Hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS đã được quan tâm, chú trọng phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: cách tuyển chọn, khuyến khích học sinh,
Điều kiện và hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Chúng ta vẫn biết rằng, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, giáo dục và đào tạo giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức, kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân Chính vì thế, vai trò của giáo dục và đào tạo là vô cùng to lớn, không thể thay thế trong xã hội hiện đại. Việt Nam chúng ta là một đất nước có truyền thống hiếu học và nét đẹp văn hóa
“Tôn sư trọng đạo”, vì vậy chúng ta lại càng thấy được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trình phát triển của đất nước Đảng và Nhà nước luôn thấy được phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục và đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thì vấn đề giáo dục và đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng người tài để bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Vì vậy, mục tiêu “bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn.
Trong lịch sử gìn giữ và xây dựng đất nước, chúng ta luôn biết rằng, quê hương Nam Định được coi là vùng đất học, có truyền thống hiếu học được lưu truyền và nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác của biết bao nhiêu những người con đất Thành Nam Nam Định là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục và đào tạo trong nhiều năm qua Thành quả này được ghi nhận ở cả chất lượng giáo dục đại trà, thể hiện qua kết quả của kỳ thi THPTQG nhiều năm qua, và cả chất lượng của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp Để có được thành quả đó,phải kể đến quá trình nỗ lực phấn đấu và đổi mới của toàn ngành giáo dục tỉnhNam Định.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tỉnh Nam Định, nơi đào tạo nên những học sinh xuất sắc góp phần lớn làm rạng danh quê hương Thành Nam - miền đất có truyền thống hiếu học của cả nước
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS là phát huy hết khả năng của học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước Hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS đã được quan tâm, chú trọng phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: cách tuyển chọn, khuyến khích học sinh, phương pháp giảng dậy, chương trình chuyên,… Qua nhiều năm trực tiếp tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng, để có thể đạt được kết quả trong các kỳ thi học sinh giỏi ở bậc THCS, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập (đặc biệt là khả năng tự học), về kiến thức, kỹ năng tốt nhất, phù hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy hết khả năng của các em Bên cạnh đó, nguồn tài liệu giúp học sinh nghiên cứu, củng cố kiến thức cơ bản của các cấp học, các khối học và hệ thống các tài liệu giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu, ôn tập nâng cao tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi tuyển sinh vào THPT chuyên là vô cùng quan trọng Trong những năm trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Mỗi giải pháp được thực hiện và rút kinh nghiệm qua mỗi năm đã làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân tôi.
Với những lý do trên, tôi xin được chia sẻ với các đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dậy với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 và ôn thi vào lớp
10 THPT chuyên” Tôi mong sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Mô tả giải pháp 1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1 Thực trạng chung
Các văn bản chỉ đạo được dùng để xây dựng kế hoạch
Trước khi xây dựng kế hoạch dạy học, tôi thường nghiên cứu rất kỹ cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 9 và cấu trúc đề thi vào lớp 10 chuyênHóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – tỉnh Nam Định cũng như khung chương trình liên thông giữa các trường THCS xây dựng chất lượng cao với trường chuyên
Lê Hồng Phong – tỉnh Nam Định, do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định ban hành hàng năm, được đính kèm thành các phụ lục sau Tôi cũng tham gia đầy đủ các buổi tập huấn cũng như các chương trình sinh hoạt chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Hưng cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định tổ chức với tinh thần làm việc nghiêm túc để học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Hoá học - Lớp 9
1 Nội dung kiến thức: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, trong đó nội dung kiến thức lớp 8 năm học 2021 - 2022 thực hiện theo Công văn số 1415/SGDĐT ngày 22/9/2021 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch COVID-19 năm học
2021 - 2022; nội dung kiến thức lớp 9 năm học 2022 - 2023 thực hiện theo Công văn số 1360/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh về khung nội dung môn học, xây dựng kế hoạch giáo dục môn học và kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020 - 2021; có một số phần mở rộng nâng cao theo chương trình liên thông Sở GD-ĐT đã ban hành kèm theo Công văn 1563/SGDĐT-GDTrH ngày 06/7/2017 Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
2 Yêu cầu về các cấp độ nhận thức
II Hình thức thi: Thi viết.
III Thời gian làm bài: 150 phút
IV Cấu trúc đề thi Đề thi tự luận bao gồm các nội dung sau:
1 Chuyên đề 1: Lý thuyết Hoá học (lớp 8 - 4,0 điểm)
- Nguyên tử Phân tử Chất Công thức cấu tạo của chất Mol Tỷ khối.
- Phản ứng và phương trình phản ứng Phân loại các loại phản ứng hóa học. Nhận biết vai trò của các chất trong phản ứng.
- Phân loại và phân biệt các chất vô cơ.
- Mô tả các thí nghiệm đơn giản.
2 Chuyên đề 2: Chất và sự biến đổi chất (lớp 9 - 6,0 điểm)
- Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối và các chất cụ thể tiêu biểu cho mỗi loại.
- Bảng hệ thống tuần hoàn Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Các phản ứng hóa học minh họa tính chất của các chất Mối quan hệ và sự chuyển hóa qua lại (nếu có) giữa các chất Các điều kiện xảy ra pư hóa học.
- Điều chế, tách, tinh chế các chất Giải thích hoặc mô phỏng các thí nghiệm điều chế, tinh chế.
- Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại.
- Các ứng dụng của các chất trong đời sống.
3 Chuyên đề 3: Đại cương hữu cơ và HIĐROCACBON (6,0 điểm)
- Khái niệm hợp chất hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ
- Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của các chất
- Thiết lập công thức phân tử của các chất dựa vào phân tử khối, tỷ lệ mol nguyên tố, % theo khối lượng, phản ứng đốt cháy chất.
- Cấu tạo và tính chất của: CH4, C2H4, C2H2 và các chất tương tự Xác định công thức của các chất có cấu tạo và tính chất tương tự (trong đó, các chất mạch hở xét £ 4C).
- Các nhiên liệu hóa thạch : dầu mỏ, khí thiên nhiên ,than…
4 Chuyên đề 4: Bài tập tổng hợp, liên thông ( 4,0 điểm)
- Dựa vào các ứng dụng hóa học, giải thích bằng kiến thức hóa học.
- Dựa vào các hiện tượng hóa học, giải thích bằng các phương trình phản ứng hóa học.
- Dựa vào các lý thuyết hóa học, đề xuất các phản ứng hóa học, phương pháp tối ưu.
- Bài tập vô vơ và hữu cơ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
CẤU TRÚC ĐỀ THI Tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong năm học 2023 - 2024
Môn: Hoá học - Đề chuyên
1 Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, trong đó nội dung kiến thức lớp 6 học kỳ II năm học 2019 - 2020 thực hiện theo Công văn số
443/SGDĐT ngày 3/4/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019 - 2020; nội dung kiến thức lớp 7 năm học
2020-2021 thực hiện theo Công văn số 1360/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của
Sở GDĐT về việc hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh về khung nội dung môn học, xây dựng kế hoạch giáo dục môn học và kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020- 2021; nội dung kiến thức lớp 8 năm học 2021-2022 thực hiện theo Công văn số 1415/SGDĐT ngày 22/9/2021 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch COVID-19 năm học 2021-2022; nội dung kiến thức lớp 9 năm học 2022-2023 thực hiện theo Công văn số 1360/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh về khung nội dung môn học, xây dựng kế hoạch giáo dục môn học và kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020-2021; có một số phần mở rộng nâng cao theo chương trình liên thông Sở GDĐT đã ban hành kèm theo Công văn 1563/SGDĐT-GDTrH ngày 06/7/2017 Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
2 Hạn chế tối đa những bài toán được xây dựng dựa trên nền kiến thức hóa không có thật
3 Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
II Hình thức thi: Tự luận.
III Nội dung kiến thức
CHUYÊN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT HÓA HỌC (khoảng 2,0 điểm) a) Cấu tạo nguyên tử Bảng hệ thống tuần hoàn Định luật tuần hoàn. b) Nguyên tử Phân tử Chất Công thức cấu tạo của chất Mol Tỷ khối. c) Phản ứng và phương trình phản ứng Phân loại các loại phản ứng hóa học. Nhận biết vai trò của các chất trong phản ứng. d) Phân loại và phân biệt các chất vô cơ. e) Dung dịch Độ tan f) Mô tả các thí nghiệm đơn giản.
CHUYÊN ĐỀ 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (khoảng 2,0 điểm) a) Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối. b) Các phản ứng hóa học minh họa tính chất của các chất Mối quan hệ và sự chuyển hóa qua lại (nếu có) giữa các chất Các điều kiện xảy ra pư hóa học. c) Điều chế, tách, tinh chế các chất Giải thích hoặc mô phỏng các thí nghiệm điều chế, tinh chế. d) Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại. e) Các ứng dụng của các chất trong đời sống.
CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON (khoảng 2,0 điểm) a) Thuyết cấu tạo hóa học Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của các chất b) Thiết lập công thức phân tử của các chất dựa vào phân tử khối, tỷ lệ mol nguyên tố, % theo khối lượng, phản ứng đốt cháy chất. c) Cấu tạo và tính chất của: CH4, C2H4 , C2H2 và các chất tương tự Xác định công thức của các chất có cấu tạo và tính chất tương tự (trong đó, các chất mạch hở xét £ 5C).
CHUYÊN ĐỀ 4: DẪN XUẤT HIĐROCACBON (khoảng 2,0 điểm) a) Cấu tạo và tính chất hóa học của: C2H5OH, CH3COOH, este, chất béo và các chất tương tự. b) Glucozơ, tinh bột và các phản ứng chuyển hóa.
CHUYÊN ĐỀ 5: TỔNG HỢP VÔ CƠ, LIÊN THÔNG (khoảng 2,0 điểm) a) Dựa vào các ứng dụng hóa học, giải thích bằng kiến thức hóa học. b) Dựa vào các hiện tượng hóa học, giải thích bằng các phương trình phản ứng hóa học. c) Dựa vào các lý thuyết hóa học, đề xuất các phản ứng hóa học, phương pháp tối ưu. d) Dựa vào các điều kiện thực tế, mô tả, giải thích các hướng phát triển của vấn đề đưa ra. e) Kết hợp giữa lý thuyết hóa học và hiện tượng hóa học, giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hóa học. f) Dựa vào các đặc điểm về tính chất và các thông số định lượng, lập luận để xác định cấu tạo chất, thành phần của hỗn hợp chất và thành phần của các giai đoạn trung gian (nếu có). g) Dựa vào các kiến thức được cung cấp trên bài thi để giải quyết các yêu cầu của bài.
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG
TRƯỜNG THCS XÂY DỰNG CLC VÀ THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
1.Học sinh vào được lớp chuyên LÊ HỒNG PHONG phải có các kiến thức tối thiểu để tiếp thu chương trình chuyên (hiện nay rất nặng)
2.Các trường THCS chất lượng cao cũng có các thày cô trình độ chuyên môn tốt, có tâm huyết với chuyên môn.
3.Thời lượng cho dạy và học cũng không ít: chính khóa, tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi các giai đoạn …
4.Học sinh được tuyển chọn đều có tư chất và cũng ham mê với bộ môn.
5.Đặc điểm của môn hóa học là chương trình có tính đồng tâm cao Chương trình liên thông môn hóa dựa trên nền kiến thức chương trình phổ thông lớp 8 và 9. Một số phần có mở rộng, nâng cao nhưng vẫn đồng tâm và đã chú trọng đến tính khả thi của chương trình.
6 Khi thực hiện chương trình liên thông: Các thày cô trường THCS chủ động lên kế hoạch để dạy các chuyên đề vào các thời điểm, giai đoạn phù hợp để có hiệu quả.
Nội dung kế hoạch dạy học 29 2.3 Minh họa một số chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 THPT chuyên
Từ cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 9, cấu trúc đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định, khung chương trình liên thông và từ yêu cầu về kiến thức của chương trình là dựa trên kiến thức cơ bản của môn Hóa học bậc THCS có mở rộng và nâng cao trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, tôi đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 THPT chuyên, gồm các chuyên đề sau:
- Chuyên đề 1: Phản ứng oxi hóa - khử và luyện tập.
- Chuyên đề 2: Dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch và luyện tập.
- Chuyên đề 3: Các loại hợp chất vô cơ và luyện tập.
- Chuyên đề 4: Kim loại và luyện tập về kim loại.
- Chuyên đề 5: Phi kim và luyện tập về phi kim.
- Chuyên đề 6: Bảng hệ thống tuần hoàn và luyện tập.
- Chuyên đề 7: Hidrocacbon và luyện tập.
- Chuyên đề 8: Dẫn xuất của hidrocacbon, polime và luyện tập.
Phần luyện tập là các chuyên đề bài tập gồm:
* Bài tập định tính gồm các dạng bài về:
- Bài tập về giải thích hiện tượng và viết PTHH.
- Bài tập tách, tinh chế các chất.
- Bài tập thực hiện các sơ đồ chuyển hóa.
- Bài tập về thực hành, thí nghiệm (Bài tập thực nghiệm).
- Bài tập liên quan đến các hiện tượng thực tế.
* Bài tập định lượng gồm các dạng bài về:
- Bài tập toán độ tan.
- Bài tập về nồng độ dung dịch.
- Bài tập về xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất vô cơ và hữu cơ.
- Các dạng bài toán hỗn hợp.
- Bài tập liên quan đến đồ thị…
Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học để bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc cung cấp, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh là cần thiết nhưng quan trọng hơn là mọi phương pháp dạy học của giáo viên phải đạt tới cái đích là thắp lên và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết, say mê của mỗi học sinh với môn Hóa học Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng nhiều phương pháp dạy học trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như: phương pháp hỏi đáp, tạo tình huống giải quyết vấn đề; phương pháp trực quan, làm thực hành, thí nghiệm; phương pháp dạy học theo bản đồ tư duy; phương pháp dạy học tích hợp, liên môn; phương pháp hoạt động nhóm,…
Các phương pháp trên phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, kiến thức thu được sẽ là tài sản riêng của các em Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định Sử dụng công nghệ thông tin đã làm cho bài giảng trực quan hơn, sống động hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú cho học sinh Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác các thí nghiệm có trên mạng đã giải quyết được khá nhiều vấn đề với thực tế ở các trường THCS bây giờ, khi điều kiện thực tế không cho phép chúng ta có thể tiến hành làm thành công tất cả các thí nghiệm có trong chương trình.
Với bộ môn Hóa học thì phương pháp dạy học thông qua các bài học thực hành và việc tiến hành làm các thí nghiệm của giáo viên và học sinh là điều không thể thiếu Việc làm các thí nghiệm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức lý thuyết qua mỗi bài học và giúp các em giải thích được các hiện tượng đang diễn ra trong thực tế xung quanh mình
Hơn nữa, việc tiến hành các thí nghiệm hóa học còn giúp cho các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật như: kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích,… và rèn luyện các thao tác đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm Đấy đều là những điều rất cần thiết cho các em trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học sau này Việc tiến hành làm các thí nghiệm Hóa học cũng góp một phần lớn để tạo sự hứng thú, yêu thích, say mê đối với bộ môn của nhiều học sinh. Để việc làm các thí nghiệm có thể được nhiều nhất và thành công nhất thì bản thân tôi cũng đã luôn phải cố gắng trong việc sưu tầm và làm các đồ dùng dạy học. Tôi cũng luôn hướng dẫn, động viên các em học sinh tận dụng những đồ dùng sẵn có ở nhà để tiến hành làm các thí nghiệm có trong chương trình.
Trong giờ thực hành môn Hóa học lớp 9, trường THCS Nghĩa Hưng
Trong giờ thực hành môn Hóa học lớp 9, trường THCS Nghĩa Hưng
Một trong các phương pháp dạy học tích cực mà tôi thấy các thầy cô giáo bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải áp dụng đấy là phải hướng dẫn được cho học sinh biết cách tự học Với chương trình học sinh giỏi thì khối lượng kiến thức là rất nhiều nếu như không muốn nói là khổng lồ, vì vậy khả năng tự học tốt là điều kiện tất yếu để dẫn đến thành công Tôi cho rằng hướng dẫn học sinh tự học là điều rất quan trọng giúp cho học sinh có phương pháp tư duy khoa học, biết cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả Tôi thường hướng dẫn học sinh tự học bằng các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Trước hết, tôi yêu cầu các em đọc, học và nắm được tất cả các kiến thức có trong sách giáo khoa Hóa học lớp 8 và lớp 9 một cách đầy đủ, chính xác, sâu sắc nhất Phần lớn các kiến thức này được truyền tải thông qua các tiết học đại trà trên lớp, nhưng là học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi thì các em phải sâu chuỗi được các kiến thức thành hệ thống và phải vận dụng được hệ thống kiến thức này một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Bước 2: Tôi hướng dẫn các em cách đọc, cách tự tìm hiểu, tự hệ thống các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cần có theo yêu cầu bộ môn có trong các bộ sách, các tài liệu mà tôi đã tìm, sưu tầm cho các em như bộ “Giải toán Hóa học 10, 11, 12” của thầy Nguyễn Trọng Thọ và nhóm tác giả, bộ “Phân loại và phương pháp giải các dạng toán Hóa Vô cơ và Hóa Hữu cơ” của tác giả Quan Hán Thành, bộ “Tài liệu chuyên Hóa học 10, 11, 12” của tác giả Trần Quốc Sơn và Nguyễn Duy Ái,…
- Bước 3: Tôi hướng dẫn cho các em phương pháp giải cho từng dạng bài tập, sau đó tôi cho các em làm bài tập theo từng chuyên đề Trong các buổi luyện tập tôi chấm phần bài tập đã làm của các em, sau đó chữa trên lớp, rồi nhận xét, khuyến khích các em phát huy các ưu điểm và lưu ý để các em sửa chữa các khuyết điểm.
- B ư ớ c 4 : S a u m ỗ i d ạ n g b à i t ậ p t ô i đ ề u c ó c á c b à i k i ể m t r a đ ư ợ c c h ấ m , c h ữ a , n h ậ n x é t c ẩ n t h ậ n t r ê n l ớ p đ ể c á c e m c ó t h ể t ự n h ậ n t h ấ y n h ữ n g ư u , n h ư ợ c đ i ể m c ủ a m ì n h đ ể r ú t k i n h n g h i ệ m c h o c á c b à i l à m s a u Q u a đ ó , t ô i c ó t h ể r è n luyện kỹ năng làm bài cho các em.
- Bước 5: Sau khi đã luyện tập cho các em qua từng dạng bài, tôi cho các em làm các đề tổng hợp, trong đó có nhiều đề tôi sử dụng trong hệ thống tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 và đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa các trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố trong cả nước Vì thời gian trên lớp không có nhiều nên nhiều đề tôi cho các em làm ở nhà, sau đó tôi chấm, chữa, nhận xét và rút kinh nghiệm cho các em, để tự các em có thể nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình, để từ đó các em tự rút ra kinh nghiệm để phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu của mình Qua đó, tôi có thể rèn luyện cho các em kỹ năng làm đề và tốc độ làm đề tốt để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi.
Có một cách tự học nữa mà tôi cho rằng khá hiệu quả và tôi đã hướng dẫn được cho nhiều học sinh của tôi và các em đã áp dụng khá tốt, đấy là ở mỗi dạng bài tập, sau khi đã hướng dẫn cho các em làm thành thạo thì tôi thường hướng dẫn các em cách tự xây dựng đề bài rồi sau đó tự giải với đề bài mình đã có Khi các em có thể làm được đến bước này thì cả về kiến thức lẫn kỹ năng của các em đã đạt được yêu cầu ở mức cao và các em cũng thấy tự tin, yêu thích và say mê hơn với việc học môn Hóa học Tuy nhiên, bước này khó có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh mà chỉ áp dụng hiệu quả được với những học sinh có nhận thức, tư duy tốt và có tinh thần ý thức học tập tốt, luôn cố gắng nỗ lực vươn lên để đạt được kết quả cao nhất.
2.3 Minh họa một số chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 THPT chuyên
2.3.1 Chuyên đề bài tập: Giải bài toán hỗn hợp bằng phương pháp đại số
A Cơ sở lý thuyết và đặc điểm của phương pháp
- Phương pháp đại số là đặt ẩn cho số mol hoặc số gam hoặc thể tích cho các chất, sau đó lập các phương trình đại số (thường là phương trình đại số bậc nhất một ẩn, hai ẩn, ba ẩn) rồi giải các phương trình đại số đó bằng toán học.
- Số phương trình đại số thường bằng hoặc ít hơn số ẩn.
- Phương pháp đại số có thể áp dụng để giải hầu hết các bài toán hỗn hợp trong chương trình dạy HSG môn Hóa học THCS.
- Phương pháp đại số phù hợp với nhiều đối tượng học sinh trong quá trình dạy HSG tỉnh môn Hóa học THCS.
- Phương pháp đại số có thể rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy hóa học cũng như các kỹ năng tính toán trong toán học.
- Bài toán hỗn hợp giải theo phương pháp đại số thường gồm các bước sau: + Bước 1: Đặt ẩn (thường chọn là số mol của các chất)
+ Bước 2: Viết phương trình các phản ứng hóa học.
+ Bước 3: Dựa vào các phương trình hóa học và theo số liệu đề bài ra, lập các phương trình đại số.
+ Bước 4: Giải hệ các phương trình đại số, nhận nghiệm và tính toán theo yêu cầu bài ra
B Phân loại các dạng bài tập và phương pháp giải:
Dạng 1: Hỗn hợp kim loại
VD1: Hỗn hợp kim loại A gồm Mg và Al Cho 7,8g A tác dụng vừa hết với dd HCl thu được 8,96 lít khí ở đktc Tìm khối lượng mỗi kim loại trong A.
- Phương trình hóa học: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 x x (mol)
Nhìn vào dữ liệu bài toán cho ta thấy nếu sử dụng phương pháp bảo toàn electron, cấp THCS chưa học.
- Nếu sử dụng phương pháp khối lượng mol trung bình rồi tính tiếp theo phương pháp đường chéo Nhưng dựa vào PTHH ta không tìm được tổng số mol kim loại Vì vậy phương pháp này không tiến hành được Ở bài toán này có 2 điều kiện bài cho là 7,8 gam và 8,96 lít khí ứng với 2 chất là Mg và Al ta sử dụng phương pháp ghép ẩn: Đặt số mol của Mg là x số mol Al là y (x,y > 0).
Khối lượng của Mg và Al = 24x + 27y = 7,8
Theo pthh tổng số mol H2 = x + 1,5y = 8,96/22,4 = 0,4.
+ Sử dụng pp giải hệ pt bậc nhất 2 ẩn ta có kết quả: x = 0,1 > 0 y = 0,2 > 0 thỏa mãn điều kiện.
- Nếu ta chỉ ghép 1 ẩn là số mol của Mg hoặc Al hoặc bất kỳ một chất nào đó trong 2 phương trình hóa học thì đều giải được Cụ thể:
2(0,4-x) 0,4-x (mol) 3 Ở đõy ta gọi số mol của Mg là x ; ị số mol của H2 do Mg sinh ra là x, số mol
H2 do Al tạo ra là 0,4 – x ị số mol Al là (0,4-x)
Theo bài ra ta có: Khối lượng Mg + khối lượng của Al là:
Giải ra được x = 0,1 > 0 (thỏa mãn).
Từ đó tìm khối lượng Al = 27.(0,4- 0,1) = 5,4 gam
VD2: Hỗn hợp kim loại A gồm Fe và Zn Cho 12,1 gam A tác dụng hết với Clo tạo 29,85 gam hỗn hợp muối Clorua Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong A.
- Với ví dụ trên để tìm được % khối lượng mỗi kim loại ta phải biết khối lượng mỗi kim loại, nghĩa là biết số mol mỗi kim loại Hơn nữa có 2 điều kiện là 12,1 và 29,85 để ta sử dụng phương pháp ghép ẩn Vì vậy ta gọi số mol của Fe, Zn lần lượt là x, y > 0.
+ Khối lượng của 2 kim loại = 56x + 65y = 12,1
+ Giải hệ phương trình bậc nhất có 2 ẩn x, y được x = 0,1 > 0 y = 0,1 > 0 (thỏa mãn điều kiện)