1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra cho các bậc đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội (Phần 2)

282 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra cho các bậc đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội (Phần 2)
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Định dạng
Số trang 282
Dung lượng 57,91 MB

Nội dung

- Nhóm 1: Chuẩn đầu ra về kiến thức, theo đó, người tốt nghiệp ngànhluật cần biết và hiểu:i Những lĩnh vực chính của pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục ii Pháp luật được ban hành, t

Trang 1

- Vé ki năng: cung cap cho sinh viên các kỹ năng cơ bản của moi luật gia trong đó có kỹ năng phân tích, nghiên cứu, bào chữa, giải quyết van dé;

- Về thái độ: Giúp người học nhận thức rõ vai trò của pháp luật và luật

gia trong xã hội của bản thân mình cũng như cộng đồng toàn cầu trên cơ sở

đó trang bị cho họ khả năng giải quyết tốt hơn những thách thức đặt ra đốivới toàn cầu hóa

Tương tự, mục tiêu đạt ra đối với các môn học tự chọn (electivecurriculum) được xác định là (i) về kiến thức: trang bị cho người học khả

năng nam bắt được những van đề pháp luật chuyên ngành cụ thê như luật tàichính ngân hàng, luật công ty, luật quốc tế (ii) về kỹ năng: có khả nănghoàn thiện các kĩ năng đàm phán, thương lượng, bào chữa, viết và nghiên

cứu.”

Nhìn vào những mục tiêu trên, chúng ta gián tiếp có thể hình dung về

các chuẩn đầu ra của ngành luật của các cơ sở đào tạo luật ở Singapore dùcác cơ sở này không tuyên bố cụ thé về chuân đầu ra ngành luật

Năm 2013, Khoa Luật Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore phối hợpvới Hiệp hội quốc tế các cơ sở đào tạo luật (International Association of Law

Schools) đông tô chức Diễn đàn toàn cầu của những người đứng đầu các cơ

sở đào tạo luật (Global Law Deans’ Forum) ở tại chính cơ sở đào tạo luậtnày của Singapore Hiệp hội này được thành lập vào năm 2005 và đến nay

có hơn 170 thành viên của hơn 45 quốc gia tham gia trong đó có Khoa LuậtĐại học Tổng hợp quốc gia Singapore và Khoa Luật Đại học Quản lýSingapore Tại Diễn đàn này, Tuyên bố Singapore về chuẩn đầu ra và tiêu

chuẩn đào tạo luật mang tính toàn cầu (Singapore Declaraticn on Global

Outcomes and Standards of a Legal Education) (Tuyên bỗ Singapore) đãđược các thành viên tham gia Diễn dan đưa ra Theo Tuyên bố nay, chuẩnđầu ra ngành luật được chia thành 3 nhóm sau đây:

°' Xem http://law.nus.edu.sg/admissions/4_yrs_lIb_prog.html

Trang 2

- Nhóm 1: Chuẩn đầu ra về kiến thức, theo đó, người tốt nghiệp ngànhluật cần biết và hiểu:

(i) Những lĩnh vực chính của pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục

(ii) Pháp luật được ban hành, thực hiện và sửa đối như thé nào

(iii) Những yếu tổ bối cảnh ảnh hưởng đến việc triển khai thi hànhpháp luật (trên cả bình diện trong nước và toàn cầu)

- Nhóm 2: Chuẩn đầu ra về kỹ năng, theo đó, người tốt nghiệp ngànhluật cần thông thạo:

(i) Cac kĩ năng học thuật chung trong đó có kĩ năng phân tích phê phán và lập luận

(ii) Ki năng nghiên cứu, đọc và phân tích các tài liệu pháp ly

(ii) Kĩ năng giải quyết van đề, lập kế hoạch và vạch chiến lược tuân

thủ các yêu cầu mà pháp luật đề ra

(iv) Kĩ năng tạo dựng vi trí pháp lý và giao tiếp (nói và viết) hiệu quả

-Nhóm 3: Chuẩn đầu ra về ứng xử, theo đó, người tốt nghiệp ngành

luật cần hiểu và biết sự cần thiết phải hành động phủ hợp với:

(i) Dao đức nghề nghiệp do mỗi quốc gia quy định và

(ii) Những nguyên tắc nền tang của công lý và pháp quyền

III Kinh nghiệm của Australia và Singapore cho việc xây dựng

chuẩn dau ra ngành luật của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam

Nghiên cứu việc xây dựng chuẩn đầu ra ngành luật của các cơ sở đàotạo ở Australia và Singapore gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho việcxây dựng chuẩn đầu ra ngành luật của các cơ sở đảo tạo luật ở Việt Nam.Trong số này, đặc biệt phải nhắn mạnh đến quy trình xây dựng chuẩn đầu ra

và một số nội dung cụ thể của chuẩn đầu ra ngành luật

Trang 3

Trước hết, quy trình xây dựng chuẩn đầu ra ngành luật ở Australia cho

chúng ta thấy rõ vai trò của các tổ chức mang tính hiệp hội, tự nguyện của

các cơ sở đào tạo luật ở Australia Ngoài những vấn đề mang tính nguyên tắcchung về tiêu chuẩn chất lượng đào tạo đại học đã được quy định khôngkhung tiêu chuẩn chung do Bộ giáo dục Australia ban hành, việc xác địnhnhững nội dung mang tính đặc thù trong đào tạo luật có ý nghĩa quan trọng.Công việc này cần được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức và cá nhân cóchuyên môn trong lĩnh vực đào tạo luật Với sự có mặt của 37 cơ sở đào tạoluật trong cả nước, việc hình thành các tổ chức, mạng lưới liên kết, trao đổi,

chia sẻ kinh nghiệm trên cơ sở đó có sự cạnh tranh lành mạnh dé nang caochat lượng đào tạo và nghiên cứu luật hoc của các co sở đảo tao luật ở

Australia là việc làm hết sức cần thiết Chính vì vậy, ở Australia, đã xuấthiện các tổ chức mang tính hiệp hội, tự nguyện của các cơ sở đào tạo luật,trong đó tiêu biểu là Hội đồng những người đứng đầu các cơ sở đào tạo luật

Hội đồng này được thành lập với mục tiêu chủ yếu là để thực hiện chức năng

tham vấn về các vấn đề mà các thành viên hay các cơ sở đào tạo của họ cùngquan tâm hoặc những chính sách chung mà cả các cơ sở đào tạo luật cùng áp

dụng; thúc đây đào tạo luật ở Australia; khuyến khích hoạt động nghiên cứuluật học; thúc đây hợp tác giữa các cơ sở đào tạo luật; duy trì mỗi quan hệgan bó mật thiết giữa các cơ sở đao tạo luật và giới thực hành luật.

Tương tự như vậy, việc Diễn đàn toàn cầu của những người đứng đầucác cơ sở đào tạo luật nhóm họp ở Khoa Luật Đại học tổng Lop quéc giaSingapore đưa ra Tuyên bố Singapore về chuẩn đầu ra và tiêu cauẩn đào tao

luật mang tính toàn cầu thể hiện rõ vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp

trong việc xây dựng chuẩn đầu ra ngành luật

Hiện nay ở nước ta có gần 30 cơ sở đào tạo luật, trong đc các TrườngĐại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, KhoaLuật Đại học Quốc gia Hà Nội là những cơ sở dao tạo luật lor nhất của cảnước Với số lượng các cơ sở đào tạo luật lớn như vậy, việc hình thànhnhững tổ chức mang tính hiệp hội, tự nguyện của các cơ sở đào tạo luật

nhằm đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan dén đào tạo luật

Trang 4

là rất cần thiết ở Việt Nam Tổ chức như vậy có thé được thành lập với tên

gọi phù hợp với bối cảnh của Việt Nam (chăng hạn như Hiệp hội các cơ sở

đào tạo luật Việt Nam) với thành viên là đại diện lãnh đạo của các cơ sở đào

tạo luật, có chức năng tương tự như Hội đồng những người đứng đầu các cơ

sở đào tạo luật của Australia Với sự ra đời của tô chức như Vậy, việc xây

dựng chuẩn đầu ra đối với cử nhân luật không phải là công việc của riêngmột cơ sở đảo tạo luật nào của Việt Nam mà thu hút sự tham gia của tất cả

các cơ sở dao tạo luật trong cả nước Đồng thời, với sự có mặt của tổ chức

này, rất nhiều chính sách đặc thù liên quan đến đào tạo ngành luật sẽ đượcxem xét, quyết định trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo luật vàđiều này sẽ làm cho các chính sách đó sát hợp hơn với thực tiễn dao tạo luậtcua nước ta.

Thứ hai, việc xây dựng chuẩn đầu ra ngành luật của Australia cho

thấy, Vai trò của các cơ quan, đơn vị, tô chức thực hành nghề luật được đặc

biệt chú trọng Như trên đã nêu, việc lấy kiến tham vấn của hội luật gia,đoàn luật sư, các cơ quan cấp phép hành nghề luật, tòa án đối với chuẩn đầu

ra ngành luật là yếu tố quan trọng để bảo đảm cho sinh viên tốt nghiệpngành luật có khả năng đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn công việc Kinh

nghiệm này cho chúng ta thấy rằng khi xây dựng chuẩn đầu ra ngành luật ở

Việt Nam, công việc này không nên giới hạn trong phạm vi các cơ sở đàotạo, thuần túy mang tính chất hàn lâm mà cần mở rộng dé lấy ý kiến đónggóp của các cơ quan, đơn vị, t6 chức thực hành nghề luật Những kiến nghị

từ các cơ quan, đơn vi, tô chức thực hành nghề luật cần được nghiên cứu,

tiếp thu, chắt lọc để xây dựng thành nội dung ghi nhận trong chuẩn đầu ra

ngành luật của các cơ sở đào tạo luật.

Thứ ba, về nội dung chuẩn đầu ra ngành luật Nghiên cứu các nộidung chi tiết của chuẩn đầu ra ngành luật của các cơ sở đào tạo luật ởAustralia, điều thay rõ là các chuẩn đầu ra này bao trùm một cách toàn diệncác khía cạnh liên quan đến yêu cầu nghề nghiệp của các cử nhân luật, từkiến thức, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng trong đó những yếu tố gắn với đặc

thù của nghề luật được chú trọng đúng mức Chang han, trong chuẩn đầu ra

Trang 5

về kiến thức, ngoài nội dung nam vững các kiến thức về mặt luật pháp (kiếnthức cốt yếu của những người làm nghề luật), việc nắm vững các tri thức về

nguyên tắc, giá trị công lý và thực tiễn đạo đức trong hoạt động của các luật

gia thé hiện rõ yêu cầu đặc thù của nghề luật Tương tự như vậy, các chuẩnđầu ra về đạo đức, những yêu câu chuyên biệt trong chuẩn đầu ra về kỹ năng

(kỹ năng nghiên cứu, giao tiếp, tự quản lý) đều được xây dựng trên cơ sở

năm bắt những yêu cau thực tiễn của việc thực hiện các hoạt động nghề

nghiệp trong lĩnh vực pháp luật Khi xây dựng chuẩn đầu ra, các cơ sở đàotạo luật của Việt Nam có thể tham khảo vấn đề này Lễ tất nhiên, những nộidung chỉ tiết liên quan đến các chuẩn đầu ra này gắn bó chặt chẽ với bốicảnh thực tiễn cụ thể của mỗi quốc gia nên không thể sao chép một cách rập

khuôn những nội dung chỉ tiết trong chuẩn đầu ra ngành luật của các cơ sở

đào tạo luật ở Australia cho các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.

Tuyên bố Singapore về chuẩn đầu ra và tiêu chuẩn đào tạo luật mangtính toàn cầu mặc dù mang tính khái quát hơn nhưng cũng bao trùm các khía

cạnh về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của những người tốt nghiệp

ngành luật.

Cũng liên quan đến nội dung này, về khía cạnh kỹ thuật xây dựng

chuẩn dau ra ngành luật, như đã trình bay ở trên, trong văn bản chính thứcghi nhận các chuẩn đầu ra ngành luật, nội dung các chuẩn này cần được trìnhbày ngắn gọn, cô đọng, súc tích; những nội dung chỉ tiết minh họa, giải thíchcác chuẩn đầu ra này được thể hiện trong văn bản đính kèm để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thực hiện các chuẩn đầu ra trên thực tế Khi cần thiết, cóthê đưa ra những sửa đổi, bỗ sung những nội dung chỉ tiết này mà không cần

thiết phải sửa đôi các chuẩn đầu ra Kinh nghiệm nêu trên hoàn toàn có thé

gợi ý cho các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam cách thức xây dựng chuẩn đầu

ra ngành luật, trong đó đặc biệt chú ý đến sự tham gia của những người thựchành luật như các luật sư, thâm phán, điều tra viên Sự tham gia của những

đối tượng này cho phép chúng ta hình dung cụ thể và sát hợp hơn về các

chuẩn đầu ra gắn với nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật Có như vậy, sản

Trang 6

phâm đâu ra của các cơ sở đào tạo luật mới đáp ứng được ngày càng tôt hơn yêu câu của xã hội đôi với nguôn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật.

Thứ tư, về thực hiện chuẩn dau ra ngành luật Như đã nêu ở phầntrên, trong việc tô chức thực hiện chuan đầu ra ngành luật, ở Australia, các

tô chức mang tính hiệp hội, tự nguyện của các cơ sở đào tạo luật như Hộiđồng những người đứng đầu các cơ sở đào tạo luật của Australia có vai trò

đặc biệt quan trọng Hội đồng này là cơ quan phê chuẩn các chuẩn đầu rangành luật và đây được coi là một nội dung của Bộ tiêu chuẩn đối với các cơ

sở đào tạo luật Đồng thời, Hội đồng những người đứng đầu các cơ sở đàoluật đứng ra thành lập Ủy ban tiêu chuân để cấp giấy chứng nhận các cơ sởđào tạo luật tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn đối với các cơ đảo tạoluật trong đó có nội dung tuân thủ các tiêu chuẩn về chuẩn đầu ra Như vậy,xét về khía cạnh thực hiện chuẩn đầu ra, nếu như cơ sở dao tạo luật nàokhông bảo đảm tuân thủ nội dung này, đương nhiên cơ sở đào tạo đó khôngđược cấp giấy chứng nhận này và điều này tác động trực tiếp đến uy tín vàkhả năng thu hút người học của cơ sở đào tạo luật đó.

Từ kinh nghiệm này, như trên đã khẳng định, cần nhanh chóng xúctiễn thành lập tô chức mang tính hiệp hội, tự nguyện của các cơ sở dao tạoluật ở Việt Nam để trao đổi, chia sẻ, và giải quyết những van dé chung củatat cả các cơ sở dao tạo luật ở nước ta, trong đó có van đề tổ chức thực hiệnchuẩn đầu ra ngành luật Công việc này được thực hiện bằng việc cấp giấy

chứng nhận bảo đảm tuân thủ các chuẩn đầu ra đối với các cơ sở đào tạo luật

do chính tổ chức mang tính hiệp hội, tự nguyện nêu trên tiến hành Việc

kiểm định xác nhận cơ sở đào tạo có tuân thủ các chuẩn đầu ra hay không làcăn cứ dé tô chức mang tính hiệp hội, tự nguyện này cấp giấy chứng nhận

Một cách chặt chế hơn, việc hình thành một thiết chế được quy định

trong pháp luật như Viện đào tạo pháp luật Singapore thực hiện chức năng

“dua ra các ý kiến đóng góp đối với các cơ quan có thâm quyền về van dé

giáo dục và đào tạo được yêu cầu đối với bằng cấp của những người đủ tiêuchuẩn có thể hành nghề luật và rà soát, kiểm tra việc thực hiện các sáng

Trang 7

kiến, chương trình liên quan đến đào tạo luật ở Singapore ở mọi trình độ từ

chương trình cấp chứng chỉ, đại học, sau đại học đến các khóa đào tạo

thường xuyên để nâng cao trình độ nghề nghiệp” cũng được xem là một kinhnghiệm mà Việt Nam cần nghiên cứu

Trang 8

CHUYEN DE 7

THUC TIEN XAY DUNG VA DANH GIA CHUAN DAU RA NGANHLUAT CUA MOT SO CƠ SỞ ĐÀO TAO LUAT CUA VIET NAM - DEXUAT KINH NGHIEM VOI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

PGS.TS Bui Dang HiéuChuyên dé thực hiện khảo sát chuẩn đầu ra của các chương trình đào

tạo ngành luật và các ngành gần với ngành luật tại hầu hết các cơ sở đào tạocông lập của Việt nam theo các hệ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học vàchất lượng cao, cụ thể là :

Ngành Luật , Hệ vừa làm vừa học - DH Luật HCM

Ngành Luật, Hệ chính quy - ĐH Luật HCM

Ngành Quản trị - Luật, Hệ chính quy, DH Luật HCM

Ngành Luật , Hệ chuẩn — Khoa Luật ĐHQGHN

Ngành Luật Kinh doanh — Khoa Luật DHQGHN

Ngành Luật, Hệ chất lượng cao - Khoa Luật DHQGHN

Ngành Luật Kinh doanh, Trường Kinh tế - Luật tp HCM

Ngành Luật Thương mại quốc tế, Trường Kinh tế - Luật tp HCMNgành Luật, chuyên ngành Luật Dân sự, Trường Kinh tế - Luật tpHCM

10.Ngành Luật, chuyên ngành Luật Tài chính Ngân hàng, Trường Kinh

tế - Luật tp HCM

11.Ngành Luật, chuyên ngành Luật Tài chính Ngân hàng, Hệ cử nhân tàinăng, Trường Kinh tế - Luật tp HCM

12.Ngành Luật, Khoa Luật ĐH Huế

Đối với các chương trình dao tạo bậc sau đại học, do đặc thù chỉ một

số cơ sở đào tạo được cho phép dao tạo bậc sau đại học, do vậy Chuyên đề

tập trung khảo sát chương trình đào tạo sau đại học sau đây:

1 Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Dân sự - Khoa Luật DHQGHN

2 Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh doanh - Khoa Luật DHQGHN

oO ON AMP WN SY

Trang 9

3 Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự - Khoa

Luật ĐHQGHN

4 Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế - Khoa Luật ĐHQGHN

5 Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Quốc tế - Khoa Luật ĐHQGHN

6 Chương trình đào tạo thạc sĩ Lý luận và Lich sử NN&PL - Khoa Luật ĐHQGHN

7 Chương trình dao tạo tiễn sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế - Khoa Luật

hầu hết các trường công lập này chưa xây dựng được chuẩn đầu ra cho

ngành luật kinh tế của mình Do vậy chuyên đề chưa tiến hành khảo sát kinh

nghiệm xây dựng chuẩn đầu ra luật ở các trường dân lập

Trang 10

A CHUAN DAU RA CUA CÁC CHƯƠNG TRINH ĐÀO TẠO CUNHAN Qua phân tích và so sánh chuẩn đầu ra của các chương trình dao

tạo bậc cử nhân nêu trên, chúng tôi nhận thấy:

I VỀ CÁU TRÚC CUA CHUAN DAU RA

Hầu hết chuân đầu ra của các chương trình đào tạo cử nhân đã có cautrúc tương đồng với Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục vàĐào tạo được quy định tại Công văn số 2196/BGDDT-GDDH của Bộ Giáodục và Đào tạo ngày 22/04/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bốchuân đầu ra ngành đào tạo, trong đó bao gồm:

a) Tên ngành đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh;

b) Trình độ đào tạo: cao dang hoặc đại hoc;

c) Yêu câu về kiên thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,

d) Yêu cầu về kỹ năng:

ä) Yêu câu về thái độ:

e) Vi trí làm việc của người hoc sau khi tốt nghiệp;

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham

khả:.

Tuy nhiên, chung tôi cũng nhận thay một sô diém khác biệt trong các Chuan đâura của các Trường như sau:

Thứ nhất, hau hết các Trường không xây dựng phan “h) Các chương

trìm, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo” Chúng tôi nhậnđịn! có thể nguyên nhân của điều này là do:

Trang 11

- Các Trường băn khoăn phần này tham khảo các chuẩn đầu ra hay

các chương trình đào tạo

- Nếu tham khảo các chương trình đào tạo thì các Trường đều tham

khảo chương trình đào tạo của rất nhiều trường trong và ngoài nước, do vậyviệc liệt kê quá nhiều như vậy có thé là cho chuẩn đầu ra trở nên cồng kénh

và thông tin bị phân tán.

- Nếu tham khảo các chương trình đào tạo trong nước thì nhận thấycác chương trình này hầu như giống nhau vì đều phải tuân thủ the khungchương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Nếu tham khảo một số chương trình nước ngoài thì nhận thấy sự

khác biệt quá lớn giữa chúng với chương trình của mỗi Trường do có nhiềukhác biệt về hệ thống đào tạo và trình độ phát triển đào tạo

- Yêu câu về tham khảo “chuân quôc tế” còn mơ hô Không và không

A.A H Ẫ Ậ A A re ` A x A tsa » `

thê tôn tại chuân quôc tê vê chuân dau ra vi chuân dau ra thê hiện đặc thù

2A a ` ` x x 7 ` S4 aA 2 ; A A A

riêng của từng Trường Về câu trúc thi ciing không thé có chuan quôc tê

Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thứ hai, hầu hết các Trường xây dựng phần Kỹ năng với hai nội dung

cầu thành là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Tuy nhiên có Trường Kinh tế luật thành phố Hồ Chí Minh lại không xây dựng phần Kỹ năng mà thay vào

-đó là phân Khả năng, bao gồm: khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, khả

năng học tập suốt đời, khả năng hợp tác, khả năng hội nhập Cách làm này

tham khảo kinh nghiệm xây dựng chuẩn đầu ra theo mô hình CDIO mànhiều nước đang hướng tới bản chất của mô hình CDIO là quan tâm chủ

yếu đến các khả năng, năng lực của người tốt nghiệp, trong đó có khả năng

tạo ý tưởng, thiết kế, khả năng thực hiện, khả năng hoàn thiện

Chúng tôi cho rằng kỹ năng và khả năng là hai vấn đề khác nhau Khảnăng thuộc về năng lực thực hiện công việc chuyên môn, được cấu thành từnhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,

Trang 12

Thứ ba, một số Trường không xây dựng phần Khả năng học tập nângcao sau khi tốt nghiệp, như: Khoa Luật Dai học quốc gia Ha Nôih, TrườngKinh tế - Luật thành phố Hồ Chi Minh.

Thứ tư, phần Yêu cẩu về thái độ được các Trường xây dựng dưới

nhiều tên gọi khác nhau như: Yêu cầu về thái độ, Thái độ, Phẩm chất đạo

đức, Trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, Điều này thé hiện sự khôngnhất quán trong cách hiểu của các Trường về phan nội dung nay

II VE KIÊN THỨC

Hầu hết các Trường liệt kê chuẩn đầu ra kiến thức theo cách sáo chép cáckhối kiến thức có trong Chương trình đào tạo đã được xây dựng từ trước,bao gồm:

- Các kiến thức ly luận chính tri bao gồm: Hiểu và vận dụng được vào thực

tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác

Lénin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chi Minh, những nội dung cơ

bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp hình

thành thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên khi tiếp cận và luậngiải về các van đề hiện đại về nhà nước và pháp luật

- Các kiến thức cơ sở ngành bao gom: Có kiến thức trong lĩnh vực khoa hoc

xã hội và nhân văn như Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử văn minh thé giới,

Logic học;

Trang 13

- Các kiến thức ngành và chuyên ngành bao gồm: Áp dụng các kiến thức nềntang của khoa học pháp lý chuyên ngành về luật hiến pháp, luật hành chính,luật dân sự, luật hình sự, luật kinh doanh, luật quốc tế trong việc nhận biết

và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc Hiểu và vậndụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích,tông hợp và giải quyết các van đề pháp lý cụ thé

- Nhóm kiến thức bé trợ gồm: Có kiến thức ngoại ngữ và tin học tốt dé giaotiếp thành thạo, đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng nước ngoài và xử lý các vẫn

đề tin học phục vụ công việc Hiểu ý chính của văn bản phức tạp về các chủ

đề cụ thé và trừu tượng kê cả những trao đôi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyênmôn của mình Giao tiếp ở mức độ trôi chảy và tự nhiên để có thê giao tiếpthường xuyên với người bản ngữ mà không làm cho bên giao tiếp nào bịcăng thang Viết văn bản rõ ràng, chỉ tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có

thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu

điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau

II VE CHUAN NGOẠI NGỮ

Hầu hết các chương trình cử nhân luật của các Trường đòi hỏi chuẩn

đầu ra ngoại ngữ theo chuẩn TOEIC với mức độ:

- 450 — 470 điểm TOEIC đối với chương trình cử nhân luật đại trà

- 500 — 600 điểm TOEIC đối với các chương trình chất lượng cao và cácchương trình có liên quan đến pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế

- 300 điểm TOEIC đối với hệ vừa làm vừa học

Riêng chuẩn đầu ra của Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội thì khôngđưa ra điểm chuẩn và dạng thức cụ thể cho chuẩn ngoại ngữ, mà chỉ mô tảchung chung như: “Giao tiếp được bằng it nhất một ngoại ngữ thông dung”

đối với cử nhân hệ đại trà và “Giao tiếp thành thạo được bằng it nhất mét

ngoại ngữ thông dung” đỗi với cử nhân hệ chat lượng cao

IV VỀ KỸ NANG

Trang 14

Hầu hết các Trường có phân loại kỹ năng thành 2 nhóm cơ bản là: Kỹ năng

cứng và Kỹ năng mềm

* Kỹ năng cứng bao gồm:

- Có khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức đặc biệt làcác van đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học pháp lý, biết tổ chức nghiên

cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và hình thành vẫn đề; đánh giá, phản biện,

tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu;

- Có khả năng tư duy theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đềnói chung về các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật nói riêng, đồng thời có khả

năng thích ứng cao trước sự phát triển của pháp luật chuyên ngành;

- Có các kỹ năng tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới, phân tích

luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết

những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;

- Có khả năng tư vấn pháp luật hoặc giải quyết vụ việc có liên quanđến pháp luật chuyên ngành một cách độc lập;

- Có kỹ năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn; bước đầuhình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp

Cu thé hơn theo tưng chuyên ngành có:

- Sinh viên Khoa Luật Thương mại: tư vẫn, soạn thảo các văn bản pháp lýtrong hoạt động của doanh nghiệp; tư vấn các vấn đề pháp lý và giải quyếttình huống pháp lý phát sinh cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến các lĩnhvực: doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, cạnh tranh, giải quyết tranh chấpthương mại, thuế, ngân hàng, đất đai, môi trường, kinh doanh bất động sản,kinh doanh chứng khoán.

- Sinh viên Khoa Luật Dân sự: phân tích, bình luận bản án, quyết định của

cơ quan tài phán; nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý về tài sản,thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, sở hữu trí tuệ, tố

Trang 15

tụng dân sự, hôn nhân gia đình, lao động; kỹ năng đàm phản, thương lượng,

soạn thảo hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể

- Sinh viên Khoa Luật Hình sự: thực hành các hoạt động tố tụng trong lĩnhvực hình sự.

- Sinh viên Khoa Luật Hành chính: tư vấn và thực hiện các thủ tục hành

chính, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của công dân; tư vấn ban hành các

quyết định quản lý; hoạt động thanh tra

- Sinh viên Khoa Luật Quốc tế: tư vẫn và giải quyết các tình huống pháp lýphát sinh trong thực tiễn kinh doanh thương mại giữa các đối tác trong nước

và nước ngoài; tư vẫn về hoạt động kinh doanh và áp dụng luật điều chỉnhcác hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế; đàm phán, ký kết và thựchiện cũng như giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốctê.

- Sinh viên Lớp chất lượng cao: tổng hợp kỹ năng của sinh viên các Khoa:Thương mại, dân sự và quốc tế

* Kỹ năng mềm được các Trường liệt kê một cách tương đối thống nhất,

bao gồm:

- Có khả năng làm việc độc lập, giải quyêt công việc với tư duy lôgíc và sáng tao;

- Có kỹ năng làm việc nhóm.

- Có khả năng giao tiếp, trình bày và truyền thông:

- Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Có kỹ năng việt và trình bày rõ ràng một van dé, làm báo cáo một cách thuan thục.

- Có khả năng thích ứng với môi trường công việc trong nước trong điêu kiện hội nhập;

Trang 16

- Có khả năng tư vẫn, soạn thảo các văn bản pháp lý trong hoạt động củadoanh nghiệp; tu vấn các van đề pháp lý và giải quyết tình huéng pháp ly

phát sinh cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến các lĩnh vực: doanh nghiệp,thương mại, đầu tư, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp thương mại, thuế, ngânhàng, đất đai, môi trường, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứngkhoán.

- Có khả năng phân tích, giải quyết những van đề pháp lý vẻ tài sản, thừa kế,

hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, sở hữu trí tuệ, tố tụng dân

sự, hôn nhân gia đình, lao động; kỹ năng đàm phán, thương lượng, soạn thảohợp đồng, thỏa ước lao động tập thê

- Có khả năng thực hành các hoạt động tố tung trong lĩnh vực hình sự

- Có khả năng tư vấn và thực hiện các thủ tục hành chính, giải quyết các yêucầu, khiếu nại của công dân; tư vấn ban hành các quyết định quản lý; hoạtđộng thanh tra.

- Có khả năng tư vấn và giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh trongthực tiễn kinh doanh thương mại; tư van về hoạt động kinh doanh và ápdụng luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại; đàm phán, ký

kết và thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thươngmại.

V VẺ THÁI ĐỘ

Chuan đâu ra về thái độ của các Trường chủ yêu xoay quanh các phầm chat

cơ bản sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có trách nhiệm công dân, có ýthức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, có đạo đức tốt, có lòng nhân ái;

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có bản lĩnhnghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công

việc, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội;

Trang 17

- Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lang nghe;

- Có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thân câu tiên, hợp tác, thân thiện với các đông nghiệp và cá nhân khác trong công việc;

- Có tinh than làm việc nghiêm túc, khoa học Kết hợp giữa thực tiễn và lýthuyết, đúc kết kinh nghiệm dé giải quyết van đề ngày một hiệu quả cao

VI VE VỊ TRÍ VIỆC LAM SAU KHI TOT NGHIỆP

Chuân đâu ra của các chương trình đào tạo cử nhân luật của các Trường đêu xây dựng phân VỊ trí việc làm sau khi tot nghiệp theo hướng liệt kê các cơ quan và tô chức mà người tôt nghiệp có thê xin làm việc, bao gôm:

1) Tại tat cả các cơ quan nhà nước:

- Trong các cơ quan chính quyền các cấp, gồm các cơ quan trung ương và

địa phương như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính

phủ, các Bộ, Ngành trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân

dân các cấp, các Sở, ban ngành địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiệncác hoạt động liên quan đến xây dựng chế độ, chính sách, pháp luật, các cơ

quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, bảo đảm dịch vụ công, kiểm tra,

xử lý vi phạm hành chính; cơ quan Công an, co quan Thuế, Hải quan, Kiểm

lâm, Biên phòng, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; cán bộ

trong các bộ phận phụ trách về tổ chức - nhân sự trong các cơ quan, tổ chức;

Cơ quan quan ly nhà nước về kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường

- Trong các cơ quan tư pháp như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành

an.

2) Trong các tổ chức tư vấn và dich vụ pháp lý: văn phòng luật sư, công ty

luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trong tài thương mại của Việt Nam và nước ngoài;

3) Công tác tại các tô chức chính trị, chính trị- xã hội: các cơ quan Đảng các

cấp và tô chức chính trị - xã hội; công tác tại các tổ chức quốc tế liên chínhphủ và các tổ chức quốc tế phi chính phủ ở các nước và đặc biệt tại Việt nam

Trang 18

(đảm nhiệm các công việc liên quan đến các lĩnh vực của công pháp quốctế)

4) Làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò: chuyên gia tu vân pháp luật,

chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài,

tư vẫn và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia đàmphán ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thươngmại, dân sự quốc tế, các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng côngnghiệp, nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và

cho doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, tư van dé giải quyết các quan hệ

lao động có yếu tố nước ngoài

5) Đảm nhận công tác giảng day: tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (cácviện nghiên cứu; giảng dạy về pháp luật trong các trường Đại học, Cao dang,Trung học và Phổ thông, )

6) Trong các cơ quan nghiên cứu: với tư cách là nghiên cứu viên, đặc biệt là trong các viện nghiên cứu quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu về hành chính- chính trị.

VII VE KHẢ NĂNG HỌC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TOT

NGHIỆP

Hầu hết các Trường mô tả Khả năng nâng cao trình độ sau khi tốtnghiệp theo hướng liệt kê các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân

của Việt nam, bao gồm: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Một số ít các Trướng có liệt

kê thêm một số khóa đào tạo nghề thuộc các chứ dánh tư pháp như: Thamphan, Thu ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên, Thừa phátlại,

Đặc biệt có Trường Đại học Luật thành phố Hà Chí Minh lại bé sung

thêm vào mục này nội dung “Đóc lap thực hiện các công trình nghiên cứukhoa học liên quan đến chuyên ngành luật, quản trị công, quản trị” Chúng

Trang 19

tôi cho rằng nội dung này thuộc phần kỹ năng cứng chứ không liên quan đếnKhả năng nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tham gia các khóa đào tạo chức danh tư pháp như

B CHUAN DAU RA CUA CÁC CHƯƠNG TRINH ĐÀO TẠO SAU

Chuẩn đàu ra sau đại học được các Trường xây dựng theo từng

chuyên ngành cụ thê, trong đó có:

1) Chuyên ngành Luật Kinh tế

- Có kiến thức khoa học pháp lý cơ bản và kiến thức chuyên môn vững vàng,

chuyên sâu về pháp luật trong các lĩnh vực: kinh doanh- thương mại; tài

chính- ngân hàng - chứng khoán; môi trường, đất đai; đầu tư và sở hữu trí

tuệ;

- Có năng lực thực hành tốt, có khả năng phát hiện và vận dụng được kiến

thức pháp luật kinh tế, lý luận và phương pháp luận dé giải quyết một số van

đề học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành Luật kinh tế;

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo quiđịnh chung của Trường) và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

2) Chuyên ngành Luật Hình sự

- Có kiến thức khoa học pháp lý cơ bản và kiến thức chuyên môn vững vàng,

chuyên sâu về pháp luật hình sự;

Trang 20

- Có năng lực thực hành tốt, có khả năng phát hiện và vận dụng được kiếnthức pháp luật hình sự, ly luận và phương pháp luận để giải quyết một số

van dé học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành Luật hình sự;

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo qui

định chung của Trường) và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

3) Chuyên ngành Tội phạm học

-Có kiến thức khoa học pháp lý cơ bản và kiến thức chuyên môn vững vàng,

chuyên sâu về tội phạm học;

- Có năng lực thực hành tốt, có khả năng phát hiện và vận dụng được kiến

thức tội phạm học, lý luận và phương pháp luận dé giải quyết một số vẫn déhọc thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành tội phạm học;

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo qui

định chung của Trường) và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

4) Chuyén ngành Luật Dan sự

- Có kiến thức khoa học pháp lý cơ bản và kiến thức chuyên môn vững vàng,

chuyên sâu về pháp luật dân sự như:

- Có năng lực thực hành tốt, có khả năng phát hiện và vận dụng được kiếnthức pháp luật dân sự, lý luận và phương pháp luận dé giải quyết một số vấn

đề học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành Luật dân sự;

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo qui

định chung của Trường) và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình.

5) Chuyên ngành Luật Hành chính

- Có kiến thức khoa học pháp lý cơ bản và kiến thức chuyên môn vững vàng,

chuyên sâu về pháp luật hành chính;

- Có năng lực thực hành tốt, có khả năng phát hiện và vận dụng được kiếnthức pháp luật hành chính, lý luận và phương pháp luận dé giải quyết một số

van dé học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành Luật hành chính;

Trang 21

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo quiđịnh chung của Trường) và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình./.

(Xem phụ lục của Đề tài)

Trang 22

CHUYEN DE 8

XÂY DỰNG CHUAN DAU RA (KIEN THỨC, KY NĂNG, VỊ TRÍ

CÔNG VIỆC) ĐỎI VỚI CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN NGÀNH LUẬT

- THỰC TRẠNG VÀ KIÊN NGHỊ

ThS Phạm Thị HằngTrung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo

Công văn 2196/BGDDT-GDDH ngày 22/4/2010 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu rangành đào tạo đã đưa ra khái niệm : “Chuẩn đấu ra là quy định về nội dungkiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ vàgiải quyết vấn dé; công việc mà người học có thé đảm nhận sau khi tốtnghiệp và các yêu cau đặc thù khác đổi với từng trình độ, ngành đào tạo”.Như vậy, xây dựng chuẩn đầu ra ngành đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục đàotạo là nhiệm vụ bắt buộc hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở

đó và cũng là cam kết chất lượng đào tạo giữa cơ sở đào tạo với xã hội

Năm học 2011-2012, Trường Đại học Luật Hà Nội đã công bố công

khai Chuan dau ra ngành luật trình độ đào tạo cử nhân.Tuy nhiên, sau 4 năm

áp dụng, Trường chưa có kế hoạchkhảo sát, đánh giá về Chuẩn đầu ra này

Hon nữa, trong may năm gần đây Trường cũng đã có thêm một số ngành đàotạo mới chưa công bố chuẩn đầu ra Do vậy, Trường đã đăng ký và được Bộ

Tư pháp phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về lĩnh vực này:Nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra cho các bậc đào tạo của

Trường Đại học Luật Hà Nội Dé góp phần hoàn thành dé tài, chuyên đềnày sé tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dung Chuan dau ra trong 4

năm qua tại Trường Đại học Luật Hà Nội, đưa ra các giải pháp tích cựcnhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cho cử nhân ngànhluật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

1 Cơ sở pháp lý

Trang 23

Ngày 06 tháng 01 năm 2010, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành Nghị quyết số 05/NQ-BCSD về đổi mới quan lý giáo dục đại học

giai đoạn 2010-2012 Nghị quyết đã đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đại

học sau 23 năm đổi mới và 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục

2001 - 2010,nêu rõ các yếu kém về chất lượng đào tạo và hiệu lực quản lý

nhà nước về giáo dục đại học ở 5 mặt công tác, đó là: Hoạt động sư phạm;hoạt động quản lý hệ thong giao duc dai hoc; yéu cầu nâng cao trách nhiệm

và khuyến khích sáng tạo của từng cá nhân; cơ chế tài chính và tiếp thu, áp

dụng và phát triển tri thức mới, công nghệ mới.Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụđổi mới toàn diện, mạnh mẽ quản ly giáo dục đại học giai đoạn 2010 — 2012,

cụ thé là (i)76 chức thảo luận trong toàn ngành và xã hội: “Lam gì để đảmbảo và nâng cao chất lượng đào tạo?”; (ii) Rà soát lại các chỉ tiêu phát

triển giáo duc đại học giai đoạn 2010-2020; (iii) Đổi mới về chất công tác

quan ly giáo duc đại học.

Ngày 11 tháng 01 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tạo banhành Quyết định số 179/QD-BGDDT phê duyệt Chương trình hành động

triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-BCSD ngày 06/01/2010 của BanCán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học

giai đoạn 2010-2012 Trong 11 nội dung lớn của Chương trình hành động,

có nội dung Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về giáo dục đại học đã yêu câu rà soát,ban hành thông tư về xây

dựng Chuan đầu ra của các trường dai học, cao đẳng: “Chdm nhất đến tháng12/2010, tat cả các trường đại học phải công bố Chuẩn dau ra của cácngành đào tạo thuộc trường” Đây là một nội dung của thực hiện 3 côngkhai đối với các cơ sở đào tạo

Trước yêu cầu cấp bách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởngTrường Đại học Luật Hà Nội đã thành lập Ban xây dựng chuẩn đầu ra theoQuyết định số 176/QD-DHLHN ngày 12/3/2010

Tiếp theo, ngày 22 tháng 4 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo ký Công văn số 2196/BGDDT-GDDH về việc hướng dẫn xây dựng vacông bố chuẩn dau ra ngành dao tạo

Trang 24

Năm 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ có một ngành đào tạocủa chương trình đào tạo cử nhân nên Banda tập trung xây dựng Chuan đầu

ra đôi với Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Ban xây dựng chuẩnđầu ra Trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của

Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH

Ngày 17 tháng 8 năm 2011, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

đã ký Quyết định số 1701/QD-DHLHN ban hành Chuẩn đầu ra đại học dànhcho Chương trình đào tạo luật học, trình độ đào tạo cử nhân luật của Trường.

Từ những căn cứ trên, chúng ta có thê thấy sự chỉ đạo của Ban cán sự

Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sựquyết tâm, thực sự mong mỏi một nền giáo dục đại học có chất lượng.Trường Đại học Luật Hà Nội đã kịp thời nắm bắt tinh thần chỉ đạo đó và tiếnhành xây dựng, công bố chuẩn đầu ra một cách tích cực

2 Thực trạng xây dựng và áp dụng Chuẩn đầu ra ngành luật tạiTrường Đại học Luật Hà Nội

2.1 Quy trình xây dựng Chuẩn dau ra ngành luật

Ngày 24 tháng 02 năm 2010, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

ký Quyết định số 176/QD-TCCB thành lập Ban xây dựng chuẩn đầu ra.

Nội dung Điều 2 của Quyết định ghi rõ “Ban xây đựng chuẩn dau ra có

nhiệm vụ xây dựng chuẩn dau ra cho các chương trình đào tạo cử nhân,thạc sĩ, tiễn sĩ theo quy định của Bộ Giáo đục và Đào tạo” Tuy nhiên, Banmới chỉ tập trung xây dựng Chuẩn đầu ra ngành Luật đối với trình độ đàotạo cử nhân.Đối với trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, Ban chưa tiến hànhxây dựng chuẩn đầu ra

Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra được tiến hành như sau:

Bước 1: Trưởng ban định hướng nội dung làm việc của Ban, sau đó phân công các thành viên của Ban thành 5 nhóm theo chuyên môn KhoaPháp luật Kinh tế, Khoa Hành chính nhà nước, Khoa Pháp luật Dân sự,

Khoa Pháp luật Hình sự và Khoa pháp luật Quốc tế

Trang 25

Bước 2: Các nhóm tiến hành họp lấy ý kiến chuyên môn của các Bộmôn tại khoa, xây dựng chuẩn dau ra theo nội dung quy định trong Công van

số 2196/BGDDT-GDDH ngày 22/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo Việc lấy ý kiến chuyên môn trực tiếp từ các bộ môn của các khoa

ngay tại bước đầu tiên khi bắt đầu xây dựng chuẩn đầu ra ở cấp vi mô nên đã

giảm bớt thời gian chỉnh sửa, bổ sung và nộp sản phẩm về Thư ky Ban

(Trưởng ban lựa chọn) đúng thời gian quy định của Trưởng ban.

Bước 3: Trưởng ban tô chức các cuộc họp rà soát, góp ý dé tong hợp

thành bản chuẩn dau ra chung nhất, co ban nhất, đúng quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.Các buổi họp chung của Ban thực hiện triệt dé về thời gian

và chất lượng theo cách rà soát thứ tự sản phẩm của từng nhóm Bam sát cácyêu cầu nội dung và cấu trúc chuẩn đầu ra của Công văn 2196/BGDĐT-GDDH, các thành viên của Ban góp ý, chỉnh sửa sản phẩm chuẩn đầu đầu ra

của từng nhóm về: văn phong chính xác; ngôn ngữ ngắn gọn nhưng đây đủ;

nội dung theo chương trình; v.v.

Bước 4: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ngày 18 tháng 12 năm 2010 Ban

đã làm báo cáo về việc xây dựng chuân đâu ra gửi Hiệu trưởng Ngày 15

thang 2 năm 2011, Hiệu trưởng phê duyệt nhất trí đưa ra lay ý kiến rộng rãi

của các đơn vị trong Trường Sau đó, các thành viên của Ban tập hợp và cậpnhật các ý kiến đóng góp phù hợp với quy định của Công văn2196/BGDDT-GDDH.

Bước 5: Ngày 17 thang 8 năm 2011, Hiệu trưởng đã ky ban hànhChuan đầu ra ngành luật trình độ đào tao cử nhân theo Quyết định số1701/QĐÐ-ĐHLHN.

Qua các bước trên, chúng ta có thê thấy rõ các bước tiến hành đã đượcrút gọn, không mất quá nhiều thời gian, dễ tiến hành và có hiệu quả nhưngvẫn đảm bảo về quy trình và thủ tục hành chính Tuy nhiên, sự chỉ đạo thựchiện giữa cấp trên và cấp dưới trong Trường còn chưa kịp thời, nên thời gianxây dựng, đưa ra lẫy ý kiến, cập nhật ý kiến và ký ban hành còn quá dài (18tháng) Đây là một tồn tại trong tiễn hành xử lý mảng công việc thiếu tinhđồng bộ, kịp thời và cập nhật

Trang 26

2.2 Cau trúc của Chuẩn dau ra ngành luật

Chuẩn đầu ra ngành luật trình độ đào tạo cử nhân của Trường Đại học

Luật Hà Nội ban hành theo Quyết định số 1701/QD-DHLHN bao gồm 5 nội

dung:

() — Về kiến thức;

(II) Về kỹ năng:

(Ill) Về thái độ;

(V) VỊ trí làm việc của người hoc sau khi tốt nghiệp;

(V) Kha năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

So với cau trúc trong hướng dẫn của Công văn số GDDH, Chuẩn đầu ra đã ban hành của Trường còn thiếu: (a) ngành đào tao

2196/BGDĐT-bằng tiếng Anh; (h) Các chương trình, tài liệu, chuân quốc tế mà nhà trường

tham khảo.

Ngành đào tạo không được phiên sang tiếng Anh là một sơ suất củaBan xây dựng chuẩn đầu ra Nhưng Mục (h) là một yêu cầu không rõ ràngnên trong quá trình xây dựng, Ban không đưa nội dung này vào Chuan đầu

ra Vì các thành viên trong Ban cho rang,néu Các chương trình, tài liệu,chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo liên quan đến chương trình đào tạothì quá nhiều dé liệt kê trong chuẩn đầu ra, lúc đó chuẩn đầu ra không mangtính chất là một bản tuyên bố, cam kết chất lượng mà đã trở thành một tàiliệu ở phạm vi nghiên cứu khác; nếu Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc

tỄ mà nhà trường tham khảo là nói về việc xây dựng chuẩn đầu ra thì khôngthéthuc hiện được, bởi không có chuẩn quốc tế về chuẩn đầu ra, mỗi trườngcủa mỗi quốc gia đều xây dựng chuẩn đầu ra riêng cho mỗi ngành phù hợpvới điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó Thậm chí, mỗitrường trong cùng một quốc gia cũng có thê tuyên bố chuẩn đầu ra khácnhau tùy theonăng lực riêng của mỗi trường Yêu cầu này của Công văn số

Trang 27

2196/BGDDT-GDDH không rõ ràng và không chính xác, do đó tham khảo

chuẩn đầu ra của một số trường đại học khác cũng không có phần này”

Chuẩn đầu ra ngành Luật ban hành theo Quyết định số PHLHN ngày 17/8/2011 là sản phẩm đầu tiên về chuẩn đầu ra của TrườngĐại học Luật Hà Nội và là một văn bản tuyên bố ngắn gọn, dễ hiểu đối với

1701/QĐ-mọi đối tượng muốn tham khảo về sản phẩm đào tạo của Trường

ras Ap dung chuẩn dau ra tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả đưa ra 4 lĩnh vực dé xem xét áp dụng chuẩn đầu ra

2.3.1 Áp dụng Chuẩn đầu ra trong xây dựng chương trình đào tạoChuẩn đầu ra ngành luật áp dụng từ Học kỳ 1 năm học 2011-2012,song song với Chương trình đào tạo số 1726/DT ngày 28/8/2009 của Hiệutrưởng Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Chương trình đào tạo1726).

Theo Chương trình đào tạo số 1726, sinh viên phải hoàn thành 120 tín

chi.C4u trúc chương trình bao gồm Khdi kiến thức giáo duc đại cương và

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Khối kiến thức giáo duc đại cương

yêu cau sinh viên phải hoàn thành 25/120 tin chỉ (chiếm 20,83%) Khối kiến

thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 79,17%, trong đó có 19 học phanbatbuộc (60 tín chỉ), 25/201 tín chỉ tự chọn (87 học phần tự chọn kiến thức cơ

sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng) và 10 tín chỉ tốt nghiệp (viết khóa luậnhoặc học 10 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp) Phần kiến thức

tự chọn trong Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của Chương trình daotạo 1726 có một số học phần qua nhiều kỳ liên tiếp không có sinh viên chọnhọc, có thể những học phần này không đáp ứng nhu cầu thiết thực đối vớingười học nên cần phải xem xét lại chương trình đào tạo

Ngày 21/8/2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội ban hànhChương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật theo hệ thống tín chỉ5® Tham khảo Chuẩn đầu ra các ngành của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà

Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Luật TP HCM, Trường Đại học Thái

Nguyên.

Trang 28

theo Quyết định số 2100/QD-DHLHN (sau đây gọi tắt là Chương trình dao

tạo 2100) cho phù hợp với nhu cầu của người học, nhu cầu xã hội Đây là

một quyết định đúng dan của lãnh đạo Nhà trường nhằm đáp ứngnhu cau

người học, nhu cầu xã hội, tức là đáp ứng yêu cầu của Chuẩn đầu ra về xâydựng chương trình đào tạo.

Theo Chương trình đào tạo số 2100, tổng số tín chỉ sinh viên phải hoànthành là 126 Khối kiến thức giáo dục đại cương yêu cầu sinh viên phải hoànthành 26/126 tín chỉ (chiếm 20,63%) Khối kiến thức giáo dục chuyênnghiệp chiếm 79,37%, trong đó có 20 học phần bắt buộc (66 tín chỉ), 24/152tín chỉ tự chọn(62 học phần tự chọn kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành,

kỹ năng và môn học bằng tiếng Anh) và 10 tín chỉ tốt nghiệp (viết khóa luận,hoặc thực tập tốt nghiệp, hoặc học 10 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp) Chương trình đào tạo này đã được rút gọn từ 201 tín chỉ (87 học

phần) xuống còn 152 tín chỉ (62 học phần), đã hủy bỏ một số học phần tựchọn do trong nhiều kỳ liên tiếp người học không lựa chọn và bé sung một

số học phần mang tính mới, đặc biệt, số lượng các học phần kỹ năng đã tănggấp đôi so với Chương trình đào tạo 1726 nhằm nâng cao kỹ năng chuyên

môn đáp ứng nhu cầu của người học

2.3.2 Áp dung Chuẩn đầu ra trong xây dựng giáo trình, tài liệu giảng day Nếu như trước đây, thầy và trò Trường Đại học Luật Hà Nội chủ yếuđến giảng đường chỉ với những cuốn giáo trình và lỗi truyền thụ độc thoại,thì từ khi áp dụng đào tạo theo học chế tin chỉ, nguồn tài liệu tham khảo đã

được Nhà trường chú trọng tăng cường, Trung tâm thông tin thư viện thông

qua các kênh khác nhau chuẩn bị một cách tích cực, phong phú và phục vụdưới nhiều hình thức khai thác đáp ứng được tương đối nhu cầu người học

Trang 29

về kế hoạch nghiên cứu, học tập của mình, biết trước phương thức đánh giácủa môn học đề chủ động ôn tập kiến thức.

Các học phần, môn học trong Chương trình đào tạo đã được xây dựng

đề cương chỉ tiết theo học chế tín chỉ và tải lên trang thông tin điện tử của

Trường để sinh viên chủ động lựa chọn nghiên cứu Mỗi đề cương môn học

đều đưa ra các mục tiêu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn đầu ra, như

mục tiêu nhận thức; kỹ năng cứng, kỹ năng mềm; thái độ của người họcmàngười học sẽ đạt được sau khi học xong môn học.

Nguồn giáo trình, tập bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo phục vụgiảng dạy, học tập của Trường Đại học Luật Hà Nội tương đối đầy đủ cả vềđầu môn học, cả về số lượng phục vụ Tuy nhiên, từ năm học 201 1-2012 đến

nay (tính từthời điểm áp dụng Chuẩn đầu ra) có 10b6 môn tiến hành viết mới

giáo trình: Năm 2011, có tập bài giảng Luật bồi thường Nhà nước, giáo trìnhLuật người khuyết tật, Luật cạnh tranh; năm 2012, có giáo trình Pháp luật

cộng đồng Asean, Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt độngthương mại, Tội

phạm học, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật thương mại quốc tế(song ngữ); năm 2013, có tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh;năm 2015, có giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật Dường như sựviết mới nay chỉ là sự cập nhật luật mới hay văn bản pháp luật mới hoặc bésung giáo trình, tập bài giảng mà thôi Hầu hết các giáo trình viết mới chưa

có sự kết nối giữa yêu cầu của Chuan đầu ra đã ban hành với nội dung tronggiáo trình Trong khi đề cương môn học đưa ra các mục tiêu sẽ đạt được vềtrình độ nhận thức, về kỹ năng, về thái độ, cho người học sau khi họcxong môn học này, nhưng trong giáo trình không có phần nào đề cập đếnngười học phải làm thế nào để đạt được các mức độ kiến thức, làm thế nào

để tự tin cập nhật kiến thức mới, làm thé nào dé đạt được các kỹ năng, vi

như kỹ năng phương pháp luận, kỹ năng tổng hợp, phân tích luật,kỹ năng tư

vấn, hay thái độ ra sao cho đúng một người học luật, làm luật.(Do điều kiện

chưa thé đọc kỹ 10 cuốn giáo trình mới, nên cũng có thể tác giả chuyên đề

bỏ sót giáo trình mới nào đó đã có phần kết nối đến Chuẩn đầu ra,rất mongcác tác giả viết giáo trình chỉ rõ phần đã kết nối với Chuẩn đầu ra dé tác giả

Trang 30

chuyên dé được bo sung) Nhìn chung, giáo trình chưa thê hiện sự dong bộ với đề cương về yêu cau của chuan dau ra.

2.3.3 Ap dụng Chuẩn dau ra trong giảng dạy

Dé đảm bảo về chất lượng giảng dạy đại học ngành Luật, các giảngviên giảng lý thuyết hoặc hướng dẫn thảo luận phải lồng ghép các van đề lythuyết với vụ việc thực tiễn, tạo tình huống nhằm giúp sinh viên có đượcphương pháp vận dụng luật vào thực tiễn, phương pháp luận, tông hợp đánhgiá hoặc khả năng phân tích vẫn đề Tuy nhiên, khi áp dụng đào tạo theo họcchế tín chỉ thời gian giảng lý thuyếtbị rút ngắn, người học phải chủ động tựnghiên cứu sau đó đặt vẫn đề và giải quyết vấn đề tại các buổi seminar nêngiảng viên còn ít thời gian dé thực hiện việc lồng ghép lý thuyết và thực tiễn.Nếu người học không chăm chỉ, chủ động nghiên cứu theo hướng dẫn của đềcương môn học trước khi đến giảng đường thì ít có cơ hội hội tụ được kiếnthức, kỹ năng như Chuẩn đầu ra đã tuyên bố

Hơn nữa, một thực trạng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, người thựchiện phần lớn các buổi seminar của hầu hết các môn học là giảng viên trẻchưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên việc đáp ứng các kỹ năng cho sinhviên là khó đạt được Bên cạnh đó, khi giới thiệu môn học và giảng dạy nội

dung, hau như các giảng viên không đề cập đến chuẩn đầu ra để giúp sinh

viên xác định được mình sẽ học những gi và đã học được gi.

2.3.4 Ap dụng Chuẩn đầu ra trong kiểm tra, đánh giá

Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

Tự luận, tự luận bán trắc nghiệm, trắc nghiệm khách quan, vẫn đáp.v.v.Dù làhình thức nào cũng đều thể hiện trước tiên là việc kiểm tra, đánh giá kiến

thức sinh viên đạt được sau khi học môn học đó,tiếp theo là đánh giá kỹ

năng, thái độ và khả năng của sinh viên tiếp cận kiến thức, vận dụng xử lývan đề.Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng của nó, chang hạn như, hìnhthức viết luận là một cách thé hiện năng lực phương pháp luận, tông hợp,phân tích vấn đề của người học; hình thức vấn đáp là cách thể hiện kỹ năng

tư duy, kỹ năng thuyết trình; hình thức làm việc nhóm giúp người học tăng

Trang 31

khả năng tương tác, diễn thuyết trước đám đông, phối hợp làm việc hay hìnhthức trắc nghiệm khách quan là cách kiểm tra kỹ năng tổng hợp xác định,

lựa chọn nhanh và chính xác phương án của người học.

Hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội đang áp dụng nhiều hình thứckiểm tra, đánh giá học tập đối với sinh viên: Tự luận, tự luận bán trắcnghiệm, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp.v.v Tuy nhiên, trong thực tế các

bộ môn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá mới chỉ đơn thuần nhằm kiểm trakiến thức của sinh viên, chưa có sự đo lường, đánh giá xem người học đã đạt

năng lực tông thé đáp ứng chuân dau ra hay chưa

Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn đầu ra, Trường cân phải duytrì ôn định việc thực hiện đa dạnghóa hình thức kiểm tra, đánh giá trong suốtquá trình đào tạo, không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra kỹ năng và

thái độ của người học.

3 Giải pháp xây dựng chuẩn dau ra ngành luật nhằm nâng caochất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu xã hội

Tác giả chuyên đề mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về xây dựngChuan đầu ra ngành luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu

xã hội:

Thứ nhát, thành lập Ban xây dựng chuẩn đầu ra bao gồm đại diện Ban

giám hiệu phụ trách đào tạo, đại diện các khoa chuyên môn, đại diện Trungtâm Đảm bảo chất lương đào tạo, đại diện Phòng Quản lý khoa học, đại diện

Bộ môn ngoại ngữ, đại diện Trung tâm Công nghệ thông tin.

Thư hai, rút gọn quy trình thành 5 bước: Bước 1, các thành viên củaBan tham khảo, góp ý xây dựng thành văn bản chuẩn dau ra Bước 2, lấy ýkiến của toàn thể giảng viên các khoa, bộ môn trong Trường Bước 3, cậpnhật các ý kiến phù hợp, trình Hiệu trưởng để xin ý kiến tham khảo của đạidiện các nhóm sử dụng lao động (nhóm doanh nghiệp, một số cơ quan hành

chính sự nghiệp, cơ quan tòa án, viện kiểm sát các cấp, đo:n luật sư, ).Bước 4, rà soát, cập nhật ý kiến của đại diện các nhóm sử cụng lao động,

Trang 32

tong hợp thành văn bản cuối cùng trình Hiệu trưởng Bước 5, ban hànhchuẩn đầu ra.

Thứ ba, xây dựng chuân đâu ra là một văn bản có ngôn ngữ chính xác,

dê hiệu, ngắn gọn, tuyên bô về những gì người học sẽ đạt được sau khi két thúc khóa học.

Thứ tu, xây dựng chuân đầu ra phải phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và

năng lực của Trường dé thực hiện được

Thứ năm, xây dựng chuẩn đầu ra phải đảm bảo các nội dung mà ngườihọc có thể tự đo lường, kiểm tra được, không phải tuyên bố mục tiêu củaNhà trường.

Thứ sáu, xem xét, chỉnh sửachương trình đào tạo có nội dung, mụctiêuđào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra đã ban hành

Thứ bảy, xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu không chỉ đáp ứng yêu

cầu kiến thức mà phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng nhận thức,

kỹ năng trí tuệ (phương pháp luận, tổng hợp, đánh giá, phân tích), kỹ năng

tư duy bậc cao hơn, kỹ năng thực hành tư vấn, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng

sẵn sàng thay đổi môi trường làm việc (giao tiếp văn bản, miệng, sử dụng

CNTT, làm việc nhóm) và yêu cầu về thái độ

Thứ tam, giảng viên trên lớp có trách nhiệm nghiên cứu va dé cập đếnchuẩn đầu ra khi giảng dạy dé người học xác định được chính ho là ngườiphải thực hiện chuẩn đầu ra, họbiết mình phải học cái gì và đã học đượcnhững gi.

Thứ chín, các bộ môn xuất phát từ việc kết nối với chuẩn đầu ra dé ápdụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao các kỹ năngcho người học, có thébé sung thêm các hình thức kiểm tra, đánh giá gắn liềnvới nghề (viết bản tư vấn tùy theo lĩnh vực, đề xuất sửa đôi một nội dungquy định pháp luật không còn phù hợp, ).

Thứ mười, Ban giám hiệu chỉ dao sat sao việc xây dựng chuẩn đầu rađảm bảo chất lượng và đúng tiến độ Thực hiện đánh giá định kỳ việc áp

Trang 33

dụng chuẩn đầu ra dé nâng cao chất lượng đào tao, đáp ứng kịp thời nhu cầu

xã hội.

BỘ TƯ PHÁP _ CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUAN DAU RA NGÀNH LUẬT TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN

CUA TRƯỜNG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /OD-DHLHN ngày / /

của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Ha Nội)

LTEN TIENG ANH NGÀNH ĐÀO TẠO: LAWS

Il YEU CAU VE KIÊN THỨC ®

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường

Đại học Luật Hà Nội sẽ đạt được các kiến thức sau đây:

1 Kiến thức giáo dục đại cương gồm: kiến thức của một số ngànhkhoa học về chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử, tâm lý, quản lý là nền tảngcho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đàotạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục

vụcho công việc sau khi tốt nghiệp

° Xem thêm Chương trình đào tạo cử nhân Luật hệ chính qui ban hành theo Quyết định sô

2100/QĐ-ĐHLHN ngày 21/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội để biết các môn học phục vụ cho việc trang bị hệ thống kiến thức.

Trang 34

2 Kiến thức ngànhgồm: kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước vàpháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Namhiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản đủ cho phép sinh viên có khảnăng áp dụng pháp luật để giải quyết các vẫn đề pháp lý phát sinh trong đờisong xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế, về pháp luật điều chỉnh quan hệgiữa Việt Nam với các quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế và với các chủthể khác của pháp luật quốc tế.

3 Kiến thức chuyên ngànhgồm: các kiến thức tương đối chuyên sâu

về lĩnh vực pháp luật mà sinh viên lựa chọn để học tập và nghiên cứu thuộcmột trong cáclĩnh vực pháp luật là pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính,pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế

4 Kiến thức bổ trogém: kién thirc vé tin hoc, ngoại ngữ va về một số

lĩnh vực khác cần thiết cho việc thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực pháp

luật Đối với tiếng Anh, sinh viên tốt nghiệp đạt tối thiểu 450 điểm(TOEIC); đối với các ngoại ngữ khác, đạt tối thiểu tương đương

Il YÊU CAU VE KỸ NANG

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tao cử nhân luật của Trường

Đại hoc Luật Hà Nội sẽ có các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng bé trợ

Trong đó:

1 Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng phương pháp luận, tông hợp, phântích vàđánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình(kỹ ning trí tuệ); kỹ năng phân tích các tinh huống thực tiễn trong lĩnh vựcpháp uật vàđưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huốngđó; kỹnăng 2hát hiện và giải quyết các van dé tương đối phức tạp thuộc lĩnh vựckhoa học pháp lý; kỹ năng thực hành tư vấn các lĩnh vực hành chính, nhànước, hình sự, dân sự, kinh tế, quốc tế và thương mại quóc tế: kỹ năng soạn

thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc mọi lĩnh

vực lên quan đến công việcđược giao, kỹ năng tư duy bậc cao hơn để tiếp

tục hcc tập, nghiên cứu sau đại học.

Trang 35

2 Kỹ năng bé trợ: kỹ năng trình bay và bảo vệ quan điểm của mình;

kỹ năng sẵn sàng thay đôi môi trường làm việc, kỹ năng phối hợp làm việc

nhóm với cương vị là trưởng nhóm hay thành viên; kỹ năng sử dụng ngoại

ngữ một trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung để giao tiếp

va bướcđầu trao déi được các van đề pháp lý; kỹ năng ứng dụng công nghệ

thông tin ở mức thông dụng phục vụ cho công việc chuyên môn.

IV YÊU CÀU VẺ THÁI ĐỘ

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường

Đại học Luật Hà Nội ngoài những thái độ, phẩm chất của mỗi công dân bìnhthường cần có thái độ của cán bộ pháp luât:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có ýthức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ

trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, mạnh dạn chia sẻ vàbiết lắng nghe;

- Có y thức xdy dựng và bảo vệ lợi ích của các bên, lợi ich của cộng

V VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TÓT NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại

học Luật Hà Nội có thể đảm nhiệm được các vị trí làm việc thuộc các nhómcông việc: thực hành pháp luật; tư vấn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứupháp luật Trong đó:

1 Thực hành pháp luật gồm: tham gia thực hiện hoạtđệngáp dung

pháp luatdé giải quyết các van dé pháp lý tại Toàán, Viện kiểm sát, cơ quan

thi hànhán và các cơ quan tư pháp khác; thực hiện các công việc mang tính

pháp ly theo chức năng tại các cơ quan đại diện (Quốc hội, Héidéng nhân

dân các cấp), cơ quan chính quyền trung ương vàđịa phương, cic cơ quanquản lý nhà nước khác.

Trang 36

2 Tư van pháp luậtgồm: tư van cho khách hàng trong nước và nướcngoài trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, thương mại,lao động, quốc tế tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công

chứng, trung tâm trọng tài thương mại; tư vẫn tại các cơ quan nhà nước, cácdoanh nghiệp và các tổ chức trong nước và nước ngoài các van đề pháp lý(soạn thao vàđàm phan giao kết các hợpđồng dân sự, kinh tế, lao động )

3 Giảng dạy, nghiên cứu pháp luatgém: tham gia giảng dạy các môn

chuyên ngành luật tại các cơ sởđào tạo luật (đối với các cử nhân luật tốt

nghiệp loại khá trở lên); tham gia giảng dạy môn pháp luậtđại cương và một

số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật như môn giáo dục công dân tại

các cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sởđào tạođại học, các viện nghiên cứu

VI KHẢ NANG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TOT

NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường

Đại học Luật Hà Nội có thê tiếp tục tham dự:

1 Các chương trình đào tạo các chức danh tư pháp (như thâm phán,

công chứng viên, chấp hành viên, luậtsư, ) tại các co sởđảo tao nghề luật;

2 Các chương trình dao tạo luậtở trìnhđộ thạc sĩ, tiên si tại các cơ sởđào tạo luật trong nước và nước ngoài;

3 Các chương trình đào tạo liên thông bé sung nghiệp vụ chuyên môntheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trang 37

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực triển khai hội nhập kinh

tế quốc tế trên tất cả các phương diện đa phương, khu vực và song phương

Về đa phương, Việt Nam đã trở thành Thành viên của WTO từ năm 2007

sau hơn 11 năm đàm phán.Với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là nội

dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một trong những nội dung quan

trọng, xuyên suốt của công cuộc Đổi Mới Về khu vực, Việt Nam trở thành

thành viên đầy đủ của ASEAN và sau đó là Khu vực Thương mại Tự do

ASEAN (AFTA) vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước Cùng ASEAN,

Việt Nam da tham gia thỏa thuận thương mai tự do giữa ASEAN với Trung

Quốc, Án Độ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Niu Di-lân VỀ song phương,

Việt Nam đã ký hàng loạt hiệp định quan trọng như Hiệp định Thương mại

với Hoa Kỳ, Hiệp định Đối tác Kinh tế với Nhật Bản

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 09 FTA, trong đó có 06 là hiệp địnhgiữa ASEAN với các đối tác và 02 là hiệp định song phương (với Nhật Bản

và Chi Lê), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh thuế quan Nga, la-rút và Ca-đắc-xtan Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Việt Nam và EU đã công

Bê-bo việc kết thúc cơ bản dam phán Hiệp định Thương mai Tự do giữa

Việt Nam va EU (Hiệp định EVFTA) Việt Nam cũng đang tham gia đàmphán 06 FTA khác, nỗi bật là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn điện khu vực

(RCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Hội nhập kinh tế quốc tế với phạm vi, mức độ liên kết ngày càng sâu

và đa dạng sẽ hỗ trợ tích cực cho tiễn trình tái cơ cấu nền kinh tê của Việt

Nam có được các lợi thế ở cả trong nước (cơ cau kinh tế hợp lý hơn) và bên

ngoài (tiếp cận thị trường tốt hơn) dé thúc đây xuất khẩu va tăng cường thu

Trang 38

hút đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, những thách thức mà Việt Nam phải đối

diện trong quá trình này cũng không hè đơn giản Hon lúc nào hết, hành langpháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách về kinh tế phải được đảmbảo, bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần năm rõ thé chế pháp luậtthương mại trong nước và quốc tế để triển khai các hoạt động kinh doanhđúng pháp luật Ngành Luật kinh tế (hay Luật kinh doanh hoặc Luật thương

mại) theo đó trở thành một chuyên ngành pháp luật không thé thiếu của xãhội hiện đại, gan liền với sự phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và

của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế

Dé phúc đáp nhu cầu hội nhập kinh tế đa tầng nấc như trên đòi hỏihoạt động đào tạo trình độ cử nhân pháp luật kinh tế phải luôn đôi mới toàndiện cả về nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, chất lượng

giảng viên, cơ sở vật chất để tạo ra các sản phẩm đào tạo (cử nhân luật

kinh tế) đáp ứng nhu cầu nhân lực pháp chế kinh tế của thị trường Chất

lượng sản phẩm đào tạo (cử nhân) được cơ sở đào tạo tự đánh giá thông quatuyên bố về chuẩn đầu ra

2 Chuẩn đầu ra ngành luật kinh tế

2.1 Khải niệm.

Cũng như bất cứ ngành đào tạo luật nào (hiện ở Việt Nam các ngànhđào tạo luật phố biến bao gồm: Luật học, Luật kinh tế (luật kinh doanh, luậtthương mại — sau đây gọi là ngành Luật kinh tế), Luật thương mại quốc tế,Luật quốc tế), ngành luật kinh tế có những khang định, cam kết, tuyên bốliên quan đến chuẩn đầu ra của ngành đào tạo Với tư cách là một ngành luậtnằm trong hệ thống đào tạo các ngành luật nói chung, chuẩn đầu ra củangành Luật kinh tế cũng có những điểm chung về kiến thức chuyên môn, kỹnăng cứng, khả năng nhận thức nhưng do những khác biệt nhất định vềmục tiêu đào tạo, chương trình dao tạo, vi trí việc lam ma chuẩn đầu rangành Luật kinh tế có những nội dung đặc thù Do đó, theo nghĩa hẹp có thể hiểu Chuẩn đấu ra ngành Luật kinh tế là những cam kết, tuyên bố của cơ sở

đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, năng lực làm việc của người

Trang 39

& h5 XS” ^^

học dat được tương ứng với vị tri việc làm trong lĩnh vực pháp luật kinh tế

sau khi được đào tạo Song, chuân đầu ra này không hề hạn chế kha năng

của người học tham gia làm việc trong các lĩnh vực pháp luật khác Hay,

theo nghĩa rộng — người học ngành Luật kinh tế bên cạnh vị trí việc làm

trong lĩnh vực chuyên ngành hoàn toàn có thé lựa chọn các vi trí việc làm

trong lĩnh vực pháp luật nói chung.

2.2 Xây dựng chuẩn dau ra ngành Luật kinh tế

Theo tìm hiểu của tôi hiện có gần 30 trường đại học ở nước ta có đào

tạo trình độ cử nhân luật với các ngành và chuyên ngành khác nhau:

Stt Tên trường Tên ngành, chuyên ngành

1 | Trường Đại học Luật Hà Nội Ngành Luật

Ngành luật kinh tế

Ngành Luật thương mại quốc tế |

2 | Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) Luật học

- Luật kinh doanh

eo Học viện Ngoại giao a tù Luat quốc tế :

4 | Truong Đại học Công đoàn - Luật

5 _ | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngành Luật, chuyên ngành Luật kinh

doanh

6 Trường Đại học Ngoại thương _ Luật kinh doanh quốc tế "

: Tuông Ba lạc Thang mal lậheeemai

n

a Luật quốc te _ "5 Tan a hoc vậy A

10 | Trường Dai học Luật TP.HCM Luật Thương mại

Luật Dân sự Luật Hình sự Luật Hành chínhLuật Quốc tế

Trang 40

Luật Kinh doanhLuật Thương mại quốc tếLuật Dân sự

Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng

- Luật (chuyên ngành: Luật hành chính, Luật thương mại, Luật kinh

„12 | Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

13 | Trường Dai học Sai Gòn

„14, [Trường Đại học Mo TP.HCM

15 | Trường Đại học Kinh tế - Đà Nang

"ie | Tường Đại học Bilge

„17, |Trường Đại học An Giang _

18 |Trường Đạihọc Cin Tho _

“ip | Đại học Đại Nam — Hà Nội _

20 | Thưởng Đại học Luật — Dai học

se FUE

21 Học viện Phụ nữ Việ Nam

-s 22 | Trường Dai học Tôn Đức Thang

23 | Trường Đại học Nguyễn Tất

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w