Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

299 0 0
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN TRẦN THI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆPKINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANHMã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tp Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN TRẦN THI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆPKINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 9340101

TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS TS ĐỖ NGỌC MỸ

Tp Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Tất cả những phần thông tin tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Trần Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ từ rất nhiều người Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS TS Đỗ Ngọc Mỹ là thầy hướng dẫn khoa học của tôi Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện luận án này Những góp ý, nhận xét và những gợi ý về định hướng nghiên cứu cuẩ Thầy là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi, không chỉ trong việc thực hiện luận án này mà còn trong công việc và cuộc sống hiện nay.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi học tập và nghiên cứu, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo của Nhà trường và góp ý, định hướng cho luận án này.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Gia đình của tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo và luận án này.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Trần Thi

Trang 5

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.1.1.Về mặt thực tiễn 1

1.1.2.Về mặt lý luận 3

1.1.3.Khoảng trống nghiên cứu 4

1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5

1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu: 5

1.2.2.Câu hỏi nghiên cứu: 5

1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu 6

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 6

1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 11

2.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1.1.Cạnh tranh 11

2.1.2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

2.1.3.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch 13

2.1.4.Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

Trang 6

2.2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 18

2.2.1 Một số nghiên cứu ngoài nước 18

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước 30

2.2.3 Một số nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định 36

2.2.4 Nhận định về khoảng trống nghiên cứu 39

2.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 40

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 55

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 55

3.1.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

3.2.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 57

3.3.NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 58

3.3.1 Nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu 58

3.3.2 Nghiên cứu định tính hoàn thiện thang đo 60

3.4.NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 67

3.4.1.Chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ 67

3.4.2 Thiết kế bảng hỏi sơ bộ 68

3.4.3.Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ 68

3.4.4.Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha 69

3.4.5.Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 75

3.5.NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 80

3.5.1.Chương trình nghiên cứu chính thức 80

3.5.2.Phương pháp đánh giá thang đo chính thức 82

3.6.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 83

3.7.TÓM TẮT CHƯƠNG 3 87

CHƯƠNG 4 88

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 88

Trang 7

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 88

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 88

4.1.1.Tài nguyên du lịch 88

4.1.2.Sản phẩm, thị trường du lịch 90

4.1.3.Thực trạng phát triển ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 90

4.2.MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 91

4.3.ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC 94

4.3.1.Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha 94

4.3.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA 100

4 4 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)104 4.5.KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 108

4.5.1.Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức 108

4.5.2.Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap 110

4.5.3.Phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình 111

4.5.4.Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 112

4.5.5 Kiểm định sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định 116

4.6.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 122

Trang 8

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 140

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 140

5.1.KẾT LUẬN 140

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 142

5.2.1.Hàm ý 1: Phát triển du lịch bền vững 142

5.2.2.Hàm ý 2: Phát triển thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 153

5.2.3.Hàm ý 3: Nâng cao năng lực marketing các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 154

5.2.4.Hàm ý 4: Phát triển và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 155

5.2.5.Hàm ý 5: Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

158

5.2.6.Hàm ý 6: Nâng cao năng lực tài chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 160

5.2.7.Hàm ý 7: Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm du lịch 161

5.2.8.Hàm ý 8: Hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương 164

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

PHỤ LỤC 20

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước về NLCT 27

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về NLCT 34

Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định 39

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá 69

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực Marketing 70

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính 70

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý 71

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu 71

Bảng 3.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững 71

Bảng 3.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 72

Bảng 3.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực 72

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến 73

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội 73

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách của địa phương 74

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định 74

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ 75

Bảng 3.14: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT (ngoại trừ nhân tố Phát triển du lịch bền vững) 76

Bảng 3.15: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 1) 77

Bảng 3.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 2) 78

Bảng 3.17: Kết quả ma trận thành phần của biến trung gian phụ thuộc phát triển du

Trang 10

Bảng 4.2: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số nguồn vốn 92

Bảng 4.3: Loại hình doanh nghiệp 93

Bảng 4.4: Loại hình kinh doanh 93

Bảng 4.5: Thời gian làm việc 94

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá 94

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực marketing 95

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính 95

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý 96

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu 96

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững 96

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 97

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực 97

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến 98

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội 98

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách 99

của địa phương 99

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định 99

Bảng 4.18: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 100

Bảng 4.19: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 101

Bảng 4.20: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 103

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo 106

Bảng 4.22: Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 108

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình 109

Bảng 4.24: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap 111

Bảng 4.25: Kết quả phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình 111

Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 112

Bảng 4.27: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô lao động 117

Bảng 4.28: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô vốn 117

Bảng 4.29: Kiểm định sự khác biệt theo qui mô vốn 118

Bảng 4.30: Kiểm định sự khác biệt theo loại hình kinh doanh 119

Trang 11

Bảng 4.31: Kiểm định sự khác biệt theo theo thời gian làm việc ngành kinh doanh du

lịch của người điều hành DN 120

Bảng 4.32: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2019 của các doanh nghiệp dich vụ lưu trú và ăn uống 126

Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh 142

Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Phát triển du lịch bền vững 143

Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Môi trường điểm đến 144

Bảng 5.4: Thống kê mô tả nhân tố Nguồn nhân lực 146

Bảng 5.5: Thống kê mô tả nhân tố Trách nhiệm xã hội 152

Bảng 5.6: Thống kê mô tả Nhân tố thương hiệu 153

Bảng 5.7: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực marketing 154

Bảng 5.8: Thống kê mô tả nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 156

Bảng 5.9: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực tổ chức, quản lý 159

Bảng 5.10: Thống kê mô tả nhân tố Năng lực tài chính 160

Bảng 5.11: Thống kê mô tả nhân tố Cạnh tranh về giá 161

Bảng 5.12: Thống kê mô tả nhân tố Cơ chế chính sách của địa phương 165

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ 20

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn 24

nhỏ tại Jamaica 24

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 52

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 57

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ 59

Hình 4.1: Kết quả CFA mô hình tới hạn 105

Hình 4.2: Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) 109

Hình 4.3: Cảm nhận hài lòng của du khách về giá cả dịch vụ du lịch 123

Hình 4.4: Tỷ lệ hài lòng của khách du lịch đối với giá cả dịch vụ du lịch tại các địa điểm du lịch phân theo hình thức du lịch 123

Hình 5.1: Liên kết ngang và dọc của cụm liên kết ngành du lịch 162

Hình 5.2: Mô hình cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam 163

Hình 5.3: Mô hình Cluster du lịch Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Kon Tum - Đắk Lắk 164

Trang 13

DANH MỤC VIẾT TẮT

4 BISEDS Viện Nghiên cứu phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

Binh Dinh Institute for Socio - Economic Development Studies

15 GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh Gross regional domesticproduct

18 LISREL Quan hệ cấu trúc tuyến tính Linear Structural Relations

20 MICE Họp mặt – Khen thưởng –Hội nghị – Triển lãm Convention - ExhibitionMeeting – Incentive –

Trang 14

24 RMSEA Chỉ số sai số xấp xỉ Root mean square errors ofapproximation

25 SECO Cục Kinh tế Liên bangThụy Sỹ development cooperationSwitzerland’s economic

31 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới World Tourism Organizationa UN Specialized Agency

Thế giới

World Travel and Tourism Council

Trang 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Tên luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp du lịch, du lịch Bình Định

Luận án nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu định lượng Trong khuôn khổ của nghiên cứu, tác giả đã tiến hành 03 cuộc thảo luận nhóm với tổng cộng 49 chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài tỉnh Bình Định; tiến hành 02 chương trình khảo sát với lần 1 là 200 DN KDDL, lần 2 là 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Với cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó nhân tố phát triển du lịch bền vững là một nhân tố phát hiện mới, mang tính thực tiễn đang được quan tâm trong lĩnh vực KDDL trong thời gian qua Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đối với đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định thông qua nhân tố trung gian Phát triển du lịch bền vững, giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trang 16

ABSTRACT OF THE THESIS

Thesis title: Research on factors affecting the competitiveness oftourism businesses in Binh Dinh province

Keywords: Competitiveness, tourism businesses, Binh Dinh tourism

With a multi-dimensional approach (direct and indirect measurement) in measuring the influencing factors and the level of their impact on the competitiveness of tourism businesses in Binh Dinh province, the study has identified factors affecting the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province, in which the sustainable tourism development factor is a newly discovered factor with practical value and of great interest in tourism industry in recent times In addition, the study analyzed the direct and indirect relationships of factors to the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province through the intermediary factor Sustainable Tourism Development, which helps add to the theoretical scale system On that basis, the study has proposed a number of research implications to improve the competitiveness of tourism businesses in Binh Dinh province.

The dissertation aims to determine and measure the level of influence offactors on the competitive capacity of tourism businesses in Binh Dinh province,thereby providing policy implications to improve the competitive capacity oftourism businesses in Binh Dinh province Mixed research methods usedinclude: (1) Qualitative research; (2) Quantitative research In the framework ofthe research, the author conducted three group discussions with a total of 49experts and researchers with experience in tourism inside and outside Binh Dinhprovince, and conducted two survey programs, which includes 200 businessesfor the first time and 315 tourism businesses in Binh Dinh province for thesecond time.

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm 05 nội dung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài.

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI1.1.1 Về mặt thực tiễn

Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới một cách sâu và toàn diện, vai trò của các DN và NLCT của các DN là hết sức quan trọng Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 -2025, du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khách du lịch đến tỉnh và doanh thu du lịch hàng năm tăng khá Năm 2016 đạt 3,2 triệu lượt khách, doanh thu 1.497 tỷ đồng; năm 2019 đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2018, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng Tuy nhiên, năm 2020 lượng khách du lịch suy giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ đạt 2,22 triệu lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 2.370 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ Trong giai đoạn 2021 - 2025, du lịch được xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng, tiến hành đồng bộ từ quy hoạch địa điểm, quy hoạch sản phẩm đến đầu tư, quản lý hoạt động du lịch hướng đến phát triển bền vững Xây dựng Bình Định thành điểm du lịch “3 tốt” và “3 không” Tích cực quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước, lấy điểm nhấn là: “Quy Nhơn - thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Quy Nhơn - điểm đến du lịch”; có chính sách ưu đãi để thu hút những DN lữ hành quốc tế.

Ngày 14/5/2021, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng

Trang 18

toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025 Theo đánh giá kết quả phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức cho phát triển du lịch; một số dự án đã cấp phép nhưng triển khai chậm; các loại hình vui chơi, giải trí phục vụ du khách còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng Nhiều địa bàn du lịch tiềm năng, tài nguyên du lịch có giá trị, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa chưa được phát huy Các DN lữ hành tại tỉnh đa số có quy mô nhỏ, chưa thiết lập hệ thống văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên nhằm quảng bá du lịch Bình Định và tạo thành các đầu mối kết nối khách; công tác giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch có lúc, có nơi còn triển khai theo cách rập khuôn, chưa đồng bộ Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên địa bàn nhìn chung còn thiếu và yếu; vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được phát huy đúng mức và toàn diện Nghị quyết cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó vấn đề phát triển du lịch bền vững là vấn đề hết sức được quan tâm.

Du lịch là một ngành được rất nhiều địa phương Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định chỉ mới tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương khác trong vùng như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa Chính vì vậy việc cạnh tranh phát triển du lịch và các DN KDDL giữa các địa phương trong vùng là hết sức khốc liệt Bên cạnh đó, Cảng hàng không Phù Cát hiện nay vẫn là sân bay quốc nội, chính vì vậy khó cạnh tranh lượng du khách quốc tế đến từ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 203,9 tỷ đồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 52,1%); Doanh thu dịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,6%).

Đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền

Trang 19

vững được các DN và Nhà nước hết sức quan tâm Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” Đó cũng là cơ sở để đảm bảo du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

Vậy các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải làm gì để nâng cao NLCT của mình trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Bình Định chỉ mới phát triển năng động trong những năm gần đây so với các địa phương trong vùng như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế.

1.1.2 Về mặt lý luận

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của DN du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005) Theo Bordas (1994), DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch Để có NLCT, DN cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức.

Đối với các nghiên cứu về NLCT các DN và NLCT về du lịch của các tác giả trên thế giới (được tác giả trình bày chi tiết trong chương 2), các nghiên cứu của Ritchie và Crouch (1993); Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Mazurek (2014); Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), đa phần các nghiên cứu này điều nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, nghiên cứu của các tác giả Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K F Wong (2008); Lee và King (2009); Ivanovic, Mikinac và Perman (2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013); Theodore Metaxas, Athina Economou (2016); Daniel Adrian Gârdan và cộng sự

Trang 20

(2020) Đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặc phân tích nhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc là xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NLCT Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiên cứu Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững được quan tâm, đây cũng là một nhân tố mới cần được xem xét và đánh giá các mối quan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL.

Đối với các nghiên cứu về NLCT ngành du lịch, điểm đến du lịch, một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Duy Huân (2015); Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê Thị Ngọc Anh (2019) Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, các nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013); Trần Bảo An và cộng sự (2014); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2019) Các nghiên cứu mang giá trị khoa học cao, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phân tích EFA, CFA và SEM là phù hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN trong ngành du lịch.

Đối với các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến (2015); Đỗ Ngọc Mỹ và cộng sự (2017), đa số các nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự hài lòng khách du lịch, nghiên cứu điểm đến và đặc trưng du lịch , chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đối với NLCT của các DN KDDL, hoặc giải pháp phát triển du lịch bền vững Tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và NLCT của DN KDDL.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa các nhân tố

(biến độc lập) ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL (biến phục thuộc) Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay, chưa tìm thấy nghiên cứu về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc).

Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn

tỉnh Bình Định.

Trang 21

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn và lý thuyết nêu trên, có thể thấy đây là khoảng trống nghiên cứu cần được làm rõ, đặc biệt trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đánh giá thực trạng và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN này là cần thiết Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm luận án tiến sĩ kinh tế.1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Đo lường, kiểm định mức độ ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp) của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc) trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định chịu ảnh hưởng bới những nhân tố nào?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (tác động trực tiếp, tác động gián tiếp) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định như thế nào?

- Những hàm ý quản trị nào là cần thiết để nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định?

Trang 22

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh

hưởng đến NLCT của các DN KDDL.

Về đối tượng khảo sát của đề tài: Giám đốc, phó giám đốc hoặc những người

được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình KD của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ hai chương trình nghiên

cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019 Chương trình khảo sát chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022.

Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022.

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

NLCT của các DN KDDL như: Cơ sở lý thuyết về NLCT của DN KDDL, quan điểm về NLCT của DN, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL, các hàm ý quản trị nâng cao NLCT của các DN KDDL.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng) và được chia thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm 07 chuyên gia, thảo luận nhóm để

hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát, kiểm chứng lại các cơ sở lý

thuyết trong mô hình có phù hợp với đặc trưng DN KDDL tỉnh Bình Định hay không Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luận nhóm 30 chuyên gia lần 2 Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia và thảo luận nhóm xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL tỉnh Bình Định dựa trên

Trang 23

nền các thành phần thang đo góc rút ra từ nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Những hoạt động chủ yếu trọng bước này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) thiết lập bảng câu hỏi cho chương trình điều tra chính thức Chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra sơ bộ các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá nhằm để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trên cơ sở đó, tác giả xác định lại mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng kết hợp

phương pháp định tính sau định lượng)

Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra Thông qua bảng câu hỏi đã được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng.

Nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA - confirmator factor analysis) và (4) mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling) Mục đích của phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp làm sáng tỏ: (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt Còn phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) được sử dụng nhằm để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các kiểm định biến trung gian và kiểm định sự khác biệt để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra.

Để giải thích rõ hơn và có những hiểu biết sâu hơn về kết quả nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành bước nghiên cứu định tính tiếp theo bằng việc tổ chức hội thảo

Trang 24

khoa học gồm các chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định để diễn giải và minh chứng cho các luận điểm rút ra từ nghiên cứu định lượng.

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN1.5.1 Về mặt học thuật

Một là, đề tài xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Hai là, đề tài thực hiện cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và

gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ba là, xác định và chứng minh vai trò trung gian của nhân tố Phát triển du lịch

bền vững trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc NLCT của các DN KDDL Bên cạnh đó, bổ sung thang đo lường Phát triển du lịch bền vững đề các nghiên cứu trong tương lai có thể kế thừa Đây là đóng góp mới của đề tài.

Bốn là, đề tài điều chỉnh thang đo NLCT DN và các thành phần của nó cho

trường hợp các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết.

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Một là, đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành các DN KDDL, nhà hoạch định

chính sách về phát triển và KDDL tỉnh Bình Định có được cái nhìn mới, tổng quan về ngành du lịch và NLCT của các DN KDDL tỉnh Bình Định Từ đó có những định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định.

Hai là, đề tài đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN

KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương này giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài.

Trang 25

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Nội dung của chương này bao gồm cơ sở lý thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan và nhận định về khoảng trống của nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 2, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ Nội dung của chương bao gồm phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của đề tài Nội dung của chương bao gồm kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định các thang đo nghiên cứu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, thảo luận và so sánh kết quả với các nghiên cứu cũng như trong thực tiễn.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trên cơ sở các nội dung của các chương đã nghiên cứu, trong chương này tác giả đã đưa ra kết luận và hàm ý quản trị Nội dung của chương bao gồm kết luận chung của đề tài, một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Bên cạnh đó, tác giả trình bày những đóng góp của đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn, những hạn chế cho những nghiên cứu tiếp theo.

1.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nhiên cứu Về mặt thực tiễn, hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt

Trang 26

203,9 tỷ đồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 52,1%); Doanh thu dịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,6%) Về mặt lý thuyết, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của DN du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005) Theo Bordas (1994), DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch Để có NLCT, DN cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ hai chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019 Chương trình khảo sát chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022.

Trang 27

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài Cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm được sử dụng, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trên địa bàn tỉnh Bình Định có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất.

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1.1 Cạnh tranh

Cạnh tranh (competere) có nguồn gốc latin, Neufeldt (1996) cho rằng cạnh tranh nghĩa là tham gia đua tranh với nhau, là nỗ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sự cạnh tranh (competition) là sự kiện, trong đó, cá nhân hay tổ chức cạnh tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được (Wehmeier, 2000).

Theo Michael Porter (1996), cạnh tranh hiểu theo cấp độ DN là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các DN Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là DN phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh.

Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung trong khoa học kinh tế:

Cạnh tranh là sự đua tranh giữa các chủ thể KD nhằm chiếm lĩnh thị trường, giànhlấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất KD của mình.

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh, NLCT được xem xét ở các góc độ khác nhau như NLCT quốc gia, NLCT DN, NLCT của sản phẩm và dịch vụ… Đối với DN, một số các khái niệm NLCT tiêu biểu sau:

- Michael Porter (1980), cho rằng năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT; NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Ông cũng cho rằng, nếu một công ty chỉ

Trang 28

tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề KD nào cũng có 5 yếu tố tác động: (1) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; (2) Mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; (3) Nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; (4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhà cung cấp đầy quyền lực.

- Buckley và cộng sự (1988) NLCT là khả năng của một công ty đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ một cách bền vững (dài hạn) và có lợi nhuận.

- D’Cruz và Rugman (1992) NLCT là khả năng thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm vượt trội hơn so với thủ cạnh tranh, xem xét đến chất lượng về giá và phi giá cả Còn theo Dunning (1993), NLCT là khả năng cung ứng sản phẩm của chính DN trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của DN đó Hay theo Fafchamps và cộng sự (1999), NLCT của DN là khả năng DN có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là DN nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của DN khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao.

- Adam (1993), cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà KD trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình NLCT là một khái niệm có thể được xem xét dưới các cấp độ NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp ngành, NLCT cấp DN, hay thậm chí NLCT sản phẩm hàng hóa.

- Ambastha và Momaya (2004), quyết định NLCT của DN bao gồm trình độ công nghệ, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực.

- Nguyễn Bách Khoa (2004), NLCT của DN được hiểu là tích hợp các khả năng, nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của DN đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định.

- NLCT bao hàm sự kết hợp tài sản và quá trình, trong đó, tài sản là thừa hưởng hoặc tạo mới và quá trình để chuyển tài sản thành lợi nhuận kinh tế từ bán hàng cho người tiêu dùng (DC, 2001, dẫn theo Ambastha và Momaya (2004)).

Trang 29

- NLCT là năng lực tức thì và tương lai của doanh nhân, và là các cơ hội cho doanh nhân thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một gói giá và chất lượng phi giá vượt trội hơn các đối thủ trong và ngoài nước (European Management Produce & Market (1991), dẫn theo Garelli (2005)).

Tóm lại, NLCT của DN là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều nhân tố cần xem xét Trong đó việc xác định những nhân tố này và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của DN là hết sức cần thiết Thông qua những nhân tố này, DN có

thể cải thiện và nâng cao NLCT của DN mình Theo quan điểm của tác giả, NLCT của

DN là khả năng khai thác tốt những nhân tố sản xuất để thu về hiệu quả kinh tế cao vàbền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm củng cố và nâng cao sức cạnh tranh củaDN so với các đối thủ.

2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Theo Chương V của Luật Du lịch 2017 về KDDL, DN KDDL là các DN KD

dịch vụ lữ hành, DN KD vận tải khách du lịch, DN KD lưu trú du lịch và các DN KDdịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vuichơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch).

Khác với các loại hàng hóa thông thường khác, các sản phẩm và dịch vụ không hữu hình, nó ở dạng trải nghiệm đặc sắc và mới mẻ Điểm đặc trưng nhất của KDDL là khách hàng chỉ có quyền tạm thời sở hữu sản phẩm dịch vụ tại nơi du lịch chứ quyền sở hữu thực sự vẫn nằm trong tay người KDDL DN KDDL sẽ KD quyền sở hữu tạm thời này nhiều lần cho nhiều du khách sử dụng Chính vì vậy, hoạt động KDDL vừa mang tính chất KD, vừa mang tính chất phục vụ xã hội.

NLCT của DN KDDL là một khái niệm đa chiều, tương đối phức tạp NLCT là một yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của DN KDDL du lịch và điểm đến du lịch Chính vì vậy, NLCT ngày càng được các nhà nghiên cứu du lịch, các DN KDDL và các nhà hoạch định chính sách về du lịch quan tâm nghiên cứu.

Theo D'Hauteserre (2000), NLCT là khả năng của một DN du lịch để duy trì vị trí thị trường của mình và cải tiến chúng theo thời gian Còn các tác giả Dwyer, Forsyth và Rao (2000) cho rằng, NLCT ngành du lịch là một khái niệm chung, bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, năng suất của các thành phần khác nhau trong ngành công nghiệp du lịch và các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của một điểm du lịch Theo Dwyer và Kim (2003), NLCT của một đơn vị KDDL là khả năng cung

Trang 30

cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn so với các địa điểm hay DN khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch.

Tóm lại, hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NLCT của DN du lịch NLCT của DN du lịch luôn gắn liền và có vai trò quan trọng đối với NLCT của điểm đến tại địa phương đó Từ những quan điểm về NLCT của DN nói chung và DN du lịch nói riêng của các nghiên cứu trên, quan điểm của tác giả về NLCT của DN

KDDL như sau: NLCT của DN KDDL là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN

so với những đối thủ, khai thác và tận dụng tối đa mọi lợi thế của DN để đáp ứng tốtnhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động KD hiệu quả, duy trì được chỗđứng trên thị trường, hội nhập và tăng trưởng ổn định trong tương lai.

2.1.4 Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.4.1 Quan điểm dựa vào lợi thế cạnh tranh

Chuỗi giá trị của Porter (1985): năm 1985 Porter đã đưa ra một khái niệm có

tên là Chuỗi giá trị Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là tất cả các công việc từ khi bắt đầu sản xuất đến khi đưa một sản phẩm, dịch vụ nào đó phân phối ra thị trường Trong chuỗi giá trị đó sẽ bao gồm một quá trình kết hợp và tác động giữa nhiều yếu tố để sản xuất ra sản phẩm và đưa chúng đến tay người tiêu dùng Quá trình này được diễn ra theo một cách thức nhất định.

Porter (1985) cho rằng, chuỗi giá trị bao gồm gồm có 9 hoạt động, trong đó có 5 hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ:

- Hoạt động cơ bản: là những công việc từ mua sắm các yếu tố đầu vào, gia

công chế biến, tổ chức bán hàng, phân phối sản phẩm và các hoạt động hậu mãi Hoạt động hậu cần đầu vào liên quan đến việc tiếp nhận, lưu kho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Hoạt động sản xuất liên quan đến quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng Hoạt động hậu cần đầu ra liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến việc tạo ra những phương thức và khuyến khích người mua Hoạt động hậu mãi liên quan đến các việc nhằm duy trì hoặc tăng cường giá trị của sản phẩm Vì vậy, đây có thể coi là các hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến NLCT của DN, làm tốt các hoạt động cơ bản này cũng đồng nghĩa sẽ tạo ra NLCT vượt trội so với đối thủ.

- Hoạt động bổ trợ: Hoạt động quản trị thu mua kiểm soát sự lưu chuyển vật tư

qua chuỗi giá trị từ cung cấp đến sản xuất và đi vào phân phối, chúng góp phần kiểm

Trang 31

soát chất lượng đầu vào, đồng thời hiệu quả của các hoạt động này có thể làm giảm chi phí sản xuất của DN Hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mới, các phương pháp công nghệ mới, cho phép giảm chi phí sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hơn có thể bán ở mức giá cao hơn Hoạt động quản lý và điều hành nguồn nhân lực đảm bảo rằng công ty sử dụng hợp lý những người có kỹ năng để tiến hành các công việc tạo ra giá trị Hạ tầng (quản lý) của DN là hoạt động bổ trợ có một đặc trưng khác so với các hoạt động khác Hạ tầng của DN là khung quản lý chung của toàn DN, trong đó bao gồm cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa DN Vì vậy, có thể coi đây là các hoạt động ảnh hưởng đến NLCT của DN và DN cần làm tốt các hoạt động bổ trợ này.

Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (1990): Mô hình này được đề cập

lần đầu tiên vào năm 1979 với mục đích chủ yếu là tìm hiểu về các nhân tố tạo ra lợi nhuận Đây chính là công cụ hữu ích để phân tích nguyên nhân và cung cấp các kế hoạch lâu dài để DN giữ vững và tăng trưởng lợi nhuận Porter (1990) cho rằng, NLCT trên thị trường của một DN luôn chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố cơ bản: Sức mạnh nhà cung cấp; Nguy cơ thay thế; Các rào cản gia nhập; Sức mạnh khách hàng; Mức độ cạnh tranh.

2.1.4.2 Quan điểm cạnh tranh dựa vào nguồn lực và cách tiếp cận năng lực cốt lõi

Lý thuyết về nguồn lực của DN của Wernerfelt (1984) được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của DN Khác với mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, lý thuyết nguồn lực về cạnh tranh tập trung vào các yếu tố bên trong của DN Wernerfelt (1984) cho rằng nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT và hiệu quả KD của DN Lý thuyết này tập trung vào phân tích NLCT dựa vào các yếu tố bên trong (nguồn lực của DN), nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT của DN và kết quả KD của DN Các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược KD khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được vì chiến lược KD phụ thuộc vào chính nguồn lực của DN.

Một số tác giả khác xem xét NLCT với các phương pháp tiếp cận năng lực nhấn mạnh vai trò của các nhân tố bên trong như chiến lược, cơ cấu, năng lực quản lý, khả năng sáng tạo, các nguồn lực hữu hình và vô hình cho sự thành công trong việc tạo ra NLCT cho DN (Bartlett và Ghoshal, 1989; Doz và Prahalad, 1987; Prahalad và Hamel, 1990) Quan điểm này rất phổ biến trong các phương pháp tiếp cận dựa trên nguồn lực để tạo ra NLCT cho DN (Prahalad và Hamel, 1990; Grant, 1991; Barney, 2001;

Trang 32

Peteraf, 1993) Các DN cần phát triển các khả năng sáng tạo, năng lực kiểm soát và sử dụng các nguồn lực hợp lý, hiệu quả hơn so với các DN khác để có thể giúp đạt được khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới (Smith, 1995) Để cung cấp cho khách hàng các giá trị lớn và sự hài lòng hơn so với các đối thủ khác, các DN phải hoạt động có hiệu quả về mặt chi phí và đảm bảo chất lượng với khách hàng (Johnson, 1992; Hammer và Champy, 1993) Cùng quan điểm này, một số nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh cụ thể như marketing (Corbett và Wassenhove, 1993), công nghệ thông tin (Ross, Beath và Goodhue, 1995), chất lượng sản phẩm (Swann và Tahhavi, 1994), khả năng sáng tạo của DN (Grupp, 1997).

Theo Horne và cộng sự (1992), nguồn lực của DN còn được thể hiện ở vốn và tài nguyên trong DN Nguồn hữu hình đã được nghiên cứu bởi O'Farell và cộng sự (1992), các tác giả này đã xem xét đến tác động của các yếu tố nguồn lực hữu hình của NLCT đến hiệu quả hoạt động của DN Các yếu tố đó chính là giá bán, chất lượng dịch vụ, khả năng tiếp thị và quản lý Còn theo Pratten (1991), các yếu tố đó bao gồm: khả năng tạo ra sản phẩm mới, chế độ hậu mãi, hiệu quả trong sản xuất, năng lực marketing Đồng quan điểm này, các tác giả Chaston và Mangles (1997), Stoner (1987) cũng nhận định là các nguồn lực nội tại của DN như nguồn lực về tài chính, nguồn lực về nhân lực, nguồn lực về công nghệ, nguồn lực về chất lượng sản phẩm dịch vụ, nguồn lực về hình ảnh và danh tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến NLCT của DN.

Theo quan điểm của Teece và cộng sự (1997), nguồn năng lực động là nhóm các nhân tố tạo thành NLCT và đem lại kết quả KD cho DN Đây chính là khả năng phát hiện, tích luỹ, củng cố và định hướng lại những tiềm năng của DN sao cho phù hợp Vì vậy, DN luôn luôn phải phát hiện, củng cố, bồi dưỡng và sử dụng nguồn năng lực động này sao cho có thể mang lại một hiệu quả cao nhất, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường KD Trong DN, các nguồn năng lực động thường được tạo ra bởi các yếu tố như: năng lực sáng tạo, khả năng tìm kiếm thị trường, học hỏi kinh nghiệm, định hướng toàn cầu của DN.

Như vậy, lý thuyết cạnh tranh dựa vào nguồn lực cách tiếp cận năng lực cốt lõi đã đề cao vai trò của yếu tố nội tại - nguồn lực của DN sở hữu khi xây dựng chiến lược KD Lý thuyết này nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồn lực (Barney,1991) là có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự

Trang 33

khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của mình (Sanchez và Heene, 1996) Đây cũng là một hạn chế của lý thuyết nguồn lực khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại mà không xem xét đến các yếu tố môi trường KD, những áp lực cạnh tranh của ngành KD

2.1.4.3 Quan điểm cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường

Lý thuyết NLCT dựa trên định hướng thị trường được phát triển trên cơ sở cho rằng một DN sẽ đạt được NLCT bằng cách tập trung vào việc làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị của sản phẩm cho khách hàng tốt hơn so với đối thủ và đạt được kết quả hoạt động KD Đây là quan điểm nghiên cứu NLCT xuất phát từ thị trường, thực chất là đi từ kết quả của các hoạt động giá trị để truy ngược lại điều gì tạo ra giá trị khách hàng vượt trội so với đối thủ và do đó sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN Theo Gray và Hooley (2002), định hướng thị trường là việc thực hiện một chiến lược hay một triết lý của DN nhằm mục đích thu thập, phổ biến, ứng phó với các thông tin từ bên ngoài để tạo thêm giá trị cho các nhà đầu tư, khách hàng và các đối tượng có liên quan khác Đây được xem là nguồn tiềm năng có giá trị của lợi thế cạnh tranh (Kohli và Jaworski, 1990) và nó là một đề tài được nghiên cứu nhiều trong tiếp thị, bán hàng, quản lý và khả năng cạnh tranh (Dobni và Luffman, 2003; Kirca và cộng sự, 2005).

Theo Darroch và Naughton (2003), khả năng cạnh tranh theo định hướng thị trường bị tác động bởi các yếu tố như thông tin khách hàng, vấn đề tiếp nhận và xử lý của DN về những phản hồi của khách hàng, mức độ và khả năng xử lý thông tin phản hồi của từng cá nhân trong DN (Jaworski và Kohli, 1993) NLCT theo định hướng thị trường thường có quan hệ với hiệu quả hoạt động của DN theo các điều kiện môi trường khác nhau (Dobni và Luffman, 2003; Jaworski và Kohli, 1993).

Phương pháp tiếp cận với khái niệm định hướng thị trường về cơ bản được thực

hiện theo hai quan điểm (1) Thứ nhất, quan điểm văn hóa (Narver và Slater, 1990;

Harris, 1990; Narver và cộng sự, 1998): định hướng thị trường được hiểu như là sự tồn tại của một tập hợp các giá trị và thái độ trong tổ chức Nó giống như một bàn tay vô hình hướng dẫn các hành vi của từng cá nhân trong tổ chức làm thế nào để tạo ra giá

trị cao hơn cho khách hàng (2) Thứ hai, quan điểm hành vi hay quá trình (Kohli và

Jaworski, 1990; Deng và Dart, 1994; Jaworski và cộng sự, 2000): định hướng thị

Trang 34

trường theo quan điểm này đưa ra những hành động hay quy trình phải được tiến hành trong một đơn vị để đưa văn hóa vào thực tế một cách hiệu quả.

Theo Narver và Slater (1990), khả năng cạnh tranh theo định hướng thị trường gồm ba nội dung chính (1) Định hướng khách hàng: nội dung này dựa vào nhu cầu của khách hàng, lấy họ làm trung tâm và làm thế nào để họ hiểu về DN mình (2) Định hướng đối thủ cạnh tranh, theo đó DN cần phải hiểu rõ khả năng cạnh tranh ngắn hạn, dài hạn và chiến lược của đối thủ hiện tại và tương lai để có thể tạo ra giá trị vượt trội so với họ (3) Sự phối hợp đa chức năng dựa trên việc sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý nhằm tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng mục tiêu.

Sự kết hợp định hướng thị trường và tiêu chuẩn cạnh tranh cho thấy tầm quan trọng của định hướng thị trường đối với lợi ích của DN Thông qua khách hàng, DN có thể tìm hiểu được thực lực của đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở các thông tin của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, DN có thể cải thiện chiến lược của mình theo định hướng thị trường và đối phó với đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm giữa hai yếu tố này vẫn chưa được rõ ràng (Morgan và Strong, 1998) Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả hoạt động của DN có xu hướng bị ảnh hưởng bởi chiến lược cạnh tranh, bởi vì sự thành công không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động tức thời mà phụ thuộc vào sự phát triển lâu dài Định hướng thị trường giúp các DN nắm bắt được yêu cầu của khách hàng để tổ chức sản xuất và của các đối thủ cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị cao hơn (Deng và Dart, 1994), đổi mới hơn (Gatignon và Xuereb, 1997; Han và cộng sự, 1998) hay dẫn đầu về chất lượng (Pelham và Wilson, 1996).

Bên cạnh các quan điểm về cạnh tranh nêu trên, có rất nhiều quan điểm khác về

NLCT của DN được các nhà nghiên cứu đưa ra Xét khía cạnh nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng đến NLCT của DN trong nên kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tác giả lựachọn tích hợp nhiều quan điểm về NLCT của DN để nghiên cứu nhằm xem xét đầy đủcác tác động giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực của một DN, đặc biệt các DN KDDLlà các DN có độ mở của thị trường cao.

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN2.2.1 Một số nghiên cứu ngoài nước

Đối với các nghiên cứu ngoài nước về NLCT du lịch, có thể xét đến một sốnghiên cứu về NLCT của điểm đến du lịch Ritchie và Crouch (1993), nghiên cứu về

Trang 35

NLCT du lịch quốc tế đã đưa ra mô hình Calgary về NLCT trong du lịch Trong mô hình này, các tác giả đã đưa ra 5 nhóm nhân tố chính tác động đến NLCT điểm đến du lịch: (Nhóm 1) Sự hấp dẫn của điểm đến, bao gồm: Sự hấp dẫn của điểm đến (đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đặc điểm văn hoá và xã hội, cơ sở hạ tầng chung, cơ sở hạ tầng dịch vụ cơ bản, thượng tầng kiến trúc du lịch, phương tiện tiếp cận và giao thông, thái độ đối với khách du lịch, giá cả, sự độc đáo về kinh tế xã hội, chẳng hạn như các trung tâm tôn giáo hoặc địa lý độc đáo) Rào cản điểm đến (an ninh và an toàn, chẳng hạn như sự bất ổn về chính trị, sức khoẻ và các mối quan ngại về y tế, chất lượng vệ sinh kém, luật và các quy định, chẳng hạn như yêu cầu thị thực và khoảng cách về văn hoá); (Nhóm 2) Quản lý điểm đến, bao gồm: Các nỗ lực về quản lý và các nỗ lực về tiếp thị; (Nhóm 3) Tổ chức điểm đến, bao gồm: Năng lực tổ chức quản lý và các chiến lược liên kết; (Nhóm 4) Thông tin điểm đến, bao gồm: Hệ thống thông tin quản lý nội bộ và Nghiên cứu sự thay đổi của thị trường; (Nhóm 5) Hiệu suất của điểm đến, bao gồm: Kinh nghiệm và Năng suất.

Tanja Mihalic (2000) đã nghiên cứu về nhân tố NLCT du lịch dựa trên quản lý môi trường điểm đến Tác giả đã chọn lọc nhân tố quản lý như một công cụ để kết nối NLCT và quản lý môi trường điểm đến Theo mô hình quản lý điểm đến được chia thành hai phần: (1) quản lý và (2) nỗ lực tiếp thị Thứ nhất, NLCT về môi trường điểm đến có thể được tăng lên nhờ các quản lý thích hợp liên quan đến tác động môi trường (EI) và quản lý chất lượng môi trường (EQ) Thứ hai, tính cạnh tranh của điểm đến có thể được tăng cường thông qua các hoạt động tiếp thị môi trường nhất định Hơn nữa, quản lý môi trường được phân thành các nhóm: quản lý bằng các quy tắc ứng xử, bằng thực tiễn môi trường tự phát triển.

Theo Dwyer, Livaic và Mellor (2003), nghiên cứu về NLCT của Úc như một điểm đến du lịch Từ các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, các tác giả đã đưa ra mô hình các nhân tố quyết định đến NLCT điểm đến gồm 06 nhân tố chính: (1) Nguồn lực cốt lõi bao gồm nguồn tài nguyên kế thừa (tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa) và tài nguyên nhân tạo (cơ sở hạ tầng du lịch); (2) Các nhân tố nguồn lực hỗ trợ; (3) Quản lý điểm đến (Tổ chức Quản lý điểm đến, Quản lý Tiếp thị điểm đến, Chính sách điểm đến, Kế hoạch và Phát triển, Phát triển nguồn nhân lực và Quản lý Môi trường); (4) Điều kiện cầu; (5) Điều kiện cụ

Trang 36

thể; (6) Cạnh tranh về điểm đến (tác động liên kết ngược đến sự thịnh vượng của Quốc gia/ khu vực, kinh tế - xã hội).

Nghiên cứu “NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ” của tác giả Craigwell (2007) đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức du lịch thế giới.

Hình 2.1: NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ

Nguồn: Craigwell, 2007

Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi 7 yếu tố: (1) Cạnh tranh về giá cả; (2) Nhân lực du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội Trong đó, yếu tố cạnh tranh về giá được xem là chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến NLCT trong nghiên cứu này Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ trong mối quan hệ nhân quả của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo trên Nghiên cứu cũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như sản phẩm – dịch vụ, chất lượng dịch vụ là những yếu tố rất quan trọng tạo nên NLCT như các nghiên cứu trước đã đề cập.

Mechinda và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT và hình ảnh điểm đến của Koh Chang (Đảo Chang), một hòn đảo du lịch nổi tiếng ở Thái Lan Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 400 khách du lịch và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích Kết quả phân tích đã đưa ra 12 nhân tố tác động đến NLCT đối với du lịch Koh Chang, bao gồm: Quản lý môi trường

Trang 37

điểm đến; Chất lượng dịch vụ; Di sản và văn hoá và sự hiếu khách của người dân địa phương; Cơ sở hạ tầng; Mua sắm và sinh hoạt vào ban đêm; Tài nguyên thiên nhiên; Các hoạt động; Giá cả cạnh tranh; Thực phẩm; Vệ sinh; An toàn; Vị trí Trong nghiên cứu này, nhân tố “Cơ sở hạ tầng” và nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” được gom lại với nhau thành nhân tố “Cơ sở hạ tầng”; nhân tố “Di sản văn hóa” và nhân tố “Sự hiếu khách của người dân địa phương” được gom lại thành nhân tố “Di sản và văn hoá và sự hiếu khách của người dân địa phương” sau bước xoay ma trận của phân tích EFA Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sự hài lòng của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế Các nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến khách du lịch trong nước là: (1) vị trí điểm đến, (2) chất lượng dịch vụ và (3) tài nguyên thiên nhiên trong khi nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế là tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố khám phá, chưa đi sâu kiểm định, phân tích nhân tố khẳng định.

Serrato, Valenzuela và Rayas (2013) đã nghiên cứu về cải thiện NLCT du lịch, trường hợp điển hình Mexico Nghiên cứu đã đưa ra 112 biến được nhóm thành 10 nhân tố, bao gồm: (1) Di sản văn hóa; (2) Tài nguyên thiên nhiên; (3) Cơ sở hạ tầng khách sạn; (4) Cơ sở hạ tầng giao thông; (5) Dịch vụ hỗ trợ; (6) An ninh công cộng; (7) Quảng bá du lịch; (8) Sự tham gia của Chính phủ; (9) Hiệu quả kinh tế và (10) Nguồn nhân lực Nghiên cứu đã đưa ra được Chỉ số NLCT du lịch cả nước và cho mỗi tiểu bang, cũng như các chỉ số bổ sung cho mỗi tiểu bang theo 10 nhân tố Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào tính giá trị trung bình của khảo sát và xây dựng bộ Chỉ số NLCT du lịch của bang của Mexico, chưa đánh giá được sự tương quan của các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT du lịch của Mexico.

Theo Mazurek (2014) đã nghiên cứu về mô hình và tính cạnh tranh du lịch trường hợp của Áo và Thụy Sĩ Nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp và phát triển các mô hình của Poon, mô hình WES, mô hình của Dwyer và Kim, mô hình Bordas và mô hình của Crouch-Ritchie Nghiên cứu đã cho thấy, đối với phát triển du lịch và nâng cao NLCT du lịch, cần chú trọng đến sựu hài lòng của khách hàng, hình thành mối quan hệ giữa sự trung thành của khách hàng và điểm đến Để hình thành được mối quan hệ này, cần có chiến lược và mô hình cạnh tranh du lịch dựa trên trách nhiệm xã hội, chất lượng bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh và danh tiếng điểm đến Hạn chế của nghiên cứu này là việc chỉ mới sử dụng các mô hình nghiên cứu trước, sử

Trang 38

dụng dữ liệu thứ cấp và phân tích định tính và đưa ra kết luận Chính vì vậy, chưa thể kết luận mối tương quan giữa các nhân tố và chưa tìm ra được các nhân tố mới tiềm ẩn.

Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), nghiên cứu nâng cao NLCT trong ngành du lịch thông qua việc sử dụng trí tuệ KD: một đánh giá tài liệu, nghiên cứu nhằm chứng minh sự phù hợp của KD thông minh (BI) trong các DN nói chung và các công ty du lịch nói riêng BI đã được xem như là một sự đổi mới có thể thúc đẩy các DN đạt được năng suất và hiệu quả cao Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng BI cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của DN Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính nhằm đánh giá các tài liệu về việc sử dụng BI trong du lịch Nghiên cứu thông qua hai mô hình để phân tích Đầu tiên là mô hình phân tích NLCT của Downes (1997) sửa đổi khuôn khổ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter Mô hình thứ hai được sử dụng là cách tiếp cận dựa trên nguồn lực để phân tích môi trường KD Nghiên cứu đã cho thấy ngành du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi từ việc áp dụng BI Ngành du lịch là một trong những ngành đầu tiên áp dụng BI và tạo ra được hiệu quả cao bao gồm khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, xử lý và phân tích dữ liệu của khách du lịch linh hoạt và thân thiện với người dùng Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính dựa trên phân tích, tổng hợp tài liệu, chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp để độ tin cậy cao hơn.

Trong lĩnh vực NLCT của các DN KDDL, một số nghiên cứu điển hình vềNLCT của các khách sạn, các địa điểm du lịch, các DN KD lữ hành cũng đã đượcmột số các tác giả ngoài nước nghiên cứu.

Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K F Wong (2008), nghiên cứu về cạnh tranh du lịch và khách sạn Các tác giả đã rà soát lại các nghiên cứu đã công bố về tính cạnh tranh của điểm đến du lịch và khách sạn, đưa ra những phản biện, và đề xuất những hướng đi tương lai trong nghiên cứu về du lịch và khách sạn Nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, đã đưa ra được các nhân tố quyết định của NLCT điểm đến du lịch, bao gồm 17 nhân tố: Công nghệ và đổi mới; Cơ sở hạ tầng; Vốn nhân lực; Giá; Môi trường; Mở cửa thương mại quốc tế; Phát triển xã hội; Nguồn nhân lực du lịch; Chính phủ; Lịch sử và văn hóa; Môi trường vi mô; Môi trường vĩ mô; Quản lý điểm đến; Nhân tố nguồn lực; Điều kiện cầu; Sự hài lòng của khách hàng; Các nhân tố về xã hội và tâm lý Các nhân tố quyết định chính đến NLCT của các khách sạn bao gồm 14

Trang 39

nhân tố: Điểm đến; Nguồn nhân lực, Trình độ đào tạo chuyên môn; Công nghệ; Chiến lược; Sản phẩm; Nguồn vốn; Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ; Hình ảnh thương hiệu; Chiến lược liên kết; Chi phí hoạt động; Điều kiện thị trường; Điều kiện cầu; Tiếp thị; Chính sách về giá; Tính đặc trưng; Quy trình quản lý Nhóm tác giả cũng đưa ra 06 khung và mô hình ứng dụng để đánh giá NLCT khách sạn bao gồm: Phân tích dữ liệu tổng quát; Quan hệ cấu trúc tuyến tính (LISREL); Thang đo SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ; Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM); Mô hình kim cương của Poster; Khung đo lường hiệu suất khách sạn Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mang tính chất tổng quan, dừng lại ở mức tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch và khách sạn, chưa tiến hành nghiên cứu điển hình.

Nghiên cứu của tác giả Lee và King (2009) đã áp dụng kỹ thuật Delphi để phân tích NLCT của các suối nước nóng tại Đài Loan Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của suối nước nóng dựa trên kỹ thuật Delphi bao gồm: Nhóm 1, nguồn tài nguyên của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản văn hóa, những điểm đặc biệt, nơi ở, ẩm thực, phương tiện đi lại, an toàn và an ninh) với 27 biến quan sát Nhóm 2, chiến lược của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (khả năng của suối nước nóng, kế hoạch và sự phát triển, quản trị marketing, phát triển nguồn nhân lực, quản trị chất lượng dịch vụ, quản lý môi trường, giá cả) với 33 biến quan sát Nhóm 3, môi trường của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (phát triển kinh tế, những thay đổi văn hóa – xã hội, sự tương tác trong ngành, điều kiện nhu cầu, thái độ và sự tham gia của cộng đồng) với 16 biến quan sát Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ khảo sát và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình theo thang đo Likert 5 mức độ Nghiên cứu chưa làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến NLCT của suối nước nóng tại Đài Loan.

Nghiên cứu “Ứng dụng CMR (Customer Relationship Management) trong các DN du lịch nhằm nâng cao NLCT của các DN này trên thị trường du lịch” của các tác giả Ivanovic, Mikinac và Perman (2011) Nghiên cứu cho rằng, lĩnh vực KD khách sạn và du lịch không giống với các lĩnh vực KD khác, để nâng cao NLCT, các DN du lịch cần phải có chế độ chăm sóc khách hàng rất đặc biệt và nhận phản hồi từ phía khách hàng Vì vậy, việc ứng dụng CMR với các yếu tố như ứng dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, xây dựng chiến lược quản trị, đào tạo nhân lực, thu thập

Trang 40

và xử lý thông tin với khách hàng, chăm sóc khách hàng,… sẽ tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao được hình ảnh, thương hiệu của DN mình trên thị trường Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng CMR trong DN du lịch mà chưa tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng cũng như mối quan hệ của việc ứng dụng CMR với NLCT của DN du lịch như thế nào.

Nghiên cứu “NLCT của các khách sạn nhỏ tại Jamaica” của tác giả Williams và Hare (2012) Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng để cung cấp các thông tin về những khoảng trống trong khả năng cạnh tranh của các khách sạn nhỏ trong các khu nghỉ mát ở Jamaica Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các khách sạn nhỏ tại Jamaica:

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạnnhỏ tại Jamaica

Nguồn: Williams và Hare, 2012

Kết quả nhiên cứu cho thấy, NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của khách sạn và chưa đặt những khách sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệ thống du lịch và khách sạn Nghiên cứu cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica.

Yếu tố điềukiện môi

trường

Ngày đăng: 22/04/2024, 08:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan