1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023

106 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tự Tin Và Chất Lượng Cuộc Sống Của Người Mắc Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính Sau Giáo Dục Sức Khỏe Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh Năm 2023
Người hướng dẫn TS. Giảng Viên
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,84 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (13)
    • 1.2. Chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính (13)
    • 1.3. Chăm sóc và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (15)
    • 1.4. Sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (17)
    • 1.5. Các biện pháp nâng cao sự tự tin và chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (28)
    • 1.6. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (33)
    • 1.7. Khung nghiên cứu (33)
    • 1.8. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu (36)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu (38)
    • 2.2. Thiết kế nghiên cứu (38)
    • 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu (38)
    • 2.4. Công cụ thu thập số liệu (39)
    • 2.5. Công cụ can thiệp (41)
    • 2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu (44)
    • 2.9. Các sai số và cách khắc phục sai số (44)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (46)
    • 3.2. Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp giáo dục sức khỏe (49)
    • 3.3. Sự thay đổi sự tự tin của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe (53)
    • 3.4. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe (60)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (62)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (62)
    • 4.2. Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống trước can thiệp giáo dục sức khỏe (65)
    • 4.3. Sự thay đổi sự tự tin và chất lượng cuộc sống của đối tượng sau giáo dục sức khỏe (68)
  • KẾT LUẬN (2)

Nội dung

Trong những năm gần đây, nhận thức về tác động lớn của COPD đối với chất lượng cuộc sống của NB đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân trong các nghiên cứu liên quan.. Tại bệnh viện đa

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Tất cả NB COPD đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh thỏa mãn tiêu chuẩn:

- NB từ 18 tuổi trở lên, không trong giai đoạn cấp của bệnh.

- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.

- NB mắc các bệnh tâm thần, có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, thể trạng suy sụp,…

- NB không thể đọc-hiểu câu hỏi phỏng vấn.

2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Phòng khám bệnh mạn tính - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2023 đến tháng 11/2023

- Thời gian thu thập số liệu từ tháng 25/4/2023 đến 25/7/2023.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá trước – sau chương trình can thiệp trên một nhóm đối tượng.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu

Tại phòng khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023 đang có khoảng hơn 100 người bệnh COPD đang điều trị ngoại trú Chọn thuận tiện được 78 NB COPD đang điều trị ngoại trú, có sổ khám chữa bệnh ngoại trú và tái khám định kỳ tại phòng khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu gồm 3 phần:

- Phần I: Công cụ thu thập thông tin chung của NB gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở, trình độ học vấn, thời gian được chẩn đoán COPD.

- Phần II: Bộ công cụ thu thập sự tự tin trong tự chăm sóc ở NB COPD (COPD Self-Efficacy Scale - CSES) của tác giả Wigal và công sự Dựa theo phân nhóm của tác giả , bộ công cụ CSES có 34 câu hỏi chia thành 5 nhóm yếu tố: (i) ảnh hưởng tiêu cực (12 câu), (ii) kích thích cảm xúc mãnh liệt (8 câu),

(iii) gắng sức về thể chất (5 câu), (iv) thời tiết / môi trường (6 câu) và (v) các yếu tố rủi ro hành vi (3 câu) Người bệnh sẽ trả lời bằng cách lựa chọn mức độ tự tin theo thang điểm Likert 5: (1) Hoàn toàn không tự tin; (2) Không hẳn tự tin; (3) Hơi tự tin; (4) Tự tin) và (5) Rất tự tin [30].

Trước tiên, bộ câu hỏi CSES trong nghiên cứu đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Thứ hai, một nhóm nhân viên y tế đã so sánh các phiên bản dịch và bản gốc cho sự tương đương về khái niệm Nhóm bao gồm nghiên cứu viên, một điều dưỡng và một bác sĩ tại khoa nội hô hấp, một kỹ thuật viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Sau đó bộ công cụ đã được khảo sát trên 30

NB COPD có đặc điểm giống đối tượng tham gia nghiên cứu Cronbach’s alpha của bộ công cụ là 0,81 .

Tổng điểm của thang đo mức độ tự tin là 170 điểm, điểm càng cao thì mức độ tự tin càng cao Thang đo Likert 5 để khảo sát với giá trị khoảng cách là 0,8, ý nghĩa của giá trị trung bình trong thang đo Likert 5 đo khoảng được tính như sau:

Bảng 2.1 Xếp loại sự tự tin của người bệnh

Khoảng Likert Mô tả Xếp loại sự tự tin

1,0 - 1,80 Hoàn toàn không tự tin

Chưa tự tin 1,81 - 2,60 Không hẳn tự tin

Trong nghiên cứu này, NB xếp loại tự tin với số điểm tự tin trung bình từ 2,61 trở lên và nhóm chưa tự tin với số điểm từ 2,60 trở xuống.

- Phần III: Bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của NB COPD (COPD assessment test - CAT) gồm 8 câu hỏi về tác động của bệnh COPD đến NB Thang CAT tiếp tuc được GOLD 2021 sử dụng để đánh giá NB COPD

[14] Thang điểm CAT là tổng điểm chung của các lĩnh vực nghiên cứu, trên thang điểm từ 0 đến 40, điểm càng cao phản ánh tình trạng sức khoẻ càng kém.

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tám câu hỏi để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen suyễn, bao gồm: ho, khạc đờm, nặng ngực, khó thở, hạn chế hoạt động, sự tự tin khi tham gia các hoạt động gia đình và cộng đồng, giấc ngủ và sức khỏe tổng quát Điểm cho mỗi câu hỏi được cộng lại để tính điểm trung bình tổng thể Điểm trung bình tổng thể càng thấp thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng tốt, được chia thành 4 mức độ theo tiêu chuẩn [6].

+ Chất lượng cuộc sống tốt:

CAT < 10 điểm: Ảnh hưởng nhẹ: COPD gây vài vấn đề và ngăn NB làm 1-2 việc họ muốn làm Chất lượng cuộc sống cao.

+ Chất lượng cuộc sống trung bình:

10 ≤ CAT ≤ 20 điểm: Ảnh hưởng vừa: COPD là một trong các vấn đề quan trọng nhất NB có Chất lượng cuộc sống trung bình.

+ Chất lượng cuộc sống thấp:

21 ≤ CAT ≤ 30 điểm: Ảnh hưởng nặng (Chất lượng cuộc sống thấp): COPD ngăn NB làm hầu hết các việc họ muốn Ví dụ như: Khó thở khi đi lại xung quanh nhà, khi thay quần áo, khó thở cả khi nói Mệt, mất ngủ về đêm vì ho, nặng ngực Sợ tập thể dục và mọi việc dường như là quá sức Sợ hãi, bất lực không thể kiểm soát được bệnh.

31 ≤ CAT ≤ 40 điểm: Ảnh hưởng rất nặng: COPD ngăn NB làm tất cả mọi việc mà họ muốn Chất lượng cuộc sống rất thấp [6].

Công cụ can thiệp

Can thiệp điều dưỡng trong nghiên cứu sử dụng phương pháp truyền thông - giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân (NB) Các nghiên cứu viên thực hiện can thiệp trực tiếp bằng cách tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho từng NB ngoại trú ngay tại phòng khám bệnh ngoại trú của bệnh viện.

Mô tả về nội dung và các bước trong can thiệp:

Corbin đã tóm tắt sự tự tin vào năng lực bản thân thành ba loại như sau:

(1) Quản lý bệnh: NB khả năng đối phó với bệnh tật, bao gồm uống thuốc, ăn kiêng, tập thể dục và tự theo dõi các triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ;

(2) Quản lý vai trò: khả năng của NB để duy trì vai trò của mình trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm việc nhà, công việc bảo trì và các hoạt động xã hội trong khả năng của mình;

(3) Quản lý cảm xúc: khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của NB (bao gồm lo lắng, trầm cảm, bi quan và hoảng sợ) [11].

Trong những năm gần đây, năng lực bản thân được hiểu là các hành vi có lợi cho cả bác sĩ và NB, bao gồm giáo dục y tế cho nhân viên y tế và hành vi sức khỏe tích cực của NB Năng lực bản thân đã được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc NB mắc bệnh mãn tính.

Hình thức: Nhóm nghiên cứu đã thực hiện giáo dục sức khỏe bằng phương pháp trực tiếp cho NB - Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe các kiến thức cơ bản về quản lý và điều trị COPD giai đoạn ổn định: Biện pháp điều trị chung; Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ; Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào; Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp; Phục hồi chức năng hô hấp; Theo nội dung tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bản cập nhật năm 2018)” do bộ Y tế ban hành (Phụ lục 2) [1].

Hình 2.1 Nhóm nghiên cứu thực hiện giáo dục sức khỏe

Trước khi tiến hành thu thập số liệu nhóm nghiên cứu đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các điều dưỡng viên tại phòng khám bệnh mạn tính - khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh về nội dung giáo dục sức khỏe cho NB COPD (nội dung tại phụ lục 2) Từ đó điều dưỡng viên có thể thu thập thông tin và giáo dục sức khỏe cho NB Hằng ngày, nhóm nghiên cứu đã phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thu thập số liệu và giáo dục sức khỏe để đảm bảo quá trình chính xác, thuận lợi.

Các bước tiến hành thu thập thông tin như sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Những đối tượng trên sẽ được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi khi nghiên cứu Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu.

Khi người bệnh tái khám tại phòng khám bệnh mạn tính - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, điều dưỡng sẽ thực hiện phỏng vấn người bệnh và ghi lại thông tin vào phiếu khảo sát (Phụ lục 1).

Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe cho NB ngay sau khi phỏng vấn, giáo dục sức khỏe trực tiếp và phát tài liệu cho NB mang về nghiên cứu (phụ lục 2).

Bước 5: Đánh giá lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống của NB COPD sau giáo dục sức khỏe ở lần tái khám tiếp theo của NB (lần 1: 4 tuần sau khi giáo dục sức khỏe, lần 2: 12 tuần sau khi giáo dục sức khỏe).

Nhóm nghiên cứu đã lấy thông tin về địa chỉ cụ thể và số điện thoại liên lạc của NB và bảo mật thông tin cá nhân này Trước 2 ngày NB tái khám nhóm nghiên cứu đã gọi điện, nhắn tin để nhắc NB đến khám đúng hẹn (hoặc xác định cuộc hẹn xung quanh ngày hẹn tái khám).

Tất cả 78 đối tượng nghiên cứu đều tham gia đủ trong các lần thu thập số liệu, không ai bỏ cuộc (trọn vẹn trong 12 tuần).

2.7 Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, nhập liệu bằng Epidata và phân tích dựa trên phần mềm SPSS 20.0 Thống kê mô tả: các biến liên tục được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị nếu có phân phối không chuẩn Các biến không liên tục được mô tả theo tỷ lệ phần trăm.

Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Đề cương được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học chấp thuận về khía cạnh đạo đức và khoa học đối với đề tài số 942/GCN- HĐĐĐ ngày 21 tháng 4 năm 2023

- Người nghiên cứu xin phép được phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn.

-Việc phỏng vấn chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu Sự tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện.

- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

- Kết quả của nghiên cứu được sử dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng cuộc sống của NB COPD.

- Người tham gia vào nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

Các sai số và cách khắc phục sai số

- Sai số nhớ lại: thường không nhớ chính xác chỉ mang tính ước lượng.

- Sai số nhập thông tin, số liệu: để khắc phục thì thông tin số liệu đều phải được kiểm tra trước và sau khi nhập vào máy.

Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả trên 78 người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh thu được kết quả thu được như sau:

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi (nx)

Nhóm Tần số Tỷ lệ

Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ tuổi (%) (%)

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi (≥ 60 tuổi) chiếm đa số với tỷ lệ 56,4% Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu dưới 60 tuổi là 43,6%.

Tỷ lệ giới tính người bệnh nam trong nghiên cứu nhiều gấp hơn 4 lần người bệnh nữ với tỷ lệ nam:nữ tương ứng là 1:4,33.

Nhóm những người bệnh từ 60 tuổi trở lên, tỷ lệ người bệnh nam gấp 4 lần người bệnh nữ.

Hình 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Theo kết quả nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 37/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 47,44%) Đối tượng thuộc nhóm dân tộc Dao chiếm tỷ lệ thấp nhất với 12/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 15,38%).

Hình 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống

Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn đối tượng nghiên cứu sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn là 62,82% (49/78 người bệnh) Chỉ có 29/78 người bệnh sống ở thành phố (chiếm tỷ lệ 37,18%).

Hình 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

Theo kết quả nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu có trình độ THPT (cấp 3) cao nhất là 23/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 29,49%) Đối tượng có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 17/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 21,79%) Đối tượng có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 3,85%).

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu không biết chữ là 6/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 7,69%) Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ Tiểu học là 11/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 14,1%) Và tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ Đại học là4/78 người bệnh (chiếm tỷ lệ 5,13%).

3.1.2 Thời gian được chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bảng 3.2 Thời gian được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thời gian Tần số Tỷ lệ (%))

Kết quả nghiên cứu cho thấy đại đa số đối tượng tham gia nghiên cứu (66,67%) được chẩn đoán và điều trị COPD trong vòng 10 năm trở lại đây, trong khi chỉ có một phần ba (33,33%) được chẩn đoán và điều trị trên 10 năm Phạm vi tuổi chẩn đoán và điều trị COPD trong nghiên cứu dao động từ 1 đến 30 năm, với giá trị trung bình là 8,14 năm và độ lệch chuẩn là 6,74 năm.

10 năm Trung bình cá đối tượng nghiên cứu đã được chẩn đoán và điều trị COPD trong 8,14 ± 6,74 năm, ít nhất là 1 năm và nhiều nhất 30 năm.

Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp giáo dục sức khỏe

3.2.1 Thực trạng sự tự tin của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Thực trạng tự tin của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm

Nhóm Yếu tố ảnh Yếu tố Yếu tố gắng Yếu tố thời Yếu tố các yếu tố hưởng tiêu kích thích sức về thể tiết / môi yếu tố rủi cực cảm xúc chất trường ro hành vi mãnh liệt

Sự Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ tự tin số (%) số (%) số (%) số (%) số (%)

Theo kết quả nghiên cứu, tại thời điểm trước can thiệp giáo dục sức khỏe, nhóm các yếu tố rủi ro hành vi là nhóm có điểm trung bình tự tin cao nhất với 2,13 ± 1,07 điểm, trong đó có 58,97% đối tượng nghiên cứu trả lời rằng tự tin, chỉ có 5,13% đối tượng nghiên cứu hòan toàn không tự tin và 35,90% đối tượng nghiên cứu không hẳn tự tin với nhóm yếu tố này.

Nhóm yếu tố gắng sức về thể chất có điểm trung bình tự tin thấp nhất với 0,86 ± 0,8 điểm Đa số đối tượng nghiên cứu không hẳn tự tin với nhóm yếu tố này (chiếm 51,28%) và 37,18% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn không tự tin Chỉ có 11,54% dối tượng nghiên cứu tự tin với nhóm yếu tố iii.

Nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực có 3,85% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn không tự tin, 83,33% không hẳn tự tin và chỉ có 12,82% đối tượng nghiên cứ cảm thấy tự tin Điểm trung bình nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực là 1,22 ± 0,71 điểm.

Nhóm yếu tố kích thích cảm xúc mãnh liệt có 25,64% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn không tự tin, 51,28% không hẳn tự tin và chỉ có 23,08% đối tượng nghiên cứ cảm thấy tự tin Điểm trung bình nhóm này là 1,21±1,07 điểm.

Nhóm yếu tố thời tiết / môi trường có 20,51% đối tượng nghiên cứu hoàn toàn không tự tin, 62,82% không hẳn tự tin và chỉ có 16,76% đối tượng nghiên cứ cảm thấy tự tin Điểm trung bình nhóm yếu tố này là 1,13 ± 0,93 điểm.

Hình 3.4 Phân loại sự tự tin của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh xếp loại tự tin chiếm tỷ lệ nhỏ với 8,97% Còn lại 91,03% người bệnh chưa tự tin, trong đó 6,41% người bệnh hoàn toàn không tự tin, và 84,62% người bệnh không hẳn tự tin.

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định ANOVA về sự tự tin từng nhóm yếu tố theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (nx)

Nhóm yếu tố ảnh hưởng Nhóm yếu tố thời tiết / Đặc điểm tiêu cực môi trường Điểm trung bình P Điểm trung bình P Nhóm < 60 tuổi 2,32 ± 0,32

Theo kết quả, trong số những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt về điểm trung bình sự tự tin nhóm yếu tố thời tiết / môi trường giữa các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Còn chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sự tự tin nhóm yếu tố i giữa những người bệnh có thời gian mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (p 10 năm Thời gian mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình là 8,14 ± 6,74 năm, ít nhất là 1 năm và nhiều nhất 30 năm.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Minmin Wu cùng cộng sự tại Trung Quốc với thời gian mắc bệnh của các đối tượng nghiên cứu là 8,7 ± 11,3 năm [23] Thời gian được chẩn đoán và điều trị bệnh của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Seema Aziyakath Shavro với thời gian mắc bệnh trung bình là6,07 ± 6.06 năm [28].

Như vậy các công trình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong nước và quốc tế có khác nhau về địa điểm nghiên cứu, trình độ học vấn, văn hóa-xã hội… tuy nhiên hầu như những đối tượng trong các nghiên cứu đều từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ tham gia nghiên cứu nữ thường thấp hơn nam.

Thực trạng sự tự tin và chất lượng cuộc sống trước can thiệp giáo dục sức khỏe

4.2.1 Thực trạng sự tự tin của đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả bảng 3.2, tại thời điểm trước can thiệp giáo dục sức khỏe, các yếu tố rủi ro hành vi là nhóm có điểm trung bình tự tin cao nhất với 2,13 ± 1,07 điểm, trong đó hơn một nửa (58,97%) đối tượng nghiên cứu trả lời rằng tự tin. Còn lại 41,03% đối tượng nghiên cứu chưa tự tin trong các trường hợp rủi ro Với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của chúng tôi, khi họ gắng sức về thể chất, họ thấy khó thở, thiếu không khí và rất mệt mỏi Đó là lý do chính giải thích cho kết quả điểm trung bình tự tin trong nhóm yếu tố gắng sức về thể chất trong nghiên cứu của chúng tôi thấp nhất trong 5 nhóm yếu tố của thang điểm CSES Có đến 88,46% đối tượng chưa tự tin (không hẳn tự tin và hoàn toàn không tự tin) trong các tình huống phải gắng sức về thể chất Họ chưa biết cách làm sao để duy trì được hơi thở khi làm các hoạt động gắng sức như chơi thể thao, khi bước đi nhanh chóng hoặc vội vàng, khi mang vác vật nặng Họ chưa trang bị kiến thức, kỹ năng để thở sao cho đúng Và trong nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe của chúng tôi sẽ hướng dẫn các đối tượng nghiên cứu về kỹ năng này.

Có 12 trường hợp ảnh hưởng tiêu cực và điểm trung bình sự tự tin của các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 1,22 ± 0,71 điểm Điểm trung bình sự tự tin của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi gặp phải các kích thích cảm xúc mãnh liệt là1,21±1,07 điểm Trong đó 76,92% đối tượng nghiên cứu không hẳn tự tin hoặc hoàn toàn không tự tin Khi có những bất lợi về thời tiêt/ môi trường như: thời tiết quá ẩm ướt (trời nồm) hoặc khi xung quanh toàn là khói thuốc,

… có đến 76,92% dối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tự tin với điểm trung bình là 1,13 ± 0,93 điểm Trong những trường hợp bất lợi, kích thích hoặc thay đổi đột ngột của thời tiết/môi trường, của hoàn cảnh hay của của cảm xúc, người bệnh chưa biết cách điều tiết từ cách duy trì hơi thở hiệu quả đến quản lý cảm xúc Vì vậy họ thấy thiếu tự tin Theo Qi-Feng Yi cùng cộng sự, ngoài cải thiện nền tảng kiến thức, kỹ năng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tăng cường sự tự tin của họ còn cần sử dụng sự khuyến khích, động viên tinh thần từ ngườ bên cạnh; cần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và thiết lập cho họ thái độ lạc quan Tuy nhiên, trong nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe trong nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đề cập đến trang bị kỹ năng tập thở, ho hiệu quả, mới chỉ tập trung chăm sóc các triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [34] Vì vậy, để nghiên cứu và can thiệp giáo dục sức khỏe toàn diện hơn chúng tôi khuyến nghị nên có những nghiên cứu về sự tự tin khi chăm sóc tâm lý cho cả người bệnh và người nhà người bệnh. Đánh giá chung về sự tự tin của các đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 (trước can thiệp giáo dục sức khỏe) nhóm nghiên cứu thấy có 91,03% đối tượng nghiên cứu chưa tự tin, trong đó 6,41% hoàn toàn không tự tin, và 84,62% không hẳn tự tin Theo kết quả kiểm định ANOVA, trong số những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt về điểm trung bình sự tự tin nhóm yếu tố thời tiết/ môi trường giữa các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Còn chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sự tự tin nhóm yếu tố tiêu cực giữa những người bệnh có thời gian mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (p

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bảng thang điểm CAT - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 1.1. Bảng thang điểm CAT (Trang 15)
Hình 1.2. Khung khái niệm lý thuyết về tự chăm sóc của Orem Nguồn: - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 1.2. Khung khái niệm lý thuyết về tự chăm sóc của Orem Nguồn: (Trang 35)
Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu (Trang 36)
Bảng 2.1. Xếp loại sự tự tin của người bệnh - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 2.1. Xếp loại sự tự tin của người bệnh (Trang 40)
Hình thức: Nhóm nghiên cứu đã thực hiện giáo dục sức khỏe bằng phương pháp trực tiếp cho NB - Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe các kiến thức cơ bản về quản lý và điều trị COPD giai đoạn ổn định: Biện pháp điều trị chung; Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ; Cai - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình th ức: Nhóm nghiên cứu đã thực hiện giáo dục sức khỏe bằng phương pháp trực tiếp cho NB - Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe các kiến thức cơ bản về quản lý và điều trị COPD giai đoạn ổn định: Biện pháp điều trị chung; Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ; Cai (Trang 42)
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi (n=78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi (n=78) (Trang 46)
Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (Trang 47)
Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống (Trang 47)
Hình 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (Trang 48)
Bảng 3.3. Thực trạng tự tin của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm (n = 78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.3. Thực trạng tự tin của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm (n = 78) (Trang 49)
Hình 3.4. Phân loại sự tự tin của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.4. Phân loại sự tự tin của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 (Trang 51)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định ANOVA về sự tự tin từng nhóm yếu tố theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định ANOVA về sự tự tin từng nhóm yếu tố theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=78) (Trang 51)
Hình 3.5. Phân loại ảnh hưởng của COPD đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 (n=78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.5. Phân loại ảnh hưởng của COPD đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 (n=78) (Trang 52)
Hình 3.6. Sự tự tin của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (n=78) Theo kết - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.6. Sự tự tin của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (n=78) Theo kết (Trang 53)
Bảng 3.5. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.5. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=78) (Trang 53)
Bảng 3.7. Thay đổi sự tự tin của đối tượng nghiên cứu khi có kích thích cảm xúc mãnh liệt (n = 78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.7. Thay đổi sự tự tin của đối tượng nghiên cứu khi có kích thích cảm xúc mãnh liệt (n = 78) (Trang 56)
Bảng 3.8. Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi gắng sức về thể chất (n = 78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.8. Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi gắng sức về thể chất (n = 78) (Trang 57)
Bảng 3.10. Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi có hành vi rủi do (n = 78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Bảng 3.10. Thay đổi sự tự tin của người bệnh khi có hành vi rủi do (n = 78) (Trang 59)
Hình 3.7. So sánh xếp loại chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (n=78) - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
Hình 3.7. So sánh xếp loại chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (n=78) (Trang 60)
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA THANG ĐO SỰ TỰ TIN CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN - sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2023
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA THANG ĐO SỰ TỰ TIN CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w