Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng...622.. Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG II MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: Th.s Nguyễn Phan Vân Anh
NHÓM 5 (LỚP TM46A2) ST
T
4 Nguyễn Thị Khánh Huyền 2153801011075
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
……∞∞∞……
Trang 2XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO 4 1.Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT 4
3 Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong trong hợp đồng 4
4 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh 4
6 Quy phạm xung đột một bên là quy phạm mệnh lệnh 5
9 Quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài 5
13 Hệ thuộc luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đối tượng là bất động sản 5
14 Mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản 5
17 Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật ? 6
18 Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật 6
19 Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật 6
20 Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng 6
22 Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch 7
25 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh 7
27 Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài 7
28 Tòa án luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng 7
32 Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự 8
33 Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ giải thích pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam? 8 B-TỰ LUẬN 8
1 Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của TPQT” Anh/Chị hãy chứng minh nhận định này là đúng 8
Trang 33 Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hiệu quả 8
6 Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong TPQT ? 9
9 Tại sao xung đột pháp luật chỉ xuất hiện khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh ? 9
11 Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hóa tác động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không ? 9
14 Khi áp dụng ĐƯQT để giải quyết xung đột thì có thể coi rằng hiện tượng xung đột pháp luật bị triệt tiêu hay không ? Vì sao ? 10
15 Tại sao quy phạm xung đột lại là một quy phạm pháp luật đặc biệt và mang tính chất đặc thù của TPQT ? 10
16 Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì áp dụng pháp luật như thế nào ? 10
17 Phân tích vai trò của Lex fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngoài 10
18 Tại sao phải giải quyết xung đột pháp luật ? 11
19 Hệ thuộc luật là gì ? 11
22 Hãy cho biết trong những trường hợp nào Tòa án VN cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 11
26 Khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý nào
có thể phát sinh? 12
Trang 4∞∞∞……
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5CHƯƠNG II: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT NƯỚC NGOÀI
I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO.
1.Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT
Nhận định sai
Vì đối tượng điều chỉnh trong TPQT bao gồm QHDS có YTNN và QHTTDS có YTNN Mà xung đột pháp luật chỉ xảy ra ở QHDS có YTNN chứ không xảy ra ở QHTTDS có YTNN vì đây là một ngành luật chỉ có quốc gia đó mới có thể điều chỉnh vấn đề này mà PLNN không được điều chỉnh do các quan hệ pháp luật công có yếu tố ảnh hưởng đến quốc gia việc pháp luật nước ngoài tham gia vào quan hệ này sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề về chính trị, chủ quyền quốc gia,
3 Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong trong hợp đồng
Nhận định sai
CSPL: Điều 683; Điều 687; Điều 686 BLDS 2015
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại BLDS 2015 thì pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được lựa chọn pháp luật áp dụng trong các phạm vi quan hệ:
Thứ nhất: Quan hệ hợp đồng Theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thì các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng với hợp đồng Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được
áp dụng
Thứ hai: Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo khoản 1 Điều 687 BLDS 2015 thì các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng
Thứ ba: Thực hiện công việc theo ủy quyền Theo Điều 686 BLDS 2015 thì các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền Trường hợp không
có thỏa thuận thì áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền
THỨ 4, QUAN HỆ SỞ HỮU TÀI SẢN.
Trang 64 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh
Nhận định sai
Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh cần điều chỉnh
Phải có sự khác biệt về nội dung giữa các hệ thống pháp luật có liên quan
Quy phạm xung đột được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh chứ không là nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
6 Quy phạm xung đột một bên là quy phạm mệnh lệnh
Nhận định sai
Phân loại quy phạm xung đột căn cứ theo các tiêu chí như:
Dựa vào hình thức dẫn chiếu của quy phạm xung đột: Quy phạm xung đột một chiều; quy phạm xung đột hai chiều
Dựa vào sự thể hiện ý chí của nhà lập pháp: Quy phạm xung đột mệnh lệnh và quy phạm xung đột tùy nghi
Dựa vào nguồn của quy phạm: Quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung đột trong nước => Có thể thấy quy phạm xung đột một bên (hay còn gọi là quy phạm xung đột một chiều) và quy phạm xung đột mệnh lệnh là hai loại xung đột khác nhau, do đó nhận định trên là sai
HÁI KHÁI NIỆM KHÁC NHAU
9 Quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
Nhận định sai
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài được đặt ra khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới vì quy phạm này xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào đó có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc có thể do các đương sự thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài Trong trường hợp dẫn chiếu ngược thì pháp luật trong nước vẫn được áp dụng
13 Hệ thuộc luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đối tượng là bất động sản.
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
Hệ thuộc luật nơi có tài sản được áp dụng tại Việt Nam không chỉ với đối tượng là bất động sản mà còn bao gồm cả động sản, các tài sản khác, do đó nhận định trên là sai
14 Mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản
Nhận định sai
Trong quan hệ tư pháp quốc tế, theo nguyên tắc Luật nơi có tài sản thì tài sản đang hiện diện ở quốc gia nào thì pháp luật của quốc gia đó được áp dụng để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản Theo quy định tại Điều 678 BLDS 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi,
Trang 7chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.,
Như vậy, có thể thấy tồn tại trường hợp quan hệ phát sinh có liên quan đến tài sản nhưng lại không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản, đó là khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 Đây là một trường hợp ngoại lệ trong quan hệ quyền sở hữu tài sản trong TPQT, đối với tài sản thuộc nhóm động sản đang trên đường vận chuyển thì quyền sở hữu cũng như các quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật quốc gia nơi đến của tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác Vậy nhận định trên là sai
17 Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật ?
Nhận định sai.
Vì phạm vi của QPXĐ chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ mà quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh Còn phần hệ thuộc của QPXĐ là quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật, tức là xác định
hệ thống pháp luật của quốc gia nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ được nêu trong phần phạm vi
18 Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật
Nhận định sai
Vì không phải quốc gia nào cũng đều là thành viên của điều ước quốc tế nên nếu quy phạm thực
chất tồn tại trong điều ước quốc tế nhưng việc xảy ra xung đột với những quốc gia không cùng là thành viên của điều ước quốc tế thì vẫn tồn tại hiện tượng xung đột pháp luật
19 Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.
Nhận định sai.
Vì TPQT điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Hệ thuộc luật của TPQT là các
nguyên tắc xác định luật áp dụng trong các quy phạm xung đột Mỗi hệ thuộc luật có những đặc điểm, tính chất pháp lý riêng biệt điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau Mỗi hệ thuộc lại có một phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau
20 Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng
Nhận định sai
Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng, pháp luật đó phải đáp ứng được
những điều kiện chọn luật thì mới được áp dụng, bên cạnh đó, có những trường hợp các bên trong hợp đồng phải thực hiện theo luật định, không được phép thỏa thuận
Ví dụ trong Điều 683 BLDS 2015, các trường hợp các bên trong hợp đồng không được thỏa thuận là tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 lần lượt là: hợp đồng có đối tượng là bất động sản, hợp đồng lao
Trang 8động, tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng Việt Nam, hợp đồng không bị ảnh hưởng về quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba (khi họ chưa đồng ý)
Do đó, có thể thấy không phải mọi trường hợp các bên trong hợp đồng đều được phép thỏa thuận chọn luật áp dụng, do đó nhận định trên là sai
5 ĐIỀU KIỆN CHỌN LUẬT:
- BÌNH ĐẲNG TỰ DO Ý CHÍ GIỮA CÁC BÊN
- K2 ĐIỀU 664: VN LÀ THÀNH VIÊN HOẶC PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHO PHÉP
- Đ 666, 670: HẬU QUẢ KHÔNG TRÁI VỚI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- LUẬT DO CÁC BÊN LỰA CHỌN PHẢI LÀ QUY ĐỊNH THỰC CHẤT (ĐẢM BẢO Ý CHÍ CỦA CÁC BÊN, CHỌN HỆ THUỘC NÀO THÌ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐÓ PHẢI ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRỰC TIẾP)
- VIỆC LỰA CHỌN KHÔNG NHẦM LẪN TRÁNH PHÁP LUẬT
22 Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch.
Nhận định sai
CSPL: Điều 31, 39 BLDS 2015
Theo Điều 31, quyền của cá nhân đối với quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch Theo Điều 39, quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch vào thời điểm kết hôn hoặc vào thời điểm sinh con
25 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh Nhận định sai
Vì xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhaucHng có thể được áp dụng để điều chỉnh cho một quan hệ của Tư pháp quốc tế Vấn đề cơ bản đặt ra là phải tìm ra một nguyên tắc chung để chọn luật thích hợp nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế đó.Có hai phương pháp được sử dụng để giải quyết xung đột pháp luật đó là xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất và phương phápxây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật xung đột Do đó, khi nào xung đột pháp luật phát sinh thì mới áp dụng phương pháp giải quyết cho phù hợp
27 Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài.
Nhận định sai
CSPL: Điều 664 BLDS 2015
Toà án VN chỉ áp dụng PL nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp
Trang 9+) Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong ĐƯQT
+) Theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia
+) Theo sự lựa chọn của các bên
Một trong các đương sự là người nước ngoài thì chỉ là dấu hiệu để xác định yếu tố nước ngoài, còn việc áp dụng PLNN phải dựa vào các trường hợp quy định tại Điều 664 BLDS
28 Tòa án luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng.
Nhận định sai
Về nguyên tắc, nội dung pháp luật nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền áp dụng khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
I) được quy phạm trong xung đột trong ĐƯQT mà quốc gia mình là thành viên
II) được quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia mình dẫn chiếu đến
III) thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Như vậy cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia không nhất định phải luôn là Tòa án, do đó nhận định trên là sai
32 Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự.
Nhận định sai
Vì trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể xác định được nội dung luật nước ngoài thì tòa án phải áp dụng nguyên tắc xét xử luật tòa án để giải quyết vụ kiện Đây là cách duy nhất và cuối cùng để đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự quốc tế
33 Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ giải thích pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam?
Nhận định sai.
Vì đến thời điểm hiện tại, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, UBTVQH chỉ có thẩm quyền giải thích QPXĐ chứa đựng trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh, những QPXĐ chứa đựng trong các văn bản pháp luật còn lại vẫn chưa có một quy định chính thức trong hệ thống pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giải thích Đây cũng là một trong những vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết trong quá trình hoàn thiện hệ thống QPXĐ bao gồm cả cơ chế áp dụng QPXĐ vào thực tiễn trong giai đoạn sắp tới
B-TỰ LUẬN
1 Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của TPQT” Anh/Chị hãy chứng minh nhận định này là đúng.
Đây là nhận định đúng, vì xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể được áp dụng để giải quyết đối với một quan hệ pháp luật mang bản chất dân sự có YTNN Ví dụ như xung đột trong việc xác định địa vị của các đương sự trong quan hệ dân sự quốc tế, nội dung và hình thức của hợp đồng, thời hạn đi kiện, thẩm quyền của Tòa án…trong lĩnh vực thương mại quốc tế, xung đột này là do các hệ thống pháp luật khi quy định cách giải quyết một quan hệ nào
Trang 10đó đều thể hiện ý chí quyền lực nhà nước và chủ quyền của quốc gia đó Khi một quan hệ mang tính chất dân sự có YTNN tham gia thì có ít nhất là từ hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp đó, mà pháp luật các nước khác nhau thì luôn khác nhau về bản nhất nhưng sự khác nhau đó lại được áp dụng để giải quyết cho một quan hệ cụ thể Do
đó, TPQT thường xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật
XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG QUAN HỆ DS CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
3 Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hiệu quả.
- Ưu điểm của phương pháp xung đột là giải quyết vấn đề linh hoạt, mềm dẻo, các quy phạm xung đột dễ sử dụng và lượng quy phạm xung đột nhiều
- Hiện nay trên thực tế chưa có nhiều vi phạm thực chất thống nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật
- Các quy phạm thực chất thống nhất trong một số điều ước quốc tế cũng chỉ giới hạn giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực mà điều ước quốc tế đó điều chỉnh và thậm chí trong một điều ước cũng không thể giải quyết hết được tất cả các vấn đề phát sinh
2 PHƯƠNG PHÁP: XUNG ĐỘT VÀ THỰC CHẤT – ĐỀU GIẢI QUYẾT TRỰC TIẾP
- VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY PHẠM THƯC CHẤT KHÓ KHĂN HƠN CÁC QUY PHẠM XUNG ĐỘT
6 Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong TPQT ?
Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của TPQT là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tức là có sự
tham gia của ít nhất hai quốc gia có chủ quyền Dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, hệ thống pháp luật của các quốc gia có sự bình đẳng với nhau Đồng thời xuất phát từ nghĩa vụ pháp lý của quốc gia trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức nước mình cũng như chủ quyền quốc gia, các quốc gia đều cố gắng áp dụng pháp luật của chính nước mình trong các mối quan hệ có sự tham gia của công dân, tổ chức của chính quốc gia đó Chính vì sự giao thoa của các hệ thống pháp luật, dẫn đến tình trạng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Đó là lý do làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
LÀ CÓ XUẤT PHÁT CỦA ĐỐI TƯỞNG DIỀU CHỈNH
9 Tại sao xung đột pháp luật chỉ xuất hiện khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh ?
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau về nội dung cụ thể cùng có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dẫn đến khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật do nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và sự thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài