Kỹ Năng Mềm - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 423 TRẢI NGHIỆM CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHI THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Mỹ Phương1, Huỳnh Thụy Phương Hồng1 TÓM TẮT46 Đặt vấn đề. Đại dịch COVID-19 là một dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS- CoV-2 đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội và sức khỏe trên toàn thế giới. Đặt ra các thách thức cho hệ thống nhân lực y tế và đặc biệt là sinh viên điều dưỡng chuyển đổi sang vai trò sang điều dưỡng chuyên nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Mục tiêu. Tìm hiểu trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng năm thứ tư chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Sử dụng nghiên cứu định tính và thiết kế nghiên cứu hiện tượng trên 40 sinh viên điều dưỡng năm tư của Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ 022022 đến tháng 102022. Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên học thuyết Meleis, đánh giá các khái niệm cá nhân, xã hội và cộng đồng tác động lên chuyển đổi vai trò của sinh viên điều dưỡng trong bối cảnh COVID-19, từ đó phát hiện các khái niệm mới. Kết quả. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bao gồm: cá nhân (ý nghĩa, niềm tin 1Khoa điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm chính: Trần Mỹ Phương Email: tmphuong.chdd20ump.edu.vn Ngày nhận bài: 7.5.2022 Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022 Ngày duyệt bài: 25.9.2022 thái độ văn hóa, sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng), xã hội, cộng đồng và các yếu tố mới (nhận thức tầm quan trọng của nghề nghiệp, cảm xúc cá nhân, thiết bị lao động và an toàn cá nhân, nhìn nhận cuộc sống). Kết luận. Sinh viên trải qua các cảm xúc lo lắng, hoang mang khi trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cần có những chương trình hỗ trợ điều dưỡng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Từ khóa. Chuyển đổi vai trò, học thuyết meleis. SUMMARY TRANSITION OF STUDENTS IN THE HEALTH INDUSTRY WHEN PARTICIPATING IN THE PREVENTION AND CONTROL OF THE COVID-19 PANDEMIC IN HO CHI MINH CITY Introduction. The COVID-19 pandemic is an infectious disease caused by the SARS-CoV-2 virus that has caused worldwide health and social crisis. Presenting challenges to the health workforce system and especially nursing students transitioning into professional nursing roles in the context of the epidemic. Objectives. Learn about the experience of a fourth-year nursing student transitioning into a new nursing role when caring for someone with COVID-19. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 424 Methods. Using qualitative research and phenomenological research design on 40 fourth- year nursing students of the University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from February 2022 to October 2022. The theoretical framework is built on the basis of Meleis theory, evaluating the personal, social, and community concepts that affect the role transformation of nursing students in the context of COVID-19, thereby uncovering new concepts. Result. Factors affecting the transition from nursing student to new nurse during the COVID- 19 pandemic include: personal (meaning, cultural beliefs and attitudes, preparation of knowledge and skills), social, community, and new factors (perceived importance of occupation, personal feelings, work equipment, and personal safety, outlook on life). Conclusion. Students experience feelings of anxiety and bewilderment when going through the transition from nursing student to new nursing, especially during the complicated epidemic period. It is necessary to have nursing support programs in this period to ensure health human resources in both quantity and quality. Key word. Transition, meleis theory. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch COVID-19 là một dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS- CoV-2 đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội và sức khỏe trên toàn thế giới, đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe với gánh nặng kép bởi số lượng lớn người bệnh cần được chăm sóc và tình trạng khan hiếm nguồn lực nhân viên y tế. Khi đó vai trò của sinh viên khối ngành sức khỏe tham gia hỗ trợ công tác chống dịch, và chăm sóc người nhiễm đã được khám phá. Tại Việt Nam, dưới lời kêu gọi cả nước chống dịch của Chính phủ và Bộ Y tế, nhiều trường đại học y khoa đã huy động lực lượng đông đảo sinh viên tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19(1). Tuy nhiên phần lớn sinh viên thường chưa chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và kỹ năng cho các tình huống dịch bệnh. Điều này cũng đặt ra một thách thức cho bản thân sinh viên khi bước vào giai đoạn chuyển đổi sang vai trò người điều dưỡng chuyên nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng khi tham gia chống dịch COVID-19, cũng như các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu trải nghiệm trong giai đoạn chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới. Từ những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này mong muốn kết quả góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc định hướng, theo dõi và hỗ trợ tinh thần sinh viên y khoa trong các tình huống khủng hoảng. Đồng thời gợi ý những chiến lược hỗ trợ giúp sinh viên điều dưỡng chuyển đổi sang vai trò điều dưỡng mới thành công. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng năm thứ tư chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh COVID-19 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 40 sinh viên điều dưỡng năm tư của Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ 022022 đến tháng 102022. Kỹ thuật chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Tiêu chuẩn lựa chọn - Sinh viên khoa điều dưỡng năm thứ tư đang theo học tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 425 - Tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. - Chăm sóc trực tiếp người bệnh Covid - 19 tại các Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, BV Đại học Y Dược và bệnh viện dã chiến trên địa bàn Tp. HCM. - Đồng thuận tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Sinh viên không liên hệ sắp xếp được tối đa 3 lần để thực hiện phỏng vấn. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Thu thập dữ kiện Nghiên cứu viên liên hệ Bộ môn điều dưỡng xin thông tin và địa chỉ liên hệ đến sinh viên điều dưỡng năm thứ tư đã tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid 19 trong đợt dịch lần thứ 4 tại các Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, BV Đại học Y Dược và bệnh viện dã chiến trên địa bàn Tp. HCM), các sinh viên điều dưỡng tham gia chống dịch giai đoạn 2021- 2022. Thực hiện phỏng vấn sâu trực tuyến qua Zoom khi có sự đồng ý của sinh viên. Quá trình tạo dữ liệu và phân tích - Quá trình phân tích nghiên cứu gồm các bước Xây dựng khung nghiên cứu dựa theo học thuyết Meleis(2). Thực hiện mã hóa sơ bộ mã hóa ban đầu dữ liệu thô theo từng câu chứa thông tin đơn lẻ. Mã hóa tập trung: chọn lọc các thông tin mã hóa sơ bộ quan trọng nhất hoặc thường xuyên nhất để sàng lọc, tổng hợp, tích hợp và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc khái niệm. Tổng hợp thông tin theo khung lý thuyết đã xây dựng và tìm kiếm khái niệm mới. Phát triển hệ thống dữ liệu bằng việc kết hợp thông tin từ tổng quan và khung khái niệm. Khung lý thuyết Dựa trên học thuyết Meleis trong bối cảnh COVID-19, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết như sau: Sơ đồ 1- Khung lý thuyết Bối cảnh: sự xuất hiện của Đại dịch COVID -19 Khái niệm mới Xã hội Điều kiện chuyển đổi - Ý nghĩa - Niềm tin và thái độ văn hóa. - Sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng Cá nhân điều dưỡng mới Cộng đồng CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 426 III. KẾT QUẢ Sau quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu đã xây dựng. Kết quả nghiên cứu tìm ra được các khái niệm được xác định là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới trong đại dịch COVID-19. Các khái niệm này bao gồm cá nhân, xã hội, cộng đồng và các khái niệm mới. Sơ đồ 2- Tóm tắt chủ đề nghiên cứu Cá nhân Niềm tin, thái độ văn hóa Nhìn nhận tích cực tiêu cực sau khi chuyển đổi Định hướng nghề nghiệp (yêu nghề bỏ nghề) Vai trò và trách nghiệm Sự chuẩn bị kiến thức kỹ năng Kiến thức, kỹ năng từ chương trình đào tạo điều dưỡng tại trường Tập huấn trước khi tham gia công tác chống dịch Tự trang bị kiến thức, kỹ năng mới Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành Ý Nghĩa Ý nghĩa trong công việc (nâng cao tay nghề, tự tin hơn trong công việc, trách nghiệm và cẩn thận) Định hướng tương lai Kinh nghiệm Bài học nếu như có dịch bệnh Lợi ích của chuyển đổi Khái niệm mới Nhận thức tầm quan trọng nghề nghiệp Cảm xúc cá nhân trong bối cảnh Thiết bị lao động (bảo hộ) Nhìn nhận cuộc sống Chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới Xã hội Phối hợp liên ngành Hỗ trợ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp COVID-19 Cộng đồng Hỗ trợ tài chính chống dịch Mong muốn đề xuất TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 427 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trong 40 đối tượng nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả: Bảng 3. Đặc điểm sinh viên điều dưỡng tham gia phỏng vấn sâu (n=40) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ () Nhóm tuổi 22 tuổi 35 87,5 >22 tuổi 5 12,5 Giới tính Nam 6 15,0 Nữ 34 85,0 Dân tộc Kinh 37 92,5 Khác 3 7,5 Hầu hết sinh viên điều dưỡng 22 tuổi, một phần nhỏ trên 22 tuổi (chiếm 12,5). Phần lớn sinh viên điều dưỡng là nữ (85) và dân tộc Kinh (92,5). Trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh COVID-19 Bảng 2 - Mô tả tần số công việc làm việc độc lập của điều dưỡng mới Các công việc Làm việc độc lập Số lượng (n) Tần số () Lấy DHST 40 100 Lấy máu xét nghiệm 40 100 Chăm sóc răng miệng 40 100 Dinh dưỡng 40 100 Hút đàm nhớt 40 100 Xoay trở người bệnh 40 100 Thay băng vết thương 40 100 Tâm sự, an ủi NB 40 100 Test đường huyết 40 100 Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực của BN. 40 100 Cho ăn qua sonde dạ dày 40 100 CS NB có thở máy 40 100 Vệ sinh người bệnh 34 85 Thực hiện thuốc 10 25 Cho NB thở oxy 30 75 Hướng dẫn NB thông khí nằm sấp 35 87,5 Đặt sonde dạ dày 21 52,5 Đặt sonde tiểu 29 72,5 Chăm sóc ống dẫn lưu 24 60 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 428 Phần lớn các công việc cơ bản được điều dưỡng mới làm việc độc lập (Lấy DHST, Lấy máu xét nghiệm, Chăm sóc răng miệng, Dinh dưỡng, Hút đàm nhớt, Xoay trở người bệnh, Thay băng vết thương, Tâm sự, an ủi NB, Test đường huyết, Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực của BN, Cho ăn qua sonde dạ dày, CS NB có thở máy). Công việc ít có điều dưỡng mới thực hiện độc lập là thực hiện thuốc (25), đặt sonde dạ dày 52,5) Bảng 3- Mô tả tần số công việc làm việc cần sự hỗ trợ của điều dưỡng mới Các công việc Làm việc cần sự hỗ trợ Số lượng (n) Tần số () Vệ sinh người bệnh 6 15 Thực hiện thuốc 30 75 Cho NB thở oxy 10 25 Hướng dẫn NB thông khí nằm sấp 5 12,5 Đặt sonde dạ dày 19 47,5 Đặt sonde tiểu 11 27,5 Chăm sóc ống dẫn lưu 16 40 Viết hồ sơ, bệnh án 31 77,5 Nhận bệnh 33 82,5 Bàn giao NB 39 97,5 Chăm sóc NB ECMO 17 42,5 CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) 33 82,5 Hồi sinh tim phổi cho NB 4 10 Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQMKQ 32 80 Lọc máu ngoài thận (CRRT) 22 55 Phần lớn các điều dưỡng mới cần sự hỗ trợ trong các công việc như: Viết hồ sơ, bệnh án (77,5), Nhận bệnh (82,5), Bàn giao NB (97,5), CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) (82,5), Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQMKQ (80) Bảng 4- Mô tả tần số công việc điều dưỡng mới không biết làm Các công việc Không biết phải làm gì Số lượng (n) Tần số () Viết hồ sơ, bệnh án 9 22,5 Nhận bệnh 7 17,5 Bàn giao NB 1 2,5 Chăm sóc NB ECMO 23 57,5 CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) 7 17,5 Hồi sinh tim phổi cho NB 18 45 Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQMKQ 8 20 Lọc máu ngoài thận (CRRT) 18 45 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 429 Các công việc điều dưỡng mới không biết làm hầu hết là các thủ thuật phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao như: Chăm sóc NB ECMO (57,5), Hồi sinh tim phổi cho người bệnh (45), Lọc máu ngoài thận (45). Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân COVID-19, trải nghiệm tích cực của sinh viên điều dưỡng đó là biết về môi trường hồi sức tích cực, có cơ hội trải nghiệm môi trường thực tập, học được nhiều kỹ thuật hơn, được đối xử tốt, nhìn thấy diễn tiến bệnh tích cực của bệnh nhân. PVS1: “...Sự tích cực mà em nhận được nhiều nhất đó là sự tiến triển của những ca bệnh mà em chăm sóc, ... sức khỏe của họ được cải thiện và họ nhanh chóng được xuất viện. Chuyển qua những khu nhẹ hơn.... Ngoài ra thì những anh chị làm cùng tua thì đối xử với tụi em rất là tốt, coi như là đồng nghiệp và như anh chị em trong nhà...” Bên cạnh những điểm tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực cho sinh viên điều dưỡng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân COVID bao gồm bệnh nhân tiến triển xấu, bệnh nhân mất, nhớ về gia đình và người thân khi nhìn thấy bệnh nhân, nhìn khối lượng công việc nhân viên y tế làm việc cực, khối lượng công việc quá tải hoặc lo sợ về lây nhiễm COVID- 19 cho bản thân và gia đình cũng được các bạn sinh viên quan tâm đến. PVS1: “...Những bệnh nhân họ tiến triển rất là xấu thì mình cảm thấy lúc đó làm không được cái điều gì đó tốt hơn giúp họ hoặc chứng kiến hoặc họ qua đời thì điều đó là điều rất là buồn nên mình cũng buồn...” PVS22: “Lo mình bị dính bệnh, lượng công việc cũng nhiều hơn so với bình thường...” Trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh COVID-19 theo học thuyết Meleis Yếu tố cá nhân Ý nghĩa Quá trình chuyển đổi từ sinh viên sang điều dưỡng mới có ý nghĩa rất lớn, giúp cho các điều dưỡng mới nâng cao tay nghề, tự tin hơn trong công việc cũng như ý thức được trách nghiệm và rèn luyện các phẩm chất tỉ mỉ, cẩn trọng. Bên cạnh đó cũng giúp điều dưỡng định hướng được tương lai, các năng lực cần đạt được và các khoa chuyên ngành muốn theo đuổi. PVS2: “Em nghĩ là nó có một cái ý nghĩa rất là lớn… có trách nghiệm hơn… mọi công việc mình làm trên bệnh nhân mình đều phải suy nghĩ kỹ, rồi mình làm một cách toàn diện nhất và tốt nhất cho bệnh nhân…” PVS2: “…Em nghĩ là rất lớn luôn, tác động rất lớn. Tại vì trước, trong những n...
Trang 1TRẢI NGHIỆM CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE
KHI THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Mỹ Phương 1 , Huỳnh Thụy Phương Hồng 1
TÓM TẮT 46
Đặt vấn đề Đại dịch COVID-19 là một dịch
bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus
SARS-CoV-2 đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội
và sức khỏe trên toàn thế giới Đặt ra các thách
thức cho hệ thống nhân lực y tế và đặc biệt là
sinh viên điều dưỡng chuyển đổi sang vai trò
sang điều dưỡng chuyên nghiệp trong bối cảnh
dịch bệnh
Mục tiêu Tìm hiểu trải nghiệm của sinh viên
điều dưỡng năm thứ tư chuyển đổi vai trò sang
điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh
COVID-19
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Sử
dụng nghiên cứu định tính và thiết kế nghiên cứu
hiện tượng trên 40 sinh viên điều dưỡng năm tư
của Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ
02/2022 đến tháng 10/2022 Khung lý thuyết
được xây dựng dựa trên học thuyết Meleis, đánh
giá các khái niệm cá nhân, xã hội và cộng đồng
tác động lên chuyển đổi vai trò của sinh viên điều
dưỡng trong bối cảnh COVID-19, từ đó phát hiện
các khái niệm mới
Kết quả Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang
điều dưỡng mới trong giai đoạn dịch bệnh
COVID-19 bao gồm: cá nhân (ý nghĩa, niềm tin
1 Khoa điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Trần Mỹ Phương
Email: tmphuong.chdd20@ump.edu.vn
Ngày nhận bài: 7.5.2022
Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022
thái độ văn hóa, sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng), xã hội, cộng đồng và các yếu tố mới (nhận thức tầm quan trọng của nghề nghiệp, cảm xúc cá nhân, thiết bị lao động và an toàn cá nhân, nhìn nhận cuộc sống)
Kết luận Sinh viên trải qua các cảm xúc lo
lắng, hoang mang khi trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp Cần có những chương trình hỗ trợ điều dưỡng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng
Từ khóa Chuyển đổi vai trò, học thuyết
meleis
SUMMARY TRANSITION OF STUDENTS IN THE HEALTH INDUSTRY WHEN PARTICIPATING IN THE PREVENTION AND CONTROL OF THE COVID-19 PANDEMIC IN HO CHI
MINH CITY Introduction The COVID-19 pandemic is an
infectious disease caused by the SARS-CoV-2 virus that has caused worldwide health and social crisis Presenting challenges to the health workforce system and especially nursing students transitioning into professional nursing roles in the context of the epidemic
Objectives Learn about the experience of a
fourth-year nursing student transitioning into a new nursing role when caring for someone with
COVID-19
Trang 2Methods Using qualitative research and
phenomenological research design on 40
fourth-year nursing students of the University of
Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City
from February 2022 to October 2022 The
theoretical framework is built on the basis of
Meleis theory, evaluating the personal, social,
and community concepts that affect the role
transformation of nursing students in the context
of COVID-19, thereby uncovering new concepts
Result Factors affecting the transition from
nursing student to new nurse during the
COVID-19 pandemic include: personal (meaning, cultural
beliefs and attitudes, preparation of knowledge
and skills), social, community, and new factors
(perceived importance of occupation, personal
feelings, work equipment, and personal safety,
outlook on life)
Conclusion Students experience feelings of
anxiety and bewilderment when going through
the transition from nursing student to new
nursing, especially during the complicated
epidemic period It is necessary to have nursing
support programs in this period to ensure health
human resources in both quantity and quality
Key word Transition, meleis theory
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 là một dịch bệnh
truyền nhiễm với tác nhân là virus
SARS-CoV-2 đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã
hội và sức khỏe trên toàn thế giới, đặt ra một
thách thức nghiêm trọng cho hệ thống chăm
sóc sức khỏe với gánh nặng kép bởi số lượng
lớn người bệnh cần được chăm sóc và tình
trạng khan hiếm nguồn lực nhân viên y tế
Khi đó vai trò của sinh viên khối ngành sức
khỏe tham gia hỗ trợ công tác chống dịch, và
chăm sóc người nhiễm đã được khám phá
Tại Việt Nam, dưới lời kêu gọi cả nước
chống dịch của Chính phủ và Bộ Y tế, nhiều
trường đại học y khoa đã huy động lực lượng đông đảo sinh viên tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19(1) Tuy nhiên phần lớn sinh viên thường chưa chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và kỹ năng cho các tình huống dịch bệnh Điều này cũng đặt ra một thách thức cho bản thân sinh viên khi bước vào giai đoạn chuyển đổi sang vai trò người điều dưỡng chuyên nghiệp Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng khi tham gia chống dịch COVID-19, cũng như các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu trải nghiệm trong giai đoạn chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới Từ những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này mong muốn kết quả góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc định hướng, theo dõi và hỗ trợ tinh thần sinh viên y khoa trong các tình huống khủng hoảng Đồng thời gợi ý những chiến lược hỗ trợ giúp sinh viên điều dưỡng chuyển đổi sang vai trò điều dưỡng mới thành công
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng năm thứ tư chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh
COVID-19
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Gồm 40 sinh viên điều dưỡng năm tư của
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ 02/2022 đến tháng 10/2022
Kỹ thuật chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sinh viên khoa điều dưỡng năm thứ tư đang theo học tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3- Tham gia công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ
4
Chăm sóc trực tiếp người bệnh Covid
-19 tại các Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, BV
Đại học Y Dược và bệnh viện dã chiến trên
địa bàn Tp HCM
- Đồng thuận tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Sinh viên không liên hệ sắp xếp được tối
đa 3 lần để thực hiện phỏng vấn
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính
Thu thập dữ kiện
Nghiên cứu viên liên hệ Bộ môn điều
dưỡng xin thông tin và địa chỉ liên hệ đến
sinh viên điều dưỡng năm thứ tư đã tham gia
chăm sóc bệnh nhân Covid 19 trong đợt dịch
lần thứ 4 tại các Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới,
BV Đại học Y Dược và bệnh viện dã chiến
trên địa bàn Tp HCM), các sinh viên điều
dưỡng tham gia chống dịch giai đoạn
2021-2022 Thực hiện phỏng vấn sâu trực tuyến qua Zoom khi có sự đồng ý của sinh viên
Quá trình tạo dữ liệu và phân tích
- Quá trình phân tích nghiên cứu gồm các bước
Xây dựng khung nghiên cứu dựa theo học thuyết Meleis(2)
Thực hiện mã hóa sơ bộ mã hóa ban đầu
dữ liệu thô theo từng câu chứa thông tin đơn
lẻ Mã hóa tập trung: chọn lọc các thông tin
mã hóa sơ bộ quan trọng nhất hoặc thường xuyên nhất để sàng lọc, tổng hợp, tích hợp và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc khái niệm Tổng hợp thông tin theo khung lý thuyết
đã xây dựng và tìm kiếm khái niệm mới Phát triển hệ thống dữ liệu bằng việc kết hợp thông tin từ tổng quan và khung khái niệm
Khung lý thuyết
Dựa trên học thuyết Meleis trong bối cảnh COVID-19, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết như sau:
Sơ đồ 1- Khung lý thuyết
Bối cảnh: sự
xuất hiện
của Đại dịch
COVID -19
Khái niệm mới
Xã hội
Điều kiện chuyển đổi
- Ý nghĩa
- Niềm tin và thái độ văn hóa
- Sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng
Cá nhân điều dưỡng mới Cộng đồng
Trang 4III KẾT QUẢ
Sau quá trình tổng hợp và phân tích dữ
liệu dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu đã
xây dựng Kết quả nghiên cứu tìm ra được
các khái niệm được xác định là những yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới trong đại dịch COVID-19 Các khái niệm này bao gồm cá nhân, xã hội, cộng đồng và các khái niệm mới
Sơ đồ 2- Tóm tắt chủ đề nghiên cứu
Cá nhân
Niềm tin, thái độ văn hóa
Nhìn nhận tích cực/
tiêu cực sau khi chuyển đổi Định hướng nghề nghiệp (yêu nghề/
bỏ nghề) Vai trò và trách nghiệm
Sự chuẩn bị kiến thức kỹ
năng Kiến thức, kỹ năng từ chương trình đào tạo điều dưỡng tại trường
Tập huấn trước khi tham gia công tác chống dịch
Tự trang bị kiến thức, kỹ năng mới
Khoảng cách giữa lý thuyết
và thực hành
Ý Nghĩa
Ý nghĩa trong công việc
(nâng cao tay nghề, tự
tin hơn trong công việc,
trách nghiệm và cẩn
thận)
Định hướng tương lai
Kinh nghiệm
Bài học nếu như có dịch
bệnh
Lợi ích của chuyển đổi
Khái niệm mới
Nhận thức tầm quan trọng nghề nghiệp Cảm xúc cá nhân trong bối cảnh Thiết bị lao động (bảo hộ)
Nhìn nhận cuộc sống
Chuyển đổi vai trò từ sinh viên điều dưỡng sang điều dưỡng mới
Xã hội
Phối hợp liên ngành
Hỗ trợ từ người thân,
bạn bè, đồng nghiệp
COVID-19
Cộng đồng
Hỗ trợ tài chính
chống dịch
Mong muốn đề xuất
Trang 5Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong 40 đối tượng nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 3 Đặc điểm sinh viên điều dưỡng tham gia phỏng vấn sâu (n=40)
Nhóm tuổi
Giới tính
Dân tộc
Hầu hết sinh viên điều dưỡng 22 tuổi, một phần nhỏ trên 22 tuổi (chiếm 12,5%) Phần lớn sinh viên điều dưỡng là nữ (85%) và dân tộc Kinh (92,5%)
Trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh COVID-19
Bảng 2 - Mô tả tần số công việc làm việc độc lập của điều dưỡng mới
Số lượng (n) Tần số (%)
Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực của BN 40 100
Trang 6Phần lớn các công việc cơ bản được điều
dưỡng mới làm việc độc lập (Lấy DHST,
Lấy máu xét nghiệm, Chăm sóc răng miệng,
Dinh dưỡng, Hút đàm nhớt, Xoay trở người
bệnh, Thay băng vết thương, Tâm sự, an ủi
NB, Test đường huyết, Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực của BN, Cho ăn qua sonde dạ dày,
CS NB có thở máy) Công việc ít có điều dưỡng mới thực hiện độc lập là thực hiện thuốc (25%), đặt sonde dạ dày 52,5%)
Bảng 3- Mô tả tần số công việc làm việc cần sự hỗ trợ của điều dưỡng mới
Số lượng (n) Tần số (%)
CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) 33 82,5
Phần lớn các điều dưỡng mới cần sự hỗ trợ trong các công việc như: Viết hồ sơ, bệnh án (77,5%), Nhận bệnh (82,5%), Bàn giao NB (97,5%), CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) (82,5%), Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ/MKQ (80%)
Bảng 4- Mô tả tần số công việc điều dưỡng mới không biết làm
Số lượng (n) Tần số (%)
CS NB huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) 7 17,5
Trang 7Các công việc điều dưỡng mới không biết
làm hầu hết là các thủ thuật phức tạp đòi hỏi
kỹ thuật và chuyên môn cao như: Chăm sóc
NB ECMO (57,5%), Hồi sinh tim phổi cho
người bệnh (45%), Lọc máu ngoài thận
(45%)
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân
COVID-19, trải nghiệm tích cực của sinh
viên điều dưỡng đó là biết về môi trường hồi
sức tích cực, có cơ hội trải nghiệm môi
trường thực tập, học được nhiều kỹ thuật
hơn, được đối xử tốt, nhìn thấy diễn tiến
bệnh tích cực của bệnh nhân
PVS1: “ Sự tích cực mà em nhận được
nhiều nhất đó là sự tiến triển của những ca
bệnh mà em chăm sóc, sức khỏe của họ
được cải thiện và họ nhanh chóng được xuất
viện Chuyển qua những khu nhẹ hơn
Ngoài ra thì những anh chị làm cùng tua thì
đối xử với tụi em rất là tốt, coi như là đồng
nghiệp và như anh chị em trong nhà ”
Bên cạnh những điểm tích cực, một số
ảnh hưởng tiêu cực cho sinh viên điều dưỡng
trong quá trình chăm sóc bệnh nhân COVID
bao gồm bệnh nhân tiến triển xấu, bệnh nhân
mất, nhớ về gia đình và người thân khi nhìn
thấy bệnh nhân, nhìn khối lượng công việc
nhân viên y tế làm việc cực, khối lượng công
việc quá tải hoặc lo sợ về lây nhiễm
COVID-19 cho bản thân và gia đình cũng được các
bạn sinh viên quan tâm đến
PVS1: “ Những bệnh nhân họ tiến triển
rất là xấu thì mình cảm thấy lúc đó làm
không được cái điều gì đó tốt hơn giúp họ
hoặc chứng kiến hoặc họ qua đời thì điều đó
là điều rất là buồn nên mình cũng buồn ”
PVS22: “Lo mình bị dính bệnh, lượng công việc cũng nhiều hơn so với bình thường ”
Trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới khi chăm sóc người bệnh COVID-19 theo học thuyết Meleis
Yếu tố cá nhân
Ý nghĩa
Quá trình chuyển đổi từ sinh viên sang điều dưỡng mới có ý nghĩa rất lớn, giúp cho các điều dưỡng mới nâng cao tay nghề, tự tin hơn trong công việc cũng như ý thức được trách nghiệm và rèn luyện các phẩm chất tỉ
mỉ, cẩn trọng Bên cạnh đó cũng giúp điều dưỡng định hướng được tương lai, các năng lực cần đạt được và các khoa/ chuyên ngành muốn theo đuổi
PVS2: “Em nghĩ là nó có một cái ý nghĩa rất là lớn… có trách nghiệm hơn… mọi công việc mình làm trên bệnh nhân mình đều phải suy nghĩ kỹ, rồi mình làm một cách toàn diện nhất và tốt nhất cho bệnh nhân…”
PVS2: “…Em nghĩ là rất lớn luôn, tác động rất lớn Tại vì trước, trong những năm
về trước đó khi em đi thực tập những cái khoa trại khác thì em chưa có tìm được một cái khoa nào mà em thích … em rất thích khoa hồi sức và dự tính trong tương lai của
em là em ra trường em sẽ xin vô phòng hồi sức em làm…”
Niềm tin, thái độ văn hóa
Hầu hết sinh viên chuyển đổi thành điều dưỡng mới ban đầu đều có cảm giác bỡ ngỡ, choáng ngợp và lo lắng
Trang 8PVS2: “…bỡ ngỡ nè, kiểu như là mình bị
bước ra đời, mình sẽ bị bỡ ngỡ rồi mình vui
vì mình có công việc mình có thể tự chủ
động tạo ra thu nhập của mình rồi mình cũng
sẽ có xen lẫn buồn nữa tại vì mình phải xa
mấy bạn xa thầy cô Nói chung là sẽ có rất là
nhiều cảm xúc lẫn lộn…”
Sinh viên điều dưỡng chuyển đổi thành
điều dưỡng mới đều nhìn nhận được sự tích
cực trong quá trình làm việc và chuyển đổi
PVS16: “…Dạ tích cực là em được làm
việc như một điều dưỡng thực thụ luôn, mấy
chị cho em làm việc chung với bác sĩ luôn và
mọi người luôn hỗ trợ giúp đỡ em… ”
Tuy nhiên cũng có phần lớn sinh viên sau
khi trải nghiệm chuyển đổi cảm thấy tiêu cực
và muốn bỏ nghề do công việc quá áp lực,
mức lương không như mong đợi và địa vị xã
hội còn chưa được đề cao
PVS2: “…có nhiều lúc em suy nghĩ là em
muốn bỏ nghề Tại vì sự thực nó công việc
nó nặng quá Nó rất là nặng nề… có cảm
giác như là nghề của mình cực quá, nghề
điều dưỡng rất là cực… trả lương hay là
chấm công này kia ở đất nước của mình, nó
còn kiểu không có được đề cao…”
Sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng
Hầu hết sinh viên điều dưỡng được phỏng
vấn đều thể hiện niềm tự hào và hài lòng với
chương trình đào tạo tại trường Với các kiến
thức, kỹ năng được trang bị, sinh viên điều
dưỡng tự tin khi chuyển đổi vai trò sang một
điều dưỡng thực thụ
PVS3: “Em rất là may mắn khi được học
tại trường, em rất hài lòng vì học được nhiều
kiến thức”
Ngoài các kiến thức nền tảng, kỹ năng lâm sàng thì một số ít sinh viên điều dưỡng còn mong muốn được học thêm các kỹ năng mềm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường PVS19: “Dạ em nghĩ là trường nên tổ chức thêm nhiều chương trình kỹ năng mềm thêm một xíu, như là những buổi dạy về những tình huống xảy ra trên lâm sàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm nhiều hơn”
Cộng đồng
Đa số sinh viên tham gia hỗ trợ chống dịch COVID -19 chủ yếu với tinh thần thiện nguyện, dùng kiến thức đã học để hỗ trợ bệnh nhân và đồng nghiệp trong đại dịch Việc được hưởng thu nhập theo quy định đã khuyến khích các bạn rất nhiều, từ đó có thêm động lực để vượt qua những khó khăn PVS35 : “…Em kiếm được một khoảng thu nhập kha khá để hỗ trợ bản thân em trong quá trình em học tập như học phí, tiền trọ, ăn uống…”
Xã hội
Hầu hết sinh viên cho rằng công tác liên ngành là vô cùng quan trọng trong y tế, một
số đã hoạt động nhịp nhàng tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn do tình trạng đại dịch, nguồn nhân lực tới từ nhiều nơi, phong cách làm việc còn nhiều khác biệt cần phải khắc phục
PVS2: “…Dạ để cho một bệnh nhân có thể khỏe hơn và để được về với gia đình thì thật sự là cần sự phối hợp liên ngành rất là cao Tại vì một điều dưỡng không thể nào mà làm hết được tất cả mọi việc… đặc biệt trong đại dịch…”
Trang 9Sinh viên điều dưỡng được sự hỗ trợ từ
bạn bè, đồng nghiệp và người thân là rất lớn,
trong thời kì dịch bệnh Đây là một trong
những yếu tố thúc đẩy tinh thần trong quá
trình chuyển đổi của sinh viên điều dưỡng
PVS7: “Khi mỗi case đi làm về em bị sốc
tâm lý, em kể cho bạn em nghe, em có bạn
an ủi thì việc đó nó sẽ tự nguôi ngoai…”
PVS29: “…Dạ mấy đứa cứ hi vọng nhanh
hết dịch, làm xong việc thì mấy đứa tâm sự
trò chuyện … với nhau trong khu cách ly thì
cũng quên đi áp lực …”
Chuyển đổi vai trò trong bối cảnh
COVID-19
Sinh viên đợt 1 chuyển đổi vai trò sang
điều dưỡng mới chịu nhiều áp lực khi thay
đổi môi trường, thậm chí có nhiều sinh viên
dù đã thực tập nhiều tại bệnh viện nhưng khi
tham gia hỗ trợ chống dịch COVID 19 đều
gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu về
giao tiếp, chuyên môn, chịu những áp lực về
thời gian và những trải nghiệm tiêu cực với
đồng nghiệp hoặc bệnh nhân
PVS28: “…Có thể do em còn mới quá và
người bệnh đông, bệnh nặng, các thiết bị mới
nên đôi khi em thấy bị ngợp, bị mệt …”
Khái niệm mới trong chuyển đổi vai trò
Nhận thức tầm quan trọng của nghề
nghiệp
Nhiều sinh viên cảm thấy nghề điều
dưỡng là một nghề quan trọng, nhận thức
được rằng phải trải qua thời gian khó khăn
trong học tập và lâm sàng thì mới vào nghề
tốt được, tuy nhiên cần được đãi ngộ tốt hơn
về chế độ lương cũng như điều kiện làm
việc
PVS40: “…Em thấy nghề mình là một nghề rất tốt và quan trọng, mọi người đều phải trải qua thời gian khó khăn trong học tập và lâm sàng mới vào nghề được…” Cảm xúc cá nhân
Sinh viên điều dưỡng chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới còn mắc phải các khó khăn về cảm giác tự trách bản thân vì các biến cố trong điều trị và mắc các vấn đề tâm
lý, cần được hỗ trợ
PVS10: “…Em nghĩ là làm những cái này kiểu vô ích, không có tác dụng á chị Em cảm thấy thế và khi nghe bác sĩ nói là
“không hồi sức nữa” thì em thấy hụt hẫng…” Thiết bị bảo hộ và an toàn lao động
Bên cạnh đó sinh viên cũng gặp không ít những vấn đề cá nhân liên quan đến đồ bảo
hộ và sợ hãi lây nhiễm do COVID-19 PVS17: “…Do mình phải bận PPE nó khá khó khăn trong nhiều trường hợp như trong
di chuyển, sợ mình sẽ bị lây nhiễm, bộ đồ đó khá là nóng, nhiều khi mặc kèm đeo găng gây khó khăn trong lúc làm việc: bẻ thuốc, rút thuốc…”
Nhiều sinh viên gặp khó khăn, trăn trở khi chăm sóc bệnh nhân COVID, điều đó có tác động đến quan niệm sống của chính họ Khi đối mặt với nhiều sự đau thương và mất mát, trong bối cảnh mà mọi thứ diễn ra quá nhanh, nhiều bạn sinh viên có cơ hội nhìn lại những gì đang xảy ra, xây dựng được ý thức chăm sóc sức khỏe và tinh thần học tập và làm việc tốt hơn trong tương lai
PVS21: “…mình không biết trước được điều gì cho nên là sau cái đợt đi đó mình
Trang 10nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn
…”
IV BÀN LUẬN
Trong tình hình diễn biến phức tạp của
dịch bệnh COVID-19 diễn tra trên thế giới và
Việt Nam(3) Đứng trước tình hình đó, dưới
lời kêu gọi cả nước chống dịch của Chính
phủ và Bộ Y tế, nhiều trường đại học y khoa
đã huy động lực lượng đông đảo sinh viên
tham gia công tác phòng chống dịch
COVID-19(1) Sự tham gia của sinh viên khối ngành
sức khỏe, đặc biệt là các bạn sinh viên khoa
điều dưỡng của Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh (TP HCM) góp phần không
nhỏ vào công tác phòng, chống đại dịch
COVID-19 Sinh viên điều dưỡng được
hướng dẫn và tham gia các hoạt động phòng
chống dịch bệnh như: giám sát, xét nghiệm
phát hiện, tiêm chủng vắc xin, chăm sóc
người bệnh nhiễm COVID-19 như một điều
dưỡng thực thụ Tuy nhiên phần lớn sinh
viên điều dưỡng thường chưa chuẩn bị sẵn
sàng cho các tình huống đại dịch từ đó đặt ra
các các thách thức khi chuyển đổi vai trò của
sinh viên điều dưỡng
Trong đó, chuyển đổi vai trò của sinh viên
điều dưỡng là giai đoạn các sinh viên điều
dưỡng trải qua quá trình học tập, điều chỉnh
và xã hội hóa môi trường mới – môi trường
làm việc Đây là giai đoạn đánh dấu sự kết
thúc của chương trình đào tạo tại trường và
bắt đầu cuộc hành trình mới với tư cách là
điều dưỡng mới, điều dưỡng chuyên
nghiệp(4)
Đặc điểm nhân khẩu học
Hầu hết sinh viên điều dưỡng ở mức 22 tuổi (87,5%), thuộc nữ giới (85%) Điều này khá hợp lý với đặc điểm tính chất ngành điều dưỡng từ trước tới nay cần cẩn thận, tỉ mỉ, phù hợp với nữ giới Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu là các điều dưỡng năm cuối tham gia chống dịch vì vậy độ tuổi tham gia nghiên cứu của các đối tượng nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp
Trải nghiệm của sinh viên khi tham gia chống dịch COVID-19
Phần lớn các sinh viên điều dưỡng đều tham gia chống dịch với tinh thần tự nguyện
và nhìn nhận được sự tích cực của công việc trong đại dịch COVID-19 Điều này cũng tác động không nhỏ đến báo cáo trải nghiệm tích cực của sinh viên Tuy nhiên cũng có một số sinh viên điều dưỡng có những trải nghiệm tiêu cực Nguyên nhân do dịch bệnh phát triển nhanh, bệnh nhân đông, thiếu nhân lực
y tế, thiết bị y tế và thiết bị bảo hộ, khiến các sinh viên điều dưỡng căng thẳng và chưa kịp thời chuẩn bị tâm lý
Hầu hết các sinh viên điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều có thể tự làm việc độc lập các công việc đơn giản, một vài thủ thuật phức tạp hơn được làm dưới sự hướng dẫn và một số ít các thủ thuật phức tạp chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện Điều này là hoàn toàn phù hợp do sinh viên điều dưỡng chuyển đổi vai trò sang điều dưỡng mới chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức thực tế, cần chú trọng các chương trình đào tạo và chuyển tiếp tay nghề cho điều dưỡng, đặc biệt là điều dưỡng mới
Chuyển đổi vai trò