1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở lý luận báo chí đề tài đạo đức báo chí ở việt nam trong tình hình dịch bệnh hiện nay

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY Phần I: Tóm tắt bài viết:Đề tài “Đạo đức báo chí ở Việt Nam trong tình hình dịch bệnh hiện nay” sẽ không chỉ đơn thuần là ng

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ

- -

CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ

Đề tài: Đạo đức báo chí ở Việt Nam trong tình hình dịch bệnh hiện nay

Giảng viên : Nguyễn Văn Dững Sinh viên : Trần Đức Anh Mã sinh viên: 2056050042

Lớp : Quay phim truyền hình k41

Hà Nội – 2022 0

Trang 2

2 Hội Nhà báo Việt Nam, 2016: 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam

3 Nguyễn Văn Dững, 2012: Cơ sở lý luận báo chí, Nhà Xuất bản Lao động 4 E.P.Prôkhôrốp, 2004: Cơ sở lý luận báo chí

5 Phạm Thành Hưng, 2007: Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, NXB Đại học Quốc gia

6 Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang: Cơ sở lý luận báo chí –

truyền thông

Trang 3

ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY

Phần I: Tóm tắt bài viết:

Đề tài “Đạo đức báo chí ở Việt Nam trong tình hình dịch bệnh hiện nay” sẽ không chỉ đơn thuần là nghiên cứu đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung mà đạo đức ấy còn được đặt trong một bối cảnh cụ thể Đó là trước tình hình dịch bệnh COVID – 19 đang diễn ra hết sức phức tạp và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cộng đồng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Bối cảnh này đã tạo điều kiện cho những mặt tích cực trong báo chí được phát huy, đồng thời cũng phơi bày một số hạn chế, vi phạm còn tồn tại, ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo

Đề tài nghiên cứu sẽ đi từ cơ sở lý luận thực tiễn đến vạch trần những- vi phạm đạo đức báo chí, cụ thể là trong thời điểm dịch bệnh ở Việt Nam Từ đó truy tìm căn nguyên sự sa sút trong đạo đức người làm báo và không ngừng tìm kiếm, bổ sung những giải pháp nhằm nâng cao trình độ đạo đức nghề nghiệp

Từ khóa trong bài: Đạo đức nghề nghiệp, nhà báo, dịch bệnh, tích cực, tiêu

cực

Phần II: Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài):

Vị trí và vai trò của báo chí ngày càng được nâng cao, trở thành một bộ phận quan trọng gắn với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của con người Trong đó, đạo đức nghề nghiệp là sự sống còn đối với báo chí – một vấn đề nóng được dư luận xã hội quan tâm, nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, nhu cầu về thông tin phát triển hơn bao giờ hết

Trang 4

Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn ra mạnh mẽ, phức tạp, báo chí trở thành một công cụ đắc lực phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác của người dân Tuy nhiên vẫn có những tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm hỗn loạn này để thực hiện hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Nếu “lửa thử vàng, gian nan thử sức” thì tình hình dịch bệnh hiện nay đang đặt ra những thử thách đối với “đạo đức người làm báo”

Chính vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đạo đức báo chí ở Việt Nam trong tình hình dịch bệnh hiện nay” nhằm phản ánh thực trạng (tích cực/ tiêu cực) đạo đức báo chí trong một thời điểm cụ thể, để từ đó phát hiện nguyên nhân, nâng cao trình độ của nhà báo

Phần III: Giải quyết vấn đề:

1 Khái niệm và cơ sở lý luận 1.1 Một số khái niệm liên quan:

- Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội như thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái

phải làm và cái không được làm, cái nên làm và cái không nên làm,… Tuy

nhiên tất cả chỉ mang tính tương đối bởi tùy từng trường hợp mà đạo đức được đánh giá theo tiêu chí, mức độ khác nhau

Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ, hành vi cụ thể của dư luận xã hội Về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “toà án lương tâm” có khả năng tự phê phán, suy xét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân Về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự nguyện của mỗi người

- Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể, nằm trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu, quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh

Trang 5

hành vi của các thành viên làm nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội

- Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo:

Trong “Cơ sở lý luận báo chí”, E.P Prokhorop khẳng định: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp Đó là những nguyên tắc, những quy định hoặc quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo

Tác giả Phạm Thành Hưng, trong "Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông” lại chỉ ra rằng đạo đức báo chí là khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo

Trong “Cơ sở lý luận báo chí – truyền thông” (Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang) có viết: “ Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc”

Suy cho cùng, đạo đức nhà báo là việc ứng xử dựa trên cơ sở đạo đức chung của xã hội, là lương tâm, trách nhiệm xã hội, thể hiện “tâm vững, lòng trong, bút sắc” của người làm báo để phân biệt tốt – xấu, thiện – ác,… Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi với một số tên khác như: đạo đức báo chí, đạo đức nghề báo, đạo đức nhà báo, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo,…

1.2 Cơ sở lý luận:

Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được quy định trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam Tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”

Trang 6

Chiều ngày 16/12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều

quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”, bắt đầu có hiệu

lực từ ngày 01/01/2017 Đây là 10 điều mang tính khái quát, cơ bản nhất làm nền tảng cho đạo đức của những người làm báo

- Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

- Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác

- Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi, bảo vệ công lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc

- Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

- Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác

- Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật

- Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

- Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại

- Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Trang 7

- Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo

Những quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo mà còn tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp, khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam Trên đây là những cơ sở lý luận có chuẩn mực cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp

2 Thực trạng

Từ khái niệm và cơ sở lý luận trên càng khắng định tầm quan trọng trong vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Đặc biệt thời kì dịch bệnh bùng nổ mạnh mẽ đã đặt ra nhiều thách thức với người làm báo bởi mọi vấn đề luôn có tính hai mặt Đạo đức báo chí đã bộc lộ những xu hướng tích cực, phát huy những điểm mạnh vốn có, song vẫn xuất hiện những trường hợp, biểu hiện tiêu cực với hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp

2.1 Những xu hướng tích cực:

- Đông đảo những người làm báo có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định với con đường CNXH, một lòng theo Đảng, trung thành với lợi ích Tổ quốc, nhân dân nên muốn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và cho công tác thông tin, tuyên truyền, phòng/chống dịch bệnh nói riêng

- Thời điểm dịch bệnh nhiễu loạn về thông tin đòi hỏi những nhà báo mang trong mình đạo đức nghề nghiệp phải viết, đăng tải những thông tin có tính chính xác cao, đúng bản chất, đúng người, đúng việc Đây là những ngày vô cùng áp lực với người làm báo bởi các hoạt động khác có thể tạm dừng nhưng hoạt động báo chí vẫn phải diễn ra để bắt kịp với dòng tin tức, với thời

Trang 8

cuộc Thậm chí, các nhà báo đã đi vào điểm nóng, vùng dịch và khu cách ly để có thể phản ánh thực tế tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin (diễn biến, số liệu, kết quả về dịch bệnh,…) đến công chúng một cách thường xuyên, liên tục, đầy đủ, chân thực, nhanh chóng và chính xác mà không màng đến rủi ro, nguy hiểm trước mắt có thể gặp phải

- Không chỉ là thông tin mà còn có những bài viết phân tích tính đúng/sai, giải quyết vấn đề để người dân nắm được tình hình, nhất là những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh Điều này đóng vai trò quan trọng góp phần định hướng dư luận, phản ánh thực tiễn, phê phán sai sót, bất cập trong xã hội thời kì Covid

- Nhà báo dùng ngòi bút để tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao tinh thần phòng/chống dịch bệnh, chủ động khai báo y tế và cách ly khi có dấu hiệu hoặc đi từ vùng dịch về; tăng cường thông điệp về sức khỏe cùng kỹ năng vệ sinh an toàn để ứng phó và bảo vệ bản thân trước dịch bệnh

- Trong tình hình đại dịch, bên cạnh những tin tức căng thẳng, người làm báo còn xây dựng “niềm tin” cho dư luận ở những bài viết về tinh thần chiến đấu với dịch bệnh của các y bác sĩ tuyến đầu, của những bạn tình nguyện viên đi vào vùng dịch, của chính người bệnh và của người dân cả nước Tuyên dương những tổ chức, cá nhân là tấm gương “người tốt việc tốt” tham gia chống dịch với tinh thần, trách nhiệm cao để góp phần khích lệ, động viên người dân Tuy dịch bệnh nhưng lại làm sáng lên tinh thần, ý chí của dân tộc Việt Nam

- Trận tuyến của những người cầm bút – nhà báo giữ vững đạo đức nghề nghiệp Họ tích cực phát hiện, tố giác các hành vi tiêu cực, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tăng giá bán các mặt hàng y tế Từ đó hỗ trợ các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý các cá nhân, nhóm người tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông (mạng) xã hội

Trang 9

2.2 Một số biểu hiện tiêu cực:

- Nhà báo đưa tin thiếu trung thực, xa rời chuẩn mực: Một số nhà báo hoặc cơ quan báo chí viết tin sai sự thật hoặc chỉ có một nửa là thật, thậm chí bịa đặt nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội Đó là tin tức sai lệch về diễn biến dịch bệnh, về số người tử vong, về vị trí người nghi nhiễm đã xuất hiện, khiến người dân lo sợ, hoang mang, bức xúc Còn hiện tượng viết bài giật gân kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”, không quan tâm đến chất lượng

nội dung mà chỉ cố tạo hiệu ứng, thu hút sự quan tâm của dư luận

- Có những ngòi bút chạy theo thông tin tiêu cực: Nhiều trường hợp người làm báo khai thác thông tin về mê tín dị đoan, tâm linh, hủ tục lạc hậu không có cơ sở khoa học để áp dụng vào việc phòng/ chống, thậm chí chữa trị dịch bệnh Ngoài ra, nhà báo cố tình đưa các thông tin tiêu cực, thổi phồng về dịch bệnh khiến nhận thức người dân bị sai lệch, kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

- Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã và đang diễn ra: Sự thương mại hóa biểu hiện ở chỗ áp lực về lợi nhuận kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu công việc mà người viết dùng những thông tin trên mạng chưa qua kiểm chứng để câu khách Thật sự những tờ báo lá cải đang dần đánh mất vị trí của mình, rời xa mục đích, tôn chỉ hoạt động ban đầu Tuy nhiên, cũng có những người giả danh nhà báo để trục lợi, làm hình ảnh báo chí đi xuống trong mắt công chúng

- Những nhà báo thiếu trách nhiệm, tinh thần khi làm việc: Họ vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến uy tín tổ chức, uy tín đất nước, quên đi quyền lợi của người dân Cũng có trường hợp nhà báo vì an toàn bản thân mà không dám dấn thân, ngại khó, ngại khổ khi phải đi vào vùng dịch lấy tin Khi gặp những vấn đề bất bình như trốn cách ly, đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam,… thì không dám lên tiếng, phơi bày vì sợ liên lụy đến bản thân

Trang 10

3 Nguyên nhân sự sa sút đạo đức 3.1 Nguyên nhân khách quan:

- Sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế:

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực đến đạo đức của nhà báo Trong thời đại hội nhập kinh tế, đời sống vật chất ngày càng nâng cao thì điều kiện thu nhập có thể khiến đạo đức nghề nghiệp lung lay Họ sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn, vì lợi ích, tham vọng của bản thân để đưa tin sai, không nghĩ đến hậu quả để lại cho xã hội

Hơn nữa, dòng chảy thông tin nhanh chóng nhằm đắp ứng nhu cầu của công chúng đã khiến một số tổ chức, cơ quan, cá nhân nảy sinh cạnh tranh

- Sự thiếu hoàn thiện trong cơ chế:

Vai trò của người đứng đầu một số cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản báo chí chưa phát huy đúng mực, thiếu sát sao trong công tác kiểm tra, giám sát tác phẩm báo chí, buông lỏng quản lý, để xảy ra sai phạm hoặc thiếu kiên quyết trong việc xử lý sai phạm

Hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí còn nhiều kẽ hở nên việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả

- Tình hình dịch bệnh:

Bối cảnh này cũng làm xuất hiện ồ ạt những thông tin thật/giả, tốt/xấu lẫn lộn khiến người đọc không thể chọn lọc tin tức một cách thông minh, dễ bị che mắt bởi những thứ sai lệch, mê tín Đây là cái cớ, là cơ hội để sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp được bộc lộ

3.2 Nguyên nhân chủ quan:

- Cốt lõi nhất nằm ở bản thân người làm báo Một số nhà báo thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thiếu bản lĩnh chính trị và văn hóa, khả năng nghiệp vụ còn kém, kiến thức chung về báo chí cũng hạn chế nên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và chức năng của báo chí với xã hội

- Một số nhà báo chỉ coi việc viết báo là phương tiện kiếm sống, làm giàu mà bỏ qua lợi ích của nhân dân, quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w