1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu thuyết luận đề của tự lực văn đoàn qua đoạn tuyệt nhất linh

34 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Thuyết Luận Đề Của Tự Lực Văn Đoàn Qua Đoạn Tuyệt - Nhất Linh
Tác giả Nguyễn Thị Uyên Nhi, Phan Phương Nhi, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Phương Thảo, Vũ Hải Minh
Trường học Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Bài thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Cơ sở hình thành và phát triển của tiểu thuyết luận đề (5)
    • 1.1. Khái niệm tiểu thuyết (6)
    • 1.2. Tiểu thuyết luận đề (7)
    • 1.3. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn (8)
  • 2. Đôi nét về Tự Lực Văn Đoàn (9)
  • 3. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn trong văn học Việt Nam đầu (10)
    • 3.1. Quan niệm nghệ thuật của Tự lực văn đoàn (10)
    • 3.2. Chặng đường phát triển (10)
    • 3.3. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn qua “Đoạn tuyệt” (11)
  • II. ĐẶC TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ TRONG ĐOẠN TUYỆT - NHẤT LINH (14)
    • 1. Luận đề xã hội (đề tài tư tưởng ) (14)
      • 1.1. Tóm tắt nội dung (14)
      • 1.2. Đề tài (14)
      • 1.3. Kết cấu (14)
    • 2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện (14)
      • 2.1. Cốt truyện theo dòng cảm xúc nhân vật (15)
      • 2.2. Cốt truyện đa tuyến (17)
    • 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (19)
      • 3.1. Các kiểu nhân vật (19)
      • 3.2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật (22)
    • 4. Điểm nhìn trần thuật trong Đoạn tuyệt (27)
      • 4.1. Bình diện toàn tri (27)
      • 4.2. Bình diện phức hợp (28)
    • 5. Ngôn ngữ và giọng điệu (29)
      • 5.1. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật (29)
      • 5.2. Giọng điệu trần thuật (31)
  • III. KẾT LUẬN (33)
  • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Trên tao đàn văn học trong những năm ấy đã xuất hiện một luồng gió mới của nhóm các nhà văn Tự lực văn đoàn và sự ra đời của tiểu thuyết luận đề.. Như vậy, bối cảnh xã hội Việt Nam đầu t

Cơ sở hình thành và phát triển của tiểu thuyết luận đề

Khái niệm tiểu thuyết

Nhà nghiên cứu M Bakhtin cho rằng: tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi bởi nó phản ánh được một cách sâu sắc, cơ bản và nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [19, 328] Đây là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương hiện đại “Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy”

4 Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết phát triển muộn Mãi tới đầu thế kỉ XVIII với sự xuất hiện của Nam Triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn thuộc loại hình cổ điển phương Đông Phải sang đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam mới mang tinh thần của thời đại mới, thời đại từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến Với sự giao lưu và tiếp nhận những tinh hoa của nền văn hóa phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam mới thực sự trở thành tiểu thuyết hiện đại.

Tiểu thuyết luận đề

Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, trong đó tiểu thuyết là thể loại ra đời muộn hơn so với các thể loại khác nhưng đã chứng tỏ được sự phong phú và có những đóng góp quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc Tiểu thuyết luận đề được hiểu là tiểu thuyết mà cốt truyện và số phận nhân vật được dùng để chứng minh cho một vấn đề triết học, đạo đức, xã hội (tức luận đề) có trước

Cần phải phân biệt tiểu thuyết luận đề với luận đề của tiểu thuyết Luận đề của tiểu thuyết chính là chủ đề, là vấn đề: “Triết lý xã hội, đạo đức và các loại hình tư tưởng khác được đặt ra trong tác phẩm” [1, 46] Chủ đề được hình thành từ hiện thực cuộc sống thông qua sự khái quát hóa của nhà văn, chủ đề toát ra từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm

Với tiểu thuyết luận đề, luận đề là cái có trước Cốt truyện và nhân vật được tác giả sử dụng nhằm chứng minh cho luận đề Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ cho rằng:

“Tiểu thuyết luận đề là tiếng để dịch thành ngữ Pháp Roman à thèse Luận đề đây là chỉ cái chủ trương, cái quan niệm có hệ thống của một tác giả về một vấn đề trọng đại của tư tưởng và liên quan đến xã hội nhân sinh Nhà văn viết ra một câu chuyện với chủ ý trình bày những nhân vật, dẫn dắt các tình tiết để đi đến một kết cục, tất cả nhằm bênh vực cái quan niệm riêng của mình… Người ta nhận ra tiểu thuyết luận đề ở chỗ, tác giả đã rõ rệt chủ ý bênh vực một quan niệm, để chống lại một quan niệm khác và rõ rệt uốn nắn câu chuyện, khuôn đúc nhân vật, phục vụ cho chủ ý của mình” [53, 244] Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết luận đề là tính định hướng trong khai thác nhân vật và cốt truyện ở đó, người đọc dễ dàng nhận ra sự can thiệp của tác giả Nhà văn luôn luôn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập, có mâu thuẫn, xung đột gay gắt với nhau, trong đó nhân vật chính diện luôn là “phát ngôn viên” cho tư tưởng của chính tác giả Nhân vật cũng thường được khai thác ở những bình diện có lợi cho luận đề Kết thúc của Tiểu thuyết luận đề thường là kết thúc có hậu Vì thế tiểu thuyết luận đề thường mang màu sắc đạo đức và duy lý

Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn

Đầu thế kỉ XX, tầng lớp trí thức Tây học ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ Họ tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây hiện đại Vì thế ý thức cá nhân trong họ trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi đó chế độ gia đình phong kiến vẫn đầy rẫy những tập tục phong kiến lạc hậu Cuộc đối đầu giữa hai phe “cũ - mới” ngày càng căng thẳng và quyết liệt, khó có thể dung hòa Trước thực trạng trên của xã hội, Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và cho ra mắt độc giả nhiều tác phẩm có nội dung chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân Những tác phẩm ấy ngay từ khi mới ra đời đã nhận được sự ủng hộ và lòng yêu mến của đại đa số những người trẻ tuổi đang khát khao được sống cuộc đời tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân

Mở đầu cho cuộc chiến chống lễ giáo phong kiến, giải phóng con người cá nhân là cuốn tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng Mặc dù luận đề chống lễ giáo phong kiến chưa được đặt ra trực tiếp ở tiểu thuyết này, nhưng thông qua những hành động, suy nghĩ của các nhân vật, nhà văn đã gián tiếp phê phán lễ giáo phong kiến với những tập tục lạc hậu đã kìm hãm quyền được yêu, được tự do lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ Sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả là minh chứng cho luận đề chống lễ giáo phong kiến, giải phóng con người cá nhân Tự lực văn đoàn đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía bạn đọc nói chung và của tầng lớp thanh niên nói riêng Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy, cổ vũ nhóm tiếp tục sáng tác các tiểu thuyết có luận đề chống lễ giáo phong kiến

Tiếp sau “Hồn bướm mơ tiên”, các tiểu thuyết: “Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân,

Lạnh lùng, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự” đã trực tiếp tấn công vào thành trì bảo thủ của lễ giáo phong kiến Các tiểu thuyết này đã phơi bày mặt trái của nền luân lý bảo thủ - cái mà phái cũ gọi đó là truyền thống, là gia phong nề nếp Đoạn tuyệt; là mâu thuẫn muôn đời giữa mẹ chồng với nàng dâu với quan niệm nghiệt ngã “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”, là chế độ hôn nhân gả bán và quan niệm môn đăng hộ đối

Trong các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn đã dụng công xây dựng nên những nhân vật lý tưởng nhằm chứng minh cho luận đề của mình, cho tôn chỉ, mục đích hoạt động văn chương của nhóm Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nhận xét Tự lực văn đoàn là tập hợp những cây bút “thấm nhuần văn hóa Pháp” Các sáng tác của văn đoàn này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mới mẻ, họ là lớp nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới tư duy nghệ thuật thời bấy giờ, họ ca ngợi và cổ vũ cho cái mới Nhanh chóng nắm bắt và phản ánh được những xung đột giữa mới - cũ trong xã hội, họ đã dùng văn chương như một thứ vũ khí đấu tranh chống lại các nề nếp, ý thức, tư tưởng đã lỗi thời Vì vậy tiểu thuyết luận đề đã nhanh chóng trở thành một hình thức văn chương có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đấu tranh của Tự lực văn đoàn Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn thường đi theo hai hướng:

Thứ nhất là đấu tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng con người cá nhân Thể hiện những khát vọng về cuộc sống tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân, được quyền tự do yêu đương Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, chúng ta nhận ra cái tôi cá nhân mạnh mẽ, luôn khát khao được sống, được yêu, luôn muốn bứt phá khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến với những hủ tục, luật lệ quá khắt khe kìm hãm hạnh phúc cá nhân Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phe cũ – mới đã diễn ra Một bên là những thanh niên trí thức đại diện cho những tư tưởng tiến bộ của thời đại Một bên là những nhân vật đại diện cho nền luân lý truyền thống với những quan niệm đã quá cũ kỹ, lạc hậu luôn khăng khăng giữ lấy quan điểm của mình Thông qua các tác phẩm, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân chính đáng của con người

Thứ hai là cải cách xã hội: các tiểu thuyết luận đề mang nội dung cải cách xã hội của Tự lực văn đoàn mang đậm màu sắc cải lương tư sản Những tiểu thuyết luận đề theo hướng này gồm: Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Đạo Trong Gia đình, Khái Hưng đã ca ngợi những địa chủ tân học có tấm lòng nhân ái, quan tâm tới cuộc sống khổ cực của người nông dân Họ làm nhà Ánh sáng, đào giếng, mở trường học nhằm khai sáng cuộc sống của người nông dân ở tiểu thuyết Con đường sáng, Hoàng Đạo lại vẽ lên bức tranh đẹp đẽ về một cuộc sống mới của người nông dân: có sân vận động, có thư viện… Địa chủ và nông dân cùng nhau liên hoan vui vẻ mỗi khi được mùa Tất cả chỉ là một hiện thực giả tạo, những viễn cảnh không bao giờ có thật.

Đôi nét về Tự Lực Văn Đoàn

Tự Lực văn đoàn là một câu lạc bộ viết văn do Nguyễn Tường Tam sáng lập và ông cũng là cây bút chủ lực của nhóm Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam do những con người thường dân sáng lập mà không có sự nhúng tay từ vua quan Các thành viên trong câu lạc bộ bao gồm 02 nhà thơ và 06 nhà văn:

1 Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)

3 Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)

4 Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)

5 Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)

6.Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)

Sau này có thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em của Khái Hưng) Trái với các nhà văn cùng thời như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Kim khi sáng tác vẫn có pha lẫn yếu tố truyền thống thì nay các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đã có thể thoát ly ra thế giới bên ngoài, quan niệm của họ là nhân sinh và xã hội của phương Tây Họ bắt đầu

7 đề cao quyền sống và hạnh phúc của cá nhân những sáng tác của họ đã bắt đầu có sự cách tân mới mẻ đầy sáng tạo đầy tính hiện đại về nội dung và nghệ thuật nhất là trong tiểu thuyết đã mở đầu cho trào lưu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Xu hướng sáng tác chính trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là lãng mạn, thể hiện rõ từ việc chọn đề tài, chủ đề, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ

Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn trong văn học Việt Nam đầu

Quan niệm nghệ thuật của Tự lực văn đoàn

Trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đã xuất hiện những con người mới, những

“con người ở một xã hội khác hẳn cái xã hội Việt Nam bình thường” Đó là những nhân vật mới của một xã hội đang biến động chuyển mình từ phong kiến sang hướng tư sản hóa Sự khẳng định ý thức cá nhân bằng việc phủ định những ràng buộc phong kiến trong cuộc xung đột của cá nhân với xã hội truyền thống Ở đó, ý thức hướng tới một cuộc đời mới với một quan niệm sống mới, là ý thức thường trực trong con người Tự lực văn đoàn

“Xung đột của cá nhân với xã hội truyền thống được miêu tả trong tác phẩm dưới hình thức của cuộc xung đột giữa hai thế hệ, giữa cái cũ và cái mới trong gia đình Các nhân vật của Tự lực văn đoàn đã luôn xung đột với những gì cản trở quyền vươn tới cuộc đời mới Ở đó, họ tranh đấu để sống một cuộc sống theo ý muốn cá nhân mình, đồng thời khẳng định mọi thứ quyền cá nhân, quyền con người Hơn nữa, ý thức về quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình là một ý thức thường trực trong con người Tự lực văn đoàn Họ luôn được đặt trong sự thử thách của hoàn cảnh nhưng họ đã không cam chịu để hoàn cảnh bóp chết Họ lúc đầu là một con người khỏe khoắn đã luôn đấu tranh để giành thế chủ động dù thắng lợi giữa chừng

Tư thế lạc quan đậm màu ảo tưởng ấy đem lại cho con người Tự lực văn đoàn một tính chất lãng mạn Từ đó, có thể khẳng định rằng: “Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là bản tuyên ngôn nhân quyền bằng nghệ thuật” Nhà văn luôn luôn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập, có mâu thuẫn, xung đột gay gắt với nhau, trong đó nhân vật chính diện luôn là “phát ngôn viên” cho tư tưởng của chính tác giả Nhân vật cũng thường được khai thác ở những bình diện có lợi cho luận đề Kết thúc của tiểu thuyết luận đề thường là kết thúc có hậu Vì thế, tiểu thuyết luận đề thường mang màu sắc đạo đức và duy lí.

Chặng đường phát triển

 1932-1936: xung đột mới - cũ, luân lí Nho giáo – tự do cá nhân của phương Tây Giải phóng phụ nữ khỏi chế độ đại gia đình và lễ giáo phong kiến hà khắc, bất nhân Tác phẩm tiêu biểu : Hồn bướm mơ tiên – Khái Hưng (1933),

Nửa chừng xuân – Khái Hưng (1934), Đoạn tuyệt – Nhất Linh (1935), Đời mưa gió – Khái Hưng và Nhất Linh (1935), Gánh hàng hoa – Nhất Linh

 1936-1939: luận đề cải cách nông thôn Tiểu thuyết mang tinh thần nhập thế nhưng cải cách xã hội vẫn mang màu sắc tư sản, cải lương Tác phẩm tiêu biểu: Con trâu (1938-1939), Gia đình – Khải Hưng (1936), Con đường sáng – Hoàng Đạo (1938-1939)

 1939-1943: sáng tác của Tự lực văn đoàn rơi vào bế tắc do nhà văn tham gia vào hoạt động chính trị Chuyển từ tinh thần nhập thế sang thoát ly, từ hăng hái cải tạo xã hội theo hướng dân chủ tư sản đến xu hướng bi quan, bế tắc Chuyển hướng từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí Tác phẩm tiêu biểu : Đôi bạn – Nhất Linh (1938), Bướm trắng – Nhất Linh (1939), Đẹp – Khái Hưng (1939), Băn khoăn – Khái Hưng (1943)

Những đóng góp của Tự lực văn đoàn qua “Đoạn tuyệt”

- Nhà văn Nhất Linh (1906 - 1963), tên thật là Nguyễn Tường Tam, ở tỉnh Hải Dương Quê gốc : tỉnh Quảng Nam Ông sinh trưởng trong một gia đình công chức gốc quan lại, nên Nhất Linh được học hành khá chu đáo

 Thuở nhỏ, ông học ở Hải Dương, rồi lên Hà Nội Năm 1925, ông học Cao đẳng-Mỹ thuật Hà Nội Năm 1927, ông du học ở Pháp rồi về nước với bằng

 Từ 1930, Nhất Linh dạy học ở Trường tư thục Thăng Long Năm 1932, ông chủ trương báo Phong hóa (sau đổi thành Ngày nay)

 Năm 1933, ông đứng ra thành lập và trở thành người lãnh đạo : Tự lực văn đoàn, một tổ chức văn học theo khuynh hướng tư sản khá có ưu thế trong đời sống văn học những năm 1033 – 1939

 Từ 1940, Nhất Linh ít sáng tác và chuyển sang hoạt động chính trị, từng bí mật thành lập đẳng Hưng Việt, làm Tổng thư ký đẳng Đại Việt dân chính có xu hướng thân Nhật Năm 1942, ông trốn sang Trung Quốc, bắt liên lạc với các tổ chức phản cách mạng lưu vong do chính quyền Tưởng Giới Thạch bảo trợ

 Cuối 1945, theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch về Việt Nam, ông được giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ liên hiệp, rồi lại bỏ chạy theo quân Tưởng khi chúng rút về nước

 Trong kháng chiến chống Pháp, Nhất Linh trở về Việt Nam và ở trong vùng tạm chiếm Ông vào Sài Gòn lập NXB Phượng Giang, ra tạp chí Văn hóa ngày nay Vì dính líu vào vụ đảo chính hụt lật đổ Ngô Đình Diệm của một phái đối lập thân Mỹ, Nhất Linh bị gọi ra tòa nhưng đã tự tử chết vào ngày hôm trước

 Tác phẩm gồm: Nho phong (1925), Người quay tơ (1927) Nhưng ông thật sự nổi tiếng từ khi chủ trương Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm phê phán lễ giáo phong kiến, nhiệt tình cổ vũ cho lối sống tự do cá nhân như : Anh phải sống (tập truyện ngắn, viết chung với Khái Hưng, 1933), Gánh hàng hoa (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng 1934), Đời mưa gió (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng, 1934), Nắng thu (tiểu thuyết, viết 1934, xuất bản 1942),Đoạn tuyệt (tiểu thuyết – 1934),…

 Tác phẩm viết sau 1945, xuất bản ở Sài Gòn : Xóm cầu mới (1958), Dòng sông Thanh Thủy (1961), Thương chồng (1961) Viết và đọc tiểu thuyết tập tiểu luận văn học – 1961

 Con đường sáng tác văn học của Nhất Linh chuyển hướng khá nhanh chóng : từ mấy cuốn tiểu thuyết đầu tay nặng về lối viết cũ, ca ngợi đạo lý phong kiến đến hàng loạt tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn, nêu cao chủ nghĩa cá nhân tư sản từng lôi cuốn mạnh mẽ tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ

 Nhiều tiểu thuyết của Nhất Linh mang tính luận để (Đoạn tuyệt, Lạnh làng), tấn công quyết liệt vào lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, lên tiếng bênh vực cho quyền tự do yêu đương, xóa bỏ chế độ đại gia đình phong kiến, giải phóng cá nhân đã đáp ứng yêu cầu xã hội có ý nghĩa tiến bộ trong những năm bấy giờ

 Các sáng tác của Nhất Linh trong thời kỳ Tự lực văn đoàn phần nào có ý nghĩa tiến bộ và chứng tỏ tính nhạy cảm của ông với thời thế Song giải phóng cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và cuộc sống gia đình tách khỏi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thực dân phong kiến, nêu lên chủ trương cải cách xã hội trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa thì chỉ là những ảo tưởng Vì vậy, các sáng tác này dễ đánh lạc hướng đấu tranh của thanh niên đương thời ra khỏi nhiệm vụ cách mạng

 Những sáng tác của Nhất Linh thời kỳ sau này khi vào Nam ở dưới chế độ Mỹ – Diệm không có gì đáng chú ý cả về nội dung lẫn nghệ thuật Thậm chí có tác phẩm mang nội dung phản động (Dòng sông Thanh Thủy – 1961) Nhất Linh còn được nhớ đến chủ yếu nhờ những hoạt động văn hóa và những sáng tác thời kỳ Tự lực văn đoàn

Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh xuất bản năm 1934, viết về cuộc đời Loan, một cô gái mới được tiếp thu những tư tưởng mới và hành trình chống lại những luật lệ phong kiến hà khắc, kìm kẹp quyền tự do cá nhân của con người, đặc biệt là người phụ nữ Qua tác phẩm của mình, Nhất Linh phản ánh một cách trực diện xung đột mới – cũ, cổ vũ sự giải phóng của con người thoát khỏi những hủ tục

Và ông cũng ca ngợi sự tự do sống theo đuổi những ước vọng, khát khao cá nhân, những lý tưởng cải tạo xã hội

3.3.2 Đóng góp trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn qua “Đoạn tuyệt”

Tiểu thuyết luận đề thường không mở rộng phương diện phản ánh mà thường khái quát từ chiều cao với rất ít sự kiện và nhân vật Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: lối tiểu thuyết luận đề là lối rất mới ở nước ta Mà trong thể loại này thì tiểu thuyết của Nhất Linh là “những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả” Bản thân nhà văn Nhất Linh cũng nhận xét: “Viết tiểu thuyết luận đề nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì đó mà tác giả cho là đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu xa”

Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của lớp thanh niên trẻ có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương Tây hiện đại Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật lý tưởng đại diện cho những tư tưởng mới Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn có hai tuyến nhân vật đối nghịch nhau gay gắt Một bên đại diện cho những tư tưởng tiến bộ Đó thường là những trí thức Tây học được học hành, được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây hiện đại Họ có ý thức sâu sắc về sự biến chuyển của thời đại, họ cảm nhận cuộc sống thật ngột ngạt, tù túng trong các ràng buộc của chế độ đại gia đình và hệ ý thức phong kiến cổ hủ

Vì thế họ khao khát có được cuộc sống tự do Những người phụ nữ trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn là những người phụ nữ được học hành, có sự hiểu biết

Họ khát khao một cuộc sống bình đẳng Đoạn tuyệt được đánh giá là “tiêu biểu cho chặng đường đầu khi nhà văn đang ấp ủ mong ước xây dựng một nền văn học mang bản sắc dân tộc và đẩy lùi những cản trở của cái cũ còn đè nặng trong đạo lí và tâm tưởng của nhiều người trong xã hội” Tác phẩm là cuộc đấu tranh cho quyền sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu vùi dập hạnh phúc cá nhân con người Vì thế, Loan trong Đoạn tuyệt luôn có ước muốn “Mình phải tạo ra một hoàn cảnh mới hợp với quan niệm mới của mình”, Loan luôn khẳng định rằng “Em có quyền tự lập thân em” Loan cùng các nhân vật trong tác phẩm góp phần thể hiện luận đề, đó là cuộc xung đột giữa cũ và mới, giữa lạc hậu và tiến bộ, qua đó tác giả gửi gắm ước mơ thay đổi nhận thức, tư tưởng và đẩy lùi những hủ tục xã hội, mong muốn đem đến cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho người Đoạn tuyệt có những cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết, trong đó những đổi mới về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu là những yếu tố quan trọng đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX

ĐẶC TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ TRONG ĐOẠN TUYỆT - NHẤT LINH

Luận đề xã hội (đề tài tư tưởng )

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Loan - một cô gái được theo học và chịu ảnh hưởng Phương Tây nên trong tư tưởng của cô tân thời và đổi mới không bao giờ bị ràng buộc bởi khuôn phép của mớ giáo lý, hủ tục xưa Cô và Dũng yêu nhau nhưng cả hai không ai chịu bày tỏ tình cảm với nhau để rồi bỏ lỡ nhau và trong lúc này thì thầy mẹ của Loan ép gả Loan cho Thân một chàng trai giàu có, thất học, cổ hủ tầm thường con bà Phán Lợi người đàn bà mang đậm tư tưởng giáo lý phong kiến xưa Ngày ăn hỏi nhà trai mang lễ nghi qua nhà Loan, cô trốn đi tìm Dũng để nói hết tâm sự của lòng mình nhưng bất thành Loan trở về chấp nhận lấy Thân và cũng chính từ đó cuộc đời cô đã bước sang một ngã rẽ khác.Những tháng ngày làm vợ của Loan là chuỗi ngày cô chìm trong ác mộng bởi sự đay nghiệt từ Thân và bà Phán Lợi Một lần cô bị sảy thai và không thể có con được vì vậy cô bắt buộc phải chấp nhận để thân lấy Tuất làm vợ lẽ Chưa được yên thân Loan vẫn bị Thân hành hạ và trong một lần cãi nhau cô vô tình giết Thân Loan bị tòa án bắt và mẹ Loan cũng qua đời, không lâu sau cô được tòa án cho về Cô phải bán nhà để trả nợ cho bà Phán Lợi vì vô tình cô biết được Thầy Mẹ cô năm xưa ép gả cô vì họ thiếu nợ bà Phán Lợi Cũng ngay lúc này Dũng không thể quên Loan, anh tìm gặp lại Loan để nối lại duyên xưa

1.2.Đề tài Đề tài : thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị bao vây, đọa đầy bởi những bất công, hủ tục nhưng luôn khát khao được hạnh phúc mãnh liệt

Xung đột ý thức hệ cũ – mới, luân lý Nho giáo phương Đông - ý thức tự do cá nhân của phương Tây; lý tưởng cách mạng xã hội.Kết cấu, cốt truyện vẫn theo dòng chảy thời gian tuyến tính nhưng gắn với mạch vận động, biến chuyển tâm lí nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Nhất Linh quan niệm rằng: “Viết luận đề tiểu thuyết, nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa…" Cho nên, từ trước đến nay, cuốn tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” vẫn luôn được coi là một cuốn tiểu thuyết luận đề về sự xung đột giữa cái mới và cái cũ Nhân vật Loan tượng trưng cho phái mới, đã chống đối kịch liệt với Thân cùng bà Phán Lợi, mẹ chồng là người đại diện phái cũ Chính cốt truyện đã tạo góp phần tạo nên thành công ấy Cốt truyện của tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” cũng mang

12 những đặc trưng rất sắc nét của một tiểu thuyết luận đề Đó là một cốt truyện mang những xung đột đầy kịch tính giữa những nhân vật trong truyện với nhau Đó là sự xung đột giữa nhân vật Loan với mẹ chồng trong không gian gia đình, hay giữ nhân vật Loan với chính bố mẹ ruột, và còn cả những xung đột với những nhân vật phụ như các bà cô, em chồng… Nhưng tất cả đều để Nhất Linh phục vụ cho quan điểm của mình, đó là “tuyên truyền cái tốt, đả đảo cái xấu”

2.1 Cốt truyện theo dòng cảm xúc nhân vật

Về đặc trưng đầu tiên, có thể thấy rất rõ ràng, đó là cốt truyện được chạy theo mạch cảm xúc của nhân vật Loan là nhân vật chính diện trong quyển tiểu thuyết, cô là người con gái có học thức, có ý chí mạnh mẽ, có thể coi cô là “chiến sĩ” đấu tranh cho cái mới vừa nảy mầm trước cái cũ vừa tàn lụi Tuy nhiên trước nghịch cảnh gia đình, cô phải chấp nhận lấy chồng, một người chồng cô không yêu, không hợp không cùng trình độ học thức Nhưng vì chữ hiếu cô đã ép mình bỏ đi cái "tôi" của mình để nén lòng, nhịn nhục, để sống yên thân, yên phận với nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi từ tâm trạng trước khi về nhà chồng của Loan với nỗi buồn chán, cô đơn, đau khổ khi bị ép buộc, khi không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận cuộc hôn nhân với người mà mình không yêu Cho đến tâm trạng nhịn nhục, đè nén đến tột cùng khi cuộc sống ở nhà chồng chẳng mấy tốt đẹp, thậm chí còn là tủi hổ Khi về nhà chồng, cô đã hết lòng nhẫn nhục để yên phận làm mẹ, làm dâu bất đắc dĩ: "Lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ đó" Thậm chí, nỗi nhớ Dũng trong Loan đã khiến cô có khát vọng rời bỏ cái gia đình đạo đức giả ấy để đi theo tiếng gọi con tim, để thoát ly mà đi theo Dũng Bởi gia đình nhà chồng đối xử với cô như “ngục thất tinh thần” ấy, khiến cô dường như không thể chung sống được Tác giả cũng thể hiện rõ tâm trạng, suy nghĩ khinh rẻ, phẫn nộ của Loan khi đối diện với những thói xấu, những hủ tục lỗi thời của gia đình nhà chồng Đứng trước “thói đời” của nhà chồng, ngay trong ngày Thân lấy vợ lẽ, Loan đã: “cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên vá lễ ông Phán, bà Phán Vì cảnh đó làm Loan nhớ mấy năm trước hồi nàng bước chân về nhà chồng, nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ, địa vị nàng và Tuất tuy có hơi khác, nhưng cũng là những con người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con Sen hầu hạ không công Khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chính thức những lễ nghi đó không có cái vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy, và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm.” Có thể nói nhịp cầu duy nhất để Loan chịu lép vế an phận trong gia đình bên chồng là đứa con của cô, tuy nó mong manh nhưng tràn đầy sức mạnh, đó là tình mẫu tử, là sợi dây thiêng liêng mà người mẹ nào cũng không thể bức được nó Nhưng có thể thấy rằng, sự nổi loạn của Loan cả về mặt cảm xúc lẫn hành động lại là đại diện rõ ràng nhất cho tiểu

13 thuyết luận đề, cho xã hội trong thời đại nhập thế Họ không chịu những điều lạc hậu khiến con người ta đau khổ, họ muốn đứng lên để tự đi tìm hạnh phúc cho mình Như Loan đã nói với thầy u của mình: “Thưa thầy con không hỗn Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con Nhưng ít ra mẹ con phải đề con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con.”

Bên cạnh Loan, thì Dũng cũng là một nhân vật chính diện trong Đoạn Tuyệt, tuy vậy vai trò của anh dường như mờ nhạt trong những nghịch cảnh mà Loan gặp phải Anh chỉ xuất hiện màn đầu rồi màn cuối của cuộc đời Loan để có một kết cục khá có hậu, dù cái có hậu đó còn lửng lơ trong sự suy nghĩ của người đọc Dũng yêu Loan bằng một tình yêu trong sáng, cao cả, lồng trong một tình yêu lý tưởng rộng lớn hơn Đó là lý tưởng phải làm gì cho dân tộc, cho những người dân đen thoát ách lầm than nô lệ của chế độ phong kiến Dũng đã bôn ba những nẻo giang hồ để tìm ra một hướng đi dấn thân cho thích hợp với những hoài bảo của mình Anh đã vì lý tưởng mà quên tình nhà: “Tôi vẫn thường mong ước dân quê đỡ phải chịu hà hiếp, bức bách Ta phải tin rằng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng ao ước mong một cách tha thiết như ta” Anh đứng trước cảnh đất nước, tâm trạng có chút bâng khuâng buồn khi chứng kiến cảnh sống của những người dân lầm than, u tối Đứng trước khung cảnh đó, người con trai đã có những tâm sự rằng:

“Tiếng người gọi nhau dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẽo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm Đã mấy ngàn năm họ sống bám lấy mảnh đất già cỗi Xưa thế nào giờ vẫn thế, vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng ảm đạm như buổi chiều đông này, không hề khao khát cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay”

Chàng trai ấy còn có một tình yêu thầm kín nhưng lại cố kìm nén với Loan Thậm chí, anh quyết tâm ra đi để Loan có một cuộc sống gia đình êm ấm Nhưng sự ra đi đó đã mang lại cho anh nỗi niềm ân hận vô cùng khi bản thân đã “vô tình” đẩy Loan vào cảnh “ngục tù” ở gia đình chồng Khi hay tin biết được hoàn cảnh của người con gái mình đã yêu, Dũng ân hận vô cùng khi đã bỏ Loan để khiến cô đi vào bước đường như ngày hôm nay Nhưng may thay, Dũng đã thấy khuyết điểm và chuộc lỗi bằng cách quay lại âm thầm theo dõi phiên Toà xử Loan, rồi sau đó khi biết Loan được trắng án Dũng mới nghĩ đến sự kết hợp tình xưa để cả hai làm lại cuộc đời Anh đã viết thơ tâm sự cho Thảo - bạn của Loan: “Hai người cùng đau đớn như nhau tại sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mà giúp nhau quên cái quá khứ nặng nề kia đi.” Đọc truyện, ta nhận ra được rằng kết cấu, cốt truyện vẫn chảy theo dòng thời gian tuyến tính của sự vật hiện tượng nhưng nó lại gắn liền với mạch vận động, chuyển biến tâm lí nhân vật Những sự kiện xảy ra trước thì sẽ xảy ra trước, những sự kiện xảy ra sau thì được nhắc đến sau Nhưng điều đặc biệt ở tiểu thuyết Đoạn tuyệt của

14 nhà văn Nhất Linh mà mang đậm dấu ấn của tiểu thuyết luận đề thì là cốt truyện gắn liền với mạch vận động và chuyển biến của nhân vật Bên cạnh đó, cốt truyện cũng thể hiện cách truyền tải luận đề tư tưởng một cách khéo léo, tinh tế hơn nhằm tránh sự khô cứng, gượng ép Nhất linh khéo léo thể hiện tư tưởng muốn xóa bỏ cái “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” qua đoạn hội thoại giữa Loan và bố mẹ đẻ của mình Tác giả để cho nhân vật nói lên tiếng lòng của bản thân, đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình mà từ chối việc ép buộc của cha mẹ lời nói của Loan chuẩn mực, thể hiện một người có học, có tư tưởng tiến bộ để phản bác, chống lại cái việc mà mình không thích, không muốn Hay qua cuộc đối thoại giữa Loan và mẹ chồng là bà Phán Lợi cũng cho thấy nhà văn muốn truyền tải tư tưởng bác bỏ cái “chồng chúa vợ tôi”, mẹ chồng đánh đập con dâu trong xã hội phong kiến Một người con dâu dám đứng lên để nói với mẹ chồng của mình rằng: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi” hay như “Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.” Cốt truyện đưa nhân vật vào những tình huống tinh tế để thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn muốn truyền đạt khiến câu chuyện trở nên mềm mượt, không khô cứng một chút nào Đưa nhân vật loan vào những biến cố để thấy được suy nghĩ của những con người mới là một cách Nhất Linh làm để truyền tải tư tưởng, giá trị của đứa con tinh thần Chính bởi vì bám sát cốt truyện với mạch vận động trong tâm lý nhân vật đã khiến cho tiểu thuyết Đoạn tuyệt mang những đặc trưng vô cùng rõ nét của một tiểu thuyết luận đề

Ngoài ra, cốt truyện Đoạn tuyệt của Nhất Linh còn là một cốt truyện đa tuyến khi tác giả đã lồng ghép những mảnh đối lập để cho thấy dụng ý của nhà văn Nhất Linh tạo ra sự đống sánh, tương phản giữa chân dung hai người đàn ông gắn bó với cuộc đời của Loan là Thân và Dũng Một người là người trong lòng, một người là người chồng vâng lời của cha mẹ Hai nhân vật có sự đối lập rất rõ ràng Thân là một nhân vật phản diện chỉ có vai trò phụ Thân đại diện cho một lớp thanh niên ngu dốt, hủ hoá, an phận, không có đầu óc tự lập Một thứ công tử vườn kiêu căng chấp nhận số phận ngu hiếu, ngu trung của thời phong kiến Khi Loan ngỏ ý bàn với Thân ra Hà Nội lập tiệm buôn bán, tự lập sinh nhai với mục đích chính là rời xa cái ngục tù cổ hủ bên gia đình bà Phán Lợi thì sự tự ái vặt của một kẻ ít học với quan niệm gia trưởng chồng Chúa vợ Tôi, hắn đã hét lên: “Mợ không phải nói nhiều, tôi lấy mợ về để không phải mợ dạy khôn tôi, việc của tôi để tôi lo Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán phiếu, mợ coi thế là tiện lắm hả” Một nhân vật mà ở đó, bao trùm là sự gia trưởng, sự ngu dốt và sự yếu kém của một kẻ chỉ biết làm đứa con trai của mẹ Ở hắn, sự ích kỉ và tự ái đã khiến cho hình tượng người đàn ông phong kiến trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết Hắn chấp nhận số phận, hắn chỉ biết dựa vào gia đình để sống qua ngày mà không có ý thức vươn lên Nhưng Dũng thì khác, ở anh có mục

15 tiêu sống, có ý thức hệ rõ ràng Đứng trước cuộc sống của nhân dân, đất nước, anh nhận thức được mình phải làm gì cho dân tộc, cho mảnh đất mà mình đang sống Thậm chí, trên bước đường đi thực hiện lý tưởng, Dũng đã say mê những bối cảnh quanh mình mà quên mất Loan, người tình của mình bên kia bờ quá khứ: “Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiễn năm trong một tòa nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn cảm thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hoà hợp với đám dân không tên tuổi Nhưng trong cái thú hoà hợp đó có lẫn chút rạo rực, nao nức vì chưa được thỏa nguyện vế hiện tình của dân quê, nên khao khát, mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công Dũng làm trong bấy lâu, và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ ngừng.” Dũng là điển hình của thanh niên tân thời vì thoát ly khỏi khuôn khổ đạo đức cũ mà làm trái ý gia đình, bị thầy mẹ từ mặt Anh sống một cuộc đời cô độc, lênh đênh, thiếu thốn, nhưng tự do Nhưng chính bởi vậy mà anh là hình tượng hướng tới của Loan, không chỉ là tình yêu, anh khiến Loan mong muốn được sống cuộc đời giống anh

Bên cạnh đó, tác giả cũng tạo ra sự đối lập giữa những không gian nghệ thuật khi tạo ra hai không gian nghệ thuật đối lập đó là không gian trong gia đình bà Phán và không khí tự do trên con đường của Dũng Gia đình bà Phán mang những nét tư tưởng vô cùng cổ hủ và lạc hậu khiến con dâu như Loan cảm thấy khinh bỉ và uất ức vô cùng Đỉnh điểm là con trai bé bỏng của Loan không may sinh bệnh, mẹ chồng mê tín tin bọn thầy bùa, chữa bệnh bằng uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu để đánh đuổi tà ma ám ảnh Đứa bé con qua đời một cách tức tưởi Vốn khó sinh, Loan không còn khả năng mang thai, mẹ chồng bắt Loan đứng ra cưới vợ lẽ cho Thân, thật ra là hợp thức hóa một cuộc hoang dâm, ngoại tình Những hủ tục lạc hậu ấy khiến một đứa trẻ phải chấm dứt sự sống, một người mẹ phải cách trở âm dương với đứa con trai của mình Chính cái không gian gia đình phong kiến ấy đã đối lập hoàn toàn với không gian phiêu lưu của Dũng Trên con đường ấy, tuy có cát bụi, nhưng được thỏa sức phiêu lưu, thỏa chí tang bồng và thỏa sức tự do đã khiến cho không gian gia đình bà Phán như một chuồng cọp giam giữ người: “Tuy nàng đã biết vì cớ gì mấy tháng trước đây nàng nhận làm vợ Thân, nhưng nàng vẫn lấy làm lạ rằng bấy lâu nàng có thể ở cạnh một người như Thân được Thẫn thờ, nàng chạnh nghĩ đến Dũng ở nơi xa xôi, tưởng ra Dũng đang đi trên một con đường dài đầy cát bụi, để mặc gió thổi tóc phất phơ và mỉm cười như vui vẻ đón chào những cảnh non sông rộng rãi, những ngày đầy đủ của một cuộc đời phiêu lưu hoạt động.”

Con người ở đó, đặc biệt là Loan, đã trầy da tróc vẩy, thậm chí là không thể bảo vệ được con của chính mình Đây là sự đối lập tạo ra bi kịch để người đọc nhận thức Ngoài ra, việc lồng ghép mạch truyện bi kịch hôn nhân của Loan và Thân với mạch truyện tình yêu lãng mạn giữa Loan và Dũng cũng là một dụng ý của tác giả

16 và cũng phảng phất nét đặc trưng của tiểu thuyết luận đề Nếu như sống với Thân, Loan xấu hổ, tủi nhục và khinh bỉ như thế nào thì khi bên cạnh Dũng, cô lại hoàn toàn đối lập Loan mong ước mình được sống một cuộc đời như Dũng, ngưỡng mộ Dũng vì đã được làm những gì mình thích, mình yêu Ở cạnh Thân: “Trông nàng còn đâu là vẻ tươi thắm hồng hào buổi đầu xuân mấy tháng trước đây; tóc rối bời và chiếc áo vải thâm cũ kỹ càng làm tăng vẻ điêu linh của bộ mặt đã dãi dầu vì lo lắng, phiền muộn.” Truyện kết thúc bằng câu nói của Thảo: “Hiện giờ có một người sung sướng Người đó đương đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt, gió lạnh.” Một kết thúc mở tạo cảm giác câu chuyện còn bỏ ngỏ, gợi cho người đọc một hiện thực tiếp diễn Ở đó, câu chuyện của Loan sẽ còn phụ thuộc vào từng người đọc, mỗi người sẽ tự cho nhân vậy một cánh cửa khác nhau Nhưng dù có thế nào đi nữa thì kết cấu đa tuyến cũng được thể hiện rất rõ.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Khác với những tác phẩm tiểu thuyết khác Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt phân chia hai thế lực thù địch nhau một cách rõ rệt, và trong cả tác phẩm cũng chỉ xoay quanh trực tiếp những va chạm, xung đột của hai bên cũ – mới Nhân vật Loan được tác giả khắc họa là đại diện cho cái mới, đối trọng với những người đại diện cho cái cũ là Thân và bà Phán Lợi, hay còn có thể là bố mẹ của Loan

3.1.1 Thế hệ trẻ tân tiến, đổi mới

Loan là đại diện cho thế hệ mới, đại diện cho lớp người tri thức tư sản, được học hành bài bản và được tiếp nhận chu đáo những văn minh của phương Tây Cô là người con gái mạnh mẽ, có ý thức rõ rệt về quan hệ giữa những cái cũ và mới Loan vừa là người tiên phong cho ý thức mới cũng vừa là nạn nhân cho sự lụi tàn của hệ tư tưởng cũ, thế nên ở Loan tác giả đã xây dựng cô là người vừa có những ý chí mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng vừa có những lúc đáng thương, bất lực trước sự cổ hủ của lễ giáo phong kiến

Gạt bỏ cái việc bản thân là người có ăn, có học đàng hoàng, Loan mặc dù có suy nghĩ về cái mới, song vẫn là phải vì chữ hiếu nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ mà cưới người mình không yêu và hơn cả là không cùng học thức và tư tưởng Xung đột cũng từ đó mà gây mầm Thực hiện sứ mệnh lớn của tác giả và của thời đại nhận vật Loan xuất hiện như một sự chống trả với những điều bạc đãi của buổi chiều tàn phong kiến Nó được thể hiện rất rõ khi cô biết rằng mình sắp phải làm dâu do bố mẹ sắp đặt, cô đã có những phản kháng đầu tiên: “Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tuỳ con định có nên lấy chồng hay không lấy chồng Con đã nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể ” ;“Không, con không cho là chuyện chơi Con cho là một chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đến đời con mà thôi "

17 sự phản kháng của Loan thật đanh thép khi cô nhấn mạnh “chỉ quan hệ đến đời con mà thôi” Đây là câu trả lời vô cùng đanh thép, đánh mạnh vào bức tường “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” của lễ giáo phong kiến xưa Chống trả là thế, nhưng những lí luận của cô đưa ra lại càng sắc và phù hợp hơn cả: “Thưa thầy con không hỗn Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con Nhưng ít ra mẹ con phải đề con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con”

 “Thưa thầy me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vô học được nữa Không phải con kiêu ngạo gì, đó chỉ là một sự tự nhiên Lỗi ấy không ở con Phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu như ý con tưởng”

 “Thưa me, con xin lỗi me đã làm me phải phiền lòng Nhưng còn hơn là để me buồn khổ mãi mãi Nếu con không cắp sách đi học, con sẽ cho lời me là một cái lệnh không trái được, con sẽ như mọi người khác bị ép uổng, rồi liều mình tự tử Đó mới là bất hiếu Chớ nói rõ để me biết chỉ làm phiền lòng me chốc lát mà thôi Thầy me giận con, vì thầy me không thể tưởng tượng được rằng làm phận con lại dám cả gan trái lời bố mẹ Con cho thế mới là phải đạo” và cũng chính những lí do thuyết phục đó mà bố mẹ Loan qua giọng tự sự của nhà văn cũng thấy điều đó là có lý Thế nhưng như vậy là chưa đủ, một mình Loan là chưa đủ để có thể đánh sập được bước tường phong kiến đó, nên dù có như nào sau cùng vẫn vì thương bố mẹ, vẫn nghĩ phận giá là phải lấy chồng nên cô vẫn chấp nhận cuộc hôn nhân này

Sống trong cuộc hôn nhân không vẹn ý cũng là lúc nhưng xung đột mới- cũ diễn ra căng thẳng và ác liện nhất Thân là kẻ thất học, cùng với bà Phán Lợi là người cô hủ, họ căm thù và kỳ thị những cái mơi, tây học của Loan Lí do vậy đã quá đủ cho người đọc thấy nhân vật Loan của chúng ta đã phải chịu đựng nhiều như thế nào

“Giả đạo đức Ta bắt ta giả đạo đức.”, nếu như với bố mẹ là những lần chống trả còn mang tính nhẹ nhàng, thì khi đã về làm dâu nhà bà Phán Lợi sự chống trả đó là quyết liệt và gay gắt hơn bao giờ hết nhưng câu thoại đầy căm phẫn của Loan trong việc đòi lại bản thân, danh dự của mình đã khẳng định điều đó “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi” Để đến đỉnh điểm khi mà cái mới đã quá phải kìm hãm trước cái cũ Loan bung hết những uất ức ra khi bị mẹ chồng hành hạ “Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai Bà đánh tôi, tôi không " Câu nói như là một sự tức nước vỡ bờ đánh mạnh vào thành trì phong kiến mục nát Khi con người đã quá cùng đường tuyệt lộ thì việc họ vùng lên là tất yếu Đó cũng là minh chứng cho thấy sự phát triển lớn mạnh của cái mới và báo hiệu cho một cái kết đầy hả hê với cái cũ thối mục

Bên cạnh sự đầy đoạ của xã hội phong kiến cũ, tác giả cũng khắc họa một cô Loan với đầy những màu sắc tình cảm mộng mơ mà trước giờ ở tiểu thuyết Việt Nam chưa từng có Việc thêm thắt chi tiết tình yêu thú vị của Loan và Dũng vừa là cái mới sáng tạo trong cốt truyện, cũng vừa là thể hiện cái quyền được tự do yêu

18 người mình thích Tuy kết cục của tình yêu đó không thật sự viên mãn, song cũng là một cái kết có hậu đối với một thế giới tối tăm mới - cũ lẫn lộn như bối cảnh trong truyện

Tuy thời lượng xuất hiện chỉ có vỏn vẹn trong vụ án Loan giết chồng, nhưng với những gì đã diễn ra trong tiểu thuyết nhân vật luật sư thực sự là một vị cứu tinh không chỉ cho Loan mà còn cho cả một xã hội non trẻ đang dần đà bỏ đi cái vỏ bọc phong kiến cũ kỹ Vai trò của luật sư nếu chỉ nhìn ở góc độ là người cãi lý, giúp cho Loan thắng trong phiên toà thì chưa thật sự đủ, phải nhìn ở đó là một con người đang kết án cho cả một chế độ hủ bại, thân chủ của vị luật sư này cũng không phải chỉ có mỗi Loan mà còn là thân chủ cho biết bao người phụ nữ đã sống và chết trong oan trái của chế độ lụi tàn Những lời luận sư nói thật đanh thép và đã xoa dịu bao nhiêu uất ức của cả Loan và người đọc "Giữ lấy gia đình, Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ Cái chế độ nô lệ đã bỏ từ lâu rồi mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ Ấy mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình Việt Nam” hay "Thị Loan chỉ có một tội là cắp sách đi học, để tâm trí thành một người mới còn về chung sống với người cũ Nhưng tội ấy Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu năm đau khổ.” Và trước toà án đó là tuyên ngôn cuối cùng“Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng, tức là tỏ ra rằng chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chổ cho một gia đình khác hợp với cái đời bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới”

3.1.2 Thế hệ già lỗi thời, lạc hậu

Không khó để đoán ra hai nhân vật tiêu biểu cho mục này chính là Thân và bà Phán Lợi, đây mặc dù là nhưng nhân vật mà Nhất Linh thêm vào để đối trọng với cái mới, song cũng là nguyên mẫu thực từ chính xã hội lúc bấy giờ

Bà Phán Lợi là được xem như là phản diện chính của Đoạn Tuyệt, không chỉ đại diện cho một lớp người cuối mùa mà còn là tổng hòa tất cả những gì “cũ nhất” của chế độ phong kiến từ những suy nghĩ về mẹ chồng nàng dâu, đến những vấn đề về con cái, nam, nữ trong gia đình, bà Phán Lợi thực là được Nhất Linh khắc hoạ với đầy đủ tính cách lỗi thời của phong kiến Bà ta quan niệm rất rõ ràng về con dâu, đã về nhà này là con sen, con ở, là máy đẻ của dòng họ Với suy nghĩ “mất tiền mua mâm, thì đâm cho thủng” bà ta coi Loan như một món hàng gạt nợ cho nhà mình và hành hạ đủ điều, tứ này trong văn học cũng không lạ gì khi chúng ta đã từng xuất hiện một cô Kiều trước đó mấy trăm năm rồi Vậy rõ ràng Nhất Linh đã quá thành công khi khắc hoạ một cái nét “xưa cũ” vô cùng thối mục của chế độ phong kiến

19 thông qua bà mẹ chồng Loan, để rồi chính nó sẽ là thứ đối trọi trực tiếp với cái mới đang dần đến và thay thế cho xã hội Việt Nam sau này

Bà Phán Lợi thể hiện sự cổ hủ của mình bằng những cách thức vô cùng tàn bạo và ngu dốt Việc bà đánh con dâu, đánh người đã dần hình thành thói quen cho chính con trai bà là Thân để rồi sau này kết cục của hắn là phải chết dưới tay Loan, đó vừa xem như ác giả, ác báo Ngu dốt thể hiện qua việc nếu như được chữa bằng thuốc tây có lẽ đứa con duy nhất của Loan sẽ không phải chết, bà ta cho đủ thử thuốc bùa phép, tàn nhang nước thải rồi đến khi qua muộn lại đâm ra đổi tội cho bác sỹ, ít nhiều ở đây chúng ta cũng cảm thấy sự dốt nát đó được Nhất Linh vẽ rất hay và đáo để một người đàn bà đẩy đà, ngu dốt, tham tiền của, độc tài, cai trị gia đình theo lối gia trưởng, phong kiến lạc hậu, thù ghét người con dâu có cái kiến thức Tây học một cách "thâm căn cú đế "

Điểm nhìn trần thuật trong Đoạn tuyệt

Thời gian xuyên suốt trong tác phẩm là thời gian tuyến tính và trong khoảng thời gian nghệ thuật này Nhất Linh không chỉ xây dựng thời gian xoay quanh cuộc sống của nhân vật Loan mà còn là thời gian của cả một xã hội phong kiến bao trùm toàn bộ tác phẩm Đây cũng là điểm nhìn trần thuật mà người kể chuyện vừa quan sát và mô tả thế giới bên ngoài cũng như thế giới nội tâm của nhân vật được tiêu điểm hóa

Trong Đoạn tuyệt, điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba nhưng dưới góc độ của điểm nhìn toàn tri nên khái quát được hầu như thế giới nội tâm cảm xúc của nhân vật và các sự kiện trong tác phẩm được nhìn tường tận thông qua lời kể, lời bình của tác giả Nhất Linh nhìn thấu vào nhân vật để khai thác tối đa những xung

25 đột tâm lý, tính cảm sâu kín của nhân vật Có đôi lúc, được thể hiện qua độc thoại nội tâm, nhân vật soi rọi sâu vào những ngõ ngách tâm can của mình để chất vấn, dằn vặt thậm chí đau xót để suy tư về những đắng cay, tủi nhục của cuộc đời : “Loan cảm thấy thân mình trơ trọi sống ở trong một xã hội cũ kỹ mà người nào cũng muốn bắt nàng sống theo họ “ [37,tr.64] và “Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên ở trong một giấc mộng dài Nàng thấy ngày nào cũng giống ngày nào, nối tiếp nhau một cách nặng nề buồn tẻ Nếu đời nàng cứ như thế mà kéo mãi thì có lẽ nàng đến hóa điên mất” [37,tr.115] Ở điểm nhìn này, tác giả đi sâu, nhìn kỹ và miêu tả một cách chân thực, tỉ mỉ những tâm tư nội tâm của nhân vật, vì thế nên người đọc thấy ở Loan một tinh thần sống mới, đấu tranh chống lại cái kìm kẹp của lễ giáo phong kiến đồng thời cũng là tiếng nói phản ánh lối tư tưởng cổ hủ, lạc hậu của nếp người xưa Sự thông tuệ của người tác giả nằm ở chỗ họ tiếp xúc trực tiếp và cận cảnh nhân vật và biết tường tận về những biến cố và đời sống nội tâm nhân vật, thậm chí còn “cắt nghĩa”, lí giải các vấn đề trong câu chuyện

Kết hợp nhiều điểm nhìn phức hợp, di động, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ở điểm này so với những tiểu thuyết ở giai đoạn giao thời và nhất là những truyện thời trung đại đã có những bước tiến vượt bậc Ở giai đoạn trước, hầu hết chỉ do một nhân vật kể chuyện với một điểm nhìn nghệ thuật chính thì ở đây, các nhà văn cho nhân vật cùng tham gia kể chuyện Các điểm nhìn thường xuyên được xê dịch linh hoạt, sáng tạo Qua đó, tác phẩm trở nên khách quan hơn, mở ra được khuynh hướng đối thoại đa chiều với độc giả

Trần thuật ở bình diện này được hiểu là trong tác phẩm luôn có sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện đến nhân vật, từ bên ngoài vào bên trong thay đổi theo các sự kiện, tiến trình diễn biến của sự việc, nhân vật được soi chiếu dưới các góc nhìn khác nhau, khiến cho nhân vật được tự nhiên, sinh động hơn

Qua điểm nhìn trần thuật phức hợp, nhà văn muốn làm nổi bật thế giới quan nội tâm của nhân vật và nêu bật luận đề của tác phẩm Để làm rõ luận đề, tác giả đặt điểm nhìn ở nhân vật đại diện cho hai phe “cũ - mới” và trực tiếp nói lên quan điểm của mình Để minh họa cho luận đề chống lễ giáo phong kiến và khẳng định chủ nghĩa cá nhân, câu chuyện có thể thể được kể ở điểm nhìn người trần thuật cũng có thể được kể ở điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện Trong Đoạn tuyệt, được thể hiện hiện qua lời kể và lời bình sâu sắc: “Mấy tháng, nàng luôn luôn phải sống trong một gia đình mà người nào cũng muốn làm cho nàng khổ, mà không lúc nào nàng không nghĩ đến bổn phận, cái bổn phận cay nghiệt của nàng đối với mọi người trong nhà Bổn phận đó trong thâm tâm nàng, nàng không cho là bổn phận, chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán làm cho mọi người quanh quẩn quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt”; “Loan lật ngửa hai bàn tay nhìn những chỗ chai vì làm

26 nhiều nhiều công việc nặng nề Nhà chồng giàu, lắm việc đầy tớ có thể làm được,nhưng mẹ chồng muốn cho nàng đảm đang, một là để dạy nàng cho quen, hai là xưa kia bà về làm dâu bà đã chịu nhiều khổ sở, nên bà muốn bắt người khác cũng khổ như mình cho được thăng bằng” Trong tác phẩm, thể hiện rõ luận đề xung đột giữa cái cũ và cái mới, tác giả cũng sử dụng cách trần thuật theo cái nhìn của nhiều nhân vật, đó là những lời bình về nhân vật Loan tại phiên tòa Đó là lời ông chưởng lý buộc khi cho rằng: “cái đại học tiểu thuyết của những bọn thanh niên biết tiếng Pháp; một luồng gió lãng mạn cuối mùa thổi qua để lại biết bao tai hại ( )”

Ngôn ngữ và giọng điệu

"Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm văn học Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật" (Từ điển thuật ngữ văn học) Lời nói của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác

Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên "lời ăn tiếng nói riêng" của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện

Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời nói (ngôn ngữ) của nhân vật, và thống nhất với lời nói là hành động cùng các tình huống tâm lý cụ thể đặt nhân vật vào để thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật ấy

5.1 Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật

Ngôn ngữ của nhân vật là một trong những thành phần cơ bản và thiết yêu, có vai trò rất lớn đối với sự ra đời, tồn tại và tạo nên giá trị cho một tác phẩm văn học Ngôn ngữ của nhân vật tồn tại dưới hai hình thức chính: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại

Truyện ngắn “Đoạn tuyệt” chứa lượng lớn lời đối thoại và độc thoại của nhân vật Theo thống kê tần số xuất hiện lời đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, thì truyện ngắn “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh có tổng số 939 lời đối thoại, tần số xuất hiện lời đối thoại là 5,22 lượt/ trang Qua đó ta có thể nhận thấy diễn ngôn đối thoại của nhân vật có mật độ tương đối dày trong cấu trúc diễn ngôn trần thuật của tác phẩm Đồng thời, ngôn ngữ trong truyện ngắn thể hiện ở dạng câu văn tự do, từ ngữ phong phú, tự nhiên, làm nổi bật được vẻ đẹp, cá tính riêng của nhân vật

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong “Đoạn tuyệt” thường ở dạng ngôn ngữ đối thoại thông thường, thuần túy Qua khảo sát, có thể nhận thấy mô hình lời đối thoại của nhân vật thường ở hai dạng cơ bản: [Chủ thể + V/adj + (:)/(.) + Lời thoại + Lời thoại] hoặc [Chủ thể + V/adj + (:)/ (.) +Lời thoại + Lời dẫn + Lời thoại Có thể thấy rõ mô hình lời thoại này qua đoạn đối thoại:

- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi

- Tao có quyền chửi, mày cứ chửi lại xem nào” [37, tr.124];

- Thế nghĩa là anh bảo tôi không sành vì tôi không biết cách ấy

- Anh thì sành với ai Cách ấy của Kính, một tay lõi đời, nếm đủ mùi đời bảo lại tôi”[38, tr 27]

Có thể nhận thấy, lời dẫn trong các cuộc thoại của “Đoạn tuyệt” thường là lời của người trần thuật, đó có thể là lời kể, tả hoặc bình luận, nhưng thường là lời kể của người trần thuật Từ đó thể hiện được thái độ, cảm xúc, hành vi của nhân vật hoặc là trình bày hoạt cảnh để chuẩn bị cho sự xuất hiện lời thoại của nhân vật

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn qua “Đoạn tuyệt” là lớp ngôn tư nhẹ nhàng, mang đặc trưng của tầng lớp tư sản thị dân Đặc trưng này được thể hiện ngay ở cách xưng hô giữa các nhân vật: Vợ chồng xưng với nhau bằng: cậu – mợ; con cái gọi cha mẹ bằng: thầy – me; trai gái yêu nhau xưng bằng cô – tôi, Cách xưng hô này có phần khuôn sáo mang đặc trưng của xã hội thị dân nên các nhân vật có phần xa cách, khó có cơ hội thể hiện cảm xúc mãnh liệt, chân thực Bên cạnh đó, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật còn có những đặc trưng riêng Kiểu nhân vật lãng mạn là những nhân vật trẻ tuổi tiến bộ, nam nữ trí thức thành thị (Loan, Thảo, ) có đặc trưng ngôn ngữ riêng: trẻ trung, lãng mạn Kiểu nhân vật phản diện, nhân vật thuộc thế hệ già bảo thủ như nhân vật mẹ chồng thường có đặc trưng ngôn ngữ riêng: cay nghiệt, độc đoán, hách dịch

Ngôn ngữ độc thoại trong “Đoạn tuyệt” xuất hiện với vâi trò quan trọng trong việc khắc họa trạng thái, tình cảm, cảm xúc và diễn biến tâm lí nhân vật

Xét về mô hình lời độc thoại của nhân vật trong tiểu thuyết luận đề Tự lực văn đoàn, có thể nhận thấy dạng mô hình phổ biến sau: [Chủ thể + V/adj + (: )/(.)+ lời trực tiếp của nhân vật] Ví dụ như suy nghĩ của Loan: “Loan buồn rầu ngẫm nghĩ: Cái học kia chỉ làm cho mình biết và cảm thấy rõ những nỗi khổ phải gặp trên đường đời” [37, 114] Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật đã đưa người đọc thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật, phác họa, nhấn mạnh những chuyển biến về mặt tâm lí nhân vật

Có thể thấy rằng, nếu như ngôn ngữ đối thoại được coi là phương tiện trực tiếp bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật thì ngôn ngữ độc thoại được coi là phương diện chủ yếu để phát hiện chiều sâu nội tâm của nhân vật Đồng thời ngôn ngữ độc của nhân vật không những làm cho cấu trúc diễn ngôn thêm phong phú, sinh động, mà còn biến nó thành một phương tiện quan trọng trong việc thực hiện và khám phá những khía cạnh phức tạp, đa dạng trong tâm hồn con người, giúp người đọc hòa cùng nhân vật, cảm nhận cùng nhân vật và đôi khi còn thấy được mình trong chính suy tư, dằn vặt, hoài nghi của nhân vật

Nhìn chung, Tự lực văn đoàn luôn đề cao xu hướng bình dân để có thể phần nào gắn bó với nhân dân Vậy nên trong sáng tác của Nhất Linh ta đều thấy từ cốt truyện, xây dựng nhân tính cách nhân vật hay ngôn ngữ đều rất đơn giản, bình dân và trong sáng: “Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng loặng yên, đợi gió” Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng không gây nên sự nhàm chán cho người xem, bởi Nhất Linh đã kĩ càng trong việc chọn lựa từ ngữ đưa người xem đến nhiều cung bậc khác nhau trong tình cảm như: e ấp, mơ màng, ngượng ngùng, bâng khuâng hay rạo rực, nghẹn ngào đây là những trạng thái đầy lãng mạn của con người khi yêu Tất cả đều được Nhất Linh diễn tả chân thực và sinh động

Giọng điệu là một phương diện được chú ý của nghệ thuật tự sự, giọng điệu cùng với ngôi kể và điểm nhìn trần thuật là những phương diện cơ bản để xác định người kể chuyện Giọng điệu có vai trò liên kết các yếu tố hình thức tác phẩm tạo thành một âm hưởng, một tiếng nói với nhiều cấp độ, mặt khác nó biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế và tình cảm của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật

Người đọc có thể nhận thấy giọng điệu trữ tình sâu lắng trong tác phẩm thông qua lời người trần thuật được gọi ra bằng câu văn êm ả, mượt mà tả cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người: “Trời đã mờ mờ tối Trên rặng tre xơ xác, da trời tím sẫm thưa thớt điểm vài ngôi sao long lanh Trong phòng Loan ngồi một mình tựa cửa, tuy trên vai quàng chiếc khăn đầy mà nàng còn như thấy hết được cái lạnh lẽo của buổi chiều xuân thấm vào người” (37, tr.49); Đó cũng là giọng điệu du dương, nhẹ nhàng ở những câu văn kể hòa trộn với tar: “Bỗng Loan chú ý lắng tai nghe Ở xa xa tiếng sáo ai thổi đưa lại, Loan nghe như lời than vãn của một xuân nữ đa tình ngồi trong vườn hoa thơm nhớ tới tình nhân xa vắng Rồi mơ mộng, Loan tưởng tượng người tình nhân đó giống Dũng và thẫn thờ để tiếng sáo du dương đưa tâm hồ nàng phiêu lưu đến những cảnh mộng xa xăm” [37, tr 54] Hoặc những câu văn hết sức dịu dàng, tinh tế để diễn tả tâm trạng nhân vật trong cuộc gặp gỡ giữa Loan và Dũng trước ngày Dũng lên đường đi xa và Loan phải đi lấy chồng: “Rồi hai người lặng lẽ cùng ngồi nhìn hạt mưa bay Loan rùng mình, cởi khăn san quàng phủ lên

29 đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng đi xa”

Với chính lối kể, lối tả chi tiết với ngôn ngữ trần thuật trữ tình sâu lắng, dễ hiểu, ngắn gọn, mượt mà của người trần thuật là yếu tố tạo nên giọng điệu trần thuật dung dị, trữ tình, lãng mạn của câu chuyện Đó là một thế giới nhẹ nhàng, dịu dàng, mơ mộng, có nỗi sầu muộn của Loan Ở đó, người đọc được hòa vào không gian thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên, được thấy những rung động trong tâm hồn và những biến chuyển tinh vi trong cảm giác, tâm trạng con người Giọng điệu này giúp cho tác phẩm trở nên mềm mại, tươi mới Chính vì thế đã làm nên chất thơ, chất nhạc cho văn chương của Nhất Linh nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w