự án không thay thế cho nhau được Trong trường hợp này néu lượng vin đầu tr không bị chặn, th tắt cả các dự án NPV > 0 đều được xem là nên đầu tư;

- Trường hợp các dự ân loại trừ lẫn nhau, túc là nu đầu hư cho dự án này tì

không cần đầu tư cho dự án kia và ngược lại, thì dự án nào có NPV lớn nhất, được

coi là dự án có HQKT cao nhất và nên đầu tư nhất;

Trang 31

= Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV > 0, trong khi

vốn đầu tư có hạn, thi cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của

nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất Và trong trường hợp này nên sử dụng thêm một số chỉ iêu kính tẾ khác để so sánh, lựa chọn,

1.4 32 Chỉ tiêu suất thư lợi nội tại (hệ sổ hoàn vin nội tại RR)

‘Suit thu lợi nội tại là mức lãi suất mà nếu dũng nó làm hệ số chiết tỉnh để qui

«bi ding tiền tệ của phương án thi giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá

tr hiện tại của chỉ ph Suit th lợi nội tại côn được gọi là hệ số hoàn vin nội ti số nội hoàn - IRR).

Chí tiêu IRR là lãi suất sinh lời của đồng vốn đầu tư, nó thường được đem ra 448 so sánh với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (Z,) Để đầu tu kinh tế không bi lỗ (NPV 2 0) thi điều kiện bắt buộc là IRR >r

IRR cảng lớn hon mức lãi suất di vay (r.) của vốn thì độ rủi ro cảng thấp Tuy

nhiên vi đây là một chi tiêu tong đối cho nên nó không phản ánh mức lợi nhuận

thu về cụa bao nhiều như chỉ số NPV Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chỉ phi và

thụ nhập hàng năm, đời sống của dự án, nhưng lại độc lập với lãi uất sử dụng vốn

r Vì thể, nó phan ánh HQKT của dự án khách quan hơn.

(Chit suất thu li nội ti IRR là một loại suất thu li tối thiểu đặc biệt (0 ở

trong các công thức tính toán chỉ tiêu NPV sao cho NPV = 0, và được tìm ra từ việc

giải phương trinh 1.16

Trong đó: 1, - Tà một gi tr Iai suất nào đỏ để sao cho NPV, > 0

x - là một tị số lãi suất nào đó sao cho NPV, > 0

t<n,; NPV, >0; NPV, > 0 và NPV, > NPV,

Trang 32

Chỉ tiêu IRR phân ánh lãi suất tối đa mà dự ấn có thé chấp nhận trả cho vỗ

vay, bởi vì nếu vay với li suất bằng IRR thì dự án sẽ vừa hòa vốn IRR được hiểu

š số tiền lời thu được trong một thời đoạn so với vốn đầu tư ở đầu thời đoạn Tuy nhiền, một dự án thường kéo di qua nhiều thi đoạn (nhiễu năm) Trong từng thời đoạn, người ta nhận được một khoản thu ròng qua các hoạt động kinh tế của dự ân và tiền trích ra để khẩu hao đầu tư ban đầu Ty thuộc vào phương thức sử dụng số tiễn có được đó mà người ta có các loại chỉ số suất thu lợi khác nhau.

"Hiện nay IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong đánh giá hiệu quả đầu tư,

vi việc tính toán IRR chỉ cin dựa vào một tỷ ệ chiết khắu tính sẵn (định mức chon

trước gọi là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (r ) - đó là tỷ suất dùng làm hệ số chiết tính để tỉnh toán các giá tị tương đương cũng như dé làm “ngưỡng” trong việc chấp nhận hay bỏ qua một phương án đầu tr, Về bản chất IRR rất giống với tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, vi vậy nó công rit dễ hiểu đối với mọi người Khi sử dụng chỉ

tiên IRR trong phân tích ta cần chú ý một số trường hợp sau:

- Trường hợp các dự án độc lặp vẫn đầu tư không bị giới hạn tì tt á các dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất chiết khẩu quy định thi được xem là có HOKT;

~ Đối với các dự án loại trừ nhau thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ không hoàn toàn.

chính xác, trường hợp này nên sử dụng chỉ tiêu NPV:

~ Trường hợp có nhiều dự án độc lập với IRR lớn hơn với tỷ lệ chiết khẩu quy

định trong khỉ nguồn vốn đầu tư cỏ hạn thi không thể sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa

chon mà phải đùng các chi tiêu khác

4.3.3 Chỉ tiêu bì số lợi ích trên chỉ phí(B/C)

Tỷ lợi ích và chỉ phí còn có tên là tỷ số thu chỉ ký hiệu B/C là tỷ lệ giữa

ia dòng thu với tổng giá trị quy về hiện tại của dòng chỉ

Trang 33

i thi điểm tính ton, thường là cuỗi các năm,tổng thu nhập của dự ấn tron năm tctổng chỉ phí của dự án trong năm t+ tuôi thọ nh tế của dự ân

Một dự án được coi là có HQKT, thi ty số B/C phải lớn hơn 1, Điều này cũng có nghia là tổng giá trì quy về hiện ti của thu nhập (từ số) lớn hơn tổng giá trị quy

vẻ hiện tại của chỉ phí (mẫu số) Như vậy, điều kiện này cũng chính là đảm bảo.

NPV>0 và IRR> r*, Chi tiêu BIC không nên sử dụng trực tgp để lựa chọn giữa cácdin lại trừ nhau hoặc lựa chọn gita các dự án độc lập khi vốn đầu tư có hạn

* Un nhược điểm của phương pháp sử dụng chỉ tiêu B/C: Chỉ tiêu tỷ số B/C

số các tu điểm tương tự như chỉ tiều NPV, nhưng ít được sử dụng hơn vi đây

không phải là chỉ tiêu xuất phát để tinh các chi tiêu khác, chỉ là chỉ tiêu cho điều

kiện cần và không phải là chi tiêu để chọn phương ấn

1.4.4 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án thủy lợi

Các nhóm chỉ tiêu thường được sử dựng gồm: 1.4.4.1 Chỉ tiêu về sự thay đối dign ích đắt nông nghiệp

Một dự án thuỷ lợi xây dựng với mục dich phục vụ SXNN là chủ yếu thì vấn đỀ quan tâm tước hỗt là sự thay đổi vỀ điện tích đắt cổ khả năng trồng trot Thể

hiện qua việc dự án tạo điều kiện để có thể khai thác những vùng đất bị bỏ hoang do

thiểu nguồn nước, cải tạo những vũng đất chua, mặn thành đất canh tác, hoặc biển

những vũng đất chỉ gieo trồng 1 vụ thành 2; 3 vụ.

sa Se tay đôi điện tích đất cạnh tác

¬ (ha) (119)

Trong đó: oa œ¿" điện tích canhtkhi có và không có dự án (ha).

Nếu Ao,, > 0 có nghĩa là điện tích canh tác được mở rộng Néu Ao,, < 0 có nghĩa là điện tích canh tác bj thu hẹp.

b Sự thay đổi diện tích gieo trồng

Aa, (ha) (1.20)

Trong đó: Aox - din tích gieo trồng ting them nhờ có dự án (ha).

Trang 34

co: of điện tích gieo trồng khi có và không có dự án (ba)

Nếu diện tích thực tế được tinh bình quân nhiều năm, khi có nhiều loi cây

trồng, hoặc nhiều mức tưới chủ động thi điện ich phải được quy đổi v công loại

1.44.2 Chiêu tăng năng suit cấy ring

Chi tiêu tăng năng suất cây trồng xác định theo công thức:

Ye taha) d20 Trong đó - năng suất cây tring sau và trước khi cố công trình tinh

theo năm, được xác định theo công thức bình quân gia quyền:

(tạha) (1.22)

Với: n số năm ti liệu hông kí

(oy, Y, diện tích, năng suất cây trồng nim thứ

14.4.3 Chi tiêu vẻ sự thay di giá trị tổng sản lượng

Đây là chỉ tiêu tổng hợp cả hai yếu tố thay đổi diện tích vả năng suất, thường khi xác định chỉ tiêu này, người ta xá định cho 2 trường hợp thực tẾ và thết kế để

so sánh

a Theo thiết kế

Giá tr tổng sản lượng tăng thêm bình quản hing năm sau khi cố công trinh

theo thiết kế được xác định như sau:

ADM, Zafow Yy.[P +B, 0-P)] 0 ¥ } (4.23)

Trong đó,

ADM, - giá trị tổng sản lượng ting thêm bình quân hing năm sau khi có công

trình theo thiết kế (đồng)

nn số loại cây trồng trong khu vực phụ trách của dự án8) ~ giá một đơn vị sản lượng loại cây trồng thứ i (Ata).

toa; Yas điện tích (ha) và năng suất loi cây trồng thứ i (t/ha) theo thế

sau Khi có dự án.

Trang 35

ch (ha) và năng suất ta/ha) bình quân năm cia loại cây trồng

thir tước khi có dự án.

tin suất thiết kế của công trình 2)

8, -hé số giảm sản loi cây trồng thứ ¡ những năm phục vụ ngoài tin suất TK.

b, Theo thực tẺ

Giá tr tổng sản lượng tăng thêm bình quan hing năm sau khi cổ công trinhtrường hợp thực tễ được xác định như sau;

AM, =3 (G'Yi oY!) (nấm) (124)

Trong đố

i: Vi digntch và năng suất bình quân nhiều năm trong thực tế của loi cây trồng thứ sau khi có dự án

ony điện tích va năng suất bình quân nhiều năm trong thực tế của loại

cây tring thứ i trước khi có dự án1.4.5 Lựa chọn phương pháp.

‘Tir uu nhược điểm của các phương pháp

+h (CBA) với các chỉ tiêu như: Giá trị thutrong luận văn này, tác giả lựachọn phương pháp phân tích chỉ phí - lợi

nhập ròng hiện tại (NPV); suất thu lợi nội tại (IRR); tỷ số lợi ích trên chỉ phi (BIC),

Ngoài ra côn có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án thủy lợi như đã

nêu trên Các chỉ tiêu này được xét trong 2 trường hợp của dự án là theo thiết kế và

được HQKT của dự ân giai đoạn quản lý vận hành.

1.4.6 Các nhân tổ ảnh hướng đến HQKT cửa hệ thống tưới

~ Năng suất sản lượng của SXNN là căn cứ quan trong đểsác định hiệu quả

- Các điều kiện tự nhiên như: mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, giá cả thị trường.

~ Chế độ thâm canh, loại cây trồng, cơ cau cây trồng, trình độ SXNN, các nhân.

tổ về mặt kỹ thuật thủy ltrình độ quản lý điều hành hệ thông.

= Ngoài việc đánh giá hiệu qua về mặt kinh tế còn cần phải đánh giá hiệu quả

về mặt quốc phòng, iệu quả đối với xã hội, mỗi trường và các ngành khác,

Trang 36

1.5 Kinh nghiệm quản lý, vận hành và khai thác hệ thống tưới

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL 6 nước ngoài

15.11 Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Trang Quốc đã áp dụng phương thức dẫu thầu cạnh tranh để quản lý khai thác

CTTL Phương thức này được cho la phát huy hiệu quả tối ưu với các CTTL vừa và nhỏ, hoặc các hệ thống CTL độc lập Vige đấu thầu đảm bảo được tỉnh cạnh tranh,

mình bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh té theo quy luật th trưởng, Chínhphủ vẫn nắm được vai trò điều phối việc cung ứng hing hỏa dich vụ công Ích cho

xã hội, sử dụng các công cụ để đảm bảo an sinh xã hội Ngoài hình thức đầu thd, ở khu tưới Jingui còn áp dụng phương thức đấu giá quyền quản lý Việc thay đổi phương thức quân lý sang đầu thầu hoặc dấu giá quyển quản lý đã mang lại hiệu

qua đáng kể, bộ máy quản lý gọn nhẹ, giảm các khâu trung gian nên tiết kiệm được.

èu chỉ phí, cỏ tinh cạnh tranh nên đã năng cao chất lượng dich vụ Phương thúc

này đã tạo động lực thúc đẩy người công nhân tham gia ddu giá, và cũng chính họđược hưởng lợi ừ phương thức này

1.5.1.2 Kinh nghiện ở Canada

Chính phù có thể tự đứng ra tổ chức sản xuất hoặc lựa chọn các nhà thầu tư nhân

'anada, các hing hóa địch vụ công đều do Chính phủ tổ chức cung ứng.

sản xuất cung ứng thông qua cơ chế đặt hàng, đấu thầu, với mục đích đám bảo cung cấp hàng hóa dịch vụ công ich cho xã hội đảm bảo số lượng và chất lượng Cơ chế

quản lý cung cắp hàng hóa dich vụ công ở Canada cũng như các nước công nghiệp.

phát triển khác đều dựa trên quan điểm về dịch vụ công theo nghĩa rộng Các

phương án xử lý cụ thể xếp theo mức độ tham gia của Chính phủ lả: tư nhân hóa,

cấp phép, hợp danh, mua của bên ngoài, phân quyển, cung ứng qua đơn vị công Ích ng là Chính phủ sản xuất cũng ứng trực

Cong tác quan lý khai thác các công trình ha ting cơ sở như giao thông, thủy

lợi v.v thường áp dụng hình thức dau thầu hoặc đặt hàng Chính phủ ký hợp đồng quản lý dịch vụ và chịu trách nhiệm cung cấp cho xã hội dịch vụ đó Thuộc nhóm này thường là các dich vụ không gin với quá tình quyết định về chính trị và chính

xách Chất lượng dịch vụ có thé xác định khá rỡ rằng; việc cung ứng dich vụ cần

Trang 37

nhiều kỹ năng, kỹ thuật do đó việc quản lý cần linh hoạt, trong khi khu vực tw nhân

lại có sẵn tiểm năng và kinh nghiệm quan lý linh hoạt Do đó, để khu vực tư nhân

tham gia quán lý khai thác các công trình hạ tng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Chính phủ tự đứng ra tổ chức quản lý.

1.52 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL ở trong nước1.5.2.1 Kinh nghiện ở tình Thái Nguyên

Năm 2008, Thái Nguyên li tinh được lựa chon thí điểm áp dụng chương trinh

của Đại sử quản Hà Lan (RNE) và Ngân hàng phát triển châu A (ADB) hỗ tro, nghiên cứu giải quyết các vấn đề về quản lý tưới, thủy lợi phí và quan lý tải chỉnh ở

các công ty Khai thác CTTL Trong đó, nội dung thực hiện thí điểm cơ chế đặt hàng.cung ứng sản phẩm dich vụ tưới giữa Nhà nước (đại diện là UBND tỉnh) với đơn vị

quản lý khai thác CTTL (công ty hoặc các hợp tác xã).

UBND tinh thành lập Tổ công tác lẻ

UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tai chính, Sở Nông nghiệp và PTNT,UBND

ngành bao gồm đại điện Văn phòng,huyền có công trình, Phương thức lim việc của Tổ công tác liên ngành

là bán chuyên trích, mỗi năm làm việc một đợt, thỏi gian khoảng hai tuần Nhiệm vụ của Té công tác liên ngảnh là thực hiện thẩm định hé sơ nhận đặt hang của các đơn vị quản lý thủy nông, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đặt hing, giao

khoản cho các đơn vị nhận dit hàng Quy trình đặt hing gằm 7 bước sau:

(7) Thanh quyết toán hợp đồng đặt hàng

1.3.2.2 Kinh nghiệm ở tỉnh Tuyên Quang.

Sau khi thực hiện chính sách miễn thu thủy lợpí đã nay sinh các tổn tại, đồ

là việc quản lý nguồn kinh phí cắp bù thủy lợi phí thiểu chặt chẽ Số đẳu mối quản lý thủy nông cơ sở nhiỄn nÊ việc kiểm tr, giám st của các cơ quan quản lý nhà

Trang 38

nước còn kh khăn Đứng trước thực trạng tn, tinh Tuyên Quang đã đổi mới môhình quản lý với mục tiêu

(1) Quản lý bền vững các hệ thống thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác:

(2) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý khai thác CTTL, ling ghép với chương trinh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mỗi:

(3) Tăng cường công tác quản lý nha nước về khai thác, báo vệ CTTL Giám

xát chặt chẽ việc sử dung nguồn kinh phíbù thủy lợi phí đúng mục.đích, đám bảo hiệu quả.

'Việc quản lý khai thác CTTL trong tỉnh được phân giao cho hai cấp là cấp tỉnh

và cấp cơ ở,

Ban Quản lý khai thác CTTL tỉnh do UBND tỉnh thành lập, là đơn vị xì

nghiệp, tự đảm bảo kinh ph hoạt động từ nguồn thủy lợi phí Ban chị rich nhiệm

thực hiện nhiệm vụ quản l khai thác toàn bộ các CTL trong tàn tinh

xã (do UBND cấpthành lập) làm nhiệm

Ban Quin lý CTTL cơ sở bao gồm Ban Quản lý CTTL

huyện thành lập) và Ban Quản lý CTTL xã (do UBND cấp

vụ quản lý khai thác CTTL trong phạm vi một hoặc nhiều xã Các tổ chức này có tưpháp nhân có con dẫu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật: hoạtđộng theo Luật hợp tác xã và các quy định pháp luật khác liên quan, tự đảm bảo

kinh phí hoạt động tie nguồn thủy lợi phí

(Quy trình đặt hàng và trách nhiệm của các cơ quan như sau:

(1) $8 Nông nghiệp và PTNT ký hợp đồng đặt hing nghiệm thy, thanh toán

với Ban Quản lý khai thác CTTL tỉnh.

(2) Ban Quản lý khai thác CTTL tỉnh ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp.

đồng dich vụ tưới tiêu với Ban Quản lý CTTL cơ sở Hướng din các Ban

Quản lý CTTL cơ sở hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng tưới tiêu

với các hộ dùng nước và hoàn thiện hỗ sơ thanh quyết toán kinh phí miễn

thu thủy lợi phí Kiểm tra, theo dõi chất lượng tưới tiêu, quản lý khai thác

CTTL, tu sửa nâng cấp công trình của các Ban Quản lý CTTL cơ sở.

1.5.2.3 Kinh nghiệm ởình An Giang

Trang 39

Từnhững năm 1990, An Giang đã áp dụng hình thức "Hiệp thương khaithúc sử dụng đường nước", nhằm huy động mọi thành phn kinh tế tham gia quan lý

khai thác CTTL theo cơ chế "hiệp thương - cạnh tranh” đảm bảo hài hòa lợi í

mang li hiệu quả cao nhất của người quả lý và người sử dụng

Dự án thủy lợi Bắc Vảm Nao được Chính phủ Úc hỗ trợ và hoàn thành đưa.

vào sử dụng năm 2006 tạo nguồn nước tưới iêu chủ động cho 36.400 ha Trong

vũng dự án ó 98 đơn vị làm dich vụ tướ tiêu, trong đó có hơn 26 hợp tác xã dich

vụ tới, 16 tổ hợp tác đăng nước và 56 tổ đường nước Khi kế thúc dự án, UBND

tỉnh cho áp dung mô hình đặt hàng - hiệp thương quản lý.

Công tác quản lý vận hành công trình được phân chia thành hai cấp Cấp tinh quản lý vận bành tuyển dé bao vành ngoài và các cổng dưới dé, các trục kênh chính, cấp 1, cấp 2 theo phương thức đặt hàng Cắp cơ sở do Tổ chức hợp tác dùng nước

quản lý, vận hành các CTTL phục vụ tưới tiêu trong từng tiểu vùng theo phươngthức hiệp thương, lựa chọn đơn vị cung cấp dich vụ.

UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý hệ

trực và không thường trực với nông cốt là Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý lạ, bao gồm các thinh viên thường hệ thông có nhiệm vụ: Lập kế hoạch quản lý vận hành; xây dựng kế hoạch đặt hàng

trình UBND tỉnh phê duyệt, lựa chọn đơn vị đặt bảng và ký hợp đồng đặt hàng;kiểm tra giám sát tién độ và chất lượng sản phẩm đặt hàng, công tác duy tu, bảodưỡng công trình; nghiệm thu thanh toán cho đơn vị nhận đặt hàng.

Ban Quan lý tiểu ving là tổ chức do người dùng nước trực tiếp bằu ra theo

quy định, do UBND cấp huyện ra quyết định công nhận Ban Quản lý tiểu vùng chủ

trì, phối hợp với UBND xã và các tổ chức cung ứng dịch vụ tổ chức hội nghị hiệp

thương để lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ Hội nghị hiệp thương tổ

chúc công khai, mỗi năm hai với dự tham gia của toàn bộ các hộ dking nước và đạidiện UBND xã Tổ chức, cả nhân tham gia cung cấp dich vụ phải trình bay công

khai hỗ sơ để hội nghị xem xét lựa chọn bằng bình thức bỏ phiễu Tổ chức, cá nhân Auge trên 70% số hộ ding nước đồng ý sẽ được lựa chọn cung cắp dịch vụ Đơn vi cung cắp dich vụ ký hợp đồng, nghiệm thu thanh toán với các hộ dùng nước dưới sự.

hướng din, kiểm tra của Ban Quan lý tiểu ving

Trang 40

1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến để tài

Kế từ khi Nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới, ải cách và mỡ của, xoá bỏ

cơ chế tập trang quan liều bao cấp và chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo ra một đột phá lớn đối với toản bộ đời

sống kinh tế xã hội Các thành tựu đạt được trong 30 năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ tính đúng din của đường lỗi dBi mới Trong giai đoạn quá độ chuyển đổi của nền

kinh tế, các cắp các ngảnh ở từng lĩnh vực dang từng bước hoàn thiện hệ thống thé

chế quản lý cho phủ hợp với cơ chế kinh tế mới Hệ thống thể chế quản lý từngbước đổi mới và hoàn thiện đã tạo động lực tốt cho các ngành kinh tế phát triển khá

tốt trong cơ chế thị trường như nông nghiệp, thương mại, dich vụ, công nghiệp vừa

và nhỏ, vv

"Nguồn nước hiện nay ở nước ta đang trở nên khan hiểm, hạn hắn có xu hướng

Xây ra ngày, ảng nghiêm trong và gay git ở cả quy mô, mức độ và thời gian gây

ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân đặc biệt là các vùng nông thôn Trong số các

nhất, chiếm.

nhủ cầu sử dụng nước thì nông ngilà khu vục sử đụng nhị

khoảng 70% đến 80% tổng lượng nước vir dụng và CTT là công tình chủ yến để id ất, nhu edu của contiết, tích trữ, khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ sản x người và môi trường sinh thai, Tổ chức quản lý tốt các CTTL cổ ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước hiện có và hạn chế các

nh hưởng hạn hắn và là lụt gây ra

Đối vớith-vye quản lý thuỷ lợi ở nước ta, tuy đã 30 năm thực hiện xóa bỏ cơ.chế tập trung quan liêu bao cấp (theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

năm 1986), nhưng mô hình tổ chức va thể chế quản lý các hệ thông CTTL chưa

theo kịp với tién trình đổi mới chung của nền kinh tế Mô hình quản lý gần như vẫn giữ nguyên tinh chất của cơ chế kinh tế tập trung quan liễu bao ip theo khuôndoanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý khai thác các

CTTL Chưa có cơ chế rõ rùng để huy động các thành phần kinh té khác và cộng

đồng người hưởng lợi tham gia quản lý công tình, đem la hiệu quả Sự bắt cập,

mâu thuần giữa thể chế chính sách chung của cả nước với mô hình và thé chính.

chinh sách riêng của ngành, địa phương là nguyên nhân dẫn đến các bất cập trong tổ

Ngày đăng: 23/04/2024, 10:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.4: Ban vẽ mặt cắt dọc nhà máy tram bơm Hồng Van - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Hình 2.4 Ban vẽ mặt cắt dọc nhà máy tram bơm Hồng Van (Trang 51)
Hình 2.5: Kênh Bắc ~ hệ thẳng tưới trạm bơm Hồng Vân - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Hình 2.5 Kênh Bắc ~ hệ thẳng tưới trạm bơm Hồng Vân (Trang 52)
Bảng 2.2: Thống kê các công trình trên kênh thay thé công trình cũ TTỊ Tên kênh Công trình trên kênh - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.2 Thống kê các công trình trên kênh thay thé công trình cũ TTỊ Tên kênh Công trình trên kênh (Trang 53)
Bảng 25: Diện ích, năng suất, sản lượng nông nghiệp trước khi có dự ân - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 25 Diện ích, năng suất, sản lượng nông nghiệp trước khi có dự ân (Trang 64)
Bảng 2.7: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm từ SXNN (theo thiết kế) R Điện tích . TỊ 'Tổng thu nhị - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.7 Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm từ SXNN (theo thiết kế) R Điện tích . TỊ 'Tổng thu nhị (Trang 65)
Bảng 2.8: Thu nhập thudn tuý nuôi trằng th in trước kh có dự án - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.8 Thu nhập thudn tuý nuôi trằng th in trước kh có dự án (Trang 66)
Bảng 2.11: Tông hợp chi phí quản lý vận hành bing năm (Cạrvụ } - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.11 Tông hợp chi phí quản lý vận hành bing năm (Cạrvụ } (Trang 70)
Bảng 2.13: GIá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ SXNN - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.13 GIá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ SXNN (Trang 71)
Bảng 2.12: Năng suất cây trồng bình quân sau khi dự án đưa vào khai thác - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Bảng 2.12 Năng suất cây trồng bình quân sau khi dự án đưa vào khai thác (Trang 71)
Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến mực nước sông Hồng tại Hà Nội trong mùa kiệV*] - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Hình 2.7 Biểu đồ diễn biến mực nước sông Hồng tại Hà Nội trong mùa kiệV*] (Trang 79)
Hình 3.2: Kiên cổ hóa kênh tưới nội đồng bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, Thành phố Hà Nội
Hình 3.2 Kiên cổ hóa kênh tưới nội đồng bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w