1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn hóa học thcs

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng dạy học STEM với chủ đề điều chế chất chỉ thị màu thử tính Axit- Bazơ từ nguyên liệu thiên nhiên trong dạy học môn Hoá học
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Không xác định
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản Không xác định
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Bên cạnh đó vẫn còn một số chủ đề tôi gặp khó khăn trong thực hiện những bài học tìm hiểu hoặc nhận biết về tính axit- bazơ bằng chất chỉ thị màu do quỳ tím để lâu thường bị hỏng nên khi

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾNĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾNSau5 năm thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 về việc thực hiện các giải pháp trong việc thay đổi các phương pháptrong giáo dục, định hướng đào tạo nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năngtiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩyđào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin họctrong chương trình giáo dục phổ thông Toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổimới đưa giáo dục STEM vào dạy học và đã thu được những kết quả đáng kể Hàngnăm diễn ra các cuộc thi ứng dụng STEM của học sinh đã thúc đẩy những phongtrào ứng dụng STEM trong dạy học tại các nhà trường ở nhiều môn học Do vậyhọc sinh cũng không còn bỡ ngỡ khi giáo viên nêu ra các vấn đề nghiên cứu hayyêu cầu học sinh thực hiện các dự án học tập.

Trong khi giáo dục STEM là định hướng chủ yếu trong chương trình GDPT

2018 thì chương trình hiện hành cũng có rất nhiều các chủ đề có thể áp dụng STEMtrong giảng dạy Đối với môn Hoá học thì học tập phải luôn gắn với thực nghiệmmới mang lại hiệu quả cao Do vậy trong dạy học song song với làm thí nghiệmtheo định hướng của các bài học trong sách giáo khoa tôi còn thấy có nhiều nhữngchủ đề học tập có thể gắn kiến thức với thực tiễn và với nhiều môn học khác phùhợp với việc xây dựng các dự án học tập theo định hướng STEM Trong những nămhọc trước tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện được một số dự án STEM như: Làm

mô hình cấu tạo nguyên tử(Hoá học 8); Pha chế nước muối sinh lí (Hoá học 8); Sửdụng phân bón hoá học hợp lí và bảo vệ môi trường (Hoá học 9); Lọc nước từ thanhoạt tính(Hoá học 9) … học sinh đều thực hiện tốt và mang lại hiệu quả nhiều mặt

Bên cạnh đó vẫn còn một số chủ đề tôi gặp khó khăn trong thực hiện nhữngbài học tìm hiểu hoặc nhận biết về tính axit- bazơ bằng chất chỉ thị màu do quỳ tím

để lâu thường bị hỏng nên khi làm thí nghiệm dấu hiệu không rõ ràng khi cho quỳtím tiếp xúc với dung dịch kiềm( như NaOH, Ca(OH)2…) ; chưa mua bổ sung kịpthời nên một số thí nghiệm không thực hiện được làm giảm hứng thú và hiệu quảhọc tập của học sinh

Trang 2

Trước thực trạng đó tôi đã tìm đến một số nguyên liệu từ thiên nhiên có thểchiết xuất tạo ra dung dịch dùng thay thế cho quỳ tím Từ những thực nghiệm củabản thân đối với các nguyên liệu dùng làm chất chỉ thị đạt kết quả như mong muốntôi đã xây dựng chủ đề học tập: Ứng dụng STEM với nội dung điều chế chất chỉ thịmàu từ thiên nhiên cho học sinh tự thực hiện và lồng ghép vào nhiều bài học môn Hoá học lớp 8,9 đạt hiệu quả tốt Sáng kiến đã làm tăng tính tích cực chủ động, tănghứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn học cho học sinh Bên cạnh đó sángkiến còn góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực tiễncuộc sống đáp ứng nhu cầu đào tạo con người mới thích ứng với sự phát triển khôngngừng của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

Qua những điều bản thân đã thực hiện tôi xin được chia sẻ sáng kiến “Áp dụng dạy học STEM với chủ đề điều chế chất thị màu thử tính Axit- Bazơ từ nguyên

liệu thiên nhiên trong dạy học môn Hoá học” để các đơn vị trường bạn cùng thựchiện với mong muốn học sinh của các trường THCS trong và ngoài tỉnh Nam Địnhđều được trải nghiệm và yêu thích môn Hoá học nhiều hơn

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1 Thực trạng của việc áp dụng dạy học STEM trong trường THCS

Tiếp tục thực hiện công văn 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD & ĐT vềviệc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học ngày 14 tháng 8 năm 2020 nhằm phát triển năng lực người học góp phần thực hiện tốt mục tiêu củachương trình GDPT 2018 Trong thời điểm chuyển giao giữa chương trình hiệnhành và chương trình mới việc ứng dụng STEM trong dạy học môn Hoá học là rấtcần thiết điều này giúp cho các em tiếp cận chương trình mới ở cấp THPT thuận lợihơn và giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi gặp các tình huốngphát sinh trong thực tiễn

Tại trường THCS thị trấn Cát Thành cũng tích cực áp dụng dạy học STEMđối với nhiều môn học như Toán học, Vật lí, Hoá học, Công nghệ … nên các em học sinh cũng từng bước tiếp cận dần với cách học, với các nhiệm vụ hay dự ánđược giao Hàng năm các em học sinh đều tích cực tham gia ngày hội STEM trongnhà trường, những sản phẩm tốt được dự thi cấp huyện, cấp tỉnh điều đó đã tạo rahiệu ứng tốt thúc đẩy phong trào mạnh mẽ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện

Trang 3

cũng chỉ tập trung vào số ít các em tham gia còn lại phần lớn các em chỉ xem qua.Nguyên nhân là các sản phẩm mà giáo viên giao khó thực hiện, yêu cầu kĩ thuậtcao, kiến thức nền khó nên gây ra tâm lí ngại khó đối với học sinh Đối với mônHoá học cũng đã áp dụng dạy học STEM và có một số sản phẩm như mô hình cấutạo nguyên tử, lọc nước từ than hoạt tính, pha chế nước muối sinh lí… nhưng thựctrạng cũng chưa được cải thiện nhiều Nhiều học sinh vẫn trốn tránh hoặc có thamgia nhưng không nhiệt tình Học sinh cứ nghe nói làm STEM là cái gì đó rất khó

và xa vời kiến thức mà giáo viên dạy hàng ngày Hơn nữa mỗi năm lại tiếp cận họcsinh lớp dưới lên về kiến thức và kĩ năng trong thực hành thí nghiệm với môn Hoáhọc còn rất nhiều hạn chế Do vậy nhiệm vụ của giáo viên phải cho học sinh thấyđược bài học STEM thật gần gũi, có thể thực hiện dễ dàng, kiến thức nền cơ bản,thao tác dễ thực hiện hấp dẫn và có giá trị vận dụng vào thực tiễn cao

Mặt khác, đối với các môn học trong nhà trường việc ứng dụng STEM trongdạy học diễn ra chưa thường xuyên Đối với môn Hoá học thì đôi khi cũng tự phát,quy trình chưa rõ ràng đầy đủ mà nguyên nhân chính là thời gian học chính khoáhạn chế(2 tiết/tuần) Do áp lực về kiến thức nên giờ học trên lớp ít có thời gian chocác hoạt động trải nghiệm mà phần lớn là giáo viên hướng dẫn cho học sinh thựchiện ở nhà nên nhiều khi giáo viên không biết được học sinh có thực hiện đúng quytrình không, kết quả thế nào

Với nhiều bài học có nội dung liên quan tới các thí nghiệm thử tính axit- bazơbằng chất chỉ thị màu ví dụ như: Các dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu

đỏ, các dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh; một số bài thực hành,bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch axit, bazơ, muối nếu không có quỳ tímthì khó lòng mà thực hiện được Lí do tôi đã đề cập ở phần đầu không phải chỉ cótrường tôi mà các trường bạn cũng thế quỳ tím để rất nhanh hỏng không nhận ra sựđổi màu khi thử với các dung dịch bazơ và muối Do vậy chỉ có khẳng định củagiáo viên hay kết luận trong sách đưa ra cũng chưa đủ độ tin cậy đối với học sinh

từ đó mà học sinh cũng dễ quên kiến thức, giảm hứng thú học tập và lòng yêu thíchmôn học

1.2 Nhận thức của giáo viên và học sinh về ứng dụng STEM trong dạy và họcTrong khi toàn ngành giáo dục đặt mối quan tâm hàng đầu là việc thực hiệnchương trình GDPT 2018 Giáo viên cũng không ngừng học tập nâng cao trình độ

Trang 4

chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tíchcực thông qua tham gia các Modul trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên,tập tập huấn trực tiếp… Điều đó đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho hầu hếtgiáo viên Tuy nhiên việc tập huấn về dạy học STEM thì chưa thực hiện được mộtcách đồng bộ, bản thân giáo viên cũng chưa nhận được tài liệu hướng dẫn nào mộtcách chính thức Vậy câu hỏi được đặt ra là với môn Hoá học trong chương trìnhhiện hành có được dạy theo định hướng dạy học STEM của chương trình GDPT

2018 không?

Theo tinh thần chỉ đạo về việc tổ chức dạy học STEM theo Công văn số1303/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2020 của Sở GD&ĐT Nam Định về việc thựchiện STEM trong dạy học từ năm học 2020-2021 và bám sát hướng dẫn giảng dạy

bộ môn Hoá học Công văn số 1398/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2022 của Sở GDĐT

về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 trong

đó “Các tổ/nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng bài học STEM; phân công giáoviên thực hiện dạy minh họa, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy trong đó cầntập trung quan sát hoạt động học của học sinh; mỗi chuyên đề thực hiện ở nhiềutiết học nên trong 01 tiết có thể thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm”.Kết hợp với việc thực hiện đăng kí ít nhất 2 chuyên đề hoạt động trải nghiệm/ học

kì là cơ sở để giáo viên thực hiện xây dựng các chuyên đề và dạy học STEM trong môn Hoá học đạt hiệu quả

*Về khái niệm STEM: STEM là viết tắt của các từ tiếng Anh: Science(Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học).Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng liên quan đếncác lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Các kiến thức và kĩ năngnày được lồng ghép, tích hợp và bổ trợ cho nhau giúp học sinh phát triển NLGQVĐ,tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày

Trong định hướng giáo dục STEM, học sinh là trung tâm, giáo viên là ngườiđóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, học sinhchủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giảiquyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống Vì vậy, giáo dục STEM chú trọngphát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của học sinh đáp ứng yêu cầumới trong sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra

Trang 5

Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà mục tiêu giáo dục STEM sẽ khác nhau.Với học sinh phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tíchcực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai Khi được học nhiều dạng kiếnthức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động học tập, từ đó khuyến khích các

em có định hướng rõ ràng khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn

*Việc xây dựng và thực hiện bài học STEM

Xây dựng và thực hiện bài học STEM cần chú ý bám sát các nội dung sau:

Thứ nhất:Quy trình xây dựng bài học STEMgồm 04 bước như sau:

-Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học;

-Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết;

-Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề;

-Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Thứ hai: Thiết kế tiến trình dạy học có thể thực hiện theo 5 hoạt động

-Hoạt động 1: Xác định vấn đề

-Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

-Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

-Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

-Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

1.3 Giáo viên tiến hành khảo sát tình hình học tập môn Hoá học của học sinh:Đối tượng khảo sát gồm 160 học sinh lớp 9ABCD trường THCS TT Cát Thành

-Thời gian: Tháng 9/ 2022

-Kết quả:

* Điều tra ban đầu về kết quả học tập trước khi áp dụng sáng kiến:

-Bài kiểm tra 15 phút – Tuần 4 tháng 9

-Bảng thống kê kết quả khảo sát như sau:

Trang 6

-Biểu đồ thể hiện kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến:

* Kết quả khảo sát mức độ yêu thích học môn Hoá học.

Mẫu phiếu khảo sát(Phụ lục 3)

Bảng thống kê kết quả khảo sát như sau:

Câu 1 Em có thích học tập môn Hoá học không?

Trang 7

(Biểu đồ thể hiện đối chứng trong phần kết quả đạt được)

* Đánh giá kết quả khảo sát ban đầu trước khi thực hiện chuyên đề:

- Về kết quả học tập bộ môn Hoá học: Tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao (40%), phần lớn học sinh đạt điểm số trung bình (36,25%) còn nhiều học sinh yếu (23,75%), không có học sinh đạt điểm kém

Nguyên nhân chính là mới vào đầu năm học nên học sinh còn quên kiến thức cũ,chưa tập trung vào học tập, một bộ phận học sinh còn lười học, chưa có lòng đam

mê và yêu thích môn học dẫn đến kết quả học tập chưa cao

-Về mức độ yêu thích học tập môn Hoá học: Số học sinh thực sự yêu thích học mônHoáhọc chỉ chiếm 30%, phần nhiều là không thích và một số học sinh còn sợ học.Khi được hỏi các em có thường xuyên thực hiện các thí nghiệm hoá học hay sảnphẩm STEM Hoá học không thì chưa nhiều học sinh tích cực, mức độ chưa thườngxuyên Các em thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao một cách bắt buộc, nhiều họcsinh còn e ngại hoặc còn sợ thực hiện Theo tôi đánh giá sở dĩ có kết quả trên cóthể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do áp lực học tập thi cử từ phía giáo viên

Trang 8

các môn văn, toán , anh…; từ phía gia đình cũng đều mong muốn con em mình thiphải đạt điểm số cao để dành được giấy khen, phần thưởng từ nhà trường, từ các tổchức xã hội, dòng họ… nên với việc học các môn ít giờ như môn Hoá học cũngchưa được chú trọng Do vậy tôi xác định nhiệm vụ của giáo viên phải làm thế nào

để lôi cuốn học sinh để các em học tập tự giác, yêu thích môn học và thấy rằng họctập không chỉ giúp các em có kiến thức để nâng cao kết quả học tập mà còn có ýnghĩa trong thực tiễn cuộc sống

Bản thân giáo viên cũng chưa được trang bị nhiều về kiến thức về việc ứngdụng STEM trong dạy học môn Hoá học Trở lại vấn đề tìm giải pháp thay thếcho giấy quỳ tím tôi đã tìm đến một số trang mạng internet để tìm kiếm các giảipháp và cách làm giấy quỳ tím Tôi đã học hỏi được rất nhiều Các chất chỉ thịmàu từ tự nhiên ở quê tôi rất sẵn có từ rau, củ, quả và hoa Mỗi mùa lại có các loạikhác nhau đặc biệt là các loại rau quả có màu tím và màu đỏ tôi đã hái về và đemthử nghiệm và kết quả thật tuyệt vời! Điều này trước kia đi học tôi chưa hề biếttới, cũng chưa được tập huấn và chưa có tài liệu hướng dẫn chính thức nào Banđầu tôi làm cho học sinh quan sát rồi sau đó tôi xây dựng kế hoạch cho học sinhthực hiện và chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp cùng chuyên môn ở các trường bạntrong huyện, trong tỉnh và cả tỉnh bạn nữa

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1. Xây dựng và thực hiện chủ đề “Áp dụng dạy học STEM trong điều

chế chất thị màu thử tính Axit- Bazơ từ nguyên liệu thiên nhiên”

Trong đời sống ta gặp một số nguyên liệu từ thiên nhiên có thể dùng làm chấtchỉ thị thay thế cho quỳ tím như: bắp cải tím, khoai lang tím, hoa đậu biếc, hoa hồng, hoa râm bụt … vì dung dịch chiết từ các loại rau, củ và các loại hoa này khi cho vào dung dịch có tính axit cũng chuyển sang màu đỏ(hồng) còn khi cho vàodung dịch có tính bazơ cũng chuyển sang màu xanh Ta có thể dùng các dung dịch

đó để nhận biết dung dịch axit hoặc bazơ trong thực nghiệm hoá học Trong đờisống ta có thể dùng các dung dịch này để nhận biết một số các sản phẩm thườngdùng trong gia đình xem có phù hợp không để điều chỉnh hoặc xử lí khi cần Trong

Trang 9

sản xuất có thể nhận biết được môi trường đất trồng, ao hồ theo phương pháp đơngiản, giúp lựa chọn cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp Từ dịch màu chiết đượchọc sinh cũng có thể làm ra giấy chỉ thị màu tương tự như giấy quỳ tím để sử dụngtrong một thời gian.

2.1.1 M inh hoạ chủ đề: Điều chế chất chỉ thị màu thử tính Axit – Bazơ từ nguyên liệu thiên nhiên:

A Kiến thức STEM trong chủ đề

-Khoa học (S): Cách xác định môi trường của các chất, một số sản phẩm hoásinh học được sử dụng trong gia đình, môi trường của đất trồng, ao nuôi thuỷ sản, môi trường nước sông ngòi nghi nhiễm hoá chất …

-Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm và an toàn vệ sinh thựcphẩm: bắp cải tím, khoai lang tím, chanh, bột baking soda, giấm ăn, xà phòng, nướctẩy rửa, nước ngọt có ga, muối ăn

- Kĩ thuật (E): Quy trình tạo ra dung dịch chỉ thị từ bắp cải tím, khoai lang tím, hoa đậu biếc, hoa hồng, hoa râm bụt…; Quy trình tạo ra giấy quỳ tím

-Toán học (M): Định lượng pH của dung dịch cần xác định để sử dụng lượngchỉ thị cho phù hợp

B Mục tiêu chủ đề

-Về kiến thức:

+ HS trình bày được đặc điểm của chất chỉ thị axit - bazơ

+ HS trình bày được cách tạo ra chất chỉ thị axit - bazơ từ các nguyên liệu dễtìm trong cuộc sống

+ HS phân biệt được môi trường của chất quen thuộc xung quanh cuộc sốngnhờ chất chỉ thị axit - bazơ điều chế được Vai trò, lợi ích của chất chỉ thị màu tựnhiên Có thể đưa ra được sự so sánh giữa các chất chỉ thị sau khi các nhóm báo cáo

+ HS phân tích được môi trường đất chua, đất kiềm từ đó có phương phápcải tạo đất sớm mà không phải phụ thuộc vào quá trình phát triển của cây để nhậnbiết, lựa chọn cây trồng phù hợp với môi trường đất, chỉ số an toàn của một số loạithực phẩm, chất tẩy rửa đối với sức khỏe con người

+ Thực hành làm giấy chỉ thị từ dịch màu bắp cải tím dùng thay cho quỳ tím

Trang 10

+ HS làm được các bài tập thực nghiệm, tính toán liên quan đến bài học.

-Phát triển phẩm chất

+ Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm

+ Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học

+ Có ý thức trong vấn đề an toàn thực phẩm, sử dụng các sản phẩm gia dụng, bảo vệ môi trường

-Về năng lực được hình thành:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo như: Dùng chất chỉ thị màu thay thếcho quỳ tím để dùng trong học tập, nghiên cứu; Tìm hiểu nguyên nhân cây trồngkhông phát triển được do nhiễm hoá chất, cá tôm bị chết do nguồn nước bị ô nhiễm

để xử lí thích hợp Học sinh có thể làm ra giấy chỉ thị màu thay cho giấy quỳ tím…+Năng lực giao tiếp và hợp tác trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao + Năng lực đặc thù môn học: năng lực thực hành hóa học; năng lực giải quyếtvấn đề thông qua hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

C Chuẩn bị

Phiếu học tập: Ghi rõ nguyên liệu, dụng cụ và cách thực hiện (Phụ lục 1)Nguyên liệu và dụng cụ

-Nguyên liệu:

+ Các chất chỉ thị như: Bắp cải tím(hoặc khoai lang tím) : 100 gam

Hoa đậu biếc, cánh hoa hồng, hoa râm bụt, : 50 gamNước lọc: 200ml; giấy lọc

Trang 11

+ Các dung dịch có tính axit hoặc bazơ để thử nghiệm như : Nước chanh,giấm ăn, nước ngọt có ga(không màu), nước muối ăn ,thuốc muối(hoặc bakingsoda), nước vôi, nước bột giặt, dd HCl, dd NaOH

-Dụng cụ: máy xay sinh tố, ấm đun nước, cốc thuỷ tinh, đũa thủy tinh, mànglọc, chậu thuỷ tinh, kéo

có tính axit hoặc bazơ

+ Có hình ảnh hoặc video minh hoạ(kèm theo)

-Về hoạt động

+ Các thành viên trong nhóm đều được tham gia thí nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trongquá trình hoạt động

*Hình thức đánh giá

-GV kiểm tra sản phẩm trực tiếp các nhóm báo cáo

-Thu thập clip và hình ảnh của học sinh

-Phỏng vấn các thành viên trong các nhóm

E Tiến hành hoạt động (Thời lượng: 2 tiết)

Tuỳ theo kế hoạch của mỗi trường giáo viên có thể lồng ghép khi dạy một

trong các bài sau:

Lớp 8: Bài 38- Bài luyện tập 7

Bài 39-Bài thực hành 6Lớp 9:

Bài 5-Luyện tập về tính chất hoá học của oxit và axitBài 6-Thực hành tính chất hoá học của oxit và axit

Trang 12

Tiết 1: Xây dựng quy trình tách chiết dịch màu từ các nguyên liệu

-Học sinh hiểu rõ kiến thức cần vận dụng để giải thích được về sự biến đổimàu của chất chỉ thị trong môi trường axit và môi trường bazơ

b Nội dung

Nội dung 1: Tìm hiểu về kiến thức STEM của chủ đề

Nội dung 2: Tìm hiểu về nguyên liệu và dụng cụ cần thiết

Nội dung 3: Tìm hiểu về quy trình điều chế chất chỉ thị màu tự nhiên

Giải pháp 1: Từ rau bắp cải tím, khoai lang tím

+ Đun sôi khoảng 5 phút(hoặc ngâm với nước nóng khoảng 15 phút)

+ Gạn lọc lấy phần nước màu tím

Giải pháp 2: Từ hoa đậu biếc, hoa hồng, hoa râm bụt…

Cách tiến hành:

+ Ngắt cánh hoa cho vào cốc

+ Ngâm trong nước vừa sôi khoảng 2-3 phút

+ Gạn, lọc lấy nước

Nội dung 4: Tìm hiểu về sự biến đổi màu của chất chỉ thị trong môi trường axit vàmôi trường bazơ với các chất thử khác nhau

Trang 13

+ Với PH < 7: Dung dịch có tính axit thì chất chỉ thị sẽ chuyển sang màuhồng hoặc đỏ.

+ Với PH = 7: Dung dịch là trung tính thì chất chỉ thị không đổi màu.+ Với PH > 7: dung dịch có tính bazơ sẽ làm chỉ thị chuyển sang màu xanhhoặc vàng lục

Ở gia đình mình cũng có nhiều loại hoá mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh hay đồuống ta có thể kiểm tra được độ axit- bazơ của nó bằng chất chỉ thị màu trong tựnhiên các em có muốn thử không? Vậy ta có thể cùng nhau thực hiện chủ đề “Điềuchế chất chỉ thị màu từ thiên nhiên” nhé!

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giới thiệu về kiến thức STEM của chủ đề

+ Trả lời câu hỏi: Chất chỉ thị màu quỳ tím có sự đổi màu trong môi trường axit,bazơ như thế nào? Từ đó giới thiệu về cách điều chế chất chỉ thị màu từ tự nhiên

Trang 14

+GV chiếu nội dung phần nguyên liệu và dụng cụ và quy trình thực hiện để giới

thiệu thiệu với học sinh (Ảnh minh hoạ - Hình 1).

-Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp nhận các nhiệm vụ, thảo luận về các nhiệm vụ

để hiểu rõ về những công việc cần thực hiện Học sinh có thể nêu ra các câu hỏi,vướng mắc để cùng nhau giải đáp

-Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm học sinh cho ý kiến thống nhất về kiến thức trọngtâm và việc tiếp nhận về các nhiệm vụ được giao

- Kết luận, nhận định: GV chốt các nội dung, giải đáp các thắc mắc của học sinh.

Hoạt động 2: Thảo luận, xây dựng quy trình thực hiện.

Gợi ý: Các bước điều chế chất chỉ thị tự nhiên:

+ Xác định nguyên liệu sử dụng để điều chế chất chỉ thị: Bắp cải tím, hoa hồng,hoa đậu biếc, hoa râm bụt, …

+ Tính toán chi phí thực hiện chủ đề

+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?

Hình 1

Trang 15

-Học sinh xây dựng phương án thiết kế và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp(các hình thức: thuyết trình, trình chiếu Powerpoint, video ), hoàn thành quy trình thực hiện và nộp cho giáo viên.

-Yêu cầu:

+ Bản báo cáo có quy trình thực hiện, có thể mô tả kèm hình ảnh và các nguyên vậtliệu sử dụng hoặc video có thuyết minh …

+ Trình bày, giải thích và bảo vệ quy trình theo các tiêu chí đề ra

+ Thời gian báo cáo: Sau 1 tuần

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Căn cứ theo nội dung của hoạt động 1 giáo viên chiếu lên màn hình và phát phiếuhọc tập số 1 cho học sinh (Phụ lục 1)

+ Yêu cầu học sinh thảo luận về nội dung cần thực hiện

-Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tintrên Internet

+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốtnhất

+ Xây dựng và hoàn thiện quy trình

+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo

-Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

- Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả thảo luận của nhómmình để đăng kí giải pháp và phương án thực hiện với giáo viên hướng dẫn

- Kết luận, nhận định: Giáo viên ghi lại phần đăng kí của các nhóm học sinh, phân

công chính thức nhiệm vụ cho các nhóm Nếu chưa cân đối giữa các giải pháp hay

Trang 16

cách tiến hành thì giáo viên có thể điều chỉnh, phân công sao cho các giải pháp vàcách tiến hành khác nhau đều được thực hiện.

Lưu ý: Ngoài nhiệm vụ chính được phân công của nhóm mình khuyến khích các

em có thể lựa chọn và thực hiện cách khác

Tiết 2

Hoạt động 3: Thực hiện quy trình- Báo cáo hoạt động

(Sau 1 tuần chuẩn bị và thử nghiệm ở nhà)

-Học sinh thực hiện theo nhóm trong 1 tuần

-Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ quy trình điều chế và thử nghiệm chất chỉthị màu tự nhiên mà nhóm đã lựa chọn và đăng kí với giáo viên

-Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về quy trình điều chế chất chỉ thịmàu tự nhiên; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh quy trình nếu cần

-Trả lời, giải thích được các câu hỏi phản biện của nhóm bạn

Sản phẩm của một nhóm học sinh: Clip tiến hành quy trình điều chế và thử nghiệm

từ bắp cải tím:

Link video Thí nghiệm điều chế Chất chỉ thị màu từ Bắp cải tím

Một số hình ảnh từ quy trình bắp cải tím (Hình ảnh cắt từ đoạn video clip)

Bước 1: Thái nhỏ, xay nhuyễn (H.2)

Trang 17

Bước 2: Lọc lấy nước bắp cải tím (H.3, H.4, H.5)

Hình 2

Hình 3

Trang 18

Hình 4

Hình 5

Trang 19

Hình 6 Một số hình ảnh từ quy trình thực hiện với hoa đậu biếc

Hình 7 Một số hình ảnh từ quy trình thực hiện với hoa râm bụt

Hoa đậu biếc Ngâm trong nước nóng 2 phút

Thử tính chấtGạn lấy nước

Hoa râm bụt phút và gạn lấy nước màuNgâm trong nước nóng 2

Sau khi thử

Hình 5

Trước khi thử dung dịch không màu

Trang 20

Hình 8 Một số hình ảnh từ quy trình thực hiện với hoa hồng

d Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ

+ GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao trong phiếu học tập số 1 từ tiết học trước

+ Mỗi nhóm học sinh 6-8 em ; đại diện nhóm 1-2 em báo cáo thuyết trình sản phẩm,giải đáp các câu hỏi phản biện của nhóm bạn

+ Rút ra kết luận về quy trình thực hiện, có thể đưa ra kiến nghị hay đề xuất thêmgiải pháp(nếu có)

Trang 21

-Báo cáo kết quả

+ Các nhóm báo cáo sản phẩm và bản quy trình điều chế và thử nghiệm chất chỉ thịmàu theo sự phân công(5 phút cho mỗi nhóm)

+ GV hỗ trợ việc đánh giá màu sắc của các nhóm

-Kết luận, nhận định

+ Các nhóm tổng hợp lại các giải pháp, đưa ra các ưu nhược điểm của từng giảipháp, sau đó trình bày giải pháp với lớp

+ Đánh giá khách quan các giải pháp

+Tiến hành lựa chọn giải pháp tốt nhất thông qua những đánh giá

* Đánh giá hoạt động bằng thang đo sau:

Thang đo mức độ thực hiện nhiệm vụ về nhà từ 1 đến 4, trong đó

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và đồ dùng

cần thiết theo giải pháp lựa chọn

Thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn

Sản phẩm là dung dịch chỉ thị có chất lượng tốt

Hình ảnh, video rõ nét, thuyết minh rõ ràng

Trả lời, giải thích được câu hỏi phản biện của

Trang 22

-Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.

b Nội dung

Nội dung 1: Thực hiện yêu cầu theo nội dung đã hướng dẫn (Phiếu học tập số 2):

+ Lấy mẫu thử của các dung dịch vào cốc (hoặc ống nghiệm) có ghi tên + Rót khoảng 2-3 ml dung dịch chỉ thị lần lượt vào

+ Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch chất chỉ thị

+ Đưa ra kết luận về môi trường trong các dung dịch trên

Nội dung 2: Thực hiện một vài thí nghiệm đơn giản đối với dung dịch có tính axit

+ Một số dung dịch làm cho chất chỉ thị chuyển sang màu xanh hoặc vàng lục thì

có tính bazơ như: thuốc muối (hoặc baking soda), nước vôi, nước bột giặt, dungdịch NaOH, dung dịch NH3

-Học sinh thuyết trình nội dung theo Phiếu học tập số 2- Phụ lục 1

Hình ảnh minh hoạ thử tính axit, bazơ với một số dung dịch

(H.9, H.10 được cắt từ đoạn video clip)

Trang 23

Hình 9 Trước khi thử các dung dịch đều không màu

Hình10 Sau khi thử các dung dịch có màu sắc thay đổi theo độ PH môi trường

Sản phẩm 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm,nêu hiện tượng và giải thích.

-Thí nghiệm 1: Rót rất từ từ cốc đựng nước chanh(màu đỏ) vào cốc đựng nước bộtgiặt(màu xanh)

Hiện tượng: Màu xanh nhạt dần rồi chuyển sang màu tím, rồi màu đỏ đậm dần

Trang 24

Giải thích: Nước chanh có tính axit nên trung hoà với bazơ làm dung dịch trở lạimàu tím, khi dư nước chanh thì dung dịch chuyển dần sang màu đỏ.

-Thí nghiệm 2: Rót rất từ từ cốc đựng thuốc muối (màu xanh) vào cốc đựng nướcngọt có ga(màu hồng)

Hiện tượng: Màu hồng nhạt dần rồi chuyển sang màu tím, tiếp tục chuyển sang màu xanh nhạt

Giải thích: Do thuốc muối có tính bazơ đã trung hoà với nước có ga có tính axitlàm dung dịch trở lại màu tím, khi dư thuốc muối thì dung dịch chuyển dần sangmàu xanh

- Thí nghiệm 3: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm đựng nướcvôi(màu xanh ở trên)

Hiện tượng: Dung dịch màu xanh chuyển dần sang màu tím sau đó chuyển sangmàu đỏ đậm dần

Giải thích: Do dung dịch axit HCl đã trung hoà với nước vôi có tính bazơ(kiềm)nên dung dịch có màu tím

2 HCl + Ca(OH)2 → Ca(OH)2 + 2H2O

Khi dư axit HCl thì dung dịch có màu đỏ

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1:

-Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày cách tiến hành trướclớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ và rút ra kết luận về tính axit- bazơ của các dungdịch thử nghiệm

-Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình

+ Giáo viên giám sát,hỗ trợ khi cần thiết

-Báo cáo kết quả:

- Các nhóm báo cáovề quá trình thử nghiệm của nhóm mình

-Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra

-Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm

+ Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáoviên và các nhóm khác

+ Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh nếu cần thiết

Trang 25

+ Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiệnnhiệm vụ thử nghiệm.

-Kết luận, nhận định:

-Giáo viên đánh giá, nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm

-Rút ra kết luận về những dung dịch có sự đổi màu rõ ràng, dễ nhận biết

Dung dịch có màu tím (NaCl): Dung dịch là trung tính (PH=7)

Dung dịch có màu đỏ hay hồng (dd HCl, nước chanh, giấm, nước có ga…): Dungdịch có tính axit (PH<7) Dung dịch có màu đỏ càng đậm thì độ PH càng nhỏ, tínhaxit càng mạnh

Dung dịch có màu xanh (dd NH3, thuốc muối, nước vôi, nước bột giặt, ddNaOH…): Dung dịch có tính bazơ Màu xanh tím → xanh dương →xanh lục →vàng lục theo chiều tăng của độ PH thì tính bazơ càng mạnh

2 Thực hiện đúng theo quy trình

3 Sự đổi màu của các dung dịch axit và bazơ rõ ràng

4 Chỉ ra được các chất thử là dung dịch axit, bazơ hay

trung tính

5 Phần thuyết trình sản phẩm rõ ràng

6 Trả lời được câu hỏi của nhóm khác

Trang 26

+ Học sinh đọc kĩ nội dung cách tiến hành thí nghiệm.

+ Thảo luận phân công nhiệm vụ

+ Thực hiện thí nghiệm, ghi chép lại hiện tượng

+ Thảo luận, giải thích hiện tượng và rút ra nhận xét

Giáo viên bám sát học sinh và hỗ trợ khi cần thiết

- Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm trình bày hiện tượng quan sát được trong các thí nghiệm, giải thích,viết PTHH (nếu có), nêu ra ý kiến của nhóm mình nếu còn băn khoăn vướng mắc.+ Học sinh nhóm khác nhận xét, có thể nêu ra câu hỏi phản biện hoặc trả lời chonhóm bạn

+ Giáo viên kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của học sinh

-Kết luận, nhận định:

+ Dựa trên kết quả báo cáo và nhận xét của các nhóm học sinh mà giáo viên đưa

ra kết luận, chốt kiến thức

+ Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, sự đổi màu đúng theo các giai đoạn

+ GV lưu ý: Nếu không rót rất từ từ thì sẽ không kịp quan sát thấy dung dịch trở lạimàu tím(giai đoạn trung hoà) rồi mới chuyển màu tiếp theo

*Đánh giá việc thảo luận nhóm bằng thang đo sau:

1 Tích cực tham gia các hoạt động nhóm

2 Tự lực thực hiện các nhiệm vụ được phân công

3 Tinh thần trách nhiệm trong công việc

4 Lắng nghe ý kiến các thành viên trong nhóm

5 Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định

Mở rộng kiến thức:

GV có thể nêu ra một số tình huống trong thực tế như:

Trang 27

Tình huống 1: Một sổ người thường xuyên sử dụng đồ uống có ga, nước cam, chanh,

ăm quả chua nên bị đau dạ dày do dư thừa axit nên bác sĩ đã kê đơn sử dụng thuốc

muối để điều trị Em hãy giải thích tại sao? (Minh hoạ H 11.a.b – Sưu tầm )

Giải thích: Vì thuốc muối có tính bazơ sẽ trung hoà với axit dư tạo ra môi trườngtrung tính giúp cho dạ dày giảm bớt axit nên làm dịu cơn đau

Tình huống 2: Nếu ta dùng tay trực tiếp để giặt áo quần bằng bột giặt hoặcdùng các sản phẩm tẩy rửa thì da tay dễ bị khô(H 12- ảnh sưu tầm) Một trong cáccách để phòng tránh hiện tượng trên là sau khi dùng ta nên rửa lại tay bằng chanh(hoặc giấm ăn) điều này có ích gì? Giải thích việc làm đó

Trả lời: Vì bột giặt hay các hoá chất tẩy rửa vào nước tạo ra dung dịch có tính kiềm

có thể làm hỏng da tay Một trong các cách để phòng tránh hiện tượng trên là sau

a) Đau dạ dày do tăng axit b) Thuốc muối chữa đau dạ dày do thừa axit

Hình 11

Hình 12

Trang 28

khi dùng ta nên rửa sạch tay bằng nước và một chút chanh(hoặc giấm ăn) sẽ giúpcho da tay không bị khô và mềm mại hơn (Minh hoạ H.13- ảnh sưu tầm).

Giải thích: Vì chanh( giấm ăn) có tính axit nên đã trung hoà với kiềm(bazơ) tạo ramôi trường trung tính giúp bảo vệ an toàn cho da tay của ta hơn

Hoạt động 5: Tiến hành làm giấy chỉ thị từ dịch màu bắp cải tím

(Hướng dẫn về nhà – Báo cáo tiết học sau )

a Mục tiêu: Học sinh làm được giấy chỉ thị màu từ dịch màu bắp cải tím

b Nội dung

Nội dung 1: Thảo luận, đề xuất quy trình làm giấy chỉ thị từ dung dịch bắpcải tím

+ Quy trình làm giấy chỉ thị từ nước bắp cải tím:

Bước 1: Chuẩn bị nước bắp cải tím đậm đặc (quy trình tương tự như trên).Bước 2: Ngâm giấy lọc vào nước bắp cải tím khoảng 60 phút

Bước 3: Phơi, sấy khô giấy lọc

Bước 4: Cắt giấy chỉ thị cỡ 1×5 cm

Nội dung 2: Thực hiện theo quy trình đã xây dựng (Có thể thực hiện ở nhà)

c Sản phẩm

Sau thời gian về nhà thực hiện 1 tuần học sinh báo cáo sản phẩm

Hình ảnh minh hoạ của sản phẩm của nhóm học sinh

Hình 13

Trang 29

-Thảo luận, đánh giá sản phẩm các nhóm

- Thử nghiệm, vận dụng nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối không có nhãn

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1

-Chuyển giao nhiệm vụ:

Trang 30

GV nêu vấn đề: Tuy trong tự nhiên có nhiều chất chỉ thị màu tự nhiên dễkiếm và rẻ tiền nhưng mỗi lần dùng vẫn phải điều chế điều này cũng là một trở ngại.Liệu ta có thể tự làm giấy chỉ thị tương tự như giấy quỳ tím trong phòng thí nghiệmkhông? (Có)

Trong các loại chất chỉ thị màu ta đã thực hiện thì dung dịch chiết từ bắp cảitím có sự đổi màu rõ ràng nhất với các dung dịch axit hoặc bazơ Em hãy đề xuấtphương án làm giấy chỉ thị màu từ dung dịch bắp cải tím

-Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận vấn đề giáo viên nêu ở trên

+ Giáo viên bám sát, hỗ trợ trợ giúp cho học sinh

-Báo cáo kết quả:

+ Các nhóm học sinh trình bày quy trình dự kiến; nhóm khác nhận xét, bổsung hoàn thiện và đi đến thống nhất

HS đánh giá kết quả của nhóm bạn theo tiêu chí đề ra

-Học sinh chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh nếu cần thiết

Dùng Bảng kiểm để đánh giá nhiệm vụ 2 như sau:

Trang 31

1 Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ theo hướng

dẫn

2 Tiến hành đúng theo quy trình

3 Chất lượng giấy chỉ thị: khô, có màu tím nhạt

4 Sự đổi màu của các dung dịch axit và bazơ rõ ràng

5 Phần thuyết minh sản phẩm có rõ ràng

6 Trả lời được câu hỏi của nhóm khác

Trang 32

Tuỳ theo điều kiện thực tế tại địa phương tại từng thời điểm ta có thể lựa chọnchất chỉ thị màu cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất Mỗi mùa lại có một loại rau củhay hoariêng nhưng theo kinh nghiệm của tôi đã thực hiện thì rau củ và hoa có màutím thì sự đổi màu là rõ hơn như: bắp cải tím, khoai lang tím, hoa đậu biếc… Các bạn hãy thử nghiệm cùng tôi nhé!

2.2 Vận dụng các giải pháp :

Việc điều chế chất chỉ thị màu từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiênhọc sinh có thể thực hiện trong giờ học chính khoá( bài lý thuyết, bài thực hành)hoặc ngoại khoá( hoạt động trải nghiệm, chuẩn bị dung dịch chỉ thị để mang đếnlớp làm thực hành…) hoặc cũng có thể dùng khi muốn tự kiểm tra tính axit hoặcbazơ của các dung dịch thường gặp trong đời sống để có cách sử dụng chúngmột cách hợp lí hơn

Với giải pháp điều chế và sử dụng chất chỉ thị màu để nhận biết axit- bazơnói trên ta có thể áp dụng trong dạy học môn Hoá học 8,9 chương trình hiệnhànhvà chương trình GDPT 2018 cụ thể như sau:

Bài 38- Bài luyện tập 7: Hướng dẫn học sinh chuyên đề về hoạt động trảinghiệm STEM- Điều chế chất chỉ thị màu thử tính axit- bazơ từ thiên nhiên

Bài 39- Thực hành về tính chất hoá học của nước: Báo cáo hoạt động trảinghiệm STEM; Nhận biết dung dịch axit, bazơ bằng chất chỉ thị màu

- Môn Hoá học 9: Tuỳ từng bài học và điều kiện mà có thể cho học sinh làm

trực tiếp hoặc chuẩn bị dung dịch chỉ thị màu ở nhà trước khi đến lớp

Trang 33

Bài 3 -Tính chất hoá học của axit: Thí nghiệm nghiên cứu về phản ứng củamột số dung dịch axit với chất chỉ thị màu.

Bài 4 - Một số axit quan trọng: Bài tập nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối

Bài 5- Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit và axit: Hướng dẫn học sinhchuyên đề về hoạt động trải nghiệm STEM- Điều chế chất chỉ thị màu thử tínhaxit-bazơ từ thiên nhiên

Bài 6- Thực hành về tính chất hoá học của oxit và axit: Báo cáo hoạt độngtrải nghiệm STEM về chất chỉ thị màu+ Bài tập thực nghiệm

Hướng dẫn học sinh thực hiện chuyên đề ứng dụng STEM để điều chếchất chỉ thị kiểm tra tính axit – bazơ từ những sản phẩm dùng hàng ngày tại giađình và các môi trường như: nước ao hồ nuôi tôm cá, đất trồng lúa hoặc hoamàu…

Bài 7- Tính chất hoá học của bazơ: Báo cáo việc làm giấy quỳ tím ở nhà Dùng giấy chỉ thị màu điều chế để tìm hiểu về phải ứng của dung dịch bazơ vớichất chỉ thị màu + Bài tập

Bài 8- Một số bazơ quan trọng: Dùng chất chỉ thị màu tự điều chế để thựchiện bài tập nhận biết, xác độ mạnh yếu của dung dịch axit hoặc bazơ + Bài tập

Bài 14-Thực hành về tính chất hoá học của bazơ và muối: Dùng chất chỉ thịmàu để kiểm chứng về tính chất hoá học của bazơ + Bài tập nhận biết chất

Bài 25- Tính chất của phi kim: Thí nghiệm H3.1- Thử sản phẩm của phảnứng phi kim tác dụng với khí Hidro tạo ra hợp chất khí có tính axit không bằngcách thay quỳ tím trong thí nghiệm bằng dung dịch chỉ thị như bắp cải tím vàquan sát sự đổi màu của dung dịch

Bài 26-Clo: Thí nghiệm H3.3- Thử sản phẩm của phản ứng clo tác dụng vớinước có làm chất chỉ thị chuyển sang màu đỏ rồi mất màu ngay không

Bài 28- Các oxit của Cacbon: Thí nghiệm H3.13- Thử sản phẩm của phảnứng giữa khí cacbondioxxit với nước có tính axit không bằng cách thay quỳ tímbằng dung dịch bắp cải tím Quan sát sự đổi màu của dung dịch

Trang 34

Bài 36-Metan: Thí nghiệm H4.6- Thử sản phẩm phản ứng thế của metan vớiclobằng cách sau khi cho nước vào bình lắc nhẹ ta nhỏ vài giọt dung dịch bắpcải tím vào và quan sát sự đổi màu của dung dịch.

Bài 45- Axit axetic: Dùng dung dịch chỉ thị màu tự điều chế để chứng minhtính axit của axit axetic là làm đổi màu quỳ tím sang đỏ thay cho quỳ tím + Bàitập nhận biết chất

Bài 46-Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic: Bài tập- Dùng chấtchỉ thị màu để phân biệt 2 dung dịch rượu etylic và axit axetic

Bài 49- Thực hành về tính chất của axit: Dùng chất chỉ thị màu tự điều chếthực hiện thí nghiệm kiểm chứng tính axit của axit axetic thay cho quỳ tím

-Khoa học tự nhiên lớp 8, 9 CT GDPT 2018:

Chủ đề liên quan tới Axit- Bazơ- Thang PH- Muối: Tất cả các thí nghiệmnghiên cứu, chứng minh hay kiểm chứng về tính chất dung dịch axit làm quỳtím hoá đỏ hay dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh + Bài tập thực nghiệm, bàitập nhận biết … có dùng quỳ tím thì ta đều có thể dùng chất chỉ thị màu từ thiênnhiên để thay thế

- Trong đời sống, sản xuất, cải tạo môi trường:

+ Dùng dung dịch chỉ thị điều chế được để kiểm tra tính axit- bazơ của cácsản phẩm thường dùng trong gia đình như: đồ uống có ga, chanh, muối, giấm

ăn, thuốc muối, mỹ phẩm, chất tẩy rửa… để biết cách sử dụng hợp lí, bảo vệ sứckhoẻ, phòng tránh bệnh tật cho bản thân và gia đình (Tích hợp khi dạy hoạt

động trải nghiệm STEM Hoá 8- Bài 39; Hoá 9- Bài 6 ).

+ Nước ao hồ sông ngòi có thể bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải

từ các hộ kinh doanh, dịch vụ, làng nghề … làm ảnh hưởng tới môi trường sốngcủa thuỷ hải sản, tới sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống con người.Dùng dung dịch chỉ thị màu tự điều chế ta có thể kiểm tra, tìm ra tác nhân gây ônhiễm, đề xuất các giải pháp để xử lí nước thải, cải tạo môi trường nước ao hồ

sông ngòi cho phù hợp, bảo vệ môi trường và bảo vệ đời sống của sinh vật (Tích hợp khi dạy Hoá 9 – Bài 8).

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:58

w