Giáo Dục - Đào Tạo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Quản trị kinh doanh 254 THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 Phạm Lê Dương1 - Trần Thùy Linh Sinh viên GD3 Nhóm 1 GVHD: TS. Lữ Thị Mai Oanh 1. Đặt vấn đề Giáo dục trực tuyến đã trải qua những thay đổi đáng kể về công nghệ và cách thức ứng dụng công nghệ nhằm mang đến cơ hội mở cho người học và cải thiện chất lượng học tập. Theo Alavi và Leidner (2001), đào tạo trực tuyến được xem là một hình thức học tập thông qua công nghệ với môi trường học tập có sự tương tác của người học với người dạy, nguồn tài liệu số hóa được trung gian thông qua công nghệ thông tin. Chính vì vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nội dung liên quan đến thiết kế học trực tuyến và góp phần thành công, chấp nhận việc học trực tuyến của sinh viên. Học tập trực tuyến mới được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh cách ly dịch bệnh Covid-9 ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, học tập trực tuyến được xem là phương pháp học tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy và học tập mà vẫn tuân thủ chấp hành sự cách ly của chính phủ. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chiến lược, ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn hoạt động dạy và học tập trực tuyến. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi tâm lý trong bối cảnh dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị trước cho việc triển khai đồng bộ trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến nên quá trình thực hiện vẫn còn gặp những rào cản, khó khăn về công cụ, phương tiện dạy và học, cũng như tâm thế học của sinh viên. Mặc dù số lượng các lớp học trực tuyến đã tăng lên, áp dụng phổ biến trong toàn trường song nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về chất lượng dạy và học tập trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên. 1 Email: phamleduong47gmail.com; điện thoại: 0336455974 255 Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19” là việc làm cần thiết nhằm chỉ ra những khó khăn, thách thức của sinh viên trong việc học tập trực tuyến và tìm hiểu các yếu tố tác động để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho sinh viên. Thông qua một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn trên có một số câu hỏi đặt ra như: Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh được thể hiện như thế nào? Có những yếu tố nào tác động đến việc học tập của sinh viên hiện nay? Đề tài thực hiện khảo sát trực tuyến do trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và đáp những yêu cầu nghiên cứu trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm. Trường Đại học Giáo dục với sự đa dạng sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau trên cả nước ở những khối ngành khác nhau sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến. Kết quả tổng mẫu thu thập được là 367 mẫu định lượng, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 86,9 (319 mẫu) và nam chiếm tỷ lệ 11,7 (43 mẫu) và tỷ lệ người trả lời thuộc giới khác chiếm 1,4 (5). Độ tuổi 19 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6, tiếp đến là độ tuổi 18 chiếm 23,7, độ tuổi trên 21 chiếm 23,2 và độ tuổi 20 chỉ chiếm 20. 3. Trình bày kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên Thời gian học tập trực tuyến Học kỳ 2 của năm học 2019-2020 và cũng là khoảng thời gian trong bối cảnh dịch bệnh covi 19. Trong học kỳ này, tỷ lệ sinh viên đăng ký 6 học phần chiếm tỷ lệ cao nhất 46.3, tiếp đến là 7 học phần 32.7, dưới 5 học phần chỉ chiếm 14.4 và trên 7 học phần chiếm tỷ lệ thấp nhất 6.6. Tỷ lệ dưới 5 học phần chủ yếu là sinh viên năm cuối đăng ký. Điều này cũng phản ánh đúng với tình hình học tập của các em thông qua việc đăng ký môn học phù hợp với yêu cầu của năm học đề ra. Biểu đồ 1: Sử dụng internet cho mục đích h ọc tập và mục đích gi ải trí của sinh viên 256 Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên sử dụng internet cho mục đích học tập từ 3h đến dưới 6h chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7, tiếp đến là nhóm sinh viên có giờ học tập 6h đến dưới 9h chiếm 26,4, trên 9h chiếm 23,4 và cuối cùng là nhóm dưới 3h chiếm 11,4. Điều đó cho thấy cường độ học tập của sinh viên khá cao khi thời gian dành cho học tập trên 6h mỗi ngày chiếm đến 49,8. Thời gian học trực tuyến cũng dẫn đến việc học quá tải của sinh viên. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều khóa học, buổi trao đổi trực tuyến, việc tìm hiểu các kỹ thuật, cách thức sử dụng học trực tuyến dẫn đến việc sinh viên dành cho thời gian học tập trực tuyến khá cao. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh chiều ngược lại khi có một số em tham gia ít môn học trực tuyến thường dành thời gian sử dụng internet cho mục đích khác chiếm tỷ lệ cao hơn ở số thời gian dưới 3h. Cụ thể hơn, ở chiều ngược lại cho thấy khi giờ học tập của sinh viên càng cao thì nhu cầu sử dụng internet cho các mục đích khác như giải trí chiếm tỷ lệ thấp dần. Cụ thể hơn, ở sinh viên sử dụng internet dành cho mục đích khác dưới 3h chiếm tỷ lệ cao nhất 55,6, tiếp đến là từ 3h đến dưới 6h chiếm 33,5, thấp đáng kể từ khoảng 6h đến dưới 9h khi chiếm 6,3 và thấp nhất trên 9h khi chỉ chiếm tỷ lệ 4,6. Sinh viên học tập trực tuyến thường cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội và nhiều sinh viên thiếu các kỹ năng tự định hướng và quản lý thời gian cần thiết để có thể thành công trong việc học tập. Hỗ trợ thể chế là rất quan trọng trong việc duy trì sinh viên học tập trực tuyến (Lyons, 2008). Bên cạnh đó, việc sử dụng internet nhiều vào các mục đích giải trí, mạng xã hội facebook, nội dung không phù hợp với lứa tuổi cũng phần nào ảnh hưởng đến việc học tập trực tuyến của sinh viên. Thuận lợi và khó khăn trong học tập trực tuyến 257 Kết quả nghiên cứu sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục cho thấy, mặc dù Ban Giám hiệu nhà trường đã luôn có sự chủ động các phương án đảm bảo việc học tập xuyên suốt cho sinh viên song việc học tập trực tuyến của người học vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình chung của đất nước, sinh viên các trường gần như chưa có sự chuẩn bị tâm thế ban đầu cho việc học tập trực tuyến. Tuy nhiên, khi xét về khía cạnh thuận lợi, phần lớn các em đều nhấn mạnh đúng một phần, đúng hoàn toàn khi việc học tập trực tuyến giúp tránh khỏi bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất 99,7 và chỉ có 0,3 không đồng ý. Điều này cũng được thể hiện rất rõ thông qua các phản hồi của sinh viên về nhận định việc học trực tuyến hiện nay nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19: Trong thời điểm hiện tại học trực tuyến là giải pháp tốt nhất để ứng phó với đại dịch COVID-19 Đây là việc nên làm để giãn cách xã hội, tránh lây lan bệnh dịch, phù hợp trong thời điểm hiện tại. Với tình trạng cách ly xã hội dài ngày thì học trực tuyến là một điều không thể tránh khỏi và chúng em ủng hộ hình thức học này để giảm nguy cơ mắc bệnh Học trực tuyến giúp bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh nhưng vẫn có thể nắm được kiến thức Học trực tuyến là một biện pháp hay và Covid-19 là một thời điểm tốt để cho giáo viên và sinh viên tiếp cận với công nghệ, làm quen với cách tương tác mới, cách học mới và nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi khám phá. Việc học trực tuyến làm cho học sinh ở nhà học có thể giúp tránh đi được phần nào sự tiếp xúc với cộng đồng, góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm Phù hợp và cần thiết với hoàn cảnh hiện tại. Đây cũng là cơ hội để giáo dục có bước đi mới, tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến. (Khảo sát sinh viên) Kết quả nghiên cứu đã phần nào phản ánh nhận thức của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp ở trong và ngoài nước, các em đã ý thức được việc cách ly nhằm tránh lây lan bệnh là cần thiết để tham gia vào việc học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, việc 258 học tập trực tuyến cũng phần nào giúp các em hỗ trợ bố mẹ, gia đình trong công việc nhà khi có đến 47,4 sinh viên hoàn toàn đồng ý, 36,5 sinh viên cho rằng chỉ đúng một phần và tỷ lệ không đồng ý chỉ chiếm 16,1. Lý giải điều này được đặt trong bối cảnh sinh viên dành toàn thời gian tại nhà và thuận tiện trong việc giúp đỡ bố mẹ, gia đình. Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên học tập tại Trường Đại học Giáo dục xuất thân từ nhiều vùng miền, hoàn cảnh gia đình khác nhau nên việc học tập trực tuyến cũng phần nào giúp người học tiết kiệm thời gian đi lại và có thể hỗ trợ công việc nhà cho gia đình. Tuy nhiên, việc hỗ trợ gia đình chỉ phản ánh phần nào đó trong thời gian rỗi, sinh viên cũng cần chủ động để tránh bị phân tán sự tập trung và ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Đặc biệt, bên cạnh việc thuận lợi học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh và tạo điều kiện cho người học có thể dành thời gian hỗ trợ gia đình thì việc học trực tuyến còn góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn để làm bài và đọc tài liệu. Cụ thể, phần lớn sinh viên nhận định đúng một phần về việc học trực tuyến giúp có nhiều thời gian hơn để làm bài, đọc tài liệu chiếm 61,9, tiếp đến là đúng hoàn toàn chiếm 25,3 và cuối cùng là không đúng chiếm 12,8. Nhờ việc tiết kiệm thời gian đi lại giữa các môn học, buổi học đã giúp sinh viên có thời gian tìm đọc tài liệu và hỗ trợ quá trình tự học. Biểu đồ 2: Khó khăn trong việc học tập trự c tuyến của sinh viên Từ biểu đồ trên cho thấy, một trong những khó khăn đầu tiên mà sinh viên đề cập đến thực trạng học tập trực tuyến hiện nay là có quá nhiều deadline, bài tập. Cụ thể hơn, tỷ lệ sinh viên đồng ý hoàn toàn với việc nhiều deadline, bài tập chiếm tỷ lệ cao nhất 85,5, đúng một phần chiếm 13,7 và không đúng chỉ chiếm 0,8. Tại trường Đại học Giáo dục, 259 việc triển khai đồng bộ việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh đã tạo tâm lí cho giáo viên trong việc ra nhiều bài tập nhằm củng cố việc học cho sinh viên, tuy nhiên điều này cũng đã dẫn đến việc tạp áp lực cho người học do phải dành nhiều thời gian cho bài tập được giao: Không chỉ dừng lại ở việc nhiều bài tập với thời hạn giao bài gấp mà sinh viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức thông qua học tập trực tuyến. Cụ thể hơn, sinh viên cảm thấy đúng một phần và đúng hoàn toàn trong việc khó tiếp thu kiến thức chiếm tỷ lệ rất cao 87,5, trong khi sinh viên cho rằng không đúng chỉ chiếm 12,5. Đây cũng là một hạn chế trong việc học trực tuyến hiện nay, khi việc dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu thật sự của người học. - Em đã cố gắng nghe giảng nhưng không hiểu - Giải thích những phần sinh viên không hiểu hoặc đó là phần khó. - Em mong đây chỉ là phương án tạm thời, vì học online rất mệt mỏi và không nắm được kiến thức - Trong bối cảnh dịch bệnh, học trực tuyến có thể đảm bảo sức khoẻ cho người dạy và người học nhưng khó tiếp thu kiến thức hơn (Khảo sát sinh viên) Kết quả nghiên cứu cũng phần nào phản ánh khó khăn của sinh viên trong việc tiếp thu bài như khó hiểu và đặc biệt ở một số môn cần có phương pháp dạy hiệu quả hơn nhằm thu hút người học. Trách nhiệm chính của một nhà giáo dục là thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên. Chính vì vậy, nhằm giúp người học dễ tiếp nhận hơn trong quá trình học tập trực tuyến, cần có thiết kế bài giảng hợp lí, giáo trình được cung cấp nhất quán để người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức xuyên suốt. Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật nếu môn học được - Đúng lúc nhưng quá nhiều bài tập khó khiến em bị stress (Sinh viên) - Giảng viên nên cho ít bài tập hơn một chút. Hầu hết giáo viên nghĩ sinh viên ở nhà sẽ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi nên giao rất nhiều bài tập, tạo áp lục cho sinh viên. Bản thân em học 8 môn một tuần nhưng thầy cô nào cũng có suy nghĩ như vậy thì chúng em không thở được. Từ ngày học online em không có khái niệm cuối tuần và thấy việc học online áp lực hơn học truyền thống rất nhiều. (Khảo sát sinh viên) 260 xây dựng theo loạt bài tập đánh giá, chia thành các mô-đun phù hợp và được cung cấp cho sinh viên theo cách có thể dự đoán được. Đặc biệt, khi mới tham gia vào môi trường học tập trực tuyến, làm quen với công nghệ, giảng viên cần tránh làm quá tải khi giao quá nhiều bài tập với thời gian trả bài gấp. Có thể tốt nhất là chỉ định một vài bài đọc và bài tập trong hai đến ba tuần đầu tiên của khóa học và sau đó tăng khối lượng bài tập. Bên cạnh đó, cần có một giáo trình thống nhất theo các học phần của toàn trường nhằm giúp sinh viên dễ theo dõi và nắm bắt được nội dung môn học, hiểu được kết quả đầu ra thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên. Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Giáo dục còn cho thấy khó khăn trong quá trình tương tác với giáo viên ở lớp học trực tuyến. Tương tác là một thành phần quan trọng của bất kỳ sự kiện học tập nào (Dewey, 1938; Vygotsky, 1978) và được xác định là một trong những cấu trúc chính trong học tập trực tuyến (Li Akins, 2005). Kết quả nghiên cứu cũng đã phần nào phản ánh việc khó khăn trong quá trình tương tác, trao đổi giữa sinh viên và giảng viên hiện nay. Cụ thể, sinh viên đồng ý đúng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2, tiếp đến là đúng hoàn toàn 37,1 và chỉ có 11,7 sinh viên được khảo sát cho rằng không đúng. - Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế - Sự tương tác giữa học sinh và giáo viên không được tốt như học trên lớp học truyền thống - Kém hiệu quả hơn vì kh ả năng tương tác với giảng viên bị giảm đi nhiều - Em cảm thấy là có khá ổn, để sinh viên theo kịp chương trình học cũng như bổ sung kiến thức nhưng cũng có nhiều khó khăn trong quá trình h ọc tập như: mạng chậm, tập trung chưa cao, không tương tác được nhiều với giảng viên. (Khảo sát sinh viên) Bên cạnh việc gặp khó khăn trong giao tiếp, việc giảng dạy không thu hút, sinh động như trong lớp học truyền thống cũng là một hạn chế sinh viên cảm nhận được trong môi trường học tập trực tuyến. Cụ thể, sinh viên cho rằng thầy cô giáo dạy không thu hút, sinh động như dạy trực tiếp đúng một phần và đúng chiếm tỷ lệ 64,9 và không đúng chiếm 35,1. Đây cũng là một thách thức của giáo viên bước đầu tham gia giảng dạy trong môi trường học tập trực tuyến. Nhiều giảng viên vẫn đang chú trọng việc truyền tải kiến thức 261 hơn là việc tạo môi trường thuận lợi, gợi mở vấn đề để người học cùng tham gia vào quá trình học tập và lấy người học làm trung tâm. Chính vì vậy, việc thiết kế buổi học trực tuyến cần được đầu tư không chỉ đảm bảo kiến thức mà còn lồng ghép các câu hỏi nhanh, slide sinh động, video thu hút, tranh… nhằm tạo bầu không khí học tập năng động và tạo các nhóm cho phép người học tương tác với nhau. - Giảng viên có thể nghĩ ra các hoạt động giúp sinh viên có hứng thú hơn trong khi học Đầu mỗi giờ học thầy cô có thể tổ chức một hoạt động nào đó để gây hứng thú cho việc học tập hơn - Sử dụng các trò chơi câu hỏi và có thời gian nghỉ mỗi tiết - Tạo một số phương pháp học mới, các trò chơi ứng dụng với kiến thức môn học, cho sinh viên giải lao giữa các tiết học. - Giờ học giảng viên cần tạo không khí thoả mái hơn để tránh căng thẳng giữa giảng viên và sinh viên - Các lớp học trực tuyến sẽ trở nên thú vị hơn khi chuyển thể nội dung bài học thành những trò chơi như sử dụng phần mềm kahoot tránh gây nhàm chán cho người học và người dạy - Các thầy cô có thể cho chúng em chơi trò chơi đầu giờ, đỡ buồn ngủ và tăng tương tác hơn. Đấy cũng là hình th ức điểm danh luôn. - Em rất thích học môn Đo lường và đánh giá của cô H,, mỗi tuần cô lại gửi lịch học của buối sau, cô tạo cho lớp không khí hào hứng học tập trước mỗi buổi kiểm tra bài cũ qua hoạt động trắc nghiệm nhanh ở Quizz, các slide bài giảng của cô ngắn gọn dễ hiểu, bài tập nhóm cô giao rất dễ liên kết, học trự...
Trang 1THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG ĐẠI DỊCH
COVID-19
Phạm Lê Dương1 - Trần Thùy Linh
Sinh viên GD3 Nhóm 1 GVHD: TS Lữ Thị Mai Oanh
1 Đặt vấn đề
Giáo dục trực tuyến đã trải qua những thay đổi đáng kể về công nghệ và cách thức ứng dụng công nghệ nhằm mang đến cơ hội mở cho người học và cải thiện chất lượng học tập Theo Alavi và Leidner (2001), đào tạo trực tuyến được xem là một hình thức học tập thông qua công nghệ với môi trường học tập có sự tương tác của người học với người dạy, nguồn tài liệu số hóa được trung gian thông qua công nghệ thông tin Chính vì vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nội dung liên quan đến thiết kế học trực tuyến và góp phần thành công, chấp nhận việc học trực tuyến của sinh viên
Học tập trực tuyến mới được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh cách ly dịch bệnh Covid-9 ở Việt Nam Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, học tập trực tuyến được xem là phương pháp học tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy và học tập mà vẫn tuân thủ chấp hành sự cách ly của chính phủ Chính vì vậy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chiến lược, ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn hoạt động dạy và học tập trực tuyến Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi tâm lý trong bối cảnh dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị trước cho việc triển khai đồng bộ trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến nên quá trình thực hiện vẫn còn gặp những rào cản, khó khăn về công cụ, phương tiện dạy và học, cũng như tâm thế học của sinh viên Mặc dù số lượng các lớp học trực tuyến đã tăng lên, áp dụng phổ biến trong toàn trường song nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về chất lượng dạy và học tập trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên
1 Email: phamleduong47@gmail.com ; điện thoại: 0336455974
Trang 2Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh
viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19” là
việc làm cần thiết nhằm chỉ ra những khó khăn, thách thức của sinh viên trong việc học tập trực tuyến và tìm hiểu các yếu tố tác động để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho sinh viên Thông qua một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn trên có một số câu hỏi đặt ra như: Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh được thể hiện như thế nào? Có những yếu tố nào tác động đến việc học tập của sinh viên hiện nay? Đề tài thực hiện khảo sát trực tuyến do trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và đáp những yêu cầu nghiên cứu trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm Trường Đại học Giáo dục với sự đa dạng sinh viên đến
từ các vùng miền khác nhau trên cả nước ở những khối ngành khác nhau sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến Kết quả tổng mẫu thu thập được là 367 mẫu định lượng, trong đó nữ chiếm tỷ
lệ cao nhất 86,9% (319 mẫu) và nam chiếm tỷ lệ 11,7% (43 mẫu) và tỷ lệ người trả lời thuộc giới khác chiếm 1,4% (5) Độ tuổi 19 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6%, tiếp đến là độ tuổi
18 chiếm 23,7%, độ tuổi trên 21 chiếm 23,2% và độ tuổi 20 chỉ chiếm 20%
3 Trình bày kết quả nghiên cứu
3.1 Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên
Thời gian học tập trực tuyến
Học kỳ 2 của năm học 2019-2020 và cũng là khoảng thời gian trong bối cảnh dịch bệnh covi 19 Trong học kỳ này, tỷ lệ sinh viên đăng ký 6 học phần chiếm tỷ lệ cao nhất 46.3%, tiếp đến là 7 học phần 32.7%, dưới 5 học phần chỉ chiếm 14.4% và trên 7 học phần chiếm tỷ lệ thấp nhất 6.6% Tỷ lệ dưới 5 học phần chủ yếu là sinh viên năm cuối đăng ký Điều này cũng phản ánh đúng với tình hình học tập của các em thông qua việc đăng ký môn học phù hợp với yêu cầu của năm học đề ra
Biểu đồ 1: Sử dụng internet cho mục đích học tập và mục đích giải trí của sinh viên
Trang 3Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên sử dụng internet cho mục đích học tập từ 3h đến dưới 6h chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến là nhóm sinh viên có giờ học tập 6h đến dưới 9h chiếm 26,4%, trên 9h chiếm 23,4% và cuối cùng là nhóm dưới 3h chiếm 11,4% Điều đó cho thấy cường độ học tập của sinh viên khá cao khi thời gian dành cho học tập trên 6h mỗi ngày chiếm đến 49,8% Thời gian học trực tuyến cũng dẫn đến việc học quá tải của sinh viên Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều khóa học, buổi trao đổi trực tuyến, việc tìm hiểu các kỹ thuật, cách thức sử dụng học trực tuyến dẫn đến việc sinh viên dành cho thời gian học tập trực tuyến khá cao Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh chiều ngược lại khi có một số em tham gia ít môn học trực tuyến thường dành thời gian sử dụng internet cho mục đích khác chiếm tỷ lệ cao hơn ở số thời gian dưới 3h
Cụ thể hơn, ở chiều ngược lại cho thấy khi giờ học tập của sinh viên càng cao thì nhu cầu sử dụng internet cho các mục đích khác như giải trí chiếm tỷ lệ thấp dần Cụ thể hơn, ở sinh viên sử dụng internet dành cho mục đích khác dưới 3h chiếm tỷ lệ cao nhất 55,6%, tiếp đến là từ 3h đến dưới 6h chiếm 33,5%, thấp đáng kể từ khoảng 6h đến dưới 9h khi chiếm 6,3% và thấp nhất trên 9h khi chỉ chiếm tỷ lệ 4,6% Sinh viên học tập trực tuyến thường cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội và nhiều sinh viên thiếu các kỹ năng tự định hướng
và quản lý thời gian cần thiết để có thể thành công trong việc học tập Hỗ trợ thể chế là rất quan trọng trong việc duy trì sinh viên học tập trực tuyến (Lyons, 2008) Bên cạnh đó, việc
sử dụng internet nhiều vào các mục đích giải trí, mạng xã hội facebook, nội dung không phù hợp với lứa tuổi cũng phần nào ảnh hưởng đến việc học tập trực tuyến của sinh viên
Thuận lợi và khó khăn trong học tập trực tuyến
Trang 4Kết quả nghiên cứu sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục cho thấy, mặc dù Ban Giám hiệu nhà trường đã luôn có sự chủ động các phương án đảm bảo việc học tập xuyên suốt cho sinh viên song việc học tập trực tuyến của người học vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều lý do khác nhau
Trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình chung của đất nước, sinh viên các trường gần như chưa có sự chuẩn bị tâm thế ban đầu cho việc học tập trực tuyến Tuy nhiên, khi xét
về khía cạnh thuận lợi, phần lớn các em đều nhấn mạnh đúng một phần, đúng hoàn toàn khi việc học tập trực tuyến giúp tránh khỏi bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất 99,7%
và chỉ có 0,3 không đồng ý Điều này cũng được thể hiện rất rõ thông qua các phản hồi của sinh viên về nhận định việc học trực tuyến hiện nay nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19:
Trong thời điểm hiện tại học trực tuyến là giải pháp tốt nhất để ứng
phó với đại dịch COVID-19
Đây là việc nên làm để giãn cách xã hội, tránh lây lan bệnh dịch, phù
hợp trong thời điểm hiện tại
Với tình trạng cách ly xã hội dài ngày thì học trực tuyến là một điều
không thể tránh khỏi và chúng em ủng hộ hình thức học này để giảm
nguy cơ mắc bệnh
Học trực tuyến giúp bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh nhưng vẫn có thể
nắm được kiến thức
Học trực tuyến là một biện pháp hay và Covid-19 là một thời điểm tốt
để cho giáo viên và sinh viên tiếp cận với công nghệ, làm quen với cách
tương tác mới, cách học mới và nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi khám
phá
Việc học trực tuyến làm cho học sinh ở nhà học có thể giúp tránh đi
được phần nào sự tiếp xúc với cộng đồng, góp phần làm giảm nguy cơ
lây nhiễm
Phù hợp và cần thiết với hoàn cảnh hiện tại Đây cũng là cơ hội để giáo
dục có bước đi mới, tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học trực tuyến
(Khảo sát sinh viên)
Kết quả nghiên cứu đã phần nào phản ánh nhận thức của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp ở trong và ngoài nước, các em đã ý thức được việc cách ly nhằm tránh lây lan bệnh là cần thiết để tham gia vào việc học tập trực tuyến Bên cạnh đó, việc
Trang 5học tập trực tuyến cũng phần nào giúp các em hỗ trợ bố mẹ, gia đình trong công việc nhà khi có đến 47,4% sinh viên hoàn toàn đồng ý, 36,5% sinh viên cho rằng chỉ đúng một phần
và tỷ lệ không đồng ý chỉ chiếm 16,1% Lý giải điều này được đặt trong bối cảnh sinh viên dành toàn thời gian tại nhà và thuận tiện trong việc giúp đỡ bố mẹ, gia đình Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên học tập tại Trường Đại học Giáo dục xuất thân từ nhiều vùng miền, hoàn cảnh gia đình khác nhau nên việc học tập trực tuyến cũng phần nào giúp người học tiết kiệm thời gian đi lại và có thể hỗ trợ công việc nhà cho gia đình Tuy nhiên, việc hỗ trợ gia đình chỉ phản ánh phần nào đó trong thời gian rỗi, sinh viên cũng cần chủ động để tránh bị phân tán sự tập trung và ảnh hưởng đến việc học tập của mình
Đặc biệt, bên cạnh việc thuận lợi học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh và tạo điều kiện cho người học có thể dành thời gian hỗ trợ gia đình thì việc học trực tuyến còn góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn để làm bài và đọc tài liệu Cụ thể, phần lớn sinh viên nhận định đúng một phần về việc học trực tuyến giúp có nhiều thời gian hơn để làm bài, đọc tài liệu chiếm 61,9%, tiếp đến là đúng hoàn toàn chiếm 25,3% và cuối cùng là không đúng chiếm 12,8% Nhờ việc tiết kiệm thời gian đi lại giữa các môn học, buổi học đã giúp sinh viên có thời gian tìm đọc tài liệu và hỗ trợ quá trình tự học
Biểu đồ 2: Khó khăn trong việc học tập trực tuyến của sinh viên
Từ biểu đồ trên cho thấy, một trong những khó khăn đầu tiên mà sinh viên đề cập đến thực trạng học tập trực tuyến hiện nay là có quá nhiều deadline, bài tập Cụ thể hơn, tỷ
lệ sinh viên đồng ý hoàn toàn với việc nhiều deadline, bài tập chiếm tỷ lệ cao nhất 85,5%, đúng một phần chiếm 13,7% và không đúng chỉ chiếm 0,8% Tại trường Đại học Giáo dục,
Trang 6việc triển khai đồng bộ việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh đã tạo tâm lí cho giáo viên trong việc ra nhiều bài tập nhằm củng cố việc học cho sinh viên, tuy nhiên điều này cũng đã dẫn đến việc tạp áp lực cho người học do phải dành nhiều thời gian cho bài tập được giao:
Không chỉ dừng lại ở việc nhiều bài tập với thời hạn giao bài gấp mà sinh viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức thông qua học tập trực tuyến Cụ thể hơn, sinh viên cảm thấy đúng một phần và đúng hoàn toàn trong việc khó tiếp thu kiến thức chiếm
tỷ lệ rất cao 87,5%, trong khi sinh viên cho rằng không đúng chỉ chiếm 12,5% Đây cũng
là một hạn chế trong việc học trực tuyến hiện nay, khi việc dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu thật sự của người học
- Em đã cố gắng nghe giảng nhưng không hiểu
- Giải thích những phần sinh viên không hiểu hoặc đó là phần khó
- Em mong đây chỉ là phương án tạm thời, vì học online rất mệt mỏi và không nắm được kiến thức
- Trong bối cảnh dịch bệnh, học trực tuyến có thể đảm bảo sức khoẻ cho người dạy và người học nhưng khó tiếp thu kiến thức hơn
(Khảo sát sinh viên)
Kết quả nghiên cứu cũng phần nào phản ánh khó khăn của sinh viên trong việc tiếp thu bài như khó hiểu và đặc biệt ở một số môn cần có phương pháp dạy hiệu quả hơn nhằm thu hút người học Trách nhiệm chính của một nhà giáo dục là thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên Chính vì vậy, nhằm giúp người học dễ tiếp nhận hơn trong quá trình học tập trực tuyến, cần có thiết kế bài giảng hợp lí, giáo trình được cung cấp nhất quán để người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức xuyên suốt Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật nếu môn học được
- Đúng lúc nhưng quá nhiều bài tập khó khiến em bị stress (Sinh viên)
- Giảng viên nên cho ít bài tập hơn một chút Hầu hết giáo viên nghĩ sinh viên
ở nhà sẽ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi nên giao rất nhiều bài tập, tạo áp lục cho sinh viên Bản thân em học 8 môn một tuần nhưng thầy cô nào cũng có suy nghĩ như vậy thì chúng em không thở được Từ ngày học online em không có khái niệm cuối tuần và thấy việc học online áp lực hơn học truyền thống rất nhiều
(Khảo sát sinh viên)
Trang 7xây dựng theo loạt bài tập đánh giá, chia thành các mô-đun phù hợp và được cung cấp cho sinh viên theo cách có thể dự đoán được Đặc biệt, khi mới tham gia vào môi trường học tập trực tuyến, làm quen với công nghệ, giảng viên cần tránh làm quá tải khi giao quá nhiều bài tập với thời gian trả bài gấp Có thể tốt nhất là chỉ định một vài bài đọc và bài tập trong hai đến ba tuần đầu tiên của khóa học và sau đó tăng khối lượng bài tập Bên cạnh đó, cần
có một giáo trình thống nhất theo các học phần của toàn trường nhằm giúp sinh viên dễ theo dõi và nắm bắt được nội dung môn học, hiểu được kết quả đầu ra thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên
Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Giáo dục còn cho thấy khó khăn trong quá trình tương tác với giáo viên ở lớp học trực tuyến Tương tác là một thành phần quan trọng của bất kỳ sự kiện học tập nào (Dewey, 1938; Vygotsky, 1978) và được xác định là một trong những cấu trúc chính trong học tập trực tuyến (Li & Akins, 2005) Kết quả nghiên cứu cũng đã phần nào phản ánh việc khó khăn trong quá trình tương tác, trao đổi giữa sinh viên
và giảng viên hiện nay Cụ thể, sinh viên đồng ý đúng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%, tiếp đến là đúng hoàn toàn 37,1% và chỉ có 11,7% sinh viên được khảo sát cho rằng không đúng
- Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế
- Sự tương tác giữa học sinh và giáo viên không được tốt như học trên lớp học truyền thống
- Kém hiệu quả hơn vì khả năng tương tác với giảng viên bị giảm đi nhiều
- Em cảm thấy là có khá ổn, để sinh viên theo kịp chương trình học cũng như bổ sung kiến thức nhưng cũng có nhiều khó khăn trong quá trình học tập như: mạng chậm, tập trung chưa cao, không tương tác được nhiều với giảng viên
(Khảo sát sinh viên)
Bên cạnh việc gặp khó khăn trong giao tiếp, việc giảng dạy không thu hút, sinh động như trong lớp học truyền thống cũng là một hạn chế sinh viên cảm nhận được trong môi trường học tập trực tuyến Cụ thể, sinh viên cho rằng thầy cô giáo dạy không thu hút, sinh động như dạy trực tiếp đúng một phần và đúng chiếm tỷ lệ 64,9% và không đúng chiếm 35,1% Đây cũng là một thách thức của giáo viên bước đầu tham gia giảng dạy trong môi trường học tập trực tuyến Nhiều giảng viên vẫn đang chú trọng việc truyền tải kiến thức
Trang 8hơn là việc tạo môi trường thuận lợi, gợi mở vấn đề để người học cùng tham gia vào quá trình học tập và lấy người học làm trung tâm Chính vì vậy, việc thiết kế buổi học trực tuyến cần được đầu tư không chỉ đảm bảo kiến thức mà còn lồng ghép các câu hỏi nhanh, slide sinh động, video thu hút, tranh… nhằm tạo bầu không khí học tập năng động và tạo các nhóm cho phép người học tương tác với nhau
- Giảng viên có thể nghĩ ra các hoạt động giúp sinh viên có hứng thú hơn trong khi học
Đầu mỗi giờ học thầy cô có thể tổ chức một hoạt động nào đó để gây hứng thú cho việc học tập hơn
- Sử dụng các trò chơi câu hỏi và có thời gian nghỉ mỗi tiết
- Tạo một số phương pháp học mới, các trò chơi ứng dụng với kiến thức môn học, cho sinh viên giải lao giữa các tiết học
- Giờ học giảng viên cần tạo không khí thoả mái hơn để tránh căng thẳng giữa giảng viên và sinh viên
- Các lớp học trực tuyến sẽ trở nên thú vị hơn khi chuyển thể nội dung bài học thành những trò chơi như sử dụng phần mềm kahoot tránh gây nhàm chán cho người học và người dạy
- Các thầy cô có thể cho chúng em chơi trò chơi đầu giờ, đỡ buồn ngủ và tăng tương tác hơn Đấy cũng là hình thức điểm danh luôn
- Em rất thích học môn Đo lường và đánh giá của cô H,, mỗi tuần cô lại gửi lịch học của buối sau, cô tạo cho lớp không khí hào hứng học tập trước mỗi buổi kiểm tra bài cũ qua hoạt động trắc nghiệm nhanh ở Quizz, các slide bài giảng của cô ngắn gọn dễ hiểu, bài tập nhóm cô giao rất dễ liên kết, học trực tuyến hiệu quả, bài tập về nhà ít và khi có thì hạn cô đưa ra cũng thoải mái Môn Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thầy H, cũng khá vui vẻ và thoải mái khi học Em thấy 2 môn này lớp tương tác tốt và luôn đi học đầy đủ
(Khảo sát sinh viên)
Ngoài việc tạo các nội dung, thiết kế bài giảng thu hút thì việc phát huy tinh thần tự học của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu có những quan điểm trái chiều về lợi ích của phương pháp học tập truyền thống và học tập trực tuyến, song đều nhấn mạnh đến kết luận: Trong việc học tập, sinh viên phải chủ động thay vì thụ động Theo một số nghiên cứu, sinh viên thường ghi nhớ 90% những gì họ làm,
Trang 950 % những gì họ nhìn thấy, nhưng chỉ 10% những gì họ nghe thấy (Lyons, 2008) Do đó, giảng viên cần sáng tạo để thực hiện các bài tập ít phụ thuộc vào việc sinh viên nghe thụ động các bài giảng và thu hút sinh viên vào khám phá độc lập nhiều hơn
Trong quá trình học trực tuyến, những khó khăn liên quan đến kỹ thuật, công nghệ cũng có thể dẫn đến sự căng thẳng giữa người dạy và người học Mặc dù sinh viên kết hợp điện thoại, máy tính xách tay chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4% song tỷ lệ sử dụng điện thoại, máy tính để bàn (cố định) chiếm tỷ lệ rất thấp 6,3%, các kết hợp giữa các thiết bị chiếm 8,4% Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên chỉ sử dụng một thiết bị điện thoại chiếm 17,2% và một thiết bị máy tính xách tay chiếm 15,2% và một máy tính bàn (cố định) chiếm 2,2% Việc
sử dụng một thiết bị trong việc học tập trực tuyến có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập trực tuyến do những bất cập có thể gặp phải như các sự cố liên quan đến kỹ thuật máy tính, điện thoại Đặc biệt, nếu sinh viên chỉ sử dụng một công cụ học là điện thoại sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng các tính năng đồng thời khác để tham gia vào quá trình thảo luận trong học tập trực tuyến
Bảng 1: Thiết bị học tập trực tuyến của sinh viên Thiết bị học trực tuyến Tỷ lệ %
Điện thoại, Máy tính xách tay (Laptop) 50.4 Điện thoại, Máy tính để bàn (cố định) 6.3
Bên cạnh đó, sinh viên có thể gặp một số khó khăn khác như tình trạng mất điện, mất liên kết internet và vấn đề kỹ thuật trong việc đăng nhập vào các nội dung học tập trực tuyến trên moodle, Zoom meeting, Google classroom, Microsoft Teams Chính vì vậy, Nhà trường cần có sự hỗ trợ của các thành viên tham gia vào đội ngũ kỹ thuật của trường
để giúp người học trong quá trình tương tác với phần mềm học tập của trường Đồng thời, người dạy không nên ra quá nhiều bài tập kiểm tra tự động trên trang web của trường bởi
có thể bị gián đoạn do sự cố kỹ thuật liên quan đến máy chủ Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy những khó khăn trong một số lỗi kỹ thuật liên quan đến thiết bị học của sinh viên Cụ thể, có đến 57,5% tỷ lệ sinh viên nhấn mạnh khó khăn khi máy tính,
Trang 10thiết bị học bị chậm, 37,9% sinh viên cho rằng đúng một phần và chỉ có 4,6% sinh viên cho là không đúng Chính vì vậy, người dạy cũng nên cung cấp cho người học một số thông tin hữu ích trong việc sử dụng các nguồn dự phòng để đảm bảo quá trình học tập trực tuyến được diễn ra xuyên suốt
Biểu 3: Khó khăn trong học tập trực tuyến của sinh viên
Tác động của internet ngày càng cho thấy tầm quan trọng của mình trong các lĩnh vực xã hội nói chung và giáo dục nói riêng Cụ thể hơn, nghiên cứu ở đây cho thấy, ngoài trang thiết bị được sinh viên trực tiếp sử dụng cho việc học tập trực tuyến như máy tính cố định, laptop, thiết bị điện tử không dây như điện thoại thông minh, smartphone thì cơ sở vật chất của internet cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định học tập trực tuyến của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 46,3% sinh viên sử dụng nhà mạng Viettel, 19,3% sinh viên sử dụng mạng FPT, 9,3% sinh viên sử dụng mạng Vinaphone và các mạng kết hợp khác là 25,1% Trong đó, chỉ có 3% sinh viên đánh giá mạng rất tốt, ổn đinh Phần lớn sinh viên đánh giá nhìn chung tốt nhưng có lúc chập chờn chiếm tỷ lệ cao nhất 61,1%; đánh giá không tốt, chậm, chập chờn chiếm 25,9% và rất tệ chiếm 10,1% Điều này cũng phần nào phản ánh thực trạng mạng internet trong học tập trực tuyến hiện nay khi vẫn còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc mạng chậm, kém, khó kết nối chiếm tỷ lệ khá cao khi phần lớn sinh viên cho rằng đúng một phần 52,7%, hoàn toàn đúng chiếm 38,5% và chỉ có 8,7% cho rằng không đúng Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ học trực tuyến cũng cho thấy gặp nhiều khó khăn khi Trường Đại học Giáo dục triển khai chương trình giảng dạy trực tuyến chủ yếu qua Zoom Có đến