Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với bạn bè, người thân trong gia đình v
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất giúp con người biểu đạt được những mong muốn, sở thích, tình cảm, cảm xúc của mình… Một đứa trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ, thậm chí trước khi có trẻ dùng tư ngữ như khóc, hay khi muốn đòi cái gì đó khi còn nhỏ Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh theo cách có ý nghĩa nhất, đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số; việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập trong giao tiếp và thu nhận thông tin kiến thức Có nhiều cách biểu đạt ngôn ngữ, nhưng thông qua tác phẩm văn học thì việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sẽ là con đường ngắn nhất và nhanh nhất
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để chiếm lĩnh, tái hiện thế giới Qua những tác phẩm văn học thế giới tràn đầy âm thanh màu sắc, hình khối ngôn ngữ đã dần được hiện lên trong trí tưởng tượng về cuộc sống gần gũi, quen thuộc của trẻ
Ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ, giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mạch lạc Đó là nền tảng để hiểu về thế giới văn học và tiếp nhận nhiều tri thức mới Vì vậy, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo
Đối với trẻ mẫu giáo khi làm quen với tác phẩm văn học qua sự truyền thụ của giáo viên, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, rèn luyện được khả năng chú ý, tái tạo và đặc biệt phát triển khả năng trí tưởng tượng sáng tạo Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn phát triển tư duy trực quan hành động và đặc biệt phát triển ngôn
Trang 2ngữ mạch lạc cho trẻ Khi trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tạo nền tảng để giúp trẻ thể hiện sự tự tin, thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng xung quanh và diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày; qua đó trẻ phát triển một cách toàn diện hơn cả về tâm lý và sinh lý
Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia (tiếng phổ thông), là ngôn ngữ chính thức dùng để giao tiếp và truyền đạt, trao đổi kiến thức trong nhà trường; việc chuẩn bị cho trẻ có được ngôn ngữ mạch lạc cũng là hành trang bổ trợ kiến thức ngôn ngữ giao tiếp, giúp cho trẻ có thể học tập tốt là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non Việc chuẩn bị ngôn ngữ tiếng Việt là vấn đề vô cùng quan trọng, vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp với các thành viên khác trong xã hội
Trên thực tế, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có điều kiện và môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt, khi đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Do đó, trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè là người dân tộc Kinh Vì vậy, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Nói tóm lại, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng trong nhiều năm qua của ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ Với đặc điểm ở lớp mẫu giáo 3 tuổi, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Trên cơ sở triển khai, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Lát, sự hướng dẫn trực tiếp của Ban Giám hiệu trường Mầm non Quang Chiểu Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp 3 tuổi khu Pùng do tôi phụ trách, có hơn 90% là trẻ dân tộc thiểu số Cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng chí, đồng nghiệp; qua thời gian 3 năm công tác tại địa bàn các xã khó khăn của huyện vùng cao Mường Lát, do đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân
Trang 3tộc thiểu số tại khu Pùng trường mầm non Quang Chiểu”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, hòa nhập trẻ dân tộc thiểu số Một số vấn đề khi cho trẻ dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non
Thực trạng phát triển ngôn ngữ khi cho trẻ dân tộc thiểu số 3 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non Quang Chiểu
Nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng chủ đề để dạy trẻ, giúp trẻ có hứng thú trong tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số khi làm quen với tác phẩm văn học
Đề xuất những biện pháp chỉ đạo và dạy học môn làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số học tiếng Việt
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 31 trẻ mẫu giáo 3 tuổi khu Pùng trường mầm non Quang Chiểu - Thuộc vùng dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu từ Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài;
- Phương pháp điều tra giáo dục; - Phương pháp quan sát sư phạm;
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp; - Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin; - Phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Phương pháp thực hành nghệ thuật
II : NỘI DUNG
Trang 41 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong cuộc sống, chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để nhận thức thế giới, giao tiếp với mọi người và tư duy Phát triển ngôn ngữ là phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Trẻ mầm non bắt đầu học ngôn ngữ, mà chủ yếu là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, hiểu
Đối với trẻ Mầm non, ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp” mà ngôn ngữ là công cụ để trẻ biểu đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc và mong muốn của mình với người khác và qua đó người khác hiểu được trẻ Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và phát triển thể lực cho trẻ
Đối với trẻ Mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai Quá trình trẻ mẫu giáo là người dân tộc thiểu số được phát triển ngôn ngữ tiếng Việt khác với quá trình học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở một số đặc điểm như: Môi trường ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số chủ yếu là môi trường nhân tạo, bị thu hẹp cả về không gian và thời gian Là ngôn ngữ thứ hai nên đa phần chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất ở mức độ nhất định Sự khác biệt về điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số có tác động không nhỏ đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, ngôn ngữ từng dân tộc có cách phát âm, ngữ điệu, một số vốn từ vựng… làm cho trẻ gặp khó khăn khi tiếp thu ngôn ngữ tiếng Việt
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non, tôi nhận thấy trẻ ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn có những hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi muốn trình bày ý kiến, mong muốn của mình; một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa chuẩn, diễn đạt chưa mạch lạc, rõ ràng, nói không đủ câu…
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, để chuẩn bị hành trang cho bé bước vào trường học Từ những hạn chế trên của trẻ, bản thân tôi luôn trăn trở, suy
Trang 5nghĩ và đưa ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số trong trường Mầm non
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a Đối với giáo viên
Chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số, đôi khi còn dập khuôn, máy móc, chưa có kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Chưa khai thác hết khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số, chưa chú ý đến việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của trẻ dân tộc trong các hoạt động hằng ngày
Giáo viên ít có thời gian làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số
Khả năng truyền thụ tác phẩm văn học của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên còn hạn chế khi trò chuyện, đàm thoại, chưa tận dụng hết khả năng phát triển kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ
b Đối với trẻ
Nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế Số trẻ đông, một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn kỹ năng cá nhân ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức Số trẻ 3 tuổi là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (28 trẻ = 90,3%) tổng số trẻ
Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chưa phong phú do bất đồng ngôn ngữ; quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường bên ngoài còn có những hạn chế nhất định
Sự khác biệt về văn hóa các dân tộc, trong đó, ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số
Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn (theo tiếng địa phương), điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiếp thu kiến thức của trẻ
Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ là người dân tộc thiểu số nên chịu
Trang 6ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất ở mức độ nhất định, vì nó có sự ảnh hưởng giao thoa ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ và những điều kiện xã hội tác động vào việc học ngôn ngữ thứ hai
c Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học
Đầu năm học tôi nghiên cứu và tìm hiểu thấy được các trẻ là người dân tộc thiểu số thường ít được quan tâm, chăm sóc, khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc về vốn từ, kỹ năng nói, khả năng hiểu và diễn đạt còn nhiều hạn chế Tôi nhận thấy một số giáo viên chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo trong việc lập kế hoạch giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên vẫn còn dạy trẻ theo hướng thụ động, đa phần là sự truyền đạt ở cô nên chưa phát huy được tính tính cực ở trẻ trong quá trình tổ chức; khi hướng dẫn dẫn cho trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm như: Giáo viên còn nói nhiều, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động, sử dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc, nhất là khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn hạn chế; cô chưa tạo ra được các tình huống, chưa thường xuyên đặt ra được câu hỏi mang tính gợi mở, khuyến khích tư duy của trẻ, tạo cho trẻ có cơ hội được diễn đạt nhiều Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo, cứng nhắc, dập khuôn, sử dụng nhiều từ địa phương Sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa khoa học
Do đặc điểm tâm lý của trẻ dân tộc thiểu số rất nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, do môi trường giao tiếp của trẻ còn bó hẹp trong phạm vi gia đình, người thân, mà người thân của trẻ cũng là người dân tộc thiểu số nên khi giao tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng dân tộc thiểu số; do đó trẻ không có cơ hội được giao tiếp tiếng Việt thường xuyên; chủ yếu trẻ chỉ được giao tiếp với ngôn ngữ tiếng Việt khi ở trường Trẻ thường mắc một số lỗi như: nói không hết câu, nói không gãy góc, nói chống không, diễn đạt không rõ ràng, mạch lạc… Bên cạnh đó, khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ rất ít giơ tay phát biểu, chủ yếu do cô dùng biện pháp khuyến khích và gọi đích danh tên trẻ, lúc đó trẻ
Trang 7mới có phản ứng, nhưng câu trả lời của trẻ thường diễn ra không theo ý nghĩa của câu hỏi
Văn học dành cho trẻ từ lâu đã trở thành dụng cụ hữu hiệu nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ; đồng thời, qua đó giúp trẻ phát triển về cả mặt nhận thức và tình cảm xã hội cùng với kỹ năng giao tiếp
Dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ là người Kinh với trẻ là người dân tộc thiểu số khi tôi đưa ra bảng khảo sát, đánh giá và so sánh, kết quả như sau:
* Đối với trẻ là dân tộc Kinh: 03 trẻ Nghe và làm theo từ 3 lời chỉ
dẫn liên tiếp trở lên
* Đối với trẻ là dân tộc thiểu số: 28 trẻ
Nghe hiểu nội dung tác phẩm 0 trẻ - 0% 02 trẻ - 08 trẻ - 18 trẻ -
Trang 8văn học 7,1% 28,6% 64,3% Nghe và làm theo từ 3 lời chỉ
dẫn liên tiếp trở lên Sau khi khảo sát, tôi thấy tỷ lệ trẻ dân tộc Kinh tỷ lệ “Tốt”, “Khá” ở mức độ cao hơn rất nhiều so với trẻ là dân tộc thiểu số
Từ những kết quả trên, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết, nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở vùng dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học, tôi xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp cùng tham khảo; đồng thời đóng góp ý kiến để tôi chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian tới, để sáng kiến kinh nghiệm được chất lượng hơn cả về nội dung và hình thức, gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy ở trường Mầm non
3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a.Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ
cho bản thân
Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho bản thân tôi cho rằng đó là một giải pháp rất quan trọng Bởi vì nếu không tự bồi dưỡng kiến thức sẽ ngày càng mai một theo thời gian Khi bản thân có kiến thức, kỹ năng, tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là bồi dưỡng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vùng dân tộc thiểu số
Tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ dân tộc thiểu số theo lứa tuổi Học
Trang 9tập ngôn ngữ của dân tộc thiểu số để giao tiếp, hiểu được nhu cầu, mong muốn của trẻ khi chưa biết thể hiện qua ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giúp đỡ trẻ
Nắm chắc mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục mầm non nói chung và trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng
Căn cứ mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của từng độ tuổi trong lĩnh động xây dựng kế hoạch hoạt động, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, lựa chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sao cho phù hợp, hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, giáo trình về giáo dục Mầm non, nhất là sách hướng dân thực hiện chương trình giáo dục các độ tuổi, bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là tài liệu (hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số)
Hàng tháng lên kế hoạch tự học tập, tự bồi dưỡng về những mặt còn hạn chế như: Thiết kế một hoạt động phát triển ngôn ngữ Bản thân tôi luôn phải đọc kỹ tác phẩm, phân tích kỹ nội dung của tác phẩm, đưa ra bài học gì qua tác phẩm, qua tác phẩm giáo dục trẻ những nội dung gì; từ đó tôi đưa ra mục tiêu của hoạt động Tôi tìm và chọn những phương tiện hỗ trợ cho việc đưa tác phẩm đến với trẻ một cách dễ hiểu và hứng thú nhất, sau đó tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động
b Giải pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động có chủ đích
Hoạt động có chủ đích là hình thức cơ bản và chủ yếu, tôi là người trực tiếp hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ thu nhận kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách có hệ thống lôgíc khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Để hoạt động có chủ đích đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì tôi thực sự phải có khả năng dẫn dắt Hoạt động học làm quen với tác phẩm văn học đưa trẻ đến thế giới cổ tích, cuộc sống xung quanh (thơ, truyện, đồng dao) đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau Khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, bản thân tôi lựa chọn các
Trang 10phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy
Cụ thể: Tôi đưa trẻ vào trung tâm của quá trình hoạt động, phát huy tính tích cực của trẻ, dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp Tôi dùng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt trẻ, cho trẻ được thực hành trải nghiệm: đọc thơ, diễn kịch, trả lời câu hỏi của cô nhiều lần; cho trẻ được thảo luận nhóm, thảo luận vai chơi, giao tiếp và trình bày những nhận xét của bản thân mình về các nhân vật, tác phẩm văn học
Ví dụ:
+ Khi cho trẻ tự kể chuyện và hướng dẫn trẻ tập kể chuyện, tôi đã cho trẻ kể chuyện bằng nhiều cách khác nhau như: Tôi kể một đoạn rồi cho trẻ kể tiếp cho đến khi kết thúc câu chuyện; tôi cho trẻ kể chuyện theo tranh về một câu chuyện dựa trên yếu tố trực quan; kể chuyện sáng tạo dựa trên ý tưởng, vốn kinh nghiệm, sự tưởng tượng sáng tạo của cá nhân trẻ
Tôi thường xuyên quan tâm trao đổi, trò chuyện nhiều hơn với trẻ người dân tộc thiểu số, liên hệ từ tác phẩm văn học với cuộc sống hàng ngày của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ nhẹ nhàng, thân thương mà gần gũi
Một yêu cầu đặt ra đối với tôi khi cho trẻ ở vùng dân tộc thiểu số “Làm quen với tác phẩm văn học” là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới câu từ phù hợp Vì thế, trước khi thực hiện một tiết dạy “Làm quen với tác phẩm văn học” tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc chủ đề Chuẩn bị tâm thế bằng cách tôi luyện đọc, kể tác phẩm văn học nhiều lần để câu từ luôn chính xác, rõ ràng, giúp trẻ dễ hiểu, nhập tâm vào tác phẩm để truyền tình cảm của mình tới tất cả các học sinh trong lớp, đặt ra những tình huống sư phạm và nghiên cứu tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất
Ví dụ: Với tiết thơ, tôi chuẩn bị bài thơ với tranh, hình ảnh động sáng tạo cho trẻ làm quen Đầu tiên tôi đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ