báo cáo kết thúc môn thực tế chính trị xã hội

24 0 0
báo cáo kết thúc môn thực tế chính trị xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Lời nói đầuNgày 11/1/2023, Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hai chuyến tham quan thực tế tới trụ sở Báo Quân đội Nhân dân và Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 2

Mục lục

I Lời nói đầu 1

II Tổng quan về Hà Nội 2

a Địa lý, khí hậu 2

b Tổ chức hành chính 2

c Kinh tế 3

d Dân cư 3

III Báo chí – truyền thông tại Hà Nội 4

IV Cơ sở trải nghiệm thực tế 4

1 Báo Quân đội nhân dân 4

2 Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel 8

Trang 3

I.Lời nói đầu

Ngày 11/1/2023, Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hai chuyến tham quan thực tế tới trụ sở Báo Quân đội Nhân dân và Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel tại Hà Nội Buổi tham quan với sự tham gia của các sinh viên lớp Truyền thông đa phương tiện K41 và K41, Quản lý kinh tế K40, Kinh tế chính trị K39.

Đoàn được sự hướng dẫn và chỉ đạo nhiệt tình từ các thầy cô: Trưởng đoàn: TS Nguyễn Thị Hằng Thu

Phó trưởng đoàn – Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Quang Huy Thành viên: Th.S Trần Minh Tuấn

Các thầy cô thuộc Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia trải nghiệm trực tiếp với môi trường làm báo và truyền thông chuyên nghiệp, cũng như lắng nghe những chia sẻ chân thật nhất dưới góc nhìn của bản thân các anh chị/ cô chú đang công tác tại Báo Quân đội và Tập đoàn Viettel, chúng em đã có những trải nghiệm và kiến thức thực tế để bổ sung và phát triển kĩ năng để có thể trở thành một thành viên trong ngành báo chí – truyền thông.

Trang 4

II.Tổng quan về Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại

đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam a Địa lý, khí hậu

Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².

Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội, và có thể chia ra làm hai vùng.

b Tổ chức hành chính

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên

2

Trang 5

90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

c Kinh tế

Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1 tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quỷ IV tăng 3,77%), đạt mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019 Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1 1,35%) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 3,9% so với thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 18,9 nghìn tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán và bằng 99,8% so với thực hiện năm 2019; thu từ dầu thô 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%; thu nội địa (không kể đầu thô) 259,5 nghìn tỷ, đạt 100,5% và tăng 4,7%.

d Dân cư

Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đông dân thứ hai Việt Nam với 8,05 triệu dân cư (2019), trong đó 49,2% dân cư là người thành thị Cũng theo số liệu năm 2019, mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², cao thứ hai trong tất cả các tỉnh, nhưng phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn còn lớn với

Trang 6

xu hướng tiếp tục gia tăng Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới hơn 42.000 người/km² (2018), trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức mật độ dưới 1.000 người/km².

III.Báo chí – truyền thông tại Hà Nội

Hiện nay, Hà Nội có gần 100 cơ quan báo chí lớn nhỏ Một số cơ quan nổi bật có thể kể đến như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Lao động, Báo Quân đội nhân dân, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều công ty truyền thông danh tiếng với quy mô lớn và lâu đời, nổi bật có Công ty CP VCCorp, Công ty cổ phần thương hiệu Việt Nam Brandcom,

Các cơ quan, trụ sở báo chí truyền thông hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ, tạo nên bức tranh tổng thể vô cùng sinh động, phong phú Năm 2022, công tác thông tin trên báo chí thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt được hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội Báo chí đã và đang tích cực khai thác tiềm năng của báo chí – truyền thông và góp phần vào sự phát triển của văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung.

IV.Cơ sở trải nghiệm thực tế

1 Báo Quân đội nhân dân

Báo Quân đội nhân dân là cơ quan báo chí trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

4

Trang 7

Báo ra số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 tại bản Khau Diều - Định Biên Thượng - Định Hóa - Thái Nguyên.

Logo Báo Quân đội nhân dân

Ngày 15-2-1947 Quân ủy Trung ương đã triệu tập Hội nghị Chính trị viên toàn quân lần thứ nhất Dự Hội nghị, ngoài cán bộ Quân ủy Trung ương, còn có các Chính trị viên Khu và Chính trị viên Trung đoàn Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, và Văn Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng, chủ trì Hội nghị Hội nghị quyết định cho ra báo Vệ quốc quân.

Tiền thân của Báo Quân đội nhân dân là Vệ Quốc Quân và Quân du kích được hợp thành vào tháng 7 năm 1950 Những ngày mới thành lập, báo chủ yếu sử dụng bài của đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên ở các đơn vị.

Sự phát triển của Báo Quân đội nhân dân gắn liền với lịch sử và sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam Báo Quân đội nhân dân bắt đầu trong thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, Báo Quân đội nhân dân tuy không thể phát hành vào miền Nam, song nhờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, qua mục giới thiệu báo và đọc báo, nội dung chủ yếu của báo vẫn đến được trên các chiến trường.

Trang 8

Báo quân đội nhân nhân tuyên truyền 2 nhiệm vụ chiến lược: Tuyên truyền về chính trị và Tuyên truyền về quân sự quốc phòng

Sản xuất 3 ấn phẩm chính:

∙ Báo quân đội nhân dân hàng ngày ∙ Báo quân đội nhân dân cuối tuần ∙ Nguyệt san sự kiện và nhân chứng

Báo điện tử gồm 5 ngôn ngữ: Anh, Tiếng, Khơ me, Lào, Việt Là cơ quan ngôn luận của quân ủy trung ương bộ quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân

Đến 2025, báo quân đội nhân dân được Chính phủ xác định là một trong 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện trên toàn quốc

∙ Phóng sự ảnh ∙ Longform ∙ Infographic ∙ Podcast

Mở đầu buổi sáng tại Báo quân đội Nhân dân, sinh viên chúng em tham gia vào buổi giao lưu trong hội trường của cơ quan Đại tá Lê Ngọc Long Phó Tổng

Biên tập, Chủ tịch LCH Nhà báo Quân đội Nhân dân là người đồng hành với các bạn sinh viên xuyên suốt buổi giao lưu Bác chia sẻ rất nhiều về lịch sử hình thành và phát triển của Báo quân đội Nhân dân, nhiệm vụ và chức năng của Báo và những thông tin bổ ích về đạo đức của người cầm bút

Ngay sau đó, Đại tá Lê Ngọc Long giới thiệu về phòng truyền thống, từ những nhà báo tiêu biểu từ ngày đầu thành lập Báo cho tới thời điểm hiện

6

Trang 9

tại, những vật dụng như máy đánh chữ và thành tích Báo quân đội Nhân dân đã đạt được sau hơn 72 năm hoạt động.

Cuối cùng, chúng em được tham quan phòng phòng làm việc của các nhà báo, nơi những thông tin được chuẩn bị, phân tích, chọn lọc kỹ lưỡng trước khi thành bài báo được ấn phẩm Tại đây sinh viên chúng em được giới thiệu tường tận, chi tiết về quá trình để một ấn phẩm được ra đời, về cuộc sống văn phòng của những nhà báo tại cơ quan

Trang 10

2 Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường dược biết đến

dưới tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel, là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989.

Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND) Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

2.1Lịch sử hình thành

8

Trang 11

1989 – 1999: Công ty xây dựng công trình cột cao 2000 – 2009: Sự bùng nổ trên thị trường dịch vụ viễn thông 2010 – 2018: Tập đoàn công nghệ toàn cầu

2018 – nay: Nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số 2.2Thành tích nổi bật

Tại Việt Nam

Thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam (2019)

Nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G

Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất tại Lào và Campuchia (2014) Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam (2013)

Mạng phủ sóng lớn nhất Việt Nam (2008) Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2009) Số 4/10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam (2009) Mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam (2009) Công ty di động lớn nhất Việt Nam (2008)

Trong khu vực

Nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á Top 10 nhà mạng giá trị nhất Châu Á

Trang 12

Nhà mạng duy nhất tại Peru cung cấp dịch vụ trên duy nhất nền tảng 3G (2014)

Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất trong khu vực và số 1 tại Lào cho Unitel (2016)

Mạng di động giữ thị phần số 1 trên thị trường viễn thông tại Campuchia (2011-nay)

Trên thế giới

Top 30 nhà mạng giá trị nhất thế giới

1 trong 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công NB-IoT (2019)

Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới (Brand Finance, 2019) Top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Brand Finance, 2018)

Thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam (Brand Finance, 2018) Top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới về người dùng (2016) Top 10 nhà khai thác có lượng thuê bao phát triển mới nhiều nhất trên

Top 100 các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa trên số lượng thuê bao di động (Wire Intelligence, 2007)

Số 1 trong top 20 công ty phát triển nhanh nhất (2007)

10

Trang 13

2.3 Phạm vi hoạt động trên thế giới

Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) xử lý tất cả các khoản đầu tư ra nước ngoài ở các quốc gia Hiện nay, Viettel đã phát triển thành công dịch vụ viễn thông tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi Lần đầu tiên Viettel thu được lợi nhuận từ các hoạt động nước ngoài là vào năm 2012, chủ yếu dựa trên lợi nhuận thu được từ Lào và Campuchia Vào năm 2014, Viettel ghi nhận doanh thu từ các hoạt động nước ngoài lên tới 1,2 tỷ USD

Viettel trở thành công ty Việt Nam đầu tiên

cung cấp dịch vụ viễn thông chính thức cho đội tuyển bóng đá quốc gia Peru tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, là công ty Việt Nam đầu tiên đạt được thành tích này

2.4Tham quan thực tế

Trụ sở Tập đoàn Viettel

Trang 14

Đây là tòa nhà đầu tiên tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội Xây dựng xanh Hoa Kỳ Trụ sở Tập toàn Viettel mới được Thiết kế bởi Công ty tư vấn thiết kế Gensler của Mỹ Đây là một đơn vị tư vấn thiết kế số 1 thế giới theo đánh giá của tổ chức uy tín World Architect Tòa nhà lấy cảm hứng từ logo của Viettel – đại diện cho thương hiệu, triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi của Tập đoàn.

Công ty có phòng tập Gym miễn phí dành cho tất cả nhân viên, đây là nơi nhân viên Viettel có thể tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe sau giờ làm việc Phòng tập GYM trang bị đầy đủ máy tập, với không gian rộng rãi, sáng sủa.

12

Trang 15

Trải nghiệm một số công nghệ cảm ứng vuốt chạm tại Trụ sở

Là một công ty viễn thông công nghệ, bảo tàng số của Viettel khiến sinh viên chúng em rất bất ngờ với những công nghệ hiện đại được áp dụng trong việc trưng bày sản phẩm và tạo ra sự trải nghiệm tương tác với người tham quan Tại đây, chúng em được tìm hiểu về lịch sự hình thành và phát

Trang 16

triển Viettel, những vật dụng thời kỳ đầu Viettel sản xuất, những sản phẩm tiêu biểu của Viettel, thành tích của Viettel,

Chương trình giao lưu có lẽ là điểm nhấn của toàn bộ chuyến tham quan đến Viettel Tại đây, chúng em được tìm hiểu Viettel một cách tổng quan nhất, với sự tham gia của chị Nguyễn Hà Thành - giám đốc truyền thông Viettel và chị Hà Thu Hương - trưởng phòng quản trị thương hiệu tập đoàn Viettel Chương trình giao lưu gồm sinh viên của Viện báo chí

Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo

ChịNguyễnHà

14

Trang 17

Thành - giám đốc truyền thông Viettel phát biểu mở đầu buổigiao lưu

Năm 2021, Viettel công bố tái định vị thương hiệu với LOGO và SLOGAN mới Chị Hà Thu Hương lý giải lý do Viettel dám thay đổi hình ảnh đã quá đỗi thân quen với triệu triệu người dân Việt Nam để chuyển sang hình ảnh hoàn toàn mới mẻ

Chương trình giao lưu kết thúc lúc 17h30, kết thúc lại toàn bộ chuyện tham quan tại Viettel, và chương trình thực tế chính trị của toàn đoàn Đoàn học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhưng món quà tặng

Viettel như lời cảm ơn sâu sắc, chân tình cho buổi “tiếp đãi” đoàn trường trong buổi hôm đó

V.Bài học kinh nghiệm

Học phải đi đôi với hành Học mà không hành thì việc học trở nên công cốc Thực hành là cách tốt nhất để vận dụng được những kiến thức mình có vào thực tiễn, là cách làm cho việc học tập trở nên có ích Thêm nữa, đi một ngày đàng học một sàng khôn Nghe kể lại trăm ngàn lần không bằng tự mình tai nghe, mắt thấy Kiến thức được truyền đạt lại dù có hay bao nhiêu cũng là kiến thức của người ta, kiến thức dù thiếu sót nhưng do chính mình chắt lọc bằng tất cả giác quan của mình dẫu sao cũng đáng quý.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan