1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Phương án chữa cháy mẫu PC17 Massage

26 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 635 KB

Nội dung

Mẫu phương án chữa cháy mẫu PC17 Massage PACC Massage phương án chữa cháy cơ sở phươngán chữacháy Massage mẫu PC17 Massage phương án chữa cháy loại hình Massage phương án chữa cháy cơ sở Massage Phương án chữa cháy mẫu PC17 Massage Phươngán chữa cháy Massage phương án chữa cháy PC17 Massage PACC mẫu PC17 Massage Phương án PC17 cơ sở Massage phương án chữa cháy cơ sở loại hình Massage phương án cơ sở PC17 đối với Massage Mẫu PC17 Massage phương án chữa cháy theo mẫu Nghị định 136

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số PC17

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ

(lưu hành nội bộ)

Tên cơ sở: Massage My Anh

Địa chỉ: đường Trần Ngọc Quế, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,thành phố Cần Thơ.

Số điện thoại: 0945287118.

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: PHÒNGCẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH – CÔNG AN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Điện thoại: 114

Cần Thơ, năm 2024

Trang 2

A ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮACHÁY:

I Vị trí địa lý: (3)

- Cở sở cách Đội Cảnh sát PCCC trung tâm khoảng 3km, nằm trên đường Trần Ngọc Quế, phường Xuân Khánh tiếp giáp với cơ sở theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc như sau:

- Hướng Đông – Bắc: giáp đường Trần Ngọc Quế - Hướng Đông – Nam: giáp nhà dân.

- Hướng Tây – Bắc: giáp quán lẩu mắm Cần Thơ - Hướng Tây – Nam: giáp đất trống.

II Giao thông phục vụ chữa cháy: (4)

1 Giao thông bên trong:

Cơ sở có 01 cửa ra vào chính rộng 4m giáp với đường Trần Ngọc Quế, lối đi lại bên rộng thoáng thuận lợi cho việc triển khai đội hình chữa cháy; xe chữa cháy có thể tiếp cận cơ sở được.

2 Giao thông bên ngoài:

- Hướng đi: Cơ sở cách Đội Cảnh sát PCCC Trung tâm khoảng 3km qua các tuyến đường: Cơ sở → đường Trần Ngọc Quế → đường 3/2 → đường Trần Hưng Đạo → đường Hùng Vương → Đội Cảnh sát PCCC Trung tâm.

Các tuyến đường xe chữa cháy lưu thông được đều rộng, đường nhựa, thuậntiện cho xe chữa cháy hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Tuy nhiên, vào cácgiờ cao điểm, giao thông tại tuyến đường này lưu lượng xe ôtô, xe môtô tham gianhiều nên hay xảy ra tình trạng kẹt xe làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của xechữa cháy và xe của các đơn vị chức năng khác (xe giao thông, xe cứu thương,…)đến chi viện trong trường hợp cháy lớn xảy ra.

III Nguồn nước chữa cháy: (5)

Trang 3

01 Trụ nước chữa cháy 14 l/s Nằm trước cơ sở Xe chữa cháylấy nước được.

IV Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: (6)

1 Đặc điểm kiến trúc xây dựng:

- Công ty TNHH MTV dịch vụ My Anh có kiến trúc xây dựng gồm 01 tầng trệt, 01 tầng lầu; diện tích xây dựng 400m2; kết cấu khung bê tông, cốt thép, tường gạch; có 02 cầu thang bộ.

- Tầng trệt: được sử dụng để làm tiếp tân, để xe máy, phòng nghỉ nhân viên, khu vực bếp, 09 phòng massage, 01 phòng chờ và 01 phòng y tế.

- Tâng 1: được sử dụng bố trí thành các khu vực phòng xông hơi, phòng giặc, phòng kho, 14 phòng massage và 02 phòng nghỉ cho nhân viên.

2 Tính chất hoạt động của cơ sở:

Cơ sở là nơi kinh doanh dịch vụ xông hơi, massage do đó là nơi có nguy hiểm cháy nổ cao Là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn.

3 Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:

- Chất cháy chủ yếu trong cơ sở là: gỗ, vải sợi, nệm mút, xăng, dầu, nhựa tổng hợp, cao su, thiết bị điện…

- Khi cháy xảy ra ở các khu vực trong cơ sở đều phức tạp, nếu không được phát hiện sớm và tổ chức cứu chữa kịp thời thì ngọn lửa sẽ phát triển rất nhanh, từ vị trí phát sinh cháy ban đầu ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan sang các khu vực lân cận, tạo nên diện tích đám cháy lớn, tỏa nhiệt độ cao, sinh ra nhiều loại khói, khí độc bao trùm toàn bộ cơ sở gây khó khăn cho công tác thoát nạn, tiếp cận chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy.

- Khi đám cháy xảy ra với nhiệt lượng lớn có thể dẫn đến làm mất khả năng chịu lực các cấu kiện trong cơ sở dẫn đến làm sập đổ công trình.

3.1 Chất cháy là gỗ và sản phẩm từ gỗ:

- Gỗ: là loại vật liệu thuộc nhóm dễ cháy phổ biến của chất cháy rắn, gỗ được sử dụng trong trường dưới dạng vật dụng như: bàn ghế, cửa, tủ, các đồ dùng sinh hoạt.

- Tốc độ cháy lan của gỗ theo bề mặt ngang khi không có tác động của gió khoảng 1m/phút, theo chiều sâu khoảng 0,2 ÷ 0,5m/phút Do vậy khi xảy ra cháy khả năng lan truyền của ngọn lửa rất lớn, từ 01 ÷ 03m/phút Khi cháy 01kg gỗ nhiệt lượng tỏa ra khoảng Qc = 16.500 KJ.

Trang 4

- Sản phẩm cháy của gỗ thường là: CO2, N2, CO,… và khoảng 10 ÷ 20% khối lượng than gỗ Vì vậy khi cháy gỗ thường cháy lâu âm ĩ, gây khó khăn cho việc cứu chữa.

3.2 Chất cháy là nhựa tổng hợp:

- Các sản phẩm từ nhựa tổng hợp được sử dụng chủ yếu dưới dạng như: bàn ghế nhựa, máy vi tính, đồ điện tử, nhựa mũ xe, lớp vỏ cách điện dây dẫn điện,… được bố trí tại các phòng học, van phòng ở các tầng, khi xảy ra sự cố về cháy nổ, dưới tác dụng của nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, nhựa bị cháy và tạo ra nhiều khói, khí độc.

- Đặc tính cháy của các loại nhựa tổng hợp là khả năng nóng chảy và tính linh động của nó ở dạng lỏng có khả năng cháy lan, vì vậy đám cháy có khả năng phát triển thành đám cháy lớn Sản phẩm cháy có nhiều khí độc như: CO, CL, HCL, HCN, Andehit,… và tạo ra lượng khói lớn tỏa ra xung quanh bốc lên cao làm ảnh hưởng đến các hoạt động thoát nạn và chữa cháy.

3.3 Chất cháy là giấy

Giấy là vật liệu dễ cháy, trong giấy chó chứa hơi dầu thực vật nên khi cháy tốc độ lan truyền vào khoảng 1,2 m/phút Giấy được làm từ gỗ nên thành phần cấu tạo của giấy cũng giống thành phần cấu tạo của gỗ, nó bao gồm các nguyên tố Các bon, hydro, oxy và nitơ với tỷ lệ % các chất cũng tương tự như gỗ.

3.4 Chất cháy là khí GAS (LPG)

- LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ Khi đạt tới giới hạn nồng độ cháy, nổ, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.

- Giới hạn cháy, nổ của hỗn hợp hơi LPG với ôxy trong không khí có thể xảy ra từ nồng độ rất thấp (1,5% đến 10% thể tích) Chính vì vậy LPG nguy hiểm cháy, nổ hơn nhiều so với các loại chất đốt, nhiên liệu khác.

- Ở nhiệt độ lớn hơn 0oC trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyến, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi Trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường LPG bốc hơi rất mãnh liệt, vận tốc bay hơi của LPG nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

- Trong môi trường đám cháy, khi nhiệt độ tăng lên, áp suất trong bình chứa tăng nhanh, van an toàn xả hơi LPG ra ngoài rất mạnh làm sự cháy phát triển nhanh và dữ dội Nếu van an toàn không mở được nhiệt độ cao làm áp suất tăng quá mức có thể dẫn tới nổ bình chứa.

Trang 5

- Hỗn hợp hơi LPG với không khí có vận tốc cháy đẳng tích lớn dễ dẫn tới nổ hỗn hợp hơi, phá vỡ kết cấu chứa và bao che chúng gây cháy lan trên diện rộng.

- Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần Do đó hơi LPGthoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp… Trong thời điểm này nếu có phát sinh tia lửa (do ma sát, tia lửa điện) hoặc các nguồn nhiệt khác sẽ phát sinh cháy, nổ.

- Nhiệt độ sôi của LPG thấp ( từ - 45oC đến - 2oC ) nên để LPG lỏng tiếp xúc trực tiếp với da sẽ bị bỏng lạnh, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị bảo hộ lao động.

- LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không màu, không độc hại với người và gia súc nên việc phát hiện rò rỉ là rất khó khăn, không kịp thời Vì vậy LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng dễ phát hiện khi có rò rỉ.

3.5 Chất cháy là vải

- Vải là vật liệu dễ cháy, ở 100 0C vải dễ bị Cacbon hóa, bị phân hủy và giải phóng khí như CO, CO2 và các hydrocacbonkhác

- Trong trụ sở các sản phẩm từ vải được sử dụng chủ yếu như: các loại phông rèm, khăn trải tập trung hầu hết ở các phòng, các loại chăn, ga, gối, nệm, mút tập trung nhiều ở nhà làm việc và các phòng bảo vệ thường trực 24/24 giờ trong ngày - Nhiệt độ tỏa ra của len vải khi cháy có thể đạt từ 650 đến 10000C

- Vải khi bị cháy thường tạo ra nhiều khói và khí Khói và khí độc tác động đến hệ hô hấp có thể làm cho người bị choáng, bị ngất và dẫn đến tử vong Không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, khói và khí độc còn làm hạn chế tầm nhìn gây khó khăn cho công tác thoát nạn và cứu chữa đám cháy.

3.6 Chất cháy là xăng, dầu

- Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi, hơi xăng dầu khuếch tán trong không khí ở một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ Hơi xăng dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp Các loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ dưới 0oC (ví dụ: xăng A92 bắt cháy ở nhiệt độ -36oC) Do vậy, ở bất kỳ điều kiện khí hậu nào ở nước ta xăng dầu đều bay hơi và có khả năng tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

- Xăng dầu không tan trong nước và có tỷ trọng nhẹ hơn nước (tỷ trọng của xăng dầu từ 0,7-0,9) vì vậy xăng dầu luôn nổi trên mặt nước, dễ dàng chảy loang ra

Trang 6

xung quanh Hơi xăng dầu nặng hơn không khí, do đó hơi xăng dầu thoát ra khỏi thiết bị chứa như đường ống, bể chứa sẽ bay là là trên mặt đất tích tụ ở những chỗ trũng, chỗ kín không được thông gió, tạo thành hỗn hợp cháy, nổ.

- Xăng dầu cháy tỏa ra nhiều nhiệt do vậy khi xảy ra cháy khó tiếp cận được khu vực cháy Do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt (truyền nhiệt trong không khí) làm cho một vùng rộng lớn xung quanh đám cháy sẽ tự động đốt nóng, nhiệt độ tăng nhanh đến nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất và có thể làm các vật xung quanh tự cháy hoặc cháy.

- Tốc độ cháy của xăng dầu nhanh, nếu đám cháy xảy ra không kịp thời dập tắt được ngay từ đầu thì trong chốc lát đám cháy sẽ phát triển lớn Gây khó khăn cho công tác cứu chữa.

3.7 Chất cháy là cao su

- Cao su được sử dụng trong trụ sở gồm: các lốp xe ô tô, xe gắn máy và đường dây tải điện đến các thiết bị tiêu thụ điện của phòng trực thuộc.

- Cao su bị phân hủy ở nhiệt độ 250 oC tạo thành những sản phẩm ở dạng khí và lỏng, có khả năng tạo thành môi trường nguy hiểm cháy Khi bị phân hủy trong điều kiện cháy cao su sẽ tạo ra một lượng khói khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe củacon người, làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nạn và công tác cứu chữa đám cháy.

4 Nguồn nhiệt

- Các dạng nguồn nhiệt có thể phát sinh trong cơ sở :

+ Nguồn nhiệt do sự cố ngắn mạch, quá tải của các thiết bị điện + Nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần do đun nấu, thắp hương, hút thuốc.

5 Khả năng cháy lan:

- Khi xảy ra cháy tại cơ sở chất cháy chủ yếu là: gỗ, vải sợi, nệm mút, xăng, dầu, nhựa tổng hợp, cao su, thiết bị điện… nên ngọn lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ các khu vực trong cơ sở tạo nên khu vực cháy lớn và phức tạp, tỏa ra nhiều loại khói, khí độc, lượng nhiệt sinh ra lớn gây khó khăn cho việc dập tắt đám cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy.

- Nếu thời gian đám cháy kéo dài gặp gió mạnh có khả năng đám cháy nhảy cóc sang khu vực xung quanh gây ra cháy lớn và tình hình đám cháy diễn biến phức tạp.

6 Dự kiến thiệt hại về người và tài sản:

Do đặc điểm chất cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, lượng nhiệt sinh ra lớn, khi cháy nếu không phát hiện sớm và cứu chữa kịp thời thì đám cháy phát triển nhanh

Trang 7

dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, mất phương hướng, ngất do ngạt khói, khí độc, gây thiệt hại về người và tài sản Dự kiến có 01 đến 02 người bị kẹt lại cơ sở cần được cứu.

V Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: (7)

1 Tổ chức lực lượng:

Cơ sở đã thành lập Đội PCCC cơ sở gồm có 03 người, trong đó có 03/03 người được cấp chứng nhận PCCC Đội trưởng đội PCCC cơ sở là Ông Nguyễn Hữu An, số điện thoại: 0918745431.

2 Tổ chức thường trực chữa cháy:

- Số người thường trực trong giờ làm việc: người - Số người thường trực ngoài giờ làm việc: người.

VI Phương tiện chữa cháy của cơ sở: (8)

STTTên phương tiệnlượngSốVị tríTình trạnghoạt động

1 Bình chữa cháyMFZ4 05 Tại phòng kinh doanhKaraoke. Bình thường

- Số lượng phương tiện chữa cháy nói trên được bố trí đều ở các khu vực khác nhau, vẫn đảm bảo về chất lượng, hoạt động tốt.

B PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY:I Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:

1 Tình huống cháy phức tạp: (9)

a Thời điểm xảy ra cháy:

Vào lúc 22 giờ 00 ngày A tháng B năm C b Điểm xuất phát cháy:

Giả định tình huống cháy tại khu vực để xe gắn máy của nhân viên (tầng trệt), vị trí xảy ra cháy đầu tiên như trên sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy.

c Nguyên nhân xảy ra cháy: Do sự cố hệ thống điện trên xe.

d Chất cháy chủ yếu tại khu vực cháy: xăng, dầu, nhựa tổng hợp,… e Dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy:

Từ vị trí phát sinh cháy, đám cháy sẽ phát triển bao trùm toàn bộ khu vực xảy ra cháy, nếu không được phát hiện sớm và do bức xạ nhiệt đám cháy sẽ nhanh chóng cháy lan sang các khu vực lân cận.

Trang 8

f Những ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy:

Nếu tổ chức cứu chữa không kịp thời sẽ tạo nên diện tích đám cháy lớn, tỏa nhiệt độ cao, sinh ra nhiều khói và khí độc, gây ảnh hưởng cho công tác thoát nạn, tiếp cận chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy.

g Dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn:

Do thời gian phát hiện đám cháy chậm, nên khi phát hiện thì đám cháy đã phát triển lớn dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, nếu như không được cứu chữa kịp thời thì đám cháy sẽ cháy lan bao trùm toàn bộ khu vực xung quanh gây thiệt hại về tài sản và người Dự kiến có 01 đến 02 người bị kẹt trong cơ sở cần được cứu.

2 Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)

- Khi xảy ra cháy thì người phát hiện cháy đầu tiên hô to “Cháy! Cháy! Cháy!” hoặc dùng còi, kẻng báo động cho mọi người biết có cháy xảy ra báo cho chủ cơ sở hoặc người có trách nhiệm cao nhất, hoặc đội trưởng đội PCCC cơ sở biết vị trí, tình hình diễn biến của đám cháy Và tổ chức đồng thời các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức cắt điện khu vực xảy ra cháy và các khu vực có liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia chữa cháy.

- Hướng dẫn mọi người trong khu vực cháy và các khu vực lân cận ra nơi an toàn Trong quá trình hướng dẫn thoát nạn lưu ý hướng dẫn người thoát nạn cúi thấp người, đi sát vào vách tường xuống để không bị nhiễm khói, khí độc, hướng dẫn mọi người thoát ra ngoài theo trình tự không chen lấn, xô đẩy để tránh việc té đẩy gây thương tích.

- Tổ chức công tác cứu người bị nạn trong đám cháy và khu vực lân cận bằng các phương tiện chữa cháy được trang bị tại chổ hoặc khiêng, dìu những người bị ngã trong quá trình thoát nạn ra nơi an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực y tế để chuyển thương.

- Việc xác định người còn bị kẹt trong đám cháy thông qua việc điểm danh, kiểm đếm nhân viên trong cơ sở Sau khi đã kiểm tra được lượng nhân viên thì cần tổ chức tìm kiếm rà soát lại tất cả các khu vực trong cơ sở để đảm bảo là mọi người đã thoát ra ngoài an toàn nếu có thể.

- Tổ chức sử dụng các bình chữa cháy hiện có để chữa cháy và hạn chế cháy lan cháy lớn.

- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển các loại tài sản trong đám cháy, các khu vực xung quanh ra khu vực an toàn.

- Nhanh chóng gọi điện số 114 báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp

đến chữa cháy, đồng thời gọi điện cho các cơ quan chức năng như: Công an phường Xuân Khánh, Cảnh sát 113 quận Ninh Kiều, Cảnh sát giao thông quận

Trang 9

Ninh Kiều, Chi nhánh điện lực quận Ninh Kiều, Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ,… đến hỗ trợ.

- Khi các lực lượng của cơ quan chức năng đến thì phối hợp với họ chốt chặn cửa ra vào của cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản mang ra từ đám cháy, điều tiết giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy và bảo vệ hiện trường vụ cháy - Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy tại chỗ có nhiệm vụ báo cáo tình hình diễn biến đám cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp nắm như: vị trí cháy, chất cháy, số người bị nạn,… Sau đó tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy thống nhất.

3 Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11) (Hình 1).

4 Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: (12)

- Khi chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp đến thì người chỉ huy chữa cháy tại chỗ báo cáo các thông tin báo cáo tình hình diễn biến đám cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp nắm như: vị trí cháy, chất cháy, số người bị nạn, số lượng phương tiện chữa cháy, vị trí nguồn nước trong cơ sở,… Sau đó tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy thống nhất.

- Chỉ huy đội chữa cháy cơ sở nhanh chóng phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.

- Đồng thời tiếp tục cho tổ chức tìm kiếm người bị nạn và cứu tài sản ra khỏi đám cháy, chăm sóc, sơ cấp cứu người bị nạn trước khi có lực lượng xe cứu thương đến

- Động viên tinh thần của lực lượng chữa cháy tại chổ tiếp tục phối hợp tham gia chữa cháy và tuân theo hiệu lệnh của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Phục vụ tốt công tác hậu cần, công tác chiếu sáng nếu thời gian chữa cháy kéo dài và vào ban đêm.

Trang 11

II Phương án xử lý tình huống cháy đặc trưng: (13)

1 Tình huống 1:

a Thời điểm xảy ra cháy:

Vào lúc 10 giờ 30 ngày A tháng B năm C.

b Điểm xuất phát cháy:

Giả định tình huống cháy tại khu vực phòng massage, vị trí xảy ra cháy đầu tiên như trên sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy.

c Nguyên nhân xảy ra cháy:

Do vô ý, sơ xuất sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt

d Chất cháy chủ yếu tại khu vực cháy: mủ nhựa, thiết bị điện… e Dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy:

Trong khu vực phòng massage tồn động các chất dễ cháy nổ nên khi xảy ra đám cháy sẽ phát triển rất nhanh cả về diện tích lẫn thể tích, tỏa ra nhiều khói, khí độc bao trùm toàn bộ khu vực nhà ăn Nếu không có biên pháp xử lý kịp thời sẽ cháy lan sang các khu vực lân cận, tạo nên diện tích đám cháy lớn và phức tạp, khói, khí độc từ đám cháy sinh ra nhiều.

f Những ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy:

Nếu tổ chức cứu chữa không kịp thời sẽ tạo nên diện tích đám cháy lớn, tỏa nhiệt độ cao, sinh ra nhiều khói và khí độc, gây ảnh hưởng cho công tác thoát nạn, tiếp cận chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy.

g Dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn:

Do thời gian phát hiện đám cháy chậm, nên khi phát hiện thì đám cháy đã phát triển lớn dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, nếu như không được cứu chữa kịp thời thì đám cháy sẽ cháy lan bao trùm toàn bộ khu vực xung quanh gây thiệt hại về tài sản và người Dự kiến có 01 đến 02 người bị kẹt trong cơ sở cần được cứu.

* Tổ chức triển khai chữa cháy:

- Khi xảy ra cháy thì người phát hiện cháy đầu tiên hô to “Cháy! Cháy! Cháy!” hoặc dùng còi, kẻng báo động cho mọi người biết có cháy xảy ra báo cho chủ cơ sở hoặc người có trách nhiệm cao nhất, hoặc đội trưởng đội PCCC cơ sở biết vị trí, tình hình diễn biến của đám cháy Và tổ chức đồng thời các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức cắt điện khu vực xảy ra cháy và các khu vực có liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia chữa cháy.

- Hướng dẫn mọi người trong khu vực cháy và các khu vực lân cận ra nơi an toàn Trong quá trình hướng dẫn thoát nạn lưu ý hướng dẫn người thoát nạn cúi

Trang 12

thấp người, đi sát vào vách tường xuống để không bị nhiễm khói, khí độc, hướng dẫn mọi người thoát ra ngoài theo trình tự không chen lấn, xô đẩy để tránh việc té đẩy gây thương tích.

- Tổ chức công tác cứu người bị nạn trong đám cháy và khu vực lân cận bằng các phương tiện chữa cháy được trang bị tại chổ hoặc khiêng, dìu những người bị ngã trong quá trình thoát nạn ra nơi an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực y tế để chuyển thương.

- Việc xác định người còn bị kẹt trong đám cháy thông qua việc điểm danh, kiểm đếm nhân viên trong cơ sở Sau khi đã kiểm tra được lượng nhân viên thì cần tổ chức tìm kiếm rà soát lại tất cả các khu vực trong cơ sở để đảm bảo là mọi người đã thoát ra ngoài an toàn nếu có thể

- Tổ chức sử dụng các bình chữa cháy hiện có để chữa cháy và hạn chế cháy lan cháy lớn.

- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển các loại tài sản trong đám cháy, các khu vực xung quanh ra khu vực an toàn.

- Nhanh chóng gọi điện số 114 báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp

đến chữa cháy, đồng thời gọi điện cho các cơ quan chức năng như: Công an phường Xuân Khánh, Cảnh sát 113 quận Ninh Kiều, Cảnh sát giao thông quận Ninh Kiều, Chi nhánh điện lực quận Ninh Kiều, Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ,… đến hỗ trợ.

- Khi các lực lượng của cơ quan chức năng đến thì phối hợp với họ chốt chặn cửa ra vào của cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản mang ra từ đám cháy, điều tiết giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy và bảo vệ hiện trường vụ cháy - Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy tại chỗ có nhiệm vụ báo cáo tình hình diễn biến đám cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp nắm như: vị trí cháy, chất cháy, số người bị nạn,… Sau đó tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy thống nhất.

* Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (Hình 2).

* Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:

Khi chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp đến thì người chỉ huy chữa cháy tại chỗ báo cáo các thông tin báo cáo tình hình diễn biến đám cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp nắm như: vị trí cháy, chất cháy, số người bị nạn, số lượng phương tiện chữa cháy, vị trí nguồn nước trong cơ sở,… Sau đó tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy thống nhất.

- Chỉ huy đội chữa cháy cơ sở nhanh chóng phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.

Trang 13

- Đồng thời tiếp tục cho tổ chức tìm kiếm người bị nạn và cứu tài sản ra khỏi đám cháy, chăm sóc, sơ cấp cứu người bị nạn trước khi có lực lượng xe cứu thương đến

- Động viên tinh thần của lực lượng chữa cháy tại chổ tiếp tục phối hợp tham gia chữa cháy và tuân theo hiệu lệnh của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Phục vụ tốt công tác hậu cần, công tác chiếu sáng nếu thời gian chữa cháy kéo dài và vào ban đêm.

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w