Giải pháp giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học

23 0 0
Giải pháp giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Là một giáo viên chủ nhiệm, người được coi là có vai trò quan trọng trong giáo dục các em học sinh, tôi nhận thức được nếu là giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động, phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh, phải biết tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp. Chính vì vậy ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn của mình tôi còn phải lo học tập, tích lũy để có nghiệp vụ tổ chức, tham gia tốt vào các phong trào thi đua của nhà trường. Giáo dục ở cấp tiểu học không chỉ chú trọng đến giáo dục cho các em nắm vững những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán mà còn phải giáo dục cho các em về năng lực, phẩm chất. Theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: Năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực thẫm mĩ và năng lực thể chất. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Để hình thành cho các em những năng lực và phẩm chất tốt, người giáo viên không chỉ tập trung vào việc giảng dạy mà còn phải chú trọng đến các hoạt động phong trào của nhà trường. Qua các hoạt động phong trào giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập và phát triển khả năng tư duy của các em một cách toàn diện. Ở mỗi học sinh đều có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Như chúng ta đã biết, phát triển sinh lý và sự phát triển tâm lý của một con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhận thức của các em ở mỗi thời điểm cũng khác nhau. Khả năng phát triển về trí tuệ, tư duy, lao động ở mỗi em cũng khác nhau. Trong năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3a3, cũng là năm cuối học sinh được học chương trình sách cũ nên tôi cần phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn. Vì thế 38 học sinh trong lớp 3a3 là 38 tính cách khác nhau, đặc điểm của học sinh tiểu học là hồn nhiên, ham hiểu biết, thích hiếu động, bắt chước, nhanh nhớ nhưng các em lại rất nhanh quên. Nên khi nhận lớp 3a3 đầu năm tôi nhận thấy các hoạt động của lớp đối với các em đều rất mới mẻ, chưa ổn định và nhịp nhàng; các hoạt động phong trào của nhà trường học sinh tham gia chưa đầy đủ và nhiệt tình vì đây là năm các em tham gia học trực tuyến trên mạng. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động phong trào trong nhà trường, đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn. Cần trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, đồng thời cũng loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ hằng ngày. Vì thế tôi đặc biệt chú ý đến các hoạt động phong trào để nâng cao chất lượng và phát huy sức sáng tạo, rèn cho các em những kỹ năng sống, để các em có thể mạnh dạn, tự tin hơn. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra “Giải pháp giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học Phước Vĩnh

Trang 1

MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài ……… ……… Trang 2II Đối tượng nghiên cứu …… ……… Trang 3III.Phạm vi nghiên cứu……….….……….Trang 3IV.Nhiệm vụ nghiên cứu……… ……….… Trang 4V.Phương pháp nghiên cứu……….……….… Trang 4II Kiến nghị ………… ……… ….Trang 20

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 1

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là một giáo viên chủ nhiệm, người được coi là có vai trò quan trọng trong giáo dục các em học sinh, tôi nhận thức được nếu là giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động, phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh, phải biết tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp Chính vì vậy ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn của mình tôi còn phải lo học tập, tích lũy để có nghiệp vụ tổ chức, tham gia tốt vào các phong trào thi đua của nhà trường.

Giáo dục ở cấp tiểu học không chỉ chú trọng đến giáo dục cho các em nắm vững những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán mà còn phải giáo dục cho các em về năng lực, phẩm chất Theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:

Năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và

hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực thẫm mĩ và năng lực thể chất.

Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Để hình thành cho các em những năng lực và phẩm chất tốt, người giáo viên không chỉ tập trung vào việc giảng dạy mà còn phải chú trọng đến các hoạt động phong trào của nhà trường Qua các hoạt động phong trào giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập và phát triển khả năng tư duy của các em một cách toàn diện.

Ở mỗi học sinh đều có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau Như chúng ta đã biết, phát triển sinh lý và sự phát triển tâm lý của một con người có mối quan hệ

Trang 3

mật thiết với nhau Nhận thức của các em ở mỗi thời điểm cũng khác nhau Khả năng phát triển về trí tuệ, tư duy, lao động ở mỗi em cũng khác nhau Trong năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3a3, cũng là năm cuối học sinh được học chương trình sách cũ nên tôi cần phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn Vì thế 38 học sinh trong lớp 3a3 là 38 tính cách khác nhau, đặc điểm của học sinh tiểu học là hồn nhiên, ham hiểu biết, thích hiếu động, bắt chước, nhanh nhớ nhưng các em lại rất nhanh quên Nên khi nhận lớp 3a3 đầu năm tôi nhận thấy các hoạt động của lớp đối với các em đều rất mới mẻ, chưa ổn định và nhịp nhàng; các hoạt động phong trào của nhà trường học sinh tham gia chưa đầy đủ và nhiệt tình vì đây là năm các em tham gia học trực tuyến trên mạng.

Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động phong trào trong nhà trường, đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn Cần trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, đồng thời cũng loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ hằng ngày Vì thế tôi đặc biệt chú ý đến các hoạt động phong trào để nâng cao chất lượng và phát huy sức sáng tạo, rèn cho các em những kỹ năng sống, để các em có thể mạnh dạn, tự tin hơn Nên tôi đã

mạnh dạn đưa ra “Giải pháp giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong cácphong trào tại Trường Tiểu học Phước Vĩnh B”.

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các giải pháp giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học Phước Vĩnh B.

III PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học Phước Vĩnh B.

Xác định nhu cầu của học sinh trong hoạt động phong trào

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 3

Trang 4

Tìm ra những biện pháp giúp học sinh nâng cao thành tích trong hoạt động phong trào tại đơn vị.

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Xây dựng cơ sở lí luận khoa học của Sáng kiến kinh nghiệm này Thực trạng của vấn đề

Nghiên cứu những giải giúp học sinh lớp 3a3 đạt hiệu quả cao trong các phong trào tại Trường Tiểu học Phước Vĩnh B.

Đưa ra các biện pháp cụ thể, hiệu quả

Đề xuất những giá trị sống kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh lớp 3 trong quá trình tham gia các phong trào

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tôi đã tham khảo các tài liệu sau:

Thông tư 04 ký ngày /02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định Hoạt động giáo dục Kĩ năng sống và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Các tài liệu, chương trình rèn luyện Kĩ năng sống.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Tổ chức thí điểm các hoạt động tại lớp mình chủ nhiệm Tham gia các hoạt động ngoại khóa giáo dục Kĩ năng sống.

Trang 5

B NỘI DUNGI CƠ SỞ LÝ LUẬN

Hoạt động ngoài giờ là bộ phận bắt buộc trong kế hoạch phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài giờ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triên nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay Hoạt động giáo dục ngoài giờ là dịp để học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, thành kỹ năng ở mỗi học sinh Đây là điểm rất cơ bản của hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ chính khóa Tham gia các hoạt động này, học sinh có rất nhiều cơ hội để thể hiện, phát huy khả năng học hỏi bạn bè Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội cho mỗi học sinh phát triển toàn diện, có thể kích thích các em vươn lên trong quá trình giáo dục Vì vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ sẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng của học sinh, hoạt động ngoài

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 5Các em tham gia dọn vệ sinh

Trang 6

giờ phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể học sinh nói chung của mỗi học sinh nói riêng Dưới sự giúp đỡ của giáo viên học sinh sẽ cùng tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung giáo dục khác nhau.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO VÀ RÈN LUYỆNKĨ NĂNG SỐNG HIỆN NAY

1 Thuận lợi

Được sự quan tâm hỗ trợ của Phòng giáo dục Đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh

Bản thân giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc và giáo dục.

Được cung cấp một số tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống do ngành, trường tổ chức.

Đa số phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

2 Khó khăn

Hiện nay, chúng ta đã bắt đầu triển khai những hoạt động giáo dục Kĩ năng sống vào trường học và những hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao do rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan từ nhà trường, gia đình, xã hội, tác động của xu hướng số hóa, toàn cầu hóa…

Qua một khảo sát các em học sinh trong trường và trong lớp chủ nhiệm tôi đã nhận được những kết quả như sau:

Khoảng 75% Học sinh cho biết còn hiểu biết khá mơ hồ về hoạt động ngoại khóa.

Khoảng 25% Học sinh cho biết là chưa biết gì về hoạt động ngoại khóa.

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Trang 7

Là giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng ngoài việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thì giáo dục kỹ năng sống tham gia các hoạt động ngoại khóa cho các em cũng là một nhiệm vụ của hoạt động dạy và học trong giai đoạn mới hiện nay.

Giải pháp 1 Nắm bắtngay từ đâu các hoạt độngđội và hoạt động ngoài giờlên lớp của Trường.

Từ đó xác định được hoạt động từng tháng mà cùng phối hợp thực hiện cho học sinh tập luyện và tham gia đầy đủ các hoạt động Trường tổ chức Nhằm tạo cho các em có một số kỹ năng cơ bản trong đời sống

và biết được những nhiệm vụ cũng như công việc mà bản thân các em có thể giúp đỡ cha mẹ, bạn bè, rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, mạnh dạn trước tập thể

Giải pháp 2 Tăngcường giáo dục kỹ năngsống vào giờ sinh hoạt lớptừ đó tạo cho các em yêuthích hoạt động tập thể

Rèn luyện thói quen “Chu toàn bổn phận trong vui vẻ”: Qua nội dung này các em sẽ biết làm những việc như:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 7Các bạn cùng nhau chơi trò kéo co

Các em tham gia dọn vệ sinh sân trường

Trang 8

Các em tham gia vào trò chơi Bịt mắt bắt dê

giúp đỡ cha mẹ, hòa thuận yêu thương tôn trọng anh chị, học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy cô, có ý thức bảo quản tài sản, giữ gìn vệ sinh trường lớp, tuân thủ nội quy nhà trường,

Rèn luyện văn hóa ứng xử nơi học đường: Giúp các em hiểu thế nào là văn hóa ứng xử nơi học đường, những yếu tố cấu thành văn hóa ứng xử nơi học đường, giá trị ứng xử, những biểu hiện thiếu văn hóa nơi học đường, qua đó giáo dục các em có ý thức hơn trong giao tiếp xã hội từ lời nói, thái độ, cử chỉ,

Rèn luyện ý thức về nhu cầu bản thân và tự chăm sóc bản thân: Qua hoạt động này giúp các em nhận thức về bản thân, biết những mặt tích cực, những mặt hạn chế, những mong đợi của chính mình, biết những điều cần thiết để tự chăm sóc bản thân từ việc ăn uống vui chơi đến giao tiếp với mọi người, tự trau dồi đạo đức

Rèn luyện cách ứng phó với tình trạng bị bắt nạt nơi học đường: Khi bị bắt nạt các em sẽ tổn thương về thể xác và tinh thần, do đó ta cần giúp các em vượt qua những nỗi sợ để an tâm

học tập như: hòa đồng với mọi người, có thái độ dứt khoát với những yêu cầu phi lý của bạn hoặc tìm thầy cô bạn bè để giúp đỡ, bên cạnh đó giáo dục cho các em không nên hùa vào cùng với các bạn hoặc không nên im lặng làm ngơ trước sự bắt nạt của các bạn.

Rèn luyện đức tính trung thực: Qua các hoạt động giúp các em hiểu được

Trang 9

giá trị của đức tính trung thực, có đức tính trung thực từ việc nhỏ đến việc lớn, biết nói thật, biết trung thực với chính mình sau nữa là trung thực trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, từ đó giáo dục các em yêu quý đức tính trung thực, nhất là trung thực trong học tập, thực hiện tốt mùa thi nghiêm túc: thi thực chất, không gian lận trong thi cử,

Trong những giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm thông thường theo một kịch bản tổng kết hoạt động tuần qua, thông báo các hoạt động trong tuần tới, xử lý các em vi phạm trong tuần, Ban cán sự tổ chức một số hoạt động vui chơi…

Mục đích của tôi là qua sinh hoạt lớp học sinh có thể vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp chủ yếu phải làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh vai trò của tập thể, để học sinh luôn phát huy sự phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung Qua đó hình thành cho các em những kỹ năng như; tự nhận thức bản thân (Mạnh dạng, tự tin trước đám đông, biết tự học, sống tự lập, ý thức tập thể…), xử lý tình huống (Bạo lực học đường, biết tự

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 9Các bạn tham gia buổi ngoại khóa ở nông trại RIO

Trang 10

bảo vệ bản thân, nghiện game, internet…) tư duy tích cực, hoạt động nhóm, lắng nghe, giải quyết vấn đề.

Giải pháp 3 Tổ chức các hoạt động của lớp dự trên kế hoạch Đội củanăm theo chủ đề năm học:

Trong tiết hoạt động ngoài giờ chủ yếu các em hoạt động là chính nên các em rất thích thú do đó việc giáo dục kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự phối hợp cũa Ban chỉ huy đội sẽ đạt được hiệu quả cao Thông qua hoạt động này nhằm tăng tinh thần đoàn kết trong Chi đội qua đó hình thành một số kỹ năng như; hợp tác, xử lý tình huống, giao tiếp, kỹ năng chỉ huy…

Giải pháp 4 Tăng cường

giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động ngoại khóa (Các câu lạc bộ sở thích):

Đây là một trong những nội dung mang tính hiệu quả rất cao trong việc giáo dục kỹ năng cho các em thông qua việc tổ chức cho các em tham gia các Hội thi: Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tai nạn tương tích khi ở nhà, ở

trường Tham gia các câu lạc bộ “Kỹ

Các bạn tham gia thi nhảy ở sân chơi cuốituần

Trang 11

năng sống, Sáng tác thơ, văn”, “Tiếng anh”,“Khéo tay hay làm”, “Văn hóa vănnghệ, Thể dục thể thao”…

Thông qua các câu lạc bộ sở thích giúp các em phát triển những kỹ năng, sở

thích sở trường như; CLB“Sáng tác thơ, văn” giúp cho các em có hội biết sángtác thơ văn, tăng vốn từ, ngôn ngữ trình diễn trước công chúng CLB “Tiếnganh” giúp các em sử dụng tiếng Anh và thực hành những kỹ năng ngôn ngữ được

học một cách tự nhiên và hào hứng góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt

tập thể cho học sinh, tự tin hơn trong giao tiếp CLB“Khéo tay hay làm” giúp các

em có kỹ năng biết nấu nướng, phụ giúp gia đình những công việc đơn giản khi ở nhà; lặt rau, rữa chén, quét nhà, luộc trứng, nấu nước ngoài ra giúp các em phát huy tối đa tính sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ thẩm mỹ của bản thân CLB

“Văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thao” phát triển năng khiếu kỹ năng hát, múa,

rèn luyện sức khỏe, có cơ hội trình diễn trước công chúng qua đó rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạng, thể hiện mình trước bạn bè, người thân…

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau thời gian đưa vào thực hiện đề tài tôi thấy phong trào hoạt động ngày càng phong phú, mang tính giáo dục, tính lan toả cao, thu hút được các em đội viên, nhi đồng tham gia, tạo nhiều sân chơi góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Hiệu quả của việc thực hiện phong trào tự quản được thể hiện:

* Năm học 2020 – 2021:

-Học sinh tham gia làm thiệp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt được giải khuyến khích.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 11

Trang 12

- Học sinh tham gia thi nhảy dây đạt được giải nhì và đập heo đất để góp tiền mua quà tết cho các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Trang 13

- Học sinh tham gia thi cờ vua và đạt được giải nhất

Trang 14

- Học sinh tham gia thi làm thiệp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và đạt được giải nhất.

Trang 15

- Tham gia cuộc thi an toàn giao thông

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 15

Bạn Hoàng Ân lớp 3a3 đang tham gia làm bài thi an toàn giao thông

Trang 16

- Tham gia thi vẽ tranh Quốc tế Toyota chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước”

Bài vẽ của bạn Thùy Dường lớp 3a3.

Trang 17

Bài vẽ của bạn Gia Bảo lớp 3a3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Phước Vĩnh B | 17

Trang 18

Ngoài ra Thùy Dương còn tham gia cuộc thi Tìm kiếm trài năng dẫn chương trình“ MC học đường”

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Các phong trào hoạt động của nhà trường được lồng ghép một cách khoa học, bám sát với tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường đã đem lại những kết quả đáng khích lệ Qua thời gian áp dụng những cách làm trên tôi thấy nếu chúng ta chịu khó tìm tòi học hỏi, sắp xếp công việc khoa học

Qua các hoạt động phong trào, nhằm bổ trợ kiến thức và mang đến cho các em không khí học tập mới mẻ, sôi động Các phong trào hoạt động của nhà trường được lồng ghép một cách khoa học, bám sát với tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường đã đem lại những kết quả đáng khích lệ

Ngày đăng: 22/04/2024, 13:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan