1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhóm 3 triết học mác lênin về vấn đề dân tộc

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Dễ thấy có nhiều cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc khi chưa thành công trong việc hoạch định và thực t hi chiến lược, chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

-TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ LIÊN HỆ VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN QUỲNH ANHNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

- Tỉ lệ % = 100% : Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

Nhận xét của giáo viên:

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Nội dung các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc 3 1.1 Quan điểm của triết học học Má c- Lênin về cộng đồng người trước khi hì nh

1.2 Quan điểm của triết học Mác- Lênin về dân tộc 6

1.2.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 7 1.2.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin 8

1.3.2 Quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại 12 CHƯƠNG 2: Vận dụng vấn đề dân tộc ở Việt Nam 15 2.1 Thực trạng vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay 15

2.1.2 Giải pháp của sinh viên trong giải quyết các vấn đề dân tộc 16 2.1.3 Đời sống sinh hoạt và đị a bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số 17 2.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng 19 2.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết vấn đề

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Có t hể nói vấn đề dân tộc luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia cả trong lịch sử và trong thế giới hi ện đại Vấn đề dân tộc mang trong mình tính đặc thù quan trông, liên quan đến quốc gia - quốc tế, có tính thời sự cấp bách và rất nhạy cảm.

Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang được quan tâm hàng đầu Dễ thấy có nhiều cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc khi chưa thành công trong việc hoạch định và thực t hi chiến lược, chính sách đối với các dân tộc thiểu số Như vậy, vì chưa giải quyết đúng đắn và triệt để các vấn đề liên quan đến dân tộc nên t ừ đó mà nó ảnh hưởng đến sự ổn định, t ồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị của cả quốc gia.

Nhìn nhận lại quá trình lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện các loại hình cộng đồng dân cư từ thấp đến cao Và trong quá trình đó, bậc cao nhất được hình thành là “Dân tộc” Trên thế giới, hiện nay có khoảng 2000 dân tộc khác nhau đang cùng sinh sống và tồn tại Riêng Việt Nam ta cũng là một quốc gia đa dân tộc (gồm 54 dân tộc) Lẽ đó mà việc nghiên cứ u về vấn đề dân tộc trong xã hội là một điều vô cùng cần thiết.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu vấn đề dân tộc một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học, lý luận sắc bén và đầy đủ nhất để nhằm làm rõ vấn đề dân tộc Nhờ đó mà học sinh, sinh viên có thể tiếp cận lý luận xã hội một cách chính xác nhất.

Trên đó là tất cả lí do cho t hấy t ầm quan trọng của “Vấn đề dân tộc” Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Lý luận của triết học Mác - Lênin về vấn đề dân tộc” để làm đề tài nghiên cứu.

Trang 5

Kết cấu tiểu luận

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 2 chương

Chương 1: Nội dung các quan điểm của chủ nghĩa Mác- L ênin về dân t ộc Chương 2: Vận dung vấn đề dân tộc ở Việt Nam.

Trang 6

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN TỘC

Con người có bản chất xã hội, do vậy bao giờ cũng chỉ tồn tại và phát triển trong những hình thức cộng đồng người nhất định Hình thức cộng đồng người là cách thức tổ chức xã hội của con người trong những thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, là lịch sử phát t riển của các hình thức cộng đồng người từ thấp đến cao: thị t ộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc Trong các hình thức đó thì dân tộc là hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ biến nhất của xã hội loài người hiện nay.

1.1.1 Thị tộc

Ngay từ khi mới thoát khỏi giới động vật, con người đã sống thành tập đoàn, đó là những “bầy người nguyên thuỷ” Khi tiến đến một trình độ cao hơn, những “bầy người” đó phát triển thành thị tộc.

Ph.Ăngghen chỉ rõ: “thị tộc (trong chừng mực nhữ ng t ài liệu hiện có cho phép chúng ta phán đoán) là m ột thiết chế chung cho t ất cả các dân dã man, cho tận đến khi họ bư ớc vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa” Thị tộc vừa l à thiết chế xã hội đầu tiên, vừa là hình thức cộng đồng người sớm nhất của loài người.Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình t hứ c tồn tại cơ bản của xã hội nguyên thủy.

Thị tộc có những đặc điểm cơ bản là:

Trang 7

Các thành viên trong thị tộc đều tiến hành lao động chung, vai trò của các thành viên phụ thuộc vào vị trí của họ trong nền sản xuất nguyên thuỷ.

Các thành viên của thị tộc có cùng một t ổ tiên và nói chung một thứ tiếng; có những thói quen và tín ngưỡng chung; có một số yếu tố chung của nền văn hoá nguyên thuỷ và mỗi thị tộc có một tên gọi riêng

Về tổ chức xã hội, thị tộc bầu ra tù trưởng, tộc trưởng, lãnh tụ quân sự để điều hành công việc chung của thị tộc Quyền lực của tù trưởng, tộc tr ư ởng, lãnh tụ quân sự được thực hiện dựa trên cơ sở của uy tín, đạo đức cá nhân của họ Tù trưởng, tộc trưởng, lãnh tụ quân sự là do các thành viên của thị tộc bầu ra và họ có thể bị bãi miễn nếu không thực hiện được vai trò của mình.

Mọi thành viên trong thị tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Vd: Người Navajo và Tlingit của Bắc Mỹ, cộng đồng người Chăm và 1 số dân tộc vùng cao thuộc người Tây Bắc, Tây Nguyên,

1.1.2 Bộ lạc

Bộ lạc là cộng đồng bao gồm những thị tộc có quan hệ cùng huyết thống hoặc các thị tộc có quan hệ hôn nhân liên kết với nhau Bộ lạc là hình thức cộng đồng người phát triển từ thị tộc và do sự liên kết của nhiều thị tộc có cùng huyết thống tạo thành Ph Ăngghen viết: “một thị tộc đã được coi là một đơn vị cơ sở của xã hội, thì toàn bộ chế độ thị tộc, bào tộc và bộ lạc đều phát triển t ừ cái đơn vị ấy với một sự tất yếu hầu như không thể ngăn cản nổi- bởi vì đó là điều hoàn toàn tự nhiên”.

Bộ lạc có những đặc điểm cơ bản sau,

Cơ sở kinh tế của bộ lạc là chế độ công hữu về đất đai và công cụ sản xuất

Trang 8

Các thành viên trong bộ lạc đều tiến hành lao động chung, quan hệ giữa các thành viên trong lĩnh vực sản xuất vật chất là bình đẳng

Cũng như thị tộc, mỗi bộ lạc có tên gọi riêng; các thành viên nói chung một thứ tiếng; có những tập quan và tín ngưỡng chung Song lãnh thổ của bộ lạc có sự ổn định hơn so với thị tộc

Về tổ chức xã hội, đứng đầu bộ lạc là m ột hội đồng gồm những tù trưởng của các thị tộc tham gia bộ lạc và có một vị thủ lĩnh t ối cao Mọi vấn đề quan trọng trong bộ lạc đều được bàn bạc và thông qua trong hội đồng này.

Trong quá trình phát triển của nó, một bộ lạc có thể đư ợc tách ra thành các bộ lạc khác nhau, hoặc là có sự hợp nhất giữa nhiều bộ lạc thành liên minh các bộ lạc.

Vd: Bộ lạc Awá1, 1.1.3 Bộ tộc

Bộ t ộc là hình thứ c cộng đồng người hình thành khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp Các bộ tộc được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc sống trên một lãnh thổ nhất định Nếu như thị tộc và bộ lạc chỉ bao gồm hầu hết l à những người có cùng huyết thống thì bộ tộc là sự liên kết của nhiều bộ lạc không cùng huyết thống Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Do việc mua bán ruộng đất, do sự phát triển hơn nữa của phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thương nghiệp và hàng hải, và những thành vi ên của các thị tộc, bào tộc và bộ lạc chẳng bao lâu đã phải sống lẫn lộn với nhau; và l ãnh thổ của bào tộc và bộ lạc đã phải thu nhận những người tuy cũng là đồng bào, nhưng lại không thuộc các tập đoàn ấy, tức là những người lạ xét về nơi ở”.

1 Một bộ tộc người da đỏ bản địa sinh sống tại lưu vực sông Amazon của Brasil Đây là một trongnhững bộ tộc du mục cuối cùng ở Amazon đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệ t chủng cho nạn khai thác rừng, đốn gỗ và di dân chiếm đất bất hợp pháp.

Trang 9

Bộ tộc hình thành cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ, hoặc trong những xã hội bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, thì bộ tộc hình thành cùng với chế độ phong kiến Sự hình thành và phát triển của bộ tộc phức tạp hơn thị tộc và bộ lạc.

Ở những nước khác nhau, những thời đại khác nhau, bộ tộc có những nét đặc thù riêng Với tí nh cách là một hình thức cộng đồng người trong lịch sử, bộ tộc có những đặc trưng chủ yếu sau:

Mỗi bộ t ộc có tên gọi riêng; có lãnh t hổ riêng mang tính ổn định; có m ột ngôn ngữ thống nhất Nhưng vì mối liên hệ cộng đồng chưa phát triển nên ti ếng nói chung đó còn chưa thực sự vững chắc Bên cạnh tiếng nói chung, thổ ngữ của các bộ lạc vẫn được sử dụng rộng rãi Trong bộ tộc đã xuất hiện những yếu tố chung về tâm lý, văn hoá

Về tổ chức xã hội, việc điều hành công việc xã hội thuộc về nhà nước Nhà nước là công cụ do giai cấp thống trị tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho giai cấp đó.

vd: bộ tộc Pirahã của Brazil, bộ tộc Massai Mara ở Kenya Châu Phi,

Với sự ra đời của bộ tộc, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có một hình thức công đồng người được hình thành không theo huyết thống mà dựa trên mối liên hệ về kinh tế, về lãnh thổ và văn hóa mặc dù mối liên hệ đó chưa thực sự phát triển 1.2 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ DÂN TỘC 1.2.1 Khái niệm dân t ộc

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin dân tộc là sản phẩm của quá trình phát tri ển lâu dài của lịch sử.

Và từ quan điểm của các nhà kinh điển thì ta có thể khái quát: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh

Trang 10

thổ, một ngôn ngữ, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách bền vững, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.

Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay Khái niệm dân tộc được sử dụng theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng dùng để chỉ quốc gia - các quốc gia (như Việt Nam, Campuchia, Anh, Pháp, Mỹ, Nga ) Theo nghĩa hẹp dùng để chỉ cộng đồng tộc người - các dân tộc đa số và thiểu số trong m ột quốc gia (dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Mường, Vân Kiều, Ê đê, Chăm, ).

Đặc trưng của dân tộc:

- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất - Dân tộc là một cộng đồng người thống nhất về ngôn ngữ.

- Dân tộc là một cộng đồng người thống nhất về kinh tế.

- Dân tộc là một cộng đồng người bền vững về văn hóa, tâm lí và tính cách - Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất 1.2.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc

Xu hướng thứ nhất, do sự t hứ c tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân cư độc lập Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Vd: Trong lịch sử khi bị các nước khác xâm lược thì dân tộc ta đã trưởng thành, có ý thức về vấn đề độc lập, toàn vẹn lãnh thổ mà đã đứng lên đấu tranh gìn gi ữ hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.

Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất,

Trang 18

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

2.1 Thức trạng vấn đề và quan hệ của các dân tộc ở Việt Nam hi ện nay 2.1.1 Thực trạng và một số vấn đề

- Việt Nam là một quốc gia đa dạng dân tộc (gồm có 54 dân tộc) Sự đối diện

giữa đời sống vật chất và các giá trị Xã hội, tâm linh ngày càng trở nên phức tạp khó kiểm soát , đan xen và xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội hiện nay Toàn cầu hóa dẫn đến sự xâm nhập, du nhập các dòng tư tưởng tôn gi áo, đạo phật tr ên toàn thế giới dù rằng mức độ có khác nhau, nhưng rõ ràng yếu tố này đang chi phối đời sống các cá nhân và cộng đồng mạnh m ẽ dễ dẫn đến sự chệch dòng nếu không có sự định hướng, kiểm soát phù hợp dẫn đến công quản lý của cán bộ công nhân viên công chức nhà nước còn gặp nhiều hạn chế và cụ thể là một số vấn đề như sau:

+ Vấn đề bản sắc và đồng hóa tự nhiên hoặc có chủ định cũng là vấn đề lớn và quan trọng: Bản sắc khẳng đị nh giá trị và sự tồn tại của một quốc gia dân tộc nhưng cũng không thể giữ bản sắc t heo nghĩa tuyệt đối, khép kín mà phải có yếu tố hội nhập và hòa trộn Nhưng nếu không có sự độc lập, tự chủ thì sẽ dẫn đến sự đồng hóa, cả theo quan điểm nhân chủng học, cả về văn hóa, theo con đường thôn t í nh tự nhiên hoặc đôi khi cả sự tự nguyện.

+ Vấn đề phát triển và phát triển bền vững là những yêu cầu cấp thiết và cần thiết mà mỗi quốc gia dân tộc phải lựa chọn con đường đi, sách lược phù hợp nhằm xử lý hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

+ Vấn đề dân chủ, công bằng và phân tầng trong đời sống : Những tác động tiêu cực và âm mư u của các thế lực thù địch lợi dụng và thôn tính đối với vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay.

Trang 19

16 + Vấn đề dân tộc, đạo phật và tín ngưỡng Về vấn đề dân tộc ở Việt Nam:

Một là, các dân tộc thiểu số là một bộ phận của quốc gia có đời sống còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung hạn chế về vật chất nhà cửa đường xá giao thông điện đài ở một số vùng cao khó khăn

Hai là, mă t bằng học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số không đồng đều, nhận thức còn những hạn chế về học vấn, tư duy, và các vấn đề xã hội khác

Ba l à, trình độ quản lý nhà nước của các cán bộ công nhân viên nhà nước về công tác dân tộc của hệ thống chính t rị bên cạnh thành tựu vẫn còn hạn chế tiềm ẩn, chưa sâu sát, chưa bền vững và chưa thực sự quan tâm đến khó khăn và thiếu thốn của người dân tộc đồng bào đồng bào dân t ộc thiểu số, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như nhận thức, cán bộ, cơ chế quản lý, chính sách, xuất phát điểm của các dân tộc tr ong phát t riển và hội nhập

- Những vấn đề trên là một số vấn đề lớn và cũng l à những vấn đề được đặt

lên hàng đầu ở nước ta, mặc dù Việt Nam tuyên bố về tuyên bố về quyền của con người địa phương bản địa, chính phủ không đồng nhất từ ngữ về khái niệm người dân tộc thiểu số với người địa phương bản địa thay vào đó, nhà nước ta có thể thay bằng từ ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong đa dạng” của nhà nước tránh sự bất đồng giữa các dân tộc về mối quan hệ.

2.1.2 Giải pháp của sinh viên trong giải quyết các vấn đề dân tộc

Là một người sinh viên đang sinh sống trên đất nước Việt Nam thân yêu, chúng ta cần có trách nhiệm với dân tộc, truyền thống, văn hóa qua một số những cách như:

Trang 20

- Luôn học tập, không ngừng rèn luyện theo tư tưởng của Đảng và Nhà nư ớc

về vấn đề dân tộc tôn giáo tín ngưỡng.

- Không dược có những hành vi phân biệt đối xử với những học sinh, sinh

viên là dân tộc nhằm không tạo khoảng cách với mọi người.

- Chủ động tham gia những hoạt động của nhà trường và của lớp về chủ đề

dân tộc, tôn giáo.

- Xây dựng ý kiến góp ý và để phát triển các hoạt động của trường, lớp về chủ

đề dân tộc, tôn giáo.

- Chủ động giao lưu hợp tác, tìm hiểu về những dân tộc, tôn giáo khác nhau.- Học sinh hay sinh viên nhất là những bạn thuộc dân tộc thiểu số thì cần chăm

chỉ học tập, rèn luyện hơn nữa để trở thành những thành viên gương m ẫu, cốt cán trong lớp để mọi người học tập và noi theo.

- Gìn giữ và phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2.1.3 Đời sống sinh hoạt và đị a bàn sinh sống của của các dân tộc thiểu số

- Đời sống sinh hoạt

Tuy các dân tộc ti ểu số có sự khác biệt với nhau về phong tục tập quán và rừng vẫn đóng vai trò quan trọng với phần lớn số đông các dân tộc t hi ểu số Người Mông, Thái, Dao đỏ, Vân Kiều, Ja Rai, Ê Đê và Ba Na sinh sống t rên nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn nương tựa vào rừng cộng đồng Họ có những khu rừng thiêng phục vụ mục đích về tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng cũng như người Kinh có đền thờ và nhà thờ dòng họ là khá phổ biến Luật tục cũng quy định những khu rừng đầu nguồn, rừng nguồn nước nơi người dân thờ Thần Nước được người dân tộc thiểu số coi trọng Ngoài ra còn có các khu rừng khai thác sản phẩm chung của cả bản và làng, ví dụ như dược liệu, củi, và vật liệu để làm đồ thủ công làm từ gỗ và bên cạnh đó còn có rất nhiều bài thuốc dân gian được người dân tộc thiểu số l àm và sử dụng Hình thức quản lý rừng t ruyền thống t heo cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w