1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 3 4 tuổi

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Vận Động Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ 3-4 Tuổi
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 434,82 KB

Nội dung

Như chúng ta đã biết, “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ”, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo, thế nhưng trong qu

Trang 1

1/28

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện đề tài

2.2.1.Thuận lợi

2.2.2 Khó khăn

2.2.3 Thực trạng

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1 Xây dựng góc vận động, tạo môi trường kích thích

trẻ tích cực vận động

Giải pháp 2 Biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong

hoạt động học

Giải pháp 3 Biện pháp tập luyện thường xuyên liên tục trong

giờ thể dục sáng

Giải pháp 4 Biện pháp nâng cao tính tích cực vận động thông

qua ngày hội, ngày lễ

Giải pháp 5 Nâng cao tính tích cực vận động thông qua việc sử

dụng đồ dùng trực quan

Giải pháp 6 Biện pháp sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động

Giải pháp 7 Biện pháp xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính

khoa học, hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm

cá nhân của trẻ

Giải pháp 8 Biện pháp sáng tác, sưu tầm các trò chơi giúp trẻ

phát huy hết tính tích cực vận động trong hoạt động thể chất

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

2.4.1 Hiệu quả trên trẻ

2.4.2.Hiệu quả cho bản thân

2.4.3 Hiệu quả của đồng nghiệp

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

* Tài liệu tham khảo

Trang 2

1/28

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh Vậy để có một sức khỏe tốt cần phải làm gì?

Bác Hồ đã từng dạy: “Có sức khỏe là có tất cả” Đúng vậy, sức khoẻ là nhân

tố quan trọng, là thứ quý giá nhất trong cuộc đời mỗi con người, có sức khoẻ là

có tất cả, có sức khoẻ sẽ làm được mọi việc mình mong muốn, cao hơn nữa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Do đó, để có được sức khoẻ tốt con người cần: ăn uống đủ chất, làm việc phù hợp sức khoẻ và song hành với những việc làm đó một điều hết sức quan trọng đó là tập luyện thể dục Như chúng ta đã biết, “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ”, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay

từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo, thế nhưng trong quá trình quan sát thực tế việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi nói riêng hiện nay đang khá phổ biến tình trạng trẻ ít có cơ hội được tham gia vận động, nội dung và phương pháp tổ chức còn đơn điệu, sơ sài, mang tính chất hình thức, trẻ tham gia vận động với tâm thế bắt buộc phục tùng theo yêu cầu và mệnh lệnh của cô, trẻ chưa thật sự thấy thoải mái, hứng thú như đang được chơi, nhiều giáo viên chưa lựa chọn phương pháp thích hợp phát huy tính tích cực của trẻ dẫn đến trẻ không hứng thú với hoạt động phát triển vận động Chính những điều đó đã tác động tới chất lượng hình thành, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ mầm non

Vì vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục những vấn đề trên? Một trong những việc làm cần thiết và đầu tiên đó là phát huy tính tích cực vận động trong hoạt

Trang 3

2/28

động giáo dục thể chất tạo một tiền đề thật tốt cho để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về thể lực được tốt, cơ thể khỏe mạnh, hài hòa cân đối

Nội dung đề tài là một chuyên đề của năm học này, vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ mầm non bằng cách học bằng chơi, chơi bằng học theo hình thức tập trung học tập, lấy trẻ làm trung tâm thì chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao Đối với bản thân tôi là một giáo viên mầm non, đây là một đề tài khá khó Nhưng tôi sẽ quyết tâm thực hiện đề tài của mình đã lựa chọn, bằng cách tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày, sách báo, tài liệu ngành để tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn,

Vai trò của vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định

ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”,

“Nguyên nhân chậm phát triển của hài nhi là do thiếu vận động” Ngày nay,

khoa học đã chứng minh rằng: [Phần lớn những trẻ ít được vận động thì các vận động phức tạp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động

hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút.]

Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cùng với

sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” với

mong muốn góp phần nhỏ bé trong việc rèn luyện sức khoẻ, phát triển toàn diện cho trẻ - cho những mầm xanh tương lai của đất nước

1.2 Mục đích nghiên cứu

Bản thân là giáo viên hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục các cháu, tôi luôn mong muốn trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, một tầm vóc cao lớn, từ đó hình thành sự mạnh dạn, tự tin, khéo léo, sự phát triển cân đối, hài hòa, phát huy tính

Trang 4

3/28

tích cực tự giác, hứng thú vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu một số hình thức, biện pháp, trò chơi, đồ dùng phục

vụ nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình tổ chức cho trẻ phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liêu có liên

quan đên thực tiễn và công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non (Trẻ 3 -4 Tuổi)

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thực trạng: Điều tra về mức độ, khả năng vận động

của trẻ Tìm hiểu các biện pháp phát triển vận động để trẻ đạt kết quả cao nhất

- Phương pháp quan sát: Quan sát các vận động của cô, bạn thông qua

ngôn ngữ và hành động

- Phương pháp thực hành trải nghiệm: Bao gồm các trò chơi, bài tập vận

động Những phương pháp này giúp trẻ tích cực vận đông khi được bắt trước,

tập theo cô và các bạn

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu toán học: Xử lý số liệu khảo sát, để

biết được kết quả và mức độ đạt được như thế nào, để rút ra kinh nghiệm cho

vấn đề nghiên cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Giáo dục thể chất là một nội dung quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nó có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, nhận thức, thẩm mĩ,

Trang 5

4/28

ngôn ngữ và tình cảm xã hội Nghị quyết Trung ương IV đã nêu một trong những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân

dân đó là: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Chính vì vậy việc phát huy tính tích cực vân động trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc đúng đắn thì có thể gây nên những hạn chế trong sự phát triển cơ thể mà sau này Ở trẻ 3 tuổi đã có một bước phát triển tốt hơn hẳn so với lứa tuổi trước cơ thể trẻ trở lên thon thả mảnh mai hơn, sự cân bằng cơ thể được tăng cường trẻ đi lại vững vàng, uyển chuyển trên đôi chân, thực hiện nhảy bật được cả 2 chân, nhảy l chân hay những động tác khó hơn hay nhảy từ trên cao xuống, nhờ có sự vững vàng của đôi chân, tay, thân hình được giải phóng có điều kiện để thực nghiệm, trải nghiệm những kỹ năng mới, ngoài ra kĩ năng vận động tinh khéo của đôi bàn tay cũng đạt được tiến độ đáng kể đó là những đặc điểm khả năng vận động của trẻ

Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: [ phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.]

Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là cần thiết, đặc biệt trẻ 3- 4 tuổi đang thích được khám phá, được trải nghiệm vào các vận động một cách tự nguyện, thoải mái

Vì vậy trong giờ thể dục cần tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất như:

địa điểm, trang phục, dụng cụ cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển thể lực được tốt

Với đặc thù của phương pháp phát triển vận động chung cho trẻ mầm non thì:

Trang 6

5/28

- Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ

- Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể

- Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kĩ năng, tố chất vận động

- Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có 1 thân hình cân đối, các tác động nhẹ nhàng chính xác

- Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, giờ học thể dục, các trò chơi thể thao lao động

Dựa trên đặc điểm phát triển và khả năng vận động của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, tôi cảm thấy mình cần có được các phương pháp dạy học mới mẻ với các hình thức khác nhau phát huy tính tích cực vận động hơn cho trẻ cho trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện

cơ bản đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục phát triển thể chất như: thang thể dục, bục bật, ghế thể dục, ống chui, bóng, gậy, nơ, đích thẳng đứng… trong trường lớp để dạy trẻ được tốt hơn

- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoại khoá (Ngày hội ngày lễ, hội thi “Bé khỏe mầm non”) cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm

Trang 7

6/28

- Bản thân là Giáo viên trẻ, nhiệt tình và yêu trẻ, làm được nhiều bộ đồ dùng phát triển vận động: Tập tạ, đi khà kheo, Túi cát, Hộp zich xắc, chơi boinh với số lượng đầy đủ cho trẻ tham gia vận động

- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức hoạt động

- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình và các hoạt động của lớp

2.2.2 Khó khăn:

- Số lượng học sinh trong lớp đông, các cháu bé rất hiếu động, chưa tập trung

- Sân tập chật hẹp, không có khu tập riêng biệt, chưa có phòng thể chất

- Phòng học chưa đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động

- Nhận thức của một phần lớn phụ huynh rằng môn giáo dục thể chất là không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm

2.2.3 Kết quả thực trạng:

số trẻ

Trẻ đạt

Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ %

Khả năng tập trung chú

ý, hứng thú của trẻ khi

tham gia vận động

Trẻ tích cực tự giác trong

Trẻ khỏe mạnh, nhanh

Trang 8

7/28

Trẻ có các kĩ năng kĩ xảo

Qua bảng khảo sát cho tôi thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp, trẻ đạt tốt - khá chưa cao, tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều, từ thực tế khảo sát trên để phát huy tính tích cực vân động trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, tôi đã nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo và áp dụng thêm những biện pháp mới để tiến hành thực nghiệm trên trẻ của lớp mình Những biện pháp được tiến hành áp dụng trong quá trình giảng dạy như sau:

2.3 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Giải pháp 1 Xây dựng góc vận động, tạo môi trường kích thích trẻ tích cực vận động

Dựa trên kế hoạch của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong

chương trình giáo dục theo độ tuổi, thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học và căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, nội dung các vận động tập luyện cho trẻ khối mẫu giáo bé, tôi xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đảm bảo tính nguyên tắc từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ

đề, các hoạt động khác và các sự kiện đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kĩ năng vận động cao hơn

Từ những căn cứ trên tôi xây dựng “Góc vận động” để thuận tiện cho việc

sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh tôi chọn vị trí hiên chơi của lớp là nơi đặt góc Các phương tiện thực hiện trẻ không tự lấy được thì tôi sắp xếp để một nơi khi cần đến hoạt động tôi sẽ đem ra cho trẻ thực hiện Tôi sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng và dễ cất như: bóng, vòng thể dục, túi cát, hộp zich zắc Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho ra chơi ở sân trường Trẻ

có thể rủ bạn tập lại các bài tập buổi sáng đã học cho bố mẹ xem Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động

Trang 9

8/28

tự nhiên và tích cực hơn đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con em mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu có thực hiện bài tập tốt không, có mạnh dạn tự tin không

Hình ảnh góc vận động của lớp

* Tạo môi trường kích thích trẻ tích cực vận động

Môi trường vận động như “người giáo viên thứ hai” có thể khuấy động sự tò

mò, thích khám phá của trẻ, môi trường sẽ được đặt ở vị trí thích hợp để trẻ dễ qua sát, lĩnh hội, góp phần hình thành quan điểm, chính kiến riêng, tính tự lực, sáng tạo của trẻ, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện, tự giác

Môi trường trong lớp: Cần có một không gian đủ rộng thế nên tôi đã tận dụng hành lang để sắp xếp môi trường trong lớp đủ không gian để trẻ tích cực vận động, đặc biệt là với trẻ dư cân béo phì những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ thông qua thiết kế vận động: “ Đi thăng bằng trên chướng ngại vật, đi thăng bằng trên ghế thể dục” chơi boinh, ném vòng cổ chai, nhảy bao bố… Ngoài ra tôi còn treo các quả bóng

ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, tận dụng một vài thùng bìa các- tông khoét lỗ để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy…

Trang 10

9/28

Môi trường ngoài lớp: Đây là môi trường có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng tích cực của trẻ, mặt bằng rộng rãi sẽ thỏa mãn được nhu cầu, tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động (leo trèo, chạy, nhảy, tung, ném…), tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên (với nắng, với gió, với hoa, lá cỏ cây…) được trải nghiệm thoải mái thử thách vận động chơi với cát và nước tất cả các trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp

- Sắp xếp những khoảng không gian riêng biệt rộng rãi thoáng mát cho trẻ chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp để phù hợp với hoạt động ngoài trời

Hình ảnh trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

Kết luận: Sau khi xây dựng góc vận động và bổ sung thêm các đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ đã kích thích tính tích cực vận động của trẻ

Giải pháp 2 Biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động học

Để có một giờ hoạt động thể chất đạt hiệu quả cao kích thích tính tích cực,

tự giác cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho hoạt động học

Thứ nhất là địa điểm với đặc thù riêng của môn học việc chuẩn bị không gian cho trẻ học là yếu tố cần sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn, đủ diện tích cho

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w