Khái niệm.- Tác phẩm âm nhạc quy định tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ: là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: VỤ KIỆN CA SĨ NOO PHƯỚC THỊNH VÀ MV “CHẠM KHẼ TIM ANH MỘT CHÚT THÔI” VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NHẠC SĨ
ZACK HEMSEY ( ĐẠI DIỆN LÀ CÔNG TY EPIC ELITE)
Họ tên: Đàm Quang Đạt
Mã sinh viên: 22028026 Ngày sinh: 21/09/2004 Lớp khóa học: QH-2022-I/CQ-C-A-CLC2 Lớp học phần: INT3514 21
Giảng viên: TS Nguyễn Thành Luân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU _3
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT. _4
1 Luật Sở hữu trí tuệ - Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam. _4 1.1 Khái niệm. _4 1.2 Điểm nổi bật của Luật SHTT về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam. 4
2 Những công ước, điều luật quốc tế về Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà Việt Nam tham gia. _5 2.1 Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. _5 2.2 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT. 5 2.3 Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) về bảo hộ quyền tác giả. _5
II THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM. 6
1 Vi phạm quyền sao chép tác phẩm. 6
2 Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh. _7
3 Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng. _7
II Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi “. 8
1 Tóm tắt. 8
2 Diễn biến và hành động của các bên. _9
3 Kết quả của vụ kiện. _10
III ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN VỀ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM. _13
1 Thực trạng xâm phạm. _13
2 Thực trạng về các biện pháp xử lý. 14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO _16
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung cũng như quyền tác giả (QTG) nói riêng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp Quyền tác giả sẽ góp phần hạn chế những động thái thiếu lành mạnh như sao chép, xâm phạm bản quyền…giúp sân chơi của mọi người trở nên công bằng hơn Quyền tác giả sẽ giúp cho mỗi cá nhân cũng như các quốc gia phát huy sức mạnh sáng tạo và những giá trị văn hóa truyền thống của riêng mình
Trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả ngày càng được quan tâm và thực hiện, bởi chúng ta “hòa nhập” chứ không phải “hòa tan” nên giá trị riêng biệt được đề cao
và tôn trọng Điều đó được thể hiện rõ ràng khi hệ thống pháp luật về SHTT nói chung và về QTG nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh từ luật đến nghị định, thông tư,…
Tuy nhiên ở Viêt Nam, việc triển khai và thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền tác giả cũng như những bất cập của nó trong công tác thực hiện hiện tại, em xin được phép đưa ra nghiên cứu
của mình về : Vụ kiện cạ sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh
một chút thôi” vi phạm bản quyền cảu nhạc sĩ Zack Hemsey (Đại diện là công ty Epic Elite) Nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn và đưa ra những
quyết định đúng đắn về “đứa con tinh thần” của mình, tránh gặp những vấn đề vi phạm quyền tác giả
Trong quá trình làm việc, do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để bài làm hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4I CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1 Luật Sở hữu trí tuệ - Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam 1.1 Khái niệm.
- Tác phẩm âm nhạc quy định tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ: là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn
- Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay thường gọi là bản quyền, bản quyền tác giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác
1.2 Điểm nổi bật của Luật SHTT về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
ở Việt Nam.
Luật SHTT năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật SHTT năm
2009 về quyền tác giả và quyền liên quan quy định về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở nước ta: suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết
- Luật SHTT về quyền tác giả của nước ta có quy định cụ thể và giới hạn về các đối tượng hơn so với công ước Bern và các hiệp định quốc tế khác Cụ thể, tác phẩm âm nhạc là một trong những đối tượng đó
- Trong quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, Luật SHTT Việt Nam bao gồm:
(1) Quyền tài sản – chủ sở hữu tác phẩm âm
(2) Quyền nhân thân – tác giả của tác phẩm âm nhạc
Đối với quyền nhân thân, được chia ra: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản
⇒ Hai quyền này độc lập với nhau trong quyền tác giả.
- Quy định những hạn chế và ngoại lệ trong quyền tác giả đối với tác phẩm:
+ Sử dụng tác phẩm âm nhạc đã công bố không cần xin phép và trả tiền
thù lao: chương trình văn nghệ tại nhà, trường, văn phòng, không nhằm mục đích thương mại, không gây phương hại đến quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
+ Sử dụng tác phẩm âm nhạc không cần xin phép nhưng phải trả tiền thù lao: Tổ chức phát sóng sử dụng đoạn, bài nhạc đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
Trang 52 Những công ước, điều luật quốc tế về Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà Việt Nam tham gia.
2.1 Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Được kí kết năm 1886 và được sửa đổi một số lần, thường là sau 20 năm một lần Phiên bản mới nhất được thông qua ở Paris năm 1971
- Công ước gồm 38 điều và phần phụ lục Công ước dựa trên những nguyên tắc quốc tế như nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nghĩa là tác phẩm sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác giống như các nước đó bảo hộ các tác phẩm của công dân nước mình
- Công ước đưa ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu vô cùng quan trọng mà luật quốc gia phải tuân thủ, tất nhiên là luật quốc gia có thể quy định nhiều hơn - và đặt ra nhiều nguyên tắc khác
2.2 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT.
- Là Hiệp định do tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quản lý đối với các nước thành viên trong đó có Việt Nam
- TRIPS có dẫn chiếu đến các quy định nội dung của công ước Berne, buộc các nước thành viên phải tuân thủ công ước Bern từ điều 1 đến 21 và phụ lục
- TRIPS quy định: quyền tác giả chỉ bảo hộ sự thể hiện mang tính nguyên gốc, không bảo vệ ý tưởng, quy trình, phương thức hoạt động hay các khái niệm Quyền tác giả không bảo hộ bất cứ thông tin hay ý tưởng nào trong một tác phẩm, mà chỉ bảo hộ cách thức sáng tạo theo đó thông tin hoặc ý tưởng này được sáng tạo
- TRIPS không có quy chế nào cho các nước đang phát triển và kém phát triển
- TRIPS áp dụng một số nguyên tắc:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
+ Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
+ Nguyên tắc minh bạch: yêu cầu các nước thành viên công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
- Quyền nhân thân không bao gồm trong Hiệp định TRIPS vì không được xem là liên quan đến thương mại
2.3 Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) về bảo hộ quyền tác giả.
- Được kí kết năm 1996
- Hiệp ước này là một thoả thuận đặc biệt theo nghĩa của Điều 20 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đối với các bên ký kết là những bên ký kết Liên hiệp do Công ước thành lập
Trang 6- Hiệp ước này đáp ứng nhu cầu bảo hộ các tác phẩm được truyền đi bởi các phương tiện kỹ thuật số, trong đó có truyền qua Internet
II THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM.
Hiện trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam diễn ra tương đối rộng rãi Không thể phủ nhận rằng nghệ thuật cần có sự sáng tạo, nhưng một số nghệ
sỹ đã mượn ý tưởng hoặc sao chép tác phầm của người khác làm tác phẩm của riêng mình Vấn nạn nghệ sỹ vi phạm bản quyền tác giả đã không còn xa lạ đối với mọi người Ở Việt Nam, các trường hợp vi phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đã được phát hiện khá trong những năm gần đây Một số hiện vấn đề về vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như:
1 Vi phạm quyền sao chép tác phẩm.
Những năm gần đây đang rộ lên về vấn đề đạo nhạc Vậy thế nào là đạo nhạc? Thực tế thì hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một tài liệu nào định nghĩa
rõ “đạo nhạc”, một phần cũng bởi những vấn đề liên quan đến sáng tạo nghệ thuật khá trừu tượng Ranh giới giữa việc sáng tạo và vay mượn cũng rất mong manh Trên Wikipedia viết: “ Đạo nhạc là việc sử dụng hay bắt chước nhạc của người khác trong khi lại tỏ ra như thể mình tự sáng tạo một tác phẩm nguyên bản”
Đạo nhạc ngày nay xảy ra trong hai trường hợp- đạo ý tưởng âm nhạc ( cụ thể là giai điệu hoặc mô típ) hoặc lấy mẫu ( lấy một phần của bản ghi âm để
sử dụng lại trong một ca khúc khác)”.Từ giải thích trong tài liệu của WIPO có thể thấy có hai yêu cầu cơ bản để xem một hành vi được coi là đạo nhạc như sau: – Thứ nhất: Sử dụng, sao chép (bắt chước) một phần hay toàn bộ tác phẩm của tác giả khác
– Thứ hai: Tỏ ra mình tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản
Về việc bắt chước toàn bộ hay một phần (điều kiện cần): Âm nhạc bao gồm tổng thể nhiều thứ tạo nên, trong đó cách hiểu thông thường nhất như trên thì việc lấy bất cứ nét giai điệu nào, hay có bất cứ mô tip nào giống, hay sử dụng bất
cứ mẫu nào của tác phẩm khác có thể bị coi là đạo nhạc
Về việc tỏ ra mình tự sáng tác nguyên bản (điều kiện đủ): Nghĩa là việc sao chép, bắt chước bất cứ phần nào của một tác phẩm sẽ không bị coi là đạo nhạc nếu như không tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản Tức là nếu anh có sử dụng để tái tạo ra tác phẩm của mình thì phải thể hiện rằng anh có
sử dụng của người ta, tiếng Anh gọi là ghi credit (trong văn học gọi là “trích
Trang 7dẫn”) Và tất nhiên khi đã ghi trích dẫn, có nghĩa là anh phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc
2 Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở nội dung đã có của một hoặc nhiều tác phẩm trước đó bằng cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày trong tác phẩm Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh
3 Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng.
Chủ sở hữu có độc quyền thực hiện việc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng Quyền biểu diễn trước công chúng có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bất kì phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được.Việc một nghệ sỹ truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà chưa hỏi ý kiến của bên chủ sở hữu sẽ không được bảo
hộ theo luật sở hữu trí tuệ Các live show âm nhạc sử dụng bài hát đã đăng kí bản quyền mà không xin phép tác giả chính là một trường hợp vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng phổ biến nhất Tính đến tháng 7/2019, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết: nếu chỉ tính riêng các chương trình với quy mô lớn mà đơn vị này phát hiện được, số lượng chương trình biểu diễn có xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả lên tới hàng trăm Trong đó, có những đơn vị tổ chức những show lớn, xong xoá tên và thành lập công ty mới
Hành vi xâm phạm quyền tác giả là cố ý, mặc dù Trung tâm đã gửi cảnh báo, gửi đề nghị đến các đơn vị tổ chức biểu diễn Tuy nhiên hầu hết các đơn vị đều tìm cách né tránh thực hiện quy định về quyền tác giả, do đó đã dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tác giả bị xâm phạm và không được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc cho các tác giả sáng tác âm nhạc
Kết luận: Việt Nam đã là thành viên của Công ước Bern và đã có nhiều
văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả âm nhạc nói riêng Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc vẫn diễn ra khá phổ biến Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với khả năng kết nối, chia sẻ, lan tỏa nhanh, một mặt giúp việc tiếp cận các sản phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước thuận tiện hơn; nhưng một mặt cũng làm xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm ở những hình thức tinh vi, phức tạp hơn
Trang 8Không chỉ dừng ở việc mượn giai điệu, lời ca hoặc biểu diễn mà không xin phép, việc vi phạm bản quyền âm nhạc còn diễn ra với cả ý tưởng, bản hòa âm, phối khí mà phần lớn được lấy từ nước ngoài, nếu không là người am hiểu âm nhạc hẳn sẽ khó nhận ra Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ khi bị phát hiện vi phạm thường có chung câu trả lời vô tư "không hiểu luật" Song đặt trong bối cảnh hiện nay, sự
vô tư này có phần khó chấp nhận, bởi đã là người trong ngành, là dân chuyên nghiệp, không thể nói không hiểu về tác quyền âm nhạc Nhiều trường hợp, có thể dễ dàng nhận ra các ca sĩ, nghệ sĩ cố tình vi phạm chứ không phải không hiểu luật Lâu nay, người vi phạm cứ bị tố cáo thì nhận lỗi là xong, còn các tác giả Việt Nam lại thường ngại kiện tụng, va chạm làm to chuyện, cho nên dễ dàng cho qua Ðiều này đã vô tình tiếp tay cho sự dễ dãi, cẩu thả trong hoạt động nghệ thuật và thói quen "xài chùa" khó kiểm soát
II Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi “.
1 Tóm tắt.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh bị kiện vi phạm bản quyền của nhạc sĩ Zack Hemsey (đại diện là Công ty Epic Elite vì công ty đã mua độc quyền ca khúc "The way" của nhạc sĩ Zack Hemsey) tại TAND TP HCM Việc vi phạm bản quyền không hiếm thấy ở Việt Nam nhưng đây là một trong những vụ kiện ra tòa hiếm hoi
Tháng 10.2019, nhạc sĩ Zack Hemsey đã có đơn kiện gửi Toà án Nhân dân TPHCM khởi kiện ca sĩ Noo Phước Thịnh vì vi phạm bản quyền đối với ca khúc “The way” Phía Zack Hemsey cho hay, ông là chủ sở hữu tác phẩm/bản ghi âm có nguồn gốc và được công bố lần đầu tiên tại Mỹ, và có toàn quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm của mình
Trong phân cảnh từ khoảng phút 6:05 đến 7:30 của MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi", ca sĩ Noo Phước Thịnh đã cắt xén, sử dụng tác phẩm
"The Way" đang được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan của nhạc
sĩ Zack Hemsey để làm nhạc nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các diễn viên
Nhạc sĩ Zack Hemsey đã yêu cầu gỡ bỏ vĩnh viễn MV cùng các dữ liệu liên quan và đòi bồi thường cũng như xin lỗi công khai trên truyền thông đại chúng
Trang 9Phía bên ca sĩ Noo Phước Thịnh đã tìm cách giải quyết bằng việc giảng hòa trước
đó nhưng không thành
Trang 102 Diễn biến và hành động của các bên.
*Nhạc sĩ Zack Hemsey(đại diện là Công ty Epic Elite)
Tháng 10.2017, nhạc sĩ Zack Hemsey phát hiện ca sĩ Noo Phước Thịnh chia
sẻ trực tuyến MV có tên "Chạm kẽ tim anh một chút thôi" MV này nhanh chóng đạt mức 30 triệu view trên YouTube Và vẫn còn tiếp tục cũng như xuất hiện ở nhiều trang chia sẻ trực tuyến khác Ông là chủ sở hữu tác phẩm/bản ghi âm The Way có nguồn gốc và được công bố lần đầu tiên tại Mỹ, và có toàn quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm của mình
Trong đơn kiện lên tòa, ông có chỉ ra rằng: Trong phân cảnh từ khoảng phút 6:05 đến 7:30 của MV này, ca sĩ Noo Phước Thịnh đã cắt xén, sử dụng tác phẩm
"The Way" để làm nhạc nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các diễn viên Nhạc sĩ Zack Hemsey khẳng định rằng việc sử dụng tác phẩm này hoàn toàn không có sự cho phép của ông Phía Noo Phước Thịnh đã cấu thành hành vi xâm phạm bản quyền tác giả/quyền liên quan đang được bảo hộ của nhạc sĩ Zack Hemsey
Nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh chấm dứt ngay và xóa vĩnh viễn MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" có sử dụng tác phẩm/ bản ghi
âm "The Way" khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận; bồi thường thiệt hại về vật chất
500 triệu đồng; bồi thường thiệt hại tinh thần 50 triệu đồng; thanh toán chi phí thuê luật sư 300 triệu đồng; công khai xin lỗi nhạc sĩ Zack Hemsey trên báo điện
tử VnExpress.net và trên ít nhất 1/2 trang giấy ba kỳ liên tiếp của Báo Tuổi trẻ về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan
*Phía ca sĩ Noo Phước Thịnh
Ngày 16.11.2017, MV đạt 30 triệu lượt xem "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" của Noo Phước Thịnh đã "bốc hơi" khỏi YouTube vì lý do bản quyền với lời nhắn "Video này không có sẵn do xác nhận sở hữu bản quyền bởi Epic Elite"
Ca sĩ Noo Phước Thịnh chấp nhận mất 30 triệu lượt view đang có để tạm gỡ MV khỏi YouTube và cắt bỏ đoạn nhạc vi phạm rồi phát hành trở lại
Tuy nhiên, trên một số trang mạng khác, MV có đoạn nhạc vi phạm bản quyền vẫn đang tồn tại Noo Phước Thịnh nói rằng đó là những trang mạng anh không hề ký kết hợp đồng khai thác nên nằm ngoài phạm vi kiểm soát của mình Phía bên ca sĩ Noo Phước Thịnh đã tìm cách giải quyết bằng việc giảng hòa trước đó nhưng không thành