1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm cơ bản của chủ nghĩa mác lênin về chính trị

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Chính Trị
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ảnh Báo Chí
Thể loại Bài Tự Học
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn liền với v

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Yến Nhi

Lớp: Ảnh báo chí_k42

Mã sinh viên: 2256030036

Bài tự học số 1:

1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị?

Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.Bản chấtgiai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích ,trước hết là lợi ích kinh tế của giaicấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị Lênin cho rằng:

"chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"

Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nêntrong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thườngxuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngượclại Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đốihóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan Vấn đề giai cấp,vấn

đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đềnhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trên quan điểm giai cấp.Giải phóng giaicấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiếtvới nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhânloại

Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranhgiai cấp.Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử.Cuộc đấu tranh nàytrải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh ba trình độ phát triển khác nhau của

Trang 2

đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác,từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạttức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.

Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua đấu tranh

về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về lợi ích giai cấp.Tuy

là hình thức thấp nhất nhưng lại rất quan trọng vì nó tạo môi trường thực tiễn,giúpgiai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình

Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận Các nhà kinhđiển chỉ ra rằng ,giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì nó làgiai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích của nó đối lập với lợi ích của giai cấp tưsản;nó đại diện cho phương thức sản xuất cách mạng.Các ông cũng chỉ rõ kẻ thùcủa giai cấp vô sản là toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại

ở một vài nhà tư bản cá biệt Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được

sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột tưbản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không được vũ trang bằng 1 tưtưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.Theo Lênin, giác ngộ giai cấplàm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấutranh tư tưởng;giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không

vô sản,đưa lý luận mácxits vào phong trào công nhân ,làm cho giai cấp vô sản từgiai cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự giác)

Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị Nhiệm vụ

cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,thiết lập nền chuyênchính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đềgiành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp.Đấu tranh chính trị gắnliền với sự bùng nổ cách mạng xã hội C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộccách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấydân chủ ".Lê nin cũng khẳng định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu

Trang 3

tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mácxits.Đó

là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người tiểu tư sản(và cả tư sảnlớn) tầm thường"

Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản,vàkhẳng định rằng ,các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau ,ảnh hưởng và bổsung cho nhau Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranhchính trị Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất,quyết định thắng lợicuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản

2 Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị?

1 Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

Trong toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, tư tưởng bao trùm là

tư tưởng “ không có gì quy’ hơn độc lập tư do” và “ độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội”

Độc lập dân tộc, theo chủ tích Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung sau :

 Dân tộc đó thoát khỏi nô lệ( dưới mọi hình thức) bằng con đường cách mạng

do chính dân tộc đó tiến hành “ đem sức đó mà giải phóng cho ta”

 Dân tộc đó phải có chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ, phải có quyền tự quyếtđịnh sự phát triển của dân tộc mình

 Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự chứ không phải là giả hiệu,phải thực hiện các giá trị tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhândân chứ không phải là những lời hoa mĩ

 Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt : kinh tế,văn hóa, xã hội

Trang 4

 Phải tự giành lấy bằng con đường cách mạng, tự lực tự cường và tự trọng.người cho rằng, một dân tộc không có khả năng y’ thức độc lập, tự lực, tựcường thì dân tộc đó không xứng đáng được hưởng độc lập

Hồ Chí Minh rút ra kết luận “ độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với chủ nghĩa

xã hội, trong đó độc lập là tiền đề, điều kiện để đi đến chủ nghĩa xã hội, còn chủnghĩa xã hội đảm bảo chắc chắn nhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc

2 Tư tưởng về đại đoàn kết

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành chiến lượcđại đoàn kết của Đảng ta và một nhân tố cực kì quan trọng thường xuyên góp phầnquyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta qua mọithời kì

Hồ Chí Minh quan niệm sức mạnh là đại đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng củatoàn xã hội “ toàn dân đoàn kết và chặt chẽ và rộng rãi ” “ đồng bào ta từ già đếntrẻ đều đoàn kết thành một khối cho nên cách mạng đã thành công”

Đoàn kết phải dựa trên có cơ sở có lí, có tình, có nghĩa Đoàn kết là để phát triển,

để làm nhiệm vụ cách mạng, để làm tốt nhiệm vụ cách mạng, cách mạng muốnthắng lợi thì phải đoàn kết, đoàn kết lấy liên minh công – nông – trí thức làm nềntảng, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để bảo đảm hài hòa giữa cáclợi ích

Chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa là sự đúc kết và phát huy truyềnthống đại đoàn kết của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và pháttriển đất nước, vừa thể hiện tinh thần bất hủ của chủ nghĩa Mác – Lênin là “ vô sảncác nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới đoàn kết lại”

Trang 5

Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết, đã vàđang giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chính sách đối ngoại độclập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam là bạnvới tất cả các nước trong cộng đồng thế giới…

3 Tư tưởng về xây dưng thể chế chính trị

Trong xây dựng thể chế chính trị quan trọng nhất là xây dựng thể chế nhà nước.đây là một nội dung giữ vị trí đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh Điều mà chủ tịch

Hồ Chí Minh quan tâm là tính chất nhà nước nhà nước đó có phải là nhà nước củadân hay không ? chế độ dân chủ có phù hợp với chế độ nhà nước không ?Người đã quyết định lựa chọn kiểu nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin và cũngkhông “bê nguyên xi” kiểu nhà nước xô viết vào hoàn cảnh nước ta Người chủtrương lập nhà nước cộng hòa dân chủ ( tức là nhà nước dân chủ nhân dân)Dân chủ có nghĩa là dân được làm chủ Giá trị thực chất của dân chủ là phải cócơm ăn, áo mặc, học hành xem dân chủ là chìa khóa tiến bộ xã hội

Hồ Chí Minh khẳng đinh “ nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền lực đều vìdân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệmcủa dân…

Hồ Chí Minh cho rằng chế độ dân chủ phù hợp với nhà nước ta, đó là một nhànước của dân, do dân và vì dân Nhà nước của dân có nghĩa là dân có quyền đượckiểm soát nhà nước, có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội “việc gì có lợi cho dânthì phải làm cho kì được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể chế chính trị, thể chế nhà nước đã trở thành nguyêntắc xuyên suốt, thuộc về bản chất của nhà nước ta

Trang 6

4 Lí luận về đảng cầm quyền

Hồ Chí Minh luôn coi xây dựng Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam là mộtnhiệm vụ cực kì quan trọng, nhất là nhân tố quyết định trước hết đối với mọi thắnglợi của cách mạng

Hồ Chí Minh khẳng định “ trước hết phải có Đảng cách mệnh ” có nghĩa là “ đảngcủa giai cấp vô sản, đội tiên phong của vô sản giai cấp”

Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự hình thành một Đảng cộng sản ở Việt Nam vừaquán triệt đầy đủ học thuyết Mác- Lênin về Đảng cộng sản, vừa phù hợp với hoàncảnh một nước thuộc địa lạc hậu, chậm phát triển, nơi có truyền thống đấu tranhyêu nước lâu đời của nhân dân…

ở Việt Nam, quan điểm trên của Hồ Chí Minh có y nghĩa cực kì quan trọng đối vớichính sách đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử

5 Về phương pháp cách mạng

là lãnh tự chính trị của cách mạng Việt Nam, chủ tích Hồ Chí Minh chẳng những

đã xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng nước ta mà còn xác định và vậndụng những phương pháp cách mạng đầy sáng tạo

cũng như các nhà kinh điển, bản thân Hồ Chí Minh chưa đưa ra một định nghĩa vềphương pháp cách mạng, song Người là bậc thầy về phương pháp cách mạng trongmọi thời kì, mọi giai đoạn cách mạng, trong toàn bộ tiến trình cách mạng ViệtNam

Có thể hiểu phương pháp cách mạng Việt Nam theo hai nghĩa sau :

Trang 7

Theo nghĩa rộng : đó là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn củaquần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà theo đó tư tưởng chính trị củaNgười được hiện thực hóa.

Theo nghĩa hẹp : đó là cách thức tiến hành cách mạng với tính cách là hệ thống cácnguyên tắc được thể hiện bằng hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để thựchiện thắng lợi đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng thành hiện thực.Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng vô sản được vậndụng và phát triển một cách sang tạo vào một nước thuộc địa nửa phong kiến

Có thể khái quát một hệ thống các phương pháp cách mạng chung cơ bản của HồChí Minh như sau :

 Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làmục tiêu cho hoạt động cách mạng

 Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân, kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

 Dĩ bất biến, ức vạn biện

 Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế, lực Biếtthắng từng bước, biết phát động và biết kết thúc chiến tranh

 Kết hợp các phương pháp đấu tranh cách mạng một cách sang tạo

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là “ độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội”

Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện Việt Nam, mộtnước thuộc địa nửa phong kiến tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa

Trang 8

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần quy’ báu của toànĐảng, toàn dân Nó đã và đang biến thành lực lượng vật chất hung hậu và là kimchỉ nam cho cách mạng Việt Nam.

Trải qua bao khúc quanh của lịch sử và những biến cố khắc nghiệt của thời đại, tưtưởng Hồ Chí Minh nói chung và tử tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng vẫn cótrong hành trang dân tộc ta đi tới mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ văn minh”

3 Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết chính trị Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam.

Trong suốt những năm tháng hoạt động sôi nổi, gian khổ, dũng cảm, Hồ Chí Minh

đã tích cực nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vàođiều kiện thực tiễn của cách mạnh Việt Nam, đó là:

 Thứ nhất, xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đấtnước

Dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam chịu cảnh ápbức, bóc lột nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than Không chịukhuất phục trước cảnh nước mất nhà tan và cũng không đi theo những vết xe đổcủa các bậc tiền bối Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìmđường cứu nước Người đi nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau, vừa nghiên cứu,vừa học tập một cách độc lập, tự chủ, sáng tạo

Trải qua cuộc sống lao động, học tập, nghiên cứu lý luận và nhất là qua thực tiễnđấu tranh cách mạng phong phú đã làm giàu văn hóa, mở rộng tầm nhìn và nângcao trí tuệ của Hồ Chí Minh Người đã nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và conngười không chỉ là nhu cầu cấp thiết của dân tộc Việt Nam mà là đòi hỏi của các

Trang 9

dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới Tiếp thu thếgiới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người vàtính chất của thời đại mới, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dântộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức vànhững người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Với nhãn quan chính trị nhạy bén, nhận rõ tính chất thời đại mới từ sau Cách mạngTháng Mười Nga và xu thế phát triển của nhân loại, đặt cách mạng giải phóng dântộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và làmột bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đườngđúng đắn cho cách mạng Việt Nam Đó là con đường cách mạng dân tộc dân chủnhân dân do Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và dân tộc lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độclập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hộichủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam Đó làđường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủnghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợpsức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dântộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Tư tưởng đó thể hiện tính quy luậtcủa sự phát triển lịch sử xã hội Việt Nam: “cách mạng giải phóng dân tộc phải pháttriển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”

 Thứ hai, vận dụng và giải quyết sáng tạo vấn đề dân tộc và thuộc địa.Cuộc hành trình qua nhiều nước vào những năm đầu thế kỷ XX giúp Hồ Chí Minhnhận thấy rằng, phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc

và cách mạng thuộc địa Ngay từ năm 1921, Người khẳng định, thực dân, đế quốc

Trang 10

là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chínhquốc Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, để giải phóng thân phận nô lệ và bị bóclột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chínhquốc Ðiểm mới và sâu sắc trong tư tưởng của Người là: Bọn đế quốc không chỉ ápbức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, mà còn thống trị nhân dân lao động vàgiai cấp vô sản chính quốc Người đã ví chủ nghĩa đế quốc giống như “con đỉa haivòi” Người đã sớm nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng vô sản vàcách mạng thuộc địa Người nhận thấy không những cách mạng vô sản ảnh hưởngđến cách mạng thuộc địa mà cách mạng thuộc địa cũng tác động đến cách mạng vôsản Người còn đưa ra dự báo hết sức khoa học đó là cách mạng thuộc địa có thểthắng lợi trước: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện liênminh chiến đấu giữa giai cấp vô sản ở thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính quốc

Do đó, cách mạng thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản

ở chính quốc, hơn nữa cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước, và bằngthắng lợi của mình sẽ góp phần vào sự nghiệp cách mạng ở chính quốc” Dự báo

đó đã trở thành định hướng, kim chỉ nam và được hiện thực hóa ở cách mạng ViệtNam

 Thứ ba, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về thành lập chính đảng giaicấp vô sản

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh sớm nhận thức được vai tròlãnh đạo của giai cấp công nhân, về sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản để lãnhđạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Vào những năm 20 thế kỷ XX, trongmột số bài viết về V.I.Lênin, về Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳngđịnh sự cần thiết phải thành lập Đảng Cộng sản theo học thuyết Mác - Lênin ở cácnước thuộc địa Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người nêu rõ: “Cách mệnhtrước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động

Trang 11

và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấpmọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái cóvững thuyền mới chạy” Người khẳng định vấn đề có ý nghĩa quyết định trong xâydựng Đảng là: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũngphải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhưngười không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủnghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất làchủ nghĩa Lênin” Song, theo Người, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, nhưngkhông được giáo điều, rập khuôn máy móc, mà phải hiểu bản chất cách mạng vàkhoa học của học thuyết này để vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thểcủa từng quốc gia, dân tộc, phải đề ra đường lối cách mạng đúng đắn Theo nguyên

lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợpgiữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân Trong điều kiện Việt Nam

và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, tính chất Đảng Cộng sản không chỉ

ở thành phần xuất thân từ công nhân hết thảy, mà là ý thức tư tưởng chính trị vàtheo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong hoàn cảnh một nước thuộc địalạc hậu như Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sáng tạo trong việc kết hợp nhân tố dân tộc

và nhân tố giai cấp để thành lập Đảng Cộng sản Nhân tố dân tộc là chủ nghĩa yêunước, nhân tố giai cấp là chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân

 Thứ tư, vận dụng và phát triển sáng tạo tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản.Tiếp thu tinh thần nổi tiếng của C.Mác: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” vàsau này được V.I.Lênin bổ sung: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới đoàn kết lại”, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạođối với thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong suốt quá trình tìm đường cứu nước

và hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước trên thế giới Người đãchứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời

Trang 12

thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản Thực tế sinh động đã giúp Người đồngcảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nướcthuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thựcdân tàn ác Người đi tới kết luận: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có haigiống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có mộtmối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” Kết luận này cho thấy nhậnthức của Người về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tớitầm nhìn quốc tế Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế

Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắnliền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.Như vậy, thông qua quá trình hoạt động tích cực không biết mệt mỏi, Hồ Chí Minh

đã vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củacách mạng Việt Nam, để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một hệ thống tưtưởng và thực tiễn hết sức sâu sắc, không chỉ góp phần to lớn quyết định vàonhững thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, công cuộc đổi mới đấtnước trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chiến lược chỉ đạo lâu dài cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hìnhmới

Bài tự học số 2:

1 Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Các hoạt động chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của một quốc gia vàhàng triệu con người Vì vậy, để đảm bảo các hoạt động chính trị được thực hiệnmột cách trơn tru, chính trị không chỉ cần có tính khoa học để đáp ứng được nhữngyêu cầu trong thực tiễn đời sống mà còn có tính nghệ thuật giúp tạo sự linh hoạt,mềm dẻo

Trang 13

- Chính trị là khoa học vì:

 Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người khi

nó vừa xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, vừa gắn liền với quyền lực,đấu tranh cho giai cấp và dân tộc

 Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội loài người, cần

có logic phát triển sức mạnh nội tại và quy luật phát triển khách quan

 Chính trị là một hệ thống các tri thức hoạt động theo đúng quy luật kháchquan bao gồm: Những tri thức từ tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luậnhoàn chỉnh

 Tại Việt Nam, chính trị luôn được xem là khoa học vì chính trị ở Việt Namđang tập trung xem xét các vấn đề dân chủ hóa hệ thống xã hội

- Chính trị là nghệ thuật vì:

 Chính trị là những hoạt động có liên quan đến việc tranh giành quyền lực,đấu tranh sống còn nên buộc những người thực hiện những hoạt động nàycần phải sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn một cách khéo léo để đạt đượcmục tiêu, lợi ích chính trị

 Chính trị cần có sự linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo để có thể nhanh chóngđiều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn nhằm đạt được kết quả cao nhất

 Chính trị có phạm vi hoạt động rộng lớn và phức tạp nên nhà hoạt độngchính trị phải là người có kỹ năng, trí tuệ

 Chính trị là nghệ thuật xử lý tình huống vì trong quá trình hoạt động, nhàchính trị cần xem xét kỹ lưỡng từng đường đi nước bước để đưa ra nhữnggiải pháp, hiệp ước trong thời điểm quan trọng

 Chính trị là nghệ thuật nắm bắt xu hướng của sự vận động xã hội và đưa ranhững dự báo, dự đoán chính xác tình thế và thời cơ để có những quyết địnhkịp thời và đúng đắn

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w