481 Hạn chế rủi ro trong kinh doanh cà phê thông qua nghiệp vụ tự bảo hiểm trên Sở giao dịch Liffe tại văn phòng đại diện công ty Socadec S.A - Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1
ĐỂ TÀI "HÁN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOÁNf CẢ PHẾ, THONG QUA TU BAO HEM TREN SO GIÁO DỊCH LIFFf
TAI YPDD CONG TY SOCADEC S.A - TP #0 Ciil MINH” MUC LUC Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
L.Rủi ro và quản trị rủi ro 2
I8 2
LL.D Kad NiO oo 2 1.1.2.Một số khái niệm có liên quan . - 6 22+ 1+ x22 xe 3
IIRcNv 0 i66 ae 3
1.1.3.1 Phân theo nguồn rỦi rO ¿- ¿5-62 Ev#vevEErr x1 3
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo ngành, lĩnh vực hoạt động -. +++>sss2 5
1.2.QUAMN tri 6 5
I8 476i 0 5
1.2.2.NOi dung quan tri rl 10.0.0 Ố 5
I5 P.0 ái 5
1.2.2.2 Phan 966 6
I2 N2 so con ốỀ ẽe6 6
1.2.2.4 Kiểm soát - phòng ngừa rủi rO - 2H22 6
I2 6Y ó6 7
H.Khái quát về thị trường kỳ hạn 7
2.1.Định nghĩa và một số thuật ngữ cơ bản . ¿+ + tt tre 7
2.1.1.Thị trường kỳ hạn sọ Hnnn ng HH Hgg0 10 1 n0 0k 0h tà 7
"Ä /§ư ion 7
“AC 8.000 11 8
2.1.4.Hop ddng KY 0 88 9
2.1.5.Giá đóng cửa hàng ngày . - càng H2 HH HH Hư 9
2.1.6.Giá giao ngay Và glá Ø1aO SâU - sen nh 10
2.1.7 Tién ba on 1 10
"5.9001 000 a 10
"5P 5 0 11
2.1.10.Nhà mua bán song hành - S998 1 1g n0 1 1 khe vế 11
“AI N§N\ o8 00 01 11
2.1.12.CØ bản - LG 1211112 11T TH 1k nh ng 0001 10 101001008111 te 11 VAN E801: 0 1 12 "ˆ N 8€ r6 8 o 12
Trang 2
2.3.Phương thức giao dich trên thị trường kỳ hạn - chen vn 16
III.Khái quát về nghiệp vụ tự bảo hiểm 17
3.1.Khái niệm và thuật ngữ nọ Họ Họ 17
khn nh i6 0 Ố.ỐỔỐỔỐỔỐỔỐốỐốỐ 17
ch (00:01 on na 17
3.2.Phân loại tự bảo hiểm (Hedging) trên thị trường kỳ hạn .-. -c-c+cscvs 18
3.2.1.Tự bảo hiểm bằng vị thế ngắn hạn (Short Hedges) + 55-2 18
3.2.2.Tự bảo hiểm bằng vị thế dài hạn (Long Hedges) 57+ sc+csezecss 18
3.3.Hiệu quả của nghiệp vụ tự bảo hiểm c2 St 2S rEEErrrererrrrrree 18 3.3.1.Tự bảo hiểm ngăn chặn rủi ro biến động giá 555cc Scstscsrrrsrsrxes 18 3.3.2.Tự bảo hiểm tạo ra lợi nhuận - - ¿5< S2 S232 21 Evv xxx nnrườc 18
PHẦN II: ỨNG DỤNG TỰ BẢO HIỂM TREN SO GIAO DỊCH LIFEE VÀO HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CÀ PHÊ TẠI VPĐD CÔNG TY SOCADEC S.A - TP HỒ CHÍ
MINH 20
I.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới 21
1.1.Khái quát tình hình cà phê thế giới . - 6 221v S332 1211511121111 1e 21
I0 o1 22 I0 i0 24 1.4.Tổn kho - ỒN ääa 25 1.5.Gid van 25 I9 8 0 26 IyAy 0003.8500 ẺẺ8 27
H.Giới thiệu tổng quan về ngành cà phê Việt Nam 27
2.1.Quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam . - 65+ se +tseeersreereree 27
2.2.Diện tích, sản lượng và xuất khẩu ¿+5 2t SvS* SE EEEEErkrrkrkrkree 28 2.3.Qui trình từ sản xuất đến xuất khẩu của cà phê Việt Nam -¿- 55555: 31
HI.Thực trạng tình hình kinh doanh cà phê Việt Nam 34
IV.Giới thiệu một số phương thức kinh doanh hiện nay trên thế giới 35
4.1.Bán hàng hữu hình nhưng chưa mua VàO - + 5 3 SH ng ngu 35 4.2.Mua hàng hữu hình nhưng chưa bán ra - - - «se 36
4.3.Mua hàng hữu hình đối ứng với hợp đồng bán nhưng chưa mua - - 36 4.4.Bán hàng hữu hình đối ứng với hợp đồng mua nhưng chưa bán -.- 37
V.Giới thiệu một số sàn giao dịch cà phê hiện nay trên thế giới . <-s-s-se< 37
5.1.Sở giao dịch CSCE (Coffee Sugar and Cocoa Exchange) + «s«-s<s<«2 38
h9) 0.0): ÔỎ 38
5.1.2.Yêu cầu đối với hợp đồng kỳ hạn cà phê Arabica -cccccsscsecersree 38
5.2.Sở giao dịch kỳ hạn và Lựa chọn tài chính Ln Đơn (LIEFE) -« 38
5.2.1.Quá trình phát †rIỂn . 525% SxSSSEEEEEEEEEkErEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE.TeTkr 38
5.2.2.Tư cách thành VIÊH .- + LH Hi TH TT Ho HO 39 5.2.3.Hợp đồng kỳ hạn cà phê Robusta của Sở giao dịch LIFFE -‹- 40
Trang 3
VỊ.Những rủi ro trong kinh doanh cà phê thế giới và tại Việt Nam «- 44
VII.Ứng dụng tự bảo hiểm trên Sở giao dịch LIFEE tại VPĐD Công ty Socadec S.A -
TP HCM 48
7.1.Sơ lược tình hình hoạt động của VPĐD Công ty - + c‡nhhhrhrrrrrrrrrre 48
7.1.1.Quá trình thành lập Công ty Socadec S.A -eehhrerrrrrrerrrrrrrrrrrrre 48 7.1.2.VPĐD Công ty Socadec S.A — TP HCM «-+s‡nhhhretttrrrrrrrrrrr 48 7.1.2.1.Quá trình thành lập nen 49
7.1.2.2.Chức năng của VPĐD Công ty - - -c+-ssehsehrerhertdrtrrrrrtrrrrrrrrrrrre 49 7.1.2.3.Hoạt động của VPĐD Công ty cs‡senhhhhhhrrrrtdrerrrrrrre 49
1.1.2.4.Sơ đô tổ chức của VPĐD Công ty -. sen 49
7.1.2.5.Chức năng của từng bộ phận . - -snsnhenhetrrrrtrrrrrrrrrrrre 49
7.1.2.6.Tình hình kinh doanh tại VPĐD Công ty Socadec S.A — TP HCM 50
7.2.Sự cần thiết của việc ứng dụng tự bảo hiểm vào kinh doanh . - 52
7.2.1.Tự bảo hiểm hạn chế rủi ro từ việc biến động giá -cceeieriee 53
7.2.2.Tự bảo hiểm đảm bảo lợi nhuận - : 5+ +crnhetetrtertrrtrtrrtrrrrrrrrrre 56
7.2.2.1.Trường hợp mua trước — bán sau +s+s++eteertttrrrrtrrrrrrrrrrrrrrr 56 7.2.2.2.Trường hợp bán trước — mua SaU cs-ssằeneethterttrrtrrttrrrrrrir 59
1.2.3.Một số cách thu lợi từ nghiệp vụ tự bảo hiểm . -s+scecserereererierrrre 61
1.2.3.1.Trì hỗn tự bảo hiểm lô hàng mới mua trên thị trường hữu hình 62 7.2.3.2.Trì hỗn thực hiện đóng vị thế tự bảo hiểm cho lô hàng mới giao hàng trên thị trường hữu hình 5c 3h nành 63
VIII.Tình hình ứng dụng tự bảo hiểm tại Việt Nam 65
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 68
I Nhận xét 69
1.1.Hiệu quả đạt được khi ứng dụng tự bảo hiểm -cccccsenreirrrerrrrrerrrre 69
1.2.Một số nhận thức chưa chính xác về thị trường kỳ hạn và nghiệp vụ tự bảo hiểm .70
1.2.1.Nghiệp vụ tự bảo hiểm không phải là phép màu làm biến mất tất cả các rủi ro
1.2.2.Một số nhận thức chưa đúng khác - + ++++>+*+++stthteterrerietrrrrrrrrrrrrree 71
II Kiến nghị: 72
2.1.Kiến nghị: Đối với Chính phủ - - 55+ 5+ 22t#tttttttttrrttriririrrierrrie 73 2.1.1.Thành lập một Sở giao dịch kỳ hạn hàng hóa - s«seererrerreeeeeee 73
2.1.2.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường kỳ hạn 3 2.1.3.Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh trên thị trường kỳ hạn 74
2.1.4.Một số kiến nghị khác đối với Chính phủ ec+csetererrrerrrrree 75
2.2.Kiến nghị: Đối với ngành cà phê Việt Nam .- -s-+eneehhterrrrrrrrrrre 75 2.2.1.Thúc đẩy tiến trình nâng cao chất lượng cà phê Việt NÑam 75
2.2.2.Thực hiện bộ tiêu chuẩn mới theo điều kiện hợp đông LIFFE - 76
2.2.3.Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng để giảm thiểu rủi rO -ececcereereree 76
2.2.4.Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Vicofa -. - 77
2.2.5.Khuyến khích các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham gia thị trường kỳ hạn.77
2.2.6.Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường tiềm năng cho cà phê, Việt Nam 78
2.2.7.Thông tin, dự báo + nh HH n1 01 111180 T171 1111 rer 78 2.2.8.Hỗ trợ tài chính và các cơng cụ tài chính ngân hàng, kiểm soát hoạt động trên
Trang 42.2.9 Dao tao GOi ngii MhAN VIEN «oc e eee etre ner ee tees tteeneeeteetteeteneenseeseeneeteneeenenenees 80
2.2.10.Phương thức thanh toán, ty giá, chiến lược giá :-: ++-trrsrrrrerre 81 2.2.11.Nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng cà phê Châu Âu (BCC) 82
2.2.12.Các kiến nghị khác - 2-2-1 2tetttt#tt tt rrrrrrrriid 82 2.3.Kiến nghị: Đối với VPĐD công ty Socadec S.A - TP Hồ Chí Minh 84
KẾT LUẬN 86
Trang 5
- C5 3 BD -
Bang:
1 Những khác biệt cơ bản giữa thị trường kỳ hạn và thị trường triển hạn - - 14
2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới theo vụ mùa -eeeeerree 25 3 Xuất khẩu cà phê toàn thế giới trong 8 niên vụ vừa Qua +cectrrrrrrrrerirrrrrre 26
4 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu +- nhe 27
5 Diễn biến diện tích, sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam -. +rrrrr 29
6 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam + eceeerrrree 31
7 Yêu cầu đối với hợp đồng kỳ hạn Arabica cec+csesehertrtrrrredtrrrtrrrrtrrrrrrrre 38
8 Quy định khuyết tật và số lỗi cho mỗi khuyết tật . -ceerrrerrrrrrrrree .40
9 Yêu cầu kỹ thuật đối với hợp đồng kỳ hạn cà phê Robusta -:-:-ccereereererre 41
10 Phân biệt cà phê theo cở hạt - - - nh nhhhhhhưtretrttrrrrrrrrrirreirdtitrrttrretrie 51
11 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trong 3 năm 2001/2003 . 51
Biéu dé:
1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê qua 8 niên Vụ +seerrerrrrrrtrrrrsrre 22
2 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới -ssssnnnhhehtrtrrdrerrerrrre 23
3 Diện tích, sản lượng và xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ 1999 đến 2004 30
Đồ thi
1 Sản lượng cà phê thế giới theo vụ mùa . c+cssserertrrrrrrrrrerrrrrrrrtrrrrrrrree 24
2 Giá cà phê trên thị trường LIFFE từ 12/2004 8720 0S 46
Sơ đồ:
1 Qui trình từ sản xuất đến xuất khẩu cà phê Việt Nam -eererrrrerrrrree 33
Trang 6
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
PHAN I: ————-
CƠ SỞ 1Ý LUẬN
Trang 7
LUAN YAN TOT NGHIEP GYD: ThS.DINA TIEN MINH
I RUI RO VA QUAN TRI RUI RO:
1.1 Rui ro:
Rủi ro là một sự ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố không mong đợi Rủi ro có thể
được hiểu như là “một hiểm họa”, một mối nguy hiểm đối với nguy cơ tổn thất về người hoặc tài sản Nói chung, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro nhưng cách phổ biến
nhất là khi xem rủi ro như khẩ năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Thuật ngữ “rủi ro” được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi liên quan đến một dự án hay một tài sản nào đó Rủi ro thường tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lợi, tỷ suất sinh lợi càng lớn thì rủi ro các nhà đầu tư phải đương đầu càng cao và ngược lại Tuy nhiên, để tổn tại và phát triển, nhà đầu tư
phải tìm mọi cách giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được
1.1.1 Khái niệm rủi ro:
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Những trường phái khác
nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất đa dạng, phong phú, nhưng tựu trung lại có thể chia làm hai trường phái lớn:
s*» Trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) s* Trường phái trung hòa
e Theo trường phái truyền thống, rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất,
mất mát, nguy hiểm Thuộc trường phái này, ta có thể thấy các định nghĩa sau:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” - Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995
- “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may” — Theo GS Nguyễn Lân (Từ điển từ và
ngữ Việt Nam, năm 1998, tr.1540)
- “Rúi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại ” — Theo từ điển Oxford
- Một số từ điển khác đưa ra các khái niệm tương tự, như: “Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất
mat hw hai” hay “Rui ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều khơng
chắc chắn”
- Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản
hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”
- Hoặc “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp”
Tóm lại, Theo cách nghĩ truyền thống thì “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, thì rủi ro cho con người cũng ngày càng nhiều và đa dang, méi ngày qua lại xuất hiện những loại rủi ro mới, chưa từng có trong quá khứ Con người cũng quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp phòng chống rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro của con người cũng
thay đổi, trở nên khoan dung, trung hòa hơn
e Trường phái trung hòa: Theo trường phái này, thì:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường dudc” — (Frank Knight)
Trang 8
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”
— (Allan Willett)
- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” — (Irving
Preffer)
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”
- Diễn giải một cách đây đú hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong cuốn “Risk management
and insurance”, các tác giả C.Arthur William, Jr Micheal, L.Smith đã viết: “Rủi ro là sự
biến động tiểm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta khơng thể dự đốn được chính xác kết quả Sự hiện
diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động
dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước ”
Như vậy, theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất
mát, nguy hiểm cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận được những cơ hội mang lại kết quả
tốt đẹp cho tương lai
1.1.2 Một số khái niệm có liên quan:
- Rủi ro thuần tuý: là rủi ro chi mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, như: hỏa
hoạn, mất cắp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và nó làm phát sinh một khoản chỉ phí
(để bù đắp thiệt hại) nên phải có biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế
- Rủi ro suy đoán (hay theo lý thuyết của A.M Mowbray, Blanchd Williams còn là rủi ro
mang tính đâu cơ): là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy
cơ gây ra tổn thất, loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp
dẫn của nó
- Rủi ro có thể phận tán: là rủi ro có thể giảm bớt nhờ con đường đóng góp quỹ chung để
chia sẽ rủi ro
- Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro không thể giảm bớt nhờ con đường đóng góp quỹ chung và chia sẽ rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực Trong mọi lĩnh vực, bên cạnh
những điểm chung vừa được bàn luận ở trên thì cịn có những đặc điểm riêng của từng
ngành, từng lĩnh vực
1.1.3 Phân loại rủi ro:
Hiện tại có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiễu rủi ro mới, phức
tạp hơn trước Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau Và liên quan đến bài nghiên cứu này tôi xin trình bày hai cách phân loại rủi ro, đó là:
1.1.3.1 Phân theo nguồn rủi ro:
% Rủi ro do môi trường thiên nhiên:
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: Động đất, núi lửa, bão lụt,
sóng thân, sét đánh, đất lở, hạn hán, sương muối gây ra Những rủi ro này thường dẫn đến
những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề
s* Rủi ro do môi trường văn hóa:
SYTH: TRAN THIEN THU TRANG 3
Trang 9
LUAN YAN TOT NGHIỆ P GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tỉnh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và
lao động” —- (Định nghĩa về văn hóa của UNESCO)
Rủi ro do mơi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức của dân tộc khác, từ đó dẫn đến cách hành
xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh
“+ Rui ro do môi trường xã hội:
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế là một nguồn rủi ro quan trọng Nếu không nắm bắt được điều này có thể sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề
s Rủi ro trong mơi trường chính trị:
Mơi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh Mơi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Khi một chính thể mới ra đời sẽ có thể làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tổ chức Trong kinh doanh quốc tế ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn Chỉ có những ai biết nghiên
cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược, sách lược thích hợp với mơi trường chính trị khơng chỉ ở nước mình mà cịn ở nước đến kinh doanh thì mới có thể gặt hái được thành công rực rỡ
s% Rủi ro do môi trường luật pháp:
Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp Luật pháp để ra các chuẩn mực
mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm Luật pháp đảm
bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh Nhưng xã hội luôn phát triển, tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến
của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định cũng gây ra những khó khăn rất lớn Khi luật pháp thay đổi,
các tổ chức, cá nhân không nắm vững những thay đổi, không theo kịp những chuẩn mực
mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro
Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn
mực luật pháp của các nước là khác nhau Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực
luật pháp nước mình, mà khơng am hiểu luật pháp nước đối tác thì sẽ gặp rủi ro
s* Rủi ro do môi trường kinh tế:
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mặc dầu trong mỗi
nước môi trường kinh tế thường vận động theo mơi trường chính trị, nhưng ảnh hưởng của
môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn Mặc dù, hoạt động của một chính phủ (đặc biệt là chính phủ của các siêu cường quốc) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị
trường thế giới, nhưng họ cũng không thể kiểm sốt nổi tồn bộ thị trường thế giới rộng
lớn này và từ đó có rất nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế
Mọi hiện tượng xảy ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh
nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn
Đặc biệt các hiện tượng: tỷ giá hối đoái thay đổi, lãi suất thay đổi, giá cả hàng hóa
biến động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu, nói riêng, kinh doanh quốc tế, nói chung
s* Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức:
Trang 10
LUAN YAN TỐT NGHIỆ P GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
Trong quá trình hoạt động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro Rủi ro có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực như: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ với khách hàng (cả nhà cung cấp - đầu vào lẫn người tiêu thụ — đầu ra), đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh đạo Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng Ví dụ như: Thiếu thông tin hoặc có những thơng tin khơng chính xác dẫn đến bị lừa đảo; máy móc thiết bị bị sự cố; xảy ra tai
nạn lao động; hoạt động quảng cáo, khuyến mãi bị sai sót Chính sách tuyển dụng, đãi
ngộ, sa thải nhân viên không phù hợp; sản phẩm bị thu hơi; xẩy ra đình cơng, bãi công, nổi
loạn
Trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
s% Rủi ro do nhận thức của con người:
Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức Một khi nhận diện và phân tích khơng đúng, thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác
nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo các ngành, lĩnh vực hoạt động:
Rủi ro trong công nghiệp Rui ro trong nông ghiệp
Rửủi ro trong kinh doanh thương mại
Rủi ro trong hoạt động ngoại thương (XNK)
Rui ro trong kinh doanh ngân hàng Rui ro trong kinh doanh du lich
Rủi ro trong đầu tư
Rủi ro trong ngành xây dựng
Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
Rủi ro trong ngành thông tin lên lạc
Rủi ro trong giáo dục đào tạo
Trong khuôn khổ của bài luận văn này, tôi chỉ để cập đến những rủi ro trong kinh doanh xuất, nhập khẩu Và có thể đưa ra khái niệm rủi ro như sau:
Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể
tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu 2, i? se %ạ? se % © se ` ‹ “We 1 ` ~~ ` ~ ro s% ‹ “~~ ro %
1.2 Quản trị rủi ro:
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro:
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro - (Quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman Haimes và các tác giả khác)
1.2.2 Nội dung của quản trị rủi ro: 1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro:
Để quản trị rủi ro trước hết phẩi nhận dạng được rủi ro
Trang 11
LUAN YAN TỐT NGHIỆ P ŒYD: Th8.ĐINf TIÊN MINH
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong quá
trình hoạt động kinh doanh của tổ chức Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các
thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại
tốn thất Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường
hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới
có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó để xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi
ro thích hợp
Có thể nhận dạng rủi ro bằng các phương pháp sau: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu
Phân tích các báo cáo tài chính Phương pháp lưu đồ
Thanh tra hiện trường
Phân tích các hợp đồng
1.2.2.2 Phân tích rủi ro:
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với tổ chức tuy là công việc quan trọng không thể thiếu, nhưng chỉ là bước khởi đầu của công tác quản trị rủi ro Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được những
nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa Cần lưu ý rằng: đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân
đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp và
nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa từ đó tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng sẽ phòng ngừa được rủi ro
1.2.2.3 Đo lường rủi ro:
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá:
- Tần suất xuất hiện của rủi ro — số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (thường là năm, quý, tháng ) - Mức độ nghiêm trọng của rủi ro — tổn thất - mất mát, nguy hiểm
1.2.2.4 Kiểm sốt —- phịng ngừa rủi ro:
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức
s* Các biện pháp để kiểm soát rủi ro:
e Các biện pháp né tránh rủi ro
e_ Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
e_ Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
e_ Các biện pháp chuyển giao rủi ro
e Các biện pháp đa dạng rủi ro s Các biện pháp né tránh rủi ro:
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát
sinh tổn thất, mất mát có thể có Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp:
e Chi déng né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra
e _ Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
s* Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất:
ŠYTH: TRẤN THIEN THU TRÁNG Ó
Trang 12
LUAN YAN TOT NGHIEP GVHD: ThSDINA TIEN MINH
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi
ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao
gồm:
e Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa
tổn thất
e Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro
e Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi TO
$* Chuyển giao rủi ro:
Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách:
e Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác / tổ chức khác
e Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người / tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tai san cho
người nhận rủi ro Ví dụ: Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu
s% Đa dạng hóa rủi ro:
Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường được sử dụng trong
hoạt động của doanh nghiệp, như: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng
hóa khách hàng để phòng chống rủi ro
1.2.2.5 Tài trợ rủi ro:
Các biện pháp tài trợ rủi ro được chia làm 2 nhóm:
“ Tự khắc phục rải ro: (còn được gọi là lưu giữ rủi ro) là phương pháp mà người / tổ
chức bị rủi ro tự mình thanh tốn các tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với các nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm
hồn trả
Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sẵn / đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bổi thường
Ngoài những biện pháp nêu trên, khi gặp rủi ro người / tổ chức bị tổn thất cịn có thể nhận được sự tài trợ từ chính phủ, cấp trên, các tổ chức / người có liên đới II KHAI QUAT VE THI TRUONG KY HAN:
2.1 Dinh nghĩa va một số thuật ngữ cơ ban:
2.1.1 Thị trường Kỳ hạn (Futures Market):
Thị trường kỳ hạn là một loại hình thị trường mà ở đó người ta mua và bán hàng hóa
theo một mức chất lượng quy định với số lượng (lô) xác định cho việc giao hàng trong
tương lai, tại một sở giao dịch kỳ hạn có tổ chức Thị trường kỳ hạn cung cấp một địa điểm tập trung với các quy định được chuẩn hóa đối với hàng hóa mua hoặc bán
2.1.2 Thị trường triển hạn (Forwards Market):
Thị trường triển hạn là một loại hình thị trường mà ở đó nguời ta mua và bán hàng
hóa, giao hàng trong tương lai theo thỏa thuận giữa các bên (không thông qua sở giao dịch
tập trung)
Trang 13
LUẬN YÄN TỐT NGHIỆP GYAD: ThS DINK TIEN MINH
2.1.3 Sé giao dich ky han (Futures Exchange):
Là một tổ chức cụ thể có quy ché, diéu kiện hoạt động riêng, tổ chức và cung cấp các
hoạt động giao dịch cùng các dịch vụ phụ trợ của thị trường kỳ hạn Sở giao dịch kỳ hạn đóng vai trị trung gian để kết hợp nhu cầu mua của người mua với nhu cầu bán của người bán
s* Sở giao dịch thực hiện 3 chức nang:
e Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể (thường gọi là khung trường), tại đây hợp đồng kỳ hạn được các thành viên của sở mua và bán
e Giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với kỳ hạn
mua bán tại Sở
e Khuyến khích các thành viên quan tâm đến lợi ích kinh doanh Bản thân Sở không tham gia vào việc mua bán kỳ hạn, mà chỉ cung cấp những tiện nghi cho người khác làm việc đó
s* Đặc điểm của Sở giao dịch:
e Tăng hiệu quả thị trường: khi giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn, Sở giao dịch
sẽ là nơi để tìm ra điểm thỏa thuận giữa người mua và người bán, và do vậy
giảm được chi phí tìm bạn hàng và thế lực độc quyền cũng như làm tăng khối lượng giao dịch mua bán trên thương trường
e Là nguồn thông tin thị trường: Sở giao dịch thu thập và cung cấp những thông tin quan trọng về hàng hóa phục vụ cho các thành viên tham gia thị trường kỳ hạn
e Là nơi giải quyết tranh chấp: Sở giao dịch đưa ra một quy định khung về các tranh chấp trong giao dịch và giải quyết các bất đồng phát sinh một cách công bằng trong thời gian giao dịch
s* Các Sở giao dịch kỳ hạn hiện nay trên thế giới:
Tất cả các nước có nền thị trường tài chính phát triển hiện nay đều đã thiết lập các
Sở giao dịch để kinh doanh tỷ suất lợi nhuận, tiền tệ, các chỉ số giao dịch chứng khoán, các
hợp đồng kỳ hạn và lựa chọn dựa trên tỷ suất lợi nhuận
Sự phát triển của các Sở giao dịch kỳ hạn và lựa chọn bắt nguồn từ Chicago, là trung tâm đâu não của các hoạt động kinh doanh tài chính và các sản phẩm phái sinh
(Derivatives — là những công cụ mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá cả của những cơng
cụ khác Ví dụ: Hợp đồng kỳ hạn là phái sinh) Hiện nay có 3 Sở giao dịch quan trọng được đặt tại Chicago, với trên 150.000 nhân công làm việc tại 3 sở này, bao gồm:
e CBOT (Chicago Board of Trade) - Cục thương mại Chicago: được thành lập
năm 1848 với các hợp đồng kỳ hạn cho nhiều loại tài sản khác nhau, bao
gồm: bắp, yến, đậu nành, bột mì, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn
e CME (Chicago Mercantile Exchange) — SỞ giao dịch thương mại Chicago: tiền thân của tổ chức này là The Chicago Produce Exchange thành lập năm 1874 và được đổi thành CME từ năm 1919, từ đây CME trở thành thị trường
Futures của nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả thịt heo, gia cầm sống, đến
năm 1982 nó cịn giới thiệu hợp đồng future với chỉ số chứng khoán
e CBOE (Chicago Board Options Exchange) — Sở giao dịch lựa chọn Chicago:
đây là thị trường lớn nhất cho giao dịch Options chứng khoán
Vào những năm 80, các hợp đồng kỳ hạn và lựa chọn bắt đầu phổ biến ở Chicago Và sau đó, các Sở giao dịch phát triển và mở rộng ở các nước như:
SYTH: TRAN THIEN THU TRANG 8
Trang 14
LUAN YAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.PINH TIEN MINH
e EOE (European Options Exchange) - Sd giao dịch Lựa chọn Châu Âu: thành lập ở Hà Lan, năm 1978
e LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange) — Sở
giao dịch Kỳ hạn và Lựa chọn Tài chính Quốc tế Luân đôn: thành lập tại
Anh, năm 1978
e MATIF (Marché A Terme International de France) — Sd giao dịch Thương
mại Quốc tế Pháp: thành lập ở Pháp, năm 1985
e SOFFEX (Switzeland Financial Futures Exchange) —- Sở giao dịch Kỳ hạn
Tài chính Thụy sĩ: thành lập ở Thuy Si, năm 1988
e DTB (Deuche Terminbourse) —- Sở giao dịch Đức: thành lập ở Đức, năm 1990
e MIF (Mercato Italiano Futures) — Sở giao dịch Kỳ hạn Thương mại Y: thanh
lập ở Ý, năm 1993
Thụy Điển, Bỉ, Na Uy, Ai Len, Đan Mạch, Phần Lan, và Áo hiện đã có các Sở giao
dịch các sản phẩm phái sinh; Bổ Đào Nha đã hoàn tất bước thử nghiệm cuối cùng và sẽ
sớm đi tới thực hiện các hoạt động thương mại kỳ hạn thực sự
Một số nước khác cũng đã thiết lập được các sở giao dịch kỳ hạn và lựa chọn, gồm
có: Nhật Bản, Canada, Braxin, Singapore, Hồng Kông và Úc
2.1.4 Hợp đồng kỳ hạn (Futures Contract):
Là một thỏa thuận giữa hai bên về việc chắc chắn sẽ giao hàng trong tương lai một
loại sản phẩm tài chính hoặc hàng hóa ở một mức giá được quy định tại thời điểm ký hợp đồng
Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá Differential (giá trừ lùi) hoặc giá Premium (là giá chênh lệch giữa giá mua / bán thực và giá trên thị trường kỳ hạn)
Hợp đồng kỳ hạn có các chức năng sau:
e Dinh giá: Các hợp đồng kỳ hạn quy định phương thức định giá trước cho một
khoảng thời gian có thể là một năm hay hơn Các hợp đồng giao sau các loại hàng hóa có thể được mua đi bán lại ở mức giá dựa trên sự thay đổi của nhận thức về cung và cầu trên thị trường
e Dich chuyển rủi ro: các hợp đồng kỳ hạn cũng cho phép dịch chuyển rủi ro
từ người tự bảo hiểm sang các nhà đầu cơ khi có sự không chắc chắn về biến
động giá cả
2.1.5 Giá đóng cửa hàng ngày (Daily Settlement Prices):
Là mức giá được Phịng Thanh tốn Bù trừ (clearing house) ấn định sau khi đóng cửa
các giao dịch của ngày hơm đó đối với mỗi tháng giao hàng của mỗi loại hợp đồng kỳ hạn
được giao dịch cùng ngày Nếu mặt hàng nào đó khơng được giao dịch vào giờ đóng cửa thì
Cơng ty này có quyển ấn định một mức giá “đề xuất” nào đó
Phịng Thanh tốn Bù trừ (clearing house): là bộ phận bổ sung trên thị trường và hoạt động
như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch Future Phòng đảm bảo sự thực hiện của
các bên tham gia Phịng Thanh tốn Bù trừ có một số thành viên, liên quan chặt chẽ với phòng thanh tốn Nếu nhà mơi giới không phải là thành viên của phịng thanh tốn thì
phải liên kết với các thành viên của phòng thanh toán Nhiệm vụ chủ yếu của phịng thanh
tốn là giữ cho tất cả các giao dịch thực hiện trong ngày để có thể tính toán vị thế của mỗi
thành viên
Trang 15
LUAN YAN TOT NGHIEP GYD: ThS.DINH TIEN MINH
2.1.6 Giá giao ngay và giá giao sau:
Sự khác nhau giữa việc mua bán hôm nay và mua bán hàng hóa giao sau tương đối khá phức tạp Trước hết, do các khoản thanh toán được thực hiện sau đó nên người mua
hợp đồng giao sau kiếm được tiển lãi trên khoản tiễn của mình Thứ hai, ta không cần lưu
giữ hàng hóa và do đó tiết kiệm được khoản chỉ phí lưu giữ hàng hóa Mặt khác, hợp đồng giao sau không tạo ra “tỷ suất sinh lợi tiện ích”, tức là doanh nghiệp có khả năng nhận được dưới góc độ vật chất
Giá giao sau
= Giá giao ngay +PV(Chỉ phí lưu giữ) - PV(Tỷ suất sinh lợi tiện ích)
(l+rc)
Với r là lãi suất phi rủi ro trong thời kỳ t
2.1.7 Tiên bảo chứng (Margin):
Là khoản tiền đặt cọc với trung gian để đảm bảo có một khoản tương đối để bù đắp
các khoản thua lỗ trong trường hợp giá biến động theo chiều hướng xấu Đây là khoản ký quỹ tối thiểu mà Sở giao dịch quy định cho mỗi loại hàng hóa được giao dịch Nó thể hiện các biến số như biên độ biến động giá tối đa mỗi ngày, và sự ổn định của các mức giá trên thị trường giao ngay Có 3 loại tiền bảo chứng:
%% Tiền bảo chứng ban đầu (Initial Margin): là khoản đặt cọc tối thiểu để thực hiện
một hoạt động giao dịch hàng hóa (thiết lập một vị thế mới) trên Sở giao dịch Ví dụ: đối với cà phê, tiền bảo chứng ban đầu tương đương với trị giá lô hàng được
giao dịch
Tiền bảo chứng duy trì (Maintenance Margin): là khoản đặt cọc tối thiểu để duy trì một vị thế mở (open position)
Khoản bù ký quỹ (Variation Magin): là khoản nhà kinh doanh phải nộp thêm khi
số tiền bảo chứng ban đầu của anh ta bị giảm xuống dưới mức bảo chứng duy trì
do kinh doanh thua lỗ
Nhà kinh doanh có quyền đặt cọc số tiễn bảo chứng cao hơn mức được yêu cầu
2.1.8 Nhà Tự bảo hiểm (Hedgers):
Là nhà kinh đoanh thực hiện hoạt động dịch chuyển rủi ro sang các nhà đầu cơ nhằm
tránh thua lỗ trong hoạt động kinh doanh trên thị trường kỳ hạn Nhà Tự bảo hiểm thường là các công ty thương mại mua bán kỳ hạn nhằm giảm rủi ro biến động giá trên thị trường
hữu hình Động thái mua hoặc bán trên thị trường kỳ hạn là hành động thay thế cho việc mua hoặc bán cà phê thực trên thị trường hữu hình Tự bảo hiểm giúp các công ty có cơ hội
định giá trước cho lô hàng sẽ mua / bán trong tương lai
Nhà Tự bảo hiểm được kích thích chủ yếu bởi động cơ an toàn chứ không phải là lợi nhuận sinh ra trong các giao dịch kỳ hạn Một nhà Tự bảo hiểm bảo vệ vị thế tiền mặt trước sự giảm giá thông qua việc bán các hợp đồng kỳ hạn Anh ta đạt được sự bảo vệ chống lại khả năng chi phí tăng lên của các việc mua bán trong tương lai thông qua các hợp
đồng kỳ hạn
eo $
% <$
Trang 16
LUẬN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
2.1.9 Nha dau co (Speculators):
La nhà kinh doanh thực hiện việc chấp nhận rủi ro biến động giá nhằm mục dich thu
lợi nhuận Các nhà đầu cơ thường là các nhóm hoặc cá nhân có thể khơng tham gia hoạt
động kinh doanh hàng hóa hữu hình nhưng tìm kiếm lợi nhuận từ giá biến động trên thị
trường kỳ hạn Họ đem lại hoạt động chiều sâu và thanh khoản cho thị trường, làm cho thị trường trở nên hiệu quả hơn
Khác với nhà Tự bảo hiểm, nhà đầu cơ được khuyến khích bởi lợi nhuận thu được
thông qua việc dự đoán thành công xu hướng giá diễn ra trong giao dịch kỳ hạn Như một
sự đến bù cho sự chắc chắn của dự đoán giá mà nhà đầu cơ sẽ thu một khoản tiền do chấp nhận rủi ro mang lại
2.1.10 Nhà mua bán song hành (Arbitrageurs):
Là nhà kinh doanh thực hiện mua và bán đồng thời một loại hàng hóa trên các thị trường khác nhau ở các mức giá khác nhau Nghiệp vụ Arbitrage (nghiệp vụ thu lợi do
chênh lệch giá cả) tạo lợi nhuận do đồng thời giao dịch trên hai hoặc nhiều thị trường
Một nhà mua bán song hành sẽ kiếm lời trên cơ sở những sự khác biệt về giá không lý giải được qua không gian (giữa thị trường này với thị trường khác) hay theo thời gian
(giữa một tháng đến hạn này và một tháng khác) Trao đổi thuần túy không kéo theo rủi ro và khơng có cam kết nào về vốn
2.1.11 Người môi giới (Brokers):
Không phải hợp đồng nào cũng là cuộc gặp nhau giữa người thực sự cần mua và cần bán Trong thực tế trên thị trường còn xuất hiện một người thứ ba —- Người trung gian
Người trung gian có vai trị mơi giới, chấp nối những người cần mua với những người cần bán lại với nhau Sự xuất hiện của người trung gian ban đầu là mang tính tự phát và về sau lại trở thành phổ biến Nhiều người coi nó như là một nghề - Nghề môi giới trung gian Việc chắp nối của người trung gian quả là không đơn giản, vì để hành nghề họ cũng phải bỏ thời gian và sức lao động, thậm chí nhiều lúc cũng phải chịu rủi ro Điều đó có thể giải thích như sau: giả sử người trung gian sau khi đã thuận mua của người sản xuất một khối lượng cà phê với mức giá nào đó và sau đó lại tiến hành tìm một khách hàng để bán với số
lượng và mức giá đó thì anh ta sẽ thu được cái gì? Đó có thể là một số tiễn gọi là tiền hoa
hồng môi giới do người bán hoặc người mua trao cho, hoặc có khi là cả hai bên
- Trong trường hợp thuận lợi, người trung gian thỏa thuận bán với người tiêu dùng với giá đắt thì người trung gian sẽ thu được một lợi nhuận đáng kể
- Nhưng đối với trường hợp khơng thuận lợi thì sau khi đã tiến hành một thỏa thuận mua của người sản xuất mà người trung gian không tiến hành được một thỏa thuận bán cho một
người khác (hoặc ngược lại), thì rõ ràng việc chắp nối của người trung gian khơng thành
cơng và đó chính là nguyên nhân gây nên rủi ro đối với người môi giới 2.1.12 Mức cơ bản (The basic):
Là sự chênh lệch giá bán cà phê trên thị trường cà phê hữu hình (hay thị trường giao ngay) với giá trên thị trường kỳ hạn
Mức cơ bản = Giá giao ngay — giá kỳ han (Basic = Spot price — futures price)
- Khi người ta nói thị trường đang có cơ bản mạnh (strong basic) nghĩa là khi đó trên thị
trường cà phê hữu hình cung thấp hơn cầu và giá kỳ hạn cao hơn giá giao ngay Cơ bản càng mạnh thì thị trường càng ổn định, có chiều hướng đi lên
Trang 17
LUAN YAN TOT NGHIEP GYHD: ThS PINK TIEN MINH
- Cịn khi nói đến thị trường có cơ bản yếu (weak basic), ta hiểu rằng khi đó cung cà phê đang vượt xa câu, giá có xu hướng giảm xuống, giá kỳ hạn có hướng thấp hơn giá giao
ngay Như vậy, thị trường dễ rơi vào khủng hoảng thừa
2.1.13 Mức giá ngừng thua lỗ (Stop loss):
Thuật ngữ này chúng ta gặp rất nhiều không chỉ trên thị trường kỳ hạn mà cả trên thị trường triển hạn Nó có nghĩa đúng như ý nghĩa của các từ cấu thành Chúng ta có thể hiểu
theo hai cách: Hiểu theo nghĩa tích cực thì nó có nghĩa làNgừng việc thua lỗ (Stop the loss); còn theo nghĩa tiêu cực nó mang nghĩa Ngừng và thua lỗ (Stop and loss)
Thuật ngữ này đã xuất hiện trong công việc kinh doanh cà phế khá lâu do tính thời vụ và biến động giá liên tục của mặt hàng nông sản này Thường trong các hợp đồng giao sau, giữa nguời mua và người bán có một thỏa thuận rằng vào thời điểm giao hàng, người bán sẽ chỉ được nhận trước số tiền là 60% trị giá lô hàng được giao, lấy giá tạm tính (Provisional price) thường là giá đóng cửa 3 ngày trước ngày chuyển hàng Sau khi hàng được giao, trong thời hạn định giá thỏa thuận, người bán phải chọn và ấn định một mức giá nào đó mà thị trường đạt được Và cũng theo thỏa thuận thường gặp trong hợp đồng có quy
định Stop-loss, nếu trong thời gian đó, giá tụt xuống đến mức 70% giá tạm tính thì hợp
đông đương nhiên được định giá ở mức giá đó Và người bán chỉ có nghĩa vụ thanh tốn nốt 10% số tiền còn lại Như vậy, về phía người bán, mức 70% nói trên là mức ngừng việc anh
ta thua lỗ thêm (Stop the loss), và cũng là mức ngừng việc kéo dài thời gian định giá và
làm anh ta mất 30% giá tạm tính (Stop and loss)
2.1.14 Giá trừ lùi:
Là mức chênh lệch giữa giá cà phê trên Sở giao dịch LIFFE với giá bán thực tế
Nếu giá bán thực tế thấp hơn giá trên Sở giao dịch LIFFE: chênh lệch này gọi là
Differential, ký hiệu của giá này có dấu trừ phía trước Ví dụ: giá đóng cửa ngày hôm trước
cia LIFFE 1a USD 779, gid FOB 14 USD 650 thi Differential 14 —129
Nếu giá bán thực tế cao hơn giá trên Sở giao dịch LIFEE: chênh lệch này gọi là giá
Premium, ký hiệu của giá này có dấu cộng phía trước Ví dụ như trên giá LIFEE là USD
779, giá FOB là USD 799, thì giá Premium là +20
Việt Nam hiện nay vẫn có truyền thống bán cà phê theo điều kiện FOB Giá FOB
Việt Nam hiện được trừ lùi khoảng 100 USD/tấn so với giá Luân Đôn (LIFEE) Mức trừ lùi
này đã tăng lên đến đỉnh điểm vào quý 3 và 4 năm 2000, khoảng 300 USD/tấn, khi đó FOB
Việt Nam chỉ đạt trên dưới 400 USD/tấn Tuy nhiên, mặc dù hiện nay mức trừ lùi chỉ
khoảng 100 USD/tấn, chúng ta chỉ bán được FOB 300 USD/tấn do giá LIFFE đang ở mức 400 USD/tấn, thấp nhất trong vòng 30 năm qua
Giá trừ lùi cao hay thấp không quan trọng đối với lợi nhuận của các nhà kinh doanh, mà quan trọng là người ta dựa vào thị trường hoạt động của Sở giao dịch LIFEE để dự đoán
giá cà phê sẽ lên hay xuống để chốt giá, đó chính là mức giá mà các nhà kinh doanh mong
đợi ở mức lợi nhuận cao nhất
2.2 Phân biệt thị trường Kỳ hạn và Thị trường Triển hạn:
Việt Nam từ trước đến nay vẫn buôn bán cà phê theo thỏa thuận, không thông qua
một Sở giao dịch nào cả, và nhìn chung vẫn khá trung thành với hình thức thị trường Triển
hạn đó
Trang 18
LUAN YAN TOT NGHIEP GYD: ThS.DINH TIEN MINH
Về mặt lịch sử cũng như về phương diện lơgic thì thị trường Kỳ hạn là giai đoạn phát
triển cao hơn của thị trường Triển hạn, thị trường Triển hạn là tiền thân của thị trường Kỳ
hạn
Tuy nhiên kể cả mua bán Triển hạn và Kỳ hạn đã có từ lâu đời, người ta cho rằng
mua bán kỳ hạn bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, sau đó xuất hiện ở Hy Lạp Phương thức mua bán của thị trường Kỳ hạn hiện đại có lẽ một phan
cũng được bắt nguồn từ hội chợ thời Trung Cổ tại Anh và Pháp vào khoảng thế kỷ XII
Các hoạt động của thị trường kỳ hạn khi mới hình thành khơng có gì đặc biệt Lúc đó
người ta gọi những hoạt động mua bán theo kiểu này là những “kẻ đâu cơ liều mạng”
Những người này thường thành công trong công việc mua vét hàng hay ép giá một mặt
hàng nào đó trên thị trường nhất định Một trường hợp nổi tiếng là “ngày thứ sáu đen tối”
năm 1869 là ngày giá vàng bị phá Việc mua vét của Jay Gould và Jim Fisk bị đổ bể khi
Tổng thống Grant ra lệnh bán vàng của kho bạc Mỹ
Để tìm hiểu mặt tích cực và tiêu cực của thị trường kỳ hạn so với phương thức mua bán truyền thống của Việt Nam, chúng ta hãy so sánh hai hình thức giao dịch trên hai thị trường này Chúng ta có thể nhận thấy thị trường Kỳ hạn và thị trường Triển hạn có một số
đặc điểm khác nhau cơ bản sau:
Trang 19
LUAN YAN TOT NGHIEP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
BANG 1: SHONG KHÁC BIỆT CƠ BẢN GICA
TH] TRUGNG KY HAN YA THI TRUONG TRIEN HAN
THI TRUONG TRIEN HAN THI TRUONG KY HAN
Gia Thoả thuận
Gọi giá công khai (trước
đây) hoặc ghép giá trên hệ
thống máy tính (nay)
Tiêu chuẩn hàng hoá Thoả thuận Được tiêu chuẩn hoá
Quy mô hợp đồng Phụ thuộc vào giao dịch và yêu cầu của các bên ký kết Được tiêu chuẩn hoá
Hạn hiệu lực Phụ thuộc vào giao dịch Được tiêu chuẩn hoá
Phương thức giao dịch Người mua và người bán thoả
thuận trực tiếp với nhau
Hợp đồng được đăng tải
và mua bán trên Sở giao địch
Bảo đảm
Khơng Rất khó có thể sửa lại
những hoạt động đang được
thực hiện; lãi và lỗ đều được thanh toán thực tế vào thời điểm hết hạn hiệu lực
Các bên đứng tên trong
hợp đồng đều phải đặt một
khoản tiền bảo chứng Lãi và lỗ được tính hàng ngày
nhờ hoạt động thanh toán
bù trừ
Thị trường thứ cấp
Khơng Rất khó có thoát khỏi
hoạt động đang được thực
hiện; lãi và lỗ đều được thanh toán thực tế vào thời điểm hết
hạn hiệu lực Sở giao dịch Kỳ hạn Có
thể ngừng hoạt động giao
dịch bất cứ lúc nào trước khi hết hiệu lực Lúc nào
cũng có thể xác định được
lỗ và lãi
Chúng ta đều có thể nhận thấy giao dịch triển hạn có sự rủi ro rất lớn đối với cả
người mua, người bán lẫn người trung gian Một khi vì một lý do nào đó mà phía bên kia
khơng thực hiện hợp đồng, nhất là khi người trung gian là người cùng một lúc phải đảm nhiệm hai phía của hợp đồng Nhằm khắc phục vấn đề đó thị trường kỳ hạn ra đời Sở giao
dịch hàng hóa của giao dịch kỳ hạn trên thị trường kỳ hạn đóng vai trò là người trung gian trong giao dịch triển hạn Thay vì phải giao dịch, ký kết hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà
tiêu thụ với người trung gian, họ có thể ký kết trực tiếp hợp đồng trên Sở giao dịch hàng
SYTH: TRAN THIEN THU
Trang 20
LUAN YAN TOT NGHIEP GYHD: ThS.PINH TIEN MINH
hóa kỳ hạn Do tính tiêu chuẩn hóa của hợp đồng cũng như tính tổ chức chặt chẽ của các
Sở giao dịch nên thị trường kỳ hạn đã khắc phục được các rủi ro - đó là những hạn chế
thường xảy ra trong giao địch triển hạn
Sự hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn hàng hóa đã tiếp thu được tất cả
những ưu việt, đồng thời khắc phục được những hạn chế của thị trường triển hạn Điều đó
được thể hiện ở việc tiêu chuẩn hóa các hợp đồng triển hạn để tạo thành một hợp đồng kỳ
hạn với các điều khoản cụ thể và chặt chẽ hơn Hơn nữa, thị trường kỳ hạn là một thị
trường có tổ chức cao nên giảm bớt được rủi ro và tăng tính thực thi lớn hơn đối với các hợp
đồng Trong thị trường kỳ hạn tất cả các giao dịch đều được tiến hành tại một nơi quy định
gọi là Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn
Bản chất của giao dịch kỳ hạn hàng hóa cũng có những hạn chế nhất định, điểu đó có thể được giải thích làkhi tiến hành ký kết hợp đồng mua hoặc bán tại Sở giao dịch xảy ra vào thời điểm trước, còn việc giao hàng và nhận tiền lại được thực hiện vào một thời điểm
được định trong tương lai với giá cả đã được quy định trong hợp đồng, dẫn đến việc:
- Người bán cà phê có thể bị thua lỗ, thiệt hại do mức giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá
cà phê thực tế tại thị trường lúc giao hàng trong tương lai
- Ngược lại, người mua cũng có thể bị thiệt hại khi mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng
cao hơn giá thực tế tại thị trường vào thời điểm thực hiện hợp đồng
Tương tự như vậy, nếu giá giao ngay tại thời gian thực hiện hợp đồng mà cao hơn giá ghi trong hợp đồng thì nhà rang xay cà phê có lợi và nhà sản xuất bị thiệt và ngược lại Tới thời gian thực hiện hợp đồng nếu giá giao ngay trên thị trường có xu hướng tăng cao thì nhà sản xuất muốn tìm cách để không thực hiện hợp đồng, còn nhà rang xay lại muốn đuy trì
việc thực hiện hợp đồng Vậy Sở giao dịch là người trung gian giải quyết mâu thuẫn trên
Việc duy trì nghĩa vụ thực hiện hợp đồng được tiến hành thông qua tiền bảo chứng
(Margin) gồm: bảo chứng ban đầu (Initial margin) và bảo chứng duy tri (Maintenance
margin)
Giao dịch kỳ hạn đã khắc phục được những hạn chế của giao dịch triển hạn trong thị
trường triển hạn, và cùng với giao dịch triển hạn đóng vai trò to lớn trong việc hình thành thị trường hàng hóa giao sau Nhìn chung, hợp đồng kỳ hạn rất giống hợp đồng triển hạn Những điều khoản ký kết, nghĩa vụ của người mua, người bán của hợp đồng kỳ hạn tương
tự với các điều tương ứng trong hợp đồng triển hạn Sự khác biệt cơ bản là hợp đồng kỳ hạn
chỉ được mua bán tại Sở giao dịch có tổ chức và đã được tiêu chuẩn hóa, trong khi hợp
đồng triển hạn được mua bán ở ngoài Sở giao dịch Sự khác biệt này quan trọng vì nó thay đổi bản chất nghĩa vụ và rủi ro của các bên ký kết Cụ thể hơn, một người mua hợp đồng
triển hạn có nghĩa vụ mua một thứ hàng cụ thể vào một ngày nào đó trong tương lai theo giá thỏa thuận khi anh ta tham gia hợp đồng, cịn người bán có nghĩa vụ bán hoặc giao một
thứ hàng cụ thể theo giá thỏa thuận của hợp đồng Tuy nhiên, số lượng và chất lượng hàng
được giao phù hợp với hợp đồng triển hạn thường không được tiêu chuẩn hóa nhưng lại
được thỏa thuận giữa các bên ở thời điểm ký kết hợp đồng Tình hình này tạo cho hợp đồng
triển hạn mức độ linh hoạt nhất định mà hợp đồng kỳ hạn khơng có Các thỏa thuận trong
hợp đồng triển hạn có thể điều chỉnh chính xác theo yêu cầu của các bên Các bên cũng có thể thỏa thuận về những yêu cầu giao hàng và thủ tục cụ thể phù hợp nhất với nhu cầu của họ Tuy nhiên, những điều khoản của hợp đồng triển hạn cũng có thể được tiêu chuẩn hóa
theo cách giống hồn toàn như hợp đồng kỳ hạn Thực tế, trong những năm gần đây, các
công ty môi giới đã đưa vào những hợp đồng triển hạn như vậy, nên ở đây vấn đề đặt ra là
Trang 21
LUẬN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
liệu những hợp đồng này có tạo thành những việc mua bán bất hợp pháp ngoài phạm vi của
Sở giao dịch hay không?
2.3 Phương thức giao dịch trên thị trường Kỳ hạn:
Chúng ta đã biết rằng, thị trường kỳ hạn hàng hóa chính là sự phát triển ở trình độ cao của thị trường triển hạn Sự phát triển đó được thể hiện ở chỗ: thị trường kỳ hạn là một
thị trường có tổ chức chặt chẽ Trong thị trường triển hạn các hợp đồng có thể được ký kết
giữa người mua và người bán với nhau hoặc qua người trung gian, còn trong giao dịch hàng
hóa kỳ hạn các hợp đồng được mua bán, ký kết chỉ qua một địa điểm tập trung duy nhất đó là Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Sở giao dịch có chức năng đảm nhận thủ tục giấy tờ riêng
biệt cho phép nhiều bên có thể tham gia mua, bán một cách có hiệu quả các hợp đồng Trong mỗi Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn đều có Phịng thanh tốn bù trừ (clearing
house) đứng đằng sau các hoạt động của các hợp đồng được mua bán tại sở, có khả năng
giải phóng mỗi bên khỏi các rủi ro khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ (vi sai)
Mức độ sai phạm của từng bên tham gia hợp đồng giảm xuống nhờ có tài khoản ký
gởi tiền bảo chứng (margin) một dạng trái khoán thi hành thường xuyên điều chỉnh mức lỗ lãi theo một công thức quy định trong hợp đông Thủ tục điều chỉnh tiền bảo chứng này gọi
là “tái quyết toán” hàng ngày
Các hợp đồng kỳ hạn là các hợp đồng có bảo hiểm cho nên chúng được dùng vào nhiều mục đích khác nhau Bên cạnh vai trò rõ rệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao
đổi hàng hóa và các công cụ tài chính, hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là hợp đồng bảo hiểm cơ bản, có sự bảo hộ để chống lại những bất ổn định trên thị trường giao ngay Do hoạt động
có tổ chức nên thị trường kỳ hạn trong nhiều trường hợp đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi
cho thị trường giao ngay, nhiều hợp đồng kỳ hạn thường được dùng thay thế cho các doanh
vụ giao ngay Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa cũng có ích cho người không mua bán chúng, vì
giá cả kỳ hạn là chỉ số có sẵn công khai, là yếu tố quan trọng để có thể xác định quan hệ cung cầu về mặt hàng nào đó trong tương lai
Để thi hành lệnh của khách hàng, người trung gian phẩi chuyển lệnh đó đến một Sở
giao dich, tại đây các hợp đồng kỳ hạn cụ thể được mua bán
Một cách Phịng thanh tốn bù trừ đảm bảo sự tổn tại của Sở giao dịch là sử dụng việc
thanh toán tiền mặt và việc thanh khoản hàng ngày các tài khoản Đối với mỗi hợp đồng,
nhà kinh đoanh phải nộp cả phần thanh toán tiền mặt ban đầu: là khoản tiền phẩi nộp vào
ngày bắt đầu giao dịch (tiễn bảo chứng ban đầu), lẫn phần thanh toán tiền mặt duy trì: là
khoản tiền phải duy trì hàng ngày sau đó (tiền bảo chứng duy trì)
Việc nộp phân thanh toán tiền mặt giống khoản tiển đặt cọc bảo đảm lòng tin hơn.Thực ra, một số người thích gọi khoản tiền bảo chứng ban đầu này là đặt cọc đảm bảo thực hiện chứ không gọi là phần thanh toán tiền mặt để cho sự phân biệt được rõ ràng
Trong bất kỳ trường hợp nào, một số nhà đầu tư giao dịch lớn và nhiều có thể đặt cọc ngân
phiếu Bộ tài chính cho phần thanh toán tiền mặt Những người khác phải trả tiền mặt
Vào cuối mỗi ngày, một ủy ban bao gồm cán bộ của Phòng thanh toán bù trừ xác lập
một giá thanh khoản Giá này thường là giá bình quân của một số giao dịch cuối cùng của ngày hôm đó Sử dụng giá thanh khoản, mỗi tài khoản được đánh dấu theo thị trường Sự
chênh lệch giữa giá thanh khoản ngày hôm nay và giá thanh khoản của ngày hôm trước
được xác định số lượng tiền cần phải thanh khoản Tiền này được trừ vào các tài khoản của
Trang 22
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.DINK TIEN MINH
người sở hữu các hợp đồng đầu cơ giá xuống Nếu sự chênh lệch là âm vì giá thanh khoản
giảm, trị giá đô la được ghi có cho người sở hữu các hợp đồng đầu cơ giá xuống và trừ vào hợp đồng đầu cơ giá lên
II KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ TỰ BẢO HIỂM:
3.1 Khái niệm và thuật ngữ:
3.1.1 Khái niệm:
Tự bảo hiểm (hedging) là một hoạt động nhằm ngăn ngừa, hạn chế, hoặc trong
trường hợp hồn hảo có thể loại bỏ rủi ro phát sinh từ sự biến động giá cả của một loại
hàng hóa thực nào đó trong kinh doanh mua, bán
Về căn bản, ta có thể hiểu: Tự bảo hiểm là một vị thế ở “tương lai” đối ứng với một
vị thế mà nhà kinh doanh đã đạt được ở “thực tế” Có thể nói, đây là một loại giao dịch bù trừ với mục đích giảm bớt hoặc hoàn hảo là loại trừ rủi ro biến động giá đầu cơ phát sinh từ một trong các trường hợp sau:
Lưu hàng, chưa bán Có thể lấy ví dụ, một người có vườn trồng cà phê đang trong
mùa thu hoạch, chỉ khi nào toàn bộ số cà phê của anh ta được bán thì anh ta mới
thoát khỏi nguy cơ lỗ vốn vì giá giảm
$% Cam kết giao hàng trong tương lai mặc dù hiện tai vẫn chưa nắm giữ hàng hóa đó
trong tay.Thực tế, hiện tượng các nhà kinh doanh bán trước mua sau đã trở nên quen thuộc Một nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể ký hợp đồng bán cà phê giao hàng sau 4 tháng, rồi tiếp sau mới đi thu mua lượng cà phê đã ký Khi đó anh ta tự đặt mình vào rủi ro giá cà phê đột ngột tăng lên trước khi anh ta kịp mua
số lượng hàng đã ký
3.1.2 Tại sao phải tự bảo hiểm (Hedging)?
Các thương nhân, các nhà sản xuất, các chủ ngân hàng đều đã quá quen thuộc với rủi
ro tiểm tàng trong việc sở hữu hoặc mua bán các loại nguyên liệu thô, như các loại ngũ cốc, đường và kim loại cũng như trong việc buôn bán các loại sản phẩm tài chính như tiền
tệ hay các công cụ tỷ suất sinh lợi
Tất nhiên có một điều căn bản là rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều, nhưng đến mức rủi ro khơng thể kiểm sốt, điều chỉnh được chẳng hạn như phá san và nợ quá lớn
khơng có khả năng chỉ trả trước khi thu nguồn lợi to lớn từ sự mạo hiểm đó thì sao? Thực
tế, hiếm có nhà kinh doanh nào dám “một ăn hai thua” như vậy Bởi vì, rủi ro trong kinh
doanh là rất lớn, thương nhân có thể “trắng tay chỉ trong một đêm” Có thể chia rủi ro ra
làm hai loại chính:
s* Rủi ro giảm giá: là rủi ro thua lỗ về mặt tài chính do giá hàng hóa đang sở hữu (hay đã mua) giảm xuống mà chưa kịp bán
% Rủi ro tăng giá: là rủi ro thua lỗ về mặt tài chính do giá hàng hóa đã bán để giao
hàng trong tương lai tăng lên mà chưa mua được hàng
Giá cả hàng nông sản, các sản phẩm tài chính, thực phẩm, kim loại và các sản phẩm công nghiệp thay đổi từng giờ từng phút Giá một loại hàng hóa đang rất ổn định có thể đột
nhiên rớt thậm tệ hoặc tăng vụt chỉ do một thông tin mà thị trường không ngờ tới, hay một bước phát triển bất ngờ hay một sự vượt trội của cung hoặc cầu Đối với loại rủi ro như vậy
chỉ có một cơng cụ bảo hiểm đặc biệt để đối phó là thị trường kỳ hạn
Trang 23
LUAN YAN TỐT NGHIỆ P GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
Một nghiên cứu lịch sử phát triển thương mại hàng hóa đã chứng tỏ rằng thị trường
kỳ hạn ban đầu được hình thành là do nhu cầu cấp thiết về một loại công cụ tự bảo hiểm, một phương thức tiếp cận thị trường để giảm thiểu các rủi ro biến động giá không mong đợi Và Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn đã phát triển rất mạnh, không những đáp ứng
một cách khá hoàn hảo nhu cầu bảo hiểm lợi nhuận mà thậm chí cịn góp phần tạo ra lợi nhuận
3.2 Phân loại Tự bảo hiểm (Hedging) trên thị trường Kỳ hạn:
Tự bảo hiểm hoàn hảo nhất là loại trừ hoàn toàn rủi ro, nhưng điều này rất hiếm trên
thực tế Khi tự bảo hiểm sẽ có những phương cách thích hợp mà nhà tự bảo hiểm tạo ra: khi
nào thì thích hợp cho vị thế ngắn hạn hoặc vị thế đài hạn trên thị trường Kỳ hạn: 3.2.1 Tự bảo hiểm bằng vị thế ngắn han (Short Hedges):
Đó là tự bảo hiểm khi nhà kinh doanh đã sở hữu tài sản và đang chờ bán vào một thời
điểm trong tương lai gần Tự bảo hiểm bằng vị thế ngắn hạn cũng có thể được sử dụng khi
hiện tại chưa có quyền sở hữu tài sản nhưng sẽ có trong tương lai
3.2.2 Tự bảo hiểm bằng vị thế dài hạn (Long Hedges):
Tự bảo hiểm bằng cách mua hợp đồng Futures được gọi là tự bảo hiểm bằng vị thế
dài hạn Tự bảo hiểm bằng vị thế dài hạn có thể được sử dụng để bù đắp trạng thái ngắn
hạn đang tồn tại
3.3 Hiệu quả của nghiệp vụ Tự bảo hiểm (Hedging):
Hầu hết các doanh nghiệp đều bảo hiểm hay phòng ngừa rủi ro là để giảm thiểu rủi
ro Các nhà kinh doanh luôn mong muốn kiếm được lợi nhuận với các rủi ro có thể kiểm
sốt được Và hiện tại công cụ tự bảo hiểm là một trong những biện pháp hoàn hảo nhất
được sử dụng để thực hiện mong muốn đó của các nhà kinh doanh Nghiệp vụ tự bảo hiểm mang lại các hiệu quả sau:
3.3.1 Tự bảo hiểm ngăn chặn rủi ro biến động giá:
Cà phê là một ngành hàng đặc biệt, giá cả luôn biến động Có những lúc bn bán
trên thị trường triển hạn nhiều ”đại gia” đã phải trắng tay, và ngược lại có những “cị con”
bn bán lẽ ”gặp thời lại phất lên như gió” Do đó, Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn sẽ
giúp các công ty giảm việc thua lỗ khi giá biến động theo chiều hướng không tốt, thậm chí
họ cịn có lãi
3.3.2 Tự bảo hiểm tạo ra lợi nhuận:
Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn không đơn thuần chỉ là bao bọc quanh mình một
lớp vỏ để tránh rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình mà cịn góp phần tạo nên nguồn lợi nhuận
mới
* Cách căn bản nhất để thu lợi nhuận từ hoạt động Tự bảo hiểm là tìm kiếm một khoản chênh lệch giá có lợi hơn khi mua cà phê trên thị trường hữu hình Đây là
phương pháp được khuyến khích áp dụng để thu lợi nhuận vì hạn chế được nhiều rủi ro, và tất nhiên lợi nhuận càng cao thì sẽ dẫn tới một rủi ro khác phát sinh s% Cách khác để thu lợi nhuận từ Tự bảo hiểm: Đầu cơ mạo hiểm (Futures
speculation / futures gambling): Đúng như tên gọi của nó, cách này là một kiểu
Trang 24
LUAN YÄÑ TỐT NGHIỆ P GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
đầu cơ chờ biến động giá theo chiều hướng có lợi để bán hoặc mua trên thị trường
kỳ hạn Cũng như các kiểu đầu cơ khác , cách này sẽ mang lại lợi nhuận siêu
ngạch nếu nhà đầu cơ dự đoán đúng chiều hướng giá và hành động kịp thời Tuy nhiên nó cũng sẽ đưa nhà đầu cơ đến bờ vực nguy hiểm nếu anh ta theo những dự
đoán sai, và nhiều khi cái giá phải trả còn nặng hơn trường hợp anh ta không tự bảo hiểm Do vậy, cách này chỉ mang tính chất tham khảo, khơng nên sử dụng
Có hai biện pháp đầu cơ mạo hiểm là: Trì hỗn tự bảo hiểm lô hàng mới mua trên thị trường hữu hình (không tạo vị thế mở); và trì hỗn thực hiện đóng vị thế
tự bảo hiểm cho lô hàng mới giao hàng trên thị trường hữu hình
SYTH: TRAN THIEN THU TRANG 19
Trang 25
LUAN YAN TỐT NGIHIỆ P GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
PHAN II:
UNG DUNG TU BAO MIEN TREN SG GIAO DICH LIFFE YAO HOAT DONG KINH DOANH CA PHE
TAI YPPD CONG TY SOCADEC S.A
Trang 26
LUAN YAN TOT NGHIEP GAD: ThS.DINK TIEN MINH
I TINH HINH SAN XUAT VA XUAT KHAU CA PHE TREN THE GIGI:
Cây cà phê được biết đến vào cuối thế kỷ 15, có nguồn gốc ở vùng Bắc Phi, quê
hương của nó là Ethiopia Cây cà phê là cây trồng dài ngày thích hợp với vùng cao Cây cà
phê có ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế của hơn 40 nước, thu
hút hơn 25 triệu lao động Ước tính giá trị thương mại hàng năm từ 7,8 - 9,8 tỷ USD
1.1 Khái quát tình hình cà phê thế giới:
Có hai loại cà phê có giá trị thương mại hiện nay là cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica), ngoài ra cịn có cà phê mít (Excelsa), loại này có giá trị thương phẩm thấp
nhất
Do cà phê có giá trị xuất khẩu lớn nên có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu cà phê, nhất là Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia Việc cạnh tranh đã dẫn đến sự khủng hoảng gây ra những thiệt hại to lớn cho những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Để giải quyết tình trạng này, tháng 6 năm 1962 hiệp ước giữa 53 nước sản xuất và xuất
khẩu cà phê trên thế giới đã được ký kết, và một tổ chức quốc tế cà phê đã ra đời, gọi tắt là
ICO (International Coffee Organization) Mục đích của hiệp ước là nhằm tạo ra một sự hợp
tác quốc tế về cà phê để thực hiện sự bình đẳng giữa sản xuất và tiêu thụ, loại trừ những
khó khăn cho nhà sản xuất cũng như giới tiêu thụ cho sự thặng dư cà phê và sự chuyển biến
đột ngột của giá cả
Bức tranh toàn cảnh của thị trường cà phê thế giới có thể nói là khá ẩm đạm với nét đặc trưng nhất là sự khủng hoảng sản xuất dư thừa Theo thống kê của Tập đoàn Cà phê
Neumamn (NKG) ước tính sản lượng cà phê vụ 2002/2003 toàn cầu là 117.47 triệu bao Khủng hoảng sản xuất dư thừa đã tác động mạnh đến giá cả cà phê trên thị trường Giá cà
phê xuống thấp liên tục dẫn đến thu nhập của người trồng cà phê suy giảm Đặc biệt là kim ngạch do xuất khẩu cà phê đưa đến xuống thấp rõ rệt, điều đó làm cho khơng ít quốc gia gặp khó khăn nhất là những nước có nguồn kim ngạch xuất khẩu chủ yếu dựa vào cà phê
Trong một thời gian khá dài cà phê đã là một loại hàng hố có giá trị trên thương trường
thế giới sau dầu mỏ Ngành cà phê đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, kinh tế và cấu trúc xã hội của một số lớn quốc gia, và đồng thời cà phê cũng là một trong những thức uống
phổ biến nhất trên thế giới, Nhất là ở Châu Âu và Mỹ
Hiện tại, cà phê được yêu chuộng trên khắp thế giới, từ Luân Đôn, Berlin, Paris, New York, Toronto đến Tokyo và Việt Nam Hơn 15 năm qua, cà phê đã dành cho mình
một chỗ đứng vũng chắc, vươn tới hầu hết các quốc gia trên thế giới và trở thành một biểu
tượng mạnh mẽ của sự toàn cầu hóa Cà phê là một sản phẩm được trao đổi nhiễu nhất trên thế giới và là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các nước nghèo, nước đang phát triển
Tuy nhiên, ngành công nghiệp cà phê của cả thế giới đang lâm vào khủng hoảng chung khủng hoảng thừa
Ngày nay, hơn bao giờ hết cà phê đã tượng trưng cho sự mất cân đối của thị trường
toàn cầu, giá hàng hóa tụt xuống thấp và sự nghèo khổ ở một số khu vực trên thế giới Một
tách cà phê ở Luân đôn hay Nữu ước có thể tới 3 đô la Mỹ, nó tương đương với thu nhập trong một tuần lễ của một nông dan 6 Chau Phi ở Châu Phi _
TRƯỜNG ĐHDL ~ “tury
ŠYTH: TRAN THIEN THU TRANG 21
Trang 27
LUAN YAN TOT NGHIEP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
Vào những năm 1980 khi hiệp định cà phê quốc tế có hiệu lực, giá bán cà phê cuối cùng cho người tiêu dùng đạt khoảng 30 tỷ USD hàng năm, trong đó các nước xuất khẩu thu được 9-10 tỷ USD, chiếm khoảng 30-33% Theo ước tính gần đây nhất thì giá tiêu dùng cuối cùng hiện nay đạt khoảng 55tỷ USD hàng năm và các nước sản xuất cà phê chỉ thu được dưới 8 tỷ USD tức là vào khoảng 15% Sự mất cân đối giữa giá xuất khẩu và giá bán lẻ cần
được nghiên cứu
1.2 Sản lượng:
BIEU DO 1: TINH HINH SAN XUAT YA TIf.U THU CA Pit QUA 8 NIEN YU
140 120 100 Triéu bao 80 (60kg/bao) 60 40 20 0 1989/1999 | 1999/2000 | 2000/2001 | 2001/2002 | 2002/2003 | 2003/2004 | 2004/2005 | 2005/2006 E Sản xuất 106.06 114.48 112.33 110.2 130.09 124.1 114 106 B Tiêu thụ 110.6 108.3, 1083 108.8 109.5 1095 1 1134 HS @ Sản xuất M Tiêu thụ
Nguồn: Văn phòng đại diện Socadec S.A
Vụ thu hoạch cà phê 2004/2005 của thế giới cơ bản đã kết thúc với sản lượng ước tính giảm §.1% so với niên vụ 2003/2004, đạt 114 triệu bao Sản lượng của Brazil đạt
khoảng 41 triệu bao, nhưng chất lượng cà phê hạn chế do mưa nhiều, độ ẩm cao Hạn hán kéo dài là nguyên nhân khiến cho sản lượng cà phê của Việt Nam giảm xuống còn 13,3 triệu bao so với 15 triệu bao của vụ trước và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ
2005/2006
Theo ICO, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/2006 dự đốn có thể đạt 106-108
triệu bao, giảm 7% so với niên vụ trước Xuất khẩu cà phê của Brazil tiếp tục giảm sút do
sản lượng dự kiến chỉ đạt 30,7 — 33 triệu bao, giảm mạnh so với vụ 2004/2005 do chu kỳ
sương giá tại Brazil Sản lượng cà phê Việt Nam cũng giảm khoảng 20% xuống còn 12
triệu bao Việc hai quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới liên tục giảm sản lượng đã góp phần làm cho cà phê chuẩn bị tăng giá trở lại
Trang 28
LUAN YAN TOT NGHIEP GHD: ThS.DINH TIEN MINH
Nhu cầu cà phê thế giới vẫn tăng ổn định 2% năm Niên vụ 2005/2006 nhu cầu cà
phê thế giới dự đoán sẽ vượt cung khoảng 8 - 9 triệu bao Ngoài thị trường Mỹ - nước
nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới với nhu cầu tăng khoảng 3 - 4%, nhu cầu cà phê cũng
tăng tại các thị trường như Nhật Bản, Đức, Pháp, BỈ và nhu cầu tiêu thụ của các nước xuất khẩu cà phê cũng tăng lên Tiêu biểu là Brazil, các quan chức Brazil cho biết, sức mua của người dân đang gia tăng Tính đến tháng 10/2004, bình quân mỗi người dân tiêu thụ
khoảng 4 kg cà phê
Cà phê trong niên vụ 2005/2006 có sự cách biệt khá lớn giữa cung và cầu Tình trạng giảm sản lượng cà phê tại các quốc gia trồng cà phê và nhu cầu tiêu thụ gia tăng như hiện
nay khiến cho mức cung đã vượt qua khỏi mức sản xuất từ 8 — 9 triệu bao (dự báo niên vụ 2005/2006) Tình trạng cung thấp hơn cầu hiện nay sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến giá Theo
dự đốn của ICO thì năm 2005 giá cà phê Arabica sẽ dao động từ 125 đến 250 Uscent/lb trong tình hình sương giá của Brazil hiện nay Biên độ dao động của cà phê Robusta là 800
— 1.200 USD/tấn trong tình hình Việt Nam đang bị hạn hán và có nguy cơ mất trắng hàng
nghìn hecta cà phê
Hàng năm, vương quốc cà phê Brazil là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cũng như xuất khẩu thế giới chiếm tỷ trọng 27%, kế đến là Việt Nam từ mùa vụ 1999 — 2000 với
diện tích là 520.000 ha, sản lượng 900.000 tấn đã tiến lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới chiếm 16%, Colombia 12% ., với chỉ tiết biểu đồ cụ thể sau cho chúng ta thấy 10 nước đứng đầu trong việc cung cấp sản phẩm cà phê cho thế giới
BIỂU ĐỒ 2: IO NƯỚC XUẤT KHẨU CẢ Pit HANG DAU THẾ GIỚI
Các quốc gia khác 20% ` Brazil 27% Pêru 3% Hônđurát 3% Goatémala 4% Êtiôpia 2% Ấn Độ 4% Ind6néxia 5% Méhic6 4% Côlômbia 12% Việt Nam 16%
Nguôn: Hiệp hội Cà Phê Thế Giới (ICO)
Brazil là nước truyền thống đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê trên toàn thế
giới Trước đây, ngành cà phê Việt Nam khơng có một chỗ đứng nào trong hàng ngũ các nhà xuất khẩu cà phê thế giới cả Trong giai đoạn 1993 —- 1994, khi Brazil liên tục bị hai
đợt sương giá vào tháng 5 và tháng 7/1993 khiến cho sản lượng cà phê của Brazil chỉ còn
khoảng 45 - 50% Khi đó ngành cà phê Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển mình và
Trang 29
LUAN YAN TOT NGHIEP GYD: ThS.PINH TIEN MINH
thực sự khởi sắc từ đó Hiện nay, Brazil vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới
nhưng tiếp sau Brazil không phải là Colombia và Indonesia mà chính là Việt Nam Việt
Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil
Sản lượng cà phê tăng kéo theo giá ngày một giảm dần, dẫn đến sự khủng hoảng về giá phê trong vòng 30 năm qua Để cải thiện tình hình giá cả trên thị trường thế giới hiện nay một việc làm cần thiết và có hiệu quả là giảm bớt sản lượng cà phê cung cấp
ra thị trường thông qua việc giảm diện tích cà phê
ĐỒ THỊ 1: SẢW LƯỢNG CẢ PHÊ THẾ GIỚI THÉO YỤ
(Đơn vị: Triệu bao)
120 110 - 100 — 90 80 1990/91 T 1992/93 | | 1994/95 | | 1996/97 | | 1998/99 | | 2000/2001 | 1881/92 1883/84 1985/96 1897/98 1999/2000 2001/2012
Nguồn: FO Licht Vol 16 No.15 tháng 01/2002
1.3 Tiêu thụ:
Đầu thế kỷ 18 cà phê là loại thức uống chỉ quen dùng của giới thượng lưu trong
những tiệm cà phê ở các nước Châu Âu Ngày nay, cà phê đã được tiêu dùng rộng rãi hơn
Cà phê giao dịch trên thị trường thế giới chủ yếu là cà phê nhân xanh chiếm tới 95% sản
lượng giao dịch Cà phê rang xay và cà phê hòa tan chỉ chiếm một khối lượng nhỏ Hàng
năm, mức tiêu thụ cà phê bình quân ở các quốc gia nhập khẩu cà phê tăng dần qua các
năm từ 1 — 2% Tổng khối lượng cần thiết cho nhu cầu tiêu thụ ở các nước sản xuất cà phê chiếm hơn 23% trong tổng khối lượng tiêu thụ trên thế giới Như vậy, lượng cà phê thuần đi vào quá trình thương mại quốc tế chiếm khoảng 80% tổng khối lượng cà phê của quốc tế
tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, các nước thuộc khối EC, Mỹ, Nhật Bản trong đó các nước Bắc Âu có mức tiêu thụ
tính theo đầu người khá cao Theo sự đánh giá mới đây của Hiệp hội cà phê thế giới (ICO)
SYT#: TRAN THIEN THU TRANG 24
Trang 30
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS DINK TIEN MINH
thì mức tiêu thụ cà phê ở các nước Đông Âu đã tăng khá mạnh trong vòng 10 năm trở lại
đây và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai
Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới trong những năm gần đây không biến động, thị
trường lớn nhất thế giới vẫn là châu Âu và Mỹ
BẢNG 2 : TÌNHí HÌW SẢN XUẤT YẢ TIỂU THỤ CA PHE TREN THE GIGI THEO YU MUA Don vi tinh: Triệu bao (60Kg/bao)
VỤ MÙA SAN XUAT TIEU THU
1998/1999 106.06 1999/2000 114.48 108.3 2000/2001 112.33 108.3 2001/2002 110.20 108.8 2002/2003 117.47 109.5 2003/2004 105.48 112.48
Nguồn: VPĐD công ty Socadec S.A
Nhìn vào bảng trên, ta thấy lượng sản xuất theo các vụ mùa luôn cao cao hơn lượng tiêu thụ chứng tỏ cung vượt câu Duy chỉ có lượng sản xuất cao hơn lượng tiêu thụ vào niên vụ 2003/2004 Điều này ảnh hưởng đến việc biến động giá, tức là giá sẽ giảm do cung cao
hơn cầu và giá giảm sẽ tạo bất lợi cho người nông dân
1.4 Tôn kho:
Lượng tổn kho thực tế trên thế giới vẫn là một con số không chắc chắn mà chỉ dựa
trên ước đoán (dường như chẳng có nhà phân tích nào chấp nhận ước đoán của người khác)
Trong khi đó, dự đốn của FO Licht cho rằng tổn kho ở các nước sản xuất cà phê cuối vụ
2000/01 là trên 30 triệu bao, trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA-US Department of
Agriculture) chỉ đặt con số này ở mức 26 triệu bao Ước tính của FO Licht lượng tổn kho ở các nước tiêu thụ vào cuối vụ 2000/01 là 24 triệu bao còn Hiệp hội các nước Xuất khẩu Cà
phê (ACPC-Association of Coffee Producing Countries) dự đoán chỉ đạt 20,6 triệu bao
1.5 Giá quốc tế:
Giá cà phê luôn luôn biến động trên thị trường thế giới Trong những năm gần đây
giá cà phê có chiều hướng giảm dần
Mac dau có dấu hiệu cho thấy thị trường được củng cố và sản lượng cà phê niên vụ 2003/2004 giảm, giá cà phê vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của các nhà sản xuất Chỉ số giá phức hợp của ICO giảm từ 54,04 cents/Ib tháng 01/03 xuống 49,81 cents tháng
11/03 Cà phê chè loại dịu của Colombia giảm 4,3% tif 67,27 cents xuống còn 64,39 cents trong cùng thời gian đó, cà phê vối giảm 17,2% từ 41,18 cents xuống còn 34,11 cents
Trang 31
LUAN YAN TOT NGHIEP GYD: ThS DIN TIEN MINH
Nguyên nhân chính là do sản lượng dư thừa của các niên vụ trước cộng với triển vọng vụ mùa bội thu của Brazin trong niên vụ 2004/2005
Giá cà phê giảm ảnh hưởng rất nhỏ đến sản lượng bởi vì nhiều nước có rất ít cây trồng thay thế, do vậy vẫn phụ thuộc vào cây cà phê Để cải thiện tình hình thương mại, chủ yếu đối với sản phẩm cà phê đã chế biến cũng như tạo điều kiện cho những nước đang
phát triển gia tăng giá trị nông sản của họ Một số quốc gia vẫn trung thành với các giải pháp cũ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này và mong muốn ICO can thiệp sâu hơn nữa vào thị trường Tại hội nghị gần đây của ICO tổ chức tại Cartagena, phía Colombia
kêu gọi đưa ra mức giá tối thiểu cho cà phê, để xuất một văn bản quốc tế dựa trên kế
họach lựa chọn của Brazin “ tài trợ bởi những nước sản xuất và các nước tiêu thụ” Tuy
nhiên, ý kiến này không giành được nhiễu sự ủng hộ vì khơng thực tế trong tình hình hiện
tại nhiều nước nhập khẩu đang gặp khó khăn về tình hình tài chính Dường như khơng có
quyết tâm hay cơ cấu tổ chức nào thực hiện vấn để này Tương tự như vậy đối với kế hoạch hạn chế như quota xuất khẩu và hàng trong kho Những người thảo luận giải pháp thị trường quản lý cần nhớ đến việc đầu cơ bị rủi ro của Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê-
ACPC (Association of Coffee Producing Countries) Điểm yếu rõ ràng của các kế hoạch
hạn chế dưới các hình thức khác nhau là chúng chỉ để cập đến vấn đề cơ bản là cung dư thừa và cuối cùng đưa ra các tín hiệu sai cho các nhà sản xuất, chính vì vậy càng làm tình hình xấu thêm Mặc dầu khó có thể chấp nhận, nhưng cách duy nhất để có được giá cao là
cần phải điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu
Giá cà phê trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất của các nước có sản
lương cà phê chiếm tỷ trọng lớn Giá cà phê thế giới có khi tăng đột biến trên 4.200
USD/MT (năm 1994 xảy ra 2 đợt sương giá) và đến năm 2002 thì giá giảm đến mức thấp
chưa từng có là 370 USD /MT
Rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu của các nước (Brazil, Việt Nam, Colombia,
Indonexia, ) có ảnh hưởng rất lớn đến cung câu thị trường thế giới và đóng vai trị quyết định đến sự hình thành giá cả trên thị trường
1.6 Xuất khẩu:
BẢNG 3: XUẤT KđẨU CÀ PHÊ TỒN THẾ GIGI TRONG 8 NIEN YU YOA QUA
Đơn vị 1.000 bao cà phê nhân
Niên vụ 1993/94 | 1994/95 | 1995/96 | 1996/97 | 1997/98 | 1998/99 | 1999/00 | 2000/01 Xuất khẩu 730561 6587720 [401320 [81.484,90 [7737610 4376/00 93.670,50 87.937,30 rong dé: Cà phê nhân 69013150 6220280 943080 [712030 [311070 044810 |88.929,10 62.710,20 Cà phê rang 479,00 496,00 604,40 613,70 546,50 586,30 662,30 552,10
Cà phê hoà tan 95070 17850 397800 B.75090 8.71890 34160 07910 67500
* Nguôn: ICO Braxin là nước truyền thống đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê trên toàn thế
giới Việt Nam vẫn giữ mức thứ 2 trên Colombia và Indonesia kể từ khi đạt được vị trí này
SYTH: TRAN THIEN THU TRANG 26
Trang 32
LUAN YAN TOT NGHIỆ P GYAD: ThS.DINH TIEN MINH
thay thế Colombia năm 2000 Dưới đây là số liệu về 10 nước xếp hàng đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới có lượng xuất khẩu trên 2 triệu bao (60 kg/bao) trong 12 tháng từ tháng 12/2000 đến hết tháng 11/2001 (trong tổng số là 89.604.927 bao cà phê nhân đã được xuất
khẩu trong 12 tháng này)
BANG 4: !O NƯỚC XUẤT KHẨU CẢ PHÊ, ñẰNG ĐẦU
(12/2000-11/2001) Đơn vị tính : Bao
TÊN NƯỚC LƯỢNG XUẤT KHẨU
1 Braxin 22.921.314 2 Việt Nam 14.324.125 3 Columbia 9.767.377 4, Indonesia 4.500.202 5 Ấn Độ 3.974.083 6 Bờ biển Ngà 3.509.375 7 Mehico 3.343.319 8 Uganda 3.100.609 9 Peru 2.397.494 10 Costa Rica 2.062.591 Nguồn: ICO 1.7 Tình hình chất lượng:
Hội nghị toàn thể Hội đồng cà phê quốc tế kỳ họp thứ 84 ngày 28/9/2001 thông qua nghị quyết số 406 quyết định thành lập Ban chất lượng Cà phê (Coffee Quality Committee) bao gồm đại biểu 4 nước sản xuất, 4 nước tiêu thụ Ban chất lượng đã họp kỳ
đầu tiên vào ba ngày 28, 29, 30 tháng 11 năm 2001 tại trụ sở ICO ở Luân đôn Hội nghị đã
giới thiệu sử dụng bảng tính lỗi cà phê Arabica của Brazi/New York; và hệ thống phân
loại cà phê Robusta của Indonesia và Việt nam ở đây Việt nam đã giới thiệu bản tiêu
chuẩn TCVN 4193:2001 được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ môi trường phê chuẩn trong quyết định số 57/2001/QĐ- BKHCNMTT ngày 05/11/2001
II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM:
2.1 Quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam:
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán cầu, trải đài theo phương kinh
tuyến từ 8920' đến 23930' vĩ độ Bắc Điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp với việc phát
triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rat riêng
Ở 16°14' có đèo Hải Vân nằm trong dãy núi Bạch Mã, cuối dãy Trường Sơn Bắc,
nằm ngang ra đến biển tạo nên một bức tường thành cao trên 1.000m ngăn gió mùa đông bắc và chia địa lý khí hậu Việt Nam thành hai miền Miễn địa lý khí hậu phía Nam thuộc
Trang 33
LUAN YAN TOT NGHIEP GYHD: ThS.DINH TIEN MINH
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta Miền khí hậu phía Bắc có mùa
đơng lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica Đó là vùng chủ yếu quy hoạch
phát triển cà phê Arabica của Việt Nam
Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà
phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc Chỉ trong vòng 15-20 năm chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng tram lần
Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì
nó Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, ngành cà
phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng điện tích cà phê Arabica, trong đó có cả một chương trình
chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica
2.2 Diện tích, sản lượng và xuất khẩu:
Cách đây 25 năm, một phần tư thế kỷ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với
những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây nguyên Vào thời gian này cả nước mới chỉ có khơng đây 20 ngàn hécta phát triển kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4.000-5.000 tấn Đến nay, cả nước đã có
hơn 500.000 ha cà phê hầu hết sinh trưởng khỏe, năng suất cao, tổng sản lượng đạt tới 90
vạn tấn Những con số đó vượt xa tất cả mọi suy nghĩ, mọi mục tiêu chiến lược của ngành Diện tích cà phê ở Việt Nam bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20
Đến năm 1992 giá cà phê thế giới tụt xuống ở mức thấp nhất do các nước sản xuất cà phê
trên thế giới tung lượng cà phê tổn kho từ những năm trước do Tổ chức cà phê quốc tế còn áp dụng chế độ hạn ngạch bán ra Sau năm 1992 giá cà phê lại hồi phục và dần dần đạt tới đỉnh cao vào năm 1994, 1995 Phân lớn cà phê sản xuất ra để xuất khẩu, tiêu dùng rất ít
Chất lượng cà phê xuất khẩu là một trong những vấn để quan trọng cần được quan
tâm đúng mức của cả người sắn xuất và nhà xuất khẩu Mặt khác, chất lượng xuất khẩu còn
thể hiện chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế Có thể nói vấn đề nổi cộm của ngành
cà phê Việt Nam hiện nay là chất lượng không cao Cà phê chỉ được xuất ở dạng sơ chế,
chất lượng không đồng đều, khơng có điều kiện để tỉnh chế sản phẩm trước khi xuất khẩu
Đó là nguyên nhân dẫn đến việc cùng chủng loại nhưng cà phê Việt Nam thường thua thiệt về giá so với hàng của các nước khác
Ta có thể thấy sự phát triển quá nhanh của ngành cà phê Việt Nam qua những con số sản lượng trong các niên vụ gần đây:
Trang 34
LUAN YAN TOT NGHIỆP GYHD: ThS.DINA TIEN MINH
BANG 5: DIEN BIEN DIEN TICH, SAN LUGNG YA XUẤT KHẨU CA PHE YIET NAM
NAM DIEN TICH SAN LUONG XUAT KHAU
(1000 ha) (tấn) (tấn) 1999 520 698.880 653.678 2000 500 886.500 874.676 2001 565.3 787.980 757.980 2002 531.3 693.300 663.000 2003 500 889.800 859.800 2004 500 800.000 797.000 (1/12/2004)
Nguôn: Hiệp hội Cà Phê Cacao Việt Nam
Qua bảng trên ta thấy cà phê Việt Nam tăng nhanh như vậy là do những nguyên nhân sau :
- Cây cà phê được trồng ở những vùng có điểu kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai
- Khí hậu tuy có mùa khơ khắc nghiệt nhưng việc tưới nước được giải quyết tốt nên lại trở
thành một yết tố thuận lợi
- Từ năm 1987 có sự đổi mới trong cơ chế quản lý cũng như trong chính sách Nhà nước về
đất đai
Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người không phải trong ngành cà phê Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá cà phê đến
mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phê Việt Nam chịu
nhiều thiệt thịi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều Ta có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam qua các vụ từ 1999 đến 2004
Trang 35
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS.PINH TIEN MINH
BIEU DO 3: DIEN TICH, SAN LUGNG YA XUẤT KHẨU CỦA CẢ PHÊ YIỆT NAM TỪ NAM 1999 DEN 2004
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
R Diện tích L] Sản lượng E] Xuất khẩu |
Nguôn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Biểu đồ trên đây đã chứng minh rằng diện tích cà phê Việt Nam tăng cao vào năm
2001 Đây chính là kết quả từ chính sách khuyến khích phát triển cà phê của Chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kết hợp với đầu tư hỗ trợ của nhà nước qua các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đồi trọc, đất trống Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng
đó đã gây ra những hậu quả đáng ngại đó là sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của cà phê trồng Nhưng từ năm 2003 đến nay đã bắt đầu bình ổn do kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của nhà nước
Kết thúc niên vụ 2003-2004, Việt Nam xuất khẩu được 867.616 tấn cà phê, trị giá gần 565 triệu Đô la Mỹ (USD), giá xuất khẩu bình quân đạt 650 USD/tấn, tăng 25,5% về sản lượng và 31,7% về giá trị so với niên vụ trước Tình hình chế biến có khá hơn trước do
có sự đầu tư về trang thiết bị của các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu cà phê tại Tây
Nguyên Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), giá cà phê thế giới có xu hướng
tăng vào cuối tháng 12/2004 và bắt đầu tác động đối với thị trường trong nước Giá thu gom
cà phê nhân đầu tháng 12/2004 đang ở mức 8.100 — 8.200 đồng/kg (cà phê xô), tăng lên
khoảng 200 -250 đồng/kg nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2003 khoảng 9.000 đồng/kg Tuy nhiên, đến đầu năm 2005 (trung tuần tháng 3/2005) theo dự đoán của các chuyên gia giá cà phê cả nước có thể đạt ở mức 20.000 đồng/kg vì theo các nguồn tin cho biết năm 2005 giá cà phê thế giới có thể sẽ tăng mạnh nếu thời tiết xấu tiếp tục làm cung thấp hơn cầu Thật vậy, với tình hình thời tiết khô hạn kéo dài như hiện nay chỉ tính riêng ở
Tây Nguyên đã có khoảng 90.000 ha cà phê khơ hạn và có nguy cơ mất trắng Như vậy,
Trang 36
LUẬN YAN TỐT NGHIỆP GYfD: Th8.ĐINH TIỆN MINH
sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2005 theo dự đoán sẽ giảm khoảng 1,3 triệu tấn so với năm 2004
Hiện nay, cà phê đã và đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn sau gạo Giá trị cà phê
xuất khẩu thường chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm Hiện nay, Việt Nam
xuất khẩu cà phê đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó, 10 nước nhập khẩu cà phê đứng đầu
gồm:
BANG 6:10 NUGC NHAP KHAU HANG PAU CUA NGANH CA PHE VIET NAM
TT| Tênnước | Sốlượng (ấn) (Usp) TY phn soi fog
1 | Bi 138.603 | _ 57.947.984 15,85
2 |My 137.501 59.371.585 15,72
3 | Đức 134.321 60.054.805 15,36
4_ | Tây Ban Nha 73.852 31.666.889 8,44
5 ly 62.559 27.796.789 7,15 6 | Phap 45.998 20.147.381 5,26 7 | Balan 38.155 17.171.839 4,36 8 | Anh 30.153| _ 13.055.058 3,45 9_ | Nhật 26.905 | _ 13.274.686 3,08 10_ | Hàn quốc 26.288 | _ 11.310.104 3,01
Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
2.3 Qui trình từ sản xuất đến xuất khẩu của cà phê Việt Nam:
Những bên có liên quan trong qui trình từ sản xuất đến xuất khẩu của cà phê:
Nhà trồng cà phé (farmers): c6 2 dang :
> Nông dân (small holders) : trồng cà phê và bán ở dạng tươi > Trang trại : trồng và bán cà phê cho nhà thu mua, nhà cung ứng
© Nha thu mua (collectors) : Ho thu gom ca phé dưới dạng nguyên liệu hoặc đã qua
chế biến của những người trồng cà phê sau đó bán lại cho các nhà cung ứng
e_ Nhà cung ứng (suppliers) : Nhà cung ứng sẽ dùng máy móc để chế biến cà phê
thành nhiều loại Họ thường bán lại cà phê cho nhà xuất khẩu e_ Nhà xuất khẩu (exporters): có 2 dạng
> Nhà xuất khẩu khơng có hệ thống máy móc : mua hàng đã qua chế biến > Nhà xuất khẩu có hệ thống máy móc : mua hàng nguyên liệu rồi tự chế biến
và xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người môi giới
e_ Công ty thương mại (traders) : Thường là các cơng ty nước ngồi có văn phòng đại
diện tại Việt Nam, họ sẽ mua cà phê hạt thành phẩm sau đó bán lại cho các nhà
rang xay trên thế giới
Trang 37
LUAN YAN TỐT ÑGHIỆ P ŒYfD: Th5.ĐINE TIẾN MINH
e_ Nhà môi giới (brokers) : Là nhà trung gian giữa các bên tham gia kinh doanh cà phê
(giữa các nhà xuất khẩu với nhau, giữa nhà xuất khẩu và công ty thương mại, giữa
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ), xúc tiến thúc đẩy hoạt động kinh doanh để
hưởng hoa hồng Với mặt hàng cà phê, mức hoa hồng này thường là 3 - 5 USD /
MT Nhà môi giới cũng có thể kiêm cả chức năng xuất khẩu
e_ Nhà nhập khẩu (importers) : Thường là những nhà rang xay cà phê, nhà chuyên sản
xuất hàng thực phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng
e Người tiêu dùng cuối cùng (end-users) : Là những khách hàng cuối cùng sử dụng cà phê đã chế biến thành phẩm như: cà phê hoà tan, cà phê bột
Trang 38
LUAN YAN TỐT NGHIỆP GYHD: ThS PIN TIEN MINH
SG BO 1: QUI TRINH TU SAN XUẤT DEN XUẤT KHẨU CA PHE YIET NAN
ae Ít xảy ra Người trồng cà
Thường xuyên phê
Nông dân Trang trại
Y Nhà thumua |* -'-'-''''''” Vv pee tc ee te ee ee Nhà cung ứng [* Ỷ Nhà xuất khẩu A Vv ‘ Vv Céng ty thudng mai A Người tiêu dùng
Cho đến nay các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới đều biết và quan tâm
đến cà phê Việt Nam, các tập đoàn thương mại thế giới đều có chi nhánh, văn phịng đại
điện tại Việt Nam Đồng thời những hiểu biết kinh nghiệm của các công ty xuất khẩu được
nâng lên Họ đã biết ký hợp đồng trừ lùi và theo dõi giá trên thị trường Futures của Luân
Đôn và NewYork để nắm giá hòng tránh thua lỗ, nắm bắt kịp thời tình hình cà phê thế giới
để tránh thua thiệt Bên cạnh đó, Việt Nam đã có những cố gắng duy trì đầu mối, tạo sự ổn
Trang 39
LUẬN YAN TOT NGHIEP GVHD: ThS.DINH TIEN MINH
định cho xuất khẩu và đầu tư máy móc thiết bị để ngày càng nâng cao chất lượng sản
phẩm, bắt kịp với sự phát triển cà phê trên thị trường thế giới Khắc phục được những mặt
hạn chế, đồng thời phát huy những thế mạnh đang có, chắc chắn ngành cà phê Việt Nam
sẽ có nhiều triển vọng trong tương lai
Ill THUC TRANG TINH HINH KINH DOANH CA PHE VIET NAM:
Qua phân tích tình hình cà phê trên thế giới và tại Việt Nam, chúng ta cũng đã nhận
thấy được thực trạng kinh doanh cà phê hiện nay trên thế giới, tựu trung lại vẫn là sự khủng hoảng thừa, giá biến động liên tục mà chủ yếu vẫn theo chiều hướng giảm Tuy nhiên, những vấn để ấy không làm cho công việc kinh doanh mặt hàng cà phê bớt nhộn nhịp,
nóng bỏng, bởi lợi ích là nguồn ngoại tệ mang lại từ việc xuất khẩu sản phẩm này là rất
lớn
Và đất nước Việt Nam ta, dải đất hẹp có bờ biển cong hình chữ S đã trãi qua 15° vi
độ Bắc dọc theo phương kinh tuyến, từ Bắc chí Nam, qua nhiều đới địa lý có điều kiện khí
hậu khác nhau, với phía Nam nóng ẩm phù hợp với cà phê Robusta và cũng có phía Bắc ơn hịa có mùa đông lạnh phù hợp với cà phê Arabica Chính vì điều kiện thuận lợi cho ngành
trồng trọt và xuất khẩu cà phê nên hiện tại Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê
thứ hai trên thế giới (sau Brazil) nói chung, và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta bởi sản lượng mà Việt Nam cung cấp cho thị trường thế giới là rất lớn, độ khoảng
70 — 80 vạn tấn cà phê, tức là vào khoảng 12 — 13 triệu bao cà phê mỗi năm
Như vậy, mặc đù sản lượng cà phê xuất khẩu không ngừng tăng lên và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất, nhì thế giới, song vẫn chưa nhận được lợi ích hay cụ thể hơn là lợi nhuận xứng đáng như ước tính và mong mỏi của toàn ngành cà phê Việt Nam Có nhiều câu hỏi đặt ra được đúc kết từ những bức xúc của dân kinh doanh cà phê Việt Nam khi năng suất, sản lượng tăng cao mà việc kinh doanh vẫn không hiệu quả:
% Phải chăng chúng ta chưa hội nhập được thị trường cà phê thế giới thông qua hiệp
hội cà phê — ca cao thế giới
+ Phải chăng thị trường cà phê thế giới trong sự cạnh tranh khốc liệt, ngày càng
phụ thuộc vào một số ít các nhà tư bản đầu cơ lũng đoạn
s* Phải chăng sự can thiệp của Nhà nước thông qua quy hoạch, chỉ đạo, điều hành
sản xuất, khuyến nông chưa hiệu quả khi mà sản lượng cà phê xô ngày một
tăng, diện tích trồng cà phê giảm không đáng kể, bất chấp giá cả thị trường
$% Hay, phải chăng lâu nay ngành cà phê của chúng ta vẫn ăn xổi, buôn bán thô mà
thiếu đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, thiếu ứng dụng phương thức kinh
doanh mới để theo kịp thị trường thế giới
Suy cho cùng, vấn đề này đã được các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
nhận thấy được, đó là Việt Nam với phương thức giao dịch hạn chế, chưa nói là lạc hậu,
luôn bán với giá thấp hơn các nước khác, nhất là Brazin, Colombia (các quốc gia xuất khẩu đứng đầu trên thị trường giao dịch cà phê quốc tế) Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà
Trang 40
LUAN YAN TOT NGHIỆP ŒYD: Th8.ÐĐINH TIÊN MINH
phê phát triển khác đã ứng dụng và thuần thục với những phương thức kinh doanh hiện đại, cách đã làm cho việc kinh doanh của họ hiệu quả hơn rất nhiều
Nói cụ thể hơn là:
- Việt Nam vẫn trung thành với cách kinh doanh truyền thống là mua, bán với loại hợp
đông chốt giá ngay là chủ yếu mặc dù rủi ro là rất cao, và gần đây đã sử dụng hợp đồng
chốt giá sau (Price To Be Eixed) với việc chốt giá dựa vào LIFFE mà khơng chính thức
tham gia tổ chức này
- Việt Nam mù mờ với việc tham gia kinh doanh trên sở giao dịch cà phê Kỳ hạn, một thị
trường tập trung rất nhiều nước xuất khẩu cà phê phát triển trên thế giới, nơi cung cấp một
công cụ phòng chống rủi ro rất hiệu quả “nghiệp vụ Tự bảo hiểm”
Nói cách khác, khi thế giới đã hình thành một thị trường giao dịch cà phê Kỳ hạn, thì lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn loanh quanh mua, bán ở bên ngoài Mà theo Chủ tịch Hiệp hội Cà phê — Cacao Việt Nam (Vicofa), ông Vân Thành Huy là: Việt Nam chỉ bn
bán ở ngồi “chợ”, chỉ khi nào Việt Nam tham gia thị trường giao dịch cà phê Kỳ hạn này chúng ta mới thực sự đưa hàng vào “chợ” cà phê quốc tế để bán
Thực tế chứng minh rằng, các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới đã rất thành công với việc mua, bán Kỳ hạn từ rất lâu nhưng Việt Nam đến giờ vẫn đang bỏ ngõ Có
thể cà phê Việt Nam đã và đang nhận ra được tầm quan trọng trong kinh doanh thông qua
thị trường giao địch cà phê kỳ hạn, nhưng vì lý do nào đó vẫn chỉ ở vạch xuất phát Nhưng
“muộn cịn hơn khơng”, đó là câu nói thơng cảm nhất đối với cà phê Việt Nam Cho dù có
bắt đầu muộn nhưng tôi nghĩ rằng đây sẽ là sự khởi đầu chắc chắn và bền vững bởi chúng ta đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu cà phê khác đã tham gia trên Sở giao dịch Kỳ hạn cà phê thế giới
IV GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KINH DOANH HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI:
4.1 Bán hàng hữu hinh nhung chua mua vao (Create a short position with physical
sales):
Theo phương thức này nghĩa là việc bán hàng được thực hiện trước khi mua hàng (trước khi có hàng hóa trong tay)
Cách thực hiện:
Bộ phận bán hàng mỗi ngày cần phải theo dõi tin tức, theo dõi giá, tình hình thị trường London, phân tích dựa trên đồ thị Từ đó dự đoán xem giá trong tương lai sẽ lên hay
xuống để quyết định có nên bán hay không và sẽ bán với mức giá bao nhiêu để có thể chi trả mọi chỉ phí và đạt được mức lợi nhuận đã đề ra
Sau đó gởi bảng báo giá (offer) cho tất cả các khách hàng (trung bình mỗi ngày một
lần), hoặc thông qua mạng thông tin (ví du: AOL, MSN ), điện thoại để trao đổi, giao dich
với khách hàng mỗi ngày, xem có đáp ứng được yêu cầu hay không Về điều kiện giao
hàng, tính xem đến thời điểm giao hàng thì thị trường có loại hàng đó để đáp ứng hay