QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANG VÀ BỘT NHANG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT - NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐỨC HÒA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

35 0 0
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANG VÀ BỘT NHANG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT - NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐỨC HÒA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANG VÀ BỘTNHANG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT - NHẬP KHẨUTHƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐỨC HÒA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Trang 3

KHOA KINH TẾ

CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Quản trị xuất nhập khẩu Mã học phần: QTKD012

Lớp/Nhóm môn học: 07

Học kỳ: I Năm học: 2023-2024 Nhóm: KITE.TT.01

Đề tài: Quy Trình Xuất Khẩu Nhang Và Bột Nhang Tại Công Ty Tnhh Xuất - Nhập Khẩu Thương Mại - Dịch Vụ Đức Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

Chương 2 : Phân Tích Về Đề Tài Quy Trình Xuất Khẩu Nhang

Trang 4

Thành viênNhóm chấm (%)

Trang 5

4 Đối tượng & Phạm vi 2

5 Cấu trúc tiểu luận 2

1.6.2 CIF (Chi phí, Bảo hiểm và Vận chuyển) 6

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỀ ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANG 7

2.1 Phân tích hợp đồng ngoại thương 7

2.2 Quy trình xuất khẩu nhang của công ty TNHH xuất – nhập khẩu thương mại –dịch vụ Đức Hòa thành Phố Hồ Chí Minh 9

CHƯƠNG 3 BỘ CHỨNG TỪ MÀ NHÀ XUẤT KHẨU GỬI CHO NHÀ NHẬP KHẨU 16

1 Sales Contract (hợp đồng ngoại thương 16

17

2 Packing List ( Phiếu đóng gói hàng hóa) 18

3 Invoice ( hóa đơn thương mại ) 19

4.Sale Confirmation (hóa đơn xác nhận bán hàng) 20

Trang 6

Phụ lục 24TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 8

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế Xuất khẩu và nhập khẩu là nguồn cung cấp thu nhập quan trọng cho một quốc gia Xuất khẩu giúp tạo ra nguồn doanh thu từ thị trường quốc tế, trong khi nhập khẩu cung cấp quyền truy cập đến các sản phẩm và dịch vụ từ các quốc gia khác Điều này cũng có thể góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế trong nước

Bằng cách tăng cường xuất khẩu, một quốc gia có thể tích luỹ nguồn dự trữ ngoại tệ, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán và duy trì ổn định tài chính quốc gia Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu cũng có tiềm năng tạo ra cơ hội việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với Việt Nam, nhang là một sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Nhang thường liên quan đến các giá trị văn hóa và tôn giáo Nghiên cứu về quy trình xuất khẩu nhang và bột nhang tại Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu thương mại - dịch vụ Đức Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu nhang có thể giúp duy trì và thúc đẩy di sản văn hóa của một quốc gia Việc nghiên cứu nó có thể giúp tăng cường xuất khẩu của sản phẩm này, đóng góp vào việc phát triển ngành xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho quốc gia.

Chính vì những lý do trên, nhóm đã tìm hiểu và phân tích “Quy trình xuất khẩu nhang và bột nhang tại Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Thương mại - Dịch vụ Đức Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu

Tìm hiều về quy trình xuất nhập khẩu của công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu

Thương mại - Dịch vụ Đức Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh và phân tích hợp đồng mua bán của công ty Bên cạnh đó cải thiện ưu điểm và nhược điểm của công ty.

Trang 9

3 Phương pháp thực hiện:

Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu: Tìm hiểu về tài liệu và nguồn thông tin

liên quan đến quản trị xuất nhập khẩu và công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Thương mại - Dịch vụ Đức Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh Sử dụng tài liệu từ thư viện, các nghiên cứu trước đây, bộ chứng từ xuất nhập khẩu của công ty và nguồn thông tin trực tuyến để thu thập dữ liệu và thông tin cần thiết.

Phân tích và tổng hợp thông tin công ty: Trình bày thông tin về xuất nhập khẩu, tập

trung vào những khía cạnh quan trọng Sử dụng số liệu, bộ chứng từ xuất khẩu của công ty cung cấp.

4 Đối tượng & Phạm vi

Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Thương mại - Dịch vụ Đức

Hòa Thành Phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn Việt Nam

Thời gian: 25/8/2023 đến ngày 17/11/2023

5 Cấu trúc tiểu luận CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦUPHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỀ ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANGCHƯƠNG 3 BỘ CHỨNG TỪ MÀ NHÀ XUẤT KHẨU CẦN XUẤT TRÌNH

Trang 10

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Cơ sở lý luận

Theo Nicolaas Ackermann (2019) Nhập khẩu là việc mua một hàng hóa được sản xuất ở một nước khác Khi một quốc gia nước ngoài có thể sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn và rẻ hơn, nền kinh tế địa phương sẽ cân nhắc việc nhập khẩu những hàng hóa đó Nhập khẩu cân bằng nhu cầu sản xuất của các quốc gia khác nhau Khi người tiêu dùng cần một sản phẩm nào đó không được sản xuất trong nước, họ có thể chỉ cần nhập khẩu sản phẩm đó Ngược lại, xuất khẩu được định nghĩa là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài Nhìn chung, các quốc gia đều hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn nhập khẩu Điều này là do thực tế là xuất khẩu nhiều hơn sẽ hướng tới một quốc gia sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ, đây là yếu tố góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó thực tế về việc hầu hết mọi người đã quen với việc mua hàng hóa được sản xuất trên phạm vi quốc tế nói lên sự phát triển ngày càng tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế nói chung Toàn bộ khái niệm thương mại quốc tế là một phần của toàn cầu hóa, nghiên cứu về cách các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới trở nên phụ thuộc lẫn nhau Sự phụ thuộc lẫn nhau này phần lớn bắt nguồn từ khái niệm lợi thế so sánh và lợi thế so sánh dựa trên sự chuyên môn hóa Khi các quốc gia tiến bộ nhanh chóng trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó, họ bắt đầu chuyên môn hóa vào mặt hàng đó Khi họ chuyên môn hóa vào lĩnh vực đó, họ có khả năng sản xuất hàng hóa đó tốt hơn so với một quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa khác Những diễn biến như vậy nhanh chóng khuyến khích các nước tận dụng những tiến bộ của nhau

1.2 Xuất khẩu

Theo Troy Segal (2023) Xuất khẩu cực kỳ quan trọng đối với các nền kinh tế hiện đại vì

chúng mang lại cho người dân và doanh nghiệp nhiều thị trường hơn cho hàng hóa của họ Một trong những chức năng cốt lõi của ngoại giao và chính sách đối ngoại giữa các chính phủ là thúc đẩy thương mại kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu vì lợi ích

Trang 11

của tất cả các bên thương mại Các hiệp định xuất khẩu thường mang tính chiến lược cao, trong đó các quốc gia trao đổi thỏa thuận để đảm bảo quốc gia của họ không chỉ nhận được hàng hóa họ cần thông qua xuất khẩu mà còn có thể phân phối hàng hóa để có thêm doanh thu nội địa thông qua nhập khẩu Ngoài ra, hãy xem xét cách các chính phủ có thể sử dụng xuất khẩu làm đòn bẩy trong các tình huống chính trị.

1.3 Nhập khẩu

Bên cạnh đó Troy Segal (2021) cũng đưa ra lý thuyết về nhập khẩu các quốc gia có

nhiều khả năng nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngành công nghiệp trong nước của họ không thể sản xuất hiệu quả hoặc rẻ như nước xuất khẩu Các quốc gia cũng có thể nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc hàng hóa không có sẵn trong biên giới của họ Ví dụ, nhiều quốc gia nhập khẩu dầu vì họ không thể sản xuất trong nước hoặc không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu Các hiệp định thương mại tự do và biểu thuế thường quy định hàng hóa và nguyên liệu nào nhập khẩu ít tốn kém hơn Với quá trình toàn cầu hóa và sự phổ biến ngày càng tăng của các hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ, các quốc gia và khối giao dịch khác, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đã tăng từ 580,14 tỷ USD năm 1989 lên 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

1.4 Tạm nhập tái xuất

Theo báo TRADIMEXCO (2018) Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam Tạm nhập, tái xuất được quy định là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

Trang 12

Bên cạnh đó tại Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

1.5 Tạm xuất tái nhập

Tại Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa: Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

1.6 Khái niệm Incoterms 2010

Theo Troy Segal (2023) Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trên toàn thế giới, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản một bộ Incoterms, được gọi chính thức là các điều khoản thương mại quốc tế Được công nhận trên toàn cầu, Incoterms ngăn ngừa sự nhầm lẫn trong hợp đồng ngoại thương bằng cách làm rõ nghĩa vụ của người mua và người bán.

Các bên tham gia vào thương mại trong nước và quốc tế thường sử dụng Incoterms như một dạng viết tắt để giúp hiểu nhau và hiểu chính xác các điều khoản trong thỏa thuận kinh doanh của họ Một số điều khoản Incoterms áp dụng cho bất kỳ phương tiện vận tải nào, trong khi một số khác áp dụng nghiêm ngặt cho vận tải đường thủy.

1.6.1 CFR (Chi phí và cước phí)

Theo Bestforworld (2021) Chi phí và cước phí (cảng đến chỉ định) có nghĩa là người gửi hàng phải giao hàng cho tàu được chỉ định tại cảng xếp hàng trong thời gian vận chuyển quy định trong hợp đồng và chịu

Trang 13

mọi rủi ro trước khi hàng vượt qua lan can tàu hư hỏng đối với hàng hóa, xử lý bảo hiểm hàng hóa, hoàn tất việc thanh toán phí bảo hiểm, đồng thời có trách nhiệm đặt chỗ chứa hàng tại cảng đi và thanh toán cước vận tải đường biển cho đến khi hàng hóa đến cảng đích.

1.6.2 CIF(Chi phí, Bảo hiểm và Vận chuyển)

Theo Bestforworld (2021) Chi phí, bảo hiểm và cước vận chuyển (cảng đến chỉ định) có nghĩa là người gửi hàng phải giao hàng cho tàu được chỉ định tại cảng xếp hàng trong thời gian vận chuyển quy định trong hợp đồng và chịu mọi rủi ro trước khi hàng hóa vượt qua lan can tàu về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa và được xử lý bằng bảo hiểm hàng hóa, hoàn tất việc thanh toán phí bảo hiểm, đồng thời có trách nhiệm đặt chỗ chứa hàng tại cảng khởi hành và thanh toán cước vận tải đường biển cho đến khi hàng hóa đến cảng đích.

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỀ ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NHANG2.1 Phân tích hợp đồng ngoại thương

2.1.1 Dịch hợp đồng

Bên bán: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỨC HÒA

Địa chỉ: 228/8 LE VAN LUONG STR – TAN HUNG WARD QUẬN 7 – TP HỒ CHÍ

Số điện thoại: 02837751293

BÊN MUA: CÔNG TY TNHH PT PERMATA LINTAS CHÂU Á

Địa chỉ: Plaza Aminta, JL TB SIMATUPANG DESA/KELURAHAN PONDOK

PINANG, KEC KEBAYORAN LAMA, KOTA ADM JAKARTA SELATAN Tỉnh

SỐ LƯỢNGĐƠN GIÁ (FOB)SỐ TIỀN (USD)JOSS FLOWER ( bột nhang )

Trang 15

2.1.3 Thời gian và địa điểm giao hàng

- Lô hàng phải được giao đến trước ngày 16-9-2023

Trang 16

- Cảng đến: Cảng JAKARTA, INDONESIA

2.1.4 Thanh toán

Tổng số tiền phải thanh toán cho công ty TNHH Đức Hòa là $ 10.441.83 và phải thanh toán trước 90 ngày sau khi hàng hóa đến

Tên ngân hàng: VID PUBLIC BANK

Địa chỉ: 88 Nguyen Du St, Ben Thanh Ward, 1 Dist, HCMC

2.1.5 Điều khoản hợp đồng

- Hợp đồng này tất cả các tranh chấp cũng như các thỏa thuận không có sự hòa bình thì sẽ được giải quyết bởi Ủy Ban Trọng Tài Việt Nam theo quy tắc của phòng Thương Mại Quốc Tế và phán quyết của hai bên sẽ là quyết định cuối cùng

- Hợp đồng này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký

2.2 Quy trình xuất khẩu nhang của công ty TNHH xuất – nhập khẩu thương mại –

Trang 17

Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương

Ký hợp đồng ngoại thương số 76/XNK vào ngày 29/08/2023 Tổng mặt hàng nhang với bột nhang với số lượng là 742 CTNS và tổng số tiền thành toán là 10,441,83 USD giao hàng trước ngày 16/09/2023

Bước 2: Chuẩn bị hàng xuất

Bộ phận sản xuất của công ty TNHH thương mại dịch vụ Đức Hòa sẽ chuyển các yêu cầu cũng như các chi tiết và shipping list đến cho bộ phần xuất nhập khẩu để có thể ước định và cung cấp cho khách hàng, số kiện hàng, số ký để khách hàng lên kế hoạch booking tàu (CFR, Icoterm 2010)

Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng

Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị hàng xuất thì bộ phận QC sẽ có trách nhiệm xuống kiểm tra hàng hóa cũng như nhận hàng theo tiêu chuẩn của xuất khẩu

Bước 4: Đóng hàng tại kho công ty

Sau khi kiểm tra chất lượng hàng hóa xong sẽ bắt đầu đóng hàng tại kho công ty Việc này cần phải cẩn thận khi nâng dỡ hàng hóa nếu làm không cẩn thận sẽ làm cho hàng hóa bị hư hỏng

- Đối với tem nhãn trên hàng hóa thì theo luật quy định của luật hải quan thì khi xuất khẩu cà cửa khẩu bắt buộc phải có Shipping Mark thể hiện các thông tin cụ thể của hàng hóa như: Số lượng, số ký, màu sắc cũng như là xuất xứ hàng hóa phải có nhãn “Made in Viet Nam” trên từng kiện hàng khác nhau

- Việc đóng dỡ hàng hóa cũng sẽ được công ty giám sát một cách chặt chẽ đồng thời cũng tạo nên sự đảm bảo về chất lượng khi đến với tay khách hàng

Bước 5: Thuê phương tiện vận tải

Trang 18

- Việc thuê phương tiện vận tải thì do 2 bên công ty ký hợp đồng (CFR, Incoterm 2010) nên Đức Hòa sẽ thuê phương tiện vận tải.

Booking Note No: SG2309069

Shipper: DUC HOA INVESTMENT LTD Consignee : PT PERMATA LINTAS Tên tàu : KMTC SURABAYA

Số chuyến: 2308S

Nơi nhận hàng: HOCHIMINH, VIETNAM

Trang 19

- Sau khi đã Booking thì bên Công Ty Đức Hòa sẽ lấy Container rỗng về để chứa hàng

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

- Nhân viên của Công Ty Đức Hòa sẽ vào phần mềm hệ thống khai báo hải quan Vnaccs - Ecuss để khai hải quan điện tử do và sau khi khai sau sẽ có đính kèm những chứng từ bao gồm:

+ Invoice + Packing List

+ Booking Receipt Notice

Hải quan sẽ trả lại tờ khai trong đó bao gồm: - Số tờ khai: 305796646650

- Mã phân loại kiểm tra: 1 luồng xanh, công ty Đức Hòa được thông quan - Nhập mã loại hình B11: Xuất kinh doanh

- Mã hiệu phương thức vận chuyển: Phương tiện vận tải đường thủy số 2 “lô hàng xuất nguyên Container”

-Tên cơ quan hải quan tiếp nhận: CSGONKVI - Ngày đăng ký: 08/09/2023

Trang 20

Bước 7: Giao hàng cho người vận tải

Đầu tiên in mã vạch đưa cho tài xế để tài xế cầm mã vạch và hàng hóa đến cảng gặp hải quan làm thanh lý tờ khai sau khi làm giấy tờ khai xong thì mới Bill Of Landing (Số Bill, Ngày Bill)

Trang 21

Bước 8: Thủ tục thanh toán

Ngày 11/09/2023 bên Đức Hòa sẽ gửi toàn bộ chứng từ cho công ty PT PERMATA

LINTAS CHÂU Á Sau đó bên PT PERMATA LINTAS CHÂU Á sẽ thanh toán cho bên Đức Hòa

Tàu chạy chính thức từ ngày 11/09/2023 đến ngày 17/09/2023

Sau ngày tàu đến sẽ là 17/09/2023 thì phía người mua sẽ trả tiền cho Công Ty Đức Hòa

Trang 22

+ Ngày Invoice : 11/09/2023

+ Trị giá Invoice cần được thanh toán là : 10,441,83 USD + Thông tin tài khoản: tên công ty thụ hưởng HO LE CHAU + Tên ngân hàng : VID PUBLIC BANK

+ Địa chỉ : 88 NGUYEN DU ST, BEN THANH WARD, 1 DIST, HCMC + Số tài khoản : 0307143700023

+ ID NO: 023053934

Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Đức hòa sẽ giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng trong vòng 30 ngày từ khi thời gian khách nhận hàng Nếu khách hàng phát hiện ra lỗi phát sinh thì sẽ gửi Gmail qua cho công ty Đức Hòa kèm minh chứng hình ảnh

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan