1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGUYEN THỊ THANH HUONG

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat hinh su va tố tụng hình sự Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN

Hà Nội — 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tÔI.

Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công

trình nào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ rang, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác gia luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hương

Trang 4

Chương 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP

LUAT VE HOAT ĐỘNG THU THẬP TAI LIEU, DO VAT, TINH TIẾT

LIEN QUAN DEN VIEC BAO CHUA CUA LUAT SU TRONG TO (00 /65:00):81002012727 9 1.1 Những van đề chung về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vat, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình Sự «-«<<s«ee<seeses 9 1.1.1 Khai niệm hoạt động thu thập tai liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa cua luật su trong to LUNG NINN SU rrscceeercssesccsscccssccccsscccssccscscccsssesees 9

1.1.2 Mục dich, ý nghĩa hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan

đến việc bào chữa của luật su trong to LUNG NINN SIỤP eccăeềseĂeĂềĂS S55 556505 99958 17 1.1.3 Các hình thức thu thập tài liệu, đô vật, tình tiết liên quan đến việc bào

chữa cua luật su trong to TURE TOA SE ngugaaanusugyotoitiiovi0ottikTESIIGNEESISEMSIEGNTESIBEMBEEUES Ta 1.2 Quy định của pháp luật tô tụng hình sự về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật SU s s-se-<ses<<<es 24

1.2.1 Quy định cua Bộ luật to tụng hình sự năm 2003 về hoại động thu thập

tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật Sửf -.-.<e<e« 24

1.2.2 Đánh gia quy định của Bộ luật to tụng hình sự năm 2015 về hoại động

thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư 32

1.2.3 Quy định của pháp luật to tụng hình sự một số quốc gia trên thé giới về

hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật

sư và kinh nghiệm đối với Viet NAIM <-<-<- << se se e << + ESEsseSeeEeEvexesesesee 40 Két ludin Chuong 077.77 45

Trang 5

QUAN DEN VIỆC BAO CHUA CUA LUẬT SƯ TRONG TO TUNG

in: 47

2.1 Thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tô tụng hình sự s-s <-ses<eseses<es 47 2.1.1 Những kết quả dat AW ‹ e-e<ce< se se EsEEeEsESeEsESESESEEESEEeEsEkeEsesersesersre 47 2.1.2 Một số hạn chế, vuong NGC sssssssssesscecececccscsccscssssscscececececcececcssscssasacecesecess 52 2.1.3 Nguyên nhân của những han chế, VƯỚNG MAC ‹ « «e.«eesceseeeeesceseeesecssesecse 60 2.2 Giải pháp bảo đảm hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan

đến việc bào chữa của luật sư trong t6 BOT BÌNH SWfrseaeekenrsrasnrtertrinnernnnssngrossotios 67 2.04, Gial Phap Hoan KHIỂN PhGD THÍ tanggaaididdatidiuididitLdi8156180656008053665366050.566930866 682.2.2 CAC giải Dháp KNACrrrssccsrscccsssccscscsssccccsssccssccccssscessscccsscccsssscsssssccsscscsssecsees 73 Két ludin S0n o7 79 4800.000175 81

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

Thực tế cho thấy, không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của

đất nước trước đây, vị thế và vai trò của luật sư lại được coi trọng như hiện

nay Có thê nói, đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối với vai trò của luật sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng

đáng có được Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số lượng luật sư, tô chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư

pháp nước nhà đã tạo điều kiện nhiều hơn dé luật sư thé hiện tam quan trọng

của mình !

Bảo đảm thực hiện quyền và trách nhiệm của Luật sư trong hoạt động

tố tụng là vẫn đề quan trọng trong cải cách tư pháp, đồng thời có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vi dân Đó là yếu tổ tất yếu khách quan dé bảo đảm quyền con người, quyền công dân Hoạt động bào chữa của luật sư góp

phần giúp các co quan tiến hành t6 tụng giải quyết vụ án một cách nhanh

chóng, chính xác, hợp tình, hợp lý; giúp Tòa án cân nhắc, xem xét để đưa ra phán quyết có sức thuyết phục và nâng cao hiệu quả của pháp luật tố tụng

hình sự Đề hoạt động bào chữa của luật sư đạt hiệu quả cao thì việc bảo đảm

thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự là hết sức cân thiết Hoạt động này không những có ý nghĩa quan trọng trong việc

nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư mà còn giúp giải quyết vụ

án một cách khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo đảm cho công lý được thực

thi, bảo đảm thực hiện công bang, dân chủ trong tổ tụng hình sự và bảo đảm

'“Nghề luật sư ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, tai dia chỉ:

http://tuvananninh.org/nghe-luat-su-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.html, ngày truy cập: 26/05/2017

Trang 7

tiến hành tố tụng, vào pháp luật và nhà nước, góp phần ôn định trật tự xã hội.

Hiện nay những vấn đề lý luận về hoạt động thu thập chứng cứ của luật

sư chưa có sự thông nhất, còn nhiều quan điểm khác nhau Pháp luật tố tung hình sự hiện hành không quy định hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư như đối với hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng mà mới chỉ dừng ở việc quy định quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa của luật sư Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư cũng còn nhiều hạn chế, vướng mặc do

quy định pháp luật về van dé này còn nhiều điểm bat cập và chưa có cơ chế bao đảm dé luật sư thực hiện một cách có hiệu quả.

Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với những sửa đôi, bố

sung quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ, việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, đã thể hiện sự dân chủ hơn trong quá trình giải quyết các vụ

án hình sự, vừa tạo điều kiện tốt hơn để các cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiễn hành tổ tụng, người tham gia tố tụng, nhất là người bảo chữa thực hiện day đủ hơn, thực chất hơn và có hiệu quả hơn các quy định pháp luật tố tụng Tuy nhiên, một số quy định mới tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về hoạt động

thu thập chứng cứ của luật sư vẫn chưa rõ ràng, cụ thể, điều này có thê dẫn tới

nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng trên thực tế.

Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thể hiện qua các Nghị quyết số

08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trong tâm Công tác tư pháp trong thời gian tới,

Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu đề ra phương hướng hoàn

thiện pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động thu thập tài liệu, đô vật, tình tiệt liên quan đên việc bào chữa của luật sư trong tô tụng

Trang 8

“Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong to tụng hình sự ”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong t6 tụng hình sự, tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động này mà mới chỉ có những công trình nghiên cứu liên quan hay chỉ đề cập đến một khía cạnh của hoạt động này, phải kế đến như:

- Khúc Thi Hoàng Hanh (2010), “Hoan thiện quy định của pháp luật tổ tụng hình sự về thu thập chứng cứ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Trên cơ sở phân tích lý luận về thu thập chứng cứ, tác giả đã mạnh dạn cho rằng khái niệm thu thập chứng cứ ở các tài liệu mà tác giả

nghiên cứ đều có những điểm chưa được đề cập đến và đưa ra khái niệm về thu thập chứng cứ theo quan điểm cá nhân của mình; Luận văn đã phân tích

một cách tương đối thấu đáo những đặc điểm của việc thu thập chứng cứ

trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự, đồng thời đưa ra một số

kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập chứng

cứ và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thu thập chứng ctr”.

- Ngô Thị Ngọc Vân (2016), “Hoạt động bào chữa của luật su trong giai đoạn xét Xử so thẩm vụ án hình sw”, Luận án tiễn sĩ luật hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận án đã làm rõ một số vẫn đề lý luận về hoạt động bào

chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thấm vu án vụ án hình sự; đánh giá được thực trạng hoạt động hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét? Khúc Thị Hoang Hạnh (2010), “Hoàn thiện quy định của pháp luật tô tụng hình sự về thu thập

chứng cứ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 9

của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án vụ án hình sự, những vướng

mắc trong áp dụng cũng như nguyên nhân của nó Trên cơ sở nghiên cứu lý

luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án vụ án hình sự Ÿ.

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Tài liệu Hội thảo khoa học “Nâng

cao vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự”, Hà Nội Trong hội thảo, nhiều tác giả cho rang, vai tro cua luat su trong tố tụng hình sự Việt Nam còn hết sức

mờ nhạt và không thể trở thành đối trọng cân bằng với bên buộc tội Theo quy định hiện hành, chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ Trong khi đó, người bào chữa chỉ được quyền thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án và chúng chỉ là chứng cứ khi được giao

nộp cho các cơ quan tiễn hành tố tụng, được ghi nhận, đưa vào hồ sơ “Như vậy, Luật sư có thu thập được chứng cứ thì cũng không được tự mình sử dụng dé chứng minh những tình tiết trong vụ án mà phải giao cho các cơ quan tiễn hành tố tụng”.

- Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập,

đánh giả và sử dụng chứng cứ trong to tung hình sự”, Tap chí Luật học SỐ 7,

Hà Nội Trong bài viết, tác giả nêu rõ: Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu của quá trình chứng minh vụ án hình sự Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự Có thể nói số lượng và chất lượng chứng cứ đã thu thập được đều có

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử Do

vậy, hoạt động này cần phải được tiễn hành một cách khách quan, thận trọng 3 Ngô Thị Ngọc Vân (2016), “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụán hình sự”, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

a Truong Dai học Luật Ha Nội (2016), Tài liệu Hội thao khoa học “Nâng cao vai trò của Luật su trong tố

tụng hình sư”, Hà Nội.

Trang 10

Ngoài những công trình trên, còn có một số các công trình khác liên quan đến dé tài luận văn như: Pham Kim Hang (2011), “71w thập chứng cứ

trong to tụng hình sự Việt Nam ”, Luan văn thạc sĩ luật học, Trường Dai hoc

luật TP Hồ Chí Minh; Phan Thị Thanh Mai (chủ nhiệm đề tài, 2013), “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư”, Đề tai nghiên cứu khoa học cáp trưởng, Hà Nội;

Có thể thấy nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu này là nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tổ tụng

(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự còn hoạt động thu thập tài liệu, d6 vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa của luật sư (nguồn chứng cứ) được nghiên cứu rat ít,

không chuyên sâu.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự, quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động này cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động này Do hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thé về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự nên tác giả chứng minh gián tiếp thông qua số liệu thống kê số vụ án có người bào

chữa (luật sư là chủ yếu) tham gia trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Pham vi nghiên cứu:

> Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoan thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng

cứ trong to tụng hình sự”, Tạp chí Luật học sô 7, Hà Nội.

Trang 11

và quy định của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động thu thập tài liệu,

đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự Luận văn không nghiên cứu hoạt động của luật sư liên quan đến việc bảo vệ quyên và lợi ích của người bị hại, đương sự.

- Về thời gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt

động thu thập tài liệu, d6 vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự từ năm 2012 đến năm 2016.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào

chữa của luật sư, luận văn đưa ra những kiến nghị tăng cường triển khai thực

hiện tốt quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 về hoạt động thu thập

chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự và các giải pháp bao đảm hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự.

Đề đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của đề tài là:

- Làm rõ những van đề chung về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự: Xây dựng

khái niệm hoạt động thu thập tài liệu, d6 vật, tình tiết liên quan đến việc bao

chữa của luật sư trong tố tụng hình sự, đồng thời phân tích các đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của hoạt động này.

- Nghiên cứu phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tô tung

hình sự về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào

chữa của luật sư trong tố tụng hình sự (Các quy định trong Bộ luật tố tụng

hình sự hiện hành và Bộ luật t6 tụng hình sự 2015) và đối chiếu, so sánh với

Trang 12

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập tài liệu,

đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật su (những kết quả đạt

được, một số hạn ché, vướng mac va nguyên nhân cua những han chế, vướng

mắc này) làm cơ sở cho việc đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong tố tụng hình sự.

- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến

việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự, đề xuất các giải pháp bảo đảm

thực hiện hoạt động này bao gồm giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác — Lê Nin, đồng

thời vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải cách tư pháp.

Tác giả chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với nội dung nghiên cứu, cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp

tổng hợp: được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để làm rõ các

van dé về lý luận, thực tiễn và giải pháp; Phương pháp so sánh, đối chiếu:

được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 của luận văn nhằm mục đích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành — mới, và quy định của pháp luật tố tụng

hình sự các quốc gia khác trên thế giới; Phương pháp thống kê: được sử dụng

chủ yếu ở Chương 2 của luận văn khi tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt

động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư từ đó đánh giá được thực trạng của hoạt động này.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Trang 13

như khái niệm, đặc điêm, ý nghĩa và mục đích của hoạt động này;

- Luận văn có thé sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập, nghiên

cứ những van đề có liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với người bào chữa trong các vụ án hình sự.

7 BO cục của luận văn

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn có kêt câu gôm:

Phân mở đâu, Phân nội dung, Phân kêt luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó phan nội dung được kết câu thành 2 chương với nội dung cụ thé như sau: Chương 1: Những van đề lý luận và quy định của pháp luật về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện và giải pháp bảo đảm hoạt động thu thập tài

liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự.

Trang 14

QUAN DEN VIEC BAO CHUA CUA LUAT SU

TRONG TO TUNG HÌNH SU

1.1 Những van đề lý luận về hoạt động thu thập tai liệu, đồ vat, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tô tụng hình sự

Trong tố tụng hình sự, chức năng gỡ tội luôn tồn tại độc lập và đối

trọng với chức năng buộc tội như một tất yếu khách quan.Với bản chất dân chủ, pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta ghi nhận quyền được bào chữa

(gỡ tội) của người bị buộc tội như một nguyên tắc cơ bản Người bị buộc tội

thực hiện quyền được bào chữa thông qua người bào chữa Muốn thực hiện

được chức năng gỡ tội, người bao chữa phải đưa ra được những tai liệu, đồ

vật hoặc tình tiết khác có liên quan đến việc bào chữa mà khi đánh giá, cơ quan tiến hành tố tung chấp nhận đó là chứng cứ chứng minh người bị tạm giữ, bi can, bi cáo vô tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức độ nhẹ hon.

Cơ sở phát sinh hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự là từ hoạt động bào chữa

2 ^ ` NA x ` nw 2 X 1+ ^ a: Ô

của luật sư va xa hơn là từ quyên bào chữa của người bị buộc tdi

Dé xây dựng khái niệm hoạt động thu thập tài liệu, đô vật, tình tiệt liên

quan đên việc bào chữa của luật sư trong tô tụng hình sự, cân nhận thức đâyđủ nội hàm các khái niệm có liên quan cũng như các đặc điêm, mục đích củahoạt động này Điêu đó cũng đông nghĩa với việc làm rõ khái niệm hoạt động,

° Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì người bị buộc tội bao gồm: Người bị tạm giữ và bị can,

bị cáo Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì người bị buộc tội bao gồm: Người bị bắt, người

bị giữ khan cap, người bi tạm gift và bi can, bi cáo.

Trang 15

khái niệm thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, khái niệm luật sư và các yêu tô đã nêu.

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hoạt động.Theo

cuốn “Tir điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Da Nang năm 2002, hoạt động là

tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội ’ Ở góc độ tâm lý học, cấu trúc hoạt động bao

gồm các thành tố diễn ra ở phía con người: Hoạt động — hành động — thao tác Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa là

một quá trình gồm các hành vi: phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản các

thông tin, tư liệu có liên quan đến việc bào chữa Phát hiện là tìm ra những dấu vết, những thông tin, đồ vật, tài liệu có liên quan đến việc bào chữa hay

nói cách khác là tìm ra những nguồn lưu giữ thông tin về vụ án đã xảy ra Ghi nhận là việc mô tả, ghi chép những thông tin, tài liệu, đồ vật từ các đối tượng phản ánh về vụ án Nếu đối tượng phản ánh về vụ án là các vật thì mô tả các

đặc điểm, dấu hiệu, dấu vết có liên quan đến diễn biến của vụ án hình sự Nếu đối tượng phản ảnh là người thì hoạt động ghi nhận được tiễn hành băng cách

yêu cầu họ trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án.Thu giữ được áp

dụng khi đối tượng là đồ vật Bao quan được áp dụng ngay từ khi thu thập dé bảo vệ giá tri chứng minh của các đô vật, tài liệu.

Tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa là các thông tin, tư

liệu có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc

tội, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ được luật sư thu thập từ người bị buộc tội, người thân thích của họhoặc cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan.

Về khái niệm luật sư, có thé nói đây không phải là một khái niệm quá mới, tuy nhiên hiện nay đang tôn tại một sô quan điêm khác nhau:

” Hoàng Phê (chủ biên, 2002), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng.

Trang 16

Thứ nhất, luật sư là người có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp lý

sâu rộng, được đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, có phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp, gia nhập tô chức của luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức, góp phan bảo vệ công ly, phát triển kinh tế xã

¬ ya MLAS DA 5 ^ se «4 8

hội và xây dựng xã hội công bang dân chu văn minh.

Tứ hai, luật su là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tham gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức đó theo quy định của pháp luật °

Thứ ba, theo quy định tại Điều 2 Luật Luật su năm 2006 thì, Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực

hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) '° Quy định này đã xác định một khái niệm đầy đủ và

chính xác về luật sư, bao hàm những yếu tố cần và đủ của một luật sư thuộc

một tổ chức xã hội nghề nghiệp được pháp luật quy định.

Trong t6 tụng hình sự, luật sư có thể là một trong những người tham gia tố tụng Tuy nhiên, do thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng nên mục đích tham gia tố tụng của luật sư là mục đích tham gia tố tụng của khách hàng Tùy vào vị trí tham gia tố tụng của mỗi khách hàng sẽ là cơ sở để xác định tư cách tham gia tố tụng của luật sư đó.

Trong tố tụng hình sự, luật sư có thể là người bào chữa, là người tham gia tổ tụng độc lập Vi trí độc lập của luật su trong tố tụng hình sự được xác định bang các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, trong đó quy định cụ thé

quyền và nghĩa vụ của họ Một số tác giả đã dựa vào quy định của pháp luật

tố tụng hình sự thực định cho người bào chữa quyền tự mình kháng cáo bản

x Hoang Thi Phương Thu (2007), Vi tri, vai tro cua luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,

Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 10.

° Trường Đại học Luật Ha Nội (2015), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an

Nhân dân, Hà Nội, tr 139.

'° Điều 2 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bé sung năm 2012).

Trang 17

án theo hướng có lợi cho bị cáo trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất; quyền đưa ra tài liệu,

đồ vật, yêu cầu; có quyền trình bày quan điểm của mình mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bị can, bị cáo từ đó coi luật sư là người tham gia t6 tụng độc lap H

Cũng có quan điểm cho răng, luật sư trong tố tụng hình sự chỉ thuần túy là người đại diện của bị can, bị cáo, thông qua việc sử dụng phương tiện, biện pháp luật định đề thê hiện vị trí tố tụng độc lập của mình Luật sư có quyền

không tuân theo những đòi hỏi bất hợp pháp, vô căn cứ của bị can, bị cáo.

Việc thừa nhận vị trí độc lập của luật sư trong tố tụng hình sự phải được xác định bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt trong hệ thống quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho luật sư |”.

Ngoài ra cũng có quan điểm cho rằng, không thé coi luật sư là người tham gia tố tụng độc lập Bởi vì, mối quan hệ giữa luật sư và người bị tạm giữ, bi can, bị cáo chỉ được thiết lập khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mời

(hoặc người đại diện hợp pháp, người thân của họ mời) làm người bào chữa

cho ho và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận hoặc cơ quan tiến hành tố tụng cử luật sư bào chữa cho những người này và được họ đồng ý Do đó,

có thé khang định ý chí của người bi tạm giữ, bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay không có sự tham gia tố tụng của luật sư Xuất phát từ ý chí chủ quan của minh, họ có thé từ chối luật sư ở bat kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu họ nhận thấy sự tham gia của luật sư là không còn cần thiết,

không thể giúp đỡ gì hoặc làm xấu hơn tình trạng của họ `

“ Nguyễn Văn Tuân (2001), Vai trò của Luật su trong tô tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

! Ngô Thị Ngọc Vân (2016), Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự, Luận án Tiên sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 39.

! Pham Hồng Hải (1999), “VỊ trí của luật sư bào chữa trong phiên tòa xét xử”, Tạp chí luật học,(09)

Trang 18

Moi quan điêm nêu trên, ở một khía cạnh nào đó déu có sức thuyêtphục riêng Bởi lẽ, các tác giả khi nêu quan điêm của mình đêu có cách nhìn nhận vấn đề trên cơ sở pháp lý và thực tiễn nhất định.

Hoạt động thu tháp tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật su trong tô tụng hình sự có các đặc diém sau:

V chủ thể thực hiện: Luật sư là một trong các chủ thé tham gia tố tung

với tư cách là người bào chữa Hiện nay, đa số các vụ án hình sự, người bào chữa tham gia chủ yếu là luật sư — Những người được đào tạo chuyên nghiệp

dé thực hiện hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội Khi người bị buộc tội

nhờ đến luật sư, tức là ở họ đang xuất hiện nhu cầu gỡ tội mà tự họ không thể thực hiện được.

Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật

tham gia tô tụng theo yêu cầu của cá nhân, tô chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ich

hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật Hoạt động bào

chữa của luật sư có tính chất chuyên nghiệp Đề được công nhận là một luật

sư thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Luật

sư được lựa chọn hình thức để hành nghề theo một trong hai hình thức là hành

nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân 'Ý Luật sư tham gia bào chữa trong trường hợp sau: Theo hợp đồng dịch vụ pháp

li; Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tổ tụng Luật sư và người bào chữa

không hoàn toàn đồng nhất với nhau Luật sư chỉ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội Nhằm góp phan làm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, toàn điện, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội thì việc luật sư thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan

đến việc bào chữa trong tô tụng hình sự là hết sức cần thiết “ Điều 23 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bô sung năm 2012.

Trang 19

Vẻ hình thức thực hiện: Luật su được sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định dé làm sang tỏ những tình tiết xác định người bi tam giữ, bi can,

bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Tùy theo mỗi giai đoạn tô tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan

đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Việc giao nhận các tải liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa

và cơ quan tiễn hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định của BLTT hình sự.

Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa

của luật sư chủ yếu được thực hiện ở ba giai đoạn của tố tụng hình sự, đó là: giai đoạn điều tra vụ án hình sự; giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử vụ án

hình sự '° Tùy từng giai đoạn tố tụng mà Luật su áp dụng các biện pháp khác nhau đề thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa.

Xuất phát từ đặc điểm của các loại thông tin về vụ án có những hình thức phản ánh khác nhau, không gian tồn tại và đặc điểm đặc trưng khác nhau Do vậy, không thé áp dung cùng một biện pháp thu thập cho tat cả các loại thông tin mà phải lựa chọn và áp dụng những biện pháp phù hợp.

Vẻ nguôn thu thập chứng cư: Luật sư thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân

thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cau của

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tac'® Như vậy, theo quy định này thì đối tượng của hoạt động thu thập

tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư là các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa được thu thập từ người bị buộc tội, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tô chức, cá nhân

'S Trường hợp có người bị bắt, người bị giữ khan cấp và người bị tạm giữ thì luật sư tham gia sớm

'* Điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003.

Trang 20

theo yêu câu của người bị tạm giữ, bi can, bi cáo nêu không thuộc bí mật nhànước, bí mật công tác.

Đặc điểm khác so với hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tô tụng: Đề thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có quyên triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và

nghe họ trình bày về những vấn dé có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo

quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án '” Có thê thấy rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư bào chữa nói riêng, người bào chữa nói chung không được xác định là người có thâm quyền thu thập chứng cứ Tuy nhiên, ho có quyền thu thập các tai liệu, d6 vật, tình tiết liên quan đến

việc bào chữa Những tài liệu, đồ vật, tình tiết này chỉ được xem là chứng cứ

khi được cơ quan tiến hành t6 tụng thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.

Do vậy, nếu không có sự xác nhận, chứng minh của các cơ quan có thấm

quyền tiễn hành tố tụng thì các tài liệu, đồ vật, tình tiết mà luật sư bào chữa thu thập chỉ được xem là nguồn chứng cứ.

Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư có đặc điểm khác so với hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tổ tung Cụ thé là:

- Luật sư bào chữa được quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa nhưng chỉ trong giới hạn phạm vi nhất định Nếu các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác thì luật sư bào chữa không được quyền thu thập mà phải do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập.

"Diéu 65 BLTTHS năm 2003

Trang 21

- Trong khi tiễn hành hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa, luật sư bào chữa không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tô tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên hay Hội đồng xét xử '3 Nếu việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ của Điều tra viên, Kiểm sát viên mang tính chất cưỡng chế thì đối với Luật sư điều này là không thể.

Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam, các biện pháp cưỡng

chế tố tụng được hiểu là những biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng với đối tượng, trong trường hợp theo trình tự, thủ tục luật định nhằm ngăn

chặn tội phạm, loại trừ những hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc giải

quyết vụ án hình sự Trong đó có các biện pháp bảo đảm cho hoạt động thu

thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng như khám xét người, khám xét chỗ ở, địa điểm nơi làm việc, khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thé, tạm giữ, thu giữ, kê biên tài sản,

Còn đối với luật sư thì chỉ có thể thu thập được tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị buộc tội, người thân thích của họ

hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu được sự đồng ý của những đối tượng này, trường hợp không nhận được sự đồng ý của những đối tượng nay thì luật sư có thể yêu cầu các cơ quan tiến hành tô tung thu thập chứ không thé áp dụng các biện pháp cưỡng chế như các cơ quan tiễn hành tố tụng.

Từ những nội dung phân tích nêu trên, có thé nhận thức: Hoat động thu

thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật su trong to tụng hình sự la việc phat hiện, ghi nhận, thu giữ va bao quan các thông tin, tu liệu có liên quan đến việc bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của người bị buộc

tội, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

cho họ.

Hoang Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá va sử dung chứng cứ trong tố

tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (07), tr 68.

Trang 22

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tô tụng hình sự

1.1.2.1 Mục dich hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa cua luật su trong tô tụng hình sự

Mục đích chính của tố tụng hình sự là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi

hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” Phan quyết của Tòa án phải dựa trên quá trình tranh tụng tại phiên tòa và đánh giá các chứng cứ Chính vì vậy, thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ được tiễn hành khách quan, can trọng sẽ loại trừ hiện tượng sai lệch hồ sơ, chứng cứ phản ánh sự việc không đúng sự thật dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội

phạm Đề phát hiện và xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, việc chứng minh trong tố tụng hình sự nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án là hêt sức quan trọng.

Bên cạnh hoạt động chứng minh tội phạm của các cơ quan tiễn hành tổ tụng thì hoạt động chứng minh của luật sư cũng có vai trò quan trọng ø1úp xácđịnh sự thật vụ án, không làm oan người vô tội Trong đó, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa là một trong những hoạt động phục vụ quá trình chứng minh của luật sư Mục đích của hoạt động này là giúp luật sư thu thập các tài liệu, d6 vật, tình tiết có thé trở thành chứng cứ “gỡ tội”, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội, củng cố và tăng tính thuyết phục cho quan điểm bào chữa của luật sư để bảo vệ quyên lợi cho người bị buộc tội Bởi lẽ, luật sư khi thực hiện hoạt động bào chữa nếu chỉ đề xuất, kiến nghị bảo vệ người bị buộc tội mà không dựa vào chứng cứ dé chứng minh cơ sở pháp lý thi không có tinh thuyết phục.

Đề hoạt động bào chữa có hiệu quả, trong mọi trường hợp luật sư phải

dựa vào quy định pháp luật tố tụng hiện hành, dựa vào chứng cứ “gỡ tội” để

!' Xem Điều 1 BLTTHS năm 2003

Trang 23

chứng minh tính đúng đắn về căn cứ pháp lý của quan điểm bào chữa mới có tính thuyết phục, chăng hạn luật sư bào chữa theo hướng xác định thân chủ ”

vô tội thông qua việc đưa ra băng chứng ngoại phạm; luật sư bào chữa theo

hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ thông qua tình tiết về nhân

thân Do đó, việc luật sư thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa trong tố tụng hình sự là hết sức cần thiết 1.1.2.2 ¥ nghĩa hoạt động thu thập tai liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật su trong tô tụng hình sự

Thứ nhất, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc

bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định nhằm bảo đảm cho những người này trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội, đưa

ra các chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình

tiết minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình theo quy định của

pháp luật Nói cách khác, quyền bào chữa là tất cả các quyền mà pháp luật quy định dé chéng lai sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Thực hiện quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều

kiện cần thiết giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự tiếp cận dưới góc độ

thực hiện quyền bào chữa (hoạt động bào chữa) của chủ thé bào chữa, trong

đó hoạt động bào chữa của luật sư là đạt hiệu quả nhất bởi lẽ luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản Dé hoạt động bào chữa của luật sư đạt hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động chứng minh quan điểm

pháp lý dé thuyết phục cơ quan tiến hành tố tung chấp nhận đề xuất, kiến nghị của luật sư Hoạt động chứng minh của luật sư được thực hiện thông qua hoạt?° Thân chủ ở đây được hiểu là khách hàng của luật sư, người được luật sư nhận bào chữa.

Trang 24

động thu thập, đánh giá và sử dụng tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư.

Hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa

của luật sư là khâu đầu tiên trong hoạt động chứng minh quan điểm bào chữa

của luật sư, là tiền đề tất yếu đối với hoạt động đánh giá và sử dụng tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa nhưng không tách bạch riêng rẽ

mà tác động qua lại trong một hệ thống Đây là hoạt động nhằm giúp các luật

sư — Những người bào chữa chuyên nghiệp có thé thực hiện được việc bào

chữa cho người bị buộc tội một cách tốt nhất, đảm bảo tính khách quan cho hoạt động tranh tụng, chứ không phải chỉ “cãi” trên cái “nền” chứng cứ do cơ

quan điều tra đưa ra nhờ đó đảm bảo cho thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bi tạm giữ, bi can, bi cáo.

Thứ hai, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc

bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự góp phan đảm bảo thực hiện

nguyên tắc xác định sự thật của vụ án Theo đó thì: Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toan diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ

xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo +

Khi giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi các CQ có thấm quyền THTT

trong quá trình điều tra, truy tổ có nghĩa vụ thu thập day đủ chứng cứ buộc tội

và chứng cứ gỡ tội Tuy nhiên, các chủ thể buộc tội thường chú trọng tìm

kiếm chứng cứ buộc tội mà ít để ý đến chứng cứ gỡ tội Do đó để đảm bảo sự cân bằng hai bên đối lập nhằm hướng đến mục tiêu tranh tụng, luật sư có quyền tìm kiếm, thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa nhằm mục đích gỡ tội và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội Hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật của

?! Điều 10 BLTTHS năm 2003

Trang 25

vụ án, đảm bảo không xử oan cho người vô tội, nhờ đó đấu tranh chống tội phạm đạt được hiệu quả tốt.

Thứ ba, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc

bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự góp phần đảm bảo thực hiện

nguyên tắc suy đoán vô tội trong tổ tụng hình sự.

Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng

rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi

hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do

pháp luật tố tụng hình sự quy định Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ

án, khởi tố bị can, tiễn hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra đề nghị

truy tố, truy tố bằng bản cáo trạng và tiến hành xét xử, điều tra công khai tai phiên tòa.

Nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu là nguyên tắc mang tính nhân

đạo Tha rang có thé bỏ lọt tội phạm, còn hon là làm oan một người Điều 10 BLTTHS 2003 quy định: “Trach nhiệm chứng minh tội phạm thuộc VỀ các cơ

quan tiễn hành to tụng ” Vậy các cơ quan tiễn hành tố tụng sẽ có trách

nhiệm thu thập các chứng cứ “buộc tội” dé chứng minh tội phạm.

Do đó, để không làm oan người vô tội, việc quy định hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư nhằm thu

thập các tài liệu có thể trở thành chứng cứ “gỡ tội” cho bị can, bị cáo có ý nghĩa quan trọng, tạo thế cân bằng giữa việc thu thập chứng cứ “buộc tội” và

chứng cứ “gỡ tội” trong quá trình giải quyết vụ án, giúp Hội đồng xét xử có

cái nhìn đúng đắn về vụ án, kết án đúng người đúng tội, bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo.

Thứ tư, hoạt động thu thập tài liệu, d6 vật, tình tiết liên quan đến việc

bào chữa của luật sư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận xây dựng

BLTTHS và dong vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra tội phạm Việc xây dựng được bộ khung pháp lý chặt chẽ về vẫn đề này tạo điều kiện cho quá

Trang 26

trình thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trên thực tiễn được tiễn hành thuận lợi, bảo đảm cho quá trình chứng minh tội phạm được nhanh chóng, khách quan góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Ngoài ra, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm tuân thủ nguyên tắc

pháp chế, yêu cầu thượng tôn pháp luật trong t6 tụng hình sự Có thé nói, luật

sư là người giám sát tốt nhất các hoạt động tô tụng trong suốt quá trình điều

tra, truy t6, xét xử.

Thứ nam, về mặt thực tiễn, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết

liên quan đến việc bào chữa của luật sư đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động

bào chữa của luật sư, các tài liệu, đồ vật, tình tiết mà luật sư thu thập được có

thé được công nhận là chứng cứ gỡ tội cho người bị buộc tội hoặc giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự cho họ, từ đó góp phần bảo đảm cho công lý được thực thi, bảo đảm thực hiện công bằng, dân chủ trong tô tụng hình sự và bảo đảm

công bằng trong xã hội Nhờ đó, hoạt động này có tác dụng củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan tiễn hành tô tụng, vào pháp luật và nhà nước, góp

phần ồn định trật tự xã hội.

Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư cho thấy, nếu hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư được

thực hiện tốt thì sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đúng pháp luật Các luật sư thông qua hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ của tố tụng hình sự đó là

phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tội phạm, không làm

oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, dau tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Trang 27

1.1.3 Các hình thức thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư trong tô tụng hình sự

Xuất phát từ đặc điểm của các loại thông tin về vụ án có những hình

thức phản ánh khác nhau, không gian tôn tại va đặc điểm đặc trưng khác nhau Do vậy, luật sư có thé sử dụng nhiều hình thức khác nhau dé thu thập tài liệu, đô vật, tình tiệt liên quan đên việc bào chữa.

- Hình thức thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị buộc tội

Tham gia vào việc lay lời khai của người bi tam giữ, hỏi cung bị can: Theo quy định của BLTTHS, luật su được có mặt khi điều tra viên lay lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can Luật sư được hỏi người bị tạm

giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý Lời khai là nguồn chứng cứ quan

trọng trong t6 tụng hình sự Việc tham dự cuộc lay lời khai, hoi cung giúp luật sư năm được những thông tin, tình tiết liên quan đến người mà mình bào

chữa Để bảo đảm chặt chẽ, khoản 3 Điều 132 BLTTHS 2003 quy định: Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bi can thì trong biên bản phải ghiđây đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam: Bên cạnh tham gia vào việc lay lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì thông qua hình thức gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam có thể giúp luật sư thu thập được thêm nhiều thông tin, tình tiết khác từ người bị

buộc tội mà chưa được trình bày trong các buổi hỏi cung, lay lời khai Bởi lẽ, trong các buổi hỏi cung, lay lời khai, có sự tham gia của Điều tra viên dù

muốn dù không cũng có thé gây ức chế tâm lý cho người bi buội tội.

- Hình thức thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị hại, người làm chứng

Trang 28

Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa: Điều tra tại Tòa án là cuộc điều tra công khai; chứng cứ, tài liệu thu thập được thông qua điều tra tại phiên tòa

được coi là có giá trị cao nhất để Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết đối với bị cáo Thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp theo mô hình tranh tụng, Bộ luật TTHS 2003 quy định luật sư được quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa Do theo quy định của BLTTHS hiện hành thì luật sư không được quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng nên thông qua việc hỏi, tranh luận tại phiên tòa, luật sư có thể thu thập được nhiều

thông tin, tình tiết mới từ những người này.

- Hình thức thu tháp tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ những người khác

Tham gia vào hoạt động điều tra khác: Dé điều tra tội phạm, bên cạnh

hoạt động hỏi cung bị can, tùy theo từng vụ án hình sự, điều tra viên còn có

thê thực hiện các hoạt động điều tra khác, như: đối chất, nhận dạng, khám xét, thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường, thu thập vật chứng v.v Theo quy định của BLTTHS 2003 thì luật sư được có mặt trong những hoạt động điều tra nói trên Việc tham gia vào những hoạt động này giúp luật sư có thê thu thập được nhiều tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ những người khác có liên quan.

Bên cạnh đó, luật sư cũng có thể thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ những người khác thông qua hình thức đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết

thúc điều tra theo quy định của pháp luật.

- Hình thức thu tháp tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tô chức, cả nhân

Luật sư có thể thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đên việc bào chữa từ cơ quan, tô chức, cá nhân theo yêu câu của người

Trang 29

bị tạm giữ, bị can, bị cáo nêu không thuộc bi mật nha nước, bí mật công tác

thông qua hình thức đưa ra yêu cầu cung cấp tài liệu bằng văn bản trực tiếp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân này hoặc đưa ra yêu cầu các cơ quan tiễn

hành tố tụng thực hiện việc thu thập chứng cứ trong trường hợp không nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan, tố chức, cá nhân này mà không có ly do chính đáng 1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư

1.2.1 Quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư

Bộ luật tô tụng hình sự hiện hành không có điều luật riêng quy định về hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của

luật sư mà quy định về hoạt động này chủ yếu thông qua điều luật quy định về

quyên và nghĩa vụ của người bào chữa.

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 thì người

bào chữa có quyền: “Thu /hập tài liệu, đô vật, tình tiết liên quan đến việc bào

chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thán thích của những người

này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác” Đây là quy định hoàn toàn mới của BLTTHS 2003 so với BLTTHS năm 1988 giúp cho người bào chữa thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền bào chữa Điều này giúp họ có thể tìm ra những tình tiết mới có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Quy định này cũng đã thể hiện tinh thần dân chủ trong chính sách pháp luật của nhà nước.

Khi thực hiện hoạt động này, người bào chữa thu thập càng nhiều càng

tốt những tải liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến việc bào chữa; phân tích ý

nghĩa của các tài liệu, đồ vật, tình tiết đó để có những đề xuất cần thiết với Tòa án hoặc xuất trình tại phiên tòa nhằm làm rõ quan điểm bào chữa của

mình Các tài liệu, đồ vật, tình tiết mà người bào chữa thu thập là những tài

Trang 30

liệu, đô vật, tình tiệt có lợi đôi với bi can, bi cáo đê chứng minh bị can, bi cáo

không có tội, phạm tội nhẹ hơn hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ mức bồi thường.

Dé thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa mà trong đó đội ngũ luật sư bào chữa là chủ yếu sẽ thực hiện thông qua các quyền khác được pháp luật tố tụng hình sự quy định cho người bào chữa Đó là:

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và

nếu Điều tra viên đồng y thi được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động to tụng

có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà

mình bào chữa ”.

Sự có mặt của luật sư bào chữa trong các hoạt động điều tra có ý nghĩa hết sức quan trong Nó không chỉ giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ôn

định về mặt tâm lý; những người tiến hành các hoạt động điều tra thận trọng

hơn khi điều tra, tuân thủ pháp luật và hạn chế các hành vi vi phạm mà còn

giúp các luật sư có thê theo dõi được quá trình điều tra, kịp thời nắm bắt được các tình tiết của vụ án giúp ích cho việc tìm ra các chứng cứ “gỡ tội” cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tạo thuận lợi cho quá trình bào chữa và tham

gia tranh tụng tại phiên tòa.

Đồng thời, BLTTHS 2003 cũng quy định rõ, luật sư có quyền hỏi

người bị tạm giữ, bị can khi điều tra viên đồng ý để làm sáng tỏ những tình

tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can Khi tham gia các hoạt động điều tra,

luật sư có quyền xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của

mình và các quyết định tổ tụng liên quan đến người mà mình bào chữa, nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, luật sư có quyền khiếu nại đến cơ quan có

thầm quyền để bảo vệ quyền lợi cho người bi tạm giữ, bi can.

2 Điểm a Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 31

Tuy nhiên, quy định này vẫn còn có điểm bắt cập đó là việc luật sư bào

chữa chỉ có quyền hỏi “khi điều tra viên đồng ý”, điều này gây trở ngại lớn cho các luật sư trong quá trình thu thập các tình tiết liên quan đến việc bào chữa.

- Đề nghị Cơ quan diéu tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung

Roop xa 23

bị can dé có mặt khi hoi cung bị can “`.

Pháp luật quy định địa điểm, thời gian hỏi cung do Cơ quan điều tra

quyết định Tuy nhiên luật sư bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của

người bị tạm giữ, hỏi cung bị can Nên nếu không được thông báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung thì luật sư bào chữa không thé thực hiện được

quyền này do không chủ động trong việc chuẩn bị và sắp xếp để có mặt khi Cơ quan điều tra hỏi cung bị can Do đó quy định luật sư bào chữa có quyền

đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can là

hết sức cần thiết, tạo thuận lợi cho luật sư trong quá trình thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, chủ động tham

gia vào việc hỏi cung bị can Day cũng là một trong những điểm tiến bộ của BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 trước đó.

kn tin GÀ Au A a

- Dua ra tài liệu, do vật, yêu cau

Luật sư bào chữa có thê thực hiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà mình tham gia từ giai đoạn điều tra đến

giai đoạn xét xử Luật sư bào chữa có thê đưa ra các tài liệu, đồ vật mà mình

thu thập được hoặc yêu cầu các cơ quan tiễn hành tổ tụng xem xét, thu thập những chứng cứ chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sựcho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Đề đảm bảo thực hiện quyền này, Điều 122 BLTTHS 2003 quy định về giải quyết các yêu cầu của người tham gia t6 tụng như sau: “Khi người tham gia to tụng có yêu cẩu về những van dé liên quan đên vụ án thì Cơ quan diéu“3Điểm b Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

4 Điểm đ Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 32

tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cau

của họ và báo cho họ biết kết quả Trong trường hợp không chấp nhận yêu cau thì Cơ quan diéu tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do”.

- Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam 3,

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu là người thực hiện tội phạm thì họ

là những người hiểu rõ nhất về những tình tiết trong vụ án, còn nếu họ là người không thực hiện tội phạm thì qua việc gặp gỡ, nói chuyện, luật sư bào

chữa có thé tìm ra được những chứng cứ chứng minh họ không có tội Việc

gặp gỡ này tạo điều kiện cho luật sư bào chữa thu thập thêm những thông tin về tình tiết của vụ án và hiểu rõ hơn về người được bào chữa, Ngoài ra qua những gi luật sư bào chữa thu thập được từ người bị tạm giữ, bi can, bi cáo cũng giúp cho luật sư bào chữa xác minh lại những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được, tránh được những sai phạm trong quá trình điều tra.

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật *°.

Việc đọc hé sơ vụ án giúp cho luật sư bào chữa có thé nắm rõ được nội dung vụ án Trong khi đọc luật sư bào chữa có quyền ghi chép, sao chép

những nội dung cần thiết cho việc bào chữa nhằm gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người được bào chữa Ngoài ra còn giúp cho luật sư bào chữa phát hiện được những sai phạm, mâu thuẫn trong hồ sơ để đưa ra yêu cau, đề nghị hay khiếu nai.

Quy định này của BLTTHS 2003 đã khắc phục được hạn chế của BLTTHS 1988 đó là chỉ quy định luật sư “có quyên đọc hồ sơ và ghi chép những diéu can thiết sau khi kết thúc diéu tra” (Điều 36 BLTTHS 1988) mà không quy định được sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án hay không dẫn đến gây khó khăn rất lớn cho các luật sư bào chữa bởi trong trường hợp

®Điểm e Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

“Điểm g Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 33

hồ sơ vụ án quá nhiều tài liệu cần nghiên cứu thì các luật sư đều phải chép tay

lại chứ không được sao chụp, điều này gây mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp không đảm bảo được tính chính xác so với bản gốc.

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà “”.

Tại phiên tòa xét xử, vai trò của luật sư bào chữa được thể hiện rõ nét

nhất Quyền được tham gia hỏi, tranh tụng tại phiên tòa là quyền quan trọng, là cơ sở để phát huy được vai trò của luật sư bào chữa Luật sư bào chữa có

quyền hỏi bi cáo và những người khác về những van dé của vụ án dé có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho bị cáo Qua quá trình tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa, luật sư bào chữa có thể thu thập thêm được các tình

tiết mới, tìm ra mâu thuẫn giữa những chứng cứ đã thu thập được và lời khai

của những người được hỏi để tìm ra những tình tiết có lợi cho bị cáo tạo thuận lợi cho quá trình bào chữa.

Sau khi thu thập được các tài liệu, đồ vật, tình tiết cần thiết, luật sư

phân tích, đánh giá các tài liệu, đồ vật, tình tiết đó, tìm ra những điểm có ý nghĩa đối với việc bào chữa và đề xuất, thuyết phục Thâm phán, Hội đồng xét

xử đồng ý với những đánh giá của mình đề ra những quyết định có lợi cho bị cáo BLTTHS 2003 quy định trong khi thực hiện hoạt động thu thập tài liệu,

đô vật, tình tiệt liên quan đên việc bào chữa, luật sư bào chữa có nghĩa vụ sau: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định dé lam sáng tỏ những

tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiét giam

z 2A ` r 28

nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bi cáo “.

Luật sư bào chữa tham gia tô tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Do vậy, các luật sư bào chữa khi nhận bào chữa thì công việc đầu tiên là tiếp nhận những thông tin và những tình tiết liên quan đên vụ án, sau đó nhận định ban đâu là người bị tạm giữ, bị can, bị“Điểm g Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003

” Điểm a Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 34

cáo có thực hiện hành vi phạm tội không? Nếu có thì hành vi đó cấu thành tội phạm gì? Sau đó mới xem xét các hướng bào chữa.

Nếu xác định người bị tạm giữ, bi can, bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội thì luật sư bào chữa sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để

thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết dé chứng minh sự vô tội của người bi tạm giữ, bị can, bị cáo Ví dụ như các tài liệu chứng minh sự ngoại phạm của

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Tại thời điểm tội phạm xảy ra, người bị tạm giữ, bi can, bị cáo dang ở tỉnh khác cách địa điểm xảy ra tội phạm hàng trăm cây sô hoặc đang ở nước ngoài.

Nếu xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội thì luật sư bào chữa tiến hành thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết có thể trở thành tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo Ví dụ như: Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, " - Tùy theo mỗi giai đoạn tổ tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì luật sư bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án 7?

Như đã phân tích ở phần trên, theo quy định tại BLTTHS 2003 thì người bào chữa nói chung, luật sư bào chữa nói riêng không được xác định là người có thâm quyền thu thập chứng cứ Do vậy, tất cả các tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa do luật sư thu thập mới chỉ được coi là nguồn chứng

cứ Chỉ khi luật sư giao các tải liệu, đồ vật đó cho Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát hoặc Tòa án thì các tai liệu, đồ vật mới có thé là chứng cứ phục vụ

cho hoạt động chứng minh của Co quan tiến hành tố tụng cũng như hoạt động bào chữa của luật sư Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa luật sư bao

chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại

? Điểm a Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 35

Điều 95 BLTTHS 2003 Nghĩa vụ này xuất phát từ quyền thu thập tài liệu, đồ vật có liên quan đên việc bào chữa của luật sư.

- Giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ *°

Trong quá trình thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, luật sư có nghĩa vụ giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý như giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

về quyền và nghĩa vụ của họ; giải thích những kiến thức pháp luật, điều luật

có liên quan đến trách nhiệm hình sự của họ, hướng dẫn họ thực hiện các yêu

cầu của Cơ quan tiễn hành tố tụng hoặc trao đôi về hướng bào chữa, Việc trợ giúp về mặt pháp lý cho người bi tạm giữ, bi can, bi cáo giúp họ nam được

quy định của pháp luật, nắm rõ được vai trò của luật sư bào chữa trong việc

bảo vệ quyén và lợi ích của họ, nhờ đó có sự tin tưởng, phối hợp cung cap

thông tin, tài liệu cần thiết có ý nghĩa đối với việc bào chữa cho luật sư.

- Tôn trọng sự thát và pháp luật a

Nghĩa vu tôn trọng sự thật va pháp luật là nghĩa vụ bat buộc phải thực

hiện đối với mỗi luật sư nói chung và luật sư bào chữa nói riêng Tại Điều 5

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định: “Tuân thi

Hiến pháp và pháp luật; Tôn trọng sự thật khách quan”, đây là nguyên tắc

hành nghề của luật sư đồng thời cũng là nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tổ tụng hình sự Việc luật sư bào chữa áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều cần

thiết và phù hợp với tư cách đạo đức và ứng xử nghé nghiệp của luật sư Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không

có nghĩa là luật sư bất chấp sự thật của vụ án, mà phải dựa trên sự thật khách

`! Điêm b Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

*' Điểm d Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 36

quan và tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng pháp luật, có như vậy, hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư

mới đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của luật sư.

- Không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xui giục người khác khai bao

As ^ ¬ Jsa A a, 32

gian doi, cung cap tài liệu sai sự thật

Luật sư khi thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên

quan đến việc bào chữa không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giuc

người khác khai báo gian đối, cung cấp tài liệu sai sự thật Hành vi mua

chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian đối, cung cấp tài liệu sai sự thật đều có thê dẫn đến hậu quả làm sai lệch hồ sơ vụ án, kéo đài giải

quyết vụ án và nghiêm trọng hơn dẫn tới làm oan người vô tội Việc thực hiện hành vi này không những vi phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự mà

còn đi ngược lại với đạo đức xã hội, lương tâm, đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư.

- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ an vào mục dich xám hai lợi ích cua Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp

5 L

của cơ quan, tô chức và ca nhán

Đề thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến

việc bào chữa, luật sư được quyền có mặt khi lay lời khai của người bi tam giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm

giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác, được đọc, sao chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra Chính vì vậy, luật sư có điều kiện tiếp xúc và thu thập được các bí mật của vụ án bao gôm bí mật điêu tra và bí mật đời tư của người

* piém d Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

` Điểm e Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003

Trang 37

tham gia tố tụng Những bí mật này nếu bị tiết lộ ra ngoài có thé gây hậu qua nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị tạm

giữ, bi can, bi cáo ma còn có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều cơ

quan, tổ chức, cá nhân khác, làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết

vụ án nói riêng Do đó, luật sư bào chữa không được tiết lộ bí mật điều tra mà

mình biết được Theo quy định tại Điều 124 BLTTHS 2003 thì “7rong truong hợp can giữ bí mật diéu tra, Diéu tra viên, Kiểm sát viên phải báo trước cho

người tham gia tô tụng, người chứng kiến không được tiết 16 bí mật diéu tra.

Việc bao này phải được ghi vào biên bản”.

Đồng thời, tất cả các tài liệu đã được luật sư bào chữa ghi chép, sao

chụp trong hồ sơ vụ án không được sử dụng vào mục đích xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức và cá nhân.

1.2.2 Đánh giá quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 về hoạt động thu thập tài liệu, đ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luậtsư

Hiến pháp năm 2013 đã thé hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và một trong những

quyền con người, quyền công dân quan trọng nhất của người bị buộc tội được Hiến pháp quy định đó là quyền bào chữa, đây còn là trách nhiệm hiến định

đối với cơ quan tô tụng Dé đảm bảo thực hiện tốt quyền này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) được Quốc hội thông qua ngày

27/11/2015 đã sửa đối, bô sung một SỐ quy định mới về người bào chữa, đặc

biệt là các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa, khắc

phục được một số điểm bat cập, hạn chế của BLTTHS 2003.

Trang 38

- Những bat cập trong quy định của BLTTHS năm 2003 về hoạt động thu thập

tài liệu, đô vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư đã được khắc phục trong BLTTHS năm 2015.

Một trong những quy định mới nỗi bật của BLTTHS 2015 về quyền của người bào chữa, khắc phục được hạn chế của BLTTHS 2003 đó là quy định về quyền “Thu thdp, dua ra chứng cứ, kiểm tra, đánh giá và trình bày y kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thâm quyên tiễn hành tô tụng kiểm tra, đánh giá” tại Điểm h, Điểm I Khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015 Nhu vậy, BLTTHS 2015 quy định mới là ngoài các cơ quan

tiễn hành tố tụng gồm Co quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thì người bào chữa cũng là chủ thể được quyền thu thập chứng cứ Quy định mới này đã phá bỏ sự độc quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập

chứng cứ, bảo đảm sự công bằng trong quá trình chứng minh, tăng cường tranh tụng, phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013 đồng thời nâng cao hiệu quả trong quá trình thu thập chứng cứ.

Nếu như theo quy định của BLTTHS 2003 các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án do luật sư bào chữa thu thập mới chỉ được coi là nguồn

chứng cứ thì ở BLTTHS 2015 tat cả các tài liệu, đồ vật, tình tiết này nếu đảm

bảo được tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp thì đều được coi là chứng cứ dé giải quyết vụ án Như vậy, theo quy định mới của BLTTHS 2015

thì hoạt động thu thập tài liệu, d6 vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của luật sư chính là hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư.

Cùng với việc quy định thâm quyền thu thập chứng cứ của luật sư, BLTTHS 2015 cũng sửa đôi, bố sung rất nhiều điều luật theo hướng chi tiết hơn liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư bào chữa nói riêng, người bao chữa nói chung như: Phương thức thu thập chứng cứ của người bào chữa; nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu kịp thời cho các cơ quan tiễn hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; quyền của người bào chữa được tham dự

Trang 39

trong các buôi hỏi cung bị can và quyên yêu câu các cơ quan tiên hành tô tụng

và người tiên hành tô tụng thực hiện một sô hoạt động đê làm sáng tỏ thêm

chứng cứ vụ án như yêu câu đôi chat, nhận dạng, xem xét các dâu vét trên

thân thé, trung cau giam dinh,

Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015 quy định: “Dé thu thập chứng cứ,

người bào chữa có quyển gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm

chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những

vấn dé liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đô vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa ” Đây là quy định

mới giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư Theođó, ngoài việc gặp người mà mình bào chữa, BLTTHS 2015 quy định luật sư

bào chữa còn được gặp bị hại, người làm chứng và những người khác biết về

vụ án dé hỏi, nghe họ trình bày về những van dé liên quan đến vụ án nhờ đó luật sư có thé thu thập thêm được nhiều tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa.

Khoản 4 Điều 88 BLTTHS 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận, lập biên bản giao nhận, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người có

thâm quyên thu thập chứng cứ (trong đó có người bào chữa) cung cấp.

Đặc biệt, Điều 73 BLTTHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về

quyền và nghĩa vụ của người bào chữa tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập

chứng cứ, cụ thể:

+ Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, khi người bị bắt bị người tiễn hành tô tụng lấy lời khai thì người bào chữa cho người bị bắt có quyên có mặt

để nghe việc lấy lời khai.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định luật sư bào chữa có mặt khi người tiễn hành t6 tụng lay lời khai của người bị bat ma chỉ quy định

quyền có mặt của luật sư bào chữa khi lay lời khai của người bị tạm giữ, khi

Trang 40

hỏi cung bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác Chính vì vậy,

dẫn tới không đảm bảo được quyền lợi cho người bị bắt cũng như chưa đảm bảo sự tiếp cận hoạt động điều tra từ sớm dé thu thập chứng cứ của luật sư

bào chữa Quy định mới trong BLTTHS 2015 đã khắc phục được hạn chế này.

+ Sau moi lan lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyên kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can ”“

Quy định này đã khắc phục được bất cập của BLTTHS 2003 là luật sư bào chữa chỉ được hỏi khi được sự đồng ý của Điều tra viên gây hạn chế cho

quá trình thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư Theo quy định mới này thì luật sư bào chữa được quyên hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can sau mỗi lần lay lời khai, hỏi cung của người có thâm quyền kết thúc,

không phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan tiến hành t6 tụng cũng như người

tiến hành tố tụng.

+ Được cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng báo trước về thời gian, địa

điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này

Quy định mới này có ý nghĩa hết sức quan trọng, luật sư bào chữa có

thé chủ động sắp xếp thời gian để thực hiện quyền của mình Nếu như theo

quy định của BLTTHS 2003 thì luật sư bào chữa phdi dé nghị với co quan tiễn hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm dé có mặt khi hỏi cung bị can thì BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm báo trước về thời gian, địa điểm lay lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác

theo quy định của Bộ luật này cho cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng

không phụ thuộc vào việc luật sư bào chữa có đề nghị hay không dé bao đảm thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư.

- Diém b Khoan 1 Diéu 73 BLTTHS 2015

35 Điểm d Khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015

Ngày đăng: 20/04/2024, 20:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN