1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tăng trưởng kinh tế của việt nam trước năm 2000

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước năm 2000
Tác giả Trần Khánh Vy, Hứa Hà Vy, Nguyễn Danh Thái
Người hướng dẫn Vũ Trọng Phong
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đất nước ta vẫn trong tình thế còn nhiều khó khăn, thử thách gay gắt.Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 1991 - 1995 là: vượtqua khó khăn, thử thách, ổn đị

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài : TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2000

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Trọng Phong

Họ và tên các thành viên: Trần Khánh Vy

Hứa Hà Vy Nguyễn Danh Thái

Hà Nội, tháng 09 năm 2023

Trang 3

MỤC L

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 4

2 Mục tiêu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 1996-1998 4

2.1 Tập trung sức cho mục tiêu phát triển 5

2.2 Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia 6

2.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 6

2.4 Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội 6

2.5 Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của tổ quốc 7 3 Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô mà quốc gia đã sử dụng để đạt mục tiêu 7

3.1 Cân đối tài chính 7

3.2 Cân đối ngân sách nhà nước 7

3.3 Cân đối vốn đầu tư 8

4 Tổng kết đánh giá kết quả đạt được 10

4.1 Về công nghiệp và dịch vụ 10

4.2 Về nông nghiệp 10

4.3 Về kinh tế đối ngoại 10

5 Bài học kinh nghiệm 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng; tuy nhiên nền kinh tế tăng trưởng chậm, chưa ổn định còn suy thoái trong một số lĩnh vực Mặt khác, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp Đất nước ta vẫn trong tình thế còn nhiều khó khăn, thử thách gay gắt

Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 1991 - 1995 là: vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, với cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nền kinh tế nước ta không những đứng vững trước những thử thách gay gắt mà còn đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Tuy nhiên, tình hình kinh

tế, xã hội vẫn còn nhiều mặt yếu kém

Trang 5

1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 1991-1995.

Nền kinh tế đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái; đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đối toàn diện; thực hiện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991-1995.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 8,2% (kế hoạch là 5,5 -6,5%)

Công nghiệp tăng bình quân hằng năm 13,3% (kế hoạch là 7,5% - 8,5%) Một số ngành

có mức tăng cao: năm 1995 so với năm 1990, công nghiệp nhiên liệu (kể cả dầu, khí) gấp 3,2 lần, điện gấp 1,6 lần, vật liệu xây dựng gấp 2,7 lần, chế biến thực phẩm gấp 1,9 lần Nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,5% (mức đề ra 3,7 - 4,5%) Sản lượng lương thực 5 năm qua tăng 26% so với 5 năm trước đó, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản tăng khá nhanh; kim ngạch xuất khẩu thuỷ, hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990

Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990 (bình quân hàng năm tăng 12%) Giao thông vận tải có chuyển biến tiến bộ, vận tải hàng hóa tăng 62%; viễn thông phát triển nhanh, doanh thu bưu điện và doanh thu du lịch đều gấp 10 lần

Lĩnh vực tài chính, tiền tệ đạt tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là đã chặn được nạn lạm phát cao, từng bước đẩy lùi lạm phát Chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ giảm từ 67,4% năm

1991 xuống còn 17,5% năm 1992; 5,2% năm 1993; 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995

Quy mô đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khá Trong 5 năm, ước tính vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 18 tỉ USD (theo mặt bằng giá 1995), trong đó phần của Nhà nước chiếm 43% (bao gồm cả đầu tư qua ngân sách, tín dụng Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư), đầu tư của nhân dân chiếm trên 30%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm 27%

2 Mục tiêu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 1996-1998

Chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế theo nghĩa rộng, mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô là cung cấp một môi trường kinh tế ổn định, có

Trang 6

lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững, từ đó tạo ra việc làm, sự giàu có cho quốc gia và cải thiện mức sống của người dân

Mục tiêu chính của chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì hoặc tạo ra một nền kinh tế ổn định, bền vững và phát triển Để đạt được mục tiêu này, các chính sách kinh tế vĩ mô tập trung vào ba mục tiêu sau:

- Tăng trưởng kinh tế

- Kiểm soát lạm phát

- Tăng mức việc làm

Ngoài ra, chính sách kinh tế vĩ mô cũng có thể được sử dụng để cải thiện chính sách kinh

tế xã hội, phát triển hạ tầng kinh tế, đảm bải an ninh tài chính và phát triển thị trường tài chính

2.1 Tập trung sức cho mục tiêu phát triển

Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9 - 10%

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tốc

độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4,5 - 5%

Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng

về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 -15%

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển

Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân hàng năm 12 -13%

Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội Chú trọng tăng cả tích luỹ và đầu tư trong nước thông qua ngân sách, cũng như của doanh nghiệp và nhân dân Giải quyết tốt quan hệ tích luỹ - tiêu dùng theo hướng cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không tiêu dùng quá khả năng nền kinh tế cho phép; tăng năng xuất và hiệu quả để vừa cải thiện được đời sống, vừa có tích luỹ ngày càng nhiều cho đầu tư phát triển Chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng

Trang 7

Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng lãnh thổ Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao Đồng thời dành nguồn vốn để giải quyết những nhu cầu bức xúc của các vung khác, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện để các vùng còn kém phát triển, các vùng nông thôn, miền núi có thể phát triển nhanh hơn, khắc phục dần tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng

2.2 Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia

Huy động 20 - 21% GDP vào ngân sách thông qua thuế và phí; kiềm chế bội chi ngân sách không quá 4,5% GDP; thực hiện cam kết trả nợ Tiếp tục thực hiên mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát, loại trừ các nguy cơ tái lạm phát cao, giữ chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%/ năm Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn, hình thành từng bước thị trường chứng khoán Tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ

ở trong nước; ổn định tỉ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền

2.3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% (chưa kể phần xuất khẩu tại chỗ), phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ thu ngoại tệ Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 24% Tăng khả năng tiếp nhận vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài

2.4 Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội

Thanh toán nạn mù chữ và hoàn thành cơ bản phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở (lớp 9) ở thành phố lớn và những nơi có điều kịên Số lao động qua đào tạo chiếm khoảng 22 - 25% tổng số lao động Chuyển mạnh về chất lượng giáo dục, đào tạo Phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, y tế, thể dục thể thao, mở rộng tới các vùng sâu và vùng xa

Giải quyết việc làm cho 6,5 - 7 triệu người, giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 5% và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn trên 75% Điều chỉnh tiền lương

và gAiải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương Từng bước hình thành quỹ

Trang 8

bảo trợ thất nghiệp ở thành thị Bảo đảm mức sống của người về hưu và các gia đình có công với nước

Hoàn thành căn bản định canh đinh cư và ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc ít người

Ngăn chặn và giảm ô nhiễm môi trường ở thành phố, khu công nghiệp

Đẩy lùi tham nhũng, các tệ nạn xã hội, loại trừ văn hoá độc hại

2.5. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của tổ

quốc.

Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống

3 Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô mà quốc gia đã sử dụng để đạt mục tiêu

3.1 Cân đối tài chính

Cân đối tích luỹ - tiêu dùng:

Đổi mới các cơ chế chính sách về kinh tế và xã hội để hướng dẫn tiêu dùng của dân cư phù hợp với khả năng của nền kinh tế Dự kiến 5 năm tới tiêu dùng bình quân đầu người tăng hàng năm khoảng 6%, gần gấp đôi nhịp độ tăng của 5 năm trước và đến năm 2000 bằng 1,5 lần so với năm 1990 Tích luỹ và đầu tư phát triển tăng bình quân hàng năm 15% Toàn bộ tích luỹ tài sản gộp của 5 năm bằng khoảng 33% so với GDP (5 năm 1991

- 1995, tỉ lệ này là 24,6%) bao gồm: tích luỹ tài sản cố định chiếm phần chủ yếu (khoảng 90%), tích luỹ tài sản lưu động và tăng dự trữ tài sản quý hiếm

Về ngoại tệ:

Trong 5 năm 1996 - 2000 dự kiến nguồn ngoại tệ vào nước ta khoảng 88 - 90 tỉ USD; trong đó, từ xuất khẩu khoảng 58 - 60 tỉ USD, nếu kể cả xuất khẩu tại chỗ (cả hàng hoá lẫn dịch vụ) thì tổng ngoại tệ thu tư xuất khẩu khoảng 64,5 đến 67 tỉ USD; từ nguồn vay

nợ và viện trợ, khoảng 7 - 8 tỉ USD; còn lại là nguồn đầu tư trực tiếp, kiều hối Tổng chi ngoại tệ trong 5 năm dự kiến 86 - 87 tỉ USD, trong đó, chi nhập khẩu 75 tỉ USD; chi phí dịch vụ của các ngành hàng không, bưu điện, du lịch khoảng 2 tỉ USD; còn lại là chi trả nợ, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước Như vậy theo dự báo ban đầu, trong 5 năm 196 - 2000, nguồn ngoại tệ vào nước ta sẽ tăng nhanh Tuy còn nhập siêu lớn nhưng cán cân thanh toán quốc tế có thể vẫn bội thu

Vì vậy, sức mua của đồng tiên Việt Nam so với ngoại tệ mạnh có tăng lên, nhưng chưa

Trang 9

lành mạnh và không lợi cho xuất khẩu, cần phải có các giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng này

3.2 Cân đối ngân sách nhà nước

Dự kiến bố trí cân đối ngân sách như sau:

Tổng thu ngân sách nhà nước trong 5 năm 1996 - 2000 khoảng 21 - 22% GDP, trong đó thu thuế và phí khoảng 20 - 21% GDP (1991 - 1995 là 20%, riêng 1995: 21,6%) Tổng chi ngân sách nhà nước khoảng 24 - 25% GDP (1991 - 1995 là 25,5%); trong đó, chi tiêu dùng thường xuyên khoảng 14% GDP; trả nợ khoảng 3.5% GDP, dành cho đầu tư phát triển khoảng 6,5 - 7% GDP (1991 - 1995 là 6,4%) và bằng 26% tổng số chi ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách khoảng 3 - 3,5% GDP và dự kiến bù đắp bằng nguồn vốn vay trong nước trên 50%, vay dài hạn ngoài nước dưới 50%

Các chính sách và giải pháp thực hiện:

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế bước 2, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh

tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng không làm giảm nguồn thu ngân sách Trong chỉ đạo điều hành, ngoài việc tận thu thuế và phí theo luật định, phải vừa nuôi dưỡng, làm tăng nguồn thu, vừa triệt để khai thác các nguồn thu khác (đất đai, tài nguyên, nhà cửa, trụ sở ) để tăng thu ngân sách, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước Đồng thời, để từng bước thực hiện công bằng xã hội, cần sửa đổi, bổ sung các sắc thuế, điều tiết có hiệu quả thu nhập của các tầng lớp dân cư

Bảo đảm chi tiêu dùng thường xuyên ở mức cần thiết hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên cho nhiệm

vụ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tiếp thu công nghệ hiện đại, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực

xã hội

Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất và triệt để tiết kiệm trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng mà tăng nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đối với vốn từ nước ngoài, phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả và trả được nợ

Tốc độ tăng chi tiêu dùng thường xuyên phải thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư và thấp hơn tốc độ tăng chi ngân sách

Để chủ động hơn trong điều hành, ngân sách hằng năm phải có dự phòng thích đáng và

có quỹ dự trữ tài chính gối đầu cho năm sau

Từng bước giảm dần bội chi ngân sách, không bù đắp bội chi bằng phát hành tiền dưới bất kỳ hình thức nào Vay dân, vay nước ngoài phải tính toán hiệu quả, đặc biệt phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng vay ngắn hạn với lãi suất cao làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách

3.3 Cân đối vốn đầu tư

Trang 10

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỉ lệ cao trong đầu tư Tuy nhiên, những năm đầu thời kỳ công nghiệp hoá đòi hỏi nguồn vốn lớn, mà vốn trong nước còn hạn hẹp, nên phải huy động thêm nguồn vốn bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển, trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế và trả được nợ Để đảm bảo tốc độ GDP tăng 9 - 10%/năm thì vốn đầu tư xã hội trong 5 năm tới phải đạt 41- 42 tỉ USD (tính theo mặt bằng giá 1995, trong đó vốn trong nước chiếm trên 50% Tăng nhanh mức huy động vốn thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và m ở rộng thị trường vốn bằng nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm dài hạn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, kể cả việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, mở rộng các quỹ đầu tư và các hình thức huy động nguồn vốn nước ngoài Từng bước hình thành thị trường chứng khoán

Dự kiến cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội như sau:

Tổng vốn đầu tư từ ngân sách (bao gồm cả nguồn tích luỹ từ thu ngân sach trong nước và một phần vốn ODA) chiếm 21%; vốn tín dụng nhà nước 7%; vốn doanh nghiệp nhà nước

tự đầu tư 24% (bao gồm khấu hao cơ bản để lại, lợi nhuận sau thuế, vay một phần ODA

và vay trên thị trường vốn); vốn đầu tư của dân khoảng 17%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 31%

Nếu tính riêng cơ cấu vốn đầu tư trong nước, thì vốn đầu tư ngân sách chiếm 25%, vốn tín dụng nhà nước chiếm 14%, vốn doanh nghiệp chiếm 28%, vốn của dân chiếm 33% Định hướng đầu tư phát triển toàn xã hội đối với các ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu như sau: nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi chiếm 20%; công nghiệp chiếm 43%; hạ tầng giao thông bưu điện chiếm 18%; hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường, khoa học công nghệ chiếm 14%; và đầu tư khác 5%

Phần vốn nhà nước có thể chi phối trực tiếp được bao gồm: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm trên 52%; trong đó cơ cấu nguồn vốn

từ ngân sách được định hướng như sau: nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi chiếm 22%; giao thông, bưu điện chiếm 35%; hạ tầng xã hội chiếm 35%; các ngành khác gần 10% Vốn đầu tư của các doanh nghiệp ưu tiên cho đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ Đối với vốn đầu tư của dân và nguồn vốn FDI Nhà nước thông qua cơ chế chính sách để định hướng, nhằm thực hiện cơ cấu đầu tư toàn xã hội đã nêu trên

Một số quan hệ lớn về phân bổ nguồn vốn đầu tư:

Giữa vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác:

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w